Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tài liệu GIÁO ÁN LỚP 5 TUẦN 21 - 22 (Dug)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.12 KB, 47 trang )

Tuần 21 TOÁN
Ngày: Luyện tập về tính diện tích
I) Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ
nhật, hình vuông.
- Giải toán thành thạo và tính đúng kết quả.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Bài dạy:
HĐ 1: Giới thiệu cách tính
- GV HD cho HS như sách giáo khoa.
- Chia hình lớn thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ có thể tính được diện
tích)
- Xác định kích thước các hình mới tạo.
- Tính diện tích từng phần nhỏ → tính diện tích cả mảnh đất.
HĐ 2: thực hành
Bài 1:
- Gv cho HS nêu cách thực hiện.
- HS thực hành cá nhân vào vở.
- GV giúp những HS chưa biết cách làm.
Yêu cầu: chia thành hai hình chữ nhật
3,5m
3,5m 3,5m
6,5m
4,2m
Bài giải
Diện tích của hình chữ nhật thứ nhất là:
6,5 x 4,2 = 27,3(cm
2


)
Chiều dài của hình chữ nhật thứ hai là:
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2(cm)
Diện tích của hình chữ nhật thứ hai là:
11,2 x 3,5 = 39,2(cm
2
)
Diện tích của cả hai hình chữ nhật là:
27,3 + 39,2 = 66,5(cm
2
)
Đáp số: 66,5cm
2
Bài 2:
- GV cho HS thực hiện tương tự bài 1
- Yêu cầu: Giả sử kéo dài hai bên tạo thành hình chữ nhật lớn (hai phần khuyết
hai bên là hai hình chữ nhật bằng nhau).
- Cách tính: Tính DT hình chữ nhật lớn, tính DT hai hình chữ nhật nhỏ hai bên,
sau đó lầy DT hình lớn trừ DT của hai hình nhỏ.
Bài giải
Diện tích hai hình vuông nới ra là:
(50 x 40,5) x 2 = 4050(m
2
)
Chiều dài hình chữ nhật lớn là:
100,5 + 40,5 = 141(m)
Chiều rộng hình chữ nhật lớn là:
50 + 30 = 80(m)
Diện tích hình chữ nhật lớn là:
141 x 80 = 11280(m

2
)
Diện tích của mảnh đất là:
11280 – 4050 = 7230(m
2
)
Đáp số: 7230 m
2
HĐ tổng kết bài:
- Củng cố: GV hỏi lại cách tính diện tích đất không có dạng hình quen thuộc đã
học.
- Dặn dò: Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
TẬP ĐỌC
Trí dũng song toàn
I) Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Giọng đọc lúc rắn rỏi hào hứng, lúc trầm lắng,
tiếc thương.
- Biết đọc giọng các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua
Lê thần Tông.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được
quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II) Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học.
III) Hoạt động dạy học:
KT: Gv cho HS đọc bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” trả lời câu hỏi nội
dung.
Bài dạy:
HĐ 1: HD luyện đọc
- Hai HS đọc nối tiếp bài văn.
- HS quan sát tranh minh họa SGK.

- HS đọc nối tiếp lượt một, GV uốn nắn cách phát âm cho HS.
- HS đọc nối tiếp lược hai, một HS đọc chú giải, GV giải thích thêm các từ: nhà
Minh, ngạo mạn.
- HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu bài văn theo yêu cầu.
HĐ 2: HD tìm hiểu bài
+ GV cho HS đọc lướt đoạn 1 và 2 để nêu các chi tiết trả lời
Câu 1: Sứ thần vờ than khóc vì không có mặt ở nhà đề cúng giổ cụ tổ năm đời, chờ
vua Minh phán không ai cúng giổ cụ tổ năm đời cả. Lúc đó ông bèn tâu: Tướng
Liễu Thăng chết đã mấy trăm năm sao nhà Minh còn bắt góp cúng giổ, do đó vua
Minh bèn bỏ lệ đó.
Câu 2: HS nêu cuộc đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh.
Đại thần nhà Minh ngạo mạn ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Giang Văn Minh khẳng khái đáp lại: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
+ GV cho HS đọc phần cuối trả lời:
Câu 3: Vì tức giận mắc mưu Giang Văn Minh và căm tức tính khẳng khái lúc đối
đáp với đại thần.
Câu 4: Vì ông vừa mưu trí vừa dũng cảm để giử thể diện và danh dự đất nước.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-GV cho 5 HS đọc bài văn theo lối phân vai.
-GV HD cho HS đọc diễn cảm đoạn “Chờ rất lâu….nữa.”
- HS đọc nhóm ba (dẫn chuyện, vua Minh, Giang Văn Minh).
HĐ tổng kết bài:
Củng cố: GV cho HS nêu ý nghĩa bài văn, GV tóm tắc nội dung GD tư tưởng tình
cảm kính yêu ông Giang Văn Minh, tình yêu tổ quốc và hết lòng vì đất nước.
Dặn dò: Đọc bài nhiều lần, chuẩn bị bài sau “Tiếng rao đêm”
Ngày: TOÁN
Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
I) Mục tiêu:
-Giúp HS: củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình

chữ nhật, hình tam giác, hình thang.
-Biết cách thực hiện tính diện tích một mảnh đất nhanh và chính xác.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ hình các bài tập
III) Hoạt động dạy học:
Bài mới:
HĐ 1: Thực hành giới thiệu cách tính.
-Gv HD cho HS cách tính diện tích hình ABCDE (vd1) bằng cách:
+ Chia hình đó thành hai hình là hình tam giác ADE và hình thang ABCD.
+ Đo độ dài các cạnh trên mặt đất. Ghi nhận số liệu như trong SGK.
+ Tính diện tích từng phần nhỏ, cả mảnh đất.
Bài tập 1:
-Gvcho HS vẽ hình và ghi số liệu vào vở.
-HS thực hành theo nhóm đôi, GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
Bài giải
Mảnh đất đã cho được chia thành một hình chữ nhật AEGD và hai hình
tam giác BAE và BGC.
Diện tích hình chữ nhật là: 84 x 63 = 5292(m
2
)
Diện tích hình tam giác BAE là:84 x 28 : 2 = 1176(m
2
)
Độ dài cạnh BG là: 21 + 63 = 91(m)
Diện tích hình tam giác BGC là; 91 x 30 : 2 = 1365(m
2
)
Diện tích cả mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833(m
2
)

Đáp số: 7822m
2
Bài 2: GV HD tương tự.
Bài giải
Diện tích hình tam giác ABM là: 24,5 x 20,8 : 2 = 254.8(m
2
)
Diện tích hình thang BCMN là: (38 + 20,8) x 37,4 : 2 = 1099,56(m
2
)
Diện tích hình tam giác CND là: 37,4 x 25.3 : 2 = 473,11(m
2
)
Diện tích hình ABCD là: 254,8 + 1099,56 + 473,11 = 1827,47(m
2
)
Đáp số: 1827.47m
2
HĐ tổng kết bài:
-GV cho nêu lại công thức tính DT các hình đã học.
-Dặn dò: học lại cho thuộc, chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
Nghe-viết: Trí dũng song toàn
I) Mục đích yêu cầu:
-Nghe viết đúng chính tả một đoạn truyện “Trí dũng song toàn”.
-Làm đúng các bài tập chính tả có phân biệt âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi, thanh ngã.
II) Đồ dùng dạy học:
Bàng phụ ghi bài tập 2b, bài tập 3b.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS viết các từ có chứa âm đầu r, d, gi. (ví dụ: rộn rã, dễ dàng, giản dị)

Bài mới:
HĐ 1: HD học sinh nghe viết
-GV đọc mẫu đoạn viết, HS theo dõi trong SGK.
-GV hỏi nội dung: Đoạn văn kể lại các chi tiết gì?
+Giang Văn Minh khẳng khái khiến cho vua Minh tức giận sai người ám hại ông. Vua
Lê Thần Tông khóc thương khen ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
-Gv cho HS đọc thầm, nhắc lại cách trình bày, cách viết hoa.
-Hs đọc chậm cho HS viết.
-HS tự bắt và chữa lỗi.
-GV chấm một số bài, nhận xét.
HĐ 2: HD học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2:
-GV cho HS làm bài 2b.
-Một HS nêu yêu cầu bài.
-HS làm cá nhân vào vở bài tập.
-Ba HS làm nhanh trên bảng, cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải: +Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm
+Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả:” vỏ
+Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ
Bài 3:
-GV cho HS làm bài 3b.
-GV giao việc cho các nhóm cùng làm.
-Hai nhóm thi đua làm bảng, các nhóm theo dõi nhận xét.
Lời giải: theo như SGV-43
HĐ tổng kết bài:
-GV chữa một số lỗi tiêu biểu.
-Nhận xét chung nội dung bài tập
-Dặn đọc kĩ bài “Dáng hình ngọn gió” hoặc nhớ mẫu chuyện vui “Sợ mèo không biết”
để kể cho người thân.
KỂ CHUYỆN

Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
I) Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói:
+HS kể được câu chuyện chứng kiến, tham gia thề hiện ý thức bảo vệ các công trình
công cộng, di tích lịch sử,…ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, việc làm biết
ơn thương binh liệt sĩ.
+Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện, trao đổi nội dung ỳ nghĩa
câu chuyện.
-Rẻn kĩ năng nghe, nghe bạn kể,nhận xét lời kể của bạn.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh phục vụ đề tài chuyện.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS kể lại chuyện tiết trước
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS tìm hiểu đề bài
-Một HS đọc ba đề bài.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
1/ Kể chuyện một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công
trình công cộng các di tích lịch sử, văn hóa.
2/ Kể mợt việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ.
3/ Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ
-Ba HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 3 gợi ý cho 3 đề. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV nhắc việc chuẩn bị của HS.
-Một số em giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
-HS lập nhanh dàn ý cho chuyện sẽ kể.
HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể trong nhóm:
–Từng nhóm kể chuyện theo dàn ý đã lập, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm thi kể (đại diện nhóm thi) khi kể xong, cả lớp trao đổi nội dung, ý

nghĩa chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn HS kể hay.
HĐ tổng kết bài:
-GV tóm tắt nội dung, gợi ý nghĩa chuyện.
-Dặn dò: kể lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN(ÔN)
Luyện tập về tính diện tích
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS: củng cố kiến thức về tính diện tích các hình đã học.
-Biết cách giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: HD thực hành
Bài 1: Một thửa ruộng có kích thước như hình bên.
Tính diện tích thửa ruộng? 40m
-GV gợi cho HS chia thành hai hình chữ nhật.
-Cách tính: Tính diện tích từng hình, tính diện tích 30m
chung.
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ 40m
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:
40 x 30 = 1200(m
2
) 60,5m
Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:
60,5 x 40 = 2420(m
2
)

Diện tích cả thửa ruộng là:
1200 + 2420 = 3620(m
2
)
Đáp số: 3620 m
2
Bài 2: Một mảnh đất có kích thước như hình bên.
Tính diện tích mảnh đất đó?
-GV cho HS thực hiện tương tự.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là: 50m 10m
50 x 20,5 = 1025(m
2
) ``` 40,5m
Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:
40,5 x 10 = 405(m
2
) 20m
Diện tích của mảnh đất là:
1025 + 405 = 1430(m
2
)
Đáp số: 1430m
2
HĐ tổng kết bài:
-GV hỏi lại kiến thức bài ôn.
-Dặn HS học lại kiến thức về tính diện tích.
TIẾNG VIỆT (LT&C)
Mở rộng vốn từ: Công dân
I) Mục đích yêu cầu:

-Giúp HS củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Công dân.
-Hiểu nghĩa từ và biết cách vận dụng vào lời nói và câu văn cụ thể.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: thực hành
Bài 1: GV cho HS đặt câu với các từ sau: công dân, công chức, công nhân.
-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
-Một số HS đọc câu vừa tìm, HS làm bảng phụ treo bảng.
-Cả lớp và GV góp ý. GV hỏi nghĩa các từ trên.
Bài 2: GV cho HS làm lại bài 2-SGK-18.
-GV cho HS thi đua theo nhóm.
-Các nhóm thi đua làm nhanh.
-GV hỏi nghĩa một số từ.
Lời giải:
a) Công dân, công cộng, công chúng.
b) Công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c) Công nhân, công nghiệp.
Bài tập 3: Đề: Qua câu chuyện “Tiếng rao đêm”, em hãy ghi lại suy nghĩ của mình về
trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống và liên hệ đến phong trào giúp
bạn nghèo vượt khó của trường em.
-Mợt HS đọc dề bài.
-GV nhấn mạnh yêu cầu: phải nêu được trách nhiệm của người công dân và liên hệ
thực tế ở trường trong phong trào giúp bạn trong học tập,…
-HS làm cá nhân vào vở, một HS làm bảng phụ.
-Một số HS đọc suy nghĩ, cả lớp và GV nhận xét bài bảng phụ.
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu nột số từ vừa ôn và nêu nghĩa từ.
-HS thi đua đặt câu với từ công dân.

Dặn dò: Học thuộc các từ theo chủ điểm.
Ngày: TOÁN
Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
-Giúp HS rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng; tính diện tích các hình đã học như hình
chữ nhật, hình thoi,…
-Biết thực hành tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình thoi, hình tròn.
Bài dạy:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1:
-GV giúp cho HS nhận xét: Độ dài đáy là a (vận dụng công thức tính diện tích hình
tam giác suy ra cách tính đáy a = S x 2 : h )
-HS làm nháp, nêu miệng kết quả.
KQ: Đáp số: 5m
2
Bài 2:
-GV HS cho HS nhận biết: Diện tích khăn trãi bàn có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m.
Họa tiết hình thoi có hai đường chéo 2m, 1,5m.
-HS tự tính vào vở, GV cho HS KT chéo lẫn nhau.
KQ: Đáp số: 3 m
2
và 1,5 m
2
Bài 3:
-GV HD cho HS lần lượt giải: Suy luận độ dài sợi dây là độ dài hai nửa vòng tròn với
hai lần khoảng cách giữa hai trục.

-HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
- GV chấm nột số bài, nhận xét bài bảng phụ.
KQ: Bài giải
Chu vi hình tròn có đường kính 0,35m là:
0,35 x 3,14 x 2 = 1,099(m)
Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299(m)
Đáp số: 7,299m
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu lại cách tính diện tích các hình vừa thực hành.
-Dặn học thuộc, chuẩn bị bài sau.
TẬP ĐỌC
Tiếng rao đêm
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống
trong mỗi đoạn: khi trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương
binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trong SGK
III) Hoạt động dạy học:
KT: HS đọc bài “Trí dũng song toàn” và trả lời câu hỏi nội dung.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc
-Một HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.
-HS quan sát tranh minh họa, một HS nêu nội dung tranh.
-4 HS đọc nối tiếp lượt 1, GV HD phát âm: Bánh …giò…ò…ò; Cháy! Cháy nhà!;
Ô…này!
-4 HS đọc lượt 2, một HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp.

-Hai HS đọc lại toàn bài.
GV đọc mẫu toàn bài (theo như gợi ý trong GSV-48)
HĐ 2: Tìm hiểu bài
-GV cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi
+Tác giả (tôi) nghe tiếng rao vào lúc nào và có cảm giác gì? (Tác giả nghe vào lúc nữa
đêm khuya tĩnh mịch và buồn não ruột.)
+Câu 1: Đám cháy vào lúc nữa đêm.
+Câu 2: Người dũng cảm cứu em bé là ai? (Người bán bánh giò-anh là thương binh
một chân-anh không những báo cháy mà còn lao vào đám cháy cứu người.)
-GV cho HS đọc lướt đoạn 3, 4 và tìm chi tiết trả lời
+Câu 3: Một người xông vào đám cháy cứu một em bé, khi đem anh ta ra thi mới biết
anh chỉ có một chân, xem giấy tờ thì mới biết anh là thương binh và là người bán bánh
giò hàng ngày trên đường phố.
-GV cho HS thảo luận câu 4: HS nêu ý riêng
(có thể: Mỗi công dân cần giúp đở người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Nếu ai
cũng có ý thức sống vì người khác thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn….)
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-Bốn HS đọc diễn cảm bài văn, GV uốn nắn cho đúng yêu cầu.
-GV HD cho HS đọc đoạn 3 theo quy trình.
-Hai nhóm HS thi đua đọc. Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ tổng kết bài:
-GV gợi cho HS hêu ý chính như mục yêu cầu.
-GD tình cảm: Yêu quý chú thương binh không tiếc mạng sống để cứu người trong lúc
hoạn nạn
-Liên hệ thực tế: trong cuộc sống cẩn quan tâm và giúp đở người chung quanh khi gặp
khó khăn.
-Dặn dò: nhận xét, chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
I) Mục đích yêu cầu:

-Cũng cố những kiến thức về lập chương trình hoạt động (CTHĐ).
-Biết lập một chương trình hoạt động cụ thể.
II) Đồ dùng dạy học:
-Bãng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của CTHĐ: Mục đích – phân công chuẩn bị -
chương trình cụ thể (thứ tự thực hiện)
-Bút dạ và giấy khổ ta cho HS lập CTHĐ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS lập chương trình hoạt động
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
-Một HS đọc to, rõ đề bài.
-GV lưu ý HS: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể chọn một trong 5 hoạt động
mà SGK đã nêu hoặc lập một CTHĐ khác mà trường em dự kiến tổ chức.
-Cả lớp đọc thầm đề bài và chọn hoạt động để lập chương trình.
-Một số HS đọc tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
-GV mở bảng phụ ghi cấu tạo chương trình hoạt động, một HS nhìn bảng đọc lại.
b) HS lập CTHĐ
-HS tự lập CTHĐ vào vở bài tập. GV phát bút dạ và giấy khổ to (bảng phụ) cho 2 HS
lập các CTHĐ khác nhau.
-GV nhắc HS chỉ ghi vắn tắc ý chính, khi trình bày mới nói thành câu.
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá cho HS nắm (ghi bảng phụ)
-Một số HS đọc kết quả bài làm. Những HS làm giấy trình bày. Cả lớp góp ý và GV
nhận xét từng CTHĐ.
-GV giữ lại CTHĐ tốt để cả lớp bổ sung hoàn chỉnh.
-Mỗi HS tự hoàn chỉnh CTHĐ củ mình. GV chấm một số bài.
Lời giải: tham khảo CTHĐ trong SGV-51
HĐ tổng kết bài:
-GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của HS, khen những HS học tốt.
-Dặn HS về hoàn thiện CTHĐ của mình viết vào vở.

-Chuẩn bị bài: tả người (trả bài viết)
Ngày: TOÁN
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
I) Mục tiêu:
-Giúp HS: Hình thành được biểu tượng về hình chữ nhật, hình lập phương
-Nhận biết các đồ vật trong thực tiển có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.-Chỉ
ra các đặc điểm của các yếu tố trong hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
II) Đồ dùng dạy học:
-Các hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV hỏi về các yếu tố trong hình chữ nhật, hình vuông.
Bài mới:
HĐ 1: GT hình hộp chữ nhật, hình lập phương
a) Hình hộp chữ nhật:
-Gvcho HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp và nêu nhãn xét:
+ Hình hộp có 6 mặt (2 mặt đáy và 4 mặt bên)
+Mặt đáy 1; 2 và các mặt bển; 4; 5; 6.
-GV gt hình triển khai trên bảng phụ và cho HS nêu các mặt
-HS nêu các vật có dạng hình hộp.
+Các yếu tố hình hộp
-GV gợi cho HS nêu: hình hộp có:
*8 đỉnh, 12 cạnh (4 cạnh chiều dài, 1 cạnh chiều rộng, 4 cạnh chiều cao)
*3 kích thước là: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
b)GV hướng dẫn tương tự.
-GV nhấn mạnh: có 12 cạnh bằng nhau và 6 mặt hình vuông bằng nhau.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1:GV cho HS làm thảo nêu miệng kết quả.
Kết luận:
Hình hộp chữ nhật: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
Hình lập phương: 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.

Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở. giúp cho HS nhận ra các mặt cần tính (mặt MNPQ-mặt 2);
(mặt ABMN-mặt 4); (mặt BCPN-mặt 5)
Kết luận:
Các cạnh dài bằng nhau của hình hộp là:
*AB = MN = QP = DC
*AD = MQ = BC = NP
*AM = DQ = CP = BN
Diện tích mặt đáyMNPQ là: 6 x 3 = 18(cm
2
)
Diện tích mặt đáy ABMN là: 6 x 4 = 24(cm
2
)
Diện tích mặt đáy BCPN là: 4 x 3 = 12(cm
2
)
Đáp số: 18 cm
2
; 24 cm
2
; 12 cm
2

Bài 3:
-GV cho HS làm niệng.
-HS chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương và giải thích.
HĐ tổng kết bài:
-GV cho HS nêu lại các yếu tố hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Dặn học các yếu tố, chuẩn bị bài sau “DTXQ và DTTP hình hộp chữ nhật.”

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Công dân
I) Mục đích yêu cầu:
-Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm : “Công dân”, các từ nói đến quyền
lợi ý thức công dân,
-Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc của công dân.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ lập bảng bài tập 2
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm miệng bài tập 2, 3 tiết trước.
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS làm bài tập.
-GV cho HS làm vào vở, một HS làm bảng phụ.
Kết quả:
*Nghĩa vụ công dân, ý thức công dân, bổn phận công dân, trách nhiệm công dân, danh
dự công dân, quyền công dân.
*Công dân gương mẫu, công dân danh dự
Bài 2:
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm cá nhân vào vở.
-GV treo bảng phụ cho 3 HS lần lượt ghi kết quả.
Lời giải: A 1 nghĩa là quyển công dân.
A 2 nghĩa là ý thức công sân.
A 3 nghĩa là nghĩa vụ công dân
Bài tập 3:
-GV giải thích: Câu văn trích khi Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp bác đến
thăm đền Hùng, dựa vào ý này các em viết đoạn văn từ 3 dến 5 câu nói về nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc của công dân.”
-GV gợi cho 1, 2 HS giỏi làm mẫu.
-HS tự làm vài vở thảo

-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
-Cả lớp nhận xét, GV biểu dương đoạn văn hay.
Lời giải: tham khảo văn mẫu sách GV-45.
HĐ tổng kết bài:
-GV tóm tắc nội dung và khen ngợi HS nhóm làm việc tốt.
-Dặn HS ghi nhớ và sử dụng những từ mới trong giao tiếp.
-Chuẩn bị bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả người
I) Mục đích yêu cầu:
-Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và lựa chọn chi
tiết, cách diễn đạt trong bài văn tả người.
-Biết tham gia chữa lỗi cá nhân và chữa lỗi chung.
-Biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II) Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi các đề của tuần 20
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho một HS đọc CTHĐ đã lập.
Bài dạy:
HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của cả lớp.
+ Những điểm chính:
-Xác định đúng yêu cầu bài theo yêu cầu.
-Đa số thực hiện khá đầy đủ bố cục bài (mở bài, thân bài, kết bài)
-Diễn đạt ý khá cụ thể, mạch lạc.
+ Hạn chế:
-Phần thân bài còn thiếu ý, kết cấu đoạn chưa chặc chẽ.
-Còn sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
-Thông báo điểm (GV nêu miệng)
HĐ 2: HD cho HS chữa bài
-GV trả bài viết cho HS.

a) Chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi tiêu biểu đã viết sẵn trên bảng phụ. (GV soạn rời)
-Một số HS chữa bảng, cả lớp chữa vào nháp.
-GV nhận xét và chữa lại
b) Chữa lỗi trong bài
-HS đọc lời nhận xét, chữa lỗi.
-GV theo dõi, giúp HS làm việc..
c) Học tập những đoạn văn hay.
-GV đọc những đoạn văn hay của lớp
-HS trao đổi tìm ra cái hay, mới lạ.
d) Chọn và viết một đoạn văn cho hay hơn.
+ HS chọn một đoạn văn viết lại cho hay hơn.
+ Vài HS đọc đoạn viết lại
+ GV nhân xét, sửa chữa.
HĐ tổng kết bài:
-GV tóm tắc chung tình hình học tập của HS
- Dặn đọc lại cấu tạo bài văn tả người.
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Tiếng rao đêm
I) Mục tiêu:
-Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài giọng kể chuyện linh hoạt.
Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi anh thương binh nghèo có hành động dũng cảm xông vào đám
cháy để cứu người.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trong SGK
III) Hoạt động dạy học:
KT: HS đọc bài “Trí dũng song toàn” và trả lời câu hỏi nội dung.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc và tìm hiểu bài
-Một HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm.

-HS quan sát tranh minh họa, một HS nêu nội dung tranh.
-GV HD phát âm: Bánh …giò…ò…ò; Cháy! Cháy nhà!; Ô…này!
-Một HS đọc chú giải.
-GV cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi
+Tác giả (tôi) nghe tiếng rao vào lúc nào và có cảm giác gì? (Tác giả nghe vào lúc nữa
đêm khuya tĩnh mịch và buồn não ruột.)
+Câu 1: Đám cháy vào lúc nữa đêm.
+Câu 2: Người dũng cảm cứu em bé là ai? (Người bán bánh giò-anh là thương binh
một chân-anh không những báo cháy mà còn lao vào đám cháy cứu người.)
-GV cho HS đọc lướt đoạn 3, 4 và tìm chi tiết trả lời
+Câu 3: Một người xông vào đám cháy cứu một em bé, khi đem anh ta ra thi mới biết
anh chỉ có một chân, xem giấy tờ thì mới biết anh là thương binh và là người bán bánh
giò hàng ngày trên đường phố.
-GV cho HS thảo luận câu 4: HS nêu ý riêng
(có thể: Mỗi công dân cần giúp đở người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Nếu ai
cũng có ý thức sống vì người khác thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn….)
-HS luyện đọc theo cặp.(Mỗi HS đọc hai đoạn)
- HS đọc lại bài, trả lời câu hỏi nội dung
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-Bốn HS đọc diễn cảm bài văn, GV uốn nắn cho đúng yêu cầu.
-GV HD cho HS đọc đoạn 3 theo quy trình.
-Hai nhóm HS thi đua đọc. Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ tổng kết bài:
-GV gợi cho HS hêu ý chính như mục yêu cầu.
-GD tình cảm: Yêu quý chú thương binh dũng cảm cứu người trong lúc hoạn nạn
-Dặn dò: nhận xét, chuẩn bị bài sau.

×