Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 209 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Bách khoa Hà Nội
____________________________________________

Đỗ Thành Phương

Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
cho các Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế học
MÃ số:

62.31.03.01

Luận án tiến sĩ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn ái Đoàn
TS. Vũ B»ng

Hµ Néi, 2007


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả Luận án


Đỗ Thành Phương


Mục lục
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt

i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ

iii

Phần mở đầu

iv

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của Luận án
Những đề xuất và đóng góp khoa học của Luận án
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu của đề tài

iv
v
v
vi
vi
vii
viii

Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1
1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1
1.1.3. Phân loại thị trường chứng khoán
3
1.1.4. Phân tích mô hình tổ chức thị trường chứng khoán
6
1.1.5. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán phi tập trung
16
1.1.6. Điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phi tập trung
19
1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ với thị trường chứng khoán

21
1.2.1. Tiêu chí xác định DNV&N
21
1.2.2. Xu thế phát triển các DNV&N
24
1.2.3. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với các DNV&N
26
1.2.4. Phân tích lựa chọn loại hình TTCK cho c¸c DNV&N
28
1.3. Kinh nghiƯm triĨn khai TTCK cho c¸c DNV&N tại một số nước trên thế giới
31
1.3.1. Hệ thống pháp lý
32
1.3.2. Tổ chức và quản lý thị trường chứng khoán
33
1.3.3. Tổ chức các thành viên của thị trường chứng khoán
34
1.3.4. Hệ thống giao dịch thị trường chứng khoán
35
1.3.5. Giám sát thị trường chứng khoán
36
1.3.6. Công bố thông tin thị trường chứng khoán
37
1.3.7. Sự tham gia của các bên nước ngoµi
38
1.3.8. Mét sè bµi häc cho ViƯt Nam tõ kinh nghiƯm tỉ chøc TTCK cho c¸c DNV&N cđa
mét sè n­íc trên thế giới
38

Chương 2. Thực trạng và nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

44

2.1. Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Cơ sở pháp lý thị trường chứng khoán
2.1.2. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
2.1.3. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
2.1.4. Đánh giá hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

44
44
45
47
59


2.1.5. Đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán tự do ở Việt Nam
2.2. Thực trạng các DNV&N ở Việt Nam
2.2.1. Cơ sở pháp lý
2.2.2. Tình hình hoạt động
2.2.3. Những khó khăn đối với phát triển DNV&N
2.2.4. Nhu cầu và khả năng tiếp cận vốn qua thị trường tài chính của các DNV&N
2.2.5. Đánh giá chung
2.3. Đánh giá nhu cầu xây dựng TTCK cho các DNV&N ở Việt Nam
2.3.1. Những khó khăn và thuận lợi của các DNV&N khi tham gia TTCK
2.3.2. Những tồn tại và hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.3.3. Nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán cho các DNV&N

72

78
79
81
84
87
89
91
91
93
97

Chương 3. Xây dựng mô hình và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán cho các
DNV&N ở Việt Nam
102
3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển TTCK cho các DNV&N ở Việt Nam
3.2. Mô hình TTCK cho các DNV&N ở Việt Nam
3.2.1. Các điều kiện để phát hành và giao dịch chứng khoán
3.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước
3.2.3. Cơ cấu sở hữu
3.2.4. Cơ cấu tổ chức
3.2.5. Hệ thống giao dịch
3.2.6. Hệ thống đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán
3.2.7. Hệ thống công bố thông tin trên thị trường
3.2.8. Giám sát hoạt động của thị trường
3.2.9. Thành viên của thị trường
3.3. Giải pháp xây dựng và phát triển TTCK cho các DNV&N
3.3.1. Xây dựng khung pháp lý cho thị trường
3.3.2. Chính sách tăng cung hàng hoá trên thị trường

3.3.3. Chính sách kích cầu hàng hoá trên thị trường
3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện các định chế tài chính tham gia thị trường
3.3.5. Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường
3.3.6. Các giải pháp khác

102
102
105
109
111
113
114
115
117
124
129
135
137
139
139
144
150
155
158
162

Kết luận

168


Danh mục các công trình đà công bố của tác giả

170

Tài liệu tham khảo

171

Phần phụ lục

177

Phụ lục 1: Danh sách các CTCK tại các TTGDCK đến 31/03/2007
178
Phụ lục 2: Thống kê các loại phí niêm yết trên TTCK
181
Phụ lục 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
182
Phụ lục 4: Danh sách các công ty đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội tính đến ngày
31/03/2007
183
Phụ lục 5: Danh sách các công ty niêm yết tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh tính ®Õn ngµy
31/03/2007
190


i
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt
DN


Enterprise

Doanh nghiệp

DNNN

State-owned Enterprise

Doanh nghiƯp nhµ n­íc

DNV&N

Small and Medium
Enterprise

Doanh nghiƯp võa vµ nhá

CTCK

Securities Company

Công ty chứng khoán

HTTP

HyperText Transfer
Protocol

Giao thức truyền thông siêu văn
bản


KOSDAQ

Korea Securities Dealers
Automated Quotation

Thị trường yết giá tự động của
những nhà kinh doanh chứng khoán
Hàn Quốc

KSE

Korea Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hàn
Quốc

NASDAQ

National Association of
Securities Dealers
Automated Quotation

Thị trường yết giá tự động của hiệp
hội quốc gia những nhà kinh doanh
chứng khoán Mỹ

NYSE

NewYork Stock Exchange


Sở giao
NewYork

OTC

Over the Counter Market

Thị trường chứng khoán phi tập
trung

TTCK

Stock Market

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Securities Trading Center

Trung tâm giao dịch chứng khoán

dịch

chứng

khoán

TTNCKH&ĐTCK Center for Securities

Research and Training

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và
Đào tạo Chứng khoán

UBCKNN

State Securities
Commission

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

VAFI

Việt Nam Association of
Financial Investors

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính
việt nam

WWW

World Wide Web

Dịch vụ Web toàn cÇu


ii
Danh mục các bảng
Bảng 1-1: Tiêu chí xác định DNV&N ở một số nước ...................................................22

Bảng 2-1: Tình hình khối lượng niêm yết qua các năm .................................................49
Bảng 2-2: Tình hình niêm yết chứng khoán tính đến 31/03/2007 ................................50
Bảng 2-3: So sánh mức tăng giá cổ phiếu ......................................................................51
Bảng 2-4: Quy mô giao dịch khớp lệnh toàn thị trường từ 2000-Q1/2007 ....................51
Bảng 2-5: Tình hình giao dịch thỏa thuận trong các năm ..............................................52
Bảng 2-6: Quy mô giao dịch các loại chứng khoán từ 4/2006 đến 3/2007....................53
Bảng 2-7: Khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài Q1/2007 ....................57
Bảng 2-8: Giá trị giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài Q1/2007 ............................57
Bảng 2-9: Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài năm 2000-Q1/2007 ...........57
Bảng 2-10: Quy mô chứng khoán đăng ký giao dịch đến 03/2007 ...............................62
Bảng 2-11: Tổng hợp 10 chứng khoán có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên sàn Hà
Nội ngày 31/03/2007.....................................................................................62
Bảng 2-12: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn một số công ty năm 2006 ..............................63
Bảng 2-13: Thống kê hoạt động đấu giá TTGDCK Hà Nội đến 12/2006 .....................64
Bảng 2-14: Thống kê giao dịch thỏa thuận tại TTGDCK Hà Nội .................................65
Bảng 2-15: Thống kê giao dịch báo giá .........................................................................66
Bảng 2-16: Thống kê giao dịch thỏa thuận và báo giá ..................................................67
Bảng 2-17: Tình hình giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết [99] .................................73
Bảng 2-18: Diễn biến giá một số cổ phiếu OTC năm 2007 ...........................................75
Bảng 2-19: Kết quả giao dịch chứng khoán OTC ngày 07/05/2007[92] .......................76
Bảng 2-20: Tình hình DNV&N theo loại hình doanh nghiệp đến 2006 .......................82
Bảng 2-21: Tình hình DNV&N theo ngành nghề hoạt động đến 2006 ........................82
Bảng 2-22: Tình hình DNV&N khi chuyển thành công ty cổ phần .............................84
Bảng 2-23: Nguồn huy động vèn hiƯn nay cđa c¸c DNV&N.......................................88


iii
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ
Sơ đồ 1-1: Cơ cấu thị trường sơ cấp[26] ..........................................................................3
Sơ đồ 1-2: Cơ cấu thị trường thứ cấp[26] .........................................................................4

Sơ đồ 1-3: Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán .....................................................15
Sơ đồ 2-1: Cơ cấu tổ chức của TTGDCK TP. HCM ......................................................48
Biểu đồ 2-2: So sánh khối lượng chứng khoán niêm yết qua các năm ..........................49
Biểu đồ 2-3: So sánh số lượng tài khoản của nhà đầu tư theo các năm .........................56
Sơ đồ 2-4: Cơ cấu tổ chức của TTGDCK Hà Nội ..........................................................61
Biểu đồ 2-5: Tỷ lệ khối lượng giao dịch báo giá theo nhóm cổ phiếu ...........................66
Biểu đồ 2-6: So sánh khối lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu theo các năm...............67
Biểu đồ 2-7: Giá trị giao dịch của 6 loại cổ phiếu theo hai phương thức giao dịch thỏa
thuận và báo giá ............................................................................................68
Biểu đồ 2-8: So sánh số lượng DNV&N thành lập mới từ năm 2000-2006[6] ..............83
Sơ đồ 3-1: Mô hình tổ chức TTCK cho các DNV&N..................................................110
Hình 3-2: Sơ đồ lệnh giao dịch thỏa thuận khác thành viên ........................................118
Hình 3-3: Sơ đồ lệnh giao dịch thỏa thuận cùng thành viên ........................................119
Hình 3-4: Sơ đồ lệnh hệ thống báo giá trung tâm ........................................................120
Hình 3-5: Sơ đồ mô tả giao dịch thông qua hệ thống tạo lập thị trường ......................122
Hình 3-6: Sơ đồ hệ thống thông tin thị trường .............................................................130


iv
Phần mở đầu

1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Sự kiện Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt
động đà đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thành lập thị trường
chứng khoán tập trung ở Việt Nam. Ngày 08/03/2005 Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội đà chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Cùng với
TTGDCK Tp HCM, hoạt động của TTGDCK Hà Nội đà làm tăng thêm một kênh

giao dịch cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường sơ cấp. Ngày 14/07/2005
TTGDCK Hà Nội tiếp tục khai trương sàn giao dịch thứ cấp, đưa cổ phiếu của
các doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên vào tổ chức và quản lý. Cùng với hệ
thống ngân hàng, thị trường chứng khoán Việt Nam đà hoạt động tích cực, góp
phần phát triển hệ thống tài chính trong nước và giúp các doanh nghiệp huy động
nguồn vốn trung và dài hạn một cách có hiệu quả nhất để đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh.
Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước
ta đà có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tạo môi trường thuận lợi cho
các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến nay, số lượng
các DNV&N đà chiếm tới 80% trên tổng số các doanh nghiệp và đóng góp cho
nền kinh tế đạt giá trị khoảng 28%GDP trong cả nước. Để hoạt động, các
DNV&N đà huy động vốn một phần thông qua các tổ chức tài chính, ngân hàng
và một phần lớn từ thị trường tài chính phi chính thức. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng trên là cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam mới
chỉ đáp ứng yêu cầu ban đầu của việc luân chuyển và huy động vốn cho các
doanh nghiệp cã quy m« lín, doanh nghiƯp cã quy m« võa, nhưng vẫn chưa có
một TTCK cho các DNV&N. Do đó, cũng chưa có một TTCK để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước có thể mua bán các loại cổ phiếu của các DNV&N và giúp
các doanh nghiệp này có thể huy động vốn phát triển sản xuất - kinh doanh.
Chính vì vậy, trong thời gian tới xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán
cho các DNV&N là thực sự cần thiết và sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển
chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với những đòi hỏi trên, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán cho các DNV&N là hết sức cần thiết. Với kết quả nghiên cứu này


v
sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định chính sách và
lập kế hoạch xây dựng TTCK cho các DNV&N. Hình thành và phát triển thị

trường chứng khoán cho các DNV&N sẽ thúc đẩy cho công cuộc hội nhập của
TTCK Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Trên thế giới thị trường chứng khoán đà được xây dựng và phát triển từ rất
lâu. Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng lớn liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau của một nền kinh tế. Đến nay, trên thế giới đà có
nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường chứng khoán và mỗi đề tài đề cập đến một
khía cạnh nào đó của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và xây
dựng thị trường chứng khoán tại các nước trên thế giới, ngoài các yêu cầu chung
còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của mỗi nước. Tại Việt Nam, hiện
nay đà có một số nghiên cứu về thị trường chứng khoán cho các DNV&N:
Dự án "Điều tra, đánh giá các khả năng tham gia thị trường chứng khoán
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ" của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào
tạo Chứng khoán thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Đề án giao dịch cổ
phiếu cho các DNV&N của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Các bài báo đăng
trên Tạp chí chứng khoán: Các chính sách, giải pháp tài chính nhằm khuyến
khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường
chứng khoán của tác giả Nguyễn Đăng Nam[18]; Thị trường chứng khoán cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tác giả Phan Minh Tuấn[23]; Những vấn đề
và giải pháp khi tham gia thị trường chứng khoán dành cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của các công ty chứng khoán của tác giả Bùi Thị Thanh Hương[2]...
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện
và chuyên sâu về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cho các
DNV&N trong điều kiện Việt Nam.
3.

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án


Luận án Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ đóng góp cho việc tổng kết một số vấn đề về
lý luận và thực tế, từ đó có những căn cứ để xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán cho các DNV&N ở Việt Nam. Luận án có các mục tiêu chính sau:
- HƯ thèng hãa c¬ së lý thut chung vỊ TTCK và TTCK cho các
DNV&N, đồng thời ứng dụng lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết thông tin
không cân xứng để làm rõ thêm bản chất và cấu tróc cđa TTCK.


vi
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng TTCK nói chung và TTCK cho các
DNV&N trên thế giới (thị trường OTC cho các DNV&N), qua đó rút ra những
kinh nghiệm và bài học có thể áp dụng cho TTCK ở Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán và thực trạng
các DNV&N ở Việt Nam.
- Xây dựng mô hình TTCK cho các DNV&N, từ đó đưa ra những giải
pháp để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cho các DNV&N ở Việt
Nam.
4.

Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của Luận án

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Luận án phân tích các mô hình thị trường
chứng khoán của các nước trên thế giới và từ đó rút ra các kinh nghiệm cho việc
xây dựng thị trường chứng khoán của các DNV&N ở Việt Nam. Khi nghiên cứu,
NCS tập trung chủ yếu vào những nội dung cơ bản trong việc xây dựng mô hình
TTCK cho các DNV&N với điều kiện của Việt Nam và một số vấn đề trong
quản lý cần phải đề cập khi xây dựng TTCK cho các DNV&N. Luận án không đi
sâu vào nghiên cứu hoạt động của TTCK cũng như các quy trình nghiệp vụ cụ

thể giúp cho công tác quản lý và điều hành TTCK ở Việt Nam.
Do tình hình kinh tế của Việt Nam và thị trường chứng khoán là một trong
những vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính,
ngân hàng, luật pháp và các chính sách quản lý vĩ mô của nền kinh tế nên phạm
vi nghiên cứu của Luận án chỉ tập trung nghiên cứu mô hình và đưa ra một số
giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán cho các
DNV&N tại Việt Nam.
5.

Những đề xuất và đóng góp khoa học của Luận án

Trên cơ sở các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đà đề ra, Luận án có
những đề xuất và đóng góp khoa học sau:
Thứ nhất, khẳng định bản chất của TTCK là một thể chế kinh tế được hình
thành và tồn tại dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí giao dịch. Kết luận này được đưa
ra dựa trên cơ sở ứng dụng lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết thông tin
không cân xứng vào phân tích TTCK.
Thứ hai, tổng kết thành sơ đồ mô hình tổ chức TTCK với mối quan hệ
giữa các thành phần đó là quan hệ giao dịch và quan hệ quản lý. Mô hình này
được khái quát dựa trên cơ sở lý thuyết và kết hợp với kinh nghiệm xây dựng mô
hình tổ chức TTCK của các nước trên thế giới.


vii
Thứ ba, khẳng định việc chọn loại hình thị trường phi tập trung là một lựa
chọn tối ưu khi xây dựng TTCK cho các DNV&N. Các doanh nghiệp luôn hoạt
động theo nguyên tắc tiết kiệm chi phí, bao gồm cả chi phí giao dịch. Các
DNV&N khi tham gia TTCK phi tập trung sẽ có chi phí giao dịch thấp hơn trong
hoạt động tài chính.
Thứ tư, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng TTCK

nói chung và thị trường chứng khoán cho các DNV&N của các nước trên thế giới
và khả năng áp dụng cho Việt Nam.
Thứ năm, xây dựng mô hình TTCK cho các DNV&N, có tính khả thi cao,
theo từng giai đoạn và từng bước phát triển từ nhỏ đến lớn phù hợp với điều kiện
kinh tế của Việt Nam.
Thứ sáu, đề xuất các giải pháp đồng bộ để xây dựng và phát triển TTCK
cho các DNV&N ở Việt Nam.
6.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn: được sử dụng như tìm gặp các chuyên gia kinh
tế, ngân hàng, tài chính để học hỏi các kinh nghiệm về quy trình xây dựng và tổ
chức thị trường chứng khoán cho các DNV&N.
Phương pháp khảo sát: sử dụng kết quả khảo sát đà thực hiện để xác định
nhu cầu và điều kiện cần thiết trong việc hình thành thị trường chứng khoán cho
các DNV&N ở Việt Nam.
Phương pháp lý thuyết mô hình: để xây dựng các mối liên hệ giữa các yếu
tố của mô hình thị trường chứng khoán với nhau sao cho các kết quả có được có
thể phản ánh đúng các yêu cầu đề ra khi nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp so sánh đối chiếu: chọn vµ lÊy bµi häc kinh nghiƯm thùc tÕ
cđa mét sè nước phát triển, một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
làm cơ sở so sánh.
Phương pháp khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin: báo, tạp
chí, kỷ yếu hội thảo khoa học... và trên mạng Internet.
Ngoài ra trong Luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như:
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp.


viii

7.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình
đà công bố của tác giả và các phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 3 chương với
các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng và nhu cầu xây dựng thị trường chứng khoán cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chương 3: Xây dựng mô hình và giải pháp phát triển thị trường chứng
khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam


1

Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.

Tổng quan về thị trường chứng khoán

1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nhân tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tại
các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều đà có thị trường chứng khoán. Hiện
nay, thị trường chứng khoán trở thành một định chế tài chính không thể thiếu
được của những nước phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
Hiện nay có rất nhiều các tác giả đà đưa ra khái niệm về thị trường chứng
khoán, như sách Thị trường chứng khoán hỏi và đáp cho rằng: Thị trường chứng

khoán là một thành phần quan trọng của thị trường tài chính, tại đó con người
gián tiếp thực hiện thương vụ mua bán quyền sở hữu. Bên mua thanh toán bằng
tiền, bên bán giao hàng là chứng khoán [31], tr.5]. Theo Giáo trình thị
trường chứng khoán của Trường đại học kinh tế quốc dân, thị trường chứng
khoán được định nghĩa Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị
trường chứng khoán, được hiểu một cách chung nhất, là nơi diễn ra các giao
dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán các hàng hóa và dịch vụ tài chính
giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những
quy tắc ấn định trước [10], tr.20]. Qua các định nghĩa trên, có thể hiểu rằng thị
trường chứng khoán là nơi tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư thông qua
việc mua bán chứng khoán, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Từ thời kỳ Trung cổ, ở phương tây đà hình thành những hình thức mua
bán dưới dạng thị trường chứng khoán. Tại các thành phố buôn bán các thương
gia đà tụ tập để thương lượng và trao đổi hàng hoá như nông sản, khoáng sản,
ngoại tệ... Điểm đặc biệt là những cuộc thương lượng này chỉ dùng lời nói trao
đổi với nhau, không cần có giấy tờ cũng như hàng hoá nào. Những cuộc thương
lượng này nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán, kể cả các hợp đồng sẽ thực
hiện trong tương lai.
Vào năm 1453, tại một ngôi nhà một nhà môi giới Van Ber Buerzo tại
Bruges (Bỉ), thương gia từ khắp các nước đà thường xuyên gặp gỡ để mua kỳ
phiếu nước ngoài và trao đổi thông tin buôn bán, kinh doanh. Trên đỉnh ngôi nhà
của nhà môi giới có mang hình vẽ ba cái túi da (tiếng La tinh gọi là Bursa, tiÕng


2

Pháp gọi là Bourse), do đó chữ Bourse thị trường chứng khoán có xuất xứ từ
bấy giờ.
Đến năm 1547, thị trấn Bruges mất hẳn sự phồn vinh vì eo biển Evin dẫn

tàu bè vào thị trấn này bị cát lấp mất.
Lần đầu tiên vào năm 1531 tại Antwerpas đà triển khai các nghiệp vụ về
chứng khoán, tại đây diễn ra việc mua bán các khoản nợ của chính phủ các nước
Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Mậu dịch thị trường này phát
triển phồn thịnh cho đến khi Tây Ban Nha xâm chiếm và cướp đoạt Antwerpas
làm thị trường này suy sụp vào cuối thế kỷ XVI. Theo hình mẫu thị trường này,
người ta lập ra các thị trường chứng khoán khác ở Lion năm 1545, London năm
1566.
Năm 1608 thị trường chứng khoán được lập ra ở Amsterdam, đây là một
thị trường có vai trò chủ yếu trong thương mại quốc tế cung cấp các hàng hoá
chủ yếu ở Châu âu về ngũ cốc, ớt, hồ tiêu... ở đây bắt đầu có định giá chứng
khoán như trái phiếu quốc gia, cổ phần của các thương nhân và các loại hàng hoá
từ các thuộc địa đem tới. Vào tới thế kỷ XVIII thị trường chứng khoán
Amsterdam có tới 44 loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) và đến nay thị
trường chứng khoán Amsterdam vẫn giữ tính tổng hợp là thị trường vốn, tiền tệ,
ngoại tệ.
Năm 1773 Sở giao dịch chứng khoán được thành lập tại Anh. ở Paris,
Berlin, Viên thị trường chứng khoán xuất hiện vào thế kỷ XVIII và phát triển,
hưng thịnh vào thế kỷ XIX.
Năm 1792 Sở giao dịch chứng khoán được thành lập ở Mỹ và đến thế kỷ
XX thị trường chứng khoán New York chiếm một vai trò quan trọng và là một
trong những thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới, số lượng chứng khoán
lưu hành trong năm 1980 khoảng 397 tỷ USD.
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới
đà trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm
1875 - 1913, thị trường chứng khoán phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng
của nền kinh tế. Nhưng đến ngày 29-10-1929, ngày được gọi là ngày thứ năm
đen tối, tức là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New
York đà làm cho thị trường chứng khoán New York và các thị trường chứng
khoán Tây âu, Bắc âu và Nhật Bản khủng hoảng. Sau chiến tranh thế giới thứ

hai, các thị trường chứng khoán phục hồi, phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc


3

khủng hoảng tài chính năm 1987, được gọi là ngày thứ hai đen tối, một lần
nữa đà làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ, lần này hậu
quả của nó rất lớn và nặng nề. Nhưng chỉ sau hai năm thị trường chứng khoán
thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và đà trở thành một định chế tài chính
không thể thiếu được trong đời sống kinh tế cuả những quốc gia có nền kinh tế
phát triển theo cơ chế thị trường[24].
Hiện nay, thị trường chứng khoán đà phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các
nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản... và bên cạnh
đó hơn 40 nước đang phát triển đà hình thành thị trường chứng khoán.
Như vậy, thị trường chứng khoán được xuất hiện từ thế kỷ XV. Sự hình
thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các loại
thị trường khác.
1.1.3. Phân loại thị trường chứng khoán
1.1.3.1. Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp[10][17][24]
Căn cứ vào quá trình luân chuyển của chứng khoán, thị trường chứng
khoán có thể chia ra thành các thị trường, bao gồm:
Thị trường sơ cấp (Primary Market) là thị trường của các loại chứng
khoán phát hành lần đầu nhằm các mục đích:
-

Thành lập các doanh nghiệp cổ phần.

-

Huy động vốn và tăng thêm vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.


-

Các tổ chức phát hành trái phiếu.
Sơ đồ 1-1: Cơ cấu thị trường sơ cấp[26]

Thị trường sơ cấp

Công ty Kiểm toán

Ngân hàng bảo lÃnh

Nhà đầu tư
Tổ chức
Cá Ngân hàng
nhân Công ty TC
Doanh nghiệp
Quỹ Đầu tư ...

Nhà phát hành
Chính Doanh
phủ

nghiệp
Đại lý phân phối

Thị trường thứ cấp

Tập đoàn bảo l·nh



4

Phát hành các loại chứng khoán lần đầu tiên là giai đoạn phức tạp vì nếu
không xác định đúng các điều kiện phát hành sẽ làm cho các chứng khoán khó
tiêu thụ, làm mất uy tín của người phát hành chứng khoán. Mặt khác sẽ gây mất
lòng tin của các nhà đầu tư làm cho thị trường chứng khoán không phát triển
được.
Phát hành chứng khoán vào lưu thông là giai đoạn quan trọng nhất cho
xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán. Do đó cần có sự quản lý chặt chẽ
của chính phủ trong phát hành các loại chứng khoán, nhằm ngăn chặn và kiểm
soát mọi hành vi gian lận của bất kỳ tổ chức phát hành chứng khoán nào.
Thị trường thứ cấp (Secondary Market) là nơi lưu thông các loại chứng
khoán đà được phát hành (qua thị trường sơ cấp). Tại đây các nhà đầu tư có thể
bán hoặc mua các loại chứng khoán vào bất kỳ lúc nào, thời điểm nào. Đây là
một thị trường linh hoạt, mềm dẻo hơn so với thị trường tín dụng thông thường.
Sơ đồ 1-2: Cơ cấu thị trường thứ cấp[26]
Thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp

Sở giao dịch chứng

Các tổ chức phụ trợ
ã
ã
ã
ã

TT Tin học

TT Đăng ký
TT thanh toán bù trừ
TT Lưu ký

khoán
Thị trường chứng
khoán phi tập trung

Công ty chứng khoán

Thị trường chứng
khoán tự do

Các Nhà đầu tư

nhân

ã
ã
ã
ã

Tổ chức
Ngân hàng
Công ty TC
Doanh nghiệp
Quỹ Đầu tư ...

Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, mục

đích cuả từng loại thị trường. Bởi vì, thị trường sơ cấp là phát hành cổ phiếu hay
trái phiếu, nhằm mục đích thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm của công
chúng trong công cuộc phát triển kinh tế, còn tại thị trường thø cÊp viÖc giao


5

dịch và lưu thông chứng khoán rất nhộn nhịp, nhưng cũng không làm tăng thêm
quy mô vốn đầu tư, không tạo ra các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng
phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm
bảo tính thanh khoản của chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thø cÊp tån t¹i, quan hƯ mËt thiÕt víi nhau,
trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực thúc
đẩy. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có chứng khoán lưu thông, nếu
không có thị trường thứ cấp sẽ gây khó khăn cho việc luân chuyển và chuyển đổi
chứng khoán khiến cho người đầu tư ít dám mua chứng khoán làm hạn chế khả
năng huy động vốn trong nền kinh tÕ. Trong thùc tÕ khi tỉ chøc thÞ tr­êng chứng
khoán không có sự phân biệt giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, mà hai
thị trường này được tổ chức chung và được gọi là thị trường chứng khoán.
1.1.3.2. Thị trường tập trung, thị trường phi tập trung[14][17][26][27]
Căn cứ theo phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia
thành các thị trường, bao gồm:
Thị trường chứng khoán tập trung (The Stock Exchange)
Thị trường chứng khoán tập trung là một tổ chức có pháp nhân, có hội
đồng quản trị, có hội viên và có trụ sở riêng. Thị trường này hoạt động theo đúng
các quy định của luật pháp. Hình thức biểu hiện của thị trường chứng khoán tập
trung là sở giao dịch chứng khoán được hoạt động theo các thời biểu mua bán và
giá cả được tính theo thể thức công khai đấu giá có sự kiểm soát của hội đồng
chứng khoán.
Hiện nay tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều có thị trường

chứng khoán tập trung, điển hình là thị trường chứng khoán New York ở Mỹ, thị
trường chứng khoán Frankfrut ở Đức, thị trường chứng khoán Paris ở Pháp...
Thị trường chứng khoán phi tËp trung (Over the counter market - OTC)
TTCK phi tập trung hay còn gọi là thị trường OTC là loại TTCK bậc
cao, ở đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống
computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Giá cả trên thị trường này
được hình thành theo phương thức thoả thuận. Tại thị trường chứng khoán phi tập
trung chủ yếu diễn ra các cuộc trao đổi đối với các cổ phần của các công ty, xí
nghiệp nhỏ. Thị trường này là một hình thức bổ sung cho thị trường chứng khoán
tập trung.


6

Thị trường OTC là thị trường thương lượng, thoả thuận giá giữa một người
bán với một người mua, khác với thị trường đấu giá của các sở giao dịch. Trên
thị trường OTC các nhà tạo lập thị trường có thể định giá cho giao dịch của
mình. Thị trường thương lượng thực chất cũng là thị trường cạnh tranh, các công
ty chứng khoán phải cạnh tranh đặt giá với nhau để thực hiện việc mua bán.
Thị trường chứng khoán tự do là thị trường mà hoạt động giao dịch chứng
khoán được thực hiện tự do, phân tán, không qua Sở giao dịch chứng khoán và
thị trường OTC. Thị trường này là một tổ chức không có pháp nhân, không có trụ
sở riêng, không có tổ chức hội đồng quản trị, tại đây cũng diễn ra các hoạt động
mua bán chứng khoán. Đặc điểm của thị trường này là chưa có sự quản lý và
giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành chứng khoán với cơ sở pháp lý như
Luật chứng khoán.
1.1.3.3. Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu[10][11][17]
Nếu căn cứ vào loại hình chứng khoán giao dịch trên thị trường, có thể
phân chia thành các loại thị trường sau:
- Thị trường cổ phiếu, là thị trường phát hành và giao dịch vốn cổ phần

của các công ty cổ phần.
- Thị trường trái phiếu, còn gọi là thị trường nợ vì là nơi huy động và lưu
chuyển nguồn vốn vay của các tổ chức phát hành.
- Thị trường chứng khoán phái sinh, là thị trường phát hành và giao dịch
các chứng khoán phái sinh, chủ yếu là nhằm phân tán, rào chắn rủi ro đầu tư.
Tuỳ điều kiện đặc thù của từng nước, các thị trường này có thể được tổ
chức tại cùng một địa điểm hoặc tại các địa điểm tách biệt.
1.1.4. Phân tích mô hình tổ chức thị trường chứng khoán
1.1.4.1. Sự cần thiết
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán một loại
hàng hóa đặc biệt đó là các chứng khoán. TTCK là một loại thị trường đặc biệt,
một sản phẩm cao cấp của nền kinh tế thị trường. Tính phức tạp của TTCK được
thể hiện ở cấu trúc và các hoạt động giao dịch trên thị trường, do đó TTCK đòi
hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ trên cơ sở một
hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ. Vì vậy, xây dựng mô hình tổ chức
TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng để dẫn đến thành công trong việc hình
thành và phát triển TTCK.


7

Để xây dựng mô hình tổ chức TTCK cho từng quốc gia, ngoài căn cứ trên
những yêu cầu chung về TTCK, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích và đánh giá
điều kiện thực tế kinh tế, chính trị, xà hội của quốc gia, từ đó đưa ra một mô hình
tổ chức TTCK phù hợp. Trên thực tế mô hình tổ chức TTCK của các nước khác
nhau thì khác nhau nhưng khi xây dựng đều được dựa trên các cơ sở lý thuyết về
TTCK, kết hợp kinh nghiệm xây dựng TTCK với điều kiện đặc thù của mỗi
nước. Tuy nhiên, muốn công tác xây dựng mô hình tổ chức TTCK được thực
hiện tốt, chúng ta cần đưa ra một yêu cầu tổng thể chung về mô hình tổ chức
TTCK từ đó phân tích các nhân tố cơ bản tạo nên TTCK và các hoạt động của

nó.
1.1.4.2. Phân tích mô hình tổ chức thị trường chứng khoán
Một thị trường chứng khoán lành mạnh, sôi động, đảm bảo tính công
bằng, công khai và an toàn cho các nhà đầu tư cần được xây dựng trên cơ sở một
mô hình tổ chức TTCK có hiệu quả. Đây sẽ là nơi trao đổi cổ phiếu của các nhà
đầu tư và cũng là nơi huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh
nghiệp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Như vậy, để hiểu được bản chất
của mô hình tổ chức TTCK, cần nghiên cứu và phân tích các nhân tố cơ bản tạo
nên toàn bộ hoạt động của TTCK, với nội dung:
- Các thành phần hay những bộ phận nào đà tạo thành mô hình tổ chức của
thị trường chứng khoán?
- Yêu cầu và chức năng của các thành phần hay những bộ phận đà tạo
thành hoạt động của thị trường chứng khoán như thế nào?
- Mối liên hệ giữa các bộ phận tạo ra các hoạt động của thị trường chứng
khoán là gì?
- Các nhân tố nào tác động đến các bộ phận cấu thành tạo ra hoạt động
của thị trường chứng khoán?
Ngoài ra, để đánh giá thế nào là một mô hình tổ chức thị trường chứng
khoán có hiệu quả cao, cần xây dựng một số tiêu chí cơ bản làm thước đo đánh
giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức thị trường chứng khoán, với các yêu cầu
cơ bản:
- TTCK có thực sự là nơi trao đổi, huy động nguồn vốn trung và dài hạn
cho các doanh nghiệp tham gia trên thị trường một cách có hiệu quả không?
- Thị trường chứng khoán có đảm bảo tính công bằng, công khai, minh
bạch và an toàn cho các nhà đầu tư?


8

Do công tác đánh giá hiệu quả của mô hình tổ chức TTCK là rất phức tạp

đòi hỏi phải có nghiên cứu sâu và toàn diện trong nhiều mặt thuộc các lĩnh vực
kinh tế, tài chính, xà hội,... nên trong luận án tập trung nghiên cứu cấu trúc và
nội dung cơ bản nhất của mô hình tổ chức TTCK. Từ đó phân tích mối liên hệ
giữa các thành phần cơ bản tạo thành mô hình tổ chức TTCK và ảnh hưởng cũng
như tác động của nó đến hoạt động của TTCK.
Ngoài cơ sở lý thuyết về thị trường chứng khoán, với cách tiếp cận là sử
dụng lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết thông tin không cân xứng[13] để phân
tích mô hình tổ chức TTCK, các nhân tố có ảnh hưởng và tác động đến hoạt
động của TTCK, qua đó làm rõ hơn bản chất của mô hình tổ chức TTCK. Để
phân tích mối liên hệ giữa các thành phần trong mô hình tổ chức TTCK cần tìm
hiểu vấn đề chi phí giao dịch và thông tin không cân xøng:
Chi phÝ giao dÞch: Lý thuyÕt chi phÝ giao dÞch là thành phần cơ bản của
một hướng mới trong kinh tế học hiện đại thuộc trường phái thể chế. Sự hình
thành lý thuyết chi phí giao dịch ban đầu gắn liỊn víi hai nhµ kinh tÕ lµ Ronald
H. Coase vµ Oliver E. Williamson. Khái niệm giao dịch được hiểu rất rộng và
được dùng để chỉ việc trao đổi hàng hóa, những nghĩa vụ mang tính pháp lý,
những thỏa thuận, hợp đồng mang tính chất ngắn hạn cũng như dài hạn, cả
trường hợp đòi hỏi phải có thủ tục giấy tờ chi tiết, cũng như trường hợp đồng ý
đơn giản giữa các bên liên quan. Những chi phí và tổn thất gắn với những hợp
đồng, với việc phối hợp hành động như vậy được gọi là chi phí giao dịch[67].
Theo Ronald H. Coase chi phí giao dịch này đà được định nghĩa là: Chi
phí giao dịch được dùng để chỉ mọi chi phí gắn với hoạt động phối hợp của các
chủ thể kinh tế, không phân biệt nó được diễn ra ở đâu trên thị trường hay
trong doanh nghiệp[97].
Theo một định nghĩa khác được chấp nhận rộng rÃi của C. Dalman thì:
Chi phí giao dịch bao gồm chi phí thu thập và xử lý thông tin, tiến hành thương
lượng và thông qua các quyết định, giám sát việc thực hiện hợp đồng và bắt buộc
phải hoàn thành các nghĩa vụ cam kết[97].
Qua các khái niệm về chi phí giao dịch ta thấy các chi phí phải bỏ ra trong
quá trình giao dịch giữa các bên tham gia trên thị trường chứng khoán cũng là

chi phí giao dịch. Việc đưa ý tưởng chi phí giao dịch vào phân tích khoa học sẽ
xem xét một vấn đề khác đó là: các mối liên hệ trong thị trường chứng khoán
bao gồm những dạng cơ bản nào?; chúng có quan hệ như thế nào với chi phí giao
dịch?; và bản chất của việc tổ chức thị trường chứng khoán là gì?


9

Thông tin không cân xứng: Khái niệm thông tin không cân xứng đà được
đưa ra trong nhiều sách về tài chÝnh nh­ng nh×n chung chóng ta cã thĨ hiĨu theo
mét nghĩa đơn giản là: Thông tin không cân xứng là tình trạng xuất hiện trên thị
trường khi một bên nào đó (người mua hoặc người bán) có được thông tin đầy đủ
hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm[32]. Việc thiếu thông tin tạo ra
những vấn đề trong hệ thống tài chính ở hai mặt:
- Chọn lựa đối nghịch (adverse selection) là vấn đề do thông tin không cân
xứng tạo ra trước khi diễn ra cuộc giao dịch. Hiện tượng thiếu thông tin của một
trong hai bên sẽ dẫn đến các quyết định kinh tế trái ngược.
- Rủi ro đạo đức (ethical risks) là một vấn đề do thông tin không cân xứng
tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức xảy ra khi người cho vay
phải chịu một rủi ro là người vay có ý muốn thực hiện những hoạt động không
tốt (thiếu ®¹o ®øc) xÐt theo quan ®iĨm cđa ng­êi cho vay, bởi vì những hoạt
động này khiến ít có khả năng để món vay này sẽ hoàn trả. Nói cách khác đây là
hậu quả của một bên sau khi tiến hành giao dịch[13].
Để tìm hiều vấn đề về thông tin không cân xứng có liên quan đến TTCK
như thế nào? chúng ta cần xem xét một trong những khuyết tật của TTCK đó là
thông tin không cân xứng giữa một bên là các nhà đầu tư và một bên là các
doanh nghiệp tham gia niêm yết trên TTCK. Vì vậy, thông tin không cân xứng
trên thị trường chứng khoán liên quan đến các lợi ích (các chi phí trong đó có chi
phí giao dịch) của các nhà đầu tư trên TTCK đây là một trong những yếu tố quan
trọng giúp cho các giao dịch trên thị trường đạt hiệu quả. Dưới đây để hiểu được

bản chất của mô hình tổ chức TTCK chúng ta cần nghiên cứu và phân tích một
số thành phần cơ bản sau:
a.) Các nhà đầu tư
Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất của TTCK là các nhà đầu tư. Đây
là những người mua và bán chứng khoán trên TTCK với mục đích bỏ vốn kinh
doanh vào các lĩnh vực mà mình mong muốn. Các nhà đầu tư là những thành
phần không thể thiếu được trên TTCK. Họ tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp
thông qua các hoạt động mua bán chứng khoán trên TTCK. Ban đầu khi TTCK
chưa được tổ chức các nhà đầu muốn mua bán chứng khoán phải mua trên thị
trường tự do, theo lý thuyết phân loại chi phí giao dịch của Ronald H. Coase và
Oliver E. Williamson[97] được phát triển thì họ phải chịu các chi phí:


10

- Chi phí tìm kiếm thông tin bao gồm chi phí thời gian và nguồn lực để có
được và xử lý các thông tin về giá của các loại chứng khoán;
- Chi phí đo lường số lượng và chất lượng của các loại chứng khoán;
- Chi phí đàm phán khi mua bán chứng khoán;
- Chi phí phân định và bảo vệ quyền sở hữu chứng khoán;
- Chi phí tổn thất bị lừa đảo do thiếu các thông tin về chứng khoán.
Như vậy, nếu các nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán với số lượng nhỏ thì họ
sẽ gặp khó khăn do phải chịu chi phí giao dịch cao so với giá trị của chứng
khoán định mua. Một giải pháp cho vấn đề về chi phí giao dịch cao là gộp những
vốn của các nhà đầu tư với nhau do vậy các nhà đầu tư có thể thu được lợi ích
nhờ phương pháp tiết kiệm do quy mô, tức là giảm chi phí giao dịch cho mỗi
đồng đầu tư khi quy mô giao dịch tăng lên. Nhờ gộp các vốn của các nhà đầu tư
với nhau, chi phí giao dịch cho mỗi cá nhân nhà đầu tư nhỏ hơn nhiều. Phương
pháp tiết kiệm do quy mô tồn tại vì chi phí tỉng céng cđa viƯc thùc hiƯn mét
cc giao dÞch trong TTCK tăng lên chỉ một chút ít khi quy mô giao dịch tăng

lên[13]. Sự hiện diện phương pháp tiết kiệm do quy mô khi mua bán chứng
khoán giúp giải thích vì sao cần phải có các tổ chức trung gian với nhiệm vụ môi
giới, tư vấn chứng khoán cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, khi thực hiện mua bán
chứng khoán qua các tổ chức trung gian này các nhà đầu tư vẫn còn phải chịu
một số rủi ro do vấn đề thiếu thông tin hoặc các thông tin không đầy đủ khi đầu
tư vào các loại chứng khoán. Chính vì vậy, cần phải tổ chức thị trường chứng
khoán để quản lý các doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức trung gian (thành viên
của thị trường chứng khoán) tạo sự công bằng và tính minh bạch cho các nhà đầu
tư. Do đó, ngoài vấn đề về chi phí giao dịch, tổ chức TTCK là hết sức cần thiết vì
đà giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu được các rủi ro do vấn đề về thông tin
không cân xứng trên thị trường chứng khoán giữa các nhà đầu tư và các tổ chức
phát hành đó là các loại hàng hóa trên TTCK. Như vậy, khi thị trường chứng
khoán được tổ chức các nhà đầu tư sẽ chỉ phải trả một loại phí giao dịch duy nhất
bao gồm tất cả các chi phí giao dịch trên (được tính theo tỷ lệ % trên tổng giá trị
mua bán theo quy định của thị trường) cho các tổ chức trung gian mà vẫn mua
bán được các loại chứng khoán và giảm thiểu được tối đa các rủi ro do bị lừa
đảo.
TTCK muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có nhiều nhà đầu tư tham gia
trên thị trường và một trong những vấn đề để các nhà đầu tư tích cực tham gia lµ


11

cần giảm chi phí giao dịch và hạn chế vấn đề thông tin không cân xứng bằng
cách tăng cường các dịch vụ và công tác quản lý trên thị trường. Đây cũng là một
nhân tố quan trọng giúp cho TTCK phát triển mạnh mẽ. Các nhà đầu tư trên
TTCK được chia thành 2 loại cơ bản sau:
Các nhà đầu tư cá nhân, bao gồm các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài có nguồn vốn nhàn rỗi nên tham gia mua bán chứng khoán trên TTCK với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân.

Các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên TTCK. Cơ cấu
của các tổ chức này có bộ phận chức năng chuyên trách để thực hiện công tác
mua bán chứng khoán.
b.) Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán (hoặc thị trường OTC) là nơi tổ chức giao dịch
và phát hành chứng khoán cho các nhà đầu tư. Việc tổ chức và quản lý thị trường
được thực hiện theo pháp luật. Sở giao dịch chứng khoán chịu sự điều hành và
giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý với mục đích tạo nên sự công bằng cho
các nhà đầu tư. Vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán hoạt động tốt sẽ làm tăng niềm
tin của các nhà đầu tư và giúp cho TTCK phát triển mạnh. Để tổ chức và duy trì
hoạt động giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán cũng gián tiếp thu phí của các
nhà đầu tư thông qua các thành viên của thị trường. Do đó, về thực chất Sở giao
dịch chứng khoán cũng chỉ là một tổ chức kinh doanh với mục đích thu phí giao
dịch để hoạt động. Từ đó ta có thể thấy được nếu Sở giao dịch chứng khoán được
tổ chức và hoạt động tốt cũng sẽ làm giảm các chi phí giao dịch và hạn chế vấn
đề về thông tin không cân xứng cho các thành viên và nhà đầu tư khi tham gia
trên TTCK. Đây cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy các thành viên và nhà
đầu tư tham gia tích cực trên thị trường chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán vận hành TTCK thông qua bộ máy tổ chức bao
gồm nhiều bộ phận, phòng chức năng khác nhau. Các hệ thống phục vụ cho hoạt
động của sở giao dịch chứng khoán, bao gồm: hệ thống giao dịch chứng khoán;
hệ thống công bố thông tin; hệ thống giám sát; hệ thống đăng ký thanh toán bù
trừ và lưu ký chứng khoán (đối với mô hình của một số nước hệ thống này được
tách ra hoạt động độc lập thành Trung tâm lưu ký chứng khoán).
Để thị trường chứng khoán hoạt động tốt ngoài các vấn đề quản lý thị
trường phải cần có một hệ thống công bố thông tin và giám sát công tác c«ng bè


12


thông tin trên thị trường. Nếu công bố thông tin cuả các doanh nghiệp trên
TTCK không đảm bảo tính trung thực và không phản ánh giá trị thật của doanh
nghiệp thì sẽ dẫn đến các thiệt hại cho các nhà đầu tư và từ đó sẽ làm mất niềm
tin của nhà đầu tư dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Đây là vấn đề
thông tin không cân xứng trên TTCK có liên quan đến các lợi ích của các nhà
đầu tư và là một trong những khuyết tật của TTCK. Muốn khắc phục vấn đề này
cần đưa ra những công cụ để hạn chế hậu quả của vấn đề thông tin không cân
xứng, đó là: Điều hành và quản lý của chính phủ làm tăng thông tin trên TTCK;
Giám sát và kiểm soát hành vi của những bên có lợi thế về thông tin.
c.) Các thành viên của thị trường
Các thành viên thị trường hoạt động trên sở giao dịch chứng khoán theo
quy định của pháp luật và chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý
TTCK. Các thành viên thị trường là cầu nối giữa các giao dịch mua bán chứng
khoán của các nhà đầu tư khi tham gia trên TTCK. Như vậy, các thành viên thị
trường chỉ là tổ chức kinh doanh với mục đích thu phí giao dịch trực tiếp từ các
nhà đầu tư để hoạt động. Do đó, nếu các thành viên trên TTCK hoạt động cạnh
tranh với nhau cũng góp phần làm giảm chi phí giao dịch trên thị trường và từ đó
sẽ thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia niêm
yết và phát hành trên TTCK. Như vậy, thành viên của TTCK là một trong những
nhân tố đảm bảo cho hoạt động của TTCK được diễn ra trôi chảy và có hiệu quả.
Các thành viên tham gia TTCK có thể được chia thành:
Công ty chứng khoán: là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán. Các công ty chứng khoán thực hiện vai trò trung gian môi giới mua bán,
bảo lÃnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác
cho nhà đầu tư và các tổ chức phát hành.
Nhà tạo lập thị trường (Market Makers): là thành viên của thị trường có
nghĩa vụ luôn duy trì hoạt động giao dịch của chứng khoán mà mình được giao
tạo lập thị trường.
d.) Các công ty niêm yết, đăng ký và phát hành trên thị trường

Đây là các công ty có nhu cầu về vốn để xây dựng và phát triển sản xuất
kinh doanh, các công ty này phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động
vốn và đồng thời niêm yết chứng khoán trên TTCK. Các công ty khi tham gia
niêm yết, đăng ký và phát hành trên TTCK phải đóng góp một khoản chi phÝ cho


13

Sở giao dịch chứng khoán. Các công ty này là một trong những thành phần quan
trọng của thị trường, đó là cung cấp hàng hoá (chứng khoán) cho TTCK.
Các tổ chức phát hành chứng khoán có thể là chính phủ, chính quyền địa
phương, các doanh nghiệp... Thông thường, để bảo vệ các nhà đầu tư trên thị
trường, tạo một môi trường công bằng, công khai, các cơ quan quản lý TTCK
yêu cầu các tổ chức phát hành, đặc biệt là các doanh nghiệp, phải tuân thủ việc
công khai thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách công bằng, kịp
thời nhằm chống các hoạt động lừa đảo, sử dụng lợi thế biết trước thông tin để
kiếm lời. Các cơ quan quản lý không thể đứng ra đảm bảo về mặt rủi ro của
chứng khoán cũng như đảm bảo chứng khoán sẽ sinh lời, nhưng có trách nhiệm
đảm bảo sao cho mọi thông tin kinh doanh của các tổ chức phát hành, niêm yết,
đăng ký phải được cung cấp nhanh chóng, kịp thời và công bằng cho các nhà đầu
tư để họ có căn cứ ra các quyết định đầu tư cho mình.
Để thực hiện công tác này, nghĩa vụ của các công ty niêm yết, đăng ký và
phát hành là phải thường xuyên công bố thông tin về tình hình sản xuất kinh
doanh và hoạt động của doanh nghiệp trên TTCK. Do đó công bố thông tin có
tác động và ảnh hưởng lớn đến giá trị của chứng khoán trên thị trường. Vì vậy,
đây là một vấn đề lớn và hết sức quan trọng do có ảnh hưởng rất lớn đối với
TTCK.
e.) Môi trường pháp lý
Để cho việc tổ chức TTCK được thực hiện tốt phải có các quy định cho thị
trường đó là mô trường pháp lý. Môi trường pháp lý đặt ra các quy định để điều

chỉnh hoạt động của thị trường và buộc các thành viên tham gia trên thị trường
phải thực hiện. Về thực chất nếu môi trường pháp lý tốt sẽ làm giảm các chi phí
giao dịch khi tham gia trên TTCK và hạn chế vấn đề về thông tin không cân
xứng. Do đó môi trường pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt
động của TTCK, nếu môi trường pháp lý không hoàn chỉnh sẽ tạo nên các kẽ hở
trong hoạt động của thị trường và gây ra mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp và
từ đó sẽ dẫn đến các rủi ro trên TTCK. Những rủi ro trên TTCK khi môi trường
pháp lý không hoàn chỉnh sẽ hình thành thông tin không cân xứng giữa các nhà
đầu tư và các công ty niêm yết. Việc thiếu thông tin sẽ tạo ra vấn đề khuyết tật
trong TTCK ở 2 mặt đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Vì vậy, nếu
môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro
trên thị trường và sẽ là tiền đề cho thị trường chứng khoán phát triển.


×