Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Dieu tri nhu the nao khi tre bi sung hach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.57 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Trẻ em bị sưng hạch điều trị như thế nào?



<i>Con trai tôi từ tháng thứ 3 xuất hiện nhiều hạch sau mang tai đều cả hai bên, cái </i>
<i>trên to như hạt ngô và nhỏ dần xuống các cái phía dưới (khoảng 3 cái mỗi bên), </i>
<i>sờ thấy cứng nhưng cháu khơng có biểu hiện đau. Đến nay (14 tháng) hạch vẫn </i>
<i>cịn khơng tan và cũng không to hơn. Vợ chồng tôi cho đi khám tại bệnh viện các</i>
<i>bác sĩ bảo khơng sao, bình thường lớn lên sẽ hêt. Chúng tôi không an tâm lắm. </i>
<i>Xin hỏi Bác sĩ đó có phải hạch khơng và có ảnh hưởng như thế nào đến sức </i>
<i>khoẻ và sự phát triển của cháu (hiện tại cháu được 9,5kg, cao chừng 75cm) ? </i>
<i>Rất mong được tư vấn của các Bác sĩ ? (Dương Thi Hue) </i>


<b>Trả lời: </b>


Hạch lympho đóng vai trị quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể. Hạch thường Hạch là
một tổ chức lympho có chức năng sản xuất bạch cầu và kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Những hạch này ở nhiều nơi trong cơ thể, thường không sờ được. Hạch lympho đóng vai trị quan
trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể.


Hạch thường sưng lên khi cơ thể chống chọi với sự viêm nhiễm gây ra do vi trùng gây bệnh tại chỗ
hoặc bệnh toàn thân. Hạch cũng sưng lên trong trường hợp do vết côn trùng cắn hay vết thương
rách da. Chúng có thể sưng kể cả đối với những bệnh truyền nhiễm thông thường mà trẻ em thường
hay mắc phải.


Các hạch sau tai bị sưng thường là kết quả của cảm cúm, viêm họng, viêm da đầu, hoặc một số bệnh
nhiễm như Rubella, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp nhất định, sưng hạch là
dấu hiệu của những nguy cơ tiềm ẩn lớn hơn. Những vị trí hạch dễ bị sưng sờ được là vùng 2 bên
cổ, sau tai, nách và bẹn. Trong đó, hạch sưng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng khi sờ thấy là ở
vùng cổ, sau tai.


Hạch sưng kéo dài trong nhiều tuần



Hạch mới phát hiện thường chỉ to bằng hạt đậu, di động dưới da, khơng đau hoặc chỉ đau ít. Viêm
nhiễm nặng có thể làm các hạch sưng lên thành những khối u to chắc và rất đau. Các hạch lympho
có thể tiếp tục sưng lên khá lâu kể cả khi hết bị viêm nhiễm. Điều này đặc biệt xảy ra ở trẻ em,
thường bị sưng hạch nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều tuần. Hạch sưng lên có dấu hiệu đỏ đau hay
sưng to thường do đã bị nhiễm khuẩn có thểtiến triển mủ hoặc vỡ chảy mủ.


Thực ra sưng hạch do phản ứng thường không cần điều trị vì đó chỉ là biểu hiện của sức đề kháng
với bệnh truyền nhiễm của cơ thể. Quan sát hạch sưng trong vài tuần, lưu ý các trường hợp hạch
tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện thêm các hạch sưng khác. Cảm giác đau ở hạch sưng là do sự phồng
lên nhanh chóng của hạch trong thời kỳ đầu chống chọi với bệnh truyền nhiễm và sẽ biến mất sau vài
ngày. Thời gian hạch nhỏ lại thường lâu hơn thời gian chúng bị sưng lên.


<b>Chăm sóc tại nhà </b>


Nếu hạch sưng nhỏ đi kèm với cảm lạnh, viêm họng, viêm tai hay viêm nhiễm nhẹ, và các hạch
khơng có dấu hiệu đỏ đau khơng cần điều trị cụ thể. Các bậc phụ huynh có thể tiếp tục theo dõi tại
nhà dưới sự hướng dẫn của y tế. Cần thiết điều trị bệnh lý chính như do cảm lạnh, viêm nhiễm khác
thì thì hạch cũng sẽ dần nhỏ lại. Nếu hạch sưng có màu đỏ và mềm thì có thể đã bị nhiễm khuẩn và
cần được điều trị bằng kháng sinh.


<b>Đưa trẻ đền cơ sở y tế khi: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Sưng hạch có liên quan đến những dấu hiệu nhiễm trùng khác ở các vết thương.
- Trẻ sốt trên 380C mà khơng tìm thấy ngun nhân khác


-Da có những vết thương bị chảy máu, bị sưng và đau.


- Các hạch tiếp tục sưng to hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần.
- Hạch ở những vị trí ít gặp.



<b>Một vài loại sưng hạch ở trẻ em cần lưu ý: </b>


- Lao hạch: Ngồi các đặc tính như hạch sưng to, kích thước tăng dần, sờ mềm, khơng biểu hiện
viêm tấy, đỏ đau..., bệnh cịn có những biểu hiện tồn thân như sốt dai dẳng, gầy sút, mệt mỏi...
- Bệnh bạch huyết: Hạch xuất hiện nhiều nơi, da xanh, tăng nhiều bạch cầu ở máu ngoại biên, đa số
là bạch cầu non chưa trưởng thành.


Tóm lại, khi trẻ bị sưng hạch, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có ngun nhân lành tính, có
ngun nhân ác tính. Các bậc phụ huynh nên chú ý phát hiện sớm, đưa bé đi khám để xác định đúng
nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử trí thích hợp.


Trong trường hợp này, bạn cũng nên đưa cháu đến khám tại khoa Tai mũi họng của các bệnh viện
nhi để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn điều trị.


<i>(Thơng tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) </i>
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!


</div>

<!--links-->

×