Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De kiem tra Ngu van 9 45 phut Phan truyen trungdai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.18 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Kiểm tra Ngữ văn (Phần Văn ): 45 phút</b>


Họ tên: ……… Lớp: 9
Mã đề: 01



<b>---Đề ra: </b>


<b>Câu 1 (3điểm): Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn </b>
Du.


<b>Câu 2 (2điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 dòng) nêu nội dung của truyện “Chuyện </b>
người con gái Nam Xương”.


<b>Câu 3 (5điểm): Viết đoạn văn (khoảng 12- 15 dòng) nêu cảm nhận của em về số phận và ve</b>
đẹp của người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các trích đoạn
“Truyện Kiều” đã học.


Bài làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Kiểm tra Ngữ văn (Phần Văn ): 45 phút


Họ tên: ……… Lớp: 9
Mã đề: 02



<b>---Đề ra: </b>


<b>Câu 1 (3điểm): Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn </b>
Đình Chiểu.



<b>Câu 2 (2điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 dòng) giới thiệu nội dung đoạn trích Hồi </b>
thứ mười bốn trong “Hồng Lê nhất thống chí”.


<b>Câu 3 (5điểm): Viết đoạn văn (khoảng 12- 15 dòng) nêu cảm nhận của em về số phận và ve</b>
đẹp của người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các trích đoạn
“Truyện Kiều” đã học.


Bài làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT
Đề 1:


Câu 1(3 điểm): Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
1. Cuộc đời: Nguyễn Du (1765-1820):


+Tên chữ: Tố Như, hiệu Thanh Hiên, Hồng Sơn liệp hộ;
+Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh;


+Gia đình: quan lại, quý tộc danh vọng có truyền thống văn học (cha, anh đều là quận
công, tiến sĩ)


+Thời đại: đầy biến động cuối thế kỉ 18-đầu thế kỉ 19: Lê- Trịnh suy tàn, Tây Sơn thành
công và thất bại, nhà Nguyễn khơi phục chính quyền và thống nhất đất nước.


+Cuộc đời lắm nỗi gian trn: thơng minh tài trí, trung thành với nhà Lê, thời niên thiếu
sống và học hành sung sướng ở Thăng Long, hơn 10 năm gió bụi lưu lạc vì chống Tây Sơn
khơng thành, lẩn trốn và ẩn dật ở nhiều nơi, miễn cưỡng làm quan với nhà Nguyễn, từng đi
sứ sang Trung Quốc, ốm, qua đời ở Huế.


2. Sự nghiệp thơ văn:



- Các tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm;
- Các tác phẩm chữ Nôm: Văn chiêu hồn, Truyện Kiều, Thác lời trai phường nón, Văn tế
Trường Lưu nhị nữ…


- Đánh giá: Đại thi hào Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài, vĩ đại, đỉnh cao nhất của văn học
trung đại VN.


<b>Câu 2 (2 điểm):</b>
<b>Yêu cầu: </b>


1.Về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 3-5 dòng); Văn viết trơi chảy.
2.Về kiến thức: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng phải nêu được nội dung chủ yếu
sau:


“Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời và cái chết oan khuất của Vũ
Nương, một người con gái xinh đẹp, đức hạnh; Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác
giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời
khẳng định ve đẹp truyền thống của họ.


<b>Câu 3 (5 điểm): Yêu cầu: </b>


1.Về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 12- 15 dịng); Văn viết trơi
chảy, có cảm xúc.


2.Về kiến thức: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng phải phân tích, cảm nhận được số
phận bi kịch và ve đẹp, phẩm chất của người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam
Xương” và “Truyện Kiều” (các đoạn trích học):


<b> Số phận bi kịch: </b>



- Đau khổ, oan khuất (Vũ Nương)


- Bi kịch điển hình của người phụ nữ (Thúy Kiều): hội đủ những đau khổ của người phụ
nữ trong xã hội xưa mà 2 bi kịch lớn nhất là: tình yêu tan vỡ và nhân phẩm bị chà đạp.
<b> Vẻ đẹp của người phụ nữ:</b>


- Ve đẹp về nhan sắc (Thúy Vân, Thúy Kiều, Vũ Nương), tài năng (Thúy Kiều).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đề 2:


Câu 1(3 điểm): Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình chiểu:
1.C̣c đời: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)


- Quê nội Thừa Thiên – Huế, quê ngoại Gia Định.


- Đỗ tú tài ở Gia Định năm 1843; Chưa kịp thi tiếp thì mẹ mất, ơng ốm nặng, bị mù và bị
bội hôn.


- Về quê mẹ làm thầy lang chữa bệnh cho dân, mở lớp dạy học cho dân.


- Cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định, Phan Tòng) bàn mưu kế chống Pháp.
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu của nhân dân Nam Bộ.
- Giữ trọn lòng trung thành với dân với nước cho đến khi ốm nặng và qua đời trong sự
thương tiếc của nhân dân miền Nam.


- NĐC nêu cao tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cuộc đời cho dân cho
nước; nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. Ông là nhà nho tiết tháo,
nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ. Vượt lên trên số phận,
NĐC xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta TK 19.


2.Sự nghiệp thơ văn:


Toàn bộ viết =chữ Nôm: Truyện thơ LVT, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ-Hà Mậu,
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định…


<b>Câu 2 (2,0 điểm):</b>
<b>Yêu cầu: </b>


1.Về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 3-5 dịng); Văn viết trơi chảy.
2.Về kiến thức: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng phải nêu được nội dung chủ yếu
sau:


Đoạn trích Hồi thứ mười bốn trong “Hồng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình
ảnh người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân
Thanh, đồng thời cho thấy sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi
thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống.


<b>Câu 3 (5 điểm): Giống đề 1</b>


</div>

<!--links-->

×