Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Luận án Tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Luận án tiến sĩ chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý trường đại học kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 152 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học kinh tế quốc dân
----------------

TRịNH HOàI SƠN

NGHIÊN CứU ứNG DụNG TIN HọC
TRONG QUảN Lý TạI CáC DOANH NGHIệP
NHỏ Và VừA ở VIệT NAM

Hà néi, 2016


Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học kinh tế quốc dân
----------------

TRịNH HOàI SƠN

NGHIÊN CứU ứNG DụNG TIN HọC
TRONG QUảN Lý TạI CáC DOANH NGHIệP
NHỏ Và VừA ở VIệT NAM
Chuyên ngành : hệ thống thông tin quản lý
MÃ số

: 62340405

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: 1. TS. CAO ĐìNH THI

2. PGS.TS. NGUN NGäC HUN


Hµ néi, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
Xác nhận của người hướng dẫn

tháng 10 năm 2016

Nghiên cứu sinh

Trịnh Hoài Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
ban Chủ nhiệm khoa Tin học Kinh tế, Viện Sau đại học và các phòng ban chức năng
của trường đã đồng ý và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả được học tập và hồn thành
luận án của mình.
Tác giả xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ hướng dẫn TS. Cao Đình
Thi và PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền. Xin cảm ơn hai thầy đã kiên nhẫn và hết lịng

ủng hộ NCS vượt qua nhiều khó khăn để đến được ngày hôm nay!
Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong bộ môn Hệ thống thông tin quản lý và khoa
Tin học Kinh tế đã hướng dẫn, góp ý và ủng hộ NCS trong .
Xin gửi lời cảm ơn các cơ quan liên quan ủng hộ giúp đỡ NCS trong quá trình
nghiên cứu. Đồng cám ơn đến Ban lãnh đạo công ty Meliasoft đã hợp tác và ủng hộ
NCS trong quá trình xây dựng giải pháp phần mềm dành cho doanh nghiệp vừa
Meliasoft 2012.
Cuối cùng, xin cám ơn bố, mẹ và người thân hai bên gia đình cùng bạn bè đã
ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn, thường xuyên động viên NCS trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đến khi hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2016

Nghiên cứu sinh

Trịnh Hoài Sơn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN .........................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ..................11
1.1. Định nghĩa và phân loại doanh nghiệp ........................................................... 11
1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp ............................................................................. 11
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp................................................................................ 11
1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 12
1.2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 13
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 18
1.3. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong
quá trình phát triển và hội nhập ............................................................................ 20
1.3.1. Cơ hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế .................................................................................................................... 21
1.3.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 22
1.4. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tin học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa .......... 23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM .......................................................................25
2.1. Một số khái niệm về hệ thống thông tin .......................................................... 25
2.1.1. Mô hình của hệ thống thơng tin ................................................................... 27
2.1.2. Phân loại hệ thống thông tin ........................................................................ 28
2.2. Các giai đoạn của quy trình phát triển hệ thống thơng tin quản lý ............. 31
2.2.1. Giai đoạn 1, xác định, lựa chọn và lập kế hoạch cho hệ thống ................... 32
2.2.2. Giai đoạn 2, phân tích hệ thống ................................................................... 34


iv
2.2.3. Giai đoạn 3, thiết kế hệ thống ...................................................................... 35
2.2.4. Giai đoạn 4, triển khai hệ thống .................................................................. 38
2.2.5. Giai đoạn 5: Bảo trì hệ thống....................................................................... 40
2.3. Quan điểm về ứng dụng tin học ....................................................................... 41
2.4. Các nguyên tắc ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ và vừa .............. 42

2.5. Các giai đoạn phát triển ứng dụng tin học trong doanh nghiệp ................... 43
2.6. Các phương pháp tin học hóa quản lý ............................................................ 46
2.6.1. Phương pháp tin học hóa từng phần ............................................................ 46
2.6.2. Phương pháp tin học hoá đồng bộ ............................................................... 47
2.7. Các nguyên tắc xác định hiệu quả ứng dụng tin học trong doanh nghiệp .. 48
2.8. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả ứng dụng tin học trong doanh nghiệp ........ 51
2.9. Chi phí cho hệ thống thông tin......................................................................... 53
2.10. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống thông tin quản lý ..... 54
2.11. Cơ sở lý luận về các nhân tổ tác động đến mức độ ứng dụng tin học tại
doanh nghiệp ............................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG
ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA VIỆT NAM ..................................................................................................57
3.1. Khái quát về cuộc điều tra ............................................................................... 57
3.2. Tính cấp thiết của việc tin học hóa quản lý .................................................... 60
3.3. Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý tại doanh nghiệp nhỏ và vừa . 63
3.3.1. Thực trạng sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý ............................. 63
3.3.2. Mức độ sử dụng máy tính, mạng máy tính tại doanh nghiệp ...................... 65
3.3.3. Giải pháp được doanh nghiệp lựa chọn phần mềm ..................................... 67
3.3.4. Đánh giá lợi ích sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý ..................... 70
3.3.5. Một số thách thức của quá trình triển khai các ứng dụng............................ 71
3.4. Các nhân tổ ảnh hướng đến mức độ ứng dụng tin học trong quản lý tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................................................... 74
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TIN HỌC
TRONG QUẢN LÝ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................83
4.1. Một số giải pháp ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ ........................ 83


v
4.1.1. Trang bị phần cứng ...................................................................................... 83

Trang bị phần mềm văn phòng cơ bản .................................................................. 84
4.1.2. Trang bị phần mềm kế toán ......................................................................... 84
4.2. Giải pháp ứng dụng tin học cho các doanh nghiệp qui mô vừa ................... 86
4.2.1. Các yêu cầu về giải pháp phần mềm phát triển các ứng dụng tin học trong
doanh nghiệp vừa ................................................................................................... 86
4.2.2. Kiến trúc của SS ME ................................................................................... 87
4.2.3 Phân tích giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp cữ vừa ...................... 88
4.2.4. Chức năng của các phân hệ nghiệp vụ của giải pháp phần mềm SS ME .... 90
4.2.5 Phân tích quy trình nghiệp vụ của giải pháp phần mềm dành cho doanh
nghiệp cỡ vừa......................................................................................................... 96
4.3. Một số kết quả phân tích thiết kế giải pháp tiếp theo được tác giả trình bày
ở phần phụ lục. ....................................................................................................... 107
4.3.1 Đánh giá hiệu quả của giải pháp giải pháp phần mềm dành cho doanh
nghiệp qui mơ vừa ............................................................................................... 107
4.3.2. Hiệu quả, lợi ích sử dụng phần mềm Meliasoft ........................................ 110
KẾT LUẬN ................................................................................................................116
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG
BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................119
PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................123


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

TT

Viết tắt


Ý nghĩa

1

AEC

The ASEAN Economic Community- Cộng đồng kinh tế ASEAN

2

BFD

Business function diagram- Sơ đồ chức năng

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

DFD

Data Flow Diagram- Sơ đồ luồng dữ liệu

5

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa


6

ERP

Enterprise Resource Planing- Hệ thống hoạch đinh nguồn lực doanh nghiệp

7

FTA

Free Trade Agreement- Thỏa thuận thương mại tự do

8

HTTT

Hệ thống thông tin

9

HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý

10 LAN

Local Area Network- Mạng cục bộ

11 MIS

Management Information System- Hệ thống thông tin quản lý


12 SME

Small and Medium Enterprise- Doanh nghiệp nhỏ và vừa

13 TMĐT

Thương mại điện tử

14 TPP

Trans-Pacific Partnership- Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

15 WTO

World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 Phân loại doanh nghiệp .................................................................................. 13
Bảng 1-2 Sự phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực ...... 14
Bảng 1-3 Tỷ lệ doanh nghiệp theo ngành kinh tế.......................................................... 16
Bảng 1-4: Phân bổ theo quy mô và ngành kinh tế năm 2012 ........................................ 17
Bảng 1-5 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia .............................. 18
Bảng 3-1 Kết quả kiểm định mơ hình 1 ........................................................................ 79
Bảng 3-2 Kết quả kiểm định mơ hình 2 ........................................................................ 80
Bảng 4-1 Chi tiết quy trình cập nhật tài khoản .............................................................. 97
Bảng 4-2 Mơ tả chi tiết quy trình báo cáo tài chính .................................................... 100
Bảng 4-3 Mơ tả chi tiết quy trình ghi nhận công nợ phải trả ...................................... 103

Bảng 4-4 Mô tả chi tiết quy trình quản lý sản xuất ..................................................... 106
Bảng 4-5 Các tiêu thức đánh giá ưu điểm của giải pháp phần mềm ........................... 108


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 Tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp theo ngành kinh tế .................................. 17
Hình 2-1 Mơ hình hệ thống thơng tin ............................................................................ 26
Hình 2-2 Quy trình hoạt động của hệ thống thơng tin................................................... 27
Hình 2-3 Hệ xử lý giao dịch .......................................................................................... 28
Hình 2-4 Hệ thống thơng tin quản lý ............................................................................. 29
Hình 2-5 Hệ thống thơng tin trợ giúp quyết định .......................................................... 30
Hình 2-6 Hệ thống thơng tin lãnh đạo ........................................................................... 31
Hình 2-7 Hệ thống xử lý thơng tin tin học hóa từng phần ............................................ 46
Hình 2-8 Hệ thống thơng tin tin học hóa đồ bộ ............................................................. 47
Hình 2-9 Kết quả SXKD trước đi ngang nay tăng lên .................................................. 49
Hình 2-10 Kết quả SXKD trước tăng ít nay tăng nhiều ................................................ 49
Hình 2-11 Kết quả SXKD trước giảm nay đã tăng ....................................................... 50
Hình 3-1 Phân bổ DNNVV trả lời phiếu điều tra .......................................................... 57
Hình 3-2 Phân bổ DNNVV điều tra theo tỉnh ............................................................... 58
Hình 3-3 Phân bổ DNNVV theo lĩnh vực kinh doanh .................................................. 58
Hình 3-4 Thống kê số lượng doanh nghiệp theo khu vực ............................................. 59
Hình 3-5 Thơng kê số lượng doanh nghiệp theo ngành ................................................ 60
Hình 3-6 Lý do ứng dụng tin học .................................................................................. 60
Hình 3-7 Thống kê lý do chính của việc ứng dụng trong quản lý- phân theo khu vực 61
Hình 3-8 Lý do các ứng dụng tin học trong quản lý- phân theo ngành........................ 62
Hình 3-9 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lýphân theo khu vực.......................................................................................................... 63
Hình 3-10 Thống kê sử dụng phần mềm kế tốn theo ngành........................................ 64
Hình 3-11 Thống kê sử dụng phần mềm quản lý khách hàng theo ngành .................... 64

Hình 3-12 Thống kê sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, tính lương theo ngành ...... 65
Hình 3-13 Thống kê mục đích sử dụng máy tính, mạng máy tính với mức độ nhiều
theo khu vực .................................................................................................................. 66
Hình 3-14 Thống kê mức độ sử dụng nhiều máy tính và mạng máy tính theo ngành
kinh tế ............................................................................................................................ 67


ix
Hình 3-15 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp trang bị phần mềm theo
khu vực .......................................................................................................................... 68
Hình 3-16 Thống kê tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp trang bị phần mềm theo
ngành ............................................................................................................................. 68
Hình 3-17 Đánh giá lợi ích sử dụng phần mềm ứng dụng trong quản lý phân theo
khu vực ......................................................................................................................... 70
Hình 3-18 Khó khăn khi ứng dụng tin học- chia theo ngành ........................................ 71
Hình 3-19 Mơ hình đánh giá nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tin học tại
DNNVV ......................................................................................................................... 74
Hình 3-20 Câu hỏi điều tra số 10................................................................................... 75
Hình 3-21 Câu hỏi điều tra số 11................................................................................... 76
Hình 3-22 Kiểm định phân bố chuẩn biến F10 ............................................................. 76
Hình 3-23 Kiểm đinh phân bố chuẩn biến F11 ............................................................. 77
Hình 3-24 Câu hỏi điều tra số 9..................................................................................... 77
Hình 3-25 Câu hỏi điều tra số 13................................................................................... 78
Hình 3-26 Câu hỏi điều tra số 14................................................................................... 78
Hình 4-1 Giải pháp máy tính ảo cho doanh nghiệp nhỏ ................................................ 84
Hình 4-2 Kiến trúc của một hệ thống SS ME ................................................................ 87
Hình 4-3 Mơ hình BFD của hệ thống SS ME ............................................................... 95
Hình 4-4 Ký pháp thiết kế quy trình .............................................................................. 96
Hình 4-5 Sơ đồ quy trình cập nhật tài khoản ................................................................. 96
Hình 4-6 Sơ đồ quy trình báo cáo tài chính ................................................................... 99

Hình 4-7 Sơ đồ quy trình ghi nhận cơng nợ phải trả ................................................... 102
Hình 4-8 Sơ đồ quy trình quản lý sản xuất .................................................................. 105
Hình 4-9 Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng phần mềm Meliasoft....... 111


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia xét trên phạm vi toàn cầu, doanh nghiệp
nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm hầu hết trong tổng số doanh nghiệp, góp phần quan trọng
vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách... Giữ vai trò quan
trọng và tạo sự ổn định cho nền kinh tế, DNNVV được ví là “thanh giảm sốc cho nền
kinh tế”, đồng thời cũng tạo nên tính năng động bởi quy mô nhỏ, dễ khởi nghiệp, dễ
điều chỉnh hoạt động. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo cơng
ăn việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh
lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển
các ngành nghề truyền thống,…
1.2. Tuy có những ưu thế vượt trội đó, nhưng DNNVV cũng có nhiều điểm yếu,
đó là chưa kể đến việc, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra những thách thức to
lớn trong quá trình phát triển. Hai trong số những hạn chế lớn của DNNVV hiện nay
chính là về vấn đề công nghệ và những năng lực quản trị
Thực tế ấy đặt ra yêu cầu phải đổi mới cơng nghệ và trình độ quản lý trong
DNNVV ở Việt Nam. Đưa tin học vào quản lý trở thành việc mấu chốt cần được
quan tâm để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển xứng tầm với vai trò và kỳ vọng củ nó.
1.3. Xu thế hiện nay đã cho các DNNVV nhiều điều kiện tốt, và đi kèm theo
đó là những thách thức cùng với những trăn trở, loay hoay trước bài toán hội nhập.
Các DNNVV Việt Nam vẫn yếu về quy mơ và vốn, trình độ quản trị cũng chưa theo

kịp chuẩn mực và thơng lệ quốc tế. Nói về cơ hội cạnh tranh và hội nhập trong sân
chơi AEC, TPP và các FTA thế hệ mới, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng
viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương(CIEM) nhận định: Các DNNVV đang
rất khó khăn và ảm đạm, họ suy giảm về cả số và chất lượng. Lo nhất là quy mô
của họ sau bao năm vẫn "bé" mà không chịu chuyển sang "lớn". Càng hội nhập sâu
thì thách thức của DNNVV càng lớn khi vừa phải xoay xở tồn tại, vừa phải chống
chọi trên “sân nhà” mà giờ là “sân chơi” chung của nhiều quốc gia, ngành hàng.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên tin tưởng một điều rằng: “Các DNNVV luôn rất
nhạy cảm với thời cuộc và có thể thay đổi nhanh chóng. Hội nhập sẽ tạo sân chơi sòng
phẳng cho phát triển, cơ hội có nhưng thách thức cũng có, khơng thể đòi tất cả lợi cho


2
mình và bất lợi cho người khác. Chính những cái bất lợi, nếu nhận ra được trước, sẽ
có thể thay đổi, thích nghi và xoay chuyển thành điểm lợi. Hội nhập và cạnh tranh sẽ
là cuộc chơi công bằng nhất, nơi các doanh nghiệp được thanh lọc bởi sức mạnh thị
trường và cơ chế mới tốt hơn cho tổng thể. Các doanh nghiệp nào cạnh tranh và tồn
tại, sẽ là những hạt nhân tốt cho Việt Nam”, đúng như nhận định của TS.Cao Sỹ
Kiêm1 - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV.
Hiện nay các DNNVV phải tiếp tục phát triển và mở rộng. Khi quy mô sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đã phát triển đến một mức độ nào đó làm cho khối lượng dữ
liệu phát sinh cần phải xử lý sẽ trở nên quá lớn, đồng thời độ phức tạp ngày càng tăng của
bài toán quản lý sẽ buộc doanh nghiệp phải thay đổi. Hơn nữa với hệ thống quản lý đã
được tin học hóa, doanh nghiệp sẽ trở nên đáng tin cậy hơn, có tiềm lực vững mạnh hơn
trong mắt những đối tác hiện tại và tương lai.
Ông Robert C.Gray, Công ty IDC khẳng định: “Ứng dụng CNTT sẽ tạo ra một
sân chơi bình đẳng với các cơ hội kinh doanh là như nhau giữa các doanh nghiệp,
không phân biệt lớn nhỏ”
Một trong những nguyên nhân khiến DNNVV khó tìm kiếm được các giải pháp
CNTT hiệu quả là do các Công ty phần cứng thường tập trung vào chăn sóc các doanh

nghiệp lớn, đem lại lợi nhuận cao, mà ít có các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế
và trình độ quản lý của các doanh nghiệp qui mô nhỏ và vừa.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu ứng
dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" làm đề tài
luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng tin học trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh
tế hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu tổng quan về DNNVV ở Việt Nam và các giải pháp thúc đẩy
phát triển các doanh nghiệp loại này

1

Hội thảo "Việt Nam trong bối cảnh kinh tế mới: Một số vấn đề lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa”, 2015


3
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng ứng dụng tin học trong các doanh nghiêp nhỏ
và vừa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất các nguyên tắc và phương pháp ứng dụng tin học phù hợp với điều
kiện kinh tế và trình độ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Đề xuất giải pháp ứng dụng tin học trong các doanh nghiệp qui mô nhỏ
- Phân tích và thiết kế một giải pháp phần mềm tích hợp phù hợp cho các
doanh nghiệp qui mơ vừa của Việt Nam
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế thực tiễn của giải pháp đề ra
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc ứng
dụng tin học trong quản lý trong các doanh nghiệp đó. Luận án chia làm hai nhóm đối
tượng: nhóm các doanh nghiệp nhỏ và nhóm các doanh nghiệp vừa, vì trên thực tế hai
nhóm doanh nghiệp này có yêu cầu và mức độ ứng dụng tin học quản lý không giống
nhau. Việc tách làm hai nhóm giúp cho luận án đưa ra được những giải pháp thiết thực.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Luận án tập trung giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến 2015. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập
sâu và rộng hơn trong nền kinh tế toàn cầu, đặt ra những cơ hội và thách thức mới.
Đặc biệt, đối với vấn đề mà luận án nghiên cứu, thì từ sau 2010 được coi là thời kỳ
phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng tin học trong doanh nghiệp
Về phạm vi doanh nghiệp: trong luận án tác giả tiến hành khảo sát, điều tra các
nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ba miền Bắc - Trung - Nam nhưng chủ yếu vẫn
là các doanh nghiệp ở miền Bắc
4. Những đóng góp mới của đề tài
4.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Luận án đã phân tích các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng tin học tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam mang ý nghĩa thống kê đó là nhận thức về lợi ích
của việc tin học hóa hoạt động quản lý đem lại cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Đây là một điểm mới so với các nghiên cứu đã có với nhận định về các yếu tố tác động
đến mức độ ứng dụng tin học tại doanh nghiệp bao gồm sự giới hạn về nguồn lực và
những thách thức khi triển khai ứng dụng tin học. Với đặc điểm của chủ doanh nghiệp


4
nhỏ và vừa ở Việt Nam thường có trình độ hiểu biết về tin học chưa cao, nên để có thể
phát triển ứng dụng tin học trong quản lý thì cần có biện pháp tác động làm cho chủ
doanh nghiệp hiểu rõ những lợi ích đem lại trong ngắn hạn và dài hạn.
- Luận án xây dựng mơ hình lý thuyết tổng thể cho giải pháp phần mềm tích
hợp SS ME (Software Solution for Medium Entreprise) với nhiều chức năng tin học

hóa quản lý giúp giải quyết điểm yếu của doanh nghiệp cỡ vừa đó là quy mơ nguồn
vốn hạn chế, trình độ cơng nghệ chưa cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế.
4.2 Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Luận án đã chỉ ra sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, quy trình áp dụng cơng
nghệ và cả sự nhận thức chưa đầy đủ của doanh nghiệp về vai trò của vấn đề ứng dụng
tin học trong quan lý – yếu tố tác động có ý nghĩa thống kế đến mức độ ứng dụng tin
học tại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất được các giải pháp cụ
thể để tăng cường ứng dụng tin học tại DNNVV ở Việt Nam có hiệu quả cao đáp ứng
được nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế:
- Đối với doanh nghiệp nhỏ, tác giả đưa ra phương án cụ thể về trang bị phần cứng,
phần mềm phù hợp với đặc điểm và đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp vừa, luận án cho rằng, giải pháp phần mềm SS ME là
phù hợp và có tính thực tế cao. Giải pháp phần mềm SS ME có tính đơn giản, thân
thiện, giúp doanh nghiệp giải quyết một cách hiệu quả 3 pha quan trọng trong quy
trình sản xuất kinh doanh là Lập kế hoạch, Kế toán Tài chính và Quản lý điều hành.
Ngồi ra, kết quả khảo sát được trình bày trong luận án cũng đã chỉ ra sự phù hợp và
tính hiệu quả của giải pháp đối với doanh nghiệp qui mô vừa
5. Bố cục của luận án
Bố cục của Luận án gồm có:
Phần lời nói đầu
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Cơ sở lý luận ứng dụng tin học trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chương 3. Thực trạng và đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ ứng dụng
tin học trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Chương 4. Đề xuất giải pháp phát triển ứng dụng tin học trong quản lý tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa



5
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên góc độ thực tế, sự ra đời và phát triển của DNNVV ở Việt Nam chỉ mới nở
rộ vài thập niên trở lại đây khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại lớn nhất hành tinh (WTO - 2007) và tiếp theo đó là hàng loạt các
Hiệp định thương mại được ký kết, thì việc nghiên cứu về vấn đề này mới bắt đầu khởi
sắc. Hàng loạt các Viện, các Trung tâm nghiên cứu về kinh tế ra đời ở Hà Nội, Đà
Nẵng và TP Hồ Chí Minh; Các Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển thuộc các trường
Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Học
viện Ngân hàng, vv....
Nghiên cứu tổng quan về DNNVV, tác giả tập trung vào các tài liệu liên quan
đến ba nội dung: Lý luận chung về DNNVV; giải pháp phát triển DNNVV và ứng
dụng CNTT trong DNNVV.
Liên quan đến lý luận chung về DNNVV và các giải pháp phát triển DNNVV:
Giáo trình trọng điểm Quản trị kinh doanh (2013) do PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền Chủ biên cùng tập thể tác giả đã trình bày những mảng nội dung chính bao gồm:
định nghĩa doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp; mơi trường kinh doanh và các đặc
trưng cơ bản của môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt
Nam; các chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh; trên cơ sở những lý luận liên quan,
các tác giả đã trình bày tổ chức HTTT quản trị cùng các giải pháp tổ chức quản trị kinh
doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Tác giả Trần Tố Linh (2014) đã làm rõ những cơ hội và thách thức đối vời DNNVV
hiện nay cùng một số giải pháp phát triển DNNVV. Trong các thách thức với DNNVV
được tác giả trình bày có đề cập đến việc tiếp nhận khoa học công nghệ của DNNVV còn
hạn chế. Lý do của việc hạn chế này đến từ đặc điểm của DNNVV với quy mô nhỏ, ít vốn
và thường là từ các cơ sở thủ công phát triển lên. Tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trị của

CNTT nói riêng đối với sự phát triển DNNVV.
Tác giả Phạm Thành Long (2008) đã khẳng định và chứng minh vị trí của các
doanh nghiệp loại này đồng thời làm rõ vai trò của hoạt động kiểm tra, phân tích báo


6
cáo tài chính làm căn cứ đề xuất những quan điểm và giải pháp thực hiện khả thi góp
phần tăng cường quản trị tài chính trong các DNVV ở Việt Nam.
Liên quan đến phát triển DNNVV trong điều kiện hội nhập, Giáo sư Ari Kokko và
Fredrik Sjưholm (2004) đã tìm cách trả lời câu hỏi: “Q trình quốc tế hóa đã tác động ở
mức độ nào đến các DNNVV của Việt Nam?”, tiến hành phân tích dữ liệu vi mơ từ ba
cuộc điều tra về các DNNVV trong các năm 1990, 1996 và 2002. Các kết quả cho thấy
rằng rất ít DNNVV bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự quốc tế hóa của đất nước thơng qua cạnh
tranh với hàng nhập khẩu, quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài hay xuất
khẩu trực tiếp. Kết luận rút ra được là chỉ có 3% các DNNVV được điều tra trong năm
2002 có tham gia vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Do hạn chế trong khả năng đối mặt
với tồn cầu hóa, các DNNVV có những mong muốn rất khơng rõ ràng về q trình tồn
cầu hóa và do vậy, khơng có một sự chuẩn bị bài bản nào cho việc mở cửa thị trường hội
nhập quốc tế của Việt Nam.
Nghiên cứu của Phạm Văn Hồng (2007), đã trình bày một số giải pháp và kiến
nghị để thúc đẩy phát triển DNNVV hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một cơng trình
nghiên cứu về DNNVV có tính tổng qt cao. Và vì mục đích nghiên cứu tổng qt nên
các giải pháp và kiến nghị của tác giả đều ở tầm vĩ mô như là ưu tiên phát triển DNNVV
ở khu vực nông thôn, đẩy mạnh thực hiện luật doanh nghiệp, theo hướng phục vụ doanh
nghiệp...vv
Việt Nam và TPP là chủ đề mới được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ cuối
năm 2015. Phan Thế Công (2016), nghiên cứu q trình Việt Nam tham gia vào TPP,
phân tích những cơ hội cũng như thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối
mặt khi thực hiện các cam kết trong hiệp định này cũng như gợi ý các giải pháp nhằm
tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế thách thức để cạnh tranh tốt và hiệu quả trong

bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay nói chung và tham gia TPP nói riêng.
Hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và kinh
doanh với tên gọi “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu
hóa” là một cơ hội trình bày kết quả nghiên cứu về hội nhập quốc tế. Nguyên Bộ
trưởng Bộ Thương mại, cố vấn cao cấp về đàm phán thương mại của Việt Nam –
Trương Đình Tuyển đã trình bày bài viết sâu sắc về “Cộng đồng kinh tế Asean (AEC),
TPP và các FTA mới: Cơ hội và thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng
cơ hội, vượt qua thách thức”, trong đó giới thiệu khái quát về các hiệp định thương
mại tự do, hiệp định TPP, đặc điểm và những nội dung chính. Ngồi những cơ hội đem
lại đã chỉ ra sự cạnh tranh quyết liệt về thương mại, hàng hóa do sự cắt giảm thuế
quan; thách thức về nguồn nhân lực, chính sách và các thách thức khác về mặt xã hội.


7
Doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua thách thức là giải pháp quan trọng nhất được tác
giả tập trung phân tích. Một trong những yếu tố cần thực hiện để nâng cao năng lực
cạnh tranh đó là đầu tư phát triển ứng dụng khoa học kỹ thuật, CNTT nâng cao chất
lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý.
Có hai đề tài cấp Bộ có liên quan đến DNNVV được tác giả nghiên cứu: Phạm
Quang Trung (2008) đã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội, để kiến nghị các biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cho
DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm Thị Minh Nghĩa (2008), đã tổng hợp
nhữngc những đặc điểm chung của DNNVV, các nhân tố tác động đến kết quả hoạt
động của DNNVV
Như vậy, vấn đề liên quan đến DNNVV đã được nhiều tác giả nghiên cứu, thể
hiện trong nhiều loại cơng trình từ bài viết hội thảo quốc gia, đề tài cấp Bộ đến giáo
trình trọng điểm chuyên ngành bậc Đại học. Định nghĩa, phân loại, đặc trưng cũng như
điểm mạnh, điểm yếu của DNNVV đã được các tác giả phân tích kỹ lưỡng. Các nhóm
giải pháp phát triển DNNVV được đề xuất và bàn luận kỹ lưỡng. Chủ đề ứng dụng tin
học tại DNNVV được tác giả quan tâm tìm hiểu hơn cả: Trong giáo trình trọng điểm

“Hệ thống thơng tin quản lý”, Trần Thị Song Minh (2012) cùng tập thể tác giả với sáu
phần và hai mươi chương nội dung đã bao quát hầu hết các vấn đề liên quan đến
HTTTQL trong tổ chức, doanh nghiệp. Khả năng hỗ trợ của các HTTT đối với các nhà
quản lý và điều hành tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu
các giải pháp mua sắm và triển khai các HTTT và cách thức quản trị các HTTT như
một nguồi lực chiến lược của tổ chức. Với mục tiêu hẹp hơn, trong giáo trình “Hệ
thống thơng tin quản lý” dành cho hệ cao học, Hàn Viết Thuận (2008) đã trình bày quy
trình đánh giá hiệu quả của HTTTQL và cức bước phân tích thiết kế HTTTQL trong
doanh nghiệp.
Đố Đức Thọ (2012), đã giới thiệu cơ sở và quy trình ứng dụng CNTT cho
doanh nghiệp.
Nguyễn Đức Nhân, Phạm Văn Tuân(2014), trình bày về tầm quan trọng và thực
trạng ứng dụng tin học trong quản trị nguồn nhân lực tại các DNNVV ở Việt Nam; các
tiêu chuẩn cần có của một phần mềm Quản trị nguồn nhân lực hiệu quả; đề xuất giải
pháp đối với việc tin học hóa Quản trị nguồn nhân lực cho các DNNVV ở Việt Nam.
Trong Hội thảo quốc gia “Vai trò của HTTT QL đối với sự phát triển của các tổ chức”
TS. Trương Văn Tú (2015) đã chỉ ra vai trò của HTTT đối với tổ chức doanh nghiệp
bao gồm: giúp cắt giảm chi phí, tạo sự khác biệt, tạo sự đổi mới, tăng cường sự liên
minh với đối tác và hỗ trợ khách hàng. Cũng trong hội thảo này, tác giả Lê Kim Ngọc


8
(2015) trình bày đã phân tích ảnh hưởng của CNTT tới HTTT Kế tốn trong doanh
nghiệp, đóng góp của HTTT Kế toán đối với sự phát triển doanh nghiệp. Tác giả Trần
Thị Kim Oanh (2015) thông qua cuộc điều tra trực tiếp, tác giả thu thập số liệu sơ cấp,
kết hợp với dữ liệu thứ cấp để làm rõ vai trò của DNNVV dịch vụ; vai trò của
HTTTQL trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dịch vụ nói riêng và từ đó
đánh giá mức độ ưng dụng HTTTQL trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ thông qua số
lượng HTTTQL được triển khai
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngồi cũng cơng bố nhiều bài báo liên quan đến

DNNVV. Farhad Analoui, Azhdar Karami (2003), giới thiệu những khái niệm liên
quan đến chiến lược quản trị kinh doanh. Thơng qua ví dụ thực tế tác giả phân tích các
yếu tố trong mơi trường tác động đến quản trị doanh nghiệp, trình bày các bước từ lập
kế hoạch, đến kiểm soát Matthias Fink, Sascha Kraus (2009), thông qua một cuộc điều
tra thực tế nhiều doanh nghiệp đã trình bày các kiến thức chuyên sâu cùng nhiều
khuyến nghị phát triển công cụ và chiến lược quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt
hiệu quả cao.
Chủ đề về HTTT và phát triển HTTT quản lý đã được nhiều tác giả nước ngoài
quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm phân tích về nguồn gốc của HTTT có “Principles of
information systems” của Frank Moisiadis, rohan Genrich, George reynolds (2010), Ralph
M.Stair (2014).
Nhiều nhất là các nghiên cứu về HTTT quản lý “Management information
system” (Hittesh Gupta (2011); Stephen Haag and Maeve cummings (2012); Kenneth
Laudon and Jane P.Laudon (2013))
Các nghiên cứu trên đã đưa ra khái niệm về HTTT và HTTT dựa trên máy tính và
đã đạt được sự thống nhất hay “quy ước ngầm” là nói đến HTTT nghĩa là nói đến HTTT
dựa trên máy tính. Các thành phần tạo nên HTTT quản lý và quy trình xây dựng một
HTTT quản lý cũng được trình bay khá rõ nét trong các ẩn phẩm của các nhà nghiên cứu
nước ngoài như O’Brien & Marakas (2006); Goyal (2006); Hittesh Gupta (2011).
Ngoài ra, nhiều cơng trình cịn đưa ra qui trình cài đặt một HTTT để đưa vào sử
dụng, duy trì và nâng cấp hệ thống trong quá trình sử dụng (Kenneth Laudon and Jane
P.Laudo (2013)).
Như vậy, với chủ đề về phát triển ứng dụng tin học trong doanh nghiệp, các tác
giả được nghiên cứu đã làm rõ về tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề này; trình
bày thực trạng cũng như đễ xuất giải pháp. Các bài báo cáo khoa học cũng đã đưa ra
thực trạng yếu kém về thông tin quản lý và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin


9
quản lý tại các DNNVV. Mặc dù vậy, có thể vì nhiều lý do khách quan, các tác giả đã

khơng xem xét hay tính tốn lượng hóa những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp từ việc
hiện đại hóa hệ thống thơng tin.
Cịn rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng tin học ở các DNNVV đó là vấn đề
về nhận thức, nhân lực và trình độ hiểu biết về ứng dụng tin học trong quản lý. Nhiều
chủ doanh nghiệp mới chỉ nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải tin học
quá công tác quản lý mà chưa biết được phải triển khai ứng dụng như thế nào. Điều đó
dẫn đến phần lớn chi phí đầu tư dành cho việc mua sắm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chứ
chưa chú trọng tới giải pháp và đào tạo chuyển giao.
Về tồn tại: Theo tác giả, dưới góc độ tiếp cận phục vụ cho đề tài nghiên cứu của
mình, có một số nhận định sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về DNNVV vẫn cịn bỏ ngỏ một mảng đề tài
về tin học hóa và tin học ứng dụng quản lý. Và gần như chưa có cơng trình nghiên cứu
trọn vẹn nào cho đề tài. Do vậy, tính hệ thống và toàn diện cho đề tài là hạn chế.
Thứ hai, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến đề tài hoặc chưa được đề cập, hoặc
mới đề cập một cách khái lược, thiếu hẳn tính chuyên sâu cần được điều chỉnh bổ
sung. Kết quả nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở các bài viết, bài báo cáo hội thảo với
những góc độ khác nhau của vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, trên một số nội dung liên quan, quan điểm của các nhà nghiên cứu
có khi khơng thống nhất, địi hỏi tác giả phải có những kiến giải riêng của mình.
Tựu trung lại, những kết quả nghiên cứu về đề tài ứng dụng tin học quản lý tại
DNNVV ở Việt Nam dù chưa được hệ thống và toàn diện, nhưng rất đáng trân trọng
do ý nghĩa khai phá, gợi mở của nó. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, đi tiếp
hành trình nghiên cứu này, theo tác giả, là việc cần thiết và hữu ích, nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu hơn, rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu.
7. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên những nguồn tư liệu thứ cấp đáng tin
cậy sau:
Nhóm tài liệu về quan điểm của Đảng và Nhà nước: Các văn kiện Đại hội
Đảng, Nghị quyết của Đảng phản ánh những quan điểm, tư duy mới về phát triển

DNNVV trong quá trình hội nhập.


10
Nhóm tài liệu chun khảo, gồm các sách cơng trình khoa học về ứng dụng tin học
quản lý tại DNNVV của các Nxb CTQG, Nxb Kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê, vv..
Nhóm tài liệu từ các Báo, Tạp chí kinh tế và chuyên ngành; Một số Luận án
Tiến sĩ kinh tế; Các bài tham luận tại các Hội thảo khoa học và Tọa đàm khoa học.
Thông tin trên các trang Web có liên quan đến doanh nghiệp, DNNVV và tin
học ứng dụng...
Về số liệu sơ cấp, tác giả tổ chức sử dụng phiếu điều tra DNNVV trên nhiều địa
bàn khác nhau với số phiếu thu về hợp lệ là 215, tổ chức phỏng vấn 23 lãnh đạo doanh
nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm quản trị dành cho doanh nghiệp qui mô vừa
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đâu:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Các văn bản liên quan đến doanh nghiệp và
quá trình ứng dụng tin học. Với phương pháp này, luận án hình thành được khung
nghiên cứu lý thuyết của mình.
Phương pháp khảo sát: sử dụng bảng hỏi với mục đích là thu thập thông tin về
hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý thông tin, triển khai thông tin, hiệu quả kinh
doanh trong 5 năm gần đây của các DNNVV; Đối tượng khảo sát là thu thập thông tin
từ lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cửa hàng, bộ phận quản lý thông tin, nhân viên kế
toán,...; Phạm vi khảo sát là các DNNVV chủ yếu trên địa bàn miền Bắc thuộc các
nhóm ngành tin học, điện tử viễn thông, xây dựng, thương mại...; thời gian khảo sát từ
2010 đến cuối năm 2014, thời gian thu hồi thông tin dự kiến là 1 -2 tháng cho mỗi khu
vực, xử lý số liệu từ 1 – 2 tháng sau khi tổng hợp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để phân tích các số liệu
có được thơng qua phương pháp điều tra khảo sát. Dữ liệu có được dùng để đánh giá
tình hình phát triển của DNNVV ở Việt Nam, đánh giá thực trạng ứng dụng tin học

trong quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng trong khảo sát hiệu quả ứng dụng
giải pháp Meliasoft bằng cách phỏng vấn hơn 20 lãnh đạo doanh nghiệp hiện đang sử
dụng giải pháp phần mềm.
Phương pháp chuyên dụng của tin học kinh tế: Phương pháp thiết kế phần mềm
Top Down Design, Bottom Up Design, mơ hình hóa hệ thống sử dụng sơ đồ BFD,
IFD, DFD, ERD,…vv


11

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. Định nghĩa và phân loại doanh nghiệp
1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia thì “doanh nghiệp là thuật ngữ có
nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện)
để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho
mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định”.
Khái niệm Doanh nghiệp cịn được làm rõ thơng qua phạm trù xí nghiệp.
(Nguyễn Thành Độ, Nguyện Ngọc Huyền, 2009) cho rằng “Xí nghiệp là một đơn vị kinh
tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ).”
Xí nghiệp là “Sự kết hợp các nguồn lực sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ; nguyên tắc cân bằng tài chính và nguyên tắc hiệu quả.” Từ đó Doanh nghiệp
có thể được định nghĩa là một xí nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, mỗi Doanh
nghiệp đều là xí nghiệp nhưng khơng phải mọi xí nghiệp đều là Doanh nghiệp.
Một cách khác, định nghĩa doanh nghiệp dựa trên định nghĩa về tổ chức. “Tổ
chức là một nhóm có tối thiểu hai người, cùng hoạt động với nhau một cách quy củ
theo những nguyên tắc, thể chế và có tiêu chuẩn (văn hóa) nhất định, nhằm đặt ra và

thực hiện các mục tiêu chung” (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2009). Từ
định nghĩa trên, có thể hiểu doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế hoạt động trong cơ
chế thị trường.

1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
- Theo hình thức pháp lý thì ở Việt Nam hiện nay có các loại hình doanh
nghiệp: “Hợp tác xã; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; công ty trách
nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; nhóm cơng ty; doanh nghiệp liên
doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.” (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc
Huyền, 2009)
- Căn cứ theo hình thức sở hữu chúng ta có: Doanh nghiệp một chủ sở hữu và
doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu; doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh,
doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp và doanh nghiệp có vốn nước ngoài.


12
- Căn cứ vào mục tiêu hoạt động chủ yếu có hai loại là: Doanh nghiệp kinh
doanh và doanh nghiệp cơng ích.
- Căn cứ vào chức năng hoạt động ta có: Doanh nghiệp sản xuất; doanh nghiệp
dịch vụ; doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ
- Căn cứ vào ngành kinh tế - kỹ thuật ta có: Doanh nghiệp cơng nghiệp; doanh
nghiệp nông nghiệp; doanh nghiệp giao thông; doanh nghiệp thương mại
- Căn cứ vào quy mơ sẽ có: Doanh nghiệp quy mô lớn; doanh nghiệp quy mô
vừa và doanh nghiệp quy mơ nhỏ
- Và có thể cịn nhiều cách phân loại doanh nghiệp dựa theo các căn cứ khác nữa.

1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các khái niệm này thường dựa vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường người
ta dựa vào tiêu chí về số nhân cơng, vốn đăng kí, doanh thu…vv. Ở Việt Nam, theo
Cơng văn số 681/CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 thì “doanh nghiệp nhỏ và vừa là

doanh nghiệp có số cơng nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng”.
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao
động trung bình hàng năm không quá 300 người. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy
định là có từ 1 đến 9 nhân cơng, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân cơng là doanh
nghiệp nhỏ.”
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP là nghị định mới nhất định nghĩa doanh nghiệp
nhỏ và vừa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu
chí ưu tiên)”, như trong bảng dưới đây:


13
Bảng 1-1 Phân loại doanh nghiệp

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

1.2.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phân loại doanh nghiệp sử dụng tiêu chí định tính và định lượng:
Tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV để phân loại
như: doanh nghiệp có trình độ chun mơn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức
tạp của quản lý thấp…vv. Tiêu chí định tính thường khó xác định nên chúng chỉ được sử
dụng để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để xác định quy mơ doanh nghiệp.
Tiêu chí định lượng dựa trên các chỉ tiêu có thể lượng hóa như số lượng lao
động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong đó, số lao động có thể là số lao động trung bình hoặc số lao động thường xuyên
thực tế của doanh nghiệp; tài sản hoặc vốn có thể bao gồm tổng giá trị tài sản (hay

vốn) cố định hoặc giá trị tài sản (hay vốn) còn lại của doanh nghiệp. Các tiêu chí định
lượng đóng là nhân tố chủ yếu giúp xác định quy mô doanh nghiệp. Vào những thời
điểm khác nhau các tiêu chí này rất khác nhau giữa các ngành nghề mặc dù chúng vẫn
có những yếu tố chung nhất định.


14
Bảng 1-2 Sự phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực

(Nguồn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, APEC, 1998)


×