Tải bản đầy đủ (.doc) (201 trang)

Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay Thực trạng và xu hướng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TƠ PHƯƠNG OANH

PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TƠ PHƯƠNG OANH

PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐÌNH TẤN

HÀ NỘI – 2018


3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong
luận án chưa từng được cơng bố ở bất cứ cơng trình khoa học nào
khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể Thầy cơ của Viện
Xã hội học – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tơi hồn thành Luận án Tiến sỹ một cách thuận lợi nhất.
Đặc biệt hơn nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS,TS Nguyễn
Đình Tấn – người hướng dẫn khoa học của tôi – Một người Thầy, một nhà
khoa học trách nhiệm, nghiêm túc, nhiệt huyết giúp tôi vững vàng trong suốt
thời gian thực hiện luận án vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ lãnh đạo và
nhân dân thành phố Hải Dương đã hỗ trợ và hợp tác trong việc cung cấp
thông tin điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè, đồng nghiệp đã ln bên cạnh khích lệ, động viên để tơi có thể hồn
thành luận án của mình.
Do hạn chế về thời gian và trình độ năng lực nên trong quá trình thực
hiện luận án, tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây tơi rất
mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các nhà khoa học để luận án
được hoàn thiện tốt nhất.
Xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 201

Nghiên cứu sinh

Tô Phương Oanh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG

14

XẪ HỘI
1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

21

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

43

2.1. Khái niệm phân tầng xã hội
2.2. Những chỉ báo đo lường về phân tầng xã hội

49


2.3. Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài

56

2.4. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phân tầng xã hội và quan điểm của

61

Đảng ta về Phân tầng xã hội
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI

76

DƯƠNG
3.1. Tình hình kinh tế xã hội và một vài nét về phân tầng xã hội hiện nay
3.2. Thực trạng phân tầng xã hội trên một số l nh vực tại địa bàn điều tra

86

Chương 4: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG PHÂN TẦNG XÃ

123

HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
4.1. Một số yếu tố tác động đến phân tầng xã hội trên địa bàn điều tra
4.2. Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương

137

4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mặt tích cực và hạn chế mặt


154

tiêu cực của phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương
KẾT LUẬN

166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

170

CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

171

PHỤ LỤC

182


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
iểu 3.1: Loại nhà ở của người dân khu vực điều tra........................................................86
iểu 3.2: Đất nhà khác 3 phường thuộc Thành phố Hải Dương....................................... 88
iểu 3.3: Thu nhập bình qn đầu người/tháng theo 5 nhóm............................................92
iểu 3.4: Mức sống theo đánh giá của hộ gia đình............................................................93
iểu 3.5: Số hộ nghèo theo các năm của thành phố Hải Dương....................................... 95
iểu 3.6: Quản lý lãnh đạo trong các tổ chức....................................................................97
iểu 3.7: Đánh giá bộ máy lãnh đạo tại địa phương........................................................107

iểu 3.8: Khi có ý kiến trao đổi đề xuất thì ơng/bà thường.............................................111
iểu 3.9: Đánh giá ý kiến được tôn trọng/lắng nghe hay không..................................... 112
iểu 3.10: Đồng ý với mệnh đề nào nhất giữa mối quan hệ 3 mặt..................................120
iểu 4.1: Giới tính tham gia đóng góp ý kiến..................................................................124
iểu 4.2: Nhóm tuổi tham gia đóng góp ý kiến ở địa phương.........................................128
iểu 4.3: Thu nhập bình qn đầu người/tháng giữa các nhóm theo năm...................... 138
iểu 4.4: Mức sống của 3 phường so với 10 năm trước..................................................139
iểu 4.5: Hoạt động bộ máy lãnh đạo địa phương so với 5 năm trước........................... 142
iểu 4.6: Hoạt động bộ máy lãnh đạo địa phương so với 10 năm trước......................... 143
iểu 4.7: Xu hướng đánh giá về tiêu chí ưu tiên của người uy tín..................................147


DANH MỤC BẢNG BIỂU
ảng 3.1: Loại nhà ở theo Phường thuộc thành phố Hải Dương.......................................87
ảng 3.2: Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền qua các năm (%).................................................. 89
ảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở Hải Dương........................................911
ảng 3.4: Nguồn sống chính hộ gia đình 3 phường Hải Dương....................................... 94
ảng 3.5: Đánh giá bản thân có quyền lực nào hay không? (%).......................................98
ảng 3.6: Mức độ sử dụng các quyền lực (%)...................................................................99
ảng 3.7: Yếu tố cần thiết của người có quyền lực (%).................................................. 100
Bảng 3.8: Đánh giá lãnh đạo, quản lý địa phương có các hiện tượng (%)...................... 103
Bảng 3.9: Người có uy tín thuộc đối tượng nào?.............................................................109
Bảng 3.10: Người có uy tín thuộc thành phần kinh tế nào?.............................................110
ảng 3.11: Tiêu chí ưu tiên của người có uy tín trong cộng đồng...................................110
ảng 3.12: Người dân tham gia đóng góp cho địa phương (%)...................................... 113
Bảng 3.13: Những người nào được địa phương tơn trọng, kính nể.................................115
ảng 3.14: Mức sống và người có quyền ảnh hưởng đến người có uy tín......................118
ảng 3.15: Người có uy tín và quyền lực ảnh hưởng đến mức sống khá........................119
ảng 3.16: Mức sống và người có uy tín ảnh hưởng đến người có quyền......................120
ảng 4.1: Mức sống phân theo giới khu vực điều tra......................................................123

ảng 4.2: Đánh giá 2 giới về thực hiện quyền lực của bản thân..................................... 124
ảng 4.3: Giới tính đánh giá người được tơn trọng/ kính nể...........................................125
ảng 4.4: Đánh giá mức sống gia đình theo nhóm tuổi...................................................126
Bảng 4.5: Nhóm tuổi với việc đánh giá bản thân có quyền lực.......................................127
ảng 4.6: Nhóm tuổi với tiêu chí ưu tiên người uy tín....................................................129
Bảng 4.7: Nhóm tuổi đánh giá người được tơn trọng/ kính nể........................................ 130
ảng 4.8: Nghề nghiệp và mức sống hộ gia đình............................................................131
ảng 4.9: Nghề nghiệp và tham gia phát biểu ý kiến cộng đồng.................................... 132
ảng 4.10: Nghề nghiệp với các nhóm đánh giá quyền lực............................................ 133
Bảng 4.11: Nghề nghiệp với những người được tơn trọng, kính nể................................ 134
ảng 4.12: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến người có uy tín......................................136
ảng 4.13: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến người có quyền lực............................... 137
ảng 4.14: Ý kiến về xu hướng khoảng cách giàu nghèo khu điều tra........................... 138
ảng 4.15: Xu hướng chủ yếu về nguồn thu nhập của người dân...................................141


ảng 4.16: Xu hướng những người ngày càng có quyền lực trong cộng đồng....................145
ảng 4.17: Xu hướng người có quyền lực chủ yếu......................................................... 146
ảng 4.18: Xu hướng chủ yếu của uy tín........................................................................ 147
ảng 4.19: Những người giàu có, thành đạt ở địa phương..............................................149
ảng 4.20: Mức độ ủng hộ với những trường hợp.......................................................... 150
ảng 4.21: Xu hướng phân tầng nào là chủ yếu..............................................................152


9
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


Việt Nam là đất nước đã trải qua 30 năm đổi mới, thực hiện chuyển
đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp, khép kín sang nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ ngh a, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế. Q trình
đó, một mặt, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, góp phần cải thiện, nâng
cao mức sống của nhân dân, cải thiện mơi trường đầu tư, thực hiện có hiệu
quả cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo được thế giới ghi nhận và đánh giá cao,
đồng thời qua đó nâng cao vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế. Nhưng
mặt khác, cũng bộc lộ những mặt trái, những hệ quả xã hội không mong
muốn cần tập trung giải quyết. Một trong những hệ quả đó là vấn đề phân
tầng xã hội, gắn với nó là bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo và
những hiện tượng tiêu cực khác đe dọa sự ổn định xã hội, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của đất nước.
Chúng ta đều hiểu rằng, dù muốn hay không muốn phân tầng xã hội
đã tồn tại từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây trên phạm vi tồn thế giới, khơng
trừ một quốc gia nào và lẽ d nhiên Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Trước hết phải thừa nhận phân tầng xã hội nảy sinh là do có sự tồn tại của
hiện tượng bất bình đẳng tức là sự khơng ngang bằng nhau giữa các thành
viên trong xã hội về mặt năng lực, thể chất, trí tuệ, điều kiện, cơ may, thêm
vào đó là sự phân công lao động xã hội về mặt nghề nghiệp và những vị thế
xã hội chiếm ưu thế. Chính sự tồn tại khách quan, tự nhiên, phổ biến của hai
hiện tượng xã hội đã luôn làm nảy sinh hiện tượng phân tầng xã hội. Đến
lượt nó, phân tầng xã hội lại tác động trở lại xã hội một cách tích cực hoặc
tiêu cực.
Việt Nam là một quốc gia có chế độ chính trị tiến bộ, hệ thống pháp
luật và các chính sách kinh tế xã hội khơng ngừng được quan tâm, đổi mới,


hoàn thiện. Việt Nam đang xây dựng và phát triển một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ ngh a dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của

một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Việt Nam đang hết sức
tích cực đổi mới thể chế chính sách, giảm thiểu các thủ tục hành chính, minh
bạch hóa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta quyết tâm
thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo sự “phù hợp giữa vai trị thực tiễn của
cá nhân, nhóm, xã hội với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và
ngh a vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội
ác và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội” [103].
Trong thời gian qua, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội đã trở
thành những vấn đề xã hội bức thiết được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan
tâm giải quyết. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu và đánh
giá cho đúng về hiện tượng phân tầng xã hội, chúng ta cần nhìn nhận phân
tầng xã hội trên nhiều khía cạnh và hiểu được mối quan hệ đan cài của
những khía cạnh ấy. Phân tầng xã hội dựa trên ba nền tảng cơ bản là địa vị
kinh tế, địa vị chính trị và địa vị xã hội. Các loại địa vị này có quan hệ mật
thiết và chi phối ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một tổng thể đa dạng khi phân
tích về hiện tượng phân tầng xã hội.
Phân tầng xã hội là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, cần thiết cho
trật tự xã hội hay bất cập, phương hại đến sự phát triển của xã hội. Muốn
hiểu cho đúng, cho trúng cần phải bóc tách một cách rõ ràng khái niệm phân
tầng xã hội để từ đó phân tích và lý giải về hiện tượng này một cách thấu đạt
với mục đích hướng phân tầng xã hội gắn với công bằng xã hội, phát triển xã
hội. Với lý giải các chiều cạnh trong nghiên cứu về phân tầng xã hội, cần
bóc tách phân tầng xã hội thành hai khái niệm phân tầng xã hội hợp thức và
phân tầng xã hội khơng hợp thức. Với cách phân tích khá rõ ràng và cụ thể
này đã giúp cho phân tầng xã hội trở thành một hiện tượng được hiểu và
nhìn nhận đa chiều, sâu sắc. Lý giải tính hợp lý, tích cực của hiện tượng


phân tầng xã hội hợp thức trong sự vận động không ngừng của lịch sử; đồng
thời cũng khẳng định mặt bất ổn và tính phi lý của hiện tượng phân tầng xã

hội không hợp thức cần phải loại trừ khi muốn xây dựng sự ổn định của
quốc gia.
Thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương nằm trên trục quốc lộ 5, trục
giao thông động lực quốc gia, cách Thủ đô Hà Nội 57 km và cách thành phố
Hải Phòng 45 km. Thành phố Hải Dương hiện có 17 phường và 4 xã, đây là
trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Hải
Dương, có vị trí trung độ của tỉnh nên càng có lợi thế trong việc phát huy
tính chất của một đơ thị hành chính, kinh tế và là hạt nhân thúc đẩy q trình
đơ thị hóa của tỉnh Hải Dương. Thành phố Hải Dương nằm trong vùng đồng
bằng sông Hồng rộng lớn, vùng kinh tế trọng điểm ắc ộ. Vùng đất này
giàu về năng lượng và tiềm năng du lịch, nhiều khu vực phát triển năng động
với gia tốc lớn. Đây đang là vùng phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu (3 khu công
nghiệp Đại An, Nam Sách, Kenmark và 4 cụm cơng nghiệp Tây Ngơ Quyền,
Việt Hịa, a Hàng, Cẩm Thượng), trung tâm thương mại, du lịch, y tế, đào
tạo tầm cỡ quốc gia. Thành phố Hải Dương đã triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010 - 2015) trong bối cảnh có nhiều
thuận lợi cũng khơng ít khó khăn. Song với sự quan tâm lãnh đạo của các
cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ của các sở,
ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, thành phố đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ như kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật
tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
được nâng lên. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phân cấp thẩm quyền và
trách nhiệm của thành phố trong công tác quản lý đô thị và quản lý đầu tư
xây dựng chưa đầy đủ, thiếu cụ thể nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư cho các
cơng trình, dự án phát triển đơ thị cịn nhiều bất cập. Cơng tác tun truyền,


phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước còn hạn chế, chưa thật hiệu quả. Một số cấp ủy, chính quyền thiếu chủ

động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố đa số có quy mơ nhỏ, nguồn lực yếu, chậm cải tiến cũng như
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đời sống người dân cịn gặp
khó khăn và chưa bắt kịp với xu hướng hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Có thể thấy rằng, các chính sách kinh tế xã hội (KTXH) đổi mới tạo ra
nhiều vận hội, cơ may cho các cá nhân, gia đình song trong q trình biến
chuyển, khơng phải mọi cá nhân, gia đình đều kịp thời nhận thức ra, cũng
như hội đủ các điều kiện để tiếp nhận và khai thác các vận hội và cơ may đó,
thậm chí cịn đi chậm trễ và lạc hướng, chệch đường. Trong điều kiện tình
hình thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, để thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong ổn định kinh tế v mô, bảo đảm an sinh xã
hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, thành phố Hải Dương cần tập trung đẩy
nhanh thực hiện 3 khâu đột phá, gắn với việc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển
đổi mơ hình tăng trưởng, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra,
làm tiền đề cho bước phát triển nhanh và vững chắc hơn cho giai đoạn sau.
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố
Hải Dương cần tích cực, chủ động tổ chức, lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả những mục tiêu, chương trình hành động cụ thể, phù hợp điều kiện,
hồn cảnh địa phương để tạo điều kiện cho phân tầng xã hội (PTXH) hợp thức
phát triển và hạn chế mặt tiêu cực của PTXH không hợp thức.
Những nghiên cứu trước đây về PTXH chỉ dừng lại nghiên cứu PTXH
trên khía cạnh kinh tế (phần lớn là phân tầng về mức sống); ở đây có sự né
tránh những khía cạnh khá nhạy cảm như PTXH về mặt quyền lực và PTXH
về mặt uy tín. Do vậy, cịn có những hạn chế nhất định trong việc nhận diện
một cách đầy đủ trên tổng thể các mặt về PTXH. Nhằm lấp đầy những hạn
chế đó, tác giả đã khảo sát PTXH trên cả 3 l nh vực: kinh tế, quyền lực, uy
tín,


cũng như sự tác động qua lại của 3 yếu tố này. Đây là một bước phát triển

nhằm đưa ra bức tranh đầy đủ, toàn diện về PTXH. Hơn nữa, phần lớn các
nghiên cứu trước đây chủ yếu chỉ nhấn mạnh, khảo cứu về PTXH nói chung,
chưa nghiên cứu và tìm hiểu tính chất, song hành cùng tồn tại của PTXH: mặt
hợp thức và mặt chưa hợp thức. Chính vì vậy nghiên cứu càng có ý ngh a
quan trọng trong việc đánh giá, vận dụng một cách đúng đắn lý thuyết PTXH
vào việc phân tích, kiến giải những biến đổi đang diễn ra ở nước ta; nó cũng
đồng thời đưa ra những luận giải có sức thuyết phục về PTXH hợp thức và
công bằng xã hội; coi PTXH hợp thức là phương thức và cơ sở tốt nhất để
thực hiện công bằng xã hội, ngược lại coi công bằng xã hội là nhân lõi cơ bản
của PTXH hợp thức. Những kiến giải đó có ý ngh a lý luận cấp bách, thiết
thực đối với công cuộc đổi mới xã hội hiện nay ở nước ta, góp phần phát triển
lý luận cũng như làm sáng rõ những luận điểm cơ bản trong nghị quyết đại
hội lần thứ XII của Đảng góp phần hồn thiện các chính sách pháp luật của
đất nước.
Nghiên cứu PTXH ở thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương là rất
quan trọng và cần thiết để nắm bắt tình hình thực tế của đời sống dân cư, từ
sự phát triển các điều kiện kinh tế, xây dựng uy tín, vị trí của cá nhân trong
cộng đồng đến việc khẳng định vị thế quyền lực của cá nhân trong các tổ
chức và xã hội. Nghiên cứu này có thể nhận diện đầy đủ, nhiều chiều,
nhiều mặt PTXH ở thành phố Hải Dương nói riêng và bức tranh chung về
PTXH ở tỉnh Hải Dương trong thời kỳ tiếp tục phát triển kinh tế thị trường
(KTTT), hội nhập kinh tế quốc tế. Với việc đi sâu phân tích PTXH nhằm
giúp chúng ta chỉ ra được những mặt mạnh cần phát huy, những mặt yếu
kém cần khắc phục, những nguy cơ thách thức cần lường trước để đối phó
và những cơ hội cần nắm bắt để có thể định hướng điều chỉnh, xây dựng
PTXH phù hợp đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì thế, tác
giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương
hiện nay - Thực trạng và xu hướng”.



1.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1.2. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế và cách nhìn nhận, đánh
giá của người dân thành phố Hải Dương đối với phân tầng xã hội về quyền
lực và phân tầng xã hội về uy tín. Xác định các yếu tố tác động đến phân tầng
xã hội trên địa bàn điều tra, từ đó chỉ ra xu hướng phân tầng xã hội ở thành
phố Hải Dương và tìm ra một vài nét về sự hợp thức và bất hợp thức trên các
mặt của phân tầng xã hội theo đánh giá của người dân khu vực điều tra.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ được cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và các khái niệm cơ bản

về phân tầng xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế và phân tích thơng

qua đánh giá của người dân thực trạng phân tầng xã hội về quyền lực và
phân tầng xã hội về uy tín trên địa bàn thành phố Hải Dương.
- Nghiên cứu sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau của 3 mặt: địa

vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín) trên địa
bàn điều tra nghiên cứu.
- Phân tích một số yếu tố của đặc điểm cá nhân tác động đến phân

tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương.
- Chỉ ra xu hướng phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương. Phân tích

vài nét về sự hợp thức và bất hợp thức trên các mặt của phân tầng xã hội

theo đánh giá của người dân khu vực điều tra.
1.4.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1.5. Đối tượng nghiên cứu: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương

hiện nay – Thực trạng và xu hướng.
1.6. Khách thể nghiên cứu: Người dân thành phố Hải Dương.


1.7. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 3 phường của thành phố Hải Dương (phường Trần Phú,

phường Việt Hòa, phường Ái Quốc)
- Thời gian: 2013 – 2015
- Nội dung: Nghiên cứu trên 3 khía cạnh của Phân tầng xã hội (Kinh

tế, quyền lực và uy tín).
1.8.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.9. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải
Dương hiện nay được thể hiện như thế nào trên phương diện kinh tế? Người
dân thành phố Hải Dương cảm nhận và đánh giá như thế nào với hiện tượng
PTXH về mặt uy tín và PTXH về quyền lực?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào của đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến

thực trạng phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay?
Câu hỏi 3: Xu hướng biến đổi của hiện tượng PTXH diễn ra như thế
nào trong thời gian qua và dự báo cho thời gian tới theo đánh giá của người
dân thành phố Hải Dương? PTXH có tính hợp thức và khơng hợp thức diễn
ra thế nào ở khu vực này?
1.10.

Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1: Thực trạng phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Hải

Dương được thể hiện khá rõ trên phương diện kinh tế qua thang đo về mức
sống; người dân đánh giá về uy tín thơng qua việc xác định bản thân đóng
góp ý kiến xây dựng cho cộng đồng và phân loại quyền lực dựa vào việc
thực thi các biện pháp.
- Giả thuyết 2: Đặc điểm cá nhân là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới hiện

tượng phân tầng xã hội tại thành phố Hải Dương. Trong đó yếu tố nhóm tuổi
và nghề nghiệp là những yếu tố có sự tác động mạnh mẽ và rõ ràng hơn cả
đến thực trạng PTXH ở khu vực này.


- Giả thuyết 3: Xu hướng biến đổi của hiện tượng PTXH diễn ra khá

mạnh mẽ trong thời gian qua và theo đánh giá của người dân nơi đây thì dự
báo thời gian tới sẽ tiếp tục có những thay đổi đặc biệt là về kinh tế và quyền
lực. PTXH hợp thức và PTXH không hợp thức đang song hành tồn tại ở
thành phố Hải Dương. PTXH hợp thức là khuynh hướng chủ đạo và có xu
hướng ngày càng khẳng định trong đời sống xã hội.
1.11.


Khung phân tích và hệ các biến số

1.12. Khung phân tích

BIẾN PHỤ THUỘC

PHÂN
TẦNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠ
NAY –
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG

1.13. Hệ các biến số

*) Biến số độc lập
- Đặc trưng nhân khẩu – xã hội của cá nhân: tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Đặc điểm hộ gia đình: Thế hệ cùng sinh sống, nguồn gốc giai tầng.


- Đặc điểm cộng đồng: Điều kiện địa lý tự nhiên, vùng KTXH, truyền

thống văn hóa, phong tục tập quán.
*) Biến số phụ thuộc
Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương nhìn trên 3 khía cạnh: kinh
tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội.
- Về địa vị kinh tế: loại nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, mức sống, nguồn sống
- Về địa vị chính trị (quyền lực): Chức vụ (tổ chức trao quyền); Thực

thi biện pháp (Khen thưởng, xử phạt)
- Về địa vị xã hội (uy tín): Đóng góp ý kiến và các hoạt động khác cho


cộng đồng.
*) Biến số can thiệp
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách KTXH của Nhà nước,

của Tỉnh và thành phố Hải Dương bao gồm: Chính sách phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, giáo dục về đào tạo; chính sách đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho người lao động; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách đối
với các giai tầng xã hội…
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng dân cư
- Các yếu tố thuộc về thị trường như: Phát triển KTTT, quá trình CNH

HĐH và bối cảnh hội nhập khu vực, quốc tế.
1.14.

Phương pháp nghiên cứu

1.15. Phương pháp luận nghiên cứu

Chủ ngh a duy vật biện chứng và chủ ngh a duy vật lịch sử đóng vai
trị nền tảng, cơ sở phương pháp luận của tồn bộ q trình nghiên cứu.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện luôn được quan tâm vận
dụng và tuân thủ một cách chặt chẽ. Vận dụng phương pháp luận trong đề tài
này đặt trong tiến trình ảnh hưởng của bối cảnh đất nước chuyển từ nền kinh
tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đến những biến đổi quy mô,
cấu trúc tầng bậc xã hội ở nước ta và tỉnh Hải Dương.


Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận của chủ ngh a MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; Tiếp cận quan điểm của một số nhà XHH trên

thế giới và Việt Nam về PTXH, công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và những
vấn đề liên quan.
1.16.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu, tuy nhiên sử dung nhiều nhất trong giai đoạn đầu khi tìm hiểu
tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu về cách tiếp cận của các nhà xã
hội học trong và ngồi nước về vấn đề PTXH; tìm hiểu đặc điểm tình hình
thơng qua báo cáo, nghiên cứu của địa bàn điều tra từ đó giúp tác giả phân
tích và lựa chọn mẫu điều tra phù hợp.
Đề tài sử dụng tài liệu chính (các kết quả khảo sát, các bài viết trên
sách, báo và tạp chí chun ngành, các cơng trình nghiên cứu trước). Các
thông tin thu thập, được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc.
- Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: nhằm thu thập thơng tin
về PTXH của người dân ở thành phố Hải Dương. Những phỏng vấn sâu này sẽ
cung cấp những chứng cứ và lý lẽ sát thực cho việc giải thích kết quả các mối
quan hệ giữa các biến số thu được qua nghiên cứu định lượng, bổ sung, hoàn
thiện cho nghiên cứu định lượng. Các vấn đề không trực tiếp thu nhận được
trong phiếu trưng cầu ý kiến được đưa vào nội dung của các phỏng vấn sâu. 15
phỏng vấn sâu với người dân, 06 phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo quản lý, 03
phỏng vấn sâu đối với chuyên gia, nhà khoa học và 3 thảo luận nhóm.
Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (điều tra Anket): Phương pháp này
thu thập thông tin định lượng để đo lường thực trạng và xu hướng PTXH
hiện nay ở thành phố Hải Dương. Toàn bộ cuộc khảo sát tiến hành điều tra
ngẫu nhiên trên 600 mẫu nghiên cứu. Số liệu của cuộc điều tra được phân
tích, xử lý bằng chương trình SPSS 16.0.



Cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu bằng công thức n = N.t 2.p.(1-p) / (N.ε2 +
t2.p.(1-p)). Trong đó: n là dung lượng mẫu cần chọn; ε là sai số; t là hệ số tin
cậy; p là xác xuất lựa chọn câu trả lời trong câu hỏi nhị phân. N là tổng thể
(khối dân cư).
Chọn mẫu: Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân cụm kết
hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên. ước 1, chọn ngẫu nhiên 3 phường trong
danh sách 17 phường của thành phố Hải Dương bằng cách tính bước nhảy k
= 17/3= 6; chọn ngẫu nhiên 1 phường rồi cộng thêm bước nhảy k để tìm ra
phường thứ 2; tiếp theo cộng thêm bước nhảy k để tìm ra phường thứ 3.
ước 2, tác giả chọn ngẫu nhiên 2 cụm trong 1 phường (mỗi cụm 100
người), chọn 100 người trả lời trong mỗi cụm bằng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên theo danh sách các hộ gia đình do phường lựa chọn cung cấp.
Thành phố Hải Dương gồm 17 phường và 4 xã, mỗi phường xã có đặc
điểm kinh tế, sản xuất, kinh doanh, cơ cấu xã hội, lối sống, tâm lý xã hội khác
nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Theo cỡ
mẫu và phương pháp chọn mẫu đề tài chọn lựa điều tra từ người dân 3
phường: phường Trần Phú – phường lâu năm và là trung tâm của thành phố
Hải Dương; phường Việt Hịa – nằm ở phía tây bắc thành phố Hải Dương và
phường Ái Quốc - cách trung tâm thành phố Hải Dương 10 km về phía Đông
bắc, là ngoại ô thành phố Hải Dương.
Đặc điểm giới tính: Nữ giới chiếm 47,5% và nam giới chiếm
52,5%. Tỉ lệ nam giới tham gia khảo sát nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên tỉ
lệ chênh lệch không đáng kể. Việc tham gia khảo sát phần nào đánh giá
được mức độ hợp tác và vai trò của 2 giới trong cuộc điều tra và cơ cấu
mẫu đảm bảo độ tin cậy.
Đặc điểm nhóm tu i: Nhóm tuổi dưới 25 chiếm 8,8%; nhóm tuổi từ 25
– 35 chiếm 28,3%; nhóm tuổi từ 35 – dưới 45 chiếm 28,2%; nhóm tuổi từ 45
– dưới 60 chiếm 23,3%; nhóm tuổi trên 60 chiếm 11,3%. Nhóm tuổi tham



gia trả lời cho thấy đã đủ chín chắn, từng trải để hiểu vấn đề nêu ra của cuộc
điều tra. Họ sẽ cung cấp những thông tin trách nhiệm và sát thực nhất với
tình hình thực tế tại địa phương nơi họ sinh sống.
Đặc điểm trình độ học vấn: Học vấn tiểu học 3,8%; Trung học cơ sở
có 31,7%; Trung học phổ thơng có 38,7%; Trung cấp cao đẳng có 17%; Đại
học có 8,3%; Trên đại học 0,5%. Trình độ học vấn của người dân khu vực
điều tra đảm bảo u cầu của q trình thu thập thơng tin. Người dân tham
gia khảo sát có trình độ học vấn tương đối vì vậy sẽ nắm bắt câu hỏi và có
cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Đặc điểm tình trạng hơn nhân: Tình trạng hôn nhân của người dân tham
gia khảo sát chủ yếu là người đã lập gia đình chiếm tỉ lệ 87%; có 7,7% chưa
từng kết hơn; 3,5% đã chết vợ/chồng và tỉ lệ ly hôn ly thân thấp chỉ chiếm
1,8%. Số liệu thu được cho thấy về cơ bản cuộc sống hôn nhân của người dân
khu vực điều tra khá ổn định khiến cho việc thu thập thông tin cũng cởi mở, dễ
dàng hơn đồng thời một số người dân cũng ở những hồn cảnh hơn nhân
khơng được như mong muốn phần nào cho thấy những trải nghiệm khác nhau
trong tâm lý và thái độ, ứng xử với hoàn cảnh và thực tế của người dân khi
điều tra khảo sát.
Đặc điểm nghề nghiệp: Lãnh đạo quản lý chiếm 8,5%; Chuyên gia
trong các l nh vực chiếm 1,5%; Nhân viên, trợ lý văn phịng chiếm 9,2%;
Cơng nhân lao động kỹ thuật chiếm 22%; uôn bán dịch vụ chiếm 25,5%;
Tiểu thủ công nghiệp chiếm 6,5%; Lao động giản đơn chiếm 10,3% và Nông
dân chiếm 14,2%; Nghề nghiệp khác chiếm 2,3% . Như vậy có thể thấy
rằng, tỉ lệ kinh doanh bn bán và tỉ lệ công nhân lao động chiếm tỉ lệ cao.
1.17.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

1.18. Ý nghĩa lý luận


Cuộc nghiên cứu là sự tiếp nhận và vận dụng linh hoạt hệ thống lý
thuyết, lý luận về PTXH trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó khẳng định tính
đúng đắn


của lý thuyết này khi vận dụng vào thực tiễn cuộc sống ở nước ta, góp phần
phát triển, hồn thiện lý thuyết về phân tầng xã hội hợp thức và khơng hợp thức
của GS,TS Nguyễn Đình Tấn và của các nhà xã hội học theo chủ thuyết này.
1.19.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của cuộc điều tra nghiên cứu cung cấp số liệu chứng cứ sát
thực để giúp cho thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương có cái nhìn rõ hơn về
thực trạng phân tầng xã hội hiện nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp đối với thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương; Đảng, Nhà nước về việc
xây dựng một xã hội phân tầng xã hội hợp thức thực hiện công bằng xã hội
và tiến bộ xã hội ở nước ta.
1.20.

Đóng góp của Luận án

Những nghiên cứu trước đây về phân tầng xã hội chỉ dừng lại nghiên
cứu phân tầng xã hội trên khía cạnh kinh tế (phần lớn là phân tầng về mức
sống) trong luận án này tác giả đã nghiên cứu, khảo sát phân tầng xã hội trên
cả 3 khía cạnh: kinh tế, quyền lực, uy tín, cũng như sự tác động qua lại của 3
yếu tố này.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu và giảng dạy
về xã hội học Kinh tế, Quản lý, Chính trị; góp phần làm sáng tỏ, sâu sắc các
mặt của hiện tượng PTXH đang tồn tại và diễn biến đa dạng, phức tạp, từ đó

đưa ra tiếng nói khẳng định việc xây dựng xã hội trên cơ sở của PTXH hợp
thức hướng tới công bằng và tiến bộ xã hội.
1.21.

Kết cấu của luận án

PHẦN MỞ ĐẦU: gồm 9 mục
PHẦN NỘI DUNG: gồm 4 chương (11 tiết)
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC

1.1.1. Một số nước Phuơng Tây
Karl Marx được xem là người cung cấp cho xã hội học hiện đại những
luận điểm gốc, cơ bản về PTXH. Tuy ông không đề cập trực tiếp đến khái
niệm PTXH hay các yếu tố tác động đến PTXH nhưng qua các tác phẩm tiêu
biểu của mình từ ản thảo Kinh tế - Triết học (1844), Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản (1848), Góp phần phê phán kinh tế học chính trị (1859) đến bộ Tư
ản đồ sộ (từ 1867 đến sau khi Mark qua đời) và nhiều tác phẩm khác, cho
thấy, khi phân tích vấn đề liên quan đến PTXH, Karl Marx đã nhấn mạnh tới
sự khác nhau về sở hữu đối với các tư liệu sản xuất trong xã hội, ông coi sự
khác biệt về mối lợi kinh tế, quyền lực chính trị và uy tín của xã hội, tất thảy
đều bắt nguồn từ cấu trúc giai cấp. Theo Karl Marx, trong xã hội có giai cấp
bao hàm trong nó là sự bóc lột giai cấp trên cơ sở sự chiếm hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất, Theo Marx, sở hữu tư liệu sản xuất hay quyền sở hữu tài

sản là nhân tố giữ vai trò quyết định trong phân chia xã hội thành các giai
cấp, các tầng lớp khác nhau. Trong lý luận của mình, Marx cũng chú ý tới
nhân tố phân công lao động xã hội, nhưng ông khẳng định rằng: phân tầng
xã hội là do quyết định của nhân tố kinh tế - quyền sở hữu tư liệu sản
xuất [8].
Người có những đóng góp quan trọng trong việc phân tích và lý giải
hiện tượng PTXH là nhà xã hội học người Đức - Max Weber. Không chỉ
xoay quanh nhân tố là kinh tế như K.Marx mà ông đã bổ sung vào quan
điểm này bằng hai nhóm yếu tố cơ bản: Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản
xuất, thị trường…) và các yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ
may, quyền lực...) [58]. Đóng góp của Weber khơng nhấn mạnh vào quyền
sở hữu tài sản như K.Mark, ông nhấn mạnh nhiều hơn tới cơ may, cơ hội mà


cá nhân/nhóm có thể đạt được việc chiếm hữu được tài sản. Đó là cơ may thị
trường hay cơ may cuộc đời. Có thể thấy, nhấn mạnh này của Weber về cơ
may cuộc đời tạo ra một sự đánh giá linh hoạt hơn K. Marx đối với khả năng
phân tầng trong xã hội.
Những năm 40 của thế kỷ XX, theo cách xếp hạng của một số nhà xã hội
Mỹ thì các chỉ báo đo lường về địa vị KTXH tổng quát được xác định thông
qua các thang giá trị về trình độ học vấn, thu nhập hay tài sản của hộ gia
đình và bắt nguồn từ yếu tố nghề nghiệp [138]. Cách phân chia này xem xét
các giai tầng như một khối không thể tách rời dựa trên sự đánh giá của xã hội
với các nghề khác nhau, đồng thời địi hỏi nghề đó phải có tính ổn định tương
đối trong xã hội và được nhiều người trong xã hội nhìn nhận và đánh giá được.
Với cơng trình nghiên cứu về vai trò của một loại vốn phi kinh tế vốn con người vào những năm 1960 của Gary Becker đã mở ra hướng
nghiên cứu thêm cho PTXH [118]. Ông cho rằng để tăng trưởng kinh tế tất
cả các thành viên: gia đình, doanh nghiệp và xã hội cần đầu tư vốn kinh tế và
cả vốn con người, tức là đầu tư vào giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ
chun mơn nghề nghiệp, có như vậy người lao động mới tìm được loại lao

động phù hợp và có mức lương cao. Nghiên cứu này cho thấy việc đầu tư
phát triển vốn con người góp phần làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội bởi vì
con người có tri thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề thì họ có khả năng lựa
chọn và ra quyết định cần thiết, phù hợp đối với những vấn đề đặt ra.
Dựa trên sự phát triển lý thuyết về giai cấp của Marx, hai nhà xã hội
học Mỹ E.O.Wright và M.Perrone đưa ra quan điểm phải phân chia các giai
tầng khác nhau dựa trên vị trí của họ trong quan hệ sản xuất. Hai ông cho
rằng, tiêu chuẩn đã được sử dụng để xác định chính xác vị trí của một cá
nhân trong các quan hệ sản xuất là: quyền sở hữu tư liệu sản xuất; việc
kiểm soát sức lao động của người khác và việc bán sức lao động của
chính bản thân người lao động [66]. Đến năm 1982 Wright và một số tác


giả khác bổ sung thêm ba chỉ báo: mức độ tham gia quyết định; quyền uy
đối với những người khác khi làm việc; mức độ độc lập và tự định
hướng mà con người có trong cơng việc của họ. Dựa trên những chỉ báo
này họ phân ra các giai tầng sau: nhà tư bản, người quản lý, công nhân và tư
sản nhỏ.
Những năm 80 của thế kỷ XIX, A.Rudolf và K.Tamas với cuốn “PTXH
và sự bất bình đẳng” đã đề cập đến những kết quả nghiên cứu về PTXH, địa vị,
lối sống, lao động của các giai tầng khác nhau và PTXH ở đô thị, nông thôn,
cơ cấu xã hội nghề nghiệp. Ngồi ra cịn nhiều vấn đề khác như tính cơ động
xã hội, bất bình đẳng về học vấn, lứa tuổi… Các nhà nghiên cứu đã đưa ra tám
chỉ báo về vị trí nơi ở, nhà ở, tiện nghi trong nhà, tài chính, văn hóa, tiêu
dùng, lao động và quan hệ trong thương mại. Những chỉ báo đó phản ánh
địa vị xã hội tổng hợp của cá nhân, từ đó họ chia ra xã hội thành 12 giai tầng.
Vào những năm 1980 – 1990, Richard Swedberg trong nghiên cứu của
mình cho biết cần thiết phải tính đến các quy luật của thị trường trong điều
tiết cơ cấu xã hội và PTXH trong giáo dục đào tạo [133], ví dụ trong giáo
dục phổ thông nhà nước phải bao cấp để đảm bảo cho trẻ em của các giai tầng

nghèo đói đều được đi học và đạt phổ cập giáo dục. Nhưng nhà nước có thể
khơng cần bao cấp mà vận dụng quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị để điều
tiết giáo dục đại học vì ở bậc học này phần đông sinh viên xuất thân từ giai
tầng khá giả và giàu có.
Xem xét PTXH qua yếu tố quyền lực, Richard T. Shaefer chỉ ra rằng
quyền lực được hiểu như là khả năng áp đặt ý chí của mình lên những người
khác. Quyền lực này chỉ có được khi gắn liền với đảng phái, mà đảng phải
ln là nhóm người có mục đích chiếm giữ quyền lực trong xã hội. Hành
động của các đảng phái hướng vào việc chiếm giữ quyền lực xã hội, tức là,
nhằm gây ảnh hưởng đối với hành động của cộng đồng bất chấp nội dung đó
là gì [121]. Trong khi đó, A.Inkels dựa trên nhiều chỉ báo để phân chia các


tầng xã hội khác nhau, ông tập trung vào chỉ báo quyền lực thông qua việc
tham gia tổ chức Đảng và sở hữu dựa trên nghề nghiệp, học vấn… để phân
chia xã hội thành 9 giai tầng.
Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và nghèo đói, Simon Kuznets và
Authur Lewis đã chỉ ra sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và
các nước chậm phát triển, giữa thành thị và nông thôn trong cùng một quốc
gia là do những nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế. Nông thôn
hay những vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp quy mô nhỏ và dân số đông
thường dễ bị nghèo đói và ngược lại ở vùng đơ thị hay vùng kinh tế dựa vào
sản xuất công nghiệp với kỹ thuật cao và đầu tư vốn lớn thường có mức tăng
trưởng nhanh [122].
EJohn Scott với tập sách Class critical concepts đã nghiên cứu phân
tầng giai cấp về mặt lý thuyết, về các trào lưu ... của các nhà phân tích và
ở các xã hội; đánh giá tính địa phương và phân tầng xã hội cũng như mối
liên hệ giữa giai cấp và cộng đồng xã hội hiện đại; … và sự phân tầng giai
cấp ở Mỹ.
Gilbert Kahl đưa ra mô hình cấu trúc tầng lớp của Mỹ được chia

thành 6 tầng lớp, mỗi tầng lớp được nhận diện bởi hai tiêu chí là nghề
nghiệp và mức thu nhập. Tầng lớp trên đỉnh là các nhà tư bản chiếm
khoảng 1% dân số, gồm các nhà đầu tư, những người thừa kế tài sản lớn, các
nhà quản trị. Mức thu nhập của tầng lớp này là khoảng 2 triệu USD/năm;
tầng lớp thứ 2 là tầng lớp trung lưu trên, họ là các nhà quản lý cao cấp,
những người có chun mơn và là chủ sở hữu các doanh nghiệp cỡ trung
bình. Tầng lớp này chiếm khoảng 14% dân số với mức thu nhập một năm
khoảng 120.000USD; tầng lớp thứ 3 là tầng lớp trung lưu, tầng lớp này
chiếm khoảng 30% dân số với mức thu nhập một năm khoảng 55.000USD.
Họ là những người quản lý cấp thấp hơn, những người bán chuyên nghiệp,
thợ thủ công, quản đốc, đốc công và những người buôn bán; tầng lớp thứ 4


×