Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bai bao cao cktkn th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.93 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHỊNG GD-ĐT KRƠNG NĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>TRƯỜNG TH EADAH </b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


<i>Eadáh, ngày 08 tháng 11 năm 2010</i>
<b> BÁO CÁO</b>


<b>ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CÁC MÔN HỌC </b>
<b>VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC</b>


Thực hiện công văn số 188/PGDĐT-TH ngày 29/10/2010 V/v đánh giá thực hiện
chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học của Phịng GD&ĐT Krơng
Năng;


Căn cứ kết quả hội thảo đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới
PPDH ở Tiểu học ngày 08/11/2010 của khối 4+5


Khối 4+5 báo cáo kết quả hội thảo đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học
và Đổi mới PPDH ở Tiểu học như sau :


<b>I-Việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.</b>


<b>1.Tổ chức dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo Công văn</b>
<b>số 624/BGDĐT-GDTH ngày 05/02/2009 về việc Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến</b>
<b>thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học:</b>


<b>1.1.Những thuận lợi dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học: </b>


Chuẩn kiến thức, kĩ năng các mơn học ở tiểu học cụ thể hóa mục tiêu dạy học ở tiểu
học, “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của của mơn học mà học cần
phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thực kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn
học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học . Là cơ sở để


biên soạn sách giáo khoa , quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và
hoạt động giáo dục ”.


(Trích Chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số
16/QĐBGD&ĐT)


Từ những quan điểm trên, cho thấy thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
các môn học ở tiểu học có những mặt thuận lợi lớn :


- Thể hiện tính thống nhất chương trình giáo dục tiểu học trên toàn quốc. Là cơ sở
để cho giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung và phương pháp và hình thức dạy học phù
hợp với tình hình thự tế tại lớp, tại địa phương.


- Là cơ sở để cho các trường học chủ động ra đề kiểm tra đảm bảo mục tiêu giáo
dục của bậc học . Là cơ sở để cán bộ quản lí đánh giá tính hiệu quả q trình giáo dục của
giáo viên hay đơn vị trường học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Học sinh chủ động học tập và có thể tự kiểm tra năng lực học tập của mình thơng
qua chuẩn kiến thức kĩ năng.


<b>1.2. Những khó khăn dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học : </b>


Giáo viên chưa mạnh dạn thực hiện điều chỉnh dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học. Việc điều chỉnh giáo án, …


<b>1.3. Đánh giá sự phù hợp của Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học đối với</b>
<b>khả năng, điều kiện học tập, phát triển của học sinh</b>


Nhìn chung chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học là phù hợp với khả
năng của các đối tượng học sinh tiểu học. Vì là chuẩn ở mức độ “tối thiểu” cho nên phù


hợp ở mức độ trung bình, cịn mức độ khá, giỏi chưa thể hiện rõ.


<b>1.4 .Sự chưa phù hợp</b>


Vì chuẩn kiến thức kĩ năng ở tiểu học “là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu” nên chương
trình và sách giáo khoa hiện nay bám sát mức độ này khơng có định hướng cho cơng tác
phát triển nâng cao cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.


Cách ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng trong vùng giới hạn
đó dẫn đến tình trạng số lượng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến tăng một cách đột biến
trong thời gian gần đây đặc biệt là có sự chênh lệch rõ ràng giữa các đối tượng học sinh tại
nông thôn và thành thị.


<b>1.5. Đánh giá hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của giáo viên (phù</b>
<b>hợp Chuẩn, cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn…).</b>


Hiện giáo viên đã thực hiện phù hợp với chuẩn. Còn lúng túng trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi ( nâng cao ở mức độ nào? Như vậy có tạo nên tình trạng q tải hay
khơng? ). Cần có định hướng rõ ràng cụ thể với mỗi đối tượng học sinh để giáo viên tiến
hành giảng dạy một cách có hiệu quả.


<b>2.Triển khai nội dung dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học theo Công văn số</b>
<b>7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ</b>
<b>thuật ở tiểu học:</b>


- Điều chỉnh nội dung dạy học: nêu rõ nội dung, lí do điều chỉnh của từng lớp; hiệu
quả của việc điều chỉnh.


Khối I : Thực hiện theo chương trình.
Khối II: Bài Máy bay đi rời



Các bước thực hiện khó nên tăng thêm một tiết ( tổng cộng 3 tiết ) để học sinh hồn
thành sản phẩm


Hiệu quả : HS có đủ thời gian hoàn thành sản phẩm đúng và đẹp hơn so với thực
hiện trong 2 tiết.


Khối III: thực hiện theo chương trình
Khối IV: các bài về Trồng cây rau, hoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hiệu quả : các em rất hứng thú trong học tập, vườn hoa của trường được bổ sung.
Khối V: Những tiết thực hành kĩ thuật lắp ghép mơ hình thời gian khơng đủ cho các em
thực hiện nên GVCN chủ động cho các em thực hiện thêm ngoài giờ. ( cần đầu tư nhiều
đồ dùng dạy học hơn cho học sinh vùng khó khăn để các em có điều kiện mượn đồ dùng
về nhà thực hành tốt hơn.)


<b>3.Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số</b>
<b>32/2009/BGDĐT-GDTH ngày 27/10/2010.</b>


Thực hiện chỉ đạo của Phịng GD&ĐT Krơng Năng, trường TH Eadah đã
triển khai đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư số 32/2009/BGDĐT-GDTH
ngày 27/10/2010 từ năm học 2009-2010. Sau 1 năm học khối IV+ V , chúng tơi nhận thấy
có những ưu điểm và những tồn tại như sau :


* Ưu điểm


Cách đánh giá nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh tiểu học. Không nặng nề về điểm
số, đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét ( mơn Tốn + Tiếng Việt + Khoa học +
LS&ĐL lớp 4,5), lấy kết quả cuối năm học để quyết định kết quả cả năm học tạo điều kiện
để học sinh không ngừng phấn đấu trong học tập.



* Những tồn tại


Trong quá trình đánh giá vẫn còn một số học sinh chưa thực sự đạt chuẩn được lên
lớp hoặc danh hiệu học sinh Giỏi vượt quá với khả năng thực tế của các em.


Những môn đánh giá bằng nhận xét khơng thực hiện các bài kiểm tra cuối kì, việc
đánh giá xếp loại chưa được quan tâm đúng mức.


<b>4. Triển khai hoạt động cam kết, bàn giao chất lượng học sinh theo Công văn số</b>
<b>7312/BGD-ĐTH ngày 21/8/2009 và Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010</b>
<b>về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, năm học 2010 – 2011.</b>


Việc thực hiện cam kết chất lượng giáo dục vào đầu năm và các thời điểm trong
năm học được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi giáo
viên căn cứ vào kết quả “đầu vào” tự định hướng đề ra mục tiêu thực hiện dài hạn ( 1 năm
học), ngắn hạn ( học kì, tháng) cùng biện pháp thực hiện . Việc thực hiện cam kết đã đem
lại hiệu quả thiết thực.


Công tác thực hiện bàn giao chất lượng lớp dưới cho lớp trên : tư khảo sát chất
lượng đầu năm học, trong các kì thi học kì, nhà trường đã thực hiện cho GV khối trên kết
hợp cùng coi thi với lớp dưới. Công tác này đã thực hiện thường xuyên đã góp phần giảm
thiểu tiêu cực trong thi cử.


<b>II-Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học từ năm học 2007 – 2008</b>
<b>đến nay.</b>


<b>1. Công tác chỉ đạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về đổi mới</b>
<b>phương pháp dạy học ở tiểu học..</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đã định hướng cụ thể cho BGH các trường và giáo viên có những định hướng thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học.


Trên cơ sở thực tập huấn và thực tiễn của nhà trường, nhà trường xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học trên hai cấp độ : thường xuyên và định


Bồi dưỡng thường xun : thơng qua sinh hoạt chuyên môn trường, sinh hoạt tổ
khối, …dự giờ, kiểm tra giáo án, ….


Bồi dưỡng định kì : bồi dưỡng nghiệp vụ hè, chuyên đề, lớp tập huấn.
<b>2. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng và thiết bị dạy học về đổi mới PPDH.</b>


Ngoài các tài liệu được cấp trường mua bổ sung thêm các loại sách tham khảo phục
vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học.


<b>3. Đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học</b>


Kế thừa thành tựu chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì III và thành tựu đổi
mới phương pháp dạy học ở tiểu học trong những năm qua đã đem lại những hiệu quả
thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.


Về giáo viên : hiểu rõ bản chất của đổi mới phương pháp dạy học, hình thành được
những kĩ năng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động điều chỉnh trong dạy
học sát với thực tiễn của lớp dạy. Kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học khá nhuần nhuyễn,
hiệu quả.


Về học sinh : chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh Giỏi tăng
cao.



<b>III- Kiến nghị, đề xuất</b>


Cần có những định hướng cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo các khối
lớp vì hiện nay rất khó phân biệt giữa dạy nâng cao và quá tải.Cần cụ thể hố các u cầu
đối với những vùng khó khăn ( khi tập huấn thì nói chỉ u cầu trọng tâm tốn + tiếng việt
đối với những vùng khó khăn nhưng khi thanh tra dự giờ đánh gía lại đòi hỏi ngang bằng
với khu vực trung tâm). Trên thực tế nếu chỉ dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng ở mức
“ tối thiểu” học sinh rất khó tham gia các kì thi học sinh giỏi, cịn đối với cùng khó khăn
các em cịn khó đạt được (cụ thể các em vào lớp 1 còn chưa biết tiếng phổ thông)


Trên đây là báo cáo kết quả triển khai công văn số số 188/PGDĐT-TH ngày


29/10/2010<i> (</i>V/v đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu
học của Phịng GD&ĐT Krơng Năng) của khối IV + V trường TH Eadah.


Khối phó


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×