Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bài thu hoạch tqdl bảo tàng chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.69 KB, 6 trang )

1. Giới thiệu về bảo tàng
1.1. Vị trí:
Tọa lạc ở số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch
Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ
thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000
m².

1.2. Lịch sử:
Tồ nhà đầu tiên của Bảo tàng được xây dựng vào năm 1915. Thật ra, hơn 20 năm trước
đó, nhiều hiện vật điêu khắc Chăm tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các
tỉnh lân cận đã được tập trung về địa điểm này, với tên gọi là “công viên Tourane”.
Ý tưởng về xây dựng ở Đà Nẵng một nhà bảo tàng cho các tác phẩm điêu khắc Chăm
đã manh nha từ năm 1902 với một đề án của của Trường Vin ụng Bỏc C ca Phỏp
(L' ẫcole Franỗaise d' Extrờme - Orient, viết tắt là EFEO), trong đó có sự đóng góp lớn
của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của EFEO. Toà nhà đầu tiên được xây
dựng theo thiết kế của hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, trên cơ sở gợi
ý của Parmentier về việc sử dụng một số đường nét của kiến trúc Chăm; và mặc dù đã
trải qua nhiều lần mở rộng nhưng toàn bộ toà nhà và phong cách kiến trúc ban đầu của
bảo tàng vẫn còn giữ lại cho đến ngày nay
Lần mở rộng thứ nhất được tiến hành vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ
để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930.
Khơng gian của tồ nhà bảo tàng gần 1000 m 2 đã được bố trí thành những khu vực
trưng bày, gồm các Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ Sơn , Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp
Mẫm và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Năm 2002, một
tịa nhà 2 tầng được xây nối thêm vào phía sau , tăng thêm hơn 1000 m 2 để trưng bày các
hiện vật sưu tầm sau năm 1975.
Từ năm 2005, một kế hoạch nâng cấp bảo tàng đã được khởi động. Hai phòng Mỹ Sơn
và Đồng Dương được cải tạo và khánh thành năm 2009. Đến năm 2016, thành phố Đà
Nẵng đầu tư trùng tu tồn diện các tịa nhà và chỉnh lý, nâng cấp các phòng trưng bày
nhằm tạo sự liên kết các tòa nhà của bảo tàng trong một lộ trình tham quan tổng thể.
Năm 2011, Bảo tàng đã được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam,


khẳng định vai trị và những đóng góp của Bảo tàng Điêu khắc Chăm trong cơng tác
bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
2. Giá trị tài nguyên du lịch của bảo tàng điêu khắc Chăm:
…. gồm các Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ Sơn , Phòng Đồng Dương, Phòng Tháp Mẫm
và các hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum.
2.1. Phịng Trà Kiệu:
Di tích Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam;
cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 50 km về phía nam.
Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà sưu tầm đã tìm
thấy ở khu vực này một số hiện vật điêu khắc đá thuộc văn hóa


Champa, bao gồm các mảnh vỡ của đài thờ, một chiếc linga và những
phù điêu trang trí. Trong hai năm 1927-1928, Trường Viễn Đông Bác
Cổ Pháp đã tiến hành khai quật tại Trà Kiệu, phát hiện nhiều hiện vật
điêu khắc cùng với nền móng các đền tháp và dấu vết các tường
thành. Một số nhà nghiên cứu xác định Trà Kiệu từng là kinh đô của
vương quốc Champa, tương ứng với tên gọi Simhapura được nhắc đến
trong một vài văn bia Chăm.
Phần lớn hiện vật trong bộ sưu tập Trà Kiệu được xác định niên đại vào
khoảng thế kỷ X - XI, nhưng cũng có hiện vật được số đơng các nhà
nghiên cứu xác định vào thế kỷ V - VI hoặc cũng có hiện vật đang cịn
những ý kiến xác định niên đại khác xa nhau đến 3 – 4 thế kỷ. Đặc
điểm nghệ thuật của hiện vật Trà Kiệu có nét chung là tính mềm mại,
sống động, và cũng hết sức đa dạng về trang phục, trang sức, động
tác.
2.2. Phòng Mỹ Sơn
Mỹ Sơn từng là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng của vương quốc
Champa, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam ngày nay. Tại đây có trên 70
ngơi tháp, phần lớn được xây dựng để thờ thần Siva.

Qua các đợt khai quật và nghiên cứu đầu tiên vào những năm 1903 –
1904, người ta đã sắp xếp các ngơi tháp ở Mỹ Sơn thành các nhóm,
dùng chữ cái đặt tên cho các nhóm tháp và chữ số đặt tên cho từng
ngơi tháp trong nhóm, ví dụ ngơi tháp trung tâm của nhóm tháp chính
được gọi tên là tháp A1.
Theo văn bia, tại Mỹ Sơn có thể đã có những ngôi tháp đầu tiên xây
dựng từ khoảng thế kỷ IV hoặc V, nhưng đến nay chỉ còn lại các cơng
trình kiến trúc có niên đại sớm nhất là khoảng thế kỷ VII (như nhóm
tháp E). Đa số các cơng trình được bảo tồn tốt nhất có niên đại từ thế
kỷ X đến XI (các nhóm A, B, C, Đ). Những ngôi tháp được xây dựng
muộn nhất tại Mỹ Sơn là vào khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XIII (nhóm
tháp G và tháp trung tâm của nhóm B).
Những hiện vật trưng bày tại phòng Mỹ Sơn tiêu biểu cho nhiều phong
cách trong quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm.
2.3. Phòng Đồng Dương:
Đồng Dương là một trung tâm Phật giáo của Champa, nằm ở vùng
đồng bằng, cách thung lũng Mỹ Sơn khoảng 20km về phía nam.
Theo văn bia, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây dựng ở Đồng
Dương một cơng trình gồm tu viện và đền tháp để thờ Bồ tát
Laksmindra Lokesvara, một dạng của Bồ tát Quán thế âm. Các kiến


trúc được bao bọc bởi những vịng thành hình chữ nhật, nối tiếp nhau
theo trục đơng – tây. Mỗi vịng thành có một tháp cổng mở về hướng
đơng, hai bên cổng có các tượng thần hộ pháp canh giữ.
Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo tại Đồng Dương cho thấy sự phát
triển của Phật giáo Đại thừa tại Champa. Mặc dù có một số nét ảnh
hưởng từ Trung Hoa, Ấn Độ và các nước lân cận, kiến trúc và điêu
khắc Đồng Dương mang đậm yếu tố bản địa, đã tạo nên một phong
cách độc đáo, giàu ấn tượng trong nghệ thuật Chăm.

Khu di tích này được nghiên cứu và khai quật vào mùa thu năm 1902.
Đến nay, di tích Đồng Dương hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn bởi
thời gian và chiến tranh, nhưng những hiện vật trưng bày ở đây cho ta
hình dung phần nào sự nguy nga, tráng lệ của khu đền tháp và Phật
viện này.
2.4. Phòng Tháp Mẫm
Tháp Mẫm là tên gọi một di tích Chăm đã đổ nát, nằm ở xã Nhơn
Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Một cuộc khai quật quy mơ lớn
đã được tiến hành tại vị trí này vào năm 1934, phát hiện nền móng
một quần thể nhiều tháp trong một khu vực có tường bao quanh. Niên
đại của di tích Tháp Mẫm được xác định vào khoảng thế kỷ XII - XIII.
Khối lượng hiện vật thu thập được trong cuộc khai quật năm 1934 lên
đến 58 tấn, bao gồm những tượng kích thước lớn và nhiều bộ phận
trang trí kiến trúc bằng đá. Một cuộc khai quật khác được tiến hành
tại đây vào năm 2011 và cũng phát hiện thêm một số hiện vật tương
tự.
Phong cách nghệ thuật của các hiện vật thu thập từ di tích Tháp Mẫm
có nét chung ở tính phức tạp, tỉ mỉ, nhưng rơi vào khuôn mẫu, thiếu
vẻ mềm mại, linh hoạt. Danh xưng “Tháp Mẫm” sau đó đã được dùng
để đặt tên cho một phong cách nghệ thuật Chăm có cùng đặc trưng
với nhóm hiện vật này.
Sau giai đoạn Tháp Mẫm, nghệ thuật điêu khắc Chăm từng bước suy
thối dần.
2.5. Phịng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế nằm về phía bắc
đèo Hải Vân, là vùng cực bắc của vương quốc Champa xưa. Ở khu vực
này hiện cịn một ngơi tháp Chăm nhỏ, được phát hiện vào năm 2001


tại thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên

Huế.
Mặc dù khơng có nhiều đền tháp cịn đứng vững trên mặt đất, nhưng
vẫn cịn tìm thấy ở khu vực bắc Champa nhiều dấu tích nền móng,
hiện vật điêu khắc và một số văn bia. Các văn bia có niên đại từ thế
kỷ 6 đến thế kỷ 10 nói đến việc xây dựng các đền tháp thờ thần Siva
cũng như các cơng trình Phật Giáo. Phong cách nghệ thuật của điêu
khắc cho thấy tính thống nhất của khu vực này với vùng lân cận phía
nam, Đà Nẵng và Quảng Nam, trong các thế kỷ IX - X.
2.6. Phòng Đà Nẵng:
Bộ sưu tập Đà Nẵng gồm nhiều hiện vật được sưu tầm trước năm
1975 từ các di tích Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương.
Những cuộc khảo sát trong 40 năm qua, sau 1975, đã phát hiện thêm
nhiều hiện vật và dấu vết kiến trúc thuộc thời kỳ Champa ở các địa
phương khác của thành phố Đà Nẵng, như các di tích An Sơn, Kh
Trung, Gị Đùi. Đặc biệt các cuộc khai quật khảo cổ trong các năm
2012- 2014 tại di tích Phong Lệ và Cấm Mít đã phát hiện những hiện
vật mang ý nghĩa tín ngưỡng tại các lịng tháp Chăm sâu dưới mặt
đất.
Những hiện vật điêu khắc, văn bia và dấu vết kiến trúc cho thấy khu
vực Đà Nẵng là một vùng phát triển về kinh tế và giao thương của
vương quốc Champa trong các thế kỷ IX đến XIII.
2.7. Phòng Quảng Nam:
Địa bàn tỉnh Quảng Nam là một trung tâm quan trọng của vương quốc
Champa. Nhiều khu di tích lớn đã được tìm thấy tại các địa phương
của Quảng Nam, gồm kinh thành Trà Kiệu, thánh địa Mỹ Sơn, Phật
viện Đồng Dương. Số lượng hiện vật thu thập được tại các di tích này
rất lớn và được trưng bày độc lập tại các Phòng Trà Kiệu, Phòng Mỹ
Sơn và Phịng Đồng Dương.
Ngồi ra, ở Quảng Nam cịn có nhiều di tích khác; một số di tích đã
được khảo sát, nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX, một số được phát hiện và

tiếp tục khai quật sau năm 1975, bao gồm các di tích Khương Mỹ, An
Mỹ, Phú Hưng, Chiên Đàn. Các bộ sưu tập từ các di tích này thể hiện
bức tranh đa dạng về nghệ thuật điêu khắc Chăm với nhiều phong


cách nghệ thuật phát triển tập trung tại một địa bàn qua nhiều thời kỳ
của vương quốc Champa.
2.8. Phòng Quảng Ngãi:
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay khơng cịn thấy các tháp
Chăm nhưng từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ đã khảo sát và phát
hiện những di tích Chăm ở các địa phương của tỉnh Quảng Ngãi, như ở
Đông Phúc, Phú Thọ, Cổ Lũy, Châu Sa.
Đặc biệt, cuộc khai quật năm 1904 tại di tích Chánh Lộ đã phát hiện
dấu vết một khu đền tháp lớn, có niên đại vào khoảng thế kỷ XI cùng
với nhiều hiện vật. Đầu năm 2017, một nền móng tháp Chăm được
phát hiện ở núi Thiên Bút, gần với di tích Chánh Lộ.
2.9. Phịng Bình Định – Kom Tum:
Tỉnh Bình Định cách thành phố Đà Nẵng khoảng 300 km về phía nam.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng địa bàn tỉnh Bình Định ngày nay từng
là một trung tâm quan trọng của vương quốc Champa, được nhắc đến
trong một số văn bia với tên gọi Vijaya.
Tại Bình Định có những ngơi tháp Chăm cịn đứng vững cho đến ngày
nay, gồm các nhóm tháp Cánh Tiên, Thủ Thiện, Dương Long, Bình
Lâm, Hưng Thạnh. Ngồi ra tại Bình Định cịn có nhiều phế tích Chăm,
trong đó phế tích Tháp Mẫm đã được khai quật vào các năm 1934 và
2011, phát hiện nhiều tượng thần và tượng vật linh kích thước lớn.
Bên cạnh gian trưng bày dành riêng cho bộ sưu tập Tháp Mẫm, các
hiện vật từ các di tích khác thuộc tỉnh Bình Định được trưng bày
chung trong gian trưng bày Bình Định – Kon Tum. Hầu hết các hiện vật
sưu tầm từ Bình Định đều có niên đại từ thế kỷ XII về sau. Hiện vật từ

địa bàn Kon Tum có niên đại muộn nhất trong bộ sưu tập điêu khắc đá
của Bảo tàng Chăm (thế kỷ XIV - XV).
2.10. Phòng Văn khắc:
Văn khắc Champa đã được tìm thấy tại một số vách đá, trên các chi
tiết trang trí kiến trúc, trên các bệ tượng thần và trên các vật dụng
bằng kim loại hoặc bằng đất nung. Tuy nhiên các bản văn quan trọng
và chi tiết chủ yếu được khắc trên các tấm bia đá. Bia đá thường được
dựng trước các ngôi tháp thờ các vị thần Hindu giáo hoặc Phật giáo,
ghi lại việc xây dựng, trùng tu đền tháp cũng như việc dâng cúng đất
đai hoặc giao người trông coi các ngôi đền tháp. Các văn bản khắc
trên bia thường nhân danh các vị vua, các người trong hoàng tộc hoặc
quan lại cao cấp; nội dung văn bia cho chúng ta biết những thông tin


về đời sống xã hội và tín ngưỡng của vương quốc Champa cũng như
mối quan hệ của Champa với các nước láng giềng.
Niên đại ghi trên các văn bia là cơ sở quan trọng để xác định thời kỳ
xây dựng các ngơi tháp cũng như giúp suy đốn niên đại của các hiện
vật điêu khắc gắn liền với các công trình kiến trúc.
Các văn bia trước thế kỷ X sử dụng tiếng Sanskrit và dùng hệ thống
chữ viết Brahmi (chữ Phạn). Từ thế kỷ X về sau, tiếng Chăm cổ được
sử dụng thay thế dần cho tiếng Sanskrit trên các văn bia.

3. ..

Đất nước ta, ngoài những tài nguyên du lịch tự nhiên hùng vĩ, nổi tiếng, thì
với lợi thế bề dày lịch sử cùng với nền văn hóa lâu đời, đa dạng, đậm đà bản
sắc dân tộc, việc phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn là thực sự nên
làm và cần thiết. Qua việc tìm hiểu từng phòng trưng bày, từng hiện vật tiêu
biểu của bảo tàng, ta có thể thấy, Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một

tài nguyên du lịch thực sự có tiềm năng, thậm chí cịn có thể được gọi là „gà
đẻ trứng vàng“ của thành phố. Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc
Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo. Đến
bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một vương quốc đã biến mất
các đây hàng trăm năm. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng
hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo,... tất cả đều sống động, chi tiết. Từ đó mới
thấy nền lịch sử, văn hóa của dân tộc thật phong phú và có nhiều ẩn số thú vị
cần được tiếp tục khám phá. Vì vậy, việc đưa bảo tàng vào các tour du lịch
có một ý nghĩa nhất định: một là có thể làm phong phú các tài nguyên du
lịch, phát triển nhiều hơn nữa các loại hình du lịch nhân văn, hai là thơng
qua các bảo tàng, chúng ta có thể gửi đến bạn bè quốc tế nhiều thơng điệp về
lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Đà Nẵng nói riêng cũng như của
dân tộc Việt Nam nói chung.



×