Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lich su am nhac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.58 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

LỊCH SỬ ÂM NHẠC


Bernard Deyries



Denys Lemery



<i>*Lịch sử âm nhạc bắt đầu cùng với lịch sử loài người.</i>
Để thích nghi với cuộc sống hoang sơ thời kỳ đồ đá,
con người đã phát minh ra công cụ và vũ khí để trồng
trọt và săn bắn. Những nhạc cụ đầu tiên xuất hiện. Từ
một cành cây hay một khúc xương, người ta làm ra cây
sáo. Sợi dây cung trở thành dây đàn. Một tấm da được
căng ra trở thành cái trống.


Âm nhạc trở thành nhu cầu của cuộc sống hàng ngày.
Con người tìm hiểu những âm thanh của thiên nhiên.
Họ lắng tai nghe rồi bắt chước.


Đó là thời tiền sử của âm nhạc.


*Cách đây 5000 năm ở Ai Cập, những người chăn cừu,
những người chèo thuyền trên sông Nil, những người
nông dân vừa làm việc vừa hát, giống như ngày nay
nhiều dân tộc cũng làm như vậy.


Có những ca khúc lao động, âm nhạc đệm cho những
bài ca tình tứ hay những ca khúc tôn giáo được hát
trong những ngày lễ tôn giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đã phát minh ra. Ở phương Tây một giờ có 60 phút,
một ngày 24 giờ và một tuần 7 ngày.



*Khoảng 4000 năm TCN ở dân tộc Do Thái, vua Davit
chắc chắn là một nhà soạn nhạc và nhà thơ lớn thời bấy
giờ. Ông coi trọng âm nhạc đến mức thành lập một dàn
đồng ca 300 người để ca những bài Thánh vịnh (ca
khúc tôn giáo ca ngợi thần thánh) có đàn hạc, đàn lia,
xanhban và trên 100 kèn trompet đệm theo.


300 năm sau, vương quốc Do Thái ở I-xra-en biến
mất…âm nhạc trở nên kém sang trọng hơn: Sáo,
xanh-ban, trống dùng để đệm cho những lời rao giảng của
các vị tiên tri.


Sau đó ở Hy lạp, trên đỉnh Olemp, thần Zớt, vua của
các thần trị vì đã vô cùng tức giận bởi các vị thần rất vô
kỷ luật. Được nữ thần âm nhạc hỗ trợ, thần A-pô-lông
(vị thần trên xe ngựa) bảo trợ âm nhạc. Thần Pan thổi
một cây kèn nhièu ống do thần tự chế để tưởng nhớ tiên
nữ Syrinx. Cịn thần Mecquya thì chỉ thích khiêu vũ. Vì
thế thần Zớt đã giáng sấm sét để ngừng tiếng nhạc ồn
ào của các thần.


*Thần thoại Hy Lạp mơ tả rất rõ sức mạnh thần kì của
âm nhạc. Miệng hát, tay đệm đàn Lia, chàng Oóc-phê
đã khiến cho ông già Sa-rông gác cổng địa ngục phải
say mê.


Khi người Hy Lạp ra trận, họ mang âm nhạc đi theo,
nhiều khi để che giấu nỗi sợ hãi. Sau này quân đội tất
cả các nước đều bắt chước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Trên sân khấu Hy Lạp, âm nhạc đóng vai trị quan
trọng. Đây khơng cịn là những bài ca lao động hay ca
khúc tôn giáo nữa, mà là sự sáng tạo nghệ thuật nhằm
hướng tới cái ĐẸP.


Người ta thưởng huy chương cho những giọng hát hay
tại các cuộc thi đấu Olympic xứ Đen-phơ.


Thi ca Hy Lạp dựa vào lời ca. Hai bản trường ca lớn
của Hơme I-li-át và Ơ-đi-xê được thể hiện bằng lời hát.
Sức mạnh của âm nhạc mạnh đến mức Uy-li-xơ tránh
được lần suýt đắm tàu khi ông bị tiếng hát của các nàng
tiên cá quyến rũ.


Người Hy Lạp còn sáng chế một nhạc cụ đó là đàn
nước (thuỷ cầm) là một kiểu đàn Oóc-gơ làm việc bằng
nước. Các ống nhỏ có độ dài khác nhau giống như
trong cây khèn của thần Pan.


Để truyền bá am nhạc, người Hy Lạp đã phát minh ra
một phương pháp ghi nốt nhạc của riêng họ.


*200 năm trước ngày Chúa Giê-su ra đời, người La Mã
bắt đầu chinh phục thế giới.


Những người chiến thắng được ban lễ “Vinh dự khải
hồn” rất long trọng ở Rơ-ma, trong đó đồn quân nhạc
diễu hành cùng với binh sĩ trong tiếng tù và và kèn
trompet vang rền.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

*Trong thời kỳ đó ở xứ Gơ-lơ, những người xentơ ca
ngợi chiến công của các chiến binh qua các anh hùng
ca.


Đế quốc La Mã sụp đổ trước địn tiến cơng của các dân
tộc “man rợ” đến từ phương Đông. Chiến tranh và
huyền thoại đồng thời cũng là nguồn gốc của những bài
ca.


Bài hát: “Nibelungen” đối với dân “man rợ” cũng nổi
tếng giống như “I-li-át và Ô-đi-xê” đối với người dân
Hy Lạp vậy.


*Sau thời kỳ rối ren bởi những cuộc xâm lăng kéo dài
300 năm, hồ bình cuối cùng cũng đã trở lại vào năm
800. Nhà thờ Thiến Chúa giáo có thế lực rất lớn, mọi
quyền lực nằm trong tay các vua chúa.


Các ca khúc, Grêgoa được các tu sĩ chép lại vì chỉ có
họ mới biết đọc biết viết, đó chính là lí do tại sao ta biết
đến nhạc tôn giáo nhiều hơn nhạc dân gian thời kỳ này.
Khơng có nhạc cụ trong các ca khúc Grêgoa bởi vì
chúng bị coi là của ma quỷ.


Năm 711, quân A Rập gây chiến tranh để buộc Châu
Âu phải cải đạo theo Hồi giáo. Sác-lơ Martanh đã chặn
chúng lại ở Poachiê năm 732.


Người A Rập xâm chiếm Tây Ban Nha và đảo Xi-xin.
Tại Coocđu (Tây Ban Nha) họ xây dựng 600 ngôi đền


Hồi giáo, những thư viện đồ sộ và lắp đặt cả một hệ
thống chiếu sáng trên đường phố mà London hay Pari
đến tận 700 năm sau vẫn chưa có.


Các nhạc cụ tiến hoá gián tiếp nhờ chiến tranh và
những cuộc viễn du đã khiến cho chúng giao lưu dễ
dàng như: đàn tam, trống, đàn vien trên bánh xe, đàn
co, trống định âm, kèn buyzin…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thuật hát nhiều bè đã mang lại hiệu quả thực sự bất
ngờ.


Bên cạnh những ca khúc tôn giáo rất trang nghiêm, âm
nhạc dânngian cũng phát triển bất chấp sự chống đối
của nhà thờ.


Những cuộc thập tự chinh của thời kỳ Trung cổ đã giúp
những nhạc công mở rộng tầm hiểu biết bên ngoài nhà
thờ. Từ những chuyến viễn du họ mang về những làn
điệu dân ca làm phong phú thêm cho vốn tiết mục của
họ.


Đó là buổi ban đầu của nghề soạn nhạc.


*Những nhà soạn nhạc lớp đầu tiên xuất hiện cùng với
cơng trình xây dựng nhà thờ Đức Bà Pari.


Trong khi trường Đại học Pari dạy thiên văn, địa lý, số
học và âm nhạc thì trường Đức Bà tập trung xung
quanh nhà thờ lớn rất nhiều nhà soạn nhạc như


Lê-ơ-nanh và học trị ơng là Pê-rơ-tanh.


Pari đã trở thành một trung tâm âm nhạc.


Trong khi ấy ở các vùng nông thôn, nông nghiệp phát
triển nhờ có kỹ thuật mới, nạn đói giảm đi nhiều,
thương nghiệp được tổ chức lại, người ta buôn bán các
đồ vật và cả các tác phẩm nghệ thuật và âm nhạc. Đây
là thời đại của các nhà thơ trữ tình phương Nam và
những tốp nghệ sĩ đàn hát rong.


Các nghệ sĩ hát rong xuất thân từ tầng lớp bình dân, các
nhà thơ trữ tình xuất thân từ quý tộc nhưng tất cả họ
đều là nhạc sĩ. Họ hát theo ý thích của các quan khách,
hát về những chiến công và những cuộc viễn chinh chữ
thập, có cả những câu chuyện tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×