Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 2015) tỉnh Lai Châu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 162 trang )

UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

BÁO CÁO TỔNG HỢP
“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 - 2015) TỈNH LAI CHÂU”

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

1


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. SỰ CẦN THIẾT

Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát
triển dân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Vai trò của đất đai đối với
con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn
về diện tích và cố định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và
hợp lý trên cơ sở hiệu quả, lâu bền.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một yêu cầu


đặc biệt để sắp xếp quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có
hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh
được sự chồng chéo, lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ
môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng quản lý Nhà nước về đất
đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Đồng thời nội dung, trách
nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy
định cụ thể từ Điều 21 đến Điều 30 trong Luật Đất đai năm 2003.
Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc chia
tách và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, theo đó chia tách tỉnh Lai Châu
thành 2 tỉnh: tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu và điều chỉnh địa giới hành chính
tỉnh Lào Cai, sáp nhập huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, UBND tỉnh Lai Châu đã
tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến năm 2010, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm 2006 - 2010” và đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số
21/2007/NQ-CP ngày 19/04/2007. Qua quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cho thấy việc sử dụng đất cơ bản tránh được sự chồng chéo, lãng phí
trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng.
Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020,
nhu cầu thực tiễn phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, tình hình sử
dụng đất của cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng đang có những thay
đổi, nhiều yếu tố mới xuất hiện, các cơ hội và thách thức mới đang tác động
mạnh tới quá trình sử dụng đất của tỉnh thì việc lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh
Lai Châu thời kỳ 2011 - 2020 là rất cần thiết, tạo cơ sở để Lai Châu có thể chủ
động khai thác có hiệu quả, phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh, cũng như tranh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


Trang

2


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhanh chóng hịa nhập với xu
thế phát triển chung của đất nước. Đây cũng là căn cứ để phân bổ hợp lý, đúng
mục đích, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả cao quỹ đất, đồng thời thiết lập các hành
lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi,
chuyển nhượng quyền sử dụng đất... trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

- Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; điều tra, khảo sát, phân tích các thơng tin,
số liệu để lập Quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh trong bối cảnh của vùng và cả nước
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát
triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu, phù hợp các chỉ tiêu sử
dụng đất của các ngành, các địa phương cụ thể đến năm 2020.
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất có hiệu quả, từng bước ổn định
tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Tạo khung chung, đưa ra định hướng mang tính chỉ dẫn và làm cơ sở cho
việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị cũng như quy hoạch

của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.
- Việc khoanh định, phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các
cấp theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất đã được
điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo khơng bị chồng chéo trong q trình sử dụng.
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính tốn chi tiết đến từng cơng trình,
từng địa phương, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng
năm, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và những yêu cầu cụ thể
trong từng giai đoạn.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác, sử dụng và cải tạo, phục hồi
đất để phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất bền vững, bảo vệ môi trường
sinh thái.
3. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

- Luật Đất đai năm 2003 và Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004
của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia;
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

3


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cho tỉnh Lai
Châu;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 quy định về
định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 quy định về
Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 2105/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Dự án và Dự tốn kinh phí
lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020;
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Tổng
cục Quản lý đất đai hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 19/10/2009 của UBND tỉnh Lai
Châu về việc phê duyệt kế hoạch lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020
và lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
- Văn kiện trình Đại hội, nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai
Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Nghị quyết số 11/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIII,
kỳ họp thứ hai về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Lai Châu đến năm 2020;
- Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIII,
kỳ họp thứ hai về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20112015 tỉnh Lai Châu;

- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai
Châu đến năm 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lai Châu đến năm 2010, kế hoạch sử dụng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

4


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

đất 5 năm 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng
Trung du Miền núi phía Bắc;
- Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu qua các năm; nguồn số liệu của các Sở,
Ban, Ngành và các địa phương trong tỉnh.
4. NỘI DUNG BÁO CÁO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Báo cáo thuyết minh tổng hợp “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Lai Châu” ngoài phần mở
đầu, kết luận và kiến nghị gồm các phần sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
Phần II: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai;
Phần III: Tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất;
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp


Trang

5


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới vùng Tây Bắc, có tổng diện tích tự
nhiên 9.068,78 km2, toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 21040' đến 22050' vĩ độ
Bắc và từ 102020’ đến 103050’ kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai.
- Phía Nam giáp tỉnh Điện Biên.
- Phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai và n Bái.
- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La.
Diện tích tự nhiên của tỉnh được phân thành 07 đơn vị hành chính, gồm: thị
xã Lai Châu và 06 huyện là Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân
Uyên, Than Uyên (trong đó có 5 huyện nghèo) với 103 xã, phường và thị trấn, có
273 km đường biên giới chung với Trung Quốc nên Lai Châu giữ vị trí đặc biệt
quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Là tỉnh miền núi cao, khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng
của sơng Đà, con sơng có giá trị rất lớn về thủy điện và cấp nước cho vùng đồng

bằng Bắc Bộ. Vì vậy Lai Châu có vai trị vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo
vệ mơi trường, duy trì nguồn nước ổn định cho các cơng trình thuỷ điện lớn trên
sơng Đà, góp phần phục vụ u cầu phát triển kinh tế vùng châu thổ sông Hồng.
Mặc dù có vị trí địa lý khơng thuận lợi, nằm cách xa các trung tâm kinh tế
lớn của đất nước (cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km), gặp nhiều khó khăn trong
việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế nhưng Lai Châu cũng có những tiềm năng
và thế mạnh riêng, đó là có Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng, U Ma Tu Khoòng...
là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với
vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (theo các tuyến
quốc lộ 4D, 32 và đường thuỷ sông Đà), tạo điều kiện thuận lợi cho Lai Châu
trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi, tiếp thu khoa học kỹ thuật... với quốc tế cũng
như các trung tâm kinh tế lớn trong nước, đặc biệt là phát triển dịch vụ, thương
mại, xuất nhập khẩu và du lịch.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình, địa mạo của tỉnh rất phức tạp và chia cắt mạnh, có cấu trúc chủ
yếu là núi đất, xen kẽ là các dãy núi đá vơi có dạng địa chất castơ (tạo nên các
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

6


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

hang động và sơng suối ngầm), trong đó phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự
nhiên của tỉnh là địa hình núi cao và núi cao trung bình. Ngồi ra cịn có những
bán bình nguyên rộng lớn với chiều dài hàng trăm km (được hình thành do q

trình bào mịn đồi núi theo thời gian), dạng địa hình thung lũng, sơng, suối, thềm
bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động caster (được hình thành do chịu
hoạt động của tân kiến tạo).
Nhìn chung địa hình của tỉnh có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và
Đông sang Tây (đại diện là khu vực huyện Sìn Hồ - Phong Thổ), vùng Mường Tè
bị chi phối địa hình là địa máng Việt Trung chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo
hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hồng Liên Sơn
án ngữ phía Đơng Bắc, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m, trong đó có đỉnh Phan
Xi Phăng cao nhất nước ta là 3.143 m và đỉnh Pu Sam Cáp 2.910 m... Có thể
phân chia địa hình của tỉnh thành các vùng như sau:
- Địa hình dưới 500 m nằm xen kẽ giữa những dãy núi cao, gồm các thung
lũng sâu, hẹp hình chữ V và một số thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng
như Noong Hẻo (huyện Sìn Hồ), Mường So (huyện Phong Thổ), Bình Lư (huyện
Tam Đường), Mường Than (huyện Than Un) thích hợp cho việc bố trí sản xuất
nơng nghiệp, nhưng diện tích khơng lớn.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, độ dốc trên 30 0 rất
khó khăn cho việc bố trí sản xuất nơng nghiệp, điển hình là khu vực vùng núi cao
huyện Sìn Hồ.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 800 m đến dưới 1.500 m, vùng này có độ
chia cắt mạnh, địa hình hiểm trở, lịng suối dốc và có nhiều hang động, đại diện là
khu vực núi cao huyện Phong Thổ.
- Địa hình vùng núi có độ cao từ 1.500 m đến dưới 2.500 m, phân bố chủ
yếu ở dãy núi biên giới Việt Trung thuộc huyện Mường Tè, có độ dốc lớn hơn 30 0
và thảm thực vật rừng cịn khá. Do địa hình núi non hiểm trở nên dân cư sống ở
vùng này rất thưa thớt.
- Địa hình vùng núi có độ cao trên 2.500 m, phân bố chủ yếu ở các khu vực
có đỉnh núi cao trên 2.500 m, bao gồm 4 đỉnh thuộc huyện Phong Thổ và 2 đỉnh
thuộc huyện Mường Tè.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây

Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia
làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao;
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa
thấp (tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa), trong đó:
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

7


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

- Nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 19,6 0C. Nhiệt độ trung bình thấp
nhất là 14,30C (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (vào tháng 7). Các
tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 0C phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3. Các
tháng có nhiệt độ trên 200C phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9 và chỉ xảy ra ở các
vùng có độ cao dưới 500 m. Tổng tích ơn cả năm trung bình là 8.1210C. Do có
cao độ biến động lớn nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và vùng thấp cũng rất khác
nhau, những vùng có độ cao trên 1.000 m khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm.
- Số giờ nắng giữa các mùa trong năm và giữa các khu vực có sự khác nhau
với tổng số giờ nắng biến động từ 1.400 - 1.900 giờ/năm.
- Lượng mưa ở Lai Châu khá lớn và có sự phân bố khơng đều trong năm.
Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 80%
lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) có
lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Sự phân bố lượng mưa
tập trung theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông, lâm nghiệp cũng
như việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh (mùa mưa, lượng

mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian
mưa ít kéo dài, gây nên tình trạng thiếu nước, khơ hạn).
- Độ ẩm khơng khí tương đối biến động từ 78 - 93% và có sự chênh lệch độ
ẩm giữa các khu vực từ 2 - 5%, trong đó độ ẩm trung bình tháng lớn nhất (tháng
7) đạt 87 - 93%, độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 3, 4) là 71 - 77%. Độ ẩm
tối thiểu tuyệt đối vào các tháng 1, 2, 3 là 12 - 15%, tối đa tuyệt đối gần 100%.
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm từ 660 - 1.100 mm và phụ thuộc theo
mùa, theo độ cao địa hình. Lượng bốc hơi lớn nhất thường xảy ra vào các tháng 3
và 4 (tổng lượng bốc hơi từ 77 - 100 mm/tháng) do đây là thời kỳ cuối mùa khơ,
trời nắng, nóng và lượng mưa nhỏ. Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời kỳ mùa mưa
nhiều, lượng bốc hơi trong các tháng này phổ biến là 36 - 64 mm/tháng. Từ tháng
11 đến tháng 1 năm sau là thời kỳ mùa đông lạnh và ẩm, lượng nước trên bề mặt
lưu vực và trong tầng đất sát mặt cịn khá, lượng bốc hơi nhỏ.
- Gió: các hướng gió thịnh hành trên địa bàn tỉnh bao gồm gió Đông Bắc
thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau; gió Nam, Đơng Nam và Tây Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 8.
Mặc dù ít bị ảnh hưởng của bão, song Lai Châu lại thường chịu tác động
của một số hiện tượng thời tiết bất lợi như: gió Tây khơ nóng, giơng (số ngày
giơng trung bình 45 - 60 ngày/năm, tập trung tháng 4 đến tháng 8), mưa đá,
sương muối (trung bình mỗi năm có 1 - 2 ngày có sương muối tập trung vào
tháng 12 và tháng 1 năm sau, riêng ở độ cao trên 1.500 m trung bình xuất hiện 9
- 10 ngày/năm), gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của Lai Châu khá phù hợp với sự sinh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

8



UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng (như các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
đặc sản, cây dược liệu và khoanh nuôi tái sinh rừng), là điều kiện thuận lợi để
phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp theo hướng đa dạng hố cây trồng vật nuôi
và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch; song bên cạnh
đó cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố thời tiết khắc nghiệt như thường xảy ra
hạn hán về mùa khơ và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó để khắc phục, giảm thiểu tác
động của thiên tai cần quan tâm xây dựng các cơng trình thuỷ lợi và đẩy mạnh
công tác trồng rừng đầu nguồn.
1.1.4. Thuỷ văn
Lai Châu là tỉnh nằm trong lưu vực sông Đà và các phụ lưu chính gồm
sơng Nậm Na, Nậm Mu và Nậm Mạ (Nậm Na b), có hệ thống sơng suối tương
đối dày đặc (khoảng 500 suối lớn, nhỏ) với mật độ 5,5 - 6 km/km2, trong đó đa
phần các sơng suối lớn có nước chảy quanh năm. Tổng lượng dịng chảy năm
tồn tỉnh khoảng 16.868 triệu m3, phân bố giảm dần từ Bắc xuống Nam.
- Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua địa bàn
huyện Mường Tè, sau đó chạy dọc phía Nam huyện Sìn Hồ, tạo thành ranh giới
tự nhiên giữa tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Lưu vực sơng Đà có tổng lượng
dịng chảy năm là 6.816 x 106 m3, đầu nguồn sơng có tổng diện tích lưu vực
khoảng 3.400 km2 (chiếm 38% diện tích tự nhiên của tỉnh), có 3 chi lưu cấp 1 là:
+ Sông Nậm Na: bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.500 m trên địa phận
Trung Quốc (tổng diện tích lưu vực khoảng 6.680 km2, chiều dài là 235 km, trong
đó trên lãnh thổ Việt Nam trương ứng là 2.190 km2 và 86 km), có tổng lượng dịng
chảy năm là 4.513 x 106 m3, chảy qua địa bàn huyện Phong Thổ và Sìn Hồ rồi đổ
vào sơng Đà với lưu lượng dịng chảy trung bình đạt từ 40 - 80 l/s.
+ Sơng Nậm Mạ: có tổng lượng dịng chảy năm là 1.400 x 10 6 m3, diện tích
lưu vực khoảng 930 km2, chảy qua các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, có độ dốc khá

nhỏ, chế độ dịng chảy thuận, lưu lượng dịng chảy trung bình đạt 50 l/s.
+ Sơng Nậm Mu: có tổng lượng dịng chảy năm là 4.144 x 10 6 m3, chảy
dọc thung lũng Bình Lư, Than Un với chiều dài sơng chính 121 km, diện tích
lưu vực khoảng 2.620 km2 (tính tới trạm thủy văn Bản Củng), lưu lượng dịng
chảy trung bình đạt 80 l/s.
Ngồi các sơng suối lớn trên, trong tỉnh cịn rất nhiều sơng suối khác như:
Nậm Cúm, Nậm Phìn Hồ, Nậm Cầy, Nậm So, Nậm Tăm, Nậm Ban, Nậm Cuổi,
Nậm Han, Nậm Chắt, Nậm Hơ, Nậm Sáp… và có khoảng 30 hồ chứa có dung
tích nhỏ phục vụ cho thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

9


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy tỉnh Lai Châu có 6 nhóm đất
chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất
Feralit mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất
mùn vàng nhạt trên núi cao và núi đá, sơng suối.
- Nhóm đất phù sa: gồm 5 loại đất có diện tích 5.653 ha, chiếm 0,62% diện
tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên. Đây là
nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như: cây lương
thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đen: gồm 3 loại đất với tổng diện tích 3.095 ha, chiếm 0,34%
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường, Than
Un, Sìn Hồ, thích hợp cho phát triển các cây lương thực và cây cơng nghiệp.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng: gồm 11 loại đất với diện tích 498.947 ha,
chiếm 55,03% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trong tỉnh tại các vùng đồi
núi có độ cao dưới 900 m. Đặc điểm chủ yếu của nhóm đất này là có thành phần
cơ giới cát, cát pha; đất chua và có độ phì từ trung bình đến thấp. Tuỳ theo chất
lượng đất và độ dốc của từng loại đất có thể phát triển cây lương thực, cây cơng
nghiệp dài ngày và các loại cây trồng khác theo mơ hình nơng lâm kết hợp cũng
như phát triển rừng.
- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 283.431 ha, chiếm
31,25% diện tích tự nhiên, phân bố trên tất cả các vùng núi cao và núi vừa, độ cao
từ 900 m đến 1.800 m. Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến
trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh
rừng. Tuy nhiên, do phân bố ở địa hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trơi nên
việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có 35.941 ha, chiếm 3,96%
diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, thích hợp với cây lương thực,
cây cơng nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao: có 57.906 ha, chiếm 6,38% diện
tích tự nhiên (tập trung ở các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ). Đất có chất
lượng khá tốt nhưng phân bố ở độ cao trên 1.800 m, địa hình hiểm trở nên khó
khai thác sử dụng.
- Các loại đất khác như núi đá, sơng suối và mặt nước chun dùng… có
diện tích khoảng 21.905 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Nhìn chung phần lớn quỹ đất của Lai Châu (hơn 70%) chỉ thích hợp cho
phát triển lâm nghiệp, do đó cần đẩy mạnh công tác phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc để sớm đưa ngành lâm nghiệp trở thành một ngành có đóng góp lớn vào tăng
trưởng kinh tế của tỉnh, đồng thời đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn cho
Báo cáo thuyết minh tổng hợp


Trang

10


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

toàn khu vực.
Bảng 1.1: Phân loại thổ nhưỡng tỉnh Lai Châu
Nhóm, loại đất
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
I. Nhóm đất phù sa
1. Đất phù sa được bồi
2. Đất phù sa không được bồi
3. Đất phù sa Gley
4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
5. Đất phù sa ngịi suối
II. Nhóm đất đen
1. Đất nâu thẫm trên Mácma Bazơ và trung tính
2. Đất đen Cácbonát
3. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Cácbonát
III. Nhóm đất đỏ vàng
1. Đất nâu tím trên dăm cuội kết và đá sét màu tím
2. Đất nâu đỏ trên đá Mácma Bazơ và trung tính
3. Đất nâu vàng trên đá Mácma Bazơ và trung tính
4. Đất đỏ nâu trên đá vôi
5. Đất nâu vàng trên đá vôi

6. Đất đỏ vàng trên đá biến chất
7. Đất đỏ vàng trên đá sét
8. Đất đỏ vàng trên Mácma axit
9. Đất vàng nhạt trên đá cát
10. Đất nâu vàng trên phù sa cổ
11. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
IV. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
1. Đất mùn nâu đỏ trên Mácma Bazơ và trung tính
2. Đất mùn nâu vàng trên Mácma Bazơ và trung tính
3. Đất mùn đỏ nâu trên đá vôi
4. Đất mùn đỏ vàng trên đá biến chất
5. Đất mùn đỏ vàng trên đá sét
6. Đất mùn vàng đỏ trên Mácma axit
V. Nhóm đất mùn trên núi cao
VI. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Núi đá

Ký hiệu

Pb
P
Pg
Pf
Py
Ru
Rv
RDv
Fe
Fk

Fu
Fv
Fn
Fj
Fs
Fa
Fq
Fp
Fl
Hk
Hu
Hv
Hj
Hs
Ha
A
D

Diện tích
(ha)
906.878
5.653
293
152
568
2.873
1.767
3.095
1.200
917

979
498.947
26.300
22.176
10.265
16.494
10.270
162.674
180.320
70
69.516
230
3.010
283.431
5.270
1.565
9.292
102.272
38.262
126.770
57.906
35.941
13.319
8.586

Tỷ lệ
(%)
100,00
0,62
0,03

0,02
0,06
0,32
0,19
0,34
0,13
0,10
0,11
55,03
2,89
2,43
1,13
1,81
1,13
17,85
20,05
0,01
7,63
0,03
0,33
31,25
0,58
0,17
1,02
11,07
4,20
13,91
6,38
3,96
1,47

0,95

1.2.2. Tài nguyên nước
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

11


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

- Nước mặt: Do nằm trong lưu vực sông Đà cùng với khoảng 500 con suối
lớn, nhỏ nên Lai Châu có nguồn tài nguyên nước mặt rất lớn, không chỉ quý giá
đối với sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt mà cịn là tiềm năng để phát triển thuỷ
điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu lớn thứ 3 toàn quốc (sau thuỷ điện Sơn La
và Hồ Bình), thuỷ điện Huổi Quảng, Bản Chát và các cơng trình thuỷ điện nhỏ
cơng suất từ 1 - 30 MW.
Mặc dù nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú về mùa mưa với lượng
dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập trung
vào tháng 6, 7, 8), nhưng lại cạn kiệt vào mùa khô (nhất là khu vực thượng
nguồn các con sơng) với lượng dịng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng
dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng
thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt ở vùng núi cao). Về chất lượng
nước, hầu hết các sông suối trên địa bàn tỉnh chưa bị ô nhiễm, song ở một số đoạn
sơng suối chảy qua khu dân cư đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do nước
thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.
- Nước ngầm: Hiện nay tài nguyên nước ngầm ở Lai Châu chưa được khảo

sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa
bàn tỉnh có trữ lượng nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven
sông suối), tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục
vụ cho sinh hoạt thơng qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào.
Về chất lượng nước ngầm: qua kết quả phân tích và so sánh chất lượng
nước ngầm tại một số giếng khoan, giếng đào trên địa bàn tỉnh cho thấy chưa có
dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (như thường thấy ở các tỉnh đồng bằng), song
nếu việc quản lý, khai thác nước ngầm không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước và khó có thể khắc phục được. Sự phát triển các ngành cơng nghiệp
khai khống, đặc biệt là khai thác mỏ trên thượng nguồn ít nhiều sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng nước ngầm tại các khu vực hạ lưu; sự gia tăng dân số, việc phát
triển đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu dùng nước phục vụ sinh
hoạt, sản xuất tăng cao, mức độ khai thác nước ngầm ngày càng lớn; do đó việc
khảo sát, đánh giá trữ lượng và có phương án bảo vệ nguồn nước ngầm của tỉnh
là vấn đề cần được quan tâm trong giai đoạn tới.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Năm 2010, tồn tỉnh Lai Châu có 401.238,08 ha đất lâm nghiệp, trong đó:
diện tích đất rừng sản xuất là 51.727,05 ha, chiếm 12,89% diện tích đất lâm
nghiệp; đất rừng phịng hộ có 317.491,38 ha, chiếm 79,13% diện tích đất lâm
nghiệp; đất rừng đặc dụng là 32.019,65 ha, chiếm 7,98% diện tích đất lâm
nghiệp; độ che phủ rừng đạt 42,33%. Rừng ở Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới
với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ q có giá trị kinh
tế cao như lát, chị chỉ, nghiến, tấu, pơmu…, các loại đặc sản như thảo quả, cọ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

12



UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

khiết (cây cánh kiến), song mây, sa nhân… nhưng do tình trạng đốt phá rừng làm
nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi trong những năm qua đã làm suy kiệt thảm
rừng, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái
sinh và rừng trồng chưa khép tán, trong khi diện tích rừng trung bình, rừng giàu
và các vạt rừng ngun sinh chỉ cịn rất ít ở những vùng núi cao, xa quốc lộ có địa
hình hiểm trở. Động vật rừng trước đây rất phong phú và đa dạng với nhiều loại
quý hiếm như Tê giác, Voi, Bò tót, Vượn, Hổ, Cơng, Gấu… nhưng do việc săn
bắn trái phép và diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên quần thể động vật
hoang dã đã suy giảm, hiện chỉ cịn số lượng rất ít ở một số nơi (nhiều loại q
hiếm như Tê giác, Voi, Bị tót, Hổ gần như khơng cịn).
Rừng ở Lai Châu có vai trị hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn
nước, bảo vệ các cơng trình thủy điện lớn trên sơng Đà và phòng chống lũ lụt cho
khu vực hạ lưu. Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước nên
diện tích rừng của Lai Châu đã tăng đáng kể thông qua việc trồng mới và khoanh
nuôi, bảo vệ rừng. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn nên
việc quản lý rừng trong ngành lâm nghiệp còn nhiều hạn chế; việc quy hoạch
rừng và giao rừng cho các hộ dân bảo vệ cũng gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn
quản lý phức tạp, kinh phí hỗ trợ thấp… nên việc nâng cao chất lượng rừng đảm
bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và phát triển kinh tế rừng còn nhiều hạn chế.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra tổng hợp, Lai Châu có 169 điểm, mỏ với 16 loại
khống sản rắn thuộc 4 nhóm và các nguồn nước nóng - nước khống, cụ thể:
- Nhiên liệu khoáng: phát hiện có 2 điểm than đá ở Nà Ban, Nậm Than
(huyện Than Un) và Huổi Lá (huyện Sìn Hồ), nhưng quy mơ nhỏ, chất lượng
than thuộc loại trung bình (được khuyến cáo không nên đầu tư điều tra tiếp).
- Khoáng sản kim loại: gồm có sắt, đồng, chì - kẽm, vàng, molipden, đất

hiếm, trong đó có triển vọng hơn cả là đất hiếm, vàng và đồng.
+ Sắt: đã xác định thêm một số điểm quặng gồm sắt limonit lăn ở Then Tao
Nhang và điểm sắt gốc ở Si Thao Chai, song hàm lượng sắt thấp, quy mơ nhỏ. Ngồi
ra cịn có các điểm đã và đang khai thác như quặng sắt Huổi Lng, Khun Há.
+ Đồng: là khống sản có tiềm năng của tỉnh Lai Châu với 7 điểm quặng
đã được xác định, trong đó 3 điểm mới được đánh giá năm 2005 là Nậm Tia, Nậm
Ngã và Nậm Kinh (thuộc huyện Sìn Hồ) nằm trong quy hoạch khống sản đồng
cả nước. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 167.000 tấn Cu.
+ Chì - kẽm: đã xác định được 4 điểm quặng, phân bố chủ yếu tại huyện
Sìn Hồ và Phong Thổ, trong đó 1 điểm được đánh giá có triển vọng đó là điểm
chì - kẽm Si Phay với tài nguyên dự báo 51.000 tấn, 164 kg Au và 98 tấn Ag, còn
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

13


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

lại là các điểm quy mơ nhỏ.
+ Vàng: là khống sản rất có tiềm năng của tỉnh, nhưng mức độ đầu tư điều
tra còn ở mức thấp và sơ lược. Hiện tại đã xác định được 15 điểm quặng, trong đó
duy nhất 1 điểm vàng Thèn Sin được đầu tư đánh giá, song trữ lượng nhỏ, hàm
lượng thấp (hầu hết các điểm mỏ ít có tiềm năng khai thác quy mơ cơng nghiệp).
Trữ lượng và TNDB 4.070 kg.
Hiện nay điểm vàng Chinh Sáng đang được đầu tư điều tra thăm dò, điểm
vàng Nậm Kha Á, điểm Sang Sui, điểm Nậm Suổng đang lập hồ sơ thăm dò.

+ Molybden: trên địa bàn tỉnh đã xác định được 1 điểm quặng molybden
(trong đo vẽ địa chất ở tỉ lệ 1:50.000) với tài nguyên dự báo cấp P 2 đạt 15.000 tấn
Mo và 200 tấn Bi.
+ Đất hiếm: Lai Châu là tỉnh có tiềm năng đất hiếm duy nhất ở nước ta.
Đến nay đã xác định 4 mỏ, điểm (có 3 mỏ đã được thăm dị tính trữ lượng, riêng
mỏ Nam Nậm Xe và Đơng Pao đang được đầu tư thăm dò bổ sung) với tổng trữ
lượng và tài nguyên dự báo là trên 21 triệu tấn TR2O3, trong đó:
Mỏ đất hiếm Đơng Pao: Tồn mỏ đã phát hiện trên 60 thân quặng eluvi deluvi, có chiều dày 3 - 4 m, quặng phong hóa tại chỗ dày 2 - 7,77 m, càng xuống
sâu hàm lượng càng thấp.
Trữ lượng quặng: TR2O3: 694.800 tấn.
Mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe: phân bố trong vùng đá vôi, đá vôi bị hóa màu
xám tro, màu xám, đơi chỗ phớt hồng, đá phân lớp dày bị vỡ vụn thuộc hệ tầng Si
Phay (P1-2sp). Quặng đất hiếm phân bố trong đá vôi bị biến đổi tạo dải rộng 500 600 m, dài ~ 4 km theo phương TB - ĐN bao gồm hàng chục thân quặng cơng
nghiệp có chiều dày 0,5 - 5 - 6 m, chiều dài từ vài chục mét đến 200 - 500 m.
Trữ lượng ∑TR2O3 = 7 triệu tấn, CaF2 = 1 triệu tấn, BaSO4 = 1,6 triệu tấn.
Mỏ đất hiếm Nam Nậm Xe: phân bố trong đá phun trào mafic hệ tầng Viên
Nam (T1vn). Dọc đới khoáng hóa phát triển đai mạch thành phần kiềm. Đã phát
hiện được 4 thân quặng, ∑TR2O3 trung bình 10,6 %.
Khống vật quặng: barit, baritoxelextin, parzit, basnezit, ankerit, calcit, ít
pyrit, galenit, sphalerit, magnetit, flourit.
Trữ lượng TR2O3 199.100 tấn.
- Khoáng chất công nghiệp: được phát hiện và đánh giá cùng với đất hiếm
ỏ mỏ Bắc Nậm Xe và Đông Pao, bao gồm: Barit với trữ lượng và tài nguyên dự
báo quặng barit đạt 4,2 triệu tấn BaSO4; Fluorit 2,9 triệu tấn CaF2.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng
+ Đá xây dựng: Các đá magma xâm nhập chiếm diện tích khá lớn trên diện
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang


14


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

tích tồn tỉnh, trong đó đã xác định được 2 điểm đá granit xây dựng ở Đúp Ngữ
và Bình Lư, có thể chế biến, sản xuất thành đá ốp lát.
+ Đá vôi vật liệu xây dựng: phân bố rải rác trên địa bàn tồn tỉnh, quy mơ
các điểm mỏ khơng lớn, chủ yếu đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại chỗ.
+ Đá vôi xi măng: gặp khá phổ biến ở nhiều nơi thuộc các hệ tầng: Bản
Páp, Bắc Sơn, Đồng Giao; lượng đá vơi khá nhiều, có khi tạo thành các khối lớn
có chất lượng đạt u cầu đá vơi xi măng. Đã ghi nhận 03 điểm đá vôi ở Pa Tần
(huyện Sìn Hồ), gần khu vực Tam Đường và ngã ba Mường So (huyện Phong
Thổ) với chiều dày trên dưới 100 m, lộ thành dải kéo dài khoảng vài km hoặc tạo
thành khối núi, chất lượng khá tốt, hàm lượng CaO trên 50%, đạt chỉ tiêu đá vôi
xi măng, trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn.
+ Sét xi măng: đã xác định được 2 điểm sét xi măng ở San Thàng, Tà Lèng,
là sản phẩm phong hóa của đá phiến sét xen bột kết, cát kết hệ tầng Nậm Mu, có
tầng phong hóa dày ~ 20m trên diện rộng, thành phần hóa học (%): SiO 2 = 54;
Al2O3 = 12, tài nguyên dự báo lớn hơn 20 triệu tấn.
+ Cuội kết vôi: Đã khảo sát điểm cuội kết vơi ở Huổi Hồ, Phong Thổ có thể
làm đá ốp lát. Cuội kết xen trong cát kết, bột kết, sét kết thuộc hệ tầng Yên Châu
(K2yc), cuội kết vôi dạng lớp màu nâu, xám lục, hạt nhỏ. Cuội chủ yếu là
albittofia, đá vơi, đá cát kết có kích thước khơng đều, xi măng là đá vơi, chlorit,
epidot lớp cuội kéo dài 50 km, dày 2 m. Đá dễ cưa cắt, khai thác lộ thiên. Tính
chất cơ lý: dung trọng = 2,70 g/cm 3, cường độ kháng ép khi khô = 325.10 5 N/cm2,
độ rỗng = 1,6%; độ hút nước = 0,86.
+ Sét gạch ngói: Ở khu vực Tam Đường đã ghi nhận 1 điểm sét gạch ngói.

Ngồi ra cịn có các điểm phân bố trên địa bàn huyện Sìn Hồ và Than Uyên.
+ Đá phiến lợp: Lai Châu là tỉnh có tiềm năng về đá phiến lợp với 4 mỏ,
điểm đã xác định là Nậm Ban, Lai Châu, Nậm Hồ, Nậm Ghé, trong đó 3 mỏ đã
được thăm dò và đang khai thác. Trữ lượng và tài nguyên dự báo 14,2 triệu m3.
+ Cát, cuội sỏi xây dựng: phân bố dọc theo các bãi bồi 2 bên bờ và lịng
sơng suối. Hiện đã khảo sát và đăng ký 3 điểm cát, cuội sỏi xây dựng là Nậm Na,
Mường So và Bản Giàng. Các điểm này đều có diện phân bố khơng lớn, trong đó
điểm Bản Giàng là điểm có quy mơ lớn hơn cả, nhưng chiều dài chỉ đạt 600m,
rộng 200m, bề dày của lớp cát có nơi quan sát được 2m. Cát trắng thạch anh phân
bố ở thềm bậc I và bãi bồi dọc theo suối cùng tên.
- Nước khoáng - nóng: Lai Châu là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn nước
khống (gồm 2 loại khống cacbonat và sunphat), nước nóng. Trên địa bàn tỉnh
đã phát hiện 18 điểm nước nóng - nước khống, trong đó 7 nguồn nước khống
nóng có nhiệt độ > 50oC, cịn lại là các nguồn nước khống và nước khống ấm.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

15


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Tồn tỉnh hiện có 20 dân tộc anh em đang sinh sống (gồm dân tộc Thái
chiếm 35,19%, dân tộc Mông chiếm 21,18%, dân tộc Dao chiếm 11,85%, dân tộc
Kinh chiếm 12,69%, dân tộc Hà Nhì chiếm 5,12%, cịn lại 13,29 % là các dân tộc
khác, trong đó có một số dân tộc đặc biệt khó khăn như dân tộc Mảng, La Hủ,

Cống, Kháng, KhơMú, SiLa), có truyền thống đồn kết, cần cù, yêu lao động với
một nền văn hoá phong phú, đa dạng và được thể hiện qua các lễ hội dân gian
mang đậm nét truyền thống như: lễ hội Tủ Cải của người Dao; lễ hội “Xêm
mường”, “Hạn Khuống”, “Then Kin Pang”, “Hoa Ban” của đồng bào Thái; lễ hội
“Roóng poọc” của người Giáy; lễ hội “Bắt cá” của người Kháng...; các điệu múa
nổi tiếng như: làn điệu “xoè” của người Thái, người Mường, người Khơ Mú; các
làn điệu hát dân ca, hát dao duyên đằm thắm, chữ tình. Bên cạnh đó cịn có nghệ
thuật tạo hình được thể hiện rất độc đáo trên các bộ trang phục đa sắc màu, nhiều
kiểu dáng hoa văn như: trang phục của đồng bào Thái, Mông, Dao...; nghệ thuật
kiến trúc và các đường nét hoa văn trang trí trong các ngơi nhà truyền thống; các
sản phẩm thủ công như: chạm khắc, đan lát... Đây chính là tiềm năng để phát
triển loại hình du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, do phần lớn đồng bào dân tộc sống phân tán ở các khu vực
vùng cao, vùng sâu, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống cịn nhiều khó khăn, tình
trạng du canh du cư còn tồn tại là những cản trở không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.3. Thực trạng mơi trường
Với phần lớn diện tích là đồi núi, thảm thực vật, động vật rừng phong phú
và các khu bảo tồn thiên nhiên đã tạo cho Lai Châu có cảnh quan mơi trường đa
dạng với các tiểu vùng khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, thuận lợi để phát triển
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa. Mặc dù
các khu vực đô thị, công nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ơ nhiễm mơi
trường nước, khơng khí, đất đai chưa nghiêm trọng, song ở một số vị trí, một số
lĩnh vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến cảnh quan, môi trường:
- Hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh đang đứng trước nguy cơ bị suy
giảm, một số lồi động, thực vật q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Diện tích
rừng và độ che phủ rừng toàn tỉnh đã tăng trong những năm gần đây nhưng chất
lượng rừng bị suy giảm, các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt.
- Môi trường nước: nhìn chung nguồn nước của tỉnh có chất lượng tương
đối tốt, chưa có dấu hiệu ơ nhiễm, song ở một số khu vực do việc xử lý nước thải

từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh, công nghiệp, bệnh viện, các hoạt
động khai khoáng chưa tốt và việc quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải không hợp
lý… đã dẫn đến có dấu hiệu ơ nhiễm nguồn nước.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

16


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

- Môi trường đất: do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên trên địa bàn tỉnh
thường xuất hiện các hiện tượng đất đai bị xói mịn, rửa trơi, lũ lụt gây sạt lở đất
và lũ quyét. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất dốc với tập quán lạc hậu, không
hợp lý của người dân cũng như việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
khơng đúng kỹ thuật cũng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm và suy thối
mơi trường đất, đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn.
- Mơi trường khơng khí: do cơng nghiệp chưa phát triển, mức độ đơ thị hóa
cịn thấp nên chất lượng mơi trường khơng khí của tỉnh được đánh giá tương đối
tốt. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí chỉ xuất hiện cục bộ ở một số điểm của khu
vực thị xã, thị trấn huyện lỵ và một số khu sản xuất, kinh doanh… với các chất
gây ô nhiễm chủ yếu là CO, NOx, xăng, dầu và bụi.
- Do địa chất một số khu vực có đặc điểm kết cấu kiến tạo núi trẻ nên dễ
xuất hiện các hiện tượng tai biến địa chất, cần phòng tránh khi đầu tư xây dựng
cơng trình; ngồi ra các yếu tố mơi trường khác như tiếng ồn, phóng xạ cũng cần
được quan tâm.
Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình

khai thác các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn
ngừa, hạn chế, khắc phục các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của tỉnh là vô cùng cần thiết.
1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
1.4.1. Những thuận lợi, lợi thế
- Lai Châu có vị trí là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía
Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phịng Quảng Ninh (thơng qua cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu
Khoòng và các tuyến quốc lộ quan trọng như QL 4D, QL 279, QL 12, QL 32), sẽ
tạo thuận lợi cho tỉnh trong q trình phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và tiếp
thu khoa học và công nghệ.
- Các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, khoáng sản) đa dạng, phong
phú là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa dạng, bao gồm kinh tế nông
lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
- Có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, thuận
lợi cho sinh trưởng, phát triển và đa dạng hóa cây trồng, vật ni, phát triển rừng
tự nhiên cũng như các mơ hình nơng lâm kết hợp với các cây công nghiệp ngắn
ngày, dài ngày (như cao su, chè, thảo quả, cây ăn quả, rừng nguyên liệu...) cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là điều kiện để thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

17


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020


1.4.2. Những khó khăn, hạn chế
- Vị trí của tỉnh nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, là khu vực
chịu ảnh hưởng nhiều của các hoạt động kiến tạo, địa hình chia cắt mạnh, địa mạo
đa dạng và tương đối phức tạp, thường bị thiên tai, gây thiệt hại về kinh tế - xã
hội, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường thu hút đầu
tư kém hấp dẫn hơn nhiều các tỉnh khác trong nước.
- Tài nguyên đất tuy đa dạng về nhóm và loại nhưng phần lớn là đất dốc,
tầng đất mỏng, thảm thực vật ít nên q trình suy thối đất diễn ra ngày càng
nghiêm trọng, chất lượng đất suy giảm, hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng
cho các mục đích phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản ở Lai Châu tuy phong phú và đa dạng về chủng
loại nhưng hầu hết là điểm mỏ nhỏ và mới chỉ được đánh giá sơ bộ, chưa được
thăm dò đánh giá cụ thể về trữ lượng và chất lượng. Ngồi ra do địa hình hiểm
trở, giao thông chưa phát triển nên việc khai thác các điểm mỏ gặp nhiều khó
khăn, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất lớn nên các điểm
mỏ chưa được phát huy khai thác, hạn chế đến sự phát triển ngành cơng nghiệp
khai khống.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức độ tăng
trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội
tiếp tục được cải thiện.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt
13%/năm, gần đạt chỉ tiêu (14 - 15%) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI
đề ra (năm 2005 tăng 11,00%, năm 2006 tăng 12,31%, năm 2007 tăng 15,82%,
năm 2008 tăng 9,56%, năm 2009 tăng 12,56%, năm 2010 tăng 14,45%), trong đó
khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,0%/năm; khu vực dịch vụ

tăng 13,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,0%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2010 đạt 8 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

18


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế
Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009


Triệu
đồng

602.973

677.200

784.330

859.311

967.272

1.107.031

- Nông, lâm nghiệp và
thủy sản



290.537

309.000

322.840

331.869

343.567


361.122

- Công nghiệp - xây
dựng



133.276

164.000

225.263

267.986

328.550

401.524

- Dịch vụ



179.160

204.200

236.227

259.456


295.155

344.385

1.058.072

1.358.000

1.809.611

1.988.135

2.574.392

3.037.987

Chỉ tiêu
1. GDP (theo giá CĐ
1994)

2. GDP (theo giá hiện
hành)

Đơn vị
tính

Triệu
đồng


Năm
2010

- Nơng, lâm nghiệp và
thủy sản



479.048

584.000

696.630

723.987

890.940

975.350

- Công nghiệp - xây
dựng



268.948

374.000

572.136


665.202

882.536

1.073.625



310.076

400.000

540.845

598.946

800.916

989.012

Triệu
đồng

1,84

2,00

2,24


2,38

2,61

2,89

- Theo giá hiện hành



3,22

4,01

5,18

5,51

6,93

7,94

4. Tốc độ tăng GDP
(1994)

%

11,00

12,31


15,82

9.56

12,56

14,45

- Dịch vụ
3. GDP/người
- Theo giá cố định
(1994)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu

Diễn biến chỉ số phát triển GDP trên địa bàn theo thành phần kinh tế (theo
giá cố định 1994) từ năm 2005 - 2010 cho thấy: GDP của khu vực kinh tế quốc
doanh đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,87%; khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh đạt 13,74%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đạt 12,86%.
Nhìn chung trong những năm qua các ngành kinh tế của tỉnh đều có sự tăng
trưởng, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng, dịch vụ có sức tăng khá. Sức
cạnh tranh của nền kinh tế tuy cịn khó khăn nhưng đã có sự chuyển biến tích cực.
Tiềm năng, lợi thế của địa phương được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm
được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu các ngành kinh tế: cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm qua
có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu
kinh tế chung của cả nước, trong đó tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây
dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, được

thể hiện như sau:
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

19


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

Bảng 1.3: Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2010
Cơ cấu GDP (theo giá hiện hành)

Đơn vị
tính
%

Năm
2005
100,00

Năm
2006
100,00

Năm
2007
100,00


Năm
2008
100,00

Năm
2009
100,00

Năm
2010
100,00

1. Nơng, lâm nghiệp và thủy sản

%

45,27

43,00

38,50

36,41

34,61

32,11

2. Công nghiệp - xây dựng


%

25,42

27,54

30,70

33,46

34,28

35,34

3. Dịch vụ

%

29,31

29,46

30,80

30,13

31,11

32,55


Chỉ tiêu

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu

Ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng nhanh tỷ trọng, ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 25,42% (năm 2005) lên 35,34% (năm 2010); khu vực dịch vụ
tăng tương ứng từ 29,31% lên 32,55%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
giảm từ 45,27% giảm xuống cịn 32,11%; bình qn giai đoạn 2006 - 2010, công
nghiệp - xây dựng đạt 35,34%, tăng 7,8%; dịch vụ đạt 32,55%, tăng 3,09%; nông,
lâm nghiệp và thủy sản đạt 32,11%, giảm 10,89% (mục tiêu Nghị quyết Đại hội
lần thứ XI tương ứng là: 35% - 33% - 32%).
- Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa các
thành phần. Tỷ trọng cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế: khu vực kinh tế nhà
nước tăng đều trong các năm 2005, 2007, 2008 và có xu hướng giảm đi trong các
năm 2006, 2009, 2010 (năm 2010 chỉ đạt 35,49%, giảm 5,09% so với năm 2005);
khu vực kinh tế ngồi quốc doanh có xu hướng giảm đều trong các năm và chỉ
tăng trong năm 2006, 2009, 2010 (năm 2010 đạt 64,48%, tăng 5,19% so với năm
2005); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng nhưng quy mơ
vẫn cịn nhỏ bé (năm 2010 đạt 0,03%) - đây là một hạn chế của tỉnh, chưa tạo
được sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa và thay đổi đều ở cả ba khu vực, từng bước hình thành
nên cơ cấu Cơng nghiệp - Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên
mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra còn chậm, chưa có bước đột phá.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong thời gian qua tỉnh đã tích cực chỉ đạo, bằng nhiều biện pháp có hiệu
quả để đảm bảo an ninh lương thực, đầu tư tăng năng lực tưới tiêu chủ động,
phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Nông, lâm nghiệp và thủy sản phát

triển theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, nuôi trồng thủy sản bước đầu gắn
với công nghiệp và chế biến; kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng,
quy mô, phát huy ưu thế của từng vùng. Đến nay đã hình thành một số vùng sản
xuất nơng, lâm nghiệp tập trung, có triển vọng về hiệu quả kinh tế - xã hội.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

20


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

a. Trồng trọt: là ngành sản xuất then chốt, được phát triển theo hướng vừa
đa dạng hóa cây trồng, vật ni, vừa thâm canh tăng năng suất. Trên địa bàn tỉnh
đã xuất hiện nhiều mơ hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình hoạt động có
hiệu quả (đến năm 2010 tồn tỉnh có 223 trang trại, trong đó có 31 trang trại
trồng cây hàng năm, 11 trang trại trồng cây lâu năm, 53 trang trại chăn nuôi, 03
trang trại thủy sản, 52 trang trại lâm nghiệp, 73 trang trại sản xuất kinh doanh
tổng hợp); nhiều ngành nghề nông thôn được khôi phục, phát triển, góp phần tạo
thêm nhiều việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Năm 2010, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá hiện hành) đạt
912.486 triệu đồng, chiếm 74,49% tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp (trong đó
cây lương thực đạt 635.736 triệu đồng; cây rau đậu 44.064 triệu đồng; cây công
nghiệp hàng năm 41.328 triệu đồng; cây công nghiệp lâu năm 59.398 triệu đồng
và cây ăn quả đạt 19.241 triệu đồng...); đã chú trọng đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 166 nghìn tấn, lương
thực bình quân đầu người đạt 400 kg/năm, đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh

(đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XI).
- Cây hàng năm trên có sự phát triển cả về quy mơ diện tích gieo trồng và
sản lượng, trong đó: cây lúa có diện tích gieo trồng cả năm là 30.267 ha, sản
lượng đạt 116.772 tấn; cây ngô là 19.436 ha, sản lượng đạt 49.664 tấn; cây khoai
lang 429 ha, sản lượng đạt 2.142 tấn; cây sắn 5.377 ha, sản lượng đạt 46.738 tấn;
cây lạc 1.589 ha, sản lượng đạt 1.504 tấn; cây đậu tương 2.384 ha, sản lượng đạt
2.233 tấn.
- Các loại cây công nghiệp dài ngày (chủ yếu là cao su, chè và thảo quả),
cây ăn quả (cam, xoài, dứa, chuối, nhãn vải) cũng phát triển khá. Diện tích cây
cơng nghiệp dài ngày như cao su (6.248 ha, tăng 2.702 ha so với năm 2009), thảo
quả (4.166 ha); cây chè (3.052 ha). Ngồi ra diện tích trồng cây ăn quả cũng
được phát triển tăng đều qua các năm (năm 2010 đạt 1.405 ha tăng 701 ha so với
năm 2005 và 118 ha so với năm 2009).
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành phát triển một số vùng sản xuất
chuyên canh tập trung như vùng lúa ở các huyện Than Uyên, Tam Đường; vùng
trồng cao su ở các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ và Mường Tè; vùng chè ở huyện
Tam Đường, Than Uyên và thị xã Lai Châu.
b. Lâm nghiệp: năm 2010 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành
đạt 275.960 triệu đồng, trong đó: trồng và nuôi rừng 35.186 triệu đồng; khai thác
lâm sản và thu nhặt từ rừng 227.298 triệu đồng; dịch vụ và các hoạt động lâm
nghiệp khác 13.476 triệu đồng. Trong thời gian qua phát triển theo hướng lâm
nghiệp xã hội, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp đến các tổ chức, nhóm hộ gia
đình; lồng ghép các dự án đầu tư khốn, bảo vệ rừng hiện có, khoanh ni tái
sinh rừng tự nhiên gắn với trồng rừng mới. Nhờ việc thực hiện các chương trình
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

21



UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

661, 327, chương trình khoanh ni, bảo vệ rừng 21 xã biên giới, các chương
trình phát triển rừng (tổ chức khốn, khoanh ni, bảo vệ, tái sinh rừng và trồng
rừng mới) nên kinh tế rừng đã có chuyển biến khá rõ nét. Năm 2010 diện tích
rừng trồng mới tập trung tồn tỉnh đạt 4.726,80 ha, sản lượng gỗ khai thác 9.475
m3, độ che phủ rừng đạt 42,33% vào năm 2010 (mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần
thứ XI là 45%).
c. Chăn nuôi: trong những năm qua ngành chăn ni của tỉnh đã có những
bước phát triển khá, đàn gia súc và gia cầm phát phát triển ổn định. Trên địa bàn
tỉnh hiện nay đã hình thành một số mơ hình chăn ni trang trại, chăn ni cơng
nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ (năm 2010 tồn tỉnh có 53 trang trại). Năm 2010
tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành đạt 309.447 triệu đồng,
tăng 23,81% so với năm 2009 (trong đó các sản phẩm từ gia súc đạt 198.755
triệu đồng, gia cầm đạt 82.758 tỷ đồng và sản phẩm không qua giết thịt đạt
13.366 triệu đồng). Mặc dù đã có những bước phát triển, song nhìn chung chăn
ni của tỉnh cịn phân tán, qui mơ nhỏ, đầu ra chưa ổn định và luôn tiềm ẩn dịch
bệnh.
d. Thủy sản: giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoạt
động có xu hướng tăng dần theo. Năm 2010, giá trị sản xuất về khai thác đạt
4.548,9 triệu đồng, ni trồng đạt 36.507,68 triệu đồng. Nhìn chung ni trồng
thủy sản đang được chú trọng phát triển nhằm phát huy lợi thế về sông, hồ và đạt
được những bước chuyển biến tích cực. Diện tích mặt nước ni trồng thuỷ sản
phát triển nhanh (trong đó diện tích ni thả cá là 587,31 ha, tơm 0,85 ha, cịn lại
2,84 ha là nuôi trồng các loại thủy sản khác). Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03
trang trại ni trồng thủy sản đã phát huy hiệu quả, trong những năm tới cần mở
rộng mơ hình này nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế.

2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) phân theo thành phần
kinh tế năm 2010 đạt 163.486 triệu đồng, ln có mức tăng trưởng năm sau cao
hơn năm trước (năm 2005 đạt 32.317 triệu đồng, năm 2009 đạt 142.048 triệu
đồng). Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước 54.175 triệu đồng; ngoài nhà nước
108.916 triệu đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 395 triệu đồng.
Các ngành cơng nghiệp có nhịp độ tăng trưởng cao như khai khoáng
35.856 triệu đồng (tăng 17.416 triệu đồng so với năm 2005); công nghiệp chế
biến, chế tạo 106.409 triệu đồng (tăng 48.869 triệu đồng so với năm 2005); sản
xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí
5.219 triệu đồng (tăng 4.557 triệu đồng so với năm 2005); cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 15.990 triệu đồng (tăng 12.629 triệu
đồng so với năm 2005).
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

22


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

Về phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, hiện tại UBND tỉnh đã có
quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp thị xã Lai Châu, Tân
Uyên và Than Uyên. Đây là điều kiện thuận lợi để công nghiệp của tỉnh phát
triển. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, một số nghề truyền
thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan... cũng được khôi phục, phát triển, bước đầu
đem lại hiệu quả kinh tế.

2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
a. Thương mại nội địa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
phân theo thành phần kinh tế tăng từ 497.099 triệu đồng (năm 2005) lên
1.135.383 triệu đồng (năm 2009) và đạt 1.434.003 triệu đồng vào năm 2010, tăng
2,88 lần so với năm 2005. Trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nhà nước đạt
96.537 triệu đồng; ngoài nhà nước đạt 1.337.466 triệu đồng.
Các mặt hàng chính sách có trợ giá, trợ cước, như: Dầu hỏa, muối I ốt,
xăng dầu các loại, giống nông nghiệp, cây trồng các loại, vật tư nông nghiệp…
được tổ chức cung ứng, phục vụ tại 159 điểm bán trên địa bàn toàn tỉnh. Trong 4
năm (từ năm 2006 và ước đến năm 2009) ngành thương mại dịch vụ cung ứng
được 92.300 tấn xăng dầu, 8.293 tấn muối I ốt, 38.392 tấn vật tư nông nghiệp,
2.906 tấn giống nông nghiệp và thủy sản, 784 tấn giấy vở học sinh, tổ chức thu
mua 2.751 tấn nông sản… đã đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân
dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Về đầu tư cơ sở hạ tầng: mạng lưới kinh doanh trong những năm qua
khơng ngừng được mở rộng, trong đó:
+ Hệ thống chợ (từ trung tâm tỉnh đến các huyện và các trung tâm cụm xã)
từng bước được đầu tư theo quy hoạch; đã nâng cấp, cải tạo và xây mới được 7
chợ với tổng diện tích kinh doanh là 21.200 m 2, tiếp tục nâng cấp cải tạo, xây mới
4 chợ để đưa vào sử dụng, nâng tổng số chợ đi vào hoạt động lên 23 chợ (tăng 8
chợ so với năm 2005) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 trên 30 tỷ đồng,
tăng 3,48 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.
+ Hệ thống cửa hàng bán bn, bán lẻ phát triển nhanh chóng, hàng hóa
kinh doanh đa dạng, phong phú. Tính đến hết năm 2008 tồn tỉnh có 3.354 cơ sở
bán bn, bán lẻ (trong đó có 3.123 cơ sở bán lẻ), tăng 1.871 cơ sở so với năm
2005. Hiện nay, tại thị xã Lai Châu đang triển khai xây dựng Trung tâm thương
mại của tỉnh thu hút tổng vốn đầu tư đăng ký 38 tỷ đồng.
+ Hệ thống dịch vụ lưu trú, ăn uống phát triển mạnh tại trung tâm tỉnh lỵ và
các thị trấn, thị tứ ở các huyện thị, khi mới thành lập tỉnh (năm 2004) chỉ có 69 cơ

sở, đến nay đã có 746 cơ sở, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn, góp phần thúc
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

23


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020

đẩy kinh tế dịch vụ phát triển.
b. Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại
Thực hiện chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu theo Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, trong những năm qua tỉnh đã xây dựng và triển khai
các đề án quy hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng; đề án phát
triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2007 - 2015; xây dựng quy hoạch cửa khẩu U Ma
Tu Khoòng và các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt - Trung... nhằm phát
triển nhanh các hoạt động xuất, nhập khẩu.
Hoạt động sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu: phát triển từ chỗ chỉ có 30
doanh nghiệp tham gia (năm 2005), trong giai đoạn 2006 - 2009 đã có gần 100
đơn vị tham gia (hoạt động không thường xuyên qua cửa khẩu Ma Lù Thàng) với
các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: quặng qua sàng tuyển các loại, đá đen, chè
khô chế biến, thảo quả, bột giấy, hàng nông lâm sản… song giá trị hàng hóa xuất
khẩu địa phương thấp, chỉ đạt 3,9 triệu USD (năm 2010). Nguyên nhân là do hệ
thống giao thông, cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đang trong q trình đầu tư
hồn thiện nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do chịu
sự tác động của chính sách biên mậu của Trung Quốc, sự suy thoái kinh tế tồn
cầu...

Bên cạnh đó, các hoạt động nhập khẩu cũng diễn ra với một số mặt hàng
chủ yếu như hàng hóa tiêu dùng thơng thường (lương thực, thực phẩm và hàng
hóa tiêu dùng khác), tư liệu sản xuất (máy móc, dụng cụ và nguyên, nhiên vật liệu
phục vụ sản xuất) với tổng giá trị nhập khẩu chiếm dưới 10% tổng kim ngạch
xuất - nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ và du lịch tại khu đầu mối khu kinh tế cửa
khẩu Ma Lù Thàng có bước phát triển khá cao, doanh thu dịch vụ và du lịch tăng
từ 1,65 tỷ đồng năm 2005 lên 2,4 tỷ đồng năm 2008, thực hiện năm 2009 đạt 3 tỷ
đồng với tốc độ tăng bình quân 25,85%/năm. Lượng khách xuất nhập cảnh qua
cửa khẩu Ma Lù Thàng giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 29,40%/năm.
Thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu và dịch vụ tại khu kinh tế cửa khẩu
có mức tăng trưởng khá cao và ổn định, tăng từ 1.877 triệu đồng năm 2005 lên
4.335 triệu đồng năm 2008 và đạt 17.021 triệu đồng năm 2010, tăng 9,07 lần so
với năm 2005.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3.1. Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2010, tồn tỉnh có 382.430 nhân khẩu (nam giới
là 195.565 người, chiếm 51,14% và nữ giới là 186.865 người, chiếm 48,86%),
trong đó dân số thành thị là 53.368 người (chiếm 15,34%), nông thôn là 328.062
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

24


UBND tỉnh Lai Châu

QHSDĐ thời kỳ 2011- 2020


người, chiếm 84,66% dân số, mật độ dân số bình quân 42 người/km 2. Dân số của
tỉnh phân bố không đồng đều giữa các vùng, các huyện, thị xã, đa số tập trung tại
các khu vực đô thị (mật độ dân số cao nhất là tại thị xã Lai Châu 396 người/km 2,
thấp nhất là huyện Mường Tè 14 người/km2).
Trong những năm qua, cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được chú
trọng, thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ sinh từ 30,20% 0 (năm 2005) xuống còn
30,14%0 (năm 2010). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng từ 22,32% 0 (năm 2005) lên
24,74%0 (năm 2010).
Bảng 1.4: Tỷ lệ sinh, chết, tăng tự nhiên qua các năm
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

- Tỷ lệ sinh (%o)

30,20

31,44

30,87


30,63

30,38

30,14

- Tỷ lệ chết (%o)

7,88

6,57

6,36

5,67

5,79

5,40

- Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o)

22,32

24,87

24,51

24,96


24,59

24,74

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu

Với tốc độ thị hóa có xu hướng ngày càng cao cùng với việc phát triển và
hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.
2.3.2. Lao động và việc làm
Năm 2010, tỉnh Lai Châu có 224.523 người trong độ tuổi lao động (chiếm
58,71% dân số), trong đó số lao động đang làm việc trong nhà nước là 22.872
người, ngoài nhà nước là 201.590 người, khu vực đầu tư nước ngoài là 61 người.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo bình quân đạt 30%, vượt
mục tiêu đề ra (25%); giải quyết việc làm cho 4.900 người, vượt mục tiêu đề ra
(4.000 người). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 4,92%. Nhìn chung nguồn
lao động của tỉnh tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế
xã hội, tuy nhiên lực lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật còn thấp.
Trong tương lai, để đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ
thuật ngày càng phát triển cần có hướng và đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề cho
lao động.
2.3.3. Thu nhập và mức sống
Trong những năm qua, nhờ phát triển kinh tế nên đời sống của đại bộ phận
cư dân trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt,
điều kiện sống, văn hóa tinh thần... được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân
đầu người đạt 8 triệu đồng/năm, vượt mục tiêu đề ra (7 triệu đồng); số hộ khá,
giàu ngày càng nhiều; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 24% (mục tiêu là 30%). Tỷ
lệ số hộ được sử dụng điện thực hiện đạt 75% (gần đạt mục tiêu 80%); tỷ lệ dân
số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh ở đô thị đạt 80% (đạt mục tiêu), ở

nông thôn đạt 80%, vượt xa so với mục tiêu đề ra (mục tiêu là 30%); tỷ lệ hộ
Báo cáo thuyết minh tổng hợp

Trang

25


×