Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng giao an van hoc 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.78 KB, 3 trang )

+TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
TỔ VĂN – NGOẠI NGỮ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 (2010-2011) MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
I.Nội dung ôn tập:
A.Phần văn học:
1.Văn học Việt Nam:
a) Văn học sử:
- Tổng quan văn học Việt Nam,có 3 nội dung:
+Nắm được một cách đại cương hai bộ phận văn học:Văn học dân gian và văn học
viết
+ Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
+ Hiểu được nội dung thể hiện con người Việt Nam trong Văn học
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam:
+ Đặc trưng cơ bản của VHDG:
*Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
*Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể
+ Hệ thống thể loại của VHDG
+ Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam
- Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
+ Các thành phần của văn học:
*Văn học chữ Hán
*Văn học chữ Nôm
+ Các giai đoạn phát triển của VH từ thế kỉ X đến hết XIX(4 giai đoạn)
b) Văn bản văn học:
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên):
+ Nội dung:Lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi có được trong cuộc chiến
đấu vì danh dự,hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng
+ Nghệ thuật :Xây dựng nhân vật,nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ:
+ Nắm được đặc trưng của truyên thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể
về thành Cổ Loa ,mối tình Mị Châu –Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc


+ Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu
- Tấm Cám.
+Nội dung:Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn,xung đột và sụ biến hóa của
Tấm
+ Nghệ thuật
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
+ Nội dung:Thấy được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cach ứng phó của nhân vật
thầy
+ Thấy được cái hay của nghệ thuật nhân vật tự bộc lộ
- Ca dao: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Ca dao hài hước.
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
+ Nội dung: Vẻ đẹp của con người có sức mạnh,có lí tưởng,có nhân cách cao cả
cùng khí thế hào hùng của thời đại
+ Nghệ thuật:Bài thơ Đường luật ngắn gọn ,đạt tới độ súc tích cao
- Cảnh ngày hè
+ Nội dung:Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn
thiên nhiên,yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha
- 1 -
+ Nghệ thuật: bình dị, tự nhiên đang xen câu lục ngôn
- Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
+ Nội dung:Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách,vẻ đẹp tâm hồn và cuộc sống
Nguyễn Bĩnh Khiêm
+ Nghệ thuật:Bài thơ có sự kết hợp giữa chât trữ tình và chất triết lí,cách nói có
ẩn ý,thâm trầm và sâu sắc
- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du )
+Nội dung:
*Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu người tài sắc,bất hạnh mà Nguyễn Du đặc
biêt quan tâm trong các sáng tác của mình
* Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài
năng văn chương mà bất hạnh

2. Văn học nước ngoài:
- Uy-lít-xơ trở về ( Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp )
+Nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp
qua cảnh đoàn tụ của gia đình Uylitxo
+Nghệ thuật:Phân tích,lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí nhân
vật .Hiểu được đặc điểm nghệ thuật của sử thi Ôđixê
- Ra-ma buộc tội ( Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ )
+Nội dung:Hiểu được quan niệm của Ân Độ cổ đại về người anh
hùng,đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng
+Nghệ thuật:thể hiện nhân vật của sử thi Ramayana
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
+Nội dung: Hiểu được tình bạn chân thành trong sáng của tac giả
+Nghệ thuật:Ngôn ngữ giản dị,hình ảnh tươi sáng và gợi cảm
- Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
+Nội dung:Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm
trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li:nỗi lo âu cho đất nước,nỗi buồn nhớ
quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình
+Nghệ thuật:thơ Đường luật đạt tới trình độ mẫu mực
B. Phần Tiếng Việt:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
+Khái niệm
+Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:Nhân vật giao
tiếp,hoàn cảnh giao tiếp,nội dung giao tiếp,mục đích giao tiếp và cách thức giao
tiếp
2. Văn bản
+Khái niệm
+Đặc điểm
+Phân loại
3. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

+Khái niệm
+Ba đặc trưng
*Tính cụ thể
*Tính cảm xúc
*Tính cá thể
5. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
C. Phần Làm văn:
- 2 -
1. Viết bài văn tự sự tưởng tượng mình là một nhân vật nào đó trong tpvh đã học
trong chương trình lớp 10
II. Cấu trúc đề thi:
1.Đề thi gồm 3 câu:
- Câu 1(vận dụng):bài tập Tiếng Việt
-Câu 2(Thông hiểu):Văn học Việt Nam hoặc VH Nước ngoài
-Câu 3(Vận dụng mức độ cao):Viết bài văn tự sự
III. Dạng thức đề: (Những câu hỏi sau đây chỉ mang tính chất minh hoạ).
Phần tự luận:
Câu 1 (2đ):
1. Em hãy chỉ ra cốt lõi sự thật lịch sử và những chi tiết hoang đường kì ảo trong
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nêu ý nghĩa của những chi tiết
hoang đường kì ảo.
2. Nêu cảm nhận của em về nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái trong bài ca dao
Khăn thương nhớ ai.
3. Em hãy trình bày quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ
Nhàn.
4. Cảm nhận của em về tình bạn sâu sắc, chân thành của tác giả được thể hiện qua bài
thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch).
5. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được thể hiện qua những bài ca dao yêu
thương, tình nghĩa.
6. Vẻ đẹp của trang nam nhi đời Trần nói riêng và con người Đại Việt nói chung được

thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
6. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên,
yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ Cảnh ngày
hè ( Nguyễn Trãi).
7. Cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của Tiểu Thanh nói riêng và
những con người tài hoa bạc mệnh nói chung được thể hiện qua bài thơ Đọc Tiểu
Thanh kí (Nguyễn Du).
Câu 2 (2đ) :Vận dụng giải bài tập tiếng việt
Câu 3 (6đ):Tưởng tượng mình là một nhân vật văn học trong các tác phẩm đã học kể lại
câu chuyện cuộc đời mình
----------------------------------------------------------------------
- 3 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×