Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

skkn một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.26 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

Lí do chọn đề tài:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người dễ dàng bị cuốn theo những trị chơi
giải trí hiện đại như trị chơi điện tử, game trực tuyến, mạng xã hội, facebook, Con
người thường gắn chặt với những chiếc điện thoại thông minh, ipad, laptop hay
máy vi tính. Chúng ta dần dần quên mất đi những người bạn bé nhỏ mà vô cùng vĩ
đại, đó chính là những quyển sách và dần mất đi thói quen đọc sách.
Đọc sách là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học
tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức và hiểu biết. Sách là kho tàng tri
thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại và truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức vơ
cùng quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Những cuốn sách có nội dung
tốt sẽ đưa đến cho chúng ta khơng chỉ những hiểu biết mới mà cịn kích thích sự
suy nghĩ, tìm tịi trong mỗi chúng ta và đặc biêt là dẫn đến những biến đổi về tâm
hồn. Mọi thành công của con người đều nhờ vào sự kết hợp giữa kinh nghiệm bản
thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở.
Nếu đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì kiến thức của mỗi
người sẽ không ngừng mở rộng, nâng cao, tiếp cận được sự phát triển của khoa
học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lơgic, phương pháp làm việc khoa học,
lịng u nghề nghiệp và có thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh cũng như
đối với bản thân mình, nhất là bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học
suốt đời.
Đọc sách đối với chúng ta có ý nghĩa quan trọng như vậy, đặc biệt, đối với trẻ
em việc đọc sách cịn có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Bởi một thói quen tốt
được hình thành từ sớm sẽ không chỉ giúp các em trong q trình học tập mà quan
trọng hơn cịn giúp các em hình thành nhân cách tốt.
Từ ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách đối với trẻ nhỏ, với mong muốn tạo
hứng thú đọc sách, xây dựng lòng yêu sách và hình thành thói quen đọc sách cho



học sinh trong lớp, từ những kinh nghiệm đọc sách của bản thân, học hỏi từ những
đồng nghiệp cũng như tham khảo một số tài liệu, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số
kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2”.
I.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của đề tài nhằm:
Tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2 để từ đó các em có tình u với sách,
ham mê đọc sách và có thói quen đọc sách hàng ngày.
Hình thành cho học sinh thói quen chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, tìm
kiếm các thơng tin, kiến thức qua sách báo, tài liệu, chủ động trong việc học tập
của mình.
Giúp học sinh tìm được những phút giây giải trí lành mạnh bên những trang
sách, tránh xa ti vi hay những trò chơi điện tử khiến trẻ căng thẳng và mỏi mắt.
Lan tỏa tình yêu đọc sách trong cộng đồng. Mỗi em lại là một thành viên khơng
thể thiếu của mỗi gia đình, là một tế bào của xã hội. Tình yêu đọc sách của các em
sẽ lan tỏa đến các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, giúp cho văn hóa
đọc sách trong cộng đồng ngày càng phát triển.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 2A5 năm học 2018 - 2019 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phân loại, phương pháp điều tra,
phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương
pháp sử dụng tài liệu.
V. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.


Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan:
1. Vai trò của việc đọc sách:


Đọc sách khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người lớn mà còn đặc biệt
quan trọng với trẻ nhỏ. Những lợi ích của việc đọc sách bắt đầu từ những cuốn
sách đầu tiên trẻ được nghe và đọc trong suốt thời thơ ấu và cuộc đời sau này của
trẻ. Những trẻ đọc sách nhiều và đọc rộng sẽ thu được nhiều kết quả tốt trong đọc
sách, điều này là hiển nhiên bởi vì thực hành mang tới sự hồn hảo và đọc sách
cũng khơng là ngoại lệ.
Đọc sách là cách giúp trẻ luôn động não. Đọc sách giúp não bộ con người suy
nghĩ nhiều hơn việc ngồi xem tivi. Đọc sách tăng cường kết nối não và xây dựng
các kết nối mới.
Đọc sách giúp trẻ cải thiện sự tập trung.
Trẻ em có thể ngồi yên và lặng lẽ đọc vì vậy giúp trẻ có thể tập trung vào những
câu chuyện khi đang đọc.Nếu trẻ đọc thường xuyên, trẻ sẽ phát triển khả năng tập
trung làm việc trong thời gian dài.
Đọc sách dạy trẻ em về thế giới xung quanh .
Thơng qua đọc sách, trẻ em tìm hiểu về con người, địa điểm và mọi thứ bên
ngoài hiểu biết của trẻ. Trẻ được tiếp xúc với lối sống, ý tưởng và niềm tin về thế
giới khác nhau từ những người xung quanh. Học về cuộc sống theo cách này rất
quan trọng đối với trẻ, đồng thời trẻ cũng tự xây dựng nền tảng kiến thức để đọc
một cách tự tin và tốt hơn.
Đọc sách cải thiện vốn từ vựng của trẻ và các kỹ năng ngôn ngữ phát triển
cao hơn. Bởi vì trẻ em học từ mới khi đọc mà vô thức tiếp nhận thông tin về cách
cấu trúc câu và sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Đọc sách phát triển trí tưởng tượng của trẻ .
Điều này là khi chúng ta đọc, não của chúng ta chuyển các mô tả bằng lời về
con người, địa điểm và sự việc thành hình ảnh. Khi chúng ta đang đọc một câu

chuyện, chúng ta cũng tưởng tượng các nhân vật đang cảm thấy như thế nào, chúng


ta sử dụng những kinh nghiệm của chính chúng ta để tưởng tượng mình cảm thấy
như thế nào trong tình huống tương tự.
Đọc sách giúp trẻ em phát triển lòng cảm thơng, lịng u thương con người.
Mỗi cuốn sách mang đến cho trẻ một câu chuyện, một bài học khác nhau. Mỗi
nhân vật trong sách có những hồn cảnh, khó khăn, niềm vui hay nỗi buồn riêng.
Trẻ đọc sách, cảm nhận được niềm vui nỗi buồn của nhân vật trong sách, trẻ biết
cảm thông, yêu thương nhân vật trong sách. Từ đó trẻ biết cảm thơng và u
thương mọi người quanh mình.
Đọc sách giúp trẻ em học tốt hơn .
Đọc sách không chỉ giúp trẻ học tốt hơn ở tất cả các mơn học mà cịn giúp trẻ
có kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Đọc sách là một hình thức giải trí tuyệt vời.
Một cuốn sách giấy thật dễ dàng để trẻ có thể mang nó bất cứ nơi nào và trẻ sẽ
không bao giờ cô đơn hay buồn chán nếu trẻ có một cuốn sách trong tay.Trẻ có thể
đọc trong khi chờ đợi một ai đó hoặc những giờ nghỉ giải lao. Đọc sách có thể đưa
trẻ đến những thế giới mà trẻ chưa từng được đặt chân đến, cuốn trẻ theo những
chuyến phiêu lưu mạo hiểm, những hành trình khám phá đầy kì thú. Bằng sự tưởng
tượng của mình, qua những trang sách trẻ sẽ có đủ những cung bậc cảm xúc buồn ,
vui, lo lắng, sợ hãi, hồi hộp hay tràn đầy tình thương yêu mà khó có rạp chiếu phim
nào có thể mang lại cho trẻ.
Đọc sách giúp thư giãn cơ thể và làm dịu tâm trí.
Đây là một điểm quan trọng bởi vì mỗi ngày chúng ta dường như đã quên mất
cách để thư giãn và đặc biệt là làm thế nào để im lặng.Các chuyển động liên tục,
đèn nhấp nháy và tiếng ồn đã phá các giác quan của chúng ta khi đang xem tivi,
nhìn vào một máy tính hoặc chơi một trò chơi điện tử đang thực sự gây căng thẳng
cho não của chúng ta. Khi chúng ta đọc, chúng ta đọc trong im lặng và dòng chữ



màu đen trên nền giấy trắng làm giảm ít nhiều căng thẳng cho mắt và não của
chúng ta.
1. Nhiệm vụ của việc dạy đọc:
Văn hóa đọc là khái niệm có một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng,
đó là ứng xử đọc của cộng đồng xã hội, của các nhà quản lý và cơ quan quản lý
Nhà nước. Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực của mỗi cá nhân. Ứng
xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen, sở thích đọc và
kỹ năng đọc.
Như vậy văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên
con người mới, những cơng dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự
phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.
Đồng thời, góp phần định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí,
nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thơng tin, tri thức phù hợp,
hữu ích nhất cho cuộc sống. “Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số” là một
vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, Bộ
GD - ĐT chọn chủ đề này làm chủ đề Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm
2016.
Chính vì lẽ đó việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh là vơ cùng quan trọng,
đặc biệt tạo thói quen đọc sách cho trẻ càng sớm càng tốt. Nhưng trước khi hình
thành thói quen đọc sách hay dạy kĩ năng đọc sách cho trẻ điều trước hết cần tạo
cho trẻ hứng thú đọc sách, sự ham thích và yêu đọc sách.
I.

Thực trạng vấn đề đọc sách của học sinh lớp 2
1. Về sách:

Thị trường sách hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú về thể loại và hình thức.
Từ sách văn học, sách khoa học, sách lịch sử, sách tham khảo, truyện tranh. Bên
cạnh những cuốn sách có chất lượng tốt cịn nhiều cuốn sách còn trùng lặp về nội



dung, nhiều cuốn sách tính giáo dục chưa cao, chưa kể đến một số cuốn sách có
nội dung khơng lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
1. Về phía giáo viên:
Một số giáo viên cịn chưa quan tâm đến việc dạy đọc sách cho học sinh mà chỉ
tập trung dạy kiến thức. Bản thân giáo viên cũng chưa có thói quen đọc sách và
chưa u thích đọc sách.Vì vậy giáo viên chưa tạo được hứng thú đọc sách cho học
sinh.
1. Về phía học sinh và phụ huynh:
Hiện tại tôi đang làm việc ở một ngôi trường nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà
Nội. Hầu hết các em học sinh đều được sinh ra trong những gia đình có điều kiện
khá tốt về kinh tế.Vì vậy mà trong gia đình các em khơng thiếu gì các trang thiết bị
hiện đại như điện thoại thông minh, ipad, laptop, tivi kết nối internet. Sự xuất hiện
ngày càng nhiều game online hấp dẫn, những chương trình truyền hình lơi cuốn,
những bộ phim hoạt hình vui nhộn, kích thích trí tò mò của các em, khiến các em
ham mê, dành nhiều thời gian để chơi điện tử, xem ti vi, xem điện thoại hay ipad
mà thờ ơ với các hoạt động khác, trong đó có việc đọc sách.
Bố mẹ các em đều là những người có cơng việc bận rộn, ít có thời gian cùng
con đọc sách, tìm hiểu về sách và hướng dẫn con lựa chọn sách.
Hơn nữa bản thân các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em chưa nhiều, hiểu
biết của các em còn hạn chế, nên các em chưa biết lựa chọn sách, các em chủ yếu
thích đọc những quyển truyện tranh có những câu giao tiếp rất ngắn, nội dung
không phong phú và sâu sắc, chưa nói tới những quyển truyện tranh có nội dung
chưa tốt. Các em thường ngại đọc những cuốn sách có nội dung hay nhưng nhiều
chữ, nhiều trang và khơng có tranh ảnh.Trong khi, đó mới thực sự là những cuốn
sách có giá trị cho các em.
Chính vì điều đó, tơi ln tìm mọi cách để tạo hứng thú đọc sách cho các em,
đặc biệt là hứng thú với những cuốn sách có nội dung hay như những tác phẩm văn



học nổi tiếng, những cuốn bách khoa tri thức, những cuốn sách dạy trẻ kĩ năng
sống, những cuốn sách có giá trị nhân văn sâu sắc…
Ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp học đến quá trình giảng dạy
trong suốt năm học, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc tạo hứng thú đọc sách cho
học sinh để các em có được thói quen đọc sách hàng ngày ngay từ cấp Tiểu học.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng thực tế vào
lớp 2A5 do tôi làm chủ nhiệm năm học 2017 - 2018.
I.

Một số biện pháp nhằm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2:

Đọc sách là một thói quen tốt. Cũng giống như những thói quen khác, thói quen
đọc sách khơng thể hình thành trong ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình
liên tục trong suốt năm học, với nhiều hình thức tổ chức và biện pháp khác nhau.
Mỗi một người giáo viên lại có một cách khác nhau để tạo hứng thú đọc sách
cho học sinh của mình. Qua việc học hỏi các đồng nghiệp, tìm hiểu qua tài liệu,
sách báo cũng như những kinh nghiệm sáng tạo của bản thân, tôi xin đưa ra Một số
kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học sinh lớp 2.
1. Tổ chức Ngày hội “ Em yêu đọc sách” cho lớp.
1. Mục tiêu:
Hưởng ứng chương trình: “Đọc sách vì tương lai”, chương trình được phát
động bởi Hội đồng Đội TW, NXB Giáo dục Việt Nam với mục tiêu giúp hình thành
thói quen, hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách và góp phần phát triển văn hóa đọc
trong nhà trường và cộng đồng, ngay từ những buổi đầu nhận lớp, đồng thời với
quá trình tìm hiểu học sinh, xây dựng nền nếp ban đầu cho lớp học, một trong
những điều đầu tiên tôi làm là tổ chức ngày hội “ Em yêu đọc sách” cho học sinh
lớp tôi.
1. Cách tiến hành:



Trước khi diễn ra ngày hội “ Em yêu đọc sách”, mỗi học sinh được chuẩn bị một
phần giới thiệu về một cuốn sách mà mình thích nhất để trình bày trong ngày hội
và mang một vài cuốn sách mình đã đọc đến lớp.
Ngày hội “ Em yêu đọc sách” được tiến hành với những hoạt động sau:
Hoạt động 1: Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách, tôi đã kể cho
học sinh nghe câu chuyện : Cuốn sách và giỏ đựng than. Câu chuyện có nội dung
như sau:
Cuốn sách và giỏ đựng than
Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xơi, miền Đơng
bang Kentucky, có một ơng cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ơng
cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến
mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng
nào ông quên đọc sách.
Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc
sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ơng:
- Ơng ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả.
Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế
thì đọc sách có gì tốt đâu mà ơng đọc thường xun thế ạ...
Ơng cụ lúc đó đang đổ than vào lị, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước
nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ
trước khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ơng cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.


Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến

nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở khơng ra hơi, cậu nói với ông rằng “Đựng nước
vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ
ngăn lại:
- Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có
thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể
đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh
đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé
lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống
rỗng.
- Ơng xem này - Cậu bé hụt hơi nói - Thật là vơ ích!
- Cháu lại nghĩ nó là vơ ích ư... - Ơng cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trơng khác hẳn
ban đầu. Nó khơng cịn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ơng, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu khơng hiểu
hoặc khơng nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên
trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
Sau khi đọc xong câu chuyện, tôi hỏi học sinh về nội dung câu chuyện để học
sinh hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách.
Câu chuyện đã đem lại cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa về việc đọc sách.
Khi đọc sách có thể bạn khơng nhớ, khơng hiểu hết về những gì cuốn sách nói
nhưng khi bạn đọc, sách sẽ thay đổi bạn từ bên trong tâm hồn.
Đọc sách làm cho tâm hồn mỗi người trở nên trong sáng, hướng thiện hơn. Cũng
giống như câu ngạn ngữ phương Đông : ‘’Những người đọc sách tuy chưa thành
danh nhưng cũng đã có một tư cách cao thượng”.


Hoạt động 2: Học sinh thảo luận nhóm để nêu lợi ích của việc đọc sách.
Sau đó từng nhóm lên chia sẻ lợi ích của việc đọc sách mà nhóm mình tìm được.
Giáo viên tổng hợp và bổ sung thêm ý nghĩa của việc đọc sách mà học sinh còn

chưa nêu. Sau đó cả lớp cùng nhau xây dựng nội quy đọc sách của lớp.
Hoạt động 3: Học sinh giới thiệu một cuốn sách, một nhân vật trong truyện mà
mình thích nhất hoặc chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình về một cuốn sách với cả
lớp.
Hoạt động 4: Mỗi bạn lấy một cuốn sách mình u thích trong thư viện lớp để đọc.
1. Xây dựng thư viện lớp học:
1. Mục tiêu:
Ngay từ những buổi đầu năm học tôi đã phát động xây dựng thư viện lớp học.
Mặc dù nhà trường cũng có thư viện lớn, đẹp và đầy đủ loại sách nhưng tơi muốn
chính các con tự xây dựng một thư viện dành riêng cho lớp mình. Các con biết tự
xây dựng, tự làm mới và bảo quản thư viện sách của mình.
2.2 Cách tiến hành:
Mỗi bạn học sinh tự mang những quyển sách mình đã đọc ở nhà đi và đóng góp
vào thư viện lớp với phương châm “ Chúng mình cùng chia sẻ sách”, sách cũ của
bạn này nhưng lại mới của bạn khác. Sau khi giáo viên kiểm duyệt nội dung sách
sẽ dán tên và dán thẻ số để theo dõi bạn mượn sách đồng thời trả lại cho các bạn đã
mang sách vào cuối năm học .
Đồng thời để làm phong phú thư viện lớp và để có những quyển sách phù hợp
với lứa tuổi các con lớp 2, những quyển sách có nội dung giáo dục mà tôi muốn
hướng tới, tôi đã trao đổi và nhờ sự hỗ trợ của ban phụ huynh để mua các cuốn
sách đó. Cũng trong buổi họp phu huynh đầu năm, tôi đã trao đổi với phụ huynh về
ý nghĩa của việc đọc sách, đặc biệt với học sinh lớp 2 nhằm phát triển khả năng tự
học. Chia sẻ với phu huynh về cách tạo môi trường đọc sách cho các con, đồng


thời đưa ra danh sách những cuốn sách phụ huynh có thể mua cho các con đọc
trong năm học này.
3. Giới thiệu những cuốn sách hay có cùng tác giả hoặc tác phẩm có đoạn
trích nằm trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
3.1 Mục tiêu:

Để cho những cuốn sách văn học nhiều chữ có nội dung sâu sắc trở nên gần gũi
với học sinh và học sinh có hứng thú tìm và đọc những cuốn sách đó. Trong những
giờ tập đọc có những đoạn trích trong những cuốn sách lớn hay những tác giả có
những tác phẩm hay cho thiếu nhi, tơi đều tìm cách để giới thiệu với học sinh, khơi
gợi hứng thú, sự tò mò của học sinh về cuốn sách đó, về tác giả đó để các em tìm
đọc.
3.2. Cách tiến hành:
Sau bài Tập đọc tuần 4: Bím tóc đi sam – Phỏng theo Ku- rô- y- a- na - gi.
Tôi đã giới thiệu bài tập đọc vừa học được viết dựa theo cuốn sách Totto- chan:
Cô bé bên cửa sổ của nhà văn Tetsuko Ku-rô-y-a-na-gi người Nhật Bản. Tôi đã
đưa ra quyển sách cho học sinh xem và giới thiệu: Totto – chan nghĩa là “ bé
Totto”, tên thân mật hồi nhỏ của tác giả Tetsuko Ku-rô-y-a-na-gi. Totto –chan sinh
ra trong một gia đình hạnh phúc. Bố là nghệ sĩ vĩ cầm, mẹ là vận động viên bóng
rổ. Totto - chan là một cơ bé thơng minh, hiếu động và có rất nhiều trị nghịch
ngợm thú vị. Truyện Totto- chan cơ bé bên cửa sổ kể về cô bé Totto chan và
những câu chuyện thú vị của cô khi cô bé ở trường tiểu học Tô – mô – e với thầy
hiệu trưởng đáng kính Sơ – sa – ku Ba-y-a-si.Ở ngơi trường này cơ bé đã có những
khám phá tuyệt vời với những lớp học trong toa tàu, với những bữa ăn có món trên
rừng dưới biển, những giờ học đặc biệt và những trải nghiệm tuyệt vời của tuổi
thơ. Các em hãy tìm và đọc cuốn sách Totto- chan: Cơ bé bên cửa sổ để tìm hiểu
xem tại sao Totto – chan lại học trong những toa tàu, món ăn trên rừng dưới biển là
gì, và Totto – chan thường làm gì trong những tiết học đặc biệt.


Tương tự như vậy, mỗi bài học học trong Sách giáo khoa có liên quan đến một
cuốn sách hay một tác giả có nhiều cuốn sách hay tơi đều tìm nhiều cách khai thác
khác nhau để kích thích trí tị mị của học sinh, gợi cho học sinh niềm thích thú và
động lực để tìm đến đọc những cuốn sách hay đó. Đồng thời sau khi giới thiệu với
học sinh tôi cũng trao đổi và nhắn tin với phụ huynh trong lớp tạo điều kiện giúp
con có được cuốn sách đó để con đọc.

Khơng chỉ giới thiệu về những cuốn sách văn học mà qua những tiết toán những
tiết Tự nhiên và Xã hội, tiết Kĩ năng sống tôi đều cố gắng giới thiệu những cuốn
sách cho các em. Chẳng hạn giới thiệu về cuốn sách về những nhà toán học nổi
tiếng, sách về những nhà bác học vĩ đại, những cuốn sách khám phá về thế giới tự
nhiên, sách dạy trẻ những kĩ năng sống, dạy trẻ hình thành những thói quen tốt….
Việc giới thiệu những tác giả và những cuốn sách thông qua những bài học
trong Sách giáo khoa giúp học sinh đến gần hơn với những cuốn sách, cho các em
thấy thế giới sách rất phong phú và đa dang, các em thấy được điều tuyệt vời trong
những cuốn sách và mong muốn được tìm và đọc sách.
4. Tạo hứng thú đọc sách trong những tiết thư viện
4.1. Mục tiêu:
Một phần quan trọng không thể thiếu để tạo hứng thú cũng như thói quen đọc
sách cho học sinh đó là Đọc sách trong các tiết thư viện. Mỗi tiết thư viện là một
giờ các em được chia sẻ về những điều thú vị trong những quyển sách mình đã
đọc, là lúc để khen ngợi những bạn ham đọc sách và đọc được nhiều sách.
4.2. Cách tiến hành:
Sau mỗi tiết thư viện các em được đọc và hiểu thêm về một cuốn sách mới, nếu
bạn nào chưa đọc xong có thể đăng kí mượn mang về đọc tiếp. Học sinh sẽ viết lại
những gì mình nhớ về cuốn sách vào sổ tay học sinh.
5. Hướng dẫn và cùng học sinh làm những sản phẩm đẹp, sáng tạo liên
quan đến đọc sách


Làm bookmark : (đánh dấu trang sách)
5.1.1 Mục tiêu:
Để giúp học sinh có thể đánh dấu những trang sách đang đọc dở, tôi hướng dẫn
học sinh làm những chiếc bookmark đơn giản, xinh xắn và mang dấu ấn riêng cho
từng bạn.
5.1.2 Cách tiến hành:
Trong tiết hoạt động tập thể, cô giáo đưa một số mẫu, tổ chức cho học sinh làm

theo nhóm.
Mỗi lần đọc sách nhìn thấy chiếc bookmark xinh xắn do chính mình làm, các bạn
sẽ thêm u và hứng thú với việc đọc sách.
6. Khuyến khích, động viên và trao thưởng cho các bạn đọc nhiều sách
6.1. Mục tiêu:
Đối với trẻ nhỏ, để trẻ tham gia bất kì hoạt động nào, ln cần sự động viên,
khuyến khích với nhiều hình thức thi đua và trao thưởng cho các em. Đối với hoạt
động đọc sách cũng vậy. Khi các em đã hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách lại có
thêm các hình thức thi đua khen thưởng sẽ giúp các em thêm tích cực và chủ động
đọc sách, vì vậy tơi đã đưa ra nhiều hình thức thi đua và khen thưởng khác nhau.
6.2. Cách tiến hành:
Thi đua nhóm đọc sách nhiều nhất trong tháng và tặng quyền đọc sách mới
trước cho nhóm đọc sách nhiều nhất trong tháng trước. Trao tặng huy hiệu “ Triệu
phú tri thức ” cho những bạn đọc sách nhiều trong tháng. Cuối năm học, những
bạn có nhiều huy hiệu “ Triệu phú tri thức ” sẽ được tặng những quyển sách có giá
trị.
Bên cạnh những việc làm đã nêu ở trên, tôi luôn cố gắng dành thời gian để đọc
sách cho học sinh. Việc đọc sách được lấy làm phần thưởng để tặng cho học sinh
sau những cố gắng của học sinh trong mỗi tiết học. Để tạo môi trường đọc sách, tôi


và học sinh còn cùng nhau làm các slogan, khẩu hiệu về đọc sách để luôn tạo hứng
thú đọc sách. Chẳng hạn : “ Sách là bạn”, “Reading books is fun”
IV. Kết quả:
Qua một năm kiên trì thực hiện những điều trên với tất cả tâm huyết và tình yêu
dành cho học sinh cũng như dành cho sách, tôi nhận thấy lớp tơi đã đạt được một
số thành tích đáng kể, cụ thể như sau:
Hầu hết các bạn trong lớp đều yêu thích đọc sách, mỗi giờ ra chơi, hay những
lúc cuối buổi học chờ bố mẹ đón, các bạn đều tranh thủ đọc sách. Điều đó đã góp
phần làm thay đổi phong trào đọc sách trong lớp, trong trường mà cịn lan tỏa đến

gia đình các bạn văn hóa đọc sách.
Nhờ có đọc sách, vốn từ của các bạn nhiều lên, vốn hiểu biết của các bạn cũng
ngày càng được mở rộng hơn, các bạn tập trung hơn trong giờ học, luôn chủ động,
sáng tạo trong học tập. Cuối năm học học sinh lớp 2A5 đã đạt được nhiều kết quả
cao trong học tập.
Không chỉ trong học tập, mà tinh thần tập thể, đoàn kết, tương thân tương ái
giữa các bạn trong lớp đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Các bạn ln u thương , giúp
đỡ đồn kết, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau tham gia các cuộc
thi. Nhờ đó mà tập thể lớp 2A5 đạt được nhiều giải thưởng cao:
- Cuối học kì 1, tập thể lớp 2A5 đạt danh hiệu lớp tiên tiến.
- Tập thể lớp 2A5 đạt giải ba trong cuộc thi làm báo tường chào mừng 20 /11
- Tập thể lớp 2A5 đạt lớp học thân thiện cấp trường
- Tập thể lớp 2A5 đạt giải nhì cuộc thi chăm sóc cơng trình măng non
Khơng chỉ có nhiều thành tích cao mà việc đọc sách giúp các con thêm tự tin,
có vốn từ ngữ phong phú, khả năng diễn đạt trôi chảy. Các đoạn văn của các con
viết dần mạch lạc, sử dụng nhiều từ gợi tả, gợi cảm, câu văn hay, giàu hình ảnh.
Các bố mẹ khơng phải cho con đọc văn mẫu, đọc cho con viết văn, gợi ý cho
con… như trước.


Những thành tích đã đạt được của tập thể cũng như các cá nhân lớp 2A5 là
những phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của các bạn học sinh trong suốt
năm học, đó cũng là kết quả tốt đẹp của quá trình rèn đọc sách hàng ngày cho học
sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
I.

Kết luận:

Qua nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm tạo hứng thú đọc sách cho học

sinh lớp 2”, tôi nhận thấy: Đọc sách hàng ngày là một thói quen vơ cùng quan
trọng đối với học sinh đặc biệt là học sinh Tiểu học. Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu
học, việc rèn thói quen đọc sách hàng ngày chính là rèn cho học sinh khả năng tự
học. Các em còn nhỏ, đang trong quá trình hình thành nhân cách nên việc đọc sách
khơng chỉ giúp các em mở rộng kiến thức mà còn giúp các em có một nhân cách
tốt.
Hơn nữa cấp Tiểu học là cấp nền tảng. Giáo viên rèn được thói quen đọc sách
ngay từ lúc này sẽ giúp các em duy trì và phát triển thói quen đọc sách trong các
cấp học tiếp theo và cả cuộc sống sau này.
Việc rèn và duy trì thói quen đọc sách hàng ngày cần một quá trình kéo dài và
liên tục, vì vậy mỗi người giáo viên cần kiên trì, tìm tịi và sáng tạo để ln tạo
được hứng thú và rèn được thói quen đọc sách hàng ngày cho học sinh.
I.

Khuyến nghị:

Đọc sách có ý nghĩa vơ cùng quan trọng với mỗi người, việc phát triển văn hóa
đọc khơng phải là vấn đề của một cá nhân mà là của cả cộng đồng. Đặc biệt việc
tạo hứng thú hay rèn thói quen đọc sách cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của
giáo viên hay phụ huynh mà của toàn xã hội. Bằng vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình,
tơi xin mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị sau:
* Đối với giáo viên:


1. Muốn học sinh yêu sách và đọc sách hàng ngày thì bản thân mỗi giáo viên
cũng phải là người yêu sách và đọc sách hàng ngày.Tôi thiết nghĩ việc đọc sách
mang lại rất nhiều ích lợi, đặc biệt với nghề giáo, việc đọc sách là nhu cầu tất yếu
hàng ngày của mỗi giáo viên. Chính tình u với sách và thói quen đọc sách hàng
ngày của thầy cơ sẽ truyền cảm hứng cho học sinh. Thầy cô đọc sách, chia sẻ với
học sinh về những quyển sách hay, về những hiểu biết thú vị khi đọc sách sẽ là

hình mẫu lí tưởng cho các em noi theo.
2. Mỗi giáo viên cần tìm hiểu tâm lí đối tượng giáo dục của mình, vì mỗi lứa
tuổi khác nhau các em lại có một sở thích khác nhau về sách. Hiểu được tâm lí các
em, giáo viên mới định hướng, lựa chọn được những cuốn sách phù hợp với lứa
tuổi các em và đưa ra những hình thức, biện pháp thích hợp để tạo hứng thú và rèn
thói quen đọc sách cho học sinh.
3. Giáo viên cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm
vững vàng, để có thêm nhiều cuốn sách mới, biết thêm nhiều phương pháp mới để
hấp dẫn, lôi cuốn, tạo cảm hứng đọc sách cho học sinh.
4. Cuối cùng, người giáo viên cần có các hình thức tổ chức, có kế hoạch cụ thể
về việc rèn thói quen đọc sách phù hợp với tình hình học sinh lớp mình. Đồng thời
giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, Ban giám hiệu, đồng nghiệp để làm
tốt cơng tác phát triển văn hóa đọc.
* Đối với các gia đình:
1. Các bậc phu huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, dành thời gian
hơn nữa đến việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Phụ huynh phải thực sự
là một tấm gương đọc sách cho con noi theo.
2. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp. Tạo mọi điều
kiện cho con đọc sách như: Mua sách cho con theo gợi ý của cô giáo chủ nhiệm,
cùng con đọc và chia sẻ về những cuốn sách, tạo không gian và môi trường đọc
sách khi ở nhà cho các con.


Khơng chỉ thói quen đọc sách, mà để hình thành một thói quen tốt cần q trình
lâu dài và sự kiên trì, bền bỉ. Để văn hóa đọc ngày càng phát triển mạnh mẽ trong
cộng đồng thì mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về việc đọc sách, nhà nước cần
tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để mọi người đều có thể tiếp cận với sách
tốt, sách có giá trị.
* Đối với học sinh:
– Hãy đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn.

– Hãy quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách.
– Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về
những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao.
– Vừa đọc sách vừa rèn luyện mình.
* Đối với nhà trường, xã hội:
– Quan tâm bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có
nội dung trong sáng, lành mạnh.
– Khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được
phong trào đọc sách trong tồn dân.
– Các cơ quan chức năng kiểm sốt chặc chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn
phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay
* Đối với Phòng, Sở:
Tổ chức nhiều cuộc thi hơn nữa về phát triển văn hóa đọc để học sinh có sân
chơi bổ ích và có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm đọc sách của bản thân.
Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và đất nước. Hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc
nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của
tương lai.



×