Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số vùng trồng rau chuyên canh tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 121 trang )

đại học THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
-------

-------

nguyễn thị hơng

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trờng đất
một số vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội

LUN VN THC S KHOA HC NễNG NGHIP

Thái Nguyên - Năm 2013


đại học THáI NGUYÊN
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG LÂM
-------

-------

nguyễn thị hơng

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trờng đất
một số vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội
Chuyên ngành
M s

: Khoa häc m«i tr−êng
: 608502



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MƠI TRNG

NGI HNG DN KHOA HC: 1. PGS. TS. Lê Thái Bạt

2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Thái Nguyên, Năm 2013


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, một phần số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này được lấy từ đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học cơng nghệ quản lý Ơ
nhiễm mơi trường đất trồng rau chun canh tại các tỉnh phía Bắc” mà tơi là
một thành viên thực hiện đề tài và đã được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài
TS.Bùi Thị Lan Hương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu được trình bày trong luận văn đã được
ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 08 năm 2013
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo cao học khóa học 2011 – 2013 tại Trường

Đại học Nơng Lâm – Đại Học Thái Nguyên, Chuyên ngành Khoa học Mơi trường.
Được sự nhất trí của Khoa Sau đại học và Khoa Tài nguyên Môi trường. Tôi đã tiến
hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất
một số vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội.”
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các
thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Tài nguyên Mơi trường và Viện Mơi trường
Nơng Nghiệp.
Nhân dịp hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
các cá nhân, tập thể sau:
Thầy giáo, PGS.TS.Lê Thái Bạt và thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Hồng Sơn đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Phịng Mơi trường Nơng thơn – Viện Môi trường Nông Nghiệp, cùng các cán
bộ trong Viện đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện và hồn thành luận văn.
Các cán bộ và toàn thể bà con nhân dân tại huyện Đơng Anh, Mê Linh và
Thanh Trì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè thân thiết đã
ủng hộ giúp đỡ tôi cả tinh thần và vật chất để tôi có thể hồn thành chương trình
học, cũng như hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, song do thời gian và năng lực còn hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây tơi rất mong
nhận được sự đóng góp q báu của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thái Ngun, ngày 08 tháng 08 năm 2013
Học viên

Nguyễn Thị Hương



iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ................................................................................................................ i
Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................iv
Danh mục các bảng..............................................................................................v
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ..............................................................................vi
Danh mục các hình ............................................................................................vii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài......................................................................................2
4. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................4
1.1. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam ..................4
1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới.......................................................4
1.1.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam......................................................6
1.2. Một số vấn đề môi trường trong sản xuất rau chuyên canh..................8
1.2.1. Hiện trạng môi trường tại các vùng trồng rau chuyên canh ..................8
1.2.2. Vấn đề chất lượng rau tại các vùng trồng rau chuyên canh ..................11
1.2.3. Các nguyên nhân gây ONMT đất các vùng trồng rau chuyên canh......13
1.2.3.1. Ô nhiễm đất do một số kim loại nặng.............................................13
1.2.3.2. Ơ nhiễm đất do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật..........................15
1.2.3.3. Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón..................................................16
1.2.3.4. Ơ nhiễm đất do các Vi sinh vật gây bệnh.......................................17
1.3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đất các vùng trồng rau chuyên canh

đến môi trường và sức khỏe con người............................................................17
1.3.1. Tác hại do hóa chất bảo vệ thực vật ......................................................17
1.3.2. Tác hại của phân bón .............................................................................18
1.3.3. Tác hại do dư thừa Nitrate .....................................................................19
1.3.4. Tác hại của kim loại nặng......................................................................19
1.3.5. Ảnh hưởng của tồn dư vi sinh vật..........................................................20
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................23
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ............................................23


iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................23
2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu ...............................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................24
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................24
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường...........................................25
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................26
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu hiện trường.........................................................27
2.3.4.1. Xác định vị trí lấy mẫu ...................................................................27
2.3.4.2. Phương pháp lấy mẫu .....................................................................29
2.3.5. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ...................................30
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................31
2.3.7. Phương pháp so sánh, đánh giá` ............................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................33
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ......33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................33
3.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................33
3.1.1.2. Địa hình, địa chất............................................................................33
3.1.1.3. Khí hậu............................................................................................33

3.1.1.4. Sơng ngòi ........................................................................................35
3.1.1.5. Động vật, thực vật...........................................................................35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................40
3.1.2.1. Diện tích..........................................................................................40
3.1.2.1.Dân cư..............................................................................................41
3.1.2.3. Kinh tế ............................................................................................41
3.1.2.4.Giao thơng .......................................................................................41
3.1.2.5. Giáo dục..........................................................................................42
3.1.2.1. Văn hóa, y tế và du lịch ..................................................................42
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp......................................................44
3.1.3.1. Huyện Thanh Trì ............................................................................44
3.1.3.2. Huyện Đơng Anh............................................................................44
3.1.3.3. Huyện Mê Linh...............................................................................47
3.2. Tình hình sản xuất rau một số vùng chuyên canh tại khu vực nghiên
cứu .......................................................................................................................47
3.2.1. Tình hình sản xuất rau tại Xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì ..................49
3.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh..................51


v
3.2.3. Tình hình sản xuất rau tại Xã Tiền Phong, huyện Mê Linh ..................52
3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất tại khu vực nghiên
cứu .......................................................................................................................53
3.3.1. Hiện trạng nhiễm bẩn kim loại nặng (Cd, Pb, Cu, Zn) trong đất trồng
rau chuyên canh tại khu vực nghiên cứu .............................................................53
3.3.2. Hiện trạng dư lượng Nitơ tổng số tồn dư trong đất trồng rau chuyên
canh tại khu vực nghiên cứu ................................................................................58
3.3.3. Hiện trạng Vi sinh vật gây bệnh trong đất trồng rau chuyên canh tại
khu vực nghiên cứu..............................................................................................61
3.4. Một số nguồn ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng rau chuyên canh

tại khu vực nghiên cứu ......................................................................................62
3.4.1. Hiện trạng chất lượng phân bón hữu cơ ................................................62
3.4.2. Hiện trạng chất lượng nước sử dụng tưới rau........................................65
3.4.3. Chất lượng một số loại rau ....................................................................69
3.5. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra ...............................................................73
3.5.1. Tình hình sử dụng phân bón ..................................................................74
3.5.1.1. Tình hình sử dụng phân hữu cơ......................................................74
3.5.1.1. Tình hình sử dụng phân vơ cơ ........................................................76
3.5.2. Hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ............................................78
3.6. Một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đất tại khu
vực nghiên cứu ...................................................................................................79
3.6.1. Một số giải pháp chung .........................................................................80
3.6.1.1. Giải pháp quản lý, chính sách.........................................................80
3.6.1.2. Giải pháp kỹ thuật...........................................................................80
3.6.1.3. Giải pháp kinh tế.............................................................................82
3.6.1.4. Giải pháp giáo dục cộng đồng ........................................................82
3.6.1.5. Giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững .....................................83
3.6.2. Một số giải pháp cụ thể cho khu vực nghiên cứu..................................83
3.6.2.1. Giải pháp phịng chống ơ nhiễm đất...............................................84
3.6.2.2. Giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả ............................................85
3.6.2.3. Giải pháp đảm bảo chất lượng nguồn nước tưới ............................86
3.6.2.4. Giải pháp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật...................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................88
1. Kết luận.......................................................................................................88
2. Khuyến nghị ...............................................................................................89


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Diễn giải

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNC

Công nghệ cao

HTX

Hợp tác xã

KLN

Kim loại nặng

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

QCCP


Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RAT

Rau an toàn

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VietGap

Vietnamese good agricultural – Thực hành sản xuất

VSV

Vi sinh vật

WHO

World health organization – Tổ chức y tế thế giới



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980–2010 .. 4
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010............. 5
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980–2010 .. 7
Bảng 1.4. Tình hình ơ nhiễm Kim loại nặng trong đất tại Hà Nội .......................... 8
Bảng 1.5. Hàm lượng KLN trong một số loại phân bón vùng trồng rau Hà Nội .... 13
Bảng 1.6. Tác hại của một số Kim loại nặng đến cơ thể con người........................ 20
Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu đất tại khu vực nghiên cứu ............................... 28
Bảng 2.2. Số lượng mẫu nước, mẫu phân và mẫu rau được lấy.............................. 29
Bảng 3.1. Tình hình tài nguyên đất tại huyện Thanh Trì......................................... 44
Bảng 3.2. Phân bố sử dụng đất trong tồn huyện Đơng Anh .................................. 45
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất rau an toàn qua các năm .............................................. 48
Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau chính tại xã Duyên Hà . 49
Bảng 3.5. Tình hình sản xuất rau của HTX Quan Âm ............................................ 52
Bảng 3.6. Diện tích một số cây rau chính trên địa bàn HTX Yên Nhân ................. 52
Bảng 3.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu KLN trong đất trồng rau.................... 54
Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm lượng Nitơ tổng số trong đất trồng rau .............. 58
Bảng 3.9. Hàm lượng VSV trung bình tại mỗi điểm lấy mẫu đất trồng rau............ 61
Bảng 3.10. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong phân hữu cơ ........................... 63
Bảng 3.11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nguồn nước tưới..................... 66
Bảng 3.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong các loại rau............................. 71
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng phân hữu cơ............................................................. 74
Bảng 3.14. Tình hình sử dụng phân đạm................................................................. 76
Bảng 3.15. Tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ............................................. 78


viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỔ
Đồ thị 3.1. Hàm lượng Cadimi trong đất trồng rau chuyên canh ........................ 55
Đồ thị 3.2. Hàm lượng Chì trong đất trồng rau chuyên canh ............................... 55
Đồ thị 3.3. Hàm lượng Đồng trong đất trồng rau chuyên canh ........................... 56
Đồ thị 3.4. Hàm lượng Kẽm trong đất trồng rau chuyên canh............................. 57
Đồ thị 3.5. Hàm lượng Nitơ tổng số trong một số mẫu đất phù sa ...................... 59
Đồ thị 3.6. Hàm lượng Nitơ tổng số trong một số mẫu đất Xám bạc màu ......... 60

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội ................................................. 34


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Người dân tưới nước cho rau
Hình 2: Người dân thu hoạch rau
Hình 3: Phun thuốc BVTV cho rau
Hình 4: Ruộng trồng đậu xanh
Hình 5: Che nilon cho rau mới trồng
Hình 6: Ruộng rau bẫy, bả Protein
Hình 7: Phân gà sử dụng để trồng rau
Hình 8: Biển hiệu khu sản xuất RAT
Hình 9: Lấy mẫu nước
Hình 10: Lấy mẫu phân
Hình 11: Xác định tọa độ bằng GPS
Hình 12: Lấy mẫu đất
Hình 13: Bình phun thuốc BVTV
Hình 14: Thùng chứa vỏ thuốc BVTV
Hình 15: Trạm cấp nước sản xuất RAT

Hình 16: Điểm sơ chế RAT


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà Khoa học Môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ơ nhiễm
nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí thì ơ nhiễm đất cũng là vấn đề đáng báo động hiện
nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hóa học. Đất bị ơ nhiễm khơng
những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản mà còn
gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người và sinh vật.
Trong tự nhiên, mơi trường đất có vai trị như một hệ sinh thái hồn chỉnh,
là nơi tạo ra các sản phẩm cây trồng cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho
con người. Nhưng hiện nay, môi trường đất các vùng trồng rau chuyên canh tại Hà
Nội nói riêng và cả nước nói chung, đang bị đe dọa bởi các yếu tố ơ nhiễm do tích
lũy những chất độc qua các mùa vụ và những hoạt động khác của con người.
Nước ta có khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa được thiên nhiên ưu đãi nên có
nguồn rau, quả dồi dào quanh năm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ rau của người dân
vẫn rất lớn. Vì vậy, rau được trồng ở nhiều nơi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng, trong đó nổi bật một số khu vực chuyên canh rau với sản lượng lớn tại một
số tỉnh như: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định,…v.v.
Hà Nội, là một địa bàn có nhu cầu tiêu thụ lượng rau hàng ngày rất lớn, do
đó đã hình thành các vùng chuyên canh rau với diện tích lớn, thường tập trung ở
các huyện ngoại thành như: Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Thanh Trì,…v.v.
Rau là cây trồng rất quan trọng trong đời sống, kinh tế, xã hội. Trong khẩu
phần ăn hàng ngày của con người, rau xanh là một phần khơng thể thiếu. Cây rau
có vai trị lớn trong phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ
cấu kinh tế. Ngày nay, rau xanh và các sản phẩm chế biến từ rau xanh được sử
dụng rộng rãi. Sản lượng rau hàng năm tăng dần và loại rau cũng phong phú đa
dạng hơn, đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.


Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận, người sản xuất đã áp dụng các biện
pháp khác nhau nhằm nâng cao năng suất như: Sử dụng phân hóa học, hóa chất


2
bảo vệ thực vật, các chất điều tiết sinh trưởng,…v.v. Việc sử dụng quá nhiều
các hợp chất hóa học này là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn
đất, nước, khơng khí và làm chất lượng rau giảm sút, nhất là dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật và kim loại nặng đã được tích lũy lại trong sản phẩm rau mà hàng
ngày con người sử dụng, từ đó trực tiếp tác động xấu tới sức khỏe người tiêu
dùng. Vì vậy, người tiêu dùng rất lo ngại và quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn
thực phẩm trong rau. Hơn nữa, nếu để tình trạng đất bị ơ nhiễm trong thời gian
dài sẽ làm hệ sinh vật đất bị biến đổi, đất bị suy thoái, giảm năng suất cây trồng
thậm chí mất khả năng sản xuất.
Từ tình hình thực tế của các vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội, cũng
như nhu cầu sử dụng rau an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường
sống. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá các tác động từ hoạt động trồng rau chuyên
canh là một viêc làm quan trọng và cần thiết nhằm xác định cơ sở khoa học và thực
tiễn cho việc sản xuất rau an toàn tại các vùng chun canh rau. Vì vậy, tơi thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số vùng trồng rau
chuyên canh tại Hà Nội”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số vùng trồng rau
chuyên canh tại Hà Nội;
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đất
trồng rau chun canh, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường và phát triển bền
vững các khu vực chuyên canh rau.


3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các kiến thức về ô nhiễm môi trường đất, các tác nhân gây ô
nhiễm tại một số vùng trồng rau chuyên canh của Hà Nội cũng như trên cả nước;
- Nắm vững các kỹ thuật trong điều tra, đánh giá môi trường đất;
- Lựa chọn bộ chỉ tiêu định lượng và định tính phù hợp để đánh giá được
chất lượng mơi trường đất trên địa bàn nghiên cứu;


3
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra, thu thập phải có độ tin cậy, chính xác,
trung thực và khách quan phản ánh đúng hiện trạng khu vực nghiên cứu;
- Các giải pháp đề ra phải có tính thực tiễn, khả thi tại khu vực nghiên cứu
để cải thiện và nâng cao chất lượng đất, chất lượng rau, bảo vệ sức khỏe con người
và bảo vệ môi trường.

4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ hơn những tác động đến môi
trường đất một số vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số
giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn, bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững cho khu vực.
Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được những tác động của hoạt động nơng nghiệp đến mơi trường
đất, góp phần phát triển chiến lược phịng ngừa nhằm hạn chế ơ nhiễm môi trường
đất đối với các hệ thống nông nghiệp chuyên canh rau, bảo vệ sức khỏe cho nông
dân và người tiêu dùng;
- Khắc phục hiện trạng đất nông nghiệp bị ơ nhiễm để có tầm nhìn xa đối với
việc quy hoạch những vùng sản xuất rau an toàn, đặc biệt theo hướng VietGAP;
- Tuyên truyền về tác hại của rau bị ô nhiễm kim loại nặng, Nitrate, vi sinh
vật gây bệnh,... ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhằm hướng người dân thực

hiện sản xuất rau an tồn;
- Góp phần khuyến cáo nơng dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thưc vật
hợp lý để vừa bảo đảm năng suất, chất lượng vừa bảo vệ môi trường.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống của con người, cung
cấp phần lớn khống chất và vitamin, góp phần cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
hàng ngày. Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu của nhiều
nước trên thế giới. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới trồng rau với diện tích lớn,
tại các nước phát triển tỷ lệ cây rau/cây lương thực là 2/1, còn ở các nước đang
phát triển tỷ lệ này là 1/2.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới giai đoạn 1980 - 2010
Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1980
1990
2000
2006
2007

8.066,84

10.405,27
14.572,54
17.192,59
17.276,08

106,11
134,89
146,84
141,71
142,24

85.597,24
140.356,69
213.983,18
243.631,02
245.731,56

6 2008
7 2009
8 2010

17.624,38
17.881,68
18.075,29

141,68
138,70
132,88

TT Năm

1
2
3
4
5

249.702,20
248.026,11
240.177,29
(Nguồn: FAO statistic, 2011) [12]

Số liệu bảng 1.1 cho thấy, diện tích rau trên thế giới khơng ngừng tăng.
Năm 1980 toàn thế giới trồng được 8.066.840 ha; năm 1990 là 10.405.270 ha, tăng
2.338.430 ha (trung bình 1 năm tăng 233.843 ha). Năm 2000 diện tích rau của thế
giới đạt 14.572.540 ha, tăng 4.167.270 ha (trung bình 1 năm tăng 416.727 ha).
Năm 2010 trồng được 18.075.290 ha; tăng 3.502.750 ha so với năm 2000 (trung
bình 1 năm tăng 350.275 ha); tăng 7.670.020 ha so với năm 1990 và tăng
10.008.450 ha so với năm 1980.
Năng suất rau của thế giới không ổn định qua các năm. Năm 1980 năng suất
rau chỉ đạt 106,11 tạ/ha; năm 1990 là 134,89 tạ/ha, tăng 28,78 tạ/ha. Năm 2000 có
năng suất rau cao nhất, đạt 146,84 tạ/ha, tăng 11,95 tạ/ha so với năm 1990 và


5
40,70tạ/ha so với năm 1980. Sau năm 2000 năng suất rau có xu hướng giảm dần,
tuy mức độ khơng nhiều nhưng cũng là con số đáng lo ngại cho ngành trồng rau.
Năm 2010 năng suất rau trên thế giới chỉ đạt 132,88 tạ/ha, giảm 13,96 tạ/ha so với
năm 2000 và giảm 2,01 tạ/ha so với năm 1990.
Sản lượng rau của thế giới đạt cao nhất vào năm 2008 là 249.702.200 tấn,
tăng 35.719.020 tấn so với năm 2000; tăng 109.345.500 tấn so với năm 1990 và

164.104.960 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản lượng rau chỉ còn
240.177.290tấn, giảm 9.524.910 tấn so với năm 2008.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục năm 2010
TT

Vùng, châu lục

1
2
3
4
5
6

Châu Á
Châu Phi
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Đại Dương
Vùng Đơng Nam Á

Diện tích
(nghìn ha)
14.110,82
2.747,52
642,37
541,62
32,97
1.812,37


Năng suất
(tạ/ha)
145,54
61,39
168,03
121,57
167,16
130,30

Sản lượng
(nghìn tấn)
205.368,87
16.867,03
10.793,74
6.584,47
551,13
23.615,18

(Nguồn: FAO statistic, 2011) [12]

Tình hình sản xuất rau của các châu lục biến động khá lớn. Châu Á có diện
tích trồng rau lớn nhất thế giới. Năm 2010 toàn châu lục trồng được 14.110.820 ha,
chiếm 78,07% diện tích rau của thế giới. Châu Phi có diện tích trồng rau lớn thứ
hai, đạt 2.747.520 ha, bằng 19,47% diện tích rau của châu Á. Châu Đại Dương có
diện tích trồng rau thấp nhất thế giới, chỉ có 32.970 ha, bằng 0,23% diện tích rau
của châu Á.
Mặc dù, châu Á có diện tích trồng rau lớn nhất thế giới nhưng năng suất rau
chỉ đứng hàng thứ ba trong các châu lục. Năm 2010 năng suất rau của châu Á đạt
145,54 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của thế giới là 12,66 tạ/ha. Châu Âu có
năng suất rau cao nhất thế giới, đạt 168,03 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của

thế giới là 35,15 tạ/ha và cao hơn năng suất rau của châu Á là 22,49 tạ/ha. Châu
Phi có năng suất rau thấp nhất thế giới, chỉ đạt 61,39 tạ/ha, bằng 46,2% năng suất
rau của thế giới và bằng 42,18% năng suất rau của châu Á.


6
Do có diện tích trồng rau lớn nên sản lượng rau của châu Á cao nhất đạt
205.368.870 tấn, chiếm 85,51% sản lượng rau của thế giới. Châu Phi có sản lượng
rau đứng thứ hai đạt 16.867.030 tấn, chiếm 7,02% sản lượng rau của thế giới và
bằng 8,21% sản lượng rau của châu Á. Châu Đại Dương mặc dù có năng suất rau
cao thứ hai thế giới nhưng do diện tích gieo trồng ít nên sản lượng thấp nhất, chỉ
bằng 0,23% sản lượng rau của thế giới và bằng 0,27% sản lượng rau của châu Á.
Vùng Đơng Nam Á có diện tích trồng rau khá lớn, năm 2010 tồn vùng
trồng được 1.812.370 ha, bằng 12,84% diện tích rau của châu Á và bằng 10,03%
diện tích rau của thế giới. Năng suất rau của vùng cũng xấp xỉ năng suất bình quân
của thế giới, đạt 130,3 tạ/ha; sản lượng đạt 23.615.180 tấn, chiếm 11,5% sản lượng
rau của châu Á và chiếm 9,83% sản lượng rau của thế giới.
Ở các nước phát triển, cơng nghệ sản xuất rau được hồn thiện ở trình độ
cao. Sản xuất rau an tồn trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen
thuộc. Điển hình, ở Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “rau xanh sinh thái” và “trái
cây sinh thái” để phục vụ nhu cầu rau quả cho người tiêu dùng. Một số nước như
Singapore, Thái Lan, Hồng Kông đã phát triển mạnh trong cơng nghệ sản xuất rau
an tồn, để phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

1.1.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Việt nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 80 đến vĩ tuyến 230, với các vùng
sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới ở miền
Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Vì vậy, Việt nam có điều kiện tự nhiên và
khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại rau, quả.
Rau được sản xuất ở nước ta theo 3 phương thức: Quảng canh, chuyên canh

theo hướng hàng hóa ở các vùng trồng rau tập trung và luân canh với cây trồng
khác ở vụ đông.
Sản xuất rau ở nước ta ngày càng gia tăng về diện tích và chủng loại, các
vùng chuyên canh rau lớn chủ yếu tập trung ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp và
dọc theo vành đai của các thành phố lớn và khu đô thị đông dân để cung cấp cho
dân cư đơ thị, với tổng diện tích ước tính khoảng 40% tương đương với 113.000 ha


7
và 48% sản lượng rau toàn quốc tương đương với 153 triệu tấn. Các loại rau này
được sản xuất và tiêu dùng tại thị trường nội địa [7].
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Năm
1980
1990
2000
2006
2007
2008

2009
2010

Diện tích(ha)
220.000
261.100
452.900
536.914
531.257
529.851
524.937
553.500

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
98,84
2.164.800,0
112,35
2.933.458,5
124,36
5.632.264,4
118,83
6.380.149,1
123,47
6.559.430,2
117,06
6.202.435,8
120,27
6.313.417,3
121,64
6.732.774,0

(Nguồn: FAO statistic, 2011) [12]

Số liệu bảng 1.3 cho thấy, trong những năm gần đây diện tích trồng rau của
nước ta tăng lên rõ rệt. Năm 1980 cả nước trồng được 220.000 ha; năm 1990 là
261.100 ha, tăng 41.100 ha. Năm 2000 diện tích trồng rau của nước ta tăng kỷ lục,
đạt 452.900 ha, tăng 191.800 ha so với năm 1990, tăng 232.900 ha so với năm
1980. Năm năm trở lại đây diện tích trồng rau của nước ta biến động thất thường,
năm 2006 cả nước trồng được 536.914 ha, tăng 84.014 ha so với năm 2000. Tuy
nhiên, năm 2008 diện tích rau bị giảm nhẹ đến năm 2010 diện tích trồng rau mới
tăng trở lại đạt 553.500 ha.
Năng suất rau của nước ta có xu hướng biến động gần giống năng suất rau
của thế giới. Năm 1980 năng suất rau chỉ đạt 98,84 tạ/ha; năm 1990 đạt 112,35
tạ/ha và năm 2000 đạt cao nhất là 124,36 tạ/ha. Giai đoạn 2006 – 2010 năng suất
rau biến động thất thường, năm 2008 có năng suất rau thấp nhất là 117,06 tạ/ha,
năm 2010 năng suất rau tăng lên đạt 212,64 tạ/ha nhưng vẫn thấp hơn 1,83 tạ/ha so
với năm 2007; thấp hơn 2,72 tạ/ha so với năm 2000.
Tuy nhiên, sản lượng rau vẫn tăng lên đáng kể qua các giai đoạn. Năm 1980
cả nước thu được 2.164.800,0 tấn; năm 1990 là 2.933.458,5 tấn tăng 768.658,5 tấn
so với năm 1980 (trung bình tăng 76.865,85 tấn/năm). Năm 2000 sản lượng rau đạt
5.632.264,4 tấn; tăng 2.698.805,9 tấn/năm so với năm 1990 (trung bình tăng


8
269.880,59 tấn/năm), tăng 3.467.464,4 tấn so với năm 1980. Năm 2010 sản lượng
rau của nước ta cao nhất, đạt 6.732.774,0 tấn, tăng 1.100.509,6 tấn so với năm
2000 (trung bình tăng 110.050,96 tấn/năm, thấp hơn giai đoạn 1990 - 2000).
Đồng Bằng Sông Hồng là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước, chiếm
khoảng 29% sản lượng rau tồn quốc. Đơng Bằng Sông Cửu Long là vùng trồng
rau lớn thứ hai trên cả nước, chiếm 23% sản lượng rau toàn quốc. Đà Lạt, Tây
Nguyên cũng là các vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu

tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Các tỉnh Miền Bắc nước ta bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng
hoá tập trung với những sản phẩm có giá trị cao như: Rau, quả, hoa, thịt, sữa...v.v.
Tuy diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể, nhưng kèm theo sự tăng lên về diện
tích là sự bất ổn về chất lượng rau và nạn ô nhiễm môi trường.

1.2. Một số vấn đề môi trường trong sản xuất rau chuyên canh
1.2.1. Hiện trạng môi trường tại các vùng trồng rau chuyên canh
Kết quả phân tích kim loại nặng trong đất trồng rau với 733 mẫu đất ở 478
địa điểm trên địa bàn 112 xã, phường thuộc Hà Nội cũ trong các năm 2006, 2007
được trình bày trong bảng 1.4:

Bảng 1.4. Tình hình ơ nhiễm kim loại nặng trong đất tại Hà Nội
TT

Chỉ tiêu
phân tích

Địa điểm kiểm tra
Đơng
Anh

Gia Lâm –
Long Biên

2

Tổng số mẫu
229
141

đã thu thập
Số mẫu vượt ngưỡng tối đa cho phép
Asen
0
0
Thủy ngân
0
0

3

Kẽm

I
II
1

4 Cadimi
5 Chì
6 Đồng
7 Đồng + Chì
8 Cd + Cu + Pb
Tổng mẫu ơ nhiễm

0
0
0
2
9
0

11

0
0
0
13
6
0
19

Thanh Trì - Sóc
Hồng Mai Sơn

Từ
Liêm

Tổng
cộng

193

84

86

733

0

0


0

0

0

0

0

0

0
0
0
0
2
0
0
2
0
0
1
1
14
0
17
46
8

0
0
23
1
0
0
1
25
0
18
73
Nguồn: Tạ Văn Cường (2009) [3]


9

Số liệu bảng 1.4 cho thấy, trong số các mẫu đất đã được phân tích, có 23
mẫu vượt q giới hạn tối đa cho phép đối với cả đồng và chì, tập trung tại các địa
phương: Đơng Anh, Gia Lâm - Long Biên và Thanh Trì - Hồng Mai. Đặc biệt có
01 mẫu tại Thanh Trì vượt q giới hạn tối đa cho phép đối với 3 nguyên tố là
Cadimi, Đồng và Chì.
Kết quả nghiên cứu xác định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của Hà
Nội thực hiện trong hai năm 2006 - 2007 đã cho thấy: Trong tổng số 478 vùng sản
xuất rau của Hà Nội (cũ) có 52 vùng (diện tích 693,2 ha canh tác, chiếm 26,2%
tổng diện tích rau của Hà Nội cũ) có hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước tưới
vượt ngưỡng quy định cho phép. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng rau ở những
vùng này về hàm lượng kim loại nặng chưa được thực hiện đầy đủ [3].
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị; sự phát thải các chất gây ô nhiễm
từ hoạt động công nghiệp qua khơng khí và nước; việc sử dụng lượng lớn phân hố
học, thuốc trừ sâu và các chất kích thích sinh trưởng hàng năm là những ngun

nhân chính dẫn đến ơ nhiễm và suy thoái các vùng đất canh tác, gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Ơ nhiễm mơi trường đất ln là yếu tố cản trở lớn nhất trong việc lựa chọn
các vùng đất để sản xuất rau an tồn. Việc ơ nhiễm nguồn đất là nguyên nhân cơ
bản dẫn tới dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh, thuốc bảo vệ thực vật…
vượt tiêu chuẩn cho phép trong các sản phẩm rau. Một diện tích đáng kể đất nơng
nghiệp ven đơ thị và các khu công nghiệp bị ô nhiễm các kim loại nặng do sử dụng
các nguồn nước thải để tưới.
Tại một số vùng ven đơ thị có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa
sang trồng các loại rau màu khác có mức độ đầu tư thâm canh cây trồng cao hơn
rất nhiều. Việc sử dụng phân bón và hoá chất BVTV ở mức cao đã gián tiếp để lại
trong đất dư lượng VSV gây bệnh và hóa chất BVTV đáng kể, gây độc hại cho sản
xuất nông nghiệp và mơi trường đất.
Q trình thâm canh, với sự có mặt tràn lan, mất cân đối các chất hóa học,
phân chuồng tươi, thuốc BVTV đã làm tăng lượng Nitrate và các chất độc hại dư
thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ sinh ATTP, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.


10

Hơn nữa, về lâu dài đất ngày càng bị chai cứng do dùng nhiều phân hóa học,
tính đệm của đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm môi trường sản xuất sẽ dẫn
đến hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn nước
ngầm đang dần dần bị ô nhiễm, làm tăng nguy cơ thiếu tài nguyên nước sạch xung
quanh đô thị. Ðiển hình các ngun tố Nitơ, Photpho, Kali, hóa chất BVTV và
phân bón hữu cơ khi thâm nhập vào mương máng, ao hồ, kênh mương, mạch nước
ngầm, gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng hoá chất BVTV cao nên khối lượng thuốc
nhập khẩu tăng từ 1300 – 15000 tấn/năm. Nông dân vùng ngoại thành Hà Nội
thường áp dụng lượng phun cao gấp 1,7 - 2,4 lần so với khuyến cáo được phép sử

dụng. Nông dân sử dụng 25 hoạt chất trừ sâu với trên 35 tên thương mại khác
nhau, thuốc BVTV dùng cho lúa và màu rất đa dạng. Vì mục tiêu kinh tế, người
dân cịn sử dụng cả nhiều loại thuốc cấm sử dụng và phun rất nhiều lần trong mỗi
vụ, ô nhiễm sản phẩm nông nghiệp vẫn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chỉ mang tính
cục bộ và trong từng thời điểm. Hệ sinh thái bị biến động, một số loài bị tiêu diệt.
Một số phân tích cho thấy hàm lượng các KLN và Nitơ, Photpho trong nước
tưới, ruộng lúa, ao nuôi cá ở nhiều vùng ven đô thị lớn cao hơn hẳn mức cho phép.
Các nguyên tố này được rau xanh hấp thụ sẽ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Kết quả phỏng vấn nông dân xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội của Nguyễn
Xuân Hải và Dương Tú Oanh (2006) như sau: Ngồi việc sử dụng một lượng lớn
phân bón hữu cơ, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV xảy ra phổ biến thông qua việc
tự hỗn hợp các loại thuốc không theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì về nồng
độ và thời gian cách ly thuốc hoặc tăng nồng độ thuốc lên 2 - 3 lần nhằm tăng phổ
tác động đến đối tượng dịch hại, tình trạng lưu thơng và sử dụng một số loại thuốc
cấm vẫn diễn ra. Nơng dân cịn hạn chế về kiến thức sử dụng thuốc BVTV và
không chấp hành các quy định về an toàn lao động khi sử dụng thuốc [5].
Trong thực tế hiện nay, đất nông nghiệp ở vùng lân cận các khu nhà máy,
khu công nghiệp đã bị ô nhiễm KLN ở nhiều mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến
hàm lượng Chì tích lũy trong sản phẩm khác nhau. Các loại rau ăn lá có khả năng
hấp thụ KLN lên cây khá dễ dàng. Nồng độ KLN trong đất càng tăng thì lượng hấp
thụ lên cây càng lớn.


11

Đất, nước và khơng khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con
người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn đến
sự phát triển của xã hội loài người, nếu chúng ta khơng có biện pháp từ hơm nay,
chúng ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.


1.2.2. Vấn đề chất lượng rau tại các vùng trồng rau chuyên canh
Tại Việt Nam, việc sản xuất rau quả an tồn vẫn cịn nhiều bất cập như:
Diện tích đất trồng rau an tồn cịn thấp, đất sản xuất cịn manh mún, quy trình sản
xuất chưa đồng nhất giữa các địa phương, chưa hình thành các vùng tập trung lớn
để cung cấp nguyên liệu ổn định cho thị trường, năng xuất chưa cao, thiếu cơ chế
chính sách khuyến khích, rất ít doanh nghiệp tham gia, thiếu sự liên kết giữa các
địa phương và chất lượng nguyên liệu còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu của người
tiêu dùng, đặc biệt là xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 11.000 ha đất trồng rau, trong đó chỉ
có hơn 3.300 ha đất trồng rau an toàn. Sản lượng rau an toàn đạt 131.000 tấn/năm
đáp ứng được 14% nhu cầu thị trường Hà Nội, còn 84% là rau chưa được kiểm
nghiệm về mức độ an tồn.
Tình trạng rau sản xuất khơng đảm bảo vệ sinh ATTP cịn khá phổ biến do
bón thiên về phân vơ cơ, phân chuồng chưa qua xử lý, nước tưới không đảm bảo
sạch và sử dụng thuốc BVTV khơng theo quy định. Có nhiều sự kiện liên quan đến
chất lượng rau tại Hà Nội ở các xã, phường như: Vụ việc rau ở Hoàng Liệt (Hồng
Mai), Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì)...v.v.
Tình trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác rau tại Phường Hoàng Liệt,
Hoàng Mai, Hà Nội chưa an toàn: 23,3% số dân được phỏng vấn khơng biết cách
sử dụng thuốc an tồn, trong số người dân có hiểu biết thì chỉ có 53,3% được tập
huấn qua lớp học, số cịn lại do họ tự tìm hiểu; 76,7% người phun thuốc khơng có
dụng cụ chun dùng để pha thuốc; 20% số người phun vứt bỏ ngay tại chỗ các
bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV; 86,7% số người đi phun rửa dụng cụ ngay tại
giếng và các nguồn nước ăn, sinh hoạt [9].
Hơn nữa, do sử dụng nhiều đạm để bón cho rau nên hàm lượng Nitrate tích
lũy trong cải bắp ở mức từ 500-1000 mgNO3-/kg và rau cải từ 2.475–
3.358mgNO3-/kg vượt hơn hai lần so với tiêu chuẩn cho phép [9].


12


Nghiên cứu hàm lượng Cadimi và Chì trong rau vùng ven Hà Nội cho thấy:
Hàm lượng Cadimi trong bắp cải, cải xanh, cải bao là 0,009 - 0,019 mg/kg, trong
một số loại rau ăn quả là 0,009 - 0,014 mg/kg, trong một số loại rau ăn thân và ăn
củ từ 0,009 - 0,014 mg/kg và trong nhóm rau gia vị là 0,009 - 0,028 mg/kg. Kết
quả nghiên cứu hàm lượng KLN trong rau cho thấy: Khu vực Đông Anh và Gia
Lâm một số loại rau gia vị đã bị nhiễm bẩn nhẹ Cd cịn Khu vực Thanh Trì bị
nhiễm bẩn Cd và một số nguyên tố như Pb, Hg, thậm chí có những mẫu rau hàm
lượng Cd vượt q 5 lần tiêu chuẩn cho phép [13].
Theo Nguyễn Thị An Hằng (1998) thì hàm lượng KLN trong các loại rau tại
hai khu vực Văn Điển và khu công nghiệp Hanel dao động đối với Cu từ 1,17 4,43mg/kg; Pb từ 0,026 - 3,49 mg/kg; Zn từ 1,08 - 43,19 mg/kg; Cd từ 0,0007 0,0125 mg/kg; Hg từ 0,0002 - 0,002 mg/kg. So sánh với ngưỡng cho phép các kim
loại nặng trong rau quả tươi theo WHO cho thấy hàm lượng ba KLN: Cu, Pb và Zn
đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong một số loại rau ở hai khu vực nói trên [6].
Theo thống kê của cục vệ sinh ATTP trong giai đoạn 2001 - 2006 đã xảy ra
1358 vụ ngộ độc thực phẩm, mắc độc 34.410 người, tử vong 379 người, chiếm tỷ
lệ 1,1%. Kết quả điều tra cho thấy, các vụ nhiễm khuẩn E.Coli do nhiễm từ phân
bón chiếm từ 50 - 90% các trường hợp, còn lại là do nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân ngộ độc do sử dụng hóa chất trong sản xuất rau [20].
Tình trạng rau bị ơ nhiễm do thuốc BVTV, Nitrate, KLN và VSV gây hại đã
ở mức báo động từ nhiều năm nay. Kết quả phân tích dư lượng các chất độc hại
trong rau của Cục BVTV và Viện BVTV trong thời gian gần đây cho thấy: Có tới
30 – 50% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, KLN, Nitrate và VSV gây bệnh
vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những ngun nhân chính gây nên tình
trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Đồng thời, cũng là một trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính đưa đến các bệnh hiểm
nghèo như ung thư hiện nay ngày càng nhiều [20].
Sản xuất rau hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống nên chất
lượng rau chưa đảm bảo. Do đó, chủ chương của Thành phố là đẩy nhanh việc xây
dựng các vùng sản xuất RAT, nhằm đảm bảo an tồn cho người sử dụng, người sản
xuất và mơi trường sinh thái.



13

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố, diện tích sản xuất RAT chiếm khoảng 20
- 25% diện tích canh tác rau, tập trung chính ở các huyện ngoại thành như: Đơng
Anh, Gia Lâm, Thanh Trì,...v.v. Lượng rau an tồn chiếm khoảng 15 - 20% sản
lượng rau của toàn Thành phố. Thành phố đang xây dựng các dự án nông nghiệp
công nghệ cao như: Mơ hình rau, hoa chất lượng cao ở Từ Liêm 16 ha với vốn đầu
tư 24 tỷ đồng, mơ hình nơng nghiệp CNC Nam Hồng 30 ha, Kim Sơn 15 ha,...v.v.
Tại Hà Nội, hiện có 37 HTX sản xuất RAT, tập trung tại Đơng Anh, Sóc
Sơn, Từ Liêm,...v.v. Trong đó, một số HTX thực hiện tốt quy trình sản xuất RAT
trong những năm qua và được cấp chứng nhận sản xuất RAT (mơ hình quản lý sản
xuất, đăng ký thương hiệu có mã vạch và hệ thống tiêu thụ sản phẩm RAT).

1.2.3. Các nguyên nhân gây ONMT đất các vùng trồng rau chuyên canh
1.2.3.1. Ô nhiễm đất do một số Kim loại nặng
Trong quy trình sản xuất rau, mặc dù đã chọn vùng không bị ô nhiễm KLN
nhưng một số yếu tố khách quan trong quá trình sản xuất có thể đưa nguồn KLN vào
đất nơng nghiệp từ thuốc BVTV, nước tưới, bụi khí quyển, giao thơng… và đặc biệt
từ phân bón.
Hàm lượng kim loại nặng có trong một số loại phân bón hữu cơ cho vùng trồng
rau tại Hà Nội khá cao. Được thể hiện qua bảng 1.5:

Bảng 1.5. Hàm lượng KLN trong một số loại phân bón cho vùng trồng rau
Hà Nội (mg/kg)
STT
1
2
3

4
5
6
7

Loại phân
Phân lợn
Phân bắc
Phân bị
Hữu cơ sơng Gianh
Phân gà
Phân trâu
Phân vi vi sinh

Cu
249,1
36,6
67,1
40,9
64,3
10,4
-

Pb
14,2
23,5
20,0
29,4
16,1
5,3

-

Zn
566,8
198,2
152,9
119,5
222,8
60,9
119,5

Cd
0,65
0,91
0,48
0,70
1,49
0,33
-

Nguồn: Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà (2005) [17]
Nguyen Manh Khai (2007) đã nhận xét: Việc sử dụng phân hữu cơ cho sản
xuất nơng nghiệp đã gây tích lũy một lượng lớn các kim loại nặng Cu, Zn, Pb và


14
Cd tổng số trong đất. Nồng độ Cd và Pb trong đất được bón phân gà và Cd trong
đất bón phân lợn cao hơn nhiều so với đối chứng không bón hai loại phân này [26].
Khi bón vào đất, giả sử với loại phân lân có hàm lượng KLN tương đối thấp,
với cơng thức phân lân là 60, khi bón cho 1 ha đất đã vơ tình đưa vào mơi trường 105

mg Asen; 1,2 g Chì; 660 mg Cadimi và 21 mg Thủy ngân. Có thể thấy với lượng như
vậy là không nhiều, tuy nhiên xét về lâu dài, hàng năm cứ đưa 3 - 4 lần như trên cho
3- 4 vụ rau và trong nhiều năm thì sẽ phải đối mặt với một lượng KLN khá lớn trong
đất ở tương lai.
Chúng ta đều biết rau xanh có vai trị quan trọng trong cuộc sống, vì vậy sự
tích lũy KLN là một khía cạnh đang được quan tâm. KLN tích lũy trong các sản
phẩm rau quả tươi thông qua nhiều con đường khác nhau như: Quá trình canh tác,
KLN xâm nhập vào rau quả qua phân bón, đặc biệt là phân rác thải chứa KLN tỷ lệ
rất cao. Phân hoá học N, P, K được sản xuất từ nguyên liệu khai thác mỏ tất cả các
nguyên liệu này đều có tỷ lệ nhất định các KLN. Hoạt động công nghiệp cũng là
một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường
đất, đặc biệt là ô nhiễm KLN.
Trong thành phần một số thức ăn tổng hợp (gia súc, gia cầm) qua điều tra có
hàm lượng Đồng và kẽm biến động: Cu: 182,9 - 308,9 mg/kg; Zn: 385,4 705,4mg/kg. Tùy vào loại thức ăn mà gia súc, gia cầm sử dụng một phần sẽ thải ra
môi trường theo phân bón từ chăn ni. Hàm lượng Đồng, Kẽm tích luỹ trong đất
và trong rau xà lách, cải ngọt, cải xanh trong các thí nghiệm biến thiên cùng chiều
với liều lượng phân chuồng sử dụng. Kết quả điều tra, phân tích và thí nghiệm đã
chứng tỏ phân chuồng có nguồn gốc từ thức ăn tổng hợp là một trong những
nguyên nhân gây tích lũy kim loại nặng trong đất [8].
Nguyễn Xuân Hải và Tô Thị Cúc (2005), bước đầu xác định được nguyên
nhân ô nhiễm chủ yếu tại vùng thâm canh rau xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà
Nội là do quá trình thâm canh rau lâu năm với việc sử dụng lượng lớn phân gà,
trung bình sử dụng 33.800 kg phân gà/ha/năm và hàm lượng Cd trong phân gà tại
địa phương là 6,743 mg/kg thì một năm đã làm tăng hàm lượng Cd trong đất ở tầng
mặt là 0,095 mg/kg. Như vậy, liên tục sử dụng phân gà trong quá trình canh tác với
lượng như trên (chưa kể Cadimi có sẵn trong đất nền, trong nước tưới, trong thuốc


×