Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỨC XẠ TỰ NHIÊN VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LAI CHÂU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG VÀ HUYỆN PHONG THỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
*************

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
SỞ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TỈNH LAI
CHÂU
*******************

TĨM TẮT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP
TỈNH
MÃ SỐ: 03.07-ĐTLC-KT

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
BỨC XẠ TỰ NHIÊN VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
VỀ
MƠI TRƯỜNG PHĨNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ LAI
CHÂU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG VÀ HUYỆN PHONG THỔ

Tập thể tác giả: GS. TS Lê Khánh
Phồn

PGS. TS Lê Thanh

Mẽ

TS. Bùi Đức Thắng
TS. Nguyễn Quang

Miên


ThS. Nguyễn Văn

Dũng

ThS. Nguyễn Văn

Nam
Chủ biên:
Phồn

1

KS. Lê Lương Hưng
GS. TS Lê Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG
PHĨNG XẠ VÙNG NGHIÊN CỨU..............................................................................6
I.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên..........................................................................................6
I.2. Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................................9
I.3. Đặc điểm địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu....................................................14
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG ĐIỀU TRA MƠI TRƯỜNG PHĨNG
XẠVÙNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................34
II.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu mơi trường phóng xạ..............................................34
II.2. Lựa chọn hệ phương pháp nghiên cứu mơi trường phóng xạ.....................................39
II.3. Phương pháp khảo sát và đo đạc trường phóng xạ tại thực địa...................................40
II.4. Phương pháp lấy mẫu và khối lượng......................................................................43
II.5. Phương pháp phân tích mẫu..................................................................................44

II.6. Phương pháp xử lý tài liệu.....................................................................................46
CHƯƠNG III: ĐẶC TRƯNG TRƯỜNG BỨC XẠ TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 48
III.1. Mô tả đặc điểm trường bức xạ tự nhiên đối với toàn bộ vùng Tam Đường, Phong Thổ tỉ
lệ 1:50.000.................................................................................................................48
III.2. Mô tả đặc trưng trường bức xạ tự nhiên tại các khu vực khảo sát chi tiết....................60
III.3. Đặc điểm phông bức xạ tự nhiên...........................................................................71
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ơ NHIỄM PHĨNG XẠ VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA.............................................................................72
IV.1. Ngun tắc phân vùng mơi trường phóng xạ.........................................................72
IV.2. Phân vùng và đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ các vùng nghiên cứu....................74

2


IV.3. Hiện trạng phân bố dân cư và bệnh tật...................................................................82
IV.4. Kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.....83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................88

3


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Vùng Tam Đường, Phong Thổ có các mỏ đất hiếm Nậm Xe, Đơng Pao, Thèn
Sin. Hàm lượng quặng đất hiếm TR 2O3 từ 0,3 đến 12%, trữ lượng dự báo 10.500.000
tấn, trong đó trữ lượng cấp B+C 1 = 2.300.000tấn TR2O3. Trong quặng đất hiếm có
chứa các chất phóng xạ Th, U.
Trữ lượng lớn của các mỏ quặng có chứa các chất phóng xạ kể trên của các mỏ

quặng đất hiếm là nguồn cung cấp tài nguyên quý báu cho đất nước, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về nguyên vật liệu, nhiên liệu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Bản thân các mỏ quặng chứa chất phóng xạ đã gây ra sự ơ nhiễm phóng xạ đối
với mơi trường chúng tồn tại. Khi các mỏ quặng được tìm kiếm thăm dị khai thác, đất
phủ bị bóc tách, quặng được đào bới, tuyển làm giàu, hàm lượng các chất phóng xạ
tăng cao, dễ dàng xâm nhập vào môi trường xung quanh làm tăng mức độ ơ nhiễm gây
ảnh hưởng bức xạ phóng xạ đối với mơi trường và sức khỏe con người.
Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng bức xạ tự nhiên
và xây dựng cơ sở dữ liệu về mơi trường phóng xạ trên địa bàn thị xã Lai Châu, huyện
Tam Đường và huyện Phong Thổ” có tính cấp thiết.
Cơ sở pháp lý
1. Quyết định số 563/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 21/05/2007 phê duyệt
danh mục các đề tài, dự án thực hiện từ năm 2007 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2. Quyết định số 172/QĐ-SKHCN tỉnh Lai Châu ngày 20/07/2007 về phê duyệt
kinh phí thực hiện các đề tài thực hiện từ năm 2007.
3. Đề cương thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
“Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng bức xạ tự nhiên và xây dựng cơ sở dữ liệu
về mơi trường phóng xạ trên địa bàn thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện
Phong Thổ” mã số 03.07-ĐTLC-KT do NGƯT. GSTS Lê Khánh Phồn làm chủ nhiệm.
4. Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 176/2007/HĐ03.07-ĐTLC-KT ký ngày 30/07/2007 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu
(bên A) và Trường Đại học Mỏ-Địa chất (bên B) giao cho bên B thực hiện đề tài
“Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng bức xạ tự nhiên và xây dựng cơ sở dữ liệu
về mơi trường phóng xạ trên địa bàn thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường và huyện
Phong Thổ”.
Mục tiêu
Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng bức xạ tự nhiên và xây dựng cơ sở dữ
liệu về mơi trường phóng xạ của các vùng thị xã Lai Châu, huyện Tam Đường và
huyện Phong Thổ.
Nhiệm vụ


4


- Phục vụ quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế của các khu dân cư kinh tế trọng
điểm: Thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, Phong Thổ, Mường So, cửa khẩu Ma Lù
Thàng, khu tái định cư xã Khổng Lào.
- Điều tra đánh giá các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm) xác định mức độ ơ
nhiễm phóng xạ các nguồn nước, phục vụ công tác quy hoạch khai thác sử dụng các
nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Nghiên cứu yếu tố địa hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu (hướng núi, hướng gió)
quy luật biến thiên nồng độ khí phóng xạ theo thời gian, thời tiết (thay đổi theo mùa:
mùa mưa, mùa khô, theo ngày đêm: ngày nắng, ngày mưa) phục vụ quy hoạch và thiết
kế các cơng trình dân cư, cơng sở, xưởng sản xuất nhằm giảm thiểu tác hại của ơ
nhiễm phóng xạ, đặc biệt là ơ nhiễm khí phóng xạ.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên, nhất là khai thác các mỏ
quặng, các loại vật liệu có chứa chất phóng xạ đối với mơi trường. Đánh giá hiện trạng
mơi trường phóng xạ mỏ đất hiếm và đưa ra dự báo mức độ ô nhiễm môi trường khi
mỏ được khai thác.
Những kết quả chính đã đạt được
1. Đã thực hiện 100% khối lượng cơng tác và hồn thành đầy đủ các nhiệm vụ
của đề tài.
- Khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường phóng
xạ trên tồn bộ địa bàn của hai huyện Tam Đường – Phong Thổ và 6 khu vực dân cư
kinh tế trọng điểm: thị xã Lai Châu, thị trấn Tam Đường, Phong Thổ, Mường So, khu
tái định cư xã Khổng Lào và cửa khẩu Ma Lù Thàng phục vụ quy hoạch dân cư phát
triển bền vững nền kinh tế.
- Đã điều tra đánh giá xác định mức độ ô nhiễm phóng xạ các nguồn nước
(nước mặt, nước ngầm), khoanh vùng nước bị ơ nhiễm phóng xạ phục vụ phịng ngừa
khi khai thác sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Nghiên cứu các yếu tố địa hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu,… phát hiện gió

Đơng Nam thổi khí radon từ mỏ đất hiếm Đơng Pao theo dải thấp địa hình lan truyền
tới thung lũng trục đường chính của thị xã Lai Châu. Phát hiện này chẳng những phục
vụ quy hoạch thiết kế các cơng trình dân cư, công sở tại thời điểm hiện tại mà còn là
một trong những cơ sở khoa học đề xuất giải pháp phòng ngừa khi thăm dò khai thác
mỏ đất hiếm Đông Pao.
- Các phát hiện về sự ô nhiễm phóng xạ do dân khai thác đất sét có hoạt độ
phóng xạ cao làm gạch và về gió Đơng Nam thổi khí radon từ mỏ Đơng Pao theo
thung lũng địa hình lan truyền tới thị xã Lai Châu cảnh báo về nguy cơ ơ nhiễm phóng
xạ do khai thác sử dụng quặng và các vật liệu chứa chất phóng xạ đối với môi trường.
2. Đã khởi thảo và thực hiện hệ phương pháp điều tra môi trường với các
phương pháp thiết bị hiện đại, tin cậy, quy trình kỹ thuật hợp lý đảm bảo hiệu quả ứng
dụng và độ tin cậy của cơ sở dữ liệu thu được đối với vùng nghiên cứu.
3. Đã có các đóng góp mới có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ tổng liều tương đương bức xạ
phục vụ phân vùng và đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ.

5


- Đề xuất và triển khai thực hiện phương pháp khảo sát tách các yếu tố tác động
nhân tạo ra khỏi bức tranh trường bức xạ tự nhiên. Nhờ vậy đề tài đã đánh giá chính
xác mức độ và nguyên nhân ơ nhiễm phóng xạ tại các khu vực khảo sát.
- Các sự phát hiện về ơ nhiễm phóng xạ do dân khai thác đất sét có hoạt độ
phóng xạ cao làm gạch xây nhà và về tác động của gió Đơng Nam thổi khí radon từ
mỏ Đơng Pao theo thung lũng địa hình tới khu vực thị xã Lai Châu cảnh báo nguy cơ
gây ơ nhiễm phóng xạ do khai thác sử dụng tài nguyên của vùng nghiên cứu.
Sản phẩm giao nộp:
+ Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả I, II
TT


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên sản phẩm
Thu thập tài liệu về địa
chất, thu thập tài liệu về địa
vật lý, tài nguyên khoáng
sản trong khu vực nghiên
cứu
Định vị vệ tinh GPS
Đo gamma môi trường
Đo phổ gamma
Đo eman
Quan trắc môi trường
Thu thập mẫu rãnh điểm và
xác định hàm lượng
nguyên tố phóng xạ
Thu thập, gia cơng phân
tích kiểm tra ngoại bộ
Thu thập mẫu nước, phân
tích hoạt độ phóng xạ α+

Phân tích urani, thori, phân
tích nước sinh hoạt, rađi
trong nước
Phân tích mẫu thực vật

Đơn vị

Số lượng

Tài liệu
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Trạm

5000
5000
1000
600
4

Mẫu

100

Mẫu

10


Mẫu

30

Mẫu

30

Mẫu

30

Chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật

Ghi chú

Các dạng tài
liệu đã công
bố hoặc lưu
trữ

Tổng hợp tài
liệu vùng
nghiên cứu tỉnh
Lai Châu

Các sổ đo
thực địa khảo
sát phóng xạ


Bảng kết quả
phân tích
mẫu, đảm
bảo tiêu
chuẩn

+ Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ dạng kết quả III, IV
TT
1
2

Tên tài liệu
Sơ đồ, bản đồ
Bảng số liệu, cơ sở dữ liệu

Số lượng
48
1500

3

Báo cáo phân tích
Báo cáo tổng kết

2
1

4


Tài liệu dự báo

1

5

Kết quả tham gia đào tạo sau đại học

1

6

Ghi chú
Mảnh bản đồ
Trang (kèm theo đĩa CD)
Báo cáo tổng thuật tài liệu của
đề tài (địa chất khoáng sản,
trường bức xạ tự nhiên, phân
vùng ơ nhiễm phóng xạ)
Khuyến cáo các giải pháp
phịng ngừa ơ nhiễm phóng xạ
vùng nghiên cứu
Góp phần đào tạo 01 tiến sĩ


chun ngành
phóng xạ

mơi


trường

Bố cục của báo cáo gồm
Mở đầu
Chương I: Các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến mơi trường phóng xạ
vùng nghiên cứu
Chương II: Phương pháp và khối lượng điều tra mơi trường phóng xạ vùng
nghiên cứu
Chương III: Đặc trưng trường bức xạ tự nhiên vùng nghiên cứu
Chương IV: Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ và đề xuất giải
pháp phịng ngừa.
Kết luận và đề nghị
Trong quá trình phê duyệt đề cương, triển khai công tác thực địa và làm báo cáo
tổng kết đề tài khoa học, tập thể tác giả nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự giúp đỡ tận
tình và tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh Lai Châu, của lãnh đạo và cán bộ Sở
Khoa học và Công nghệ Lai Châu, của Trường Đại học Mỏ-Địa chất. Đề tài nhận
được sự cộng tác giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Viện
Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Liên đoàn Địa chất Biển, Liên đồn Vật lý Địa chất,
sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và nhân dân địa phương.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu đó.

7


CHƯƠNG I
CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MƠI TRƯỜNG
PHĨNG XẠ VÙNG NGHIÊN CỨU
I.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
I.1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu thuộc huyện Phong Thổ, Tam Đường, thị xã Lai Châu. Phía

Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Sìn Hồ, Phía
Đơng giáp với huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
I.1.2. Địa hình
Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng Fan
Si Pan và đới sụt lún Sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa phần có
độ dốc lớn trên 50o đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt nam. Vùng núi khu vực
nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt lở xảy ra
nhiều lần. Nhìn chung ở các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ 200-1000m.
Địa hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun, Nậm Xe, Tam
Đường, Pu Sam Cap… và thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ tầng Sinh Quyền…
Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần trùng với
phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía
Đơng Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mịn và phân cắt bởi hệ thống sơng suối
có phương Đơng Bắc – Tây Nam và có thể chia ra các mức địa hình như sau:
Địa hình núi cao trên 1500m: Phân bố ở phía Đơng Bắc (sườn Tây Fan Si Pan) có
nhiều vách đá hiểm trở.
Địa hình núi cao 1000 – 1500m: Thường chạy dọc theo rìa các dãy núi có địa
hình cao trên 1500m.
Địa hình núi cao trên 500-1000m: phân bố dọc các thung lũng sông Nậm Na,
Nậm Lúc…
Địa hình núi cao dưới 500m: chiếm khoảng hơn 10% diện tích, sườn thoải, đất
phủ dày.
Địa hình cao ngun và Karst: Phân bố ở nhiều vị trí trong phạm vi vùng nghiên
cứu, tập trung chủ yếu ở các cao ngun đá vơi Lang Nhị Thang, Tà Phìn, Sìn Hồ và
phía Tây Nam Phong Thổ.
Xen giữa các kiểu địa hình chính nói trên là các thung lũng có địa hình tương đối
bằng phẳng như Mường So, Tam Đường, Bình Lư… Đây là những khu vực tập trung
dân cư trong vùng nghiên cứu.

8



I.1.3 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu đặc trưng của vùng núi cao, tuy nhiên vẫn mang
tính chung của khí hậu gió mùa chí tuyến.
+Chế độ bức xạ: Khí hậu Lai Châu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa
đơng tương đối lạnh và khơ, mùa hè nóng và ấm. Số giờ nắng trung bình cao nhất tại
Tam Đường (167 giờ) tháng nắng nhất là tháng 4, số giờ nắng nhất trong tháng này tại
Sìn Hồ lên tới 256 giờ (số liệu thống kê năm 2003).
+Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2003 từ 13-17 0C và có
xu hướng tăng dần .Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm thường là các tháng 6 , 7
và 8 (26,90C) và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng (10,30C).
Đặc biệt, vào những ngày mùa đơng nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp tạo băng
và tuyết tại các vùng núi cao.
+Chế độ mưa: Luợng mưa ở Lai Châu nhỏ hơn so với lượng mưa của các vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa lớn nhất lên tới
653 mm vào tháng 6 tại huyện Sìn Hồ (năm 2003), các tháng mùa khơ có lượng mưa
rất nhỏ đặc biệt vào tháng 12 tại huyện Tam Đường năm 2003 chỉ đạt 3mm.
+Độ ẩm : Độ ẩm trung bình các tháng trong năm nằm trong khoảng 74 đến 89%
và trung bình cả năm khoảng 83%, độ ẩm thấp nhất là 56%.
+Chế độ mây: Mây trung bình trong năm khoảng 6,5 -7,0/10 bầu trời. Thời kỳ
nhiều mây nhất là tháng 6 đến tháng 8, với mây trung bình 5- 6/10 bầu trời .
+Chế độ gió: Lai châu chịu ảnh hưởng của gió Tây Bắc, nhìn chung gió Tây
Bắc có tần suất nhỏ. Các thời kỳ lặng gió đạt tần suất 50-60%. Thời kỳ ít gió nhất từ
tháng 6 đến tháng 10, với tần suất trung bình 50-65%. Vận tốc gió trung bình đạt 29
m/h.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác:
+Dông: Đây là hiện tượng tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Trung
bình khoảng 50-60 ngày/năm. Dông thường tập trung nhiều từ tháng 3 đến tháng 9,
nhiều nhất vào các tháng đầu mùa mưa, mùa đông hầu như khơng có dơng.

+ Sương muối: Sương muối tuy xuất hiện thưa thớt nhưng ảnh hưởng của nó rất
lớn đến sản xuất và đời sống, gây nhiều tác hại với cây trồng, nhất là các loại cây nhiệt
đới ưa nóng và gây khó khăn cho sản xuất vụ đơng xuân. Ở các nơi có nhiệt độ cao
1500m tần suất hiện tượng sương muối rất cao, 9 - 10 ngày/năm, ở những nơi có độ
cao thấp hơn, tần suất xuất hiện sương muối khoảng 1,1 ngày/năm. Sương muối xuất
hiện ở hầu hết các khu vực trong tỉnh Lai Châu.
+ Sương mù: Sương mù xuất hiện thường xuyên hàng năm. Nơi thường có
nhiều sương mù là những nơi có độ cao lớn như Sìn Hồ, ở những nơi độ cao thấp
sương mù ít hơn hẳn. Tại Tam Đường sương mù bình quân chỉ 13 ngày/năm. Sương
mù thường xảy ra trong các tháng thu - đông (tháng 10 đến tháng 3).

9


+ Mưa đá: Hiện tượng mưa đá thường xảy ra tại một số nơi ở Lai Châu. Mưa
đá thường xảy ra ở cuối mùa đông (thời kỳ chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè).
Tỉnh Lai Châu là một trong những tỉnh có nhiều ngày mưa đá so với các tỉnh Bắc Bộ.
Tần suất xuất hiện mưa đá trung bình một năm tại Lai Châu khoảng 1,6 ngày/năm.
1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn và mạng lưới sơng suối
Tỉnh Lai Châu có hệ thống sông suối tương đối dày đặc, với 5,5-6 km sơng
suối/km2 nhưng ít có những con sơng lớn, chủ yếu là những con suối nhỏ có độ dốc
lớn. Về mùa khô thường thiếu nước. Chế độ thuỷ văn của khu vực chịu ảnh hưởng của
các con sơng chính như: Sông Nậm Na, sông Nậm So và sông Nậm Mu. Sơng Nậm So
có tổng diện tích là 150km2, là phụ lưu cấp 2 của sơng Đà có diện tích lưu vực là 3400
km2, chiếm tới 13% tổng diện tích tồn khu vực. Sơng dài 165km, độ dốc trung bình
đạt 37,2%. Mùa lũ trong khu vực ngắn từ tháng 6 đến tháng 9 với lượng nước chiếm
khoảng 70% tổng lượng nước trong năm. Mùa cạn kéo dài 8 tháng, tháng 3 là thời kỳ
nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước trong tháng 3 chỉ chiếm 1 đến 2 tổng
lượng nước trong năm.
I.1.5. Thảm thực vật

Hiện nay rừng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 19% diện tích vùng nghiên cứu,phát triển
chủ yếu trên địa hình các vùng núi cao trên 1500m ở phía Tây Phan Si Pan, vùng núi
đá vơi, đá phun trào ở phía Đơng Nam Sìn Hồ, các thượng lưu sông Nậm Tần, Nậm
Ten, Nậm Ban…Thảm thực vật phong phú và đa dạng từ các loại cây nhóm gỗ quý
(lát, dổi, sa mu…) đến các loại cây thân đốt, leo….Hiện nay, do phát nương, làm rẫy
nên diện tích rừng bị thu hẹp dần và các loại gỗ quí hiếm cũng đang biến mất, các lồi
động vật q, hiếm có số lượng giảm hoặc chúng đã di chuyển sang vùng khác.
I.1.6. Ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên đến mơi trường xạ
a. Ảnh hưởng của địa hình, địa mạo tới mơi trường phóng xạ
Vùng nghiên cứu có diện tich tương đối rộng, địa hình nhiều núi cao hiểm trở,
phân cắt mạnh, độ dốc lớn, nhiều nơi trên 50 0. Độ cao của địa hình thay đổi từ 300m 2500m sườn núi dốc, q trình phong hố, bào mịn xảy ra mạnh mẽ. Cùng với thảm
thực vật ngày càng thưa thớt, mức độ che phủ kém đã gây sạt lở, bào mòn, kéo theo sự
phát tán các sản phẩm chứa phóng xạ gây ơ nhiễm mơi trường.
b. Ảnh hưởng của đặc điểm thuỷ văn, mạng lưới sông suối tới môi trường
Vùng nghiên cứu có mạng lưới sơng suối khá phong phú, chảy theo nhiều hướng
khác nhau với đặc điểm lòng hẹp dốc và có nhiều ghềnh thác, tốc độ dịng chảy mạnh
dễ gây lũ quét và sạt lở đất đá. Như các sông Nậm Na, Nậm Mủ, Nậm So…các suối
ngắn, dốc như Nậm Tần, Nậm Ban, Than Theo Ho…Đặc biệt các sơng suối chảy qua
các mỏ đất hiếm, ngồi tác dụng hồ tan chúng cịn phá huỷ, xói mịn, rửa trơi phát tán
các ngun tố phóng xạ gây ơ nhiễm mơi trường.
c. ảnh hưởng của khí hậu tới mơi trường phóng xạ

10


Khí hậu vùng nghiên cứu là đặc trưng của vùng núi cao nhưng mang tính chất gió
mùa chí tuyến có cả mùa mưa và mùa khô kéo dài, nhiệt độ thăng giáng lớn từ 1-2 o C
đến trên 30oC nên các q trình phong hố, bóc mịn xảy ra mạnh mẽ. Mùa mưa dòng
chảy dốc gây ra các hiện tượng sạt lở, lũ quét thậm chí cả lụt lội rất thuận lợi cho các
q trình hồ tan, phát tán các chất phóng xạ đi xa gây ơ nhiễm mơi trường.

Mùa khơ gió mùa kèm theo cả dơng và lốc sinh ra nồng độ bụi cao nhất là những
nơi sạt lở gần các vỉa quặng có chứa các nguyên tố phóng xạ hay các khu vực khai
thác tài nguyên khoáng sản. Vì vậy khả năng ơ nhiễm bụi trong đó có chứa bụi phóng
xạ qua đường hơ hấp tăng lên nhiều.
I.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
I.2.1 Dân cư
Vùng nghiên cứu thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, dân cư thưa thớt, mật độ
dân cư phân bố không đồng đều, tập trung thành những bản nhỏ dọc các con suối, khe
hẻm, thung lũng giữa núi. Các điểm dân cư tập trung đông đúc là thị xã Lai Châu, thị
trấn Phong Thổ, Tam Đường.
Dân cư vùng nghiên cứu gồm nhiều dân tộc chung sống như Lừ, H ’mông, Cùi
Chu, Dao, Dáy, Hà Nhì, Lơ lơ, Mảng, Thái, Thổ, Nhắng, Kinh…mật độ dân số
69người/km2.
Trong những năm gần đây, hầu hết các xã trong huyện đều có trường cấp một,
phần lớn thanh niên trong vùng đã biết đọc, biết viết và nói tiếng phổ thông. Ở thị xã
Lai Châu, Thị trấn Tam Đường đã có trường cấp 2, cấp 3. Trạm y tế đã được xây dựng
để khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng nhưng số lượng cịn ít. Ở thị xã Lai
Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam đường đã có điện lưới quốc gia, một số nơi có máy
phát điện hoặc thuỷ điện nhỏ phục vụ sinh hoạt. Nhờ có điện đời sống văn hoá ngày
càng được nâng cao. Tuy nhiên ở các bản làng xa xơi hẻo lánh người dân cịn gặp
nhiều khó khăn. Đồng bào dân tộc ít người cịn nhiều người mù chữ, tệ nạn mê tín dị
đoan cịn phổ biến. Nhìn chung trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của người lao
động thấp hơn so với các địa phương khác trong cả nước.
I.2.2 Giao thông
Vùng nghiên cứu được nối với các vùng khác của miền Bắc bởi các tuyến đường
chính sau:
Hệ thống đường ơtơ:
Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai – SaPa – Tam Đường (500km)
Hà Nội – Tuần Giáo – Lai Châu – Tam Đường (600km)
Hệ thống đường sắt: Hà Nội – Yên Bái - Lào Cai

Hệ thống đường thuỷ: Sơng Hồng đóng vai trị là tuyến giao thơng nối liền khu
vực miền núi Tây Bắc với miền xuôi.

11


Ngồi các tuyến chính cịn các tuyến đường Phong Thổ - Dao San, Phong Thổ Thèn Sin - Tam Đường, Phong Thổ - Mường So, dọc sơng Nậm Na, Sìn Hồ nhưng
việc đi lại trong vùng nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn, đường mịn chật hẹp, khá
đốc, di chuyển chủ yếu bằng ngựa hoặc đi bộ. Về mùa mưa, đường trơn lầy lội rất khó
khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên từ các mỏ (Nậm Xe, Đông Pao) tới thị trấn, thị xã
trong vùng việc đi lại dễ dàng hơn do được nối liền bởi đường đất ơtơ có thể đi lại
được.
Đường thuỷ cịn có con sơng Nậm Na chảy dọc phía Tây, sơng Nậm Ma chạy dọc
phía Đơng vùng nghiên cứu.
Cịn nhiều xã cịn chưa có đường ơtơ xuống trung tâm xã. Sự xuống cấp của hệ
thống giao thông vận tải cùng với sự lạc hậu của mạng lưới thơng tin bưu điện, bưu
chính viễn thơng, hệ thống cấp điện, cấp nước… đang là những trở ngại lớn cho sự
phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay một số tuyến đường giao
thông quan trọng đã được nâng cấp như Chiềng Chăn - Sìn Hồ; Lai Châu - Mường Tè
- Bom Lót - Suối Lư…
I.2.3 Tình hình kinh tế xã hội
a. Tổ chức hành chính
Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9059,43 km 2, dân số đến 31/12/2003 là
301.855 người với mật độ dân số là 33,32 người/km2.

Dân số phân theo huyện thị tính đến ngày 31/12/2003
Huyện, thị,
thành phố

Số xã


Số phường,
thị trấn

Diện tích
(Km2)

Dân số
trung bình
(người)
301855
55986
48087
42496
67687
87600

Mật độ dân
số(người/
km2)
33,32
67,58
58,70
11,55
33,29
51,53

Tổng số
86
5

9059,43
Huyện Tam Đường
15
1
828,45
Huyện Phong Thổ
15
0
819,13
Huyện Mường Tè
15
1
3678,83
Huyện Sìn Hồ
24
1
2033,07
Huyện Than Uyên
17
2
1699,95
b. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
* Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua
Nông - Lâm nghiệp
- Sản xuất lương thực: Trong 2 năm vừa qua, tuy diện tích trồng cây lương thực
tăng không nhiều nhưng sản lượng lại tăng đáng kể (11618 tấn so với năm 2002)
chứng tỏ ngành nơng nghiệp của tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ.

Sản lượng và diện tích cây lương thực có hạt phân theo huyện,
thị, thành phố

Năm

Sản lượng (tấn)
2002
2003

12

Diện tích (ha)
2002
2003


Tổng số
77600
89218
36673
36715
Huyện Tam Đường
16392
18811
6104
6733
Huyện Phong Thổ
10816
12156
5168
5440
Huyện Mường Tè
9330

10143
5129
5351
Huyện Sìn Hồ
13721
15430
10334
8743
Huyện Than Uyên
27341
32678
9938
10448
- Cây công nghiệp và cây ăn quả: Ngành nơng nghiệp của tỉnh bước đầu đã
hình thành những vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp và cây

ăn quả. Trong 2 năm gần đây, mía là cây cho sản lượng cao
nhất, chiếm 86,5 %tổng sản lượng cây công nghiệp hàng năm
2002 và gần 84% năm 2003.
Năm
Tổng số
Trong đó: Bơng
Mía
Lạc
Đậu tương
Vừng

Sản lượng (tấn)
2002
2003

13724
14676
298
268
11872
12325
639
943
894
1119
21
21

Diện tích (ha)
2002
2003
2362
3301
694
632
218
262
928
1047
1389
1514
63
56

Diện tích trồng cây ăn quả

Năm

Sản lượng (tấn)
Diện tích (ha)
2002
2003
2002
2003
Tổng số
1953
2099
2362
3301
Trong đó: Cam, qt
103
113
60
54
Dứa
188
200
42
35
Nhãn, Vải
128
250
66
118
Xồi
58

60
38
26
Chuối
760
780
73
271
Bịng, bưởi
716
696
23
5
- Thuỷ lợi: Hiện nay tỉnh có 970 cơng trình thuỷ lợi trong đó có 270 cơng trình
kiên cố, 700 cơng trình tạm, 350 km kênh gia cố, 750 km kênh đất tưới tiêu vụ chiêm
4.400 ha và vụ mùa 14.000 ha góp phần đáng kể vào nâng cao sản lượng nơng nghiệp
trong tỉnh.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong những năm qua tiếp tục phát
triển với tốc độ chậm, đặc biệt sang năm 2003 số lượng ngựa và dê giảm nhiều so với
nhiều năm trước.
Số lượng gia súc - gia cầm

ĐVT: con
13


Tổng số

2000


Trong đó: Trâu
Bị
Lợn
Ngựa

Gia cầm

62653
6400
108807
9962
16049
474668

2001
66194
6889
120927
10074
16620
520451

2002
70298
9451
129827
9734
17038
554710


Ước
2003
73235
9865
136126
9479
16089
575588

Chỉ số phát triển (năm trước = 100%)
Trong đó: Trâu
Bị

105,99
108,27

105,65
107,64

106,20
137,19

104,18
104,38

Lợn
112,54
111,14
107,36
104,88

Ngựa
101,14
101,12
96,62
97,38

103,70
103,56
102,52
94,43
Gia cầm
101,68
109,65
106,58
103,76
-Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất có rừng chiếm khoảng 38,5% diện tích đất lâm
nghiệp trong toàn tỉnh. Những năm ngần đây, được sự quan tâm của tỉnh và chính sách
giao đất khốn rừng của Nhà nước trên diện tích rừng trồng tăng đáng kể.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lai Châu
Loại đất, loại rừng
I. Đất có rừng:
A. Rừng tự nhiên:
1. Rừng gỗ
2. Rừng tre nứa
3. Rừng hỗn giao
4. Rừng núi đá
B. Rừng trồng:
1. Rừng trồng có trữ lượng
2. Rừng trồng chưa có trữ lượng

3. Rừng trồng là tre luồng
II. Đất khơng có rừng:
2. Đất trồng IA
3. Đất trồng IB
4. Đất trồng IC
III. Đất lâm nghiệp (đất có rừng + khơng có rừng)

14

Diện tích năm 2003 (ha)
302.559,2
289.465,1
234.651,8
26.068,7
21.795,1
6.949,3
13.094,1
2.437,6
1.042
614,5
483.378,9
293.326,1
9.419,8
943
785.938,1


Mặc dù công tác trồng rừng và bảo vệ rừng đã mang lại một số hiệu quả nhất
định nhưng việc khai thác rừng để phục vụ đời sống vẫn đang diễn ra đặc biệt là
những khu vực vùng sâu vùng xa đồng bào vẫn có thói quen đốt nương làm rẫy gây

ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng.Vì vậy, tỉnh cần có các biện pháp tăng
cường cơng tác quản lý nguồn tài nguyên quý giá này.
* Giáo dục và y tế
Giáo dục: Về lĩnh vực giáo dục, Lai Châu có nhiều bước chuyển biến đáng kể.
Các trường học, lớp học, giáo viên và học sinh các cấp tăng nhanh cả về số lượng và
chất lượng đào tạo. Một số thống kê về công tác giáo dục của tỉnh trong 02 năm học
vừa qua như sau:

Số trường học, lớp học và học sinh của tỉnh Lai Châu
STT
Nội dung
Năm học 2002 - 2003
Năm học 2003 - 2004
I
Số trường
139
167
1
Mẫu giáo
19
26
2
Tiểu học
78
68
3
Trung học cơ sở
36
66
4

Trung học phổ thông
6
7
II
Số lớp
2713
3237
1
Mẫu giáo
254
347
2
Tiểu học
2014
2300
3
Trung học cơ sở
377
495
4
Trung học phổ thông
68
95
III
Số giáo viên
3053
3695
1
Mẫu giáo
305

403
2
Tiểu học
1918
2432
3
Trung học cơ sở
694
707
4
Trung học phổ thông
136
153
IV
Số học sinh
58176
66853
1
Mẫu giáo
5328
6738
2
Tiểu học
38637
41344
3
Trung học cơ sở
11703
15337
4

Trung học phổ thơng
2472
3416
Việc thực hiện chương trình xố mù chữ và phổ cập giáo dục, tỉnh Lai Châu cũng
đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần nâng cao trình độ dân trí của tỉnh.
- Y tế: Sau khi tách tỉnh, ngành y tế tỉnh gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc
nâng cấp bệnh viện huyện Tam Đường lên bệnh viện cấp tỉnh. Tuy nhiên, ngành y tế
không ngừng cố gắng trong những năm qua để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ
và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

15


Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế tỉnh Lai Châu
năm 2003
Tổng số
2002
2003
94
101
1. số cơ sở y tế:
-Bệnh viện
5
5
-Phòng khám đa khoa, khu vực
7
10
-trạm y tế xã, phường
82
86

2. số giường bệnh:
618
670
-Bệnh viện
230
280
-Phòng khám đa khoa, khu vực
75
110
-trạm y tế xã, phường
313
280
3. Số cán bộ y tế:
661
698
a. Ngành y:
607
641
-Bác sỹ và trên đại học
48
82
-Y sỹ, kỹ thuật viên
328
489
-Y tá và hộ lý
231
70
b. Ngành dược:
54
57

-Dựoc sĩ cao cấp
2
5
-Dựoc sĩ trung cấp
25
25
-Dược tá
27
27
-Kỹ thuật viên
0
0
* Du lịch: Vùng nghiên cứu là một khu vực có phong cảnh thiên nhiên hữu
tình, giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây cịn có các bản làng dân tộc với nhiều phong tục
tập quán vẫn nguyên sơ, có thể triển khai các tuyến du lịch sinh thái để đón khách
trong và ngồi nước.
I.2.4 Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế-xã hội tới môi trường phóng xạ
Trong vùng nghiên cứu đã có nhiều đơn vị khai thác quặng fluorit và đất hiếm ở
khu vực mỏ Nậm Xe và Đông Pao. Do khai thác lộ thiên cộng với quá trình vận
chuyển quặng là điều kiện cho các nguyên tố phóng xạ phát tán xa nơi khai thác.
Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế trong nông lâm nghiệp tới mơi trường phóng
xạ, đáng chú ý là hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp nhỏ lẻ của đồng bào dân tộc
thiểu số trên các sườn đồi núi tại các vùng có mỏ phóng xạ hoặc chứa các chất phóng
xạ như: Làm cơng trình thuỷ lợi nhỏ để sản xuất nông nghiệp, trồng cây lương thực,
cây công nghiệp, lấy gỗ … Trên các vùng có dị thường phóng xạ hoặc thân quặng
phóng xạ. Các hoạt động này đã vơ tình gây rửa trơi, đào xới, phát tán các chất phóng
xạ đi xa. Cịn các hoạt động trồng trọt cây lương thực như lúa, ngô, ... ở những vùng
thấp địa hình, thung lũng khơng gây ảnh hưởng ơ nhiễm mơi trường phóng xạ những

16



lại chịu tác động của ơ nhiễm chất phóng xạ vào các sản phẩm lương thực, thực phẩm
và ảnh hưởng tới con người.
I.3. Đặc điểm địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu
I.3.1. Đặc điểm địa tầng
Trên diện tích nghiên cứu phân bố rộng rãi các thành tạo trầm tích phun trào với
thành phần đa dạng được hình thành từ Proterozoi đến Kainozoi. Chúng bao gồm các
phân vị sau:
GIỚI PROTEROZOI, THỐNG HẠ - TRUNG
+ Hệ tầng Suối Chiềng (PPsc2)
Nguyễn Xuân Bao (1969) đã xác lập và mô tả hệ tầng Suối Chiềng theo măt cắt
điển hình theo mặt cắt điển hình tại Suối Chiềng hệ tầng phân bố ở Đơng Nam vùng
nghiên cứu, tạo thành một dải địa hình thước thợ kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam. Thành phần mặt cắt và đặc điểm biến chất các đá của hệ tầng ít thay đổi theo
hướng đường phương và đồng đều trên diện tích phân bố. Hệ tầng Suối Chiềng được
chia thành hai tập nhưng vùng nghiên cứu chỉ lộ ra tập 2. Thành phần của 2 tập gồm:
Đá phiến Biotit-epidot-sphen, amphibolit-epidot, xen những lớp mỏng đá phiến
Felspat thạch anh mica và đá phiến hai mica.
Chiều dày tập này là 1400m.
+ Hệ tầng Sinh Quyền (PR1-2sq).
Hệ tầng Sinh Quyền do Tạ Việt Dũng và những người khác xác lập năm 1963.
Trong vùng nghiên cứu hệ tầng này lộ ra thành một dải liên tục ở phía Bắc-Đơng Bắc
vùng nghiên cứu có chiều dài khoảng 25km, chiều rộng khoảng 2-2,5km. Ranh giới
phía Đơng Bắc của hệ tầng là các đá xâm nhập thuộc phức hệ Ye Yen Sun và phía Tây
Nam là đứt gãy sâu Bản Lang - Nậm Xe (F11).
Thành phần đất đá của hệ tầng được mô tả từ dưới lên như sau:
- Phần dưới gồm Plagiogneis, amphibol-biotit; amphibolit, đá phiến thạch anh
felspat mica, các đá bị ép, phân phiến, cấu tạo dải và dạng gneis, đôi chỗ có magmatit.
Các đá thuộc phần dưới của hệ tầng thường cắm về phía Tây Nam. Chiều dày của phần

dưới đạt tới 150m.
- Phần giữa: là các đá gneis biotit, plagiogneis hai mica, đá phiến thạch anh
felspat mica, xen các lớp mỏng amphibolit biotit. Nhìn chung các đá có màu xám, xám
trắng, cấu tạo dải, dạng gneis, chúng cắm về phía Tây Nam, dốc 50 o-70o, chiều dày đạt
450m.
- Phần trên phân bố rải rác dọc theo bờ phải suối Nậm Xe và ở phía Đơng Nam
bản Nậm Xe gồm đá phiến mica, đá phiến sericit, đá vơi bị hoa hóa màu rất trắng,
phân lớp dày, các lớp quarzit biotit màu xám nâu phân lớp mỏng từ một vài mm đến 510cm, ở phía Đơng Nam Nậm Xe các lớp Quazrit bị uốn nếp rất đẹp, chiều dày của
phần trên tới 350m

17


Tổng chiều dày của hệ tầng là 950m
GIỚI PALEOZOI
HỆ DEVON
HỆ DEVON THỐNG HẠ - TRUNG

+Hệ tầng Bản Páp (D1-2bp).
Hệ tầng Bản Páp do Nguyễn Xuân Bao và n.n.k xác lập (1969). Các thành tạo
thuộc hệ tầng lộ ra hai khu vực phía Bắc và phía Tây vùng nghiên cứu (Đơng Bắc Đơng Nam Bản Lang và phía Tây Nam bản Nậm Pập). Đặc điểm mặt cắt hệ tầng được
chia thành 2 tập:
- Tập 1: đá vôi hạt nhỏ màu xám đen phân lớp mỏng xen các lớp đá vôi silic, đá
vơi chứa sét khi phong hóa có màu vàng nâu, dày 260m.
- Tập 2: Đá vôi kết tinh màu xám đến xám xám sáng, phân lớp dày kẹp giữa là
lớp đá vôi silic màu xám đen. Đá vôi màu xám đến xám sáng bị hoa hóa yếu, dày
200m.
HỆ PERMI
HỆ PERMI THỐNG HẠ - TRUNG
Loạt bản Diệt : Các trầm tích Loạt Bản Diệt do Tô Văn Thụ xác lập và mô tả

(1996) trên cơ sở hệ tầng cùng tên của Phan Cự Tiến (1977) với hai hệ tầng chuyển
tiếp là hệ tầng Siphay (P1-2sp) và hệ tầng Na Vang (P2nv).
+ Hệ tầng Si Phay (P1-2sp).
Hệ tầng Si Phay lộ ra thành một dải ở phía Bắc-Đơng Bắc vùng nghiên cứu.
Ranh giới phía Đơng Bắc là đứt gãy bản Lang-Nậm Xe. Đan xen trong các thành tạo
này là các thành tạo thuộc hệ tầng Na Vang. Tại mặt cắt Na Vang của hệ tầng được
chia thành 2 tập:
- Tập 1: Đá phiến màu xám đen gồm vật chất hữu cơ xen ít đá phiến silic, bột
kết, cát kết và đá phiến sét có các vảy nhỏ muscovit.
- Đá phiến sét xen bột kết màu xám đen, cát kết đa khoáng.
- Đá phiến sét vơi, sét vơi và thấu kính đá vơi.
- Đá phiến sét màu đen xen bột kết.
Chiều dày tập 1 đạt tới 490m.
+ Tập 2: Đá phiến sét silic màu đen.
- Đá phiến sét màu đen, xen ít bột kết màu xám đen.
- Đá phiến sét silic phân lớp mỏng cấu tạo dải màu nâu, nâu sẫm. Các tập đá
này chuyển tiếp lên hệ tầng Na vang.
Chiều dày tập 2 đạt tới 220m.
Như vậy chiều dày của hệ tầng Si Phay dày 710m.
Trong hệ tầng này có rất nhiều đai mạch nằm rải rác thuộc phức hệ Phong Thổ
có liên quan đến khoáng sản đất hiếm (mỏ đất hiếm Nậm Xe).

18


+ Hệ tầng Na Vang (P2nv).
Bùi Phú Mỹ (1978) xác lập dựa trên cơ sở đối sánh phần mặt cắt và cấu trúc
liền dải với vùng kế cận.
Diện tích lộ của hệ tầng Na Vang ở Đơng Nam bản Ngịi Chồ, bản Thầu ở phía
Bắc vùng nghiên cứu. Thành phần chủ yếu gồm đá vôi hạt nhỏ màu xám đen, xám

sáng. Đá vôi hạt mịn màu sáng phân lớp dày, dạng khối, đơi chỗ bị hoa hố và
dolomit hố, chúng nằm chuyển tiếp trên đá phiến sét silic của hệ tầng Si Phay và bị
phủ bởi các đá phun trào mafic tuổi Trias sớm.
Chiều dày tầng 120m.
GIỚI MEZOZOI
HỆ TRIAS
HỆ TRIAS THỐNG HẠ BẬC INDI
+ Hệ tầng Viên Nam (T1ivn).
Hệ tầng Viên Nam do Phan Cự Tiến xác lập năm 1975.
Các thành tạo phun trào mafic trong vùng tương đương với hệ tầng Viên Nam
có tuổi Pecmi muộn-Trias sớm đã được Bùi Phú Mỹ phân chia (1978). Chúng phân bố
rộng ở trung tâm vùng nghiên cứu, từ bản Khoang Thèn, Vàng Pheo đến Van Hồ,
Đông Phong thành một dải nằm theo phương Tây Bắc-Đơng Nam và có đặc điểm cấu
trúc giống nhau. Thành phần mặt cắt tại đây gồm: đá bazan, bazan olivin, bazan hạnh
nhân và andezitrachyt. Chúng được chia thành hai phần:
- Phần dưới là bazan hạnh nhân, bazan olivin, và các lớp tù của chúng.
- Phần trên chủ yếu là bazan dạng khối màu xám đen, khơng thấy có cấu tạo hạnh
nhân, mà phổ biến là cấu tạo định hướng và có kiến trúc porphyr.
- Chiều dày tầng 1000m.
HỆ TRIAS THỐNG HẠ BẬC OLENEC
+ Hệ tầng Tân Lạc (T1otl).
Hệ tầng Tân Lạc do Phan Cự Tiến phân chia năm (1977). Các thành tạo thuộc
hệ tầng phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu thành 3 dải kéo dài theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam nằm ở các khu vực Đông Bắc huyện lỵ Phong Thổ, khu trung tâm cao
nguyên Lang Nhị Thang và Đông Nam khu mỏ Đông Pao. Các đá thuộc hệ tầng gắn
liền với hệ tầng Đồng Giao. Tại đây mặt cắt của hệ tầng lộ không đầy đủ, đặc biệt là
các lớp thuộc phần dưới của hệ tầng không quan sát được.
Thành phần mặt cắt của hệ tầng gồm:
- Dưới là đá phiến sét, bột kết chứa vôi màu xám xanh, vàng nhạt.
- Trên là đá vôi xen kẽ với các đá phiến sét vôi màu xám, chúng chuyển tiếp lên

đá vôi phân lớp dày của hệ tầng Đồng Giao.
Chiều dày hệ tầng 410m.
HỆ TRIAS THỐNG TRUNG BẬC ANISI

19


+ Hệ tầng Đồng Giao (T2adg)
Các đá vôi, vôi sét thuộc hệ tầng Đồng Giao được Jmoniida A.I., Phạm Văn
Quang mô tả (1965). Trong vùng nghiên cứu hệ tầng Đồng Giao phân bố trên một diện
tích rất rộng (khoảng 350km2) ở trung tâm vùng nghiên cứu, các thành tạo này hình
thành một dải kéo dài theo phương Tây Bắc-Đơng Nam phủ trên tồn bộ trên diện tích
của cao ngun Lang Nhị Thang.
Thành phần mặt cắt đặc trưng của hệ tầng là các đá cacbonat gồm 2 tập:
+ Tập 1: đá vôi, đá sét vôi phân lớp mỏng, đôi chỗ là đá phiến cacbonat, sericit
và đá vơi sét có mầu xám đến xám đen, hạt mịn có chứa silic.
+ Tập 2: đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, màu xám đến xám sáng ít nhiều bị
dolomit hố ở mức độ khác nhau.
Tổng chiều dày của hệ tầng ở đây đạt 850m.
HỆ TẦNG TRIAS THỐNG TRUNG BẬC LADIN
+ Hệ tầng Mường Trai (T2lmt)
Hệ tầng Mường Trai do Trần Đăng Tuyết xác lập (1977). Hệ tầng phân bố phía
Đơng Nam vùng nghiên cứu có dạng hẹp, kéo dài theo phương Tây Bắc-Đơng Nam
với chiều rộng khoảng 1km từ bản suối Thầu, Sữ Thàng, Thèn Thấu, đến bản Nà Sẳng.
Thành phần mặt cắt gồm: cát kết tuf, bột kết, đá sét vôi, đá phiến sét và đá vôi.
Đặc điểm thạch học của hệ tầng ở mặt cắt bản Bầu Ban gồm:
- Phần dưới là đá phiến sét xen kẹp các lớp hoặc thấu kính đá vơi và các lớp mỏng
cát kết, dày 350m đến 400m.
- Phần trên gồm: đá phiến sét xen bột kết màu xám đen, chiều dày từ 300 đến
460m.

Hệ tầng Mường Trai phủ trực tiếp không chỉnh hợp trên hệ tầng Viên Nam
(T1ivn) và tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Nậm Mu ở trên. Hệ tầng bị xuyên cắt bởi các
hệ xâm nhập nhỏ, phức hệ Pu Sam Cap.
Chiều dày của hệ tầng từ 400mn đến 450m.
HỆ TRIAS THỐNG THƯỢNG BẬC CARNI
+ Hệ tầng Nậm Mu (T3cnm)
Hệ tầng Nậm Mu được Dovjikov A.E., Bùi Phú Mỹ phân chia (1965). Trên diện
tích vùng nghiên cứu hệ tầng Nậm Mu phân bố thành hai dải ở Tây Bắc và Đông Nam
vùng nghiên cứu.
Dải thứ nhất phân bố ở Đông Bắc thị trấn Phong Thổ (mới), Dải thứ hai nằm ở phía
Đơng Nam mỏ Đông Pao.
Thành phần gồm: đá phiến sét màu đen, xen các lớp mỏng bột kết và cát kết, hạt
nhỏ màu xám có chứa các dạng Pelecpoda phổ biến ở Carni.
Chiều dày quan sát được từ 600 đến 700m.

20


Hệ tầng Nậm Mu tiếp xúc kiến tạo với hệ tầng Mường Trai, hệ tầng Suối Bàng và
bị xuyên cắt bởi các thể magma phức hệ Pu Sam Cap, phức hệ Nậm Xe- Tam Đường.
HỆ TRIAS THỐNG THƯỢNG BẬC NORI – RET
+ Hệ tầng Suối Bàng (T3n-rsb)
Do Dovjikov A.E. và n.n.k xác lập (1965). Các trầm tích chứa than hệ tầng Suối
Bàng phân bố ở phía Tây Bắc và Đơng Nam vùng. Thành 2 dải kéo dài theo hai
phương Tây Bắc - Đơng Nam. Dải Tây bắc thuộc phía Đơng Bắc- Tây Nam bản Huổi
Luông. Dải Đông Nam kéo dài từ bản Chiềng Là đến bản Nậm Đích.
Mặt cắt của hệ tầng gồm hai tập.
- Tập 1: đá phiến sét xen các lớp mỏng bột kết. Chiều dày quan sát được 260m.
- Tập 2: được phân biệt với tập 1 do có sự gia tăng của cát kết trong thành phần
mặt cắt. bao gồm: cát kết xen kẽ cát bột kết và đá phiến sét than màu xám đen.

Chiều dày tập 2 là 300m.
Hệ tầng Suối Bàng có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng Nậm Mu, hệ tầng
Mường Trai, hệ tầng Đồng Giao và bị các thể xâm nhập phức hệ Nậm Xe- Tam
Đường, đá mạch minet phức hệ Pu Sam Cap xuyên cắt.
Chiều dày của hệ tầng là 560m.
HỆ CRETA THỐNG THƯỢNG
+Hệ tầng Yên Châu (K2yc)
Hệ tầng Yên Châu do Nguyễn Xuân Bao và Từ Lê xác lập năm 1964. Hệ tầng
phân bố ở phía Tây vùng nghiên cứu thành một dải rộng kéo dài theo phương Tây Bắc
- Đơng Nam. Ranh giới phía Đơng Bắc của hệ tầng giáp với hệ tầng Đồng Giao. Hệ
tầng được chia thành ba tập. Thành phần thạch học gồm:
-Tập 1: Cuội kết, sỏi kết đa khoáng, phân lớp dày dạng khối, thành phần chủ
yếu là thạch anh, xen ít là cát kết dạng quarzit và phiến silic, chuyển lên trên là sạn kết,
cát kết thạch anh màu xám vàng. Trên cùng là cát kết hạt thô màu sáng phân lớp dày
đến dạng khối, thường phân lớp xiên, thỉnh thoảng xen lớp mỏng cát bột kết màu xám,
dày 500m.
-Tập 2: Bột kết màu nâu đỏ phân lớp trung bình đến dày, có các mạch ổ nhỏ
thạch cao, xen kẽ với cát kết hạt vừa màu vàng nhạt, phân lớp trung bình, dày 380m.
-Tập 3: cuội, dăm vôi, cuội kết vôi hoặc cuội tảng kết vôi, thành phần chủ yếu
là đá vôi của hệ tầng Đồng Giao, một phần là cát kết dạng quarzit, xen trong cuội kết
thỉnh thoảng gặp cát kết, sạn kết hạt thô màu đỏ nhạt, dày 400m.
Chiều dày của hệ tầng dày khoảng 1280m.
HỆ PALEOGEN
+ Hệ tầng Phu Tra(Ept)
Hệ tầng Phu Tra được Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao xác lập (1989), trên
cơ sở quan sát mô tả của Bùi Phú Mỹ (1971). Các đá của hệ tầng lộ ra ở Đông Nam

21



vùng nghiên cứu thành hai khối, thuộc khu vực bản Sin Câu, một khối nhỏ lộ ra ở bản
Thẳm.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm chủ yếu là tuf dăm, tuf, cát sạn kết và
tuf tảng có thành phần là đá phun trào là trachyt màu nâu gụ, màu đỏ và trachyt
porphyr với chiều dày khoảng 350m.
GIỚI KAINOZOI
HỆ ĐỆ TỨ
Các thành phần tạo trầm tích Đệ tứ phân bố hạn chế dọc theo các thung lũng
dưới dạng các bãi bồi, bậc thềm trũng giữa núi gồm có:
Trầm tích Pleistocen
+ Trầm tích Pleistocen trung (aQ12)
Trầm tích Pleistocen trung (aQ 12), có nguồn gốc sơng phân bố trong thung lũng khá
rộng ở vùng bản Mương Mới huyện Tam Đường. Thành phần trầm tích từ dưới lên
trên gồm: cuội, sỏi, cát, tảng, ít cát bột. Thành phần đa khoáng chiều dày từ 2-3m.
+ Trầm tích Pleistocen thượng (aQ13)
Trầm tích Pleistocen thượng (aQ13), có nguồn gốc sơng phân bố trong thung lũng khá
rộng ở vùng bản Mương Mới huyện Tam Đường, Vàng Bâu huyện Phong Thổ, thành
phần trầm tích gồm; cuội, cát, tảng . Thành phần đa khống chiều dày từ 1-2m.
Trầm tích Holocen
+ Trầm tích Holocen, Hạ-Trung (aQ21-2)
Trầm tích Holocen, Hạ-Trung (aQ 21-2), có nguồn gốc sơng,phân bố thành các
bậc thềm, thềm cao và phát triển nơi đoạn vách thung lũng mở rộng. Như ở bản Nà
Đon Nà Sản, bản Nà ít, bản Bo thuộc huyện Tam Đường. Thành phần trầm tích gồm:
+ Các tích tụ dọc thung lũng suối đều thể hiện hai phần: Dưới là tướng lịng
sơng, trên là tướng bãi bồi mịn hơn, mặt cắt thường có hai phần: dưới là đá tảng, cuội
sỏi lẫn cát không gắn kết.
+ Dưới là đá tảng, cuội sỏi lẫn cát không gắn kết.
+ Trên là cát sạn, sét màu xám vàng.
+ Chiều dày từ 6-8 m.
+ Trầm tích Holocen, thượng (a,apQ23)

Trầm tích Holocen, thượng (a,apQ23), có nguồn gốc sơng, sơng lũ phân bố thành
các bãi bồi, thềm thấp và phát triển nơi đoạn thung lũng mở rộng, cát bồi trũng lòng
chảo Karst chiều rộng khoảng 500m và dài tới 2 đến 3 km. Như ở thung lũng bản
Vàng Pau – Bản Hồi én và dọc suối Nậm So huyện Phong Thổ, bản Hồng Ngài, bản
Giang huyện Tam Đường. Thành phần trầm tích gồm: cuội, tảng, sạn, cát , bột, sét màu
xám vàng, chiều dày từ 1 đến 5m.
I.3.2. Các thành tạo magma

22


Theo kết quả khảo sát nghiên cứu của các nhóm tờ bản đồ 1/50.000(nhóm tờ
Lào Cai và Phong Thổ) đã xác định được sự có mặt của 8 phức hệ magma, có tuổi từ
Paleozoi giữa đến Kainozoi. Ngồi ra cịn tồn tại magma xâm nhập ở dạng đai mạch
chưa xác định được thời gian thành tạo.
Thành tạo xâm nhập Paleozoi giữa
+Phức hệ Mường Hum (aG/PZ2mh)
Các thành tạo thuộc phức hệ phân bố thành một khối nhỏ ở ngọn suối Nậm Xe phía
Đơng Nam vùng nghiên cứu với diện tích khoảng 8km 2(khối Chu Va). Thành phần chủ
yếu là: granit kiềm, ít hơn là granosyenit kiềm và syenit kiềm, syenitodiorit.
Thành tạo xâm nhập Kreta
+Phức hệ núi lửa Ngòi Thia (Rp/Knt)
Phức hệ do Nguyễn Văn Vĩnh và Phan Cự Tiến xác lập (1977) và được đề cập
đến trong nhiều cơng trình của các tác giả khác (Đào Đình Thục 1980,…)
Phức hệ được xác định bởi các đá thuộc tướng á núi lửa, chủ yếu là ryolit,
porphyry.
Phức hệ núi lửa Ngòi Thia phân bố ở phía Đơng Nam vùng nghiên cứu thành
dải khơng liên tục kéo dài khoảng 20km từ Bắc Bình Lư đến Thân Thuộc theo phương
Tây Bắc - Đông Nam với diện tích khoảng 18km2. Phía Tây Nam phức hệ có quan hệ
kiến tạo với hệ tầng Mường Trai (T 2lmt) bởi đứt gãy chính Bình Lư- Thân Thuộc. Phía

Đơng Bắc phức hệ có quan hệ khơng rõ ràng với Granitoid á núi lửa của phức hệ Pu
Sa Phìn (Gp - Syp/Kpp) và được vẽ quan hệ xuyên cắt giả định.
Thành phần thạch học của phức hệ chủ yếu là ryolit porphyr, chiếm khoảng
95% diện tích phân bố. Các đá cịn lại chỉ chiếm 5% diện tích và gồm có porphyr,
thạch anh, ryodacit, tuf ryolit. Quan hệ giữa các đá trên mang tính phân dị.
Phức hệ núi lửa Ngịi Thia trong vùng bao gồm ba tướng đá:
+ Tướng phun nổ: có diện phân bố hẹp (khoảng 2% diện tích) và chỉ gặp một
diện nhỏ ở khu vực Huổi Ke với thành phần là tuf và ryolit.
+ Tướng phun trào: chiếm khoảng 70% diện tích và phân bố ở phía Tây Bắc của
dải đá, bao gồm các đá ryolit porphyr và ryodacid porphyr với lượng ban tinh trong đá
chiếm 3 – 4%.
+ Tướng á núi lửa: Chiếm khoảng 28% diện tích và phân bố ở phía Đơng Nam
của dải, báo gồm đá ryolit và porphyr thạch anh với lượng ban tinh trong đá 18-37%.
Các thành tạo này phần lớn tạo nên các thể lấp đầy khe nứt và trồi lên trên mặt dưới
dạng các vòm nghiêng và nằm dọc theo đứt gãy. Trong các đá này có chứa các nguyên
tố phóng xạ như (K, U, Th).
Thành tạo xâm nhập Trias
+ Phức hệ Ba Vì (Gb/T1bv)

23


Trong hệ tầng Viên Nam Phức hệ Ba Vì lộ ra thành 6 chỏm nhỏ phân bố với
diện tích khoảng 0,3km2, ở gần trung tâm vùng nghiên cứu. Thành phần gồm:
gabordiabas, gabro. Trong các đá này hàm lượng các nguyên tố chứa phóng xạ thấp.
+ Phức hệ Phu Sa Phìn (Gp-Syp/Kpp)
Phức hệ Phu Sa Phìn được Izokh E.P. (1965) phân chia bao gồm các đá xâm
nhập đá núi lửa,các đá thuộc phức hệ núi lửa phân bố trong vùng nghiên cứu thuộc
phần Tây Bắc của khối Nậm Khế-Đông Tam Đường với diện tích khoảng 110km 2.
Phía Tây Nam khối được vẽ giả định xuyên cắt các thành tạo núi lửa phức hệ Ngịi

Thia (Rp/Knt). Phía Đơng Bắc khối có quan hệ kiến tạo vơi granitoid phức hệ Ye Yên
Sun (G/Eys). Trong granit phức hệ Ye n Sun cịn có chứa thể tù syenit porphyr phức
hệ Phu Sa Phìn. Bên trong khối có nhiều khối nhỏ và các thân dạng tường syenit kiềm,
granosyenit kiềm của phức hệ Nậm Xe- Tam Đường. (aG-aSy/Ent) granit biotit hạt
nhỏ, đá mạch granit aplit của phức hệ Ye Yen Sun (G/Eys). Ngồi ra xung quanh khối
cịn có quan hệ kiến tạo với phức hệ Mường Hum (aG/PZ 2mh), hệ tầng Suối Chiềng
(PRsc), hệ tầng Viên Nam (T1vn), hệ tầng Mường Trai (T2lmt).
Thành phần thạch học của khối gồm syenit porphyr, granosynit porphyr, syenit
porphyr thạch anh, granit dạng porphyr, granit porphyr, granit felspat kiềm. Một phần
các đá của phức hệ kết tinh tương đối đều hạt, không có kiến trúc porphyr. Quan hệ
giữa các đá trong khối mang tính phân dị, chuyển tiếp từ syenit qua các đá trung gian
là syenit thạch anh và granosyenit đến granit felspat kiềm.
Thành tạo xâm nhập Paleogen
+ Phức hệ Ye Yen Sun (G/Eys)
Phức hệ Ye Yen Sun do Izokh E. P thành lập (1965) các thành tạo thuộc phức hệ
phân bố trên tồn bộ Đơng Bắc vùng nghiên cứu đây là phần rìa Tây Nam của thể
batonit rất lớn của sườn Đơng dãy Fan Si Pan với diện tích thuộc vùng nghiên cứu
khoảng 130km2.
Phía Tây Nam phức hệ có quan hệ xuyên cắt với hệ tầng Suối Chiềng (PRsc),
phức hệ Mường Hum(aG/PZ2mh), phức hệ Phu Sa Phìn (Gp-Syp/Kpp) và quan hệ kiến
tạo với hệ tầng Na Vang (P 2nv), hệ tầng Si Phay (P1-2sp),hệ tầng Viên Nam (T1ivn),
phức hệ Nậm Xe – Tam Đường (aG-aSy/Ent). Phía Đơng Bắc phức hệ có quan hệ
xuyên cắt với hệ tầng Suối Chiềng (PRsc), hệ tầng bản Páp (D 1-2bp), phức hệ Mường
Hum (aG/PZ2mh). Trong khối Ye Yen Sun (G/Eys) còn gặp các thể syenit kiềm, granit
kiềm phức hệ Nậm Xe-Tam Đường (aG-aSy/Ent).
Nhìn tổng thể trong khối nhận thấy ở trung tâm khối đá thường kết tinh hạt vừa,
cịn rìa khối đá kết tinh hạt nhỏ. Các mạch đá granit aplit, granit hạt nhỏ sáng màu
dạng aplit, pegmatit và granit pegmatit xuyên cắt các đá trong khối và hầu hết các
thành tạo vây quanh.
Phức hệ Ye Yen Sun (G/Eys) được hình thành bởi hai pha xâm nhập:


24


- Pha 1: granit biotit, granit biotit-amphibol và các đá lai tính granodiorit,
granosyenit, syenit.
- Pha 2: các đá mạch granit aplit, granit hạt nhỏ sáng màu dạng aplit, pegmatit và
granit pegmatit.
+ Phức hệ Nậm Xe – Tam Đường (aG-aSy/Ent).
Phức hệ Nậm Xe - Tam Đường do Izokh E.P phân chia (1965). Các thân xâm
nhập của phức hệ Nậm Xe - Tam Đường thường có kích thước nhỏ hơn 2 km 2 phân bố
chủ yếu ở nửa Đông Nam của vùng nghiên cứu (gồm 10 khối nhỏ với diện tích 10,5
km2 ). Chúng thường có dạng khối nhỏ hoặc đai mạch xuyên cắt các đá granonitoid
phức hệ Ye Yen Sun (G/Eys), phức hệ Phu Sa Phin (G p-Syp/kpp) hoặc các trầm tích lục
nguyên, lục nguyên cacbonat, cacbonat của hệ tầng Đồng Giao (T 2đg), Mường Hum
và Nậm Mu.
Thành phần thạch học của các thể xâm nhập thường khác nhau, thay đổi từ
syenit kiềm, granosyenit kiềm đến đến granit kiềm. Có lẽ là do quá trình phân dị kết
tinh các hợp phần thạch anh và felspat phân bố không đồng đều đã hình thành các loại
đá khác nhau trong một khơng gian hẹp.
Các thể xâm nhập nhỏ của phức hệ Nậm Xe - Tam Đường thường phát triển dọc
theo các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam và dọc các đứt gãy giữa các trầm tích
Trias từ Tam Đường qua Bình Lư đến Thân Thuộc các thân xâm nhập kiềm phân bố
trong các thung lũng kín hẹp.
+ Phức hệ Pu Sam Cap (aSyp/Epc)
Phức hệ Pu Sam Cap do Izokh E.P thành lập năm 1965. Trong vùng nghiên cứu
phức hệ Pu Sam Cap gồm các khối bản Suối Thầu, Tam Đường, Đông Pao và các đai
mạch, thể tường minet…với tổng diện tích phân bố khoảng 12,7km2.
Quan hệ giữa các khối với đá vây quanh như sau: Khối Đông Pao xuyên cắt và
gây hố đá vơi hệ tầng Đồng Giao, khối Tam Đường xuyên cắt và gây sừng hoá các đá

phiến sét và cát kết hệ tầng Suối Bàng. Các đá syenittoid của phức hệ Pu Sam Cap
luôn luôn gần gũi về không gian với phun trào trachyt và tuf của chúng.
Hệ thống các đá mạch của phức hệ phân bố chủ yếu ở khu vực phía Tây Bắc
vùng nghiên cứu, thành phần của chúng rất phong phú và đa dạng bao gồm từ minet,
shonkinit, syenit aplit đến bostonit. Chúng xuyên cắt các đá granitoid của phức hệ Ye
Yen Sun (G/Eys), syenitoid pha 1 của phức hệ Pu Sam Cap, phun trào của hệ tầng Pu
Tra và các phân vị địa tầng tuổi Mesozoi từ Trias đến Creta có mặt trong vùng.
Phức hệ Pu Sam Cap được hình thành bởi hai pha xâm nhập:
- Pha 1 gồm hai tướng:
+ Tướng ven rìa : syenit porphyr và granosyenit porphyr
+ Tướng trung tâm: syenit hạt nhỏ đến hạt vừa và syenit thạch anh.
- Pha 2: các đá mạch minet, shonkinit, syenit aplit và bostonit.

25


×