Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

VẬN DỤNG KĨ THUẬT KWL VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN

VẬN DỤNG KĨ THUẬT
“KNOWN-WANT- LEARNED” (KWL)
VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LÊ NGỌC HÓA

Cần Thơ, tháng 06 năm 2020

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

VẬN DỤNG KĨ THUẬT
“KNOWN-WANT- LEARNED” (KWL)
VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:



HỌ TÊN SINH VIÊN:

TS. LÊ NGỌC HÓA

TRẦN THỊ BÍCH NGÂN
MSSV: B1608461

Cần Thơ, tháng 06 năm 2020

ii


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ Lê Ngọc Hóa. Người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, ln đồng hành và động viên tơi trong suốt q trình làm
luận văn từ lúc lên ý tưởng đề tài đến khi hồn thành.
Tơi trân trọng cảm ơn các thầy cô của bộ môn Giáo dục Tiểu học - Mầm non,
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng giảng dạy, hỗ trợ và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình tìm học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi chân thành cảm ơn gia đình, thầy cố vấn học tập và tập thể lớp Giáo dục Tiểu
học K42 luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, nhưng khả năng và kinh
nghiệm của bản thân cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
tơi rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện


Trần Thị Bích Ngân

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

GV

Giáo viên
Học sinh

HS
HSTH

Học sinh Tiểu học

KWL

Known-Want-Learned

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK


Sách giáo khoa

STT

Số thứ tự

TLĐCH

Trả lời đúng câu hỏi

TLSCH

Trả lời sai câu hỏi

TV

Tiếng Việt

ii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình ảnh

Trang

Hình 1. Sơ đồ KWL (được Ogle xậy dựng vào năm 1986) ........................................ 8
Hình 2. Biểu bảng KWL mẫu ..................................................................................... 9

Hình 3. Hình ảnh minh họa bài đọc “Dế Mèn phiêu lưu kí (TV4- Tập 1)” ............. 35
Hình 4. Hình ảnh minh họa bài “Ơng trạng thả diều (TV4- Tập 1)” ........................ 39
Hình 5. Hình ảnh minh họa bài “Trống đồng Đông Sơn (TV4- Tập 2)” ................. 43
Hình 6. Hình ảnh minh họa bài “Ăng- co Vát (TV4- Tập 2)” .................................. 47
Hình 7. Hình ảnh minh họa bài “Sầu riêng (TV4- Tập 2)” ...................................... 61
Hình 8. Hình ảnh minh họa bài “Chợ Tết (TV4- Tập 2)” ........................................ 65
Hình 9. Hình ảnh minh họa bài “Chuồn chuồn nước (TV4- Tập 2)” ....................... 70
Hình 10. Hình ảnh minh họa HS tiến hành kẻ biểu bảng KWL ............................... 70
Hình 11. Hình ảnh minh họa HS tiến hành tìm hiểu bài........................................... 72
Hình 12. Hình ảnh minh họa HS tìm câu hỏi xây dựng nội dung bài ...................... 73
Hình 13. Bảng KWL bài tập đọc Con chuồn chuồn (sản phẩm của HS 1) .............. 76
Hình 14. Bảng KWL bài tập đọc Con chuồn chuồn (sản phẩm của HS 2) .............. 76
Hình 15. Bảng KWL bài tập đọc Con chuồn chuồn (sản phẩm của HS 3) .............. 77
Hình 16. Bảng KWL bài tập đọc Con chuồn chuồn (Sản phẩm trên bảng lớp) ....... 77
Hình 17. Hình ảnh minh họa bài “Tre Việt Nam (TV4- Tập 1)” ............................. 86
Hình 18. Hình ảnh minh họa bài “Vua Tàu thủy Bạch Thái Bưởi (TV4- Tập 1)” ... 90
Hình 19. Hình ảnh minh họa bài “Đơi giày ba ta màu xanh (TV4- Tập 1)” ............ 94
Hình 20. Hình ảnh minh họa bài “Hoa học trị (TV4- Tập 2)” ............................... 102
Hình 21. Hình ảnh minh họa bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (TV4Tập 2)” ..................................................................................................................... 108
Hình 22. Hình ảnh minh họa bài “Vẽ về cuộc sống an toàn (TV4- Tập 2)” .......... 112
iii


Hình 23. Hình ảnh minh họa cho tiết dạy thực nghiệm (hình 1) ............................ 116
Hình 24. Hình ảnh minh họa cho tiết dạy thực nghiệm (hình 2) ............................ 116

iv


DANH SÁCH BIỂU BẢNG


Biểu bảng 1.1. Biểu bảng KWL minh họa cho bài “Đường đi Sa Pa (TV4- Tập 2)”18
Biểu bảng 1.2. Biểu bảng KWL minh họa cho bài “Thư thăm bạn (TV4- Tập 1)” . 19
Biểu bảng 1.3. Các đơn vị bài học của phân môn Tập đọc lớp 4 ............................. 28
Biểu bảng 1.4. Nội dung tiêu chí của bài đánh giá đọc hiểu .................................... 54
Biểu bảng 1.5. Danh sách các bài Tập đọc dự kiến dạy thực nghiệm ...................... 58

DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Lăng Bình theo mơ
hình cá nhân ............................................................................................................... 12
Sơ đồ 1.2. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Lăng Bình theo mơ
hình nhóm .................................................................................................................. 13
Sơ đồ 1.3. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Thị Hạnh .......... 15
Sơ đồ 1.4. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL theo 6 bước đề tài sử dụng............... 17

v


PHỤ LỤC

1. Một số ví dụ minh họa hoạt đọc dạy học vận dụng kĩ thuật KWL ...................... 84
2. Đáp áp bài kiểm tra đọc hiểu trước thực nghiệm ................................................. 98
3. Đáp áp bài kiểm tra đọc hiểu sau thực nghiệm .................................................... 99
4. Giáo án định hướng dạy thực nghiệm bài Hoa học trò - Xuân Diệu (Tiếng Việt 4, tập
2) ............................................................................................................................. 101
5. Giáo án định hướng dạy thực nghiệm bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm (Tiếng Việt 4, tập 2) ............................................................ 105
6. Giáo án định hướng dạy thực nghiệm bài Vẽ về cuộc sống an toàn - Theo báo Đại
đoàn kết (Tiếng Việt 4, tập 2) ................................................................................. 110

7. Hình ảnh minh họa trong thực nghiệm ............................................................... 115

vi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 6
NỘI DUNG...................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ THUẬT KWL
VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 ................................................... 8
1.1

Cơ sở lí luận................................................................................................... 8

1.2

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 24

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG KĨ THUẬT “KWL” VÀO DẠY PHÂN MÔN TẬP
ĐỌC LỚP 4 ............................................................................................................... 33
2.1

Các cơ sở vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học Tập đọc lớp 4 .............. 33


2.2

Cách thức tiến hành ................................................................................... 34

2.3 Thiết kế hoạt động dạy học vận dụng kĩ thuật KWL vào một số bài Tập
đọc lớp 4 ................................................................................................................. 35
2.4

Những lưu ý khi sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy học Tập đọc lớp 4 .... 51

2.5 Nhận xét về vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy phân môn Tập đọc lớp 4
trên cơ sở lí thuyết ................................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................. 55
3.1

Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 55

3.2

Đối tượng thực nghiệm............................................................................... 55

3.3

Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 55

3.4

Tiến trình thực nghiệm .............................................................................. 55


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 86

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi chữ viết ra đời, nó đã trở thành cơng cụ cho việc lưu trữ tri thức và văn
minh của toàn nhân loại. Nếu ví chữ viết như ổ khóa để cất giữ tri thức thì năng lực đọc
chính là chiếc chìa khóa để mở ổ khóa ấy. Vì vậy, con người muốn tìm tịi, học hỏi, lĩnh
hội kiến thức, kinh nghiệm và thành tựu của nhân loại thì năng lực đọc chính là công cụ
cơ bản mà con người cần trang bị. Biết đọc giúp con người có cơ hội tiếp cận và lĩnh
hội nhiều nguồn tri thức khác nhau để hiểu biết về cuộc sống, về tự nhiên và về chính
bản thân họ. Biết đọc giúp con người làm chủ được các phương tiện văn hóa cơ bản,
giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu được tư tưởng,
tình cảm của họ; từ đấy tình cảm giữa người với người trở nên bền chặt hơn. Biết đọc là
phương tiện để con người đến với thế giới văn chương, đến với các tác phẩm văn học
làm cho đời sống tinh thần, tình cảm của người đọc trở nên phong phú, nhiều cung bậc
cảm xúc hơn, góp phần bồi dưỡng tâm hồn con người, tạo động lực phấn đấu để hồn
thiện bản thân. Con người nếu khơng sở hữu năng lực đọc thì khơng thể nào cập nhật
được những thơng tin hằng ngày trên báo chí; khơng thể tìm hiểu được những kiến thức
có trong sách vở; không hiểu được những nét đẹp, những cái hay, ý nghĩa trong văn thơ;
và khơng có năng lực đọc bạn cũng sẽ mất đi một phương tiện giao tiếp tối ưu. Trong
thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay việc biết đọc và biết cách đọc càng trở nên quan
trọng, cần thiết hơn bao giờ hết.
Năng lực đọc cũng có ý nghĩa to lớn đối với việc học. Đọc chính là cơng cụ để
học tập, giao tiếp và thực hành. Ban đầu trẻ học để đọc và trong suốt cuộc đời về sau trẻ
đọc để học. Ngoài ra, đọc còn giúp trẻ tạo được hứng thú và động cơ học tập, là điều

kiện để hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu. Chính vì vai trị đó mà việc học đọc
có ý nghĩa to lớn đối với HS ở cấp Tiểu học và trở thành một nhiệm vụ cơ bản, địi hỏi
trẻ phải hồn thành tốt ngay cấp học đầu đời.
Hiện nay, kĩ năng đọc của HS tiểu học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của bậc
học. Trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thị Minh Trang (2019) đã tiến hành
thực nghiệm khảo sát về năng lực đọc hiểu của HSTH, kết quả khảo sát cho thấy năng
lực đọc hiểu của các em còn hạn chế, chưa đáp ứng được một số tiêu chí đọc hiểu, cụ
1


thể như: “Nhận biết được chi tiết và nội dung chính. Hiểu được nội dung hàm ẩn của
văn bản với những suy luận đơn giản”, “Tìm được nội dung chính của đoạn văn dựa trên
các câu hỏi gợi ý”, ... Thực trạng này là do GV chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho HS
kiến thức của bài học mà chưa tạo điều kiện cho các em tự phát triển kĩ năng đọc hiểu.
Việc truyền thụ kiến thức chỉ đơn giản là GV đặt ra những câu hỏi có trong SGK, HS
trả lời và GV nhận xét. Việc tạo điều kiện cho HS thắc mắc và nêu ý kiến về bài học vẫn
chưa được chú trọng tới. Năng lực cuối cùng mà HS có được chỉ là việc đọc hiểu ở mức
độ nhận diện sự việc, chi tiết, hình ảnh được hiện rõ trên văn bản, thậm chí các em chưa
biết tóm ý chi tiết để trả lời mà trình bày theo nguyên văn bài đọc [13; tr.41-44].
Nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay, chương trình Giáo dục phổ thông
tổng thể ban hành ngày 27/ 12/ 2018 xác định mục tiêu của chương trình dạy học Ngữ
văn như sau: “Chương trình mơn Ngữ văn giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng
lực thẩm mĩ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; cung cấp hệ thống kiến thức
phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt, để góp phần phát triển vốn học vấn căn
bản của một người có văn hố; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp
nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong
cuộc sống [2; tr.6].
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, nhiệm vụ đổi mới PPDH được đặt ra với yêu
cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương

pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [4].
Các kĩ thuật dạy học tích cực được xây dựng và vận dụng như: Kĩ thuật đặt câu
hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy, kĩ thuật “Known-WantLearned” (KWL)… Việc chọn các kĩ thuật dạy học phù hợp sẽ tăng cao hiệu quả dạy
đọc, góp phần hình thành năng lực đọc cho HS.
Kĩ thuật KWL trong đó K là kiến thức hoặc hiểu biết HS đã có; W là những điều
HS muốn biết; L là những điều HS tự giải đáp hay trả lời là một kĩ thuật dạy đọc tích
cực, hiện đại, nhấn mạnh vai trị tích cực chủ động của người học trong việc đưa ra
nhiệm vụ học tập và thu nhận, khám phá tri thức mới cho bản thân. Sự chủ động, tích
cực đó thể hiện ở chỗ HS nắm rõ được những điều bản thân đã biết về bài học và những

2


điều chưa biết cần khám phá thêm để hoàn thiện kiến thức. Từ đó các em xác định được
động cơ và nhiệm vụ học tập rõ ràng cho bản thân.
Nancy Frey and Douglas Williams (2002) đã nêu: biểu đồ KWL (Ogle, 1986) là
một cách tuyệt với để thu hút HS vào học tập. Mục đích của việc vận dụng kĩ thuật
“KWL” vào dạy học không chỉ là GV đơn thuần truyền đạt kiến thức, giải đáp thắc mắc
cho HS, mà việc vận dụng kĩ thuật này là để góp phần nâng cao vai trò tự học, tự đánh
giá của HS đối với kiến thức thực tiễn của bản thân cũng như những kiến thức mới được
hình thành sau bài học. Từ đó các em có thái độ học tập đúng đắn hơn [18]. Nhận thấy
ưu điểm của của kĩ thuật “KWL” đối với việc dạy đọc, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Vận dụng kĩ thuật Known- Want- Learned (KWL) vào dạy học phân môn Tập đọc
lớp 4” để nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
phân mơn Tập đọc lớp 4 nói riêng và mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Lịch sử nghiên cứu ngồi nước
Trên thế giới đã có một số nhà giáo dục nghiên cứu về việc vận dụng kĩ thuật KWL

vào dạy học nói chung và dạy đọc hiểu nói riêng. Các bài báo khoa học tìm hiểu về kĩ
thuật KWL đều khẳng định hiệu quả tích cực của nó đối với người học. Chúng tơi đã
tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu đề cập đến các cơng trình nghiên cứu như sau:
Donna M. Ogle (1996) đã nêu lên kĩ thuật KWL có thể sử dụng để giảng dạy trên các
dạng bài học cần cung cấp nội dung để góp phần giúp học sinh trở thành người xây dựng
tích cực; giới thiệu về kĩ thuật KWL, cách thức tiến hành, những yêu cầu đối với giáo
viên khi sử dụng kĩ thuật này; ví dụ minh họa về vận dụng kĩ thuật KWL của một nhóm
gồm ba giáo viên trung học Kinda Walker, Beverly Shand và Renee Gray. Trong bài
viết KWL In Action: Secondary Teachers Find Applications that Work, tác giả cũng đã
giới thiệu về kĩ thuật KWL như sau: kĩ thuật KWL là để một giáo viên và học sinh của
mình làm việc cùng nhau. Về việc sử dụng chiến lược, đầu tiên giáo viên dẫn dắt nhóm
thơng qua thảo luận bằng miệng về từng thành phần và sau đó chuyển q trình cho học
sinh tự viết ra những ý tưởng và câu hỏi của riêng họ trên một bảng tính cá nhân. Mục
đích của việc này là giúp học sinh tích cực kết nối giữa những gì họ biết trước đó với
những kiến thức thơng tin có trong văn bản. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn họ nghĩ về
những câu hỏi họ cần và muốn. Cuối cùng để biết thêm thông tin liên quan đến văn bản
học sinh sẽ tìm cách giải quyết những câu hỏi, vấn đề mà chính các em đặt ra [20]. Tuy
3


nhiên bài viết vẫn chưa đề cập đến việc áp dụng kĩ thuật KWL vào dạy học đọc hiểu
trong phân mơn Tập đọc.
Bên cạnh đó, liên quan đến lĩnh vực đọc hiểu Susan Szabo (2006) đã đề cập đến sự
phát triển và vai trò của KWL là giúp giải quyết khó khăn trong vấn đề đọc hiểu và thúc
đẩy việc kết hợp sử dụng KWL với các phương pháp khác [19]. Tuy nhiên bài viết chỉ
hướng đến đối tượng là sinh viên và những người trưởng thành gặp khó khăn trong vấn
đề đọc hiểu.
2.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học như hiện nay, các nhà nghiên cứu
giáo dục Việt Nam cũng đã có những cơng trình, bài viết, các buổi tập huấn nhằm giới

thiệu, triển khai kĩ thuật dạy học tích cực nói chung và kĩ thuật KWL nói riêng:
Trong cuốn “Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở
trường phổ thông” của tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội (2016), các tác
giả đã giới thiệu về các biện pháp hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy
học. Trong đó có đề cập đến việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, một số ví dụ
về thiết kế các hoạt động dạy học Sinh học vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực như:
kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật XYZ và kĩ thuật KWL [15].
Để trình bày và làm rõ hơn cho kĩ thuật KWL trong cuốn “Dạy và học tích cực – Một
số phương pháp và kĩ thuật dạy học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dự án Việt - Bỉ
(2010) các tác giả ngoài việc giới thiệu về một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực, các tác giả cịn trình bày khá đầy đủ về mục tiêu, tác dụng, cách tiến hành và những
lưu ý khi vận dụng kĩ thuật KWL.
Bên cạnh các nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,
những chương trình tập huấn trực tuyến về phương pháp dạy học tích cực của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (2017) đã đề cập đến đổi mới giáo dục phổ thơng và phương pháp dạy
học; trình bày, phân tích, ví dụ minh họa cho các kĩ thuật dạy học tích cực. Trong đó, có
phần trình bày qua các tình huống, video, clip khá cụ thể của tác giả Nguyễn Thị Hạnh
về kĩ thuật KWL – KWLH trong dạy đọc ở tiểu học.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học đều
cho rằng đây là một kĩ thuật hiệu quả cho việc giảng dạy HS. Nó giúp cả HS và GV
4


cùng tích cực hoạt động. Trong đó người giữ vai trò trung tâm sẽ là HS, GV đảm nhận
vai trò hướng dẫn, dẫn dắt HS tìm kiếm, kết nối, thu thập và củng cố lại thông tin, kiến
thức bản thân có được sau một bài học. Từ đó các em không chỉ tự đánh giá bản thân và
rút ra cho mình một thái độ học tập đúng đắn hơn mà còn giữ được vai trò tương tác
giữa HS với HS, giữa HS với GV trong giờ học.
Tuy nhiên cho đến nay, kĩ thuật KWL vẫn chỉ được giới thiệu sử dụng chủ yếu trong
các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc vận dụng kĩ thuật KWL vào

dạy học Tiểu học đặc biệt là trong phân môn Tập đọc vẫn cịn hạn chế. Theo tìm hiểu
của chúng tơi, hầu như chưa có các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về việc vận dụng
kĩ thuật KWL vào dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học. Nhận thấy thực tế đó và cùng
với q trình tìm hiểu, nghiên cứu về yêu cầu cần đạt của phân môn Tập đọc, việc vận
dụng cũng như vai trò của kĩ thuật KWL trong việc dạy và học chúng tơi hồn tồn có
cơ sở tin rằng kĩ thuật KWL phù hợp và có khả năng phát huy hiệu quả cao trong dạy
học nói chung và dạy học Tập đọc nói riêng. Luận văn “Vận dụng kĩ thuật KWL vào
dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4” là nghiên cứu bước đầu việc vận dụng
kĩ thuật này vào dạy học Tập đọc lớp 4.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học Tập đọc lớp 4 nhằm nâng cao năng lực
đọc hiểu cho HS thông qua việc rèn luyện, phát các triển kĩ năng: đọc hiểu, tiếp nhận và
phản hồi văn bản.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu về lí luận kĩ thuật Known-Want-Learned.

-

Tìm hiểu về chương trình Tập đọc lớp 4 theo Chương trình giáo dục Phổ thông
môn Ngữ văn ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.

-

Hệ thống nội dung, mục tiêu của các bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt
4 hiện hành.


-

Thiết kế và đề xuất cách tổ chức vận dụng kĩ thuật “KWL” vào dạy học Tập đọc
lớp 4.

3.3 Câu hỏi nghiên cứu
5


Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra, tơi tìm cách trả lời câu hỏi như sau: Vận
dụng kĩ thuật KWL vào dạy học Tập đọc lớp 4 có giúp HS nâng cao kĩ năng đọc hiểu,
tiếp nhận và phản hồi văn bản không?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Năng lực đọc hiểu của HS lớp 4 bao gồm kĩ năng:

đọc hiểu, tiếp nhận và phản hồi văn bản.


Phạm vi nghiên cứu: Kĩ thuật KWL được vận dụng dạy học đọc hiểu trong

phân môn Tập đọc lớp 4.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, phân tích, tổng hợp những tài liệu, cơng
trình nghiên cứu về dạy đọc hiểu và kĩ thuật KWL; các tài liệu giáo trình về dạy tập đọc
ở tiểu học và kĩ thuật KWL; nội dung phân môn Tập đọc lớp 4.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu đã nghiên cứu tổng hợp
và đưa ra quy trình vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học Tập đọc lớp 4.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng định hướng thực nghiệm, thiết kế bài
dạy có sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 4.

6. Đóng góp của đề tài
Đề xuất vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học phân môn Tập đọc, cụ thể là Tập
đọc lớp 4. Thiết kế một số hoạt động minh họa dạy học có vận dụng kĩ thuật KWL vào
dạy học phân môn này nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết thúc và Phụ lục, phần Nội dung luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học phân
môn Tập đọc lớp 4. Chương 1 nói về kĩ thuật dạy và học tích cực, kĩ thuật KWL; sự vận
dụng của chúng vào dạy học. Một số ví dụ minh họa làm rõ hơn cho việc vận dụng kĩ
thuật KWL vào dạy học. Đồng thời nêu lên đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học;
tìm hiểu về chương trình phân mơn Tập đọc lớp 4.
Chương 2: Vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 4. Chương
này nêu lên cách thức tiến hành vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học tập đọc lớp 4 và
6


một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật này vào dạy học Tập đọc. Đồng thời đưa ra đánh giá,
nhận xét về việc vận dụng kĩ thuật này. Bên cạnh đó, chương 2 cịn kèm theo một số ví
dụ minh họa cho hoạt động dạy học Tập đọc có vận dụng kĩ thuật KWL.
Chương 3: Định hướng thực nghiệm sư phạm. Ở chương này nêu lên định hướng
cho quy trình thực nghiệm gồm: thiết kế các bài tập đọc hiểu cho việc kiểm tra trước và
sau thực nghiệm; thiết kế giáo án dạy học Tập đọc có vận dụng kĩ thuật KWL. Bên cạnh
đó chương 3 cịn trình bày kết quả của một tiết dạy thực nghiệm tại trường Tiểu học.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ THUẬT
KWL VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Lí luận về kĩ thuật KWL
1.1.1.1 Khái niệm của kĩ thuật KWL
KWL trong đó K là kiến thức, hiểu biết HS đã có (known); W là những điều HS
muốn biết (want); L là những điều HS tự giải đáp, trả lời cho những câu hỏi những điều
HS muốn biết (learned).
KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học
hoạt động đọc - hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã
biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó
học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ
đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc
hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin
này sẽ được ghi nhận vào cột L [14; tr.33].

Hình 1. Sơ đồ KWL (được Ogle xậy dựng vào năm 1986)

8


Chủ đề

Hình 2. Biểu bảng KWL mẫu
1.1.1.2 Trường hợp vận dụng

-

Lần đầu tiên tiếp xúc với HS mới. Mục đích: tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với

HS; Tìm hiểu và thăm dị thái độ của người học, tìm hiểu để biết người học có mong
muốn, đề xuất gì với GV [14, tr.33].
-

Trước khi dạy một nội dung/ chủ đề mới: Kĩ thuât này đặc biệt có hiệu quả với

các bài mở đầu chương trình học, hoặc bài học mang tính gợi mở, tìm hiểu, giải thích
[14; tr.33].
Kĩ thuật dạy học KWL nhằm khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS
(K) và khuyến khích HS đưa ra những mong muốn hiểu biết về nội dung của bài học
(W) trước khi bước vào bài học mới. Căn cứ vào đó, GV biết HS đã biết gì về nội dung
bài học và mong muốn biết thêm những gì ở bài học này để điều chỉnh cách dạy và học
cho phù hợp. Cuối bài học, HS sẽ điền những gì các em đã học được trong giờ học (L)
và đối chiếu với điều đã biết (K), điều muốn biết (W), tự đánh giá mình đã học được gì
trong bài học này. Đồng thời, căn cứ vào những hiểu biết của HS ở cột (L), GV đánh
giá được kết quả của giờ học, có đạt được mục tiêu khơng [1;tr.55].
Kĩ thuật dạy học KWL được vận dụng để tìm hiểu những kiến thức HS đã có và
mong muốn của HS về bài học cũng như những gì người học học được sau bài học. Với
những nội dung kiến thức HS đã học được hoặc tự học trong thực tiễn, giáo viên nên sử
dụng kĩ thuật này nhầm huy động kiến thức đã có và bổ sung kiến thức mới mà khơng

9


bị lặp lại. Kĩ thuật này được sử dụng khi dạy bài mới và kết thúc khi đã học xong nội
dung đó [15; tr.117].

Kĩ thuật KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các
kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. Dựa vào sơ đồ KWL chúng
ta sẽ tổ chức hoạt động học tập nhằm bổ sung, cung cấp các kiến thức mới liên quan đến
nội dung bài học; đồng thời, rèn luyện cho HS kĩ năng tự quản lí, tự nghiên cứu, đánh
giá cho q trình học tập của mình bằng cách chỉ ra những điều mình đã biết (Known,
viết tắt K), những điều mình muốn biết (Want to know, viết tắt W) và những điều mình
đã học được (Learned, viết tắt L) để điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp với bản
thân.
1.1.1.3 Mục tiêu và tác dụng của kĩ thuật KWL
a. Mục tiêu của kĩ thuật KWL
Việc vận dụng kĩ thuật KWL vào dạy học giúp thực hiện được những mục tiêu chung
sau [1; tr.55]:
- Giáo viên biết được vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có và nhu cầu của HS về bài học
mới.
- GV điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với nhận thức của HS.
- HS xác định được động cơ/ nhiệm vụ học tập.
- HS tự giám sát quá trình học của mình.
- HS tự đánh giá kết quả học của mình.
- GV đánh giá được kết quả bài học thông qua kết quả tự đánh giá của HS.
- Tạo cơ hội cho HS diễn tả ý tưởng của mình vượt ra ngồi khn khổ bài đọc.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, nắm bắt thơng tin nhanh chóng.
b. Tác dụng của kĩ thuật KWL đối với cá nhân HS và GV
Ngoài những mục tiêu chung mà kĩ thuật KWL mang lại trong quá trình dạy và học cho
GV và HS, kĩ thuật KWL cịn có tác dụng cụ thể đối với từng cá nhân HS và GV cụ thể
như sau
- Đối với HS [1; tr.56]:
10


+ HS hứng thú, tập trung vào nội dụng bài học, xác định được nhiệm vụ học tập, nhu

cầu, mong muốn được trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kĩ năng qua bài học.
+ HS phân tích, đánh giá những kiến thức mới được hình thành và tự thấy được tiến bộ
của mình sau bài học.
Bên cạnh đó kĩ thuật KWL còn giúp HS rèn luyện một số kĩ năng:
+ HS được rèn khả năng đặt câu hỏi, khả năng phản hồi thơng tin, trình bày ý kiến, khả
năng tự học, tự nghiên cứu, khám phá và làm việc nhóm.
+ HS có thể rèn luyện kĩ năng viết, khái quát ý, diễn tả ý tưởng của bản thân vượt ra
ngoài khn khổ bài học.
+ HS tự quan sát q trình học của mình và tự đánh giá kết quả của mình từ đó rút ra
được bài học cho bản thân.
- Đối với người dạy (GV):
+ GV phát hiện được kiến thức nền của HS. Từ đó GV có thể phân loại đối tượng HS
để có những biện pháp kịp thời đối với những HS yếu kém về kiến thức nền.
+ GV biết được nhu cầu muốn khám phá bài học của HS để có những biện pháp và đi
thẳng vào chủ đề trọng tâm mà các em muốn khám phá. Điều này giúp người GV kích
thích được hứng thú học tập trong HS.
+ GV tránh được việc giảng dạy những điều các em đã biết, đã hiểu để tiết kiệm được
thời gian cho tiết dạy và cũng không gây cho HS sự nhàm chán trong bài học.
+ Thông qua việc kiểm tra cột L của biểu bảng KWL GV sẽ đánh giá được kết quả tự
học và mức độ hiểu bài của HS.
+ Giúp GV rèn luyện được nhiều kĩ năng sư phạm, giải quyết tình huống, vấn đề và có
ý thức củng cố, mở rộng, cập nhật kiến thức mới liên tục.
1.1.1.4 Cách thức tiến hành
Về tiến trình thực hiện kĩ thuật KWL vào dạy học, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều
dựa vào bảng biểu KWL nhằm để khai thác kiến thức nền của HS. Nhưng với những tác
giả khác nhau sẽ có cách vận dụng, tổ chức và thực hiện khác nhau ở một số bước.
Tác giả Nguyễn Lăng Bình đã nêu trong cuốn Dạy và học tích cực một số phương pháp
và kĩ thuật dạy học cách tiến hành của kĩ thuật KWL như sau [1; tr.56]:
11



a. Cách 1:
- Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, GV phát phiếu học tập KWL
cho cá nhân hoặc nhóm HS và vẽ một bảng KWL lên bảng.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề/ nội dung
bài học. Cả GV và HS cùng ghi vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi HS đã nêu ra tất
cả các điều đã biết. GV lưu ý cần có các câu hỏi để HS động não ví dụ: Ngồi những
điều đã biết này, ai có thể bổ sung thêm? ...
- Sau khi kết thúc cột K, GV hỏi “Ngoài những điều đã biết, các em muốn biết thêm gì
về chủ đề này?”. HS trả lời cả HS và GV đều ghi vào cột W. Trong thực tế, đôi khi HS
trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa xác định được. GV có thể gợi ý sau : “Em
nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”. Lưu ý: GV chỉ gợi ý
để HS trả lời, các ý kiến trong cột phải là của HS.
- Cuối giờ học GV yêu cầu HS điền những gì đã học được trong giờ học vào cột L và
chia sẻ thảo luận. GV khuyến khích HS tìm hiểu/ nghiên cứu thêm về những điều các
em muốn biết ở cột W nhưng chưa được đề cập tới trong nội dung bài học.
• GV phát phiếu học tập KWL cho cá nhân hoặc nhóm.
Bước 1 • GV trình bày một bảng KWL trên bảng lớp.

Bước 2

Bước 3

• GV và HS ghi nhận những điều đã biết về bài học vào cột K.

• GV và HS ghi nhận những điều muốn biết vào cột W.

• GV và HS điền những điều học được vào cột L và chia sẻ
trước lớp.
Bước 4 • Khuyến khích HS tự tìm hiểu thêm về những câu hỏi khơng

liên quan đến nội dung bài.
Sơ đồ 1.1. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Lăng Bình theo
mơ hình cá nhân.

12


b. Cách 2:
- GV phát phiếu sơ đồ KWL (trên giấy A3/ bảng phụ) cho nhóm, giao nhiệm vụ để nhóm
thảo luận và điền thơng tin vào các cột K, W. Sau đó đại diện các nhóm trình bày. Bảng
sơ đồ được treo trên tường tại các nhóm.
- GV chốt lại những điều HS đã biết và muốn biết.
- Trong quá trình dạy bài mới, GV sẽ tập trung vào kiến thức mới dựa trên những kiến
thức HS đã biết, không dạy lại những kiến thức HS đã biết.
- Cuối giờ học, GV yêu cầu các nhóm thảo luận vào điền những gì đã học được sau bài
học vào cột L. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt
lại, bổ sung, khắc sâu kiến thức mà HS cịn bỏ sót hoặc chưa nắm vững.

Bước 1

Bươc 2

• GV phát phiếu học tập KWL cho các nhóm
• GV nhiệm vụ cho nhóm hồn thành cột K, W.
• Các nhóm trình bày kết quả thảo luận và treo bảng nhóm.
• GV chốt lại những điều HS đã biết và muốn biết.

Bước 3

• GV dạy bài mới.

• Chú ý tập trung vào kiến thức HS muốn biết liên quan đến bài mới.

Bước 4

• GV yêu cầu các nhóm thảo luận và điền những gì đã học được vào cột L.
• Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho nhau.
• GV nhận xét, kết luận.

Sơ đồ 1.2. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Lăng Bình theo
mơ hình nhóm.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã giới thiệu tài liệu Tập huấn một số kĩ thuật Dạy học tích
cực. Trong đó, cơ đưa ra tiến trình thực hiện được trình bày gồm các bước như sau [7]:
- Bước 1: Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý
nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.
- Bước 2: Tạo bảng KWL. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng
có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau :
13


K

W

L

- Bước 3: Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến
chủ đề. GV có thể chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não: “Hãy nói những
gì các em đã biết về...”. Khuyến khích học sinh giải thích về điều em nói. Cả GV và HS
cùng ghi kết quả vào cột K. GV cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi.
- Bước 4: Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và

học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “khơng biết”, vì
các em chưa có ý tưởng, GV cần dùng một số câu hỏi gợi ý sau: “Em nghĩ mình sẽ biết
thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”. GV có thể chọn một ý tưởng từ cột K
và hỏi : “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”
(Trong cột W chỉ gồm những câu hỏi).
- Bước 5: Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà các
em tìm được vào cột L. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã
đọc xong bài đọc. GV khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy
thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu * vào những ý tưởng của các em.
- Bước 6: Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L.
- Bước 7: Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu
ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.

14


Bước 1

Bước2

• Chọn bài đọc.

• Tạo bảng KWL.
• Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có
một mẫu bảng của các em.

• Đề nghị HS động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan
đến chủ đề.
Bước 3
• Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề.

Bước 4 • Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W.
• Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời cho những câu hỏi ở
cột W mà các em tìm được vào cột L.
Bước 5 • Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc
xong bài đọc.

Bước 6

• Thảo luận những thơng tin được học sinh ghi nhận ở cột L.

• Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các
em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.
Bước 7

Sơ đồ 1.3. Cách thức tiến hành kĩ thuật KWL của tác giả Nguyễn Thị Hạnh.
Nhận thấy tính bao quát cũng như những ưu điểm và hạn chế từ cách thức thực
hiện của 2 tác giả trên, đồng thời dựa vào đặc điểm dạy học của môn Tập đọc, chúng tơi
tiến hành cụ thể hóa và đưa ra cách thực hiện kĩ thuật KWL vào dạy học cho phân môn
Tập đọc lớp 4 cụ thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng phiếu KWL.
Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, quan sát tranh ảnh, tựa
bài (giới thiệu sơ về nội dung tựa bài) GV yêu cầu cá nhân HS (đối với hình thức cá nhân)
hoặc nhóm HS vẽ phiếu học tập KWL (đối với hình thức nhóm) và vẽ một bảng KWL
lên bảng.
- Bước 2: Hoàn thành cột K.
15


GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và tên bài đọc sau đó thực hiện ghi vào cột K của
bảng KWL những từ, cụm từ theo yêu cầu sau:

+ Các từ hoặc cụm từ liên quan đến bài học.
+ Dự đoán trước nội dung của bài học.
+ Những điều em biết liên quan đến nội dung hình vẽ và tên bài.
Khuyến khích HS giải thích về điều em nói. Cả GV và HS cùng ghi kết quả vào
cột K. GV cho HS thảo luận về những gì các em đã ghi.
- Bước 3: Xây dựng. thảo luận nội dung của cột W.
GV yêu cầu HS ghi những gì muốn biết về bài học hôm nay vào cột W. GV quan
sát, hỗ trợ HS bằng các câu hỏi ví dụ:
+ Ngoài những điều đã biết, các em muốn biết thêm gì về bài đọc này?
+ Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc bài này?
Lưu ý: GV chỉ gợi ý để HS trả lời, các ý kiến trong cột phải là của HS và trong
cột W chỉ gồm những câu hỏi.
- Bước 4: Tìm hiểu, giải đáp câu hỏi ở cột W.
GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản để trả lời các câu hỏi ở cột W và ghi nhận vào
cột L. Trong quá trình đọc HS có thể ghi nhận lại những câu hỏi đặt ra với nội dung bài
học mà sau khi đọc các em vẫn chưa nắm rõ hoặc những từ khó các em chưa giải thích
được nghĩa vào cột W.
GV lưu ý HS có thể ghi lại tóm tắt những nội dung, chi tiết các em thích và đánh
dấu *.
- Bước 5: Chia sẻ, thảo luận trước lớp hoàn thành cột W và L.
GV cho HS chia sẻ trước lớp câu hỏi của cột W và thông tin các em tìm được để
trả lời câu hỏi trong cột L. GV ghi nhận những câu hỏi phù hợp với nội dung bài học và
nhu cầu mở rộng hiểu biết của HS. GV có thể bổ sung hoặc gợi mở để HS đặt các câu
hỏi với mục đích khai thác hết nội dung bài học.
GV gợi mở câu trả lời đối với những câu hỏi trong nội dung HS có thể tư duy và
trả lời trực tiếp đối với câu hỏi khó. Yêu cầu các em lưu ý ** những câu hỏi chưa tìm
16



×