Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trách nhiệm xã hội tại công ty trách nhiệm hữu hạn panasonic việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.2 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trách nhiệm xã hội (CSR) là một vấn đề đã được các doanh nghiệp trên thế giới biết
đến và tập trung từ rất lâu. Theo đó CSR là việc bên cạnh lợi ích về kinh tế và pháp lý, các
doanh nghiệp tự nguyện gánh vác trách nhiệm thoải mãn được những mong muốn của xã
hội. Ngày nay CSR có vai trị quan trọng với các doanh nghiệp. Nó là yêu cầu mềm đối với
các doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường quốc tế, CSR là một trong những hình
thức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa
coi trọng hoạt động CSR của mình.
Là một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài, Panasonic Việt Nam có lợi
thế thực hiện trách nhiệm xã hội hơn so với các công ty trong nước do công ty mẹ đã có cơ
sở thực hiện CSR rất tốt tại Nhật Bản. Tuy nhiên khi mở rộng sản xuất kinh doanh trên thị
trường Việt Nam, tập đồn Panasonic gặp khó khăn trong cơng tác CSR do sự khác biệt văn
hóa, con người và kế xã hội giữa Nhật Bản và Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng của
CSR đối với các doanh nghiệp và tính cấp thiết việc khắc phục những khó khăn trong cơng
tác CSR của tập đồn Panasonic Việt Nam, học viên quyết định chọn chủ đề: “Trách nhiệm
xã hội tại công ty trách nhiệm hữu hạn Panasonic Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của
mình.

1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận
văn
Trong phần này, tác giả giới thiệu một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
trách nhiệm xã hội chủ yếu được lấy từ các nguồn sách và các đề tài nghiên cứu, Website,
Báo và tạp chí. Hầu hết các cơng trình đều nghiên cứu ở tầm vĩ mơ, phân tích thực trạng
và đề xuất giải pháp cho cả hệ thống doanh nghiệp. Hầu như chưa có đề tài nào nghiên
cứu về doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Chính vì thế, thơng qua luận văn tác giả
muốn tìm hiều hoạt động CSR tại một cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty gặp
những thuận lợi và khó khăn gì để đưa ra một số giải pháp.


Cơ sở lý luận chung:


1.

1.1 Lịch sử hình thành và các khía cạnh của CSR:
Từ thời cổ đại đã ln có những mối quan hệ căng thẳng giữa 2 cực: một bên là
việc săn tìm các nguồn tài nguyên tự nhiên và một bên là đóng góp vào việc thỏa mãn
những nhu cầu của các dân tộc. Qua các thời đại, vấn đề TNXH đã dần đần được quan
tâm, nhiều tổ chức chức có quy mơ lớn đã được hình thành nhằm bảo vệ các vấn đề liên
quan đến trách nhiệm xã hội. Nhiều công ty đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề trách nhiệm
xã hội.
Các khía cạnh của CSR dược thể hiện rõ nét trong mơ hình Carroll. Theo đó CSR
bao gồm 4 khía cạnh:
+ Khía cạnh kinh tế
+ Khía cạnh pháp lý
+ Khía cạnh đạo đức
+ Khía cạnh lòng bác ái.
1.2 Quan điểm về CSR và một số quy tắc ứng xử:
Ngày nay có rất nhiều khái niệm về CSR. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết, tác giả
sử dụng định nghĩa dưới đây để định hướng cho phần nghiên cứu của mình. Giáo trình “
Văn hóa kinh doanh” – Chủ biên PGS-TS Dương Thị Liễu – (NXB Đại học Kinh tế quốc
dân – 2011), CSR được định nghĩa như sau như sau: “Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển bền vững của xã hội
thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an tồn lao
động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát
triển cộng đồng…theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã
hội”.
Có rất nhiều loại qua tắc ứng xử và được phân chia thành 3 nhóm quy tắc ứng xử:
Loại 1: Quy tắc của bên mua:
Loại 2: Chương trình cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp (bên bán)
Loại 3: Các loại quy tắc khác : quy tắc liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ



người lao động….
Các quy tắc ứng xử điển hình cụ thể:
* Bộ quy tắc SA 8000
* Bộ quy tắc ISO 14001.
* Bộ quy tắc WRAP
2.3.

Những nội dung cụ thể của CSR:

CSR bao gồm 3 nội dung chính:


CSR đối với người lao động



CSR đối với khách hàng



CSR đối với cộng đồng

3. Thực trạng hoạt động CSR của công ty TNHH Panasonic Việt Nam:
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH Panasonic Việt Nam:
Công ty TNHH Panasonic Việt Nam là công ty 100% vồn nước ngồi đến từ Nhật
Bản. Cơng ty chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2005 với sự thành lập
của Công ty Panasonic Việt Nam (PV) và giữ vai trị cơng ty chủ quản.
Năm 1971 Panasonic lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam với tên gọi
Công ty Vietnam National (NAVINACO). Năm 2005 công ty chủ quản Panasonic Việt

Nam chính thức được thành lập từ đó đến nay cơng ty ngày càng phát triển, thành lập
thêm nhiều công ty con và công ty thành viên. Cho đến ngày nay hệ thống công ty bao
gồm 2 chi nhánh, 2 văn phịng đại diện, 9 cơng ty thành viên
“Mục tiêu Quản trị Cơ bản của Panasonic là góp phần vào sự phát triển và tiến bộ
của xã hội và sự phồn vinh của nhân dân bằng các hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng
cao chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới.”
Cho đến nay, Panasonic Việt Nam đã hợp tác với nhiều đối tác trong khu vực và
trên thế giới như Tổng cục môi trường, tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam, các thế
vận hội trong nước và quốc tế, tổ chức di sản thế giới Unesco…

3.2. Quy tắc đạo đức tập đoàn Panasonc


Qua gần 100 năm hoạt động, dựa trên những tư tưởng chủ đạo của người sáng lập
Konosuke Matsushita về trách nhiệm xã hội, năm 1992, tập đoàn Panasonic đã xây dựng
một bộ quy tắc đạo đức chung của công ty. Sau đó được sửa đổi nhiều lần và cập nhật
mới nhất vào năm 2014 . Bộ quy tắc này chủ yếu đề cập đến trách nhiệm của Panasonic
đối với cộng đồng và xã hội.

3.3. Panasonic Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội
* CSR đối với người lao động
Là một doanh nghiệp hoat động trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của các cơ
quan chính phủ và nhà nước Việt Nam, Panasonic đã tuân thủ đầy đủ các luật về tiền
lương tối thiểu, số giờ làm công, luật lao động, đóng bảo hiểm, trợ cấp đầy đủ cho người
lao động Việt Nam. Khơng chỉ thế cơng ty cịn có các phúc lợi khác cho người lao động:
Chế độ tiền lương, thưởng và phụ cấp:
Thực hiện chế độ trả lương theo cấp bậc. Các nhân viên sẽ được chia thành các cấp
bậc khác nhau phụ thuộc vào năng lực, trình độ học vấn và kinh nhiệp làm việc. Cơng ty
có 2 loại thưởng là thưởng cố định nửa năm một lần và thưởng lợi nhận. Thưởng nửa
năm một lần được chia làm 2 lần trong năm. Mỗi nửa năm nhân viên sẽ được thưởng 1

tháng lương làm việc. Các khoản phụ cấp và cơng tác phí đều được cơng ty quy định rõ
ràng cụ thể và công khai đến từng nhân viên.
Đào tạo nhân viên và chế độ thăng tiến:
Việc tăng cấp bậc của mỗi nhân viên là kết quả của nhiều phía đánh giá và cả một
q trình đào tạo. Mỗi nhân viên trước khi được lên chức cần phải có được sự đề cử của
người quản lý trực tiếp, được cử đi học về các quy tắc đạo đức, về công ty, về những điều
bắt buộc mà một người quản lý phải làm được, trách nhiệm và nghĩa vụ khi được lên
chức
Chế độ ngày nghỉ:
-

Nghỉ phép

-

Ngày nghỉ đặc biệt

Môi trường làm việc:


Theo báo cáo năm 2014 Panasonic đứng thứ 6 trong top 100 nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam. Panasonic luôn đảm bảo môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Đặc biệt ở các
nhà máy, an tồn lao động ln được đặt ra hàng đầu
 CSR đối với khách hàng, thị trường và đối tác kinh doanh
Hoạt động CSR của Panasonic đối với khách hàng, thị trường và đối tác kinh doanh
dựa trên quan điểm của người sáng lập về 7 phương châm xử thế:
“ + Đóng góp cho xã hội”
“ + Công bằng và trung thực”
“ + Hợp tác và tinh thần đồng đội”
“ + Không ngừng nỗ lực và hoàn thiện”

“ + Lịch sự và khiêm tốn”
“+ Khả năng thích ứng”
“ + Lịng biết ơn”
Những nội dung cụ thể trong công tác thức hiện CSR của Panasonic Việt Nam:
-

Thông tin khách hàng và đối tác kinh doanh phải đảm bảo được bảo mật thông
qua việc đầu tư thay đổi hệ thống để nhận được chứng chỉ ISM, một chứng chỉ
về bảo mật thông tin.

-

Việc giao hàng được đảm bảo về thời gian giao hàng bằng việc quy định về
thời gian giao hàng tối đa đối với các khu vực thành thị và nông thôn.

-

Công tác dịch vục khách hàng được coi trọng
+ Thành lập 2 trung tâm dịch vụ khách hàng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. +
Đường dây nóng hoạt động 24/24.
+ Hình thức bảo hành điện tử nhanh gọn, chính xác

-

Thanh tốn đầy đủ và đúng hạn với nhà cung cấp.

 CSR đối với cộng đồng:
-

Xây dựng thương hiệu: “Một cuộc sống tốt đẹp hơn, Một thế giới tươi đẹp



hơn”
-

Thành lập trung tâm nghiên cứu cho toàn bộ các sản phẩm thuộc tập đồn tại
khu vực Đơng Nam Á tại Việt Nam Panasonic R&D Center Vietnam.

-

Thành lập trung tâm hoạt động hồn tồn phi lợi nhuận vì lợi ích cộng đồng
trung tâm Panasonic Risupia Việt Nam

-

Sản phẩm vì cộng đồng: Máy giặt, tủ lạnh, điều hịa….

-

Chương trình học bổng cho sinh viên có thành tích xuất sắc

-

Chương trinh trồng cây, qun góp vì cộng đồng, mơi trường.

-

Hoạt động từ thiện

3.4. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại cơng ty TNHH Panasonic

Việt Nam
Tuy có nhiều thành tựu về CSR tuy nhiên cơng ty cẫn cịn tồn tại những hạn chế.
Quy tắc đạo đức của tập đoàn tuy đầy đủ, cụ thể nhưng nhiều khoản vẫn chưa phù hợp
với điều kiện Việt Nam. Một số chính sách cho người lao động hay khách hàng và đối tác
kinh doanh vẫn cịn áp dụng q rập khn từ quy định của công ty chủ quản tại Nhật
Bản. Những hạn chế này là do sự khác biệt về văn hóa, con người, kinh tế, xã hội giữa
Việt Nam và Nhật Bản. Cơng ty có thực hiện một số giải pháp xử lý sự khác biệt này
nhưng vẫn chưa đạt được kế quả như mong đợi.

4. Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại Panasonic Việt Nam :
4.1 Định hướng chiến lược CSR của Panasonic Việt Nam
Là một thành viên của tập đoàn Panasonic toàn cầu, Panasonic Việt Nam nên xây
dựng phương trâm hoạt động theo nguyên tắc thực hiện CSR của tập đồn. Khơng chỉ sao
chép y ngun những ngun tắc của tập đồn mà phải có sự thay đổi, bổ xung sao cho
phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội tại Việt Nam. Nói cách khác, công ty cần
phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức ứng xử riêng khi áp dụng tại Việt Nam.

4.2 Một số biện pháp hoàn thiện việc thực hiện CSR của tập đoàn
Panasonic Việt Nam


-

Sửa đổi, bổ xung quy tắc đạo đức tập đoàn

-

Nâng cao trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Panasonic Việt Nam

-


Nâng cao trách nhiệm đối với khách hàng của Panasonic Việt Nam

-

Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng của Panasonic Việt Nam:

-

Hồn thiện cơng tác đào tạo, tuyên truyền về trách nhiệm xã hội:

-

Khắc phục những khó khăn do khác biệt về văn hóa, con người, kinh tế, xã hội:

-

Một số kiến nghị với Nhà nước

5. Những kết quả rút ra từ luận văn
+ Kết quả.
- Thơng qua những cơng trình đã nghiên cứu về trách nhiệm xã hội và sự tìm hiểu,
nghiên cứu của bản thân, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp
- Lấy một doanh nghiệp có kinh nhiệm trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để
tìm hiểu một cách nghiêm túc. Từ đó thấy được những điểm tốt cần học hỏi, thấy được
những hạn chế và khó khăn khi thực hiện CSR đặc biệt là với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Từ nguyên nhân của những hạn chế từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục
nhằm hồn thiện công tác CSR của doanh nghiệp
+ Hạn chế

- Do thời gian khơng nhiều, cộng với kinh nghiệm bản thân cịn non kém nên luận
văn của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của q thầy cơ và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.



×