Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Truyen Kieu Mot the gioi bang hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Truyện Kiều: Một thế giới bằng hoa</b>


<b>Có thể nói </b><i><b>Truyện Kiều</b></i><b> là thế giới của hoa, một thế giới hoa lập thể. Kiều là bóng hoa, là cành hoa, là xác hoa. </b>
<b>Kiều sống trong hoa, nép vào hoa, bị vây giữa hoa, bị hoa ám ảnh, bị hoa đe doạ, bị hoa thẩm thấu. Chín mười </b>
<b>tầng hoa lớp lớp phủ lên Kiều. Hoa luôn luôn là một thường trực ám ảnh nhất, một tín hiệu nghệ thuật mang </b>
<b>những thông điệp quan trọng nhất của cuộc đời Kiều.</b>


<b>Hoa bao vây, nuốt chửng người phụ nữ</b>


Trong Truyện Kiều có hơn một trăm lần Nguyễn Du nhắc đến chữ hoa, mỗi lần hình tượng hoa
mang một sứ mệnh nghệ thuật khác nhau. Hoa hóa thân thành vẻ đẹp thân thể và tâm hồn người phụ
nữ trở thành "gót sen", "tiếng sen", "nét hoa", "tay hoa". Và khi đã cộng sinh với con người, trở
thành vẻ đẹp của con người thì hoa trở nên lộng lẫy hơn, nó phải ghen với chính hình ảnh nhân hóa
của nó:


<i>Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh</i>


Hoa hóa thân thành người phụ nữ và thông qua sức ám ảnh của người phụ nữ, nó ám ảnh khắp mọi
nơi, hóa thân vào từng khơng gian, từng đồ vật như một dấu vết kép, trở thành "tiên hoa", "trướng
hoa", "trướng hồng", "cẩm hoa", "trướng đào", "buồng đào", "thềm hoa", "then hoa", "sân hoa",
"sân đào", "sân mai", "kiệu hoa" v.v... Gọi là dấu vết kép vì trong đó vừa có bóng hoa vừa có bóng
phụ nữ. Hoa và phụ nữ lồng vào nhau, thẩm thấu vào nhau. Người phụ nữ hoa đó lại sống trong một
vũ trụ hoa. Không gian của Truyện Kiều là một thế giới đầy hoa. Hoa trải đầy mặt đất:


<i>"Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"</i>
<i>"Hoa trôi dạt thắm liễu xơ xác vàng"</i>
<i>"Hoa trôi man mác biết là về đâu"</i>


Cuộc sống của Kiều luôn luôn là cuộc sống gần hoa, trong hoa, bị vây hãm bởi hoa:
<i>"Hai Kiều e lệ, nép vào dưới hoa"</i>



<i>"Nàng từ lánh gót vườn hoa"</i>
<i>"Vội về giữa chốn vườn hoa"</i>


<i>"Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa"</i>
<i>"Băng mình qua dãy tường hoa"</i>


Hoa cũng trở thành nơi ẩn nấp của các thế lực hắc ám sẵn sàng hiện diện:
<i>"Dưới hoa dậy lũ ác nhân"</i>


<i>"Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào"</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

người trong Truyện Kiều, nó bao vây những Kiều, những Đạm Tiên, nó ngả bóng vào trong thịt da
và tâm trí để dần dần biến những con người tài sắc đó thành những bơng hoa trôi dạt, tàn úa, xác xơ.
Kể từ khi Kiều tự ví mình như bơng hoa rã cánh:


<i>“Hoa dù rã cánh lá cịn xanh cây”</i>


thì số phận Kiều đã trở thành số phận của hoa "cái số hoa đào". Từ đó, mọi buồn vui yêu thương
hạnh phúc và bất hạnh của Kiều bị giam trong số phận một cành hoa:


"Xót nàng chút phận thuyền quyên
<i>Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn"</i>
<i> "Khi về hỏi liễu Chương Đài</i>


<i>Cành hoa đã bẻ cho người chuyên tay"</i>
<i> "Thề hoa chưa ráo chén vàng</i>


<i>Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"</i>
<i> "Biết thân đến bước lạc lồi</i>



<i>Nhị đào thà bẻ cho người tình chung"</i>
<i> "Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa"</i>
<i> "Tiếc thay một đóa trà mi</i>


<i>Con ong đã tỏ đường đi lối về"</i>


<i> "Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa"</i>
<i> "Thiếp như hoa đã lìa cành </i>


<i>Chàng như con bướm, lượn vành mà chơi"</i>


Số phận của Kiều không phải chỉ là số phận của "cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn", bị tàn
héo, tả tơi, rơi rụng qua những quăng quật và va đập, mà còn trở thành một thứ hoa khơ, hoa ép, hoa
tín hiệu khơng cịn sinh khí của cuộc đời nữa, chỉ còn hiện ra như là những linh kiện ngơn ngữ gói
ghém cái bản chất bi thảm của cõi người. Biết bao nhiêu thành ngữ Nguyễn Du sáng tạo ra bằng
hình tượng đóa hoa: "sớm mận tối đào", "sen ngó đào tơ", "hoa xưa ong cũ", "hoa thải hương thừa",
"hoa rụng hương bay", "hoa trôi nước chảy", "cỏ nội hoa hèn", "trăng tủi hoa sầu", "liễu ngõ hoa
tường", "ngọc nát hoa tàn" v.v...


Hoa trong Truyện Kiều vừa là con người, vừa là thế giới, vừa là biểu trưng của người phụ nữ, vừa
là hiện thân của hạnh phúc, vừa là dấu vết của bất hạnh vừa là kẻ tịng phạm của tình yêu và tội lỗi.
Hoa trôi nổi, đàng điếm trong nội dung, hình thức và cốt cách, y như đời Kiều vậy, nhưng sau hết
thảy những biến ảo phù du ấy, hoa là bản thể của người phụ nữ, là dấu vết của người phụ nữ hằn rõ
trên mọi nẻo tâm tư và mọi miền thế giới, trở nên một ám ảnh nghệ thuật vừa day dứt hằn sâu như
vết hằn của định mệnh, vừa chập chờn bất định mong manh như hạnh phúc, tình yêu trong cõi thế
nhục nhằn này.


<b>Khoảnh khắc những bơng hoa thốt xác</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

"Huệ lan sực nức một nhà



<i>Càng cay đắng lại mặn mà hơn xưa</i>
<i> Mảng vui rượu sớm trà trưa</i>


<i>Đào dần phai thắm sen vừa nẩy xanh"</i>
<i> "Cửa Thiền vừa cữ cuối xuân</i>


<i>Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời"</i>


Qua những khoảnh khắc rực lên như thế, những bông hoa hé lộ cái tâm thức thỏa mãn trong khoảnh
khắc, tự do trong lệ thuộc, tự do trong chiêm nghiệm. Cảnh ngộ của Kiều trong đoạn đời với Thúc
Sinh là một thứ tù giam lỏng, một cảnh ngộ nô lệ sâu sắc, đánh đàn, tụng kinh như một thứ nô lệ
văn hóa và nơ lệ tơn giáo. "Chúa xn để tội một mình cho hoa", câu thơ ấy thú nhận một sự hy
sinh cái riêng cho cái chung. Thúc Sinh "Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân" là tiếc cái vẻ riêng của
Kiều trong cái lỗi lầm phổ quát của thời đại. Nhưng khi cái bông "hoa đã lìa cành" đó hiện diện
ngay trước mặt Thúc Sinh trong tư cách đóa hoa nơ lệ, với tiếng đàn "như khóc như than", với tiếng
mõ giữa mảnh vườn "hoa bốn mùa" rực rỡ, Thúc lại cảm thấy ê chề đắng cay hơn bao giờ hết. Thúc
"tiếc hoa" là tiếc cái bông hoa tự do.


Khi Kiều và Thúc gặp nhau trong nhà chứa, Kiều cũng là một thứ nô lệ của Tú Bà, Kiều có tự do
đâu? Nhưng Thúc vẫn nhìn thấy trong cái thân thể "Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" ấy một "tòa
thiên nhiên" lộng lẫy, Thúc cảm được chữ Trinh của Kiều, cái bất khuất nguyên vẹn về tinh thần
của Kiều. Nhưng khi Kiều trở thành hoa nô, trở thành nô lệ bằng con người tinh thần, Thúc dường
như bị mất đi tất cả.


Trong cái nơ lệ tột cùng đó, thế giới đầy hoa quanh Kiều và Thúc dường như khơng cịn bị Kiều
chiếm lĩnh nữa, chúng được giải phóng khỏi tư cách tín hiệu ước lệ để rực rỡ lên cái đẹp của đất
trời, cái vui của cõi Đạo, cái đôn hậu của Nguyễn Du. Và sự thốt xác của những bơng hoa đó chính
là sự cứu rỗi của cái Đẹp dành cho bản ngã văn hóa của Kiều. Chấp nhận thực tại, chắt chiu những
khoảnh khắc hạnh phúc tự do hiếm hoi trong thực tại nơ lệ ấy, để nở hoa, đó là một khía cạnh của


cái tâm thức văn hóa khá đặc biệt trong chiều sâu con người Việt Nam.


<b>Chỉ riêng Từ không được ngắm hoa</b>


Trong đoạn đời Kiều gặp Từ Hải, hầu như khơng thấy Nguyễn Du nhắc đến hình tượng bơng hoa.
Buồng ngủ giờ đây khơng cịn là "buồng đào" nữa, mà là buồng riêng: "Buồng riêng sửa chốn thanh
nhàn, đặt giường thất bảo vây màn bát tiên". Điều đó càng khẳng định biểu tượng hoa là một mẫu
gốc phản ánh cái thụ động. Gặp Từ, Kiều đã trở thành Vương phu nhân, "Dưới cờ gươm tuốt nắp
ra" đầy thế chủ động, chủ động đến mức lôi cả Từ Hải theo những toan tính thực tế và nơng nổi của
mình, vậy thì biểu tượng hoa khơng còn phù hợp với số phận của Kiều nữa. Mặt khác, gặp Từ Hải,
Kiều đã chuyển đổi từ tư cách một thân phận văn hóa sang tư cách thân phận thực tế. Những bơng
hoa khơng cịn cần thiết để Kiều ký thác khát vọng văn hóa và khát vọng tự do.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Có lẽ khơng có ở đâu hình tượng bơng hoa lại chốn hết cả trời đất tâm linh và số phận con người
như ở trong Truyện Kiều. Hoa mang nhiều tư cách, đóng nhiều vai trị, hiện diện trong mọi hình
thức mang những bản chất và sắc thái trái ngược nhau. Hoa vừa là nó vừa là vật chứa nó, vừa là
khơng gian, vừa là thời gian, vừa là biểu tượng về người con gái ở cả sự rực rỡ, vẻ đẹp, sự tàn tạ, sự
mong manh và sự phù du. Hình tượng đóa hoa trở nên một dung mơi cho các chiều kích văn hóa và
thực tại thẩm thấu, đan xen vào nhau, người trở thành hoa, hoa trở thành người, hoa trong người,
người trong hoa, hoa phản chiếu người, người phản chiếu hoa y như một thế giới gương, một mê
cung kỳ ảo. Cái mê cung của hoa đó rất đặc thù cho cái tâm thức hỗn dung, giao thoa, cộng sinh
trong tâm thức Việt đầy màu sắc vật linh giáo. Kiều nói với Thúy Vân:


"Mai sau dù có bao giờ


<i>Đốt lị hương ấy so tơ phím này</i>
<i> Trơng ra ngọn cỏ lá cây</i>
<i>Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"</i>


Đây chính là một sự tuyên bố thành lời cái chủ nghĩa vật linh bàng bạc khắp thế giới Truyện Kiều,


trong đó những bơng hoa ở nơi thấp nhất bị xéo giày được nâng lên thành vật thờ phản ánh cái tô
tem giáo của Nguyễn Du. Cái tâm thức dung hợp giữa các đối cực đã phóng chiếu vào biểu tượng
đóa hoa trong Truyện Kiều một cách phong phú và sinh động, tạo nên sự phù du biến ảo của nó
trong tư cách vừa là tín hiệu ước lệ đầy ký ức văn hóa, vừa là hiện thực đầy sinh khí, đầy tính
khoảnh khắc, đầy dự cảm lo âu


ĐỖ MINH TUẤN


</div>

<!--links-->
tiet 6-7dau tranh cho mot the gioi hoa binh
  • 22
  • 1
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×