Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luan nang cao chat luong giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.45 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP</b>
<b>MÔN VẬT LÝ CỦA HỌC SINH</b>


Một trong những nhiệm vụ chính của năm học 2009-2010 là: "Đổi mới
công tác quản lý , nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục". Xuất phát từ yêu cầu
trên , ngành GD-ĐT Núi Thành nói chung , trường THCS Nguyễn Trãi nói
riêng đã tổ chức hội thảo bàn biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học
sinh . Bản thân tôi là một thành viên của tổ tự nhiên 1 , giảng dạy bộ môn vật lý
đã được tổ phân công trực tiếp tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để viết báo
cáo tham luận về biện pháp: "Nâng cao chất lượng học tập môn vật lý THCS"
như sau:


<b>A/ Thực trạng học tập bộ môn vật lý hiện nay:</b>


Từ nhiều năm nay Bộ GD-ĐT đã không ngừng đổi mới và cải cách công
tác giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh cho ngang tầm với
các nước trên thế giới , sẳn sàng hoà nhập với nền kinh tế năng động hiện nay
,cụ thể là:


-Đổi mới sách giáo khoa , đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.
-Đổi mới phương pháp dạy học , đầu tư trang thiết bị trường học.
-Tạo thu nhập ổn định , tổ chức hội thảo chuyên đề...


Tuy nhiên với nhiều biện pháp tích cực như vậy mà kết quả học tập của học
sinh vẫn còn thấp , chưa ngang tầm quốc tế cũng như trong khu vực . Chất
lượng đại trà khơng đảm bảo , cịn một bộ phận lớn học sinh có trình độ học tập
kém khơng quan tâm đến việc học tập.


<b>B/Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa cao:</b>
<b>I-Nguyên nhân khách quan:</b>



-Chưa quản lí và kiểm sốt được sự phát triển và hội nhập của công nghệ thông
tin , học sinh dễ bi cám dỗ bởi các phim ảnh , trò chơi khong lành mạnh trên
mạng...


-Sự phát triển kinh tế của nước ta cịn chênh lệch lớn giữa nơng thơn và thành
thị , học sinh vùng nơng thơn ít có điều kiện tốt để học tập như học sinh thành
thị.


-Chương trình học của HS cịn q nhiều mơn , quá nhiều nội dung đưa vào
chương trình học . HS tốn rất nhiều thời gian cho các môn học phụ làm hạn chế
thời gian cho mơn học chính.


-Những gia đình có điều kiện kinh tế tốt thì nhồi nhét cho con cái học quá nhiều
,môn nào cũng học thêm , có khi một mơn học thêm nhiều thầy.Các em khơng
cịn thời gian dể vui chơi giải trí thậm chí thời gian chuẩn bị cho bài học trên
lớp cũng khơng có.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quan tâm đi nữa thì cũng khơng đủ thời gian để theo dõi chuyện học tập của các
em cho nên các em dễ bị cám dỗ của các phần tử xấu bỏ bê chuyện học hành.
<b>II-Ngun nhân chủ quan:</b>


-Cơng tác xã hội hố giáo dục cịn dừng lại ở mức độ hình thức mà chưa đi vào
thực tế , chưa vạch ra được kế hoạch hành động cụ thể cho công tác phối hợp 3
bên: Nhà trường , gia đình và xã hội để giáo dục học sinh.


-Thầy giáo chưa mạnh dạng đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh do
sợ ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua . Kết quả là học sinh lười học , không học
vẫn đủ điểm số để lên lớp.


-HS chai lười trong học tập , không tự giác học tập bởi đằng nào các em cũng


lên lớp.


-Đa số phụ huynh có hồn cảnh khó khăn thì thấy con mình lên lớp đều đều là
được rồi khơng để ý gì đến chất lượng học của con mình ra sao.


-Nội dung sách giáo khoa vật được thay đổi nhiều , phù hợp với yêu cầu GD
hiện nay. Tuy nhiên việc đầu tư trang thiết bị để thực hiện đúng tinh thần sách
giáo khoa thì cịn q hạn chế , khơng đảm bảo tính khao học đặc trưng của bộ
môn , cụ thể: Đa số các bài học vật lý THCS đều có thí nghiệm , các kiến thức
vật lý đều được hình thành từ thí nghiệm vật lý , nhưng dụng cụ thí nghiệm cịn
thiếu nhiều , không đủ bộ , nhiều năm không trang bị lại , dụng cụ thí nghiệm
kém chất lượng , khơng chính xác (ví dụ: Trong một điều kiện như nhau thì mỗi
nhiệt kế chỉ một nhiệt độ khác nhau , các ampe kế , vôn kế chỉ một giá trị khác
nhau...) làm cho thầy giáo lúng túng khi dạy bài học có thí nghiệm , HS tiếp
nhận kiến thức đơi lúc cịn áp đặt , thiếu niềm tin từ kết quả thí nghiệm.
<b>C/Các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của HS:</b>


-Quản lí chặt chẽ các thơng tin trên mạng , các dịch vụ trị chơi điện tử ở địa
phương cũng như ở khu vực xung quanh trường học.


-Chính quyền địa phương chỉ đạo xuống thơn , xóm , dịng họ , gia đình văn hố
có biện pháp quan tâm , động viên , khuyến khích hơn nữa đến việc học tập của
con em.


- Xố bỏ thực sự bệnh thành tích, khơng gắn chỉ chỉ tiêu. Có như vậy thì thầy
giáo mới đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của HS. Bản thân HS cũng
như phụ huynh mới xác định được rằng chỉ có cố gắng học tập, thực sự học tập
thì mới có điểm số và có thể lên lớp trên được. Từ đó HS tự giác học tập hơn,
phụ huynh quan tâm đến con cái hơn.



- Phải đầu tư, trang bị đấy đủ các dụng cụ học tập theo đúng yêu cầu của SGK
Vật Lí, đồng thời dụng cụ phục vụ dạy và học phải đảm bảo độ chính xác cao,
dễ sử dụng, dọn nhẹ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Tậo cho HS có niềm tin vào năng lực bản thân, tự tin học tập bằng cách:
giáo viên chuẩn bị loại câu hỏi phù hợp vời từng đối tượng HS và ưu
tiên câu hỏi cho HS yếu, trung bình kết hợp khen ngợi, tuyên dương khi
HS trả lời đúng.


 Hệ thống câu hỏi giáo viên đặt ra phải lơgíc, dễ hiểu và mang tình gợi
mở để HS dễ trả lời.


 Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học sẵn có và sưu tầm thực tiễn.


 Tăng cường kiểm tra bài cũ với nhiều hình thức và ưu tiên kiểm tra HS
yếu, trung bình.


 Hướng dẫn HS soạn bài mới ở nhà trước. Thường xuyên kiểm tra việc
soạn bài của HS trong thời gian đấu tiết học.


<b>D- Những đề xuất:</b>


 Địa phương quản lí chặt các dịch vụ điện tử quanh khu vực trường.
 Nhà trường quản lí chặt HS trong các giờ học.


 Bỏ việc gắn chỉ tiêu váo danh hiệu thi đua hoặc đưa ra chỉ tiêu phù hợp
với chất lượng thực tế của HS qua việc tổ chức khảo sát đầu năm.


 Rà soát và trang bị dầy đủ ĐDDH kịp thời, có trang bị bổ sung cho từng
năm học.



<i><b>GV: Huỳnh Văn Phương</b></i>
<i><b> Tổ: Tự Nhiên I </b></i>


</div>

<!--links-->

×