Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp xây dựng xuân trường (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.7 KB, 7 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp là một quá trình gây
dựng lâu dài đi cùng với lịch sử phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, quan
niệm, tập quán truyền thống của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, thời kỳ hội nhập
và phát triển kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp càng có tầm quan trọng đặc biệt ảnh
hưởng khơng nhỏ đến uy tín, thương hiệu và sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
Cơ sở để doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường phát triển bền vững trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc duy trì
và phát triển hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về
VHDN tại doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, học viên còn thấy nhiều mặt hạn chế
cần phải bổ sung và hoàn thiện. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp
đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; xuất phát từ việc cần đẩy mạnh việc
phát triển VHDN của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, học viên quyết định chọn
chủ đề: “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
” làm luận văn thạc sỹ của mình.

1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Trong phần này, tác giả giới thiệu một số luận văn thạc sỹ, các bài báo khoa học,
các đề tài khoa học về văn hóa doanh nghiệp. Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đều
xây dựng cơ sở lý thuyết cho công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, nêu
được vai trị quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, các đặc điểm cũng như các yếu tố cấu
thành văn hóa doanh nghiệp. Sau đó phân tích thực trạng việc xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng, phát triển văn hóa cho
doanh nghiệp. Các cơng trình nghiên cứu này góp phần giúp tác giả Luận văn xây dựng
luận cứ khoa học và luận cứ thực tiễn cho Đề tài.
1.2 Hướng nghiên cứu của đề tài
Với mong muốn đưa ra hệ thống giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiê ̣p mang
tính đồng bộ, và có tính thực tiễn cao , để hồn chỉnh vấn đề nghiên cứu , đờ ng thời tìm ra



giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn tại doanh nghiê ̣p , trên cơ sở các khái niệm cơ bản
về văn hóa doanh nghiệp cùng các mơ hình và các bài học kinh nghiệm trong việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp trước đó, tác giả muốn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của
các cơng trình này cùng những kết quả nghiên cứu của bản thân để thực hiện đề tài. So
với các cơng trình nghiên cứu trước đó, luận văn của tác giả có những điểm bổ sung như
sau:
- Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề cụ thể về xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường. Phân tích thực trạng xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty hiện nay, cơng tác xây dựng văn hóa doanh
nghiệp hiện nay được triển khai thực hiện như thế nào, đã làm được những gì cũng
như các vấn đề cịn hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Từ những mặt cịn hạn chế trong cơng tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tác
giả đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Doanh
nghiệp xây dựng Xuân Trường

2. Cơ sở lý luận chung
2.1 Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp.
- Khái niệm văn hố doanh nghiệp: “Văn hố doanh nghiệp là tồn bộ những
nhân tố văn hoá được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt
động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
- Vai trị của văn hóa doanh nghiệp.
+ Văn hóa doanh nghiệp tạo hình ảnh riêng của doanh nghiệp
+ Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế thu hút nguồn nhân lực, tăng cường sự gắn bó
người lao động
+ Văn hóa doanh nghiệp tạo được tiền đề cho quá trình đổi mới
+ Văn hóa doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
+ Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
- Những quan niệm chung



Những quan niệm chung là những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có
tính vơ thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp. Trong bất cứ cấp độ văn
hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các
quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào
tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hố đó và trở thành điều mặc nhiên được
công nhận.
- Những giá trị được chia sẻ, được tuyên bố
Những giá trị được được chia sẻ, được tuyên bố thực hiện chức năng hướng dẫn
cho các thành viên trong tổ chức cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn
luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường của tổ chức. Các giá trị văn
hóa này được biểu hiện qua: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu mà tổ chức vươn tới; triết l‎ý
kinh doanh, thái độ đối xử với khách hàng; mối quan hệ qua lại, ứng xử giữa các thành
viên trong tổ chức; sự quan tâm, đối xử với người lao động trong tổ chức; vai trò, phẩm
chất của người lãnh đạo; các tiêu chuẩn trong việc thực thi nhiệm vụ của tổ chức cùng
các quan điểm về nghĩa vụ và trách nhiệm; phản ứng đối với các hành vi đi ngược lại
mục đích chung nhất của tổ chức.
- Các giá trị hữu hình
Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngồi dễ nhìn
thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mô
tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh
nghiệp. Bao gồm các hình thức cơ bản sau: Kiến trúc đặc trưng; lễ nghi, lễ kỷ niệm và
các hoạt động sinh hoạt văn hóa; ngơn ngữ, khẩu hiệu; biểu tượng, bài hát truyền thống,
đồng phục
Các nhân tố tác động đến phát triển văn hóa doanh nghiệp
Q trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu
dài và chịu tác động của nhiều nhân tố. Khi phân tích sâu hơn tác giả thấy văn hóa doanh
nghiệp chịu tác động trực tiếp của các nhân tố sau:
- Các nhân tố bên trong tác động đến văn hóa doanh nghiệp như: Nhà lãnh đạo;
những giá trị văn hóa học hỏi được.

- Các nhân tố tác động bên ngoài như: Văn hóa dân tộc; sự đối lập giữa chủ nghĩa


cá nhân và chủ nghĩa tập thể; sự phân cấp quyền lực; tính đối lập giữa nam quyền và nữ
quyền; tính cẩn trọng, mơi trường sản suất kinh doanh.
Một số nội dung chủ yếu để phát triển văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được xem xét như một phần khơng thể thiếu, đồng thời
cũng giữ vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Văn
hoá doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo yêu
cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy xây dựng và phát triển
văn hố doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh
nghiệp trong xu hướng phát triển hiện nay. Một số nội dung chủ yếu để phát triển văn
hóa doanh nghiệp như: Phát triển đội ngũ cán bộ quản trị; hoàn thiện cơ cấu tổ chức;
hoàn thiện các hệ thống chuẩn mực, các nội quy, quy đinh; phát triển các yếu tố hữu hình
của văn hóa doanh nghiệp.
2.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Trong mục này, tác giả có đề cập tới khái niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ,
các điều kiện và quy trình để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay chưa có một
khái niệm chính thức về xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng có thể hiểu xây dựng
văn hóa doanh nghiệp là việc sử dụng các nhân tố vào việc hình thành và tổ chức vận
hành doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, tác giả cũng mạnh dạn
đưa ra quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp rút ra từ việc tham khảo một số bước
xây dựng văn hóa doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu khác làm cơ sở lý luận đánh giá
thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp của DN Xuân Trường trong
chương 3 và chương 4.
3. Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp và việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại
doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
3.1 Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
Khái quát về thông tin doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển là nội
dung được trình bày trong mục này. Với những nội dung trên, người đọc có thể hình

dung một cách tổng quan về doanh nghiệp Xuân Trường.


3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp của Doanh nghiệp xây dựng Xuân
Trường
Những quan niệm chung
Những quan niệm chung về văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp Xuân Trường
bao gồm:
Các giá trị cốt lõi: Tạo lập và gia tăng giá trị bền vững, chú trọng đáp ứng khách
hàng bằng chất lượng sản phẩm, hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc, học hỏi, sáng
tạo để vươn tới sự hoàn thiện, hợp tác, tin cậy là động lực của thành công.
Những giá trị được tuyên bố: bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược
tăng trưởng.
Những giá trị hữu hình: được hình thành từ các yếu tố logo, khẩu hiệu, đồng
phục, các hoạt động xã hội.
3.3 Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp Xuân Trường
Trong mục này, tác giả có đi sâu và phân tích thực trạng của việc đảm bảo các
điều kiện trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sau đó tác giả có tiến hành khảo sát
chung về việc đánh giá các giá trị văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp Xuân Trường
theo ba cấp độ là các giá trị hữu hình, các giá trị được chia sẻ, các quan niệm chung, các
đánh giá này được thực hiện bởi tồn bộ nhân viên cơng ty. Tiếp theo,tác giả phân tích
đánh giá việc áp dụng quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp Xuân
Trường trong 5 năm vừa qua từ năm 2010 tới năm 2014 để chỉ ra những những vấn đề
đang tồn tại trong việc áp dụng quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại doanh
nghiệp Xuân Trường.
3.4 Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
Tác giả đã chỉ ra những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được hoặc còn
hạn chế trong thời gian vừa qua. Để đưa ra được những nhận định trên, tác giả có bám sát
vào những giá trị văn hóa đang tồn tại của doanh nghiệp, phân tích những gì đã làm và

chưa làm được. Đồng thời tác giả cũng đánh giá những việc đã và chưa làm được trong
việc đảm bảo điều kiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quy trình xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tại doanh nghiệp Xuân Trường.


4. Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp xây dựng Xuân
Trường
4.1. Sự cần thiết hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Doanh nghiệp xây dựng Xuân
Trường
Ngày nay, trong điều kiện tồn cầu hố kinh tế mạnh mẽ, văn hoá doanh nghiệp
được xem xét như một phần khơng thể thiếu, đồng thời cũng giữ vị trí rất quan trọng
trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu có thể ví thương hiệu là tài sản
của doanh nghiệp thì chúng ta có thể ví văn hố doanh nghiệp là những vật dụng đặc biệt
để bảo vệ và cất giữ tài sản đó.
Xây dựng văn hố doanh nghiệp vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng phát triển hiện nay. Văn hoá doanh
nghiệp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh theo yêu
cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Xuấ t phát từ xu hướng phát
triể n chung của văn hoá doanh nghiêp và nhu cầ u nô ̣i ta ̣i của
Doanh nghiệp xây dựng
Xuân Trường, rõ ràng DN cần phải xây d ựng hoàn thiê ̣n những giá tri ̣văn hóa của min
̀ h.
Trong đó cầ n tâ ̣p trung vào viê ̣c xác đinh
ựng văn hóa Doanh
̣ rõ đươ ̣c quy trin
̀ h xây d
nghiệp xây dựng Xuân Trường và chuẩn bị nguồn lực để thực hiện triển khai văn hóa
doanh nghiê ̣p. Chỉ khi sẵn sàng được như vậy, thì mới có cơ sở để đưa Doanh nghiệp xây
dựng Xuân Trường phát triển bền vững trong tương lai.
4.2 Các điều kiện, tiền đề khi triển khai các giải pháp xây dựng VHDN của Doanh

nghiệp xây dựng Xuân Trường
Từ những vấn đề đang tồn tại trong việc đảm bảo yêu cầu để triển khai xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, tác giả có đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo được việc xây
dựng văn hóa doanh nghiệp lần sau được thực hiện trong điều kiện tốt hơn.
4.3 Giải pháp xây dựng VHDN cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường
Từ thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trên cơ sở những yếu tố cấu thành
VHDN, tác giả chỉ ra những hạn chế, qua đó rút ra được những giải pháp cụ thể để xây
dựng VHDN cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường bao gồm: giải pháp về đào tạo
và tuyển dụng, nhóm giải pháp về truyền thơng, tổ chức các lễ nghi, lễ hội và hoạt động
tập thể, xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình, kỷ luật.




×