Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ôn tập giữa kì 2 lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.9 KB, 5 trang )

Đề 1
Câu 1 ( 1đ )
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Nội dung: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả
trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm
Câu 2 ( 1đ )
- BPNT: đối ( tiểu đối: "nhân" - "minh nguyệt"; "nguyệt" - "thi gia"; cặp đối: "nhân" "nguyệt"; "minh nguyệt" - "thi gia" ), nhân hóa "khán"
- Tác dụng: tạo nên sự cân đối nhịp nhàng giữa người và trăng, diễn tả mối quan hệ giữa
người và trăng. Cả hai đều chủ động gặp gỡ, vượt qua rào cản của song sắt nhà tù. Tạo
nên sự đối sánh, tương phản giữa khơng gian bên trong và bên ngồi, nhà tù đen tối,
bạo tàn và cái đẹp, giữa bóng tối và ánh sáng, người tù khao khát tự do.
→ Tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Câu 3 ( 2đ)
Trên con đường đời ln có mn vàn chơng gai, thử thách khơng phải ai cũng dễ dàng
mà bước qua. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Ý chí
nghị lực là sự dũng cảm, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.
Người có ý chí nghị lực là người quyết đoán, mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm. Ý chí nghị
lực tiếp thêm cho con người sức mạnh, niềm tin vào cuộc sống, sống lạc quan, yêu đời
hơn để rồi gặt hái những thành công trên bước đường đời đầy chơng gai, thử thách.
Ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức được
về ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, phải tu dưỡng, rèn luyện ý chí sắt đá, tính
kiên trì, sự bền bỉ, vững vàng: chăm chỉ đi học, làm bài tập đầy đủ, dậy sớm học thuộc
bài,... Ngồi ra, chúng ta phải có lập trường riêng của mình, biết vươn lên làm chủ hồn
cảnh, khơng mền yếu, gục ngã trước khó khăn, gian khổ, sự cám dỗ và cuộc đời đưa đẩy.
Vậy chỉ có người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống mới đạt được ước mơ, giá trị đích
thực của cuộc sống. Nếu mỗi chúng ta ai cũng có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống
thì cuộc đời này sẽ tốt đẹp biết chừng nào!
Câu 1 ( 1đ )
- Văn bản: Nhớ rừng
- Xuất xứ: bài thơ sáng tác vào năm 1934, lần đầu đăng báo, sau được in trong tập Mấy
vần thơ




Câu 2 ( 1đ )
- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Thời oanh liệt nay cịn đầu?
- Những câu trên có thể gọi là câu hỏi tu từ vì các câu nghi vấn trên dùng để bộc lộ cảm
xúc ( cách dùng gián tiếp chứ không dùng để hỏi )
Câu 3 ( 2đ )
Trong bài thơ của Thế Lữ, tác giả đã mượn lời con hổ ở trong vườn bách thú để diễn tả
tâm trạng tiếc nuối, chán chường, khao khát cháy bỏng về quá khứ oanh liệt đã đi qua.
“Than ôi!” – câu cảm thán, “… nay còn đâu?” – câu hỏi tu từ bộc lộ nỗi nhớ triền miên
da diết, mãnh liệt về một cuộc sống tự do, nuối tiếc q khứ huy hồng, thời kì vàng son
đã từng là chúa tể sơn lâm mà giờ đây đang bị giam giữ ở một nơi tù túng, ngột ngạt. Bài
thơ là tiếng lòng của tác giả, của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ, đều chán
ghét thực tại tầm thường và khao khát độc lập, tự do. “Nhớ rừng” đã thành công mở
đường cho phong trào thơ mới của văn học Việt Nam, bài thơ đã để lại cho người đọc
cảm xúc xót thương về một cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân trong thời kì đấu
tranh giành độc lập cho dân tộc.
Bài Văn
MB:
Mỗi khi Tết đến xuân về người Việt dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu cặp
bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh chưng
để bày cúng gia tiên. Cũng có thể nói bánh chưng trong tâm thức của người Việt là
truyền thống uống nước nhớ nguồn, là món ăn đặc trưng của dân tộc, là cảm giác háo
hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình
ấm áp trong những ngày đầu năm mới. Trải qua bao thế hệ, bánh chưng vẫn được gìn
giữ và lưu truyền, bánh chưng vẫn là đặc trưng của người Việt, là nét đẹp văn hóa
truyền thống mỗi dịp Tết đến.
Nguyên liệu:
Năm nào cũng vậy, cứ đến 27- 28 tết, gia đình em cũng về bà ngoại để gói bánh chưng

nhưng đây là năm đầu tiên em được tham gia cùng gói bánh. Nguyên liệu để gói bánh
chủ yếu gồm gạo nếp, lá rong ( lá chuối), lạt buộc, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu, muối,
khuôn gỗ ( khuôn lá dừa ). Mỗi vùng miền thì có các loại gạo làm bánh khác nhau như:
gạo nếp nương, gạo nếp sáp, gạo nếp cẩm,… nhưng bánh ở miền bắc thường được làm
bằng gạo nếp Cái Hoa Vàng vì gạo có chất lượng tốt, dẻo và thơm khi nấu nên rất được


ưa chuộng. Đỗ xanh thì phải chọn loại đỗ có màu vàng đẹp, lọc kĩ các hạt mốc, hạt bị
hỏng. Thịt lợn phải chọn từ những con lợn ngon, có cả nạc và mỡ. Ở một số vùng miền
dùng lá chuối để gói bánh nhưng phổ biến nhất là lá rong. Phải chọn lá bánh tẻ, khổ rộng
vừa phải, lá chắc chắn, khơng bị rách hay héo úa. Để có một chiếc bánh chưng ngay ngắn
và chắc chắn thì khơng thể thiếu lạt buộc, lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng,
mềm và dẻo dai.
Sơ chế:
Từ sáng sớm, sân nhà ơng ngoại đã rất nhộn nhịp, có đơng đủ con cháu tập trung để gói
bánh. Mỗi người làm một việc, bà em thì vo đãi gạo, để ráo nước. Bác gái thì đãi vỏ đỗ
xanh, cho một ít muối vào và xơi đỗ chín kĩ rồi nắm thành nắm cho từng chiếc bánh. Bố
em thì thái thịt, miếng thịt dài chừng 3-4 cm, dày 0,5cm được tẩm ướp với muối, hạt
tiêu nhìn vơ cùng bắt mắt. Dưới sự chủ huy của ơng ngoại, các đứa cháu thì lau lá và cắt
khuôn. Việc lau lá tưởng chừng dễ dàng nhưng đòi hỏi rất nhiều cung phu, tỉ mỉ. Lá được
chọn và lau bằng khăn ướt sau đó dùng khăn khơ để lau lại cho sạch, dùng dao sắc cắt
phần gân lá cho mềm, bẻ khuôn lá cho bằng với khuôn gỗ.
Gói bánh:
Chuẩn bị xong những nguyên liệu trên cũng đến 7 rưỡi sáng, ơng hướng dẫn em gói
chiếc bánh đầu tiên. Quy trình gói bánh được thực hiện lần lượt các bước, đầu tiên là để
khuôn và đặt một chiếc lạt ở dưới, khéo léo đặt lá đã bẻ khuôn khớp với khn gỗ. Mỗi
bánh có 4 lá bẻ khn đặt lót và 2 lá lót trong. Dải một phần gạo đã định, dàn đều, ấn
nhẹ tay tiếp đó là cho một phần hai nắm đỗ đã định lót dưới, một phần thịt ngay ngắn ở
chính giữa. Cho nốt phần còn lại của nắm đỗ, phủ một lớp gạo lên trên cùng, bẻ gập
phần lá trên sao cho vuông với khuôn gỗ, buộc dây lạt định vị và tiếp tục buộc thêm 6

dây lạt khác mỗi cạnh 3 dây và bỏ dây lạt đã định. Tùy thuộc vào mỗi người mà có kinh
nghiệm gói khác nhau, mọi người đều gói bằng khn gỗ riêng chỉ có ngoại em là khơng
cần khn. Dù có khn hay khơng thì chiếc bánh mà ơng gói cũng rất đẹp và tốt lên sự
cẩn thận. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà chiếc bánh có độ to nhỏ, dày mỏng
khác nhau.
Luộc bánh:
Kế tiếp là khâu luộc bánh. Em rất thích cơng đoạn này vì nó là khoảng thời gian mà mọi
thành viên trong gia đình sum vầy, đồn tụ ngồi canh bánh, cùng nhau ôn lại những câu
chuyện, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong suốt một năm dài. Khâu luộc bánh chưng là
khâu quan trọng nhất vì luộc bánh mất rất nhiều thời gian và công sức. Luộc bánh bằng
củi khô, vỏ trấu và nồi qn dụng 50 lít thì bánh sẽ thơm ngon và dền hơn. Những cuống
lá rong cắt bỏ đi đều được giữ lại để lót xuống dưới đáy nồi, chống cháy bánh và tạo


màu xanh cho lá. Xếp bánh dọc vào nồi trước lúc đặt nồi lên bếp, đổ nước ngập bánh,
cho nước đun sôi, đều lửa từ 10-12 tiếng. Khi đã luộc đủ thời gian thì vớt bánh ra ngồi
ngâm trong chậu nước đun sôi để nguội. Bao giờ bánh chịu tay rửa được thì rửa sạch
bánh, nắn nhẹ cho vng vắn, cân đối hài hịa. Sau khi để ráo nước thì dùng một tấm
ván độ nặng vừa phải để nén bánh trong vịng 4-6 giờ. Như vậy là có thể bày bánh lên
ban và thưởng thức món bánh chưng cổ truyền rồi.
Yêu cầu kĩ thuật, bảo quản, sử dụng:
Như vậy, để làm một chiếc bánh chưng truyền thống thì phải lựa chọn các nguyên liệu,
vật liệu để gói bánh tốt nhất. Người gói bánh phải gói bánh vng, đều và đẹp mắt. Luộc
đều lửa, luộc đủ thời gian và ngâm rửa bánh sạch sẽ, ráo nước để nơi thoáng mát. Đặc
biệt hơn là trong q trình luộc bánh khơng được đổ thêm nước lạnh vào như thế bánh
sẽ bị lại gạo. Một cái bánh ngon là bánh phải xanh màu lá rong, gạo phải dền, mềm, đậm
đà hương vị thơm của đỗ xanh, thịt, gạo nếp, hạt tiêu hòa quyện tạo một mùi bánh
chưng ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói
bánh. Cách chia và và cắt như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân bên trong và
miếng bánh nhìn nhỏ gọn hơn khi ăn. Cịn điều gì tuyệt hơn nếu trong ngày tết, được ăn

miếng bánh chưng xanh thơm mùi gạo, đậm đà mùi thịt kèm với chút dưa hành muối!
Ý nghĩa:
Trong dân gian, mỗi dịp xuân về người ta vân thường nghe câu nói:
" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh"
Tuy tràng pháo có thể bỏ nhưng mỗi dịp Tết thì khơng bao giờ có thể thiếu cặp bánh
chưng xanh và đĩa dưa hành bên cạnh. Đây là món ăn truyền thống văn hóa của dân tộc
Việt Nam, là biểu tượng cho sự đoàn viên, xum vầy. Bánh chưng là một món ăn rất bổ
dưỡng. Đỗ xanh giúp thanh nhiệt, giải độc; gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn và rất
tốt cho gan; thịt lợn cung cấp đạm, chất béo.
KB :
Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, được làm từ gạo để thể hiện sự quan trọng
của hạt lúa, hạt gạo trong cuộc sống của con người, lá bọc bên ngoài, đặt nhân trong
ruột tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng. Bánh chưng chính là một bản sắc dân tộc
mang đậm văn hóa của người Việt Nam. Ngày nay, khơng chỉ người Việt biết gói bánh
chưng mà các du khách thập phương cũng thử trải nghiệm gói bánh. Bánh chưng một
nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc Việt mỗi khi xuân về. Em rất
tự hào về món ăn truyền thống này.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×