Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Quan niệm về tình yêu của sinh viên năm 2 khoa tâm lý – giáo dục, trường đại học sư phạm –đại học đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC
________
________

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU CỦA SINH VIÊN NĂM 2
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ
PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Họ và tên sinh viên thực hiện: NGÔ VĂN TRÚC
Mã sinh viên: 320021151159

Giản v n ƣ n d n:
TS. LÊ MỸ DUNG

ĐÀ NẴNG – 2019


LỜI CẢM ƠN VÀ CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khố luận và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã
tạo điều kiện cho tơi có mơi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập tại
trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cô Lê Mỹ Dung đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành đề tài khố luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Thầy (Cơ) trong Khoa Tâm lý – Giáo dục,
bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hồn thành


Khóa luận tốt nghiệp lần này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân Tôi với sự cố vấn
của Người hướng dẫn khoa học: Ts. Lê Mỹ Dung, tất cả các nguồn tài liệu đã được
công bố đầy đủ, nội dung của khoá luận là trung thực.

Sinh viên
Ngô Văn Trúc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
8. Cấu trúc báo cáo ......................................................................................................3
C ƣơn 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH YÊU .............................................4
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................4
1.1.1. Ở nước ngồi .................................................................................................4
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................5
1.2. Lí luận chung về tình yêu .....................................................................................6
1.2.1. Khái niệm tình yêu ........................................................................................6
1.2.2. Phân loại tình u..........................................................................................7

1.2.3. Đặc điểm của tình u đơi lứa ......................................................................9
1.2.4. Vai trị của tình u đơi lứa.........................................................................11
1.2.5. Những thành phần cơ bản trong tình yêu....................................................12
1.2.6. Sự hình thành và phát triển của tình yêu ....................................................18
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên ...................................................................25
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của sinh viên: ..................................................................25
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên: ...................................................................25
1.4. Quan niệm về tình yêu của sinh viên .................................................................27
1.4.1. Khái niệm ....................................................................................................27
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm tình yêu của sinh viên. .....................27
C ƣơn 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................32
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.......................................................32
2.1.1. Vài nét về Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng .......................................................................................................32
2.1.2. Về khách thể nghiên cứu.............................................................................33
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................33
C ƣơn 3: THỰC TRẠNG QUAN NIỆM TÌNH YÊU CỦA SINH VIÊN NĂM 2
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC, TRƢỜNG ĐHSP – ĐHĐN...............35
3.1. Quan niệm của sinh viên về bản chất của tình yêu ............................................35
3.2. Quan niệm của sinh viên về vai trị của tình yêu. ..............................................36
3.1.1. Sự khác biệt quan niệm về vai trò của tình yêu của sinh viên nam và sinh
viên nữ ..........................................................................................................38


3.1.2. Sự khác biệt quan niệm về vai trò của tình u của sinh viên có học lực
khác nhau .....................................................................................................39
3.2. Quan niệm của sinh viên về những thành phần cơ bản của tình yêu. ................40
3.4. Quan niệm của sinh viên về các mức độ phát triển của tình yêu trước hôn nhân
..........................................................................................................................42
3.5. Quan niệm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát

triển tình yêu. ....................................................................................................44
3.5.1. Sự khác biệt quan niệm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển tình u dưới góc độ giới tính. ......................................45
3.5.2. Sự khác biệt quan niệm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển tình u dưới góc độ học lực.........................................46
3.6. Quan niệm của sinh viên về các yếu tố đảm bảo tình yêu bền vững. ................47
3.7. Quan niệm của sinh viên về tiêu chuẩn chọn người yêu. ...................................49
3.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm về tình yêu của sinh viên. .......................50
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................52
PHỤ LỤC ....................................................................................................................56


Các chữ viết tắt

-

Trường ĐHSP - ĐHĐN:

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

-

X

:

Điểm trung bình

-


SD

:

Độ lệch chuẩn

-

P

:

Mức ý nghĩa


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Quan niệm của sinh viên về bản chất của tình yêu......................................35
Biểu đồ 2: Quan niệm của sinh viên về những thành phần cơ bản trong tình yêu .......40
Biểu đồ 3: Quan niệm của sinh viên về các mức độ phát triển của tình yêu trước hôn
nhân ...............................................................................................................................42
Biểu đồ 4: Quan niệm của sinh viên về các yếu tố đảm bảo tình yêu bền vững ...........47
Biểu đồ 5: Quan niệm của sinh viên về tiêu chuẩn chọn người yêu .............................49


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1: Quan niệm của sinh viên về vai trị của tình u.................................... 36
Bảng 3. 2: Sự khác biệt quan niệm về vai trị của tình u của sinh viên nam và
sinh viên nữ .................................................................................................... 38
Bảng 3. 3: Sự khác biệt quan niệm về vai trò của tình u của sinh viên có

học lực khác nhau .......................................................................................... 39
Bảng 3. 4: Sự khác biệt quan niệm của sinh viên về những thành phần cơ bản
của tình yêu dưới góc độ giới tính và có học lực khác nhau ......................... 41
Bảng 3. 5: Quan niệm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển tình yêu ..................................................................................... 44
Bảng 3. 6: Sự khác biệt quan niệm của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển tình yêu dưới góc độ giới tính ................................ 45
Bảng 3. 7: Các yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm về tình yêu của sinh viên ............. 50


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình u ln là đề tài muôn thuở và hấp dẫn. Tuy nhiên ở những thời kì khác
nhau thì quan niệm về tình yêu cũng có những nét khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, giúp sinh
viên có quan niệm đúng đắn về tình u. Từ đó xây dựng cho mình một nhân cách,
một lối sống nhân văn.
Từ xưa, tình yêu được coi là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mang lại ý nghĩa
lớn lao cho cuộc sống con người. Tình yêu đưa con người đến với nhau, hoà hợp với
nhau cả về tâm hồn lẫn thể xác, tình yêu làm cho con người đẹp đẽ hơn, giàu lịng
nhân ái và giàu sức sáng tạo hơn. Tình yêu đem đến cho con người một sức sống
mãnh liệt, tạo động lực cho con người vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nếu tình yêu
đến vội vàng, tình yêu được xây dựng trên sự tính tốn, mưu lợi, tình u vì vật chất,
vì vẻ bề ngồi hào nhống, thứ tình yêu không xuất phát từ con tim của hai người thì
kết quả của tình u đó chỉ là những nỗi bất hạnh và đau khổ. Vì vậy để có một tình
yêu đẹp và đúng nghĩa thì mỗi con người cần phải có quan niệm đúng đắn về tình u.
Đối với thế hệ trẻ, nhất là sinh viên - là lứa tuổi của tình yêu và khát vọng, là chủ
nhân tương lai của đất nước. Khi bước vào đời sống sinh viên đầy khó khăn, phức tạp,
phải rời xa vịng tay che chở của gia đình, sinh viên bắt đầu một cuộc sống tự lập, chưa
va chạm nhiều với thực tế, lại sống trong những thành phố phồn hoa đầy cạm bẫy sinh

viên dễ dàng bị lôi kéo vào những thú vui trụy lạc, các tệ nạn xã hội... Bên cạnh đó, sự
du nhập của văn hố phương Tây thơng qua nhiều phương tiện thông tin như: Sách
báo, băng đĩa DVD - VCD, mạng internet… đã ảnh hưởng không nhỏ tới quan niệm
về tình yêu của sinh viên. Hiện nay, một bộ phận sinh viên đã xuất hiện nhiều biểu
hiện lệch lạc trong tình yêu làm mất đi sự trong sáng, thiêng liêng, cao đẹp, vốn có của
tình u. Họ đã có những quan niệm sai lầm về tình u như việc họ xem tình u là
“một trị giải trí”, là “một thứ phù phiếm”, yêu để bằng bạn bằng bè. Vì vậy, việc định
hướng để giúp sinh viên có quan niệm đúng đắn về tình yêu là cực kì quan trọng,
nhằm giúp cho sinh viên sống và học tập tốt hơn, tránh những quan niệm sai lầm dẫn

1


đến hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe, kết quả học tập của bản
thân.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quan niệm về tình yêu của sinh viên
năm 2 Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, trường Đại học sư phạm –Đại học Đà Nẵng” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đíc n
n cứu
Tìm hiểu về thực trạng quan niệm về tình yêu của sinh viên năm 2 Khoa Tâm Lý
- Giáo Dục, trường Đại học sư phạm –Đại học Đà Nẵng
3. Đố tƣợng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm về tình yêu của sinh viên năm 2 Khoa Tâm
Lý – Giáo Dục, trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm 2 Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, trường Đại
học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
4. Giả thuyết khoa học
Quan niệm về tình u đơi lứa của sinh viên hiện nay khá phong phú. Bên cạnh
những quan niệm trong sáng của nhiều sinh viên, có một số nam nữ sinh viên có quan

niệm tiêu cực và hạn chế về vấn đề này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tình yêu, quan niệm về tình yêu, quan
niệm về tình yêu của sinh viên.
- Khảo sát thực trạng quan niệm về tình yêu của sinh viên năm 2 Khoa Tâm Lý –
Giáo Dục trường ĐHSP - ĐHĐN.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Quan niệm về tình u đơi lứa của sinh viên năm 2 Khoa Tâm
Lý – Giáo Dục, trường Đại học sư phạm –Đại học Đà Nẵng
- Khách thể nghiên cứu: 40 sinh viên năm 2 Khoa Tâm Lý – Giáo Dục, trường Đại học
sư phạm –Đại học Đà Nẵng.
7. P ƣơn p áp n
n cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

2


Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề tình yêu, quan
niệm về tình yêu và quan niệm về tình yêu của sinh viên nhằm phân tích, khai thác,
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm tìm hiểu thực trạng quan niệm về
tình yêu của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về tình yêu và một số
thơng tin về cá nhân
7.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
7.3.1. Phương pháp thống kê toán học
8. Cấu trúc báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cùng với tài liệu tham khảo và các phụ
lục, báo cáo cịn có 3 Chương, được kết cấu như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quan niệm tình yêu của sinh viên.
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng quan niệm về tình yêu của sinh viên
năm 2 Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đạo học Đà Nẵng.

3


C ƣơn 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN NIỆM TÌNH YÊU
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Tình yêu” là một đề tài rất được nhiều người quan tâm và đã có rất nhiều cơng
trình dày cơng nghiên cứu.
1.1.1. Ở nƣ c ngoài
P.M.Iacopxon với nghiên cứu “Đời sống tình cảm của học sinh” của đã chú ý
nghiên cứu đặc điểm tình bạn, đặc điểm tình yêu của học sinh theo từng lứa tuổi. Vấn
đề “tình bạn, sự say mê và tình yêu trong những năm đầu của tuổi thanh niên học sinh”
được tác giả đề cập khá sâu sắc và cụ thể. Tác giả nêu lên các đặc điểm của tình yêu
tuổi thanh niên học sinh, đặc biệt là hình thức biểu hiện của tình yêu và những nét đặc
trưng của hình thức ấy [11].
I.X. Con đã tổng kết và trình bày kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn “Tâm
lý học tình bạn của tuổi trẻ” và cuốn “Tâm lý học thanh niên”. Trong đó ơng đã đề cập
đến tình bạn khác giới, sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc chọn bạn khác giới,
tình yêu của nam nữ thanh niên, sự tương đồng giữa tình dục và tình u, sự khác nhau
giữa chúng. Ơng đưa ra một kết luận có ý nghĩa đối với cơng tác giáo dục là: “Tình
bạn tuổi trẻ là tiền đề và là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho tình yêu” [2]. Đồng thời,
trong tác phẩm “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, tác giả cũng nêu lên tính
phức tạp và sự tinh tế của tình u tuổi thanh xn. Từ đó, cần có những biện pháp
giáo dục thích hợp, khéo léo đối xử của giáo viên trong việc hướng dẫn và phát triển
tình yêu của lứa tuổi này.

Nhà tâm lý học, kiêm bác sĩ Benjamin Spook cho ra mắt bạn đọc đông đảo trên
thế giới cuốn sách “Những vấn đề của các bậc cha mẹ”. Tác giả đề cập đến mối quan
hệ giữa cha mẹ và con cái, vấn đề tình bạn, tình yêu, thái độ của cha mẹ và con cái đối
với tình bạn, tình yêu, quan hệ tình dục đặc biệt là quan hệ tình trước hơn nhân. Tác
giả cịn đề cập đến vấn đề quan hệ giữa tình bạn, tình yêu, hôn nhân và việc học tập, tu
dưỡng của nam nữ thanh niên.
V.A.Xukhomlinxki đã bàn đến công tác giáo dục tình bạn, tình yêu cho thế hệ trẻ
trong tác phẩm “Giáo dục con người chân chính như thế nào”. Trong đó, tác giả đề cập
đến vấn đề: Thế nào là tình u chân chính, điều kiện để một tình u chân chính được

4


coi là tình yêu cao thượng, tình bạn là cơ sở của tình yêu, vấn đề tình dục trong tình
yêu, sự kiềm chế trong tình u...Từ đó, ơng đi đến kết luận rằng: “Tình u đó là trình
độ văn hóa cao của con người. Theo cách con người yêu như thế nào, có thể rút ra kết
luận khơng sai: anh ta là người như thế nào” [15].
Khi bàn đến tình u đơi lứa, Jacques Gauthier cũng cho rằng, tình u chính
là cơ sở, nền tảng cho hơn nhân bền bững. Ông nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa
phụ nữ và nam giới. Đồng thời chỉ ra 10 điểm khác nhau cơ bản giữa hai giới. Có sự
tan vỡ trong tình yêu đôi lứa cũng bởi hai ngƣời trong cuộc đã khơng biết tơn trọng sự
khác biệt đó của nhau. “Chúng ta có thể cho rằng tình u đơi lứa là một kiểu mẫu
hoàn hảo của các mối quan hệ nhân loại, đó là mối quan hệ đƣợc tái thiết lập từng
ngày trong sự tôn trọng các điểm khác nhau giữa hai bên… Sở dĩ có nhiều sự thất bại
và đổ vỡ đến như vậy là do sự khác biệt không được tôn trọng…” [5].
Trên đây là một số tác giả nước ngồi với các cơng trình nghiên cứu gần gũi với
chúng ta. Ngồi các tác giả trên, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác
có bàn ít nhiều đến vấn đề tình u, hơn nhân và gia đình. Nhưng do khn khổ của đề
tài, chúng tơi xin phép chỉ nêu một số cơng trình nghiên cứu gần gũi.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Vấn đề tình yêu cũng được các nhà nghiên cứu Việt Nam chú ý:
Nguyễn Đức Minh và các cộng sự đã biên soạn cuốn “Một số vấn đề tâm lý học
sư phạm và lứa tuổi học sinh Việt Nam”, trong đó có đề cập đến sự phát triển tình bạn,
tình yêu của học sinh cấp I, cấp II và cấp III [10].
Năm 1988 đề án với quy mô lớn nghiên cứu về giáo dục đời sống gia đình và giới
tính cho học sinh có kí hiệu là VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09) đã được Hội đồng
Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và
cho phép thực hiện với sự tài trợ của chương trình Quỹ dân số Liên hiệp quốc (viết tắc
là UNFPA) và UNESCO khu vực. Đề án thực hiện với sự chỉ đạo của nhiều nhà khoa
học như: Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, …đề án được nghiên cứu sâu, rộng các
vấn đề: Quan niệm về tình bạn, tình u, hơn nhân…ở nhiều nơi trong cả nước.
Lê Thị Bừng với cuốn “Tình u nhìn từ góc độ giáo dục” đã cố gắng hệ thống
những vấn đề như: tình u là gì, tín hiệu tình yêu, yếu tố dẫn đến tình yêu và giáo dục
tình u cho học sinh phổ thơng trung học [1].

5


Lê Ngọc Lan với bài viết “Nhận thức của sinh viên về tình u và giới tính” đã nêu
lên sự quan tâm của sinh viên đến tình yêu, nhận thức và thái độ của sinh viên về tình yêu [12].
Bên cạnh những nghiên cứu trên, cũng đã có luận văn, khóa luận đi sâu nghiên
cứu quan niệm về tình u, có thể điểm tới các cơng trình sau:
Nguyễn Thị Tình (1994) với đề tài: “Quan niệm về tình yêu của SV Đại học pháp
lý – ĐHSP Hà Nội” [16]
Nguyễn Thị Chúc (1995) với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu quan niệm về tình yêu
của SV ĐHSP Việt Bắc” [3].
Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ (2014): “Định hướng giá trị trong tình
u - hơn nhân và gia đình của sinh viên Đại học Cần Thơ” [6].
Nhìn chung, các cơng trình trên đều đã phần nào vạch ra được thực trạng quan
niệm về tình yêu của sinh viên và biểu hiện của nó trên các địa bàn nghiên cứu khác

nhau. Nhưng cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về “Quan niệm tình
yêu của sinh viên trường Đại học Sự phạm – Đại học Đà Nẵng”. Hơn nữa, hầu hết các
nghiên cứu trên đây đã được thực hiện từ rất nhiều năm trước. So với trước đây, cuộc
sống sinh viên hiện nay có nhiều thay đổi, quan hệ giữa con người với nhau rộng,
thoáng hơn và phương tiện thông tin đại chúng, các nguồn sách báo cũng nhiều và sẵn
hơn... nên quan niệm về tình yêu của sinh viên có sự thay đổi nhiều. Trong tình hình
xã hội thay đổi toàn diện như hiện nay, cần quan tâm tới con người và chất lượng cuộc
sống nhiều hơn. Vấn đề quan niệm về tình yêu của thanh niên nói chung, sinh viên nói
riêng cần được quan tâm vì nó là một mặt quan trọng của đời sống tâm lý sinh viên, là
một mắt xích quan trọng trong một chuỗi các vấn đề có liên quan trực tiếp tới việc
nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2. Lí luận chung về tình yêu
1.2.1. Khái niệm tình yêu
Trong tâm lý học, các tác giả khác nhau có quan niệm khác nhau về tình u:
Theo A.X. Makarenko: “Tình u của con người khơng thể được phát triển một
cách đơn giản từ lòng ham mê tình dục động vật. Sức mạnh của tình yêu chỉ có thể tìm
thấy trong kinh nghiệm của mối thiện cảm phi giới tính của con người. Một con người
trẻ tuổi sẽ không bao giờ yêu người vợ chưa cưới, người vợ của mình, nếu anh ta

6


khơng u cha mẹ, đồng chí, bạn bè của mình. Và lĩnh vực của tình u phi giới tính
này càng rộng bao nhiêu thì tình u đơi lứa sẽ càng cao đẹp bấy nhiêu” [9].
Theo I.X. Con, trong tác phẩm “Tâm lý học tình bạn của tuổi trẻ”: “Tình yêu nam
nữ ở tuổi thanh niên chính là sự kết hợp hữu cơ hứng thú tình dục cảm tính và nhu cầu
về cái ấm áp của cơ thể, về sự thân thiết, gần gũi của tâm hồn với người khác” [2].
Đồng thời, trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, tác giả nêu “Tình
u giới tính đã trưởng thành là sự thống nhất hài hoà của say mê cảm giác (tình dục)
với nhu cầu giao tiếp về nhân cách sâu sắc và sự hoà hợp với người u” [13].

Theo A.V. Petrovski: “Tình u giới tính đã trưởng thành là sự thống nhất hài
hoà của ý hướng tình dục với nhu cầu giao tiếp cá nhân sâu sắc và hồ nhập với
người mình u” [13].
Theo Vũ Dũng: “Tình yêu là tình cảm mãnh liệt đắm say và tương đối bền vững
được tạo nên do những nhu cầu ẩn dấu sắc thái sinh lý của chủ thể” [4].
Theo Đặng Xn Hồi: “Tình u là tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người khác
giới đi đến hòa nhập với nhau về tâm hồn, thể xác và cuộc đời” [7].
Theo Nguyễn Ngọc Bích và Bùi Văn Huệ trong cuốn sách Tâm lý học Xã hội:
Tình yêu là một dạng đặc biệt của tình cảm, là sự rung cảm của hai trái tim khác giới,
là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn có nhu cầu về giao tiếp tinh thần cũng như sự gần gũi
về mặt cơ thể. [8].
Như vậy để định nghĩa được tình u thật khơng đơn giản. Việc nhìn nhận nó một cách
đúng đắn có ý nghĩa quan trọng giúp thế hệ trẻ biết định hướng, vươn tới nắm bắt những gì tốt
đẹp trong thế giới vơ cùng phong phú và phức tạp của tình yêu và cuộc sống.
Qua các quan niệm trên đây về tình yêu, chúng tơi hiểu: Tình u nam nữ là sự
rung động, sự hòa hợp và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới về thể xác
và tâm hồn. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài này của
chúng tơi.
1.2.2. Phân loại tình u
Theo Makarencơ có thể phân chia tình yêu giữa con người với con người thành
hai loại là tình u giới tính và tình u phi giới tính.
- Tình u phi giới tính: là những tình yêu như tình yêu cha mẹ, tình anh em, tình
bạn bè, tình cảm họ hàng, lịng nhân đạo, lịng nhân ái...

7


+ Tình u những người thân trong gia đình, đó là tình u với cha mẹ, với ơng
bà và anh chị em – những người có cùng huyết thống, gắn bó lâu dài và tiếp xúc
thường xuyên tạo nên một mối dây tình cảm tất yếu, tình u này ln thường trực

trong mỗi cá nhân. Tình u đối với ơng bà và cha mẹ được thể hiện ở sự yêu thương,
kính trọng, biết vâng lời, biết làm vui lịng cha mẹ và ơng bà vì họ là những người đã
sinh thành, chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ mỗi người trong khoảng thời gian rất dài.
Tình yêu đối với anh chị em trong gia đình thể hiện ở việc yêu thương, nhường nhịn,
giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc và có trách nhiệm với nhau.
+ Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp
nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, phù hợp về xu hướng, niềm tin và lý tưởng...
và một số nét nhân cách khác, mà qua đó mỗi người tìm thấy ở bạn mình “cái tơi” thứ
hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. Tình u bạn bè thể hiện ở việc tôn trọng, đồng cảm,
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trên cơ sở tính vơ tư, không vụ lợi và sự hiểu
biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, tình u bạn bè cũng khơng phải là sự bao che cho khuyết
điểm của nhau mà phải chỉ ra khuyết điểm của nhau và giúp nhau sữa chữa khuyết
điểm đó.
+ Tình đồng chí là tình cảm giữa những người cùng đấu tranh cho mục đích
chung. Tình đồng chí chỉ có được khi con người sống trong một tập thể đồn kết nhất
trí cả về mục đích cuối cùng và mục đích cụ thể. Những người có tình đồng chí sâu sắc
bao giờ cũng có trách nhiệm, lương tâm, tế nhị và nhân đạo trong công tác và sinh hoạt
tập thể.
+ Lịng nhân đạo khơng chỉ được hiểu là lòng yêu thương con người chung
chung, trừu tượng mà là tình cảm tự giác và lịng tơn trọng những con người đang đấu
tranh xây dựng đất nước, là tình yêu với những ai sống vì lý tưởng cao đẹp trong tập
thể và xã hội. Thái độ tế nhị, ân cần là những biểu hiện đặc biệt của lòng nhân đạo. Đó
là thái độ trân trọng và tế nhị đối với người lao động trên cơ sở hiểu biết họ và lòng tốt
đối với mọi người, sẵn sàng chia sẻ buồn vui với họ. Tất nhiên đây không phải là thái
độ tự do chủ nghĩa, xuề xòa đối với sai lầm của người khác.
- Tình u giới tính: là tình u đơi lứa (tình u nam nữ) là một loại tình yêu đặc
biệt, là sự biểu hiện cao nhất của tình người, nó thúc đẩy mỗi người vượt ra khỏi cái vỏ

8



cá nhân của mình để đi đến hịa quyện với một người khác giới về thể xác và tâm hồn
mà trong đó mỗi bên đều trở nên phong phú hơn nhờ bên kia.
Tình yêu nam nữ mang một số đặc điểm đặc thù như tính hiện thực và lãng mạn,
loại tình u này bao giờ cũng có sự hấp dẫn, say mê lẫn nhau, sự âu yếm quên mình,
sống vì người mình u, nó tạo nên sức mạnh và thúc đẩy con người tự hồn thiện.
Bên cạnh đó, tình u nam nữ sẽ thúc đẩy ước muốn chung sống, muốn hòa nhập hai
cuộc đời, muốn trao thân gửi phận và không thể chia sẻ được.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu quan niệm của sinh viên về tình u
nam nữ.
1.2.3. Đặc đ ểm của tìn y u đơ lứa
Tình u đơi lứa có những đặc điểm cơ bản sau:
- Tình u đơi lứa là sự thống nhất hài hồ của sự say mê cảm giác. Tình u ở
giai đoạn trưởng thành tuyệt nhiên không phải là bản thân các yêu cầu sinh lý mà là sự
thống nhất hài hồ của sự say mê cảm giác (tình dục). Với nhu cầu giao tiếp, sự hồ
hợp với người mình u. Hai niềm say mê không trưởng thành cùng lúc mà nó khác
nhau giữa hai giới:
+ Nữ: Sự trưởng thành về sinh lý sớm hơn. Ở giai đoạn đầu, nhu cầu về tính dịu
dàng, sự âu yếm và tình cảm ấm áp thể hiện mạnh hơn nhu cầu chung về cơ thể. Nữ
giới tự tin hơn trong sự trải nghiệm tâm lý vì họ khơng phải giữ vai trị chủ động trong
giao tiếp nam nữ;
+ Nam: Mặt sinh lý phát triển chậm hơn. Ở đa số, sự say mê cảm giác (tình dục)
được bộc lộ sớm hơn nhu cầu thân thiết về tinh thần. Trong giao tiếp nam nữ, nam
căng thẳng nhiều hơn” [13].
- Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới: Do cảm phục, quý mến, thương nhớ nhau,
tìm đến nhau, họ nhớ thương nhau bồn chồn da diết cho dù chỉ phải xa nhau trong một
thời gian rất ngắn. Nếu tình cảm này tiến triển thuận lợi thì cường độ nỗi nhớ tăng dần,
hình ảnh người này sẽ chiếm hết tâm trí người khác. Sự trống vắng sẽ trở thành một
nỗi dằn vặt khắc khoải.
- Tình yêu thúc đẩy bản thân và người mình u tự hồn thiện, vươn tới những

điều cao đẹp, lý tưởng. Tình yêu thực sự luôn mang lại cho con người tất cả sự cao
thượng, làm cho người xấu trở nên tốt, cái bất khả thành cái khả thi – đó chính là sự

9


cảm hố của tình u. Đó là sự qn mình, sống cuộc sống của người mình u. Do
đó, có sự đồng cảm sâu sắc, trọn vẹn, chăm sóc, giúp đỡ nhau chân thành, hành động
tất cả vì người yêu với một mong muốn duy nhất: Đem lại niềm vui và hạnh phúc cho
người mình u.
- Tính duy nhất của tình u. Tình u ln là duy nhất khơng thể chia sẻ. Khơng
có hai tình u cùng song song tồn tại trong cùng một thời gian. Sự xuất hiện của tình
yêu này sẽ làm triệt tiêu tình yêu kia. Nếu ở một người tồn tại song song một tình cảm
như nhau ở hai đối tượng thì ngưới đó chưa hề có tình u đối với đối tượng nào, đó
chỉ là những dạng tình cảm khác, khơng phải tình u.
- Tính trách nhiệm trong tình u. Cả hai đều có ý thức trách nhiệm đối với tương
lai, hạnh phúc của nhau, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho nhau, muốn giúp nhau
khi gặp khó khăn để cả hai càng tốt hơn, biết bảo vệ che chở cho nhau… Nhờ đó, họ
có sức mạnh vượt qua những thử thách như sự xa cách, sự khác biệt về tuổi tác, giai
cấp, địa vị xã hội, dân tộc… Thiếu tình cảm nghĩa vụ, tình u sẽ chỉ cịn là sự lợi
dụng, nó sẽ nhanh chóng tàn lụi. Một cách nói trong tình u là: “Người thích hoa thì
tìm cách ngắt hoa. Nhưng người u hoa thì tìm cách chăm sóc hoa”.
- Sự chân thành, trung thực, tôn trọng lẫn nhau:
+ Chân thành: Là liều thuốc ni sống tình u, giúp tình u có khả năng tồn tại.
Thiếu nó, tình u sẽ chỉ là sự giả dối, nghi ngờ, dằn vặt, khinh miệt lẫn nhau. Sự chân
thành được thể hiện là: Không gian dối nhau bất cứ điều gì, cho dù nó là ý nghĩ hay
những điều thầm kín nhất. Vấn đề cịn đang tranh luận sôi nổi là chân thành vào lúc
nào đến mức độ nào.
+ Tính trung thực: Là cơ sở để xây dựng niềm tin bền vững, hình thành lịng vị
tha cao thượng, giúp cho họ tin vào nhau, tin vào tình yêu của nhau, vào tương lai tươi

sáng mà họ có thể đem lại cho nhau, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy, vững chắc của
nhau. Sự chân thành, trung thực giúp con người có tình u chân chính và trở thành
người chân chính.
+ Sự tơn trọng lẫn nhau: Tình u chân chính phải có sự tơn trọng lẫn nhau, giữa
hai người thể hiện ở sự bình đẳng, tơn trọng sở thích, nhu cầu, quyết định nghề nghiệp
của mỗi người, bất cứ sự áp đặt nào trong tình yêu cũng gây ra sự xích mích tan vỡ.

10


- Tình dục trong tình yêu: Sự cuốn hút lẫn nhau dẫn đến trao và nhận tất cả. Đó
chính là sự thúc đẩy quan hệ tình dục trong tình yêu. Tình dục trong tình yêu là biểu
hiện cao nhất của sự cho và nhận, nhưng tình dục của con người không chỉ đơn thuần
là nhu cầu sinh vật mà trong đó cịn phản ánh trình độ đào tạo chung của mỗi người
trong cuộc sống xã hội, phản ánh bộ mặt đạo đức, thẩm mỹ của họ trong tình yêu. Tình
yêu đơi lứa chỉ cao thượng, chân chính khi có sự hài hoà, làm chủ được bản thân, điều
khiển được dục vọng của mình.
1.2.4. Vai trị của tìn y u đơ lứa.
Tình u có vai trị rất quan trọng đối với con người. Nó có sức mạnh to lớn, ảnh
hưởng đến tồn bộ nhân cách của con người.
Tình u về bản chất, là một tình cảm lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp là một nhu
cầu tất yếu của con người trong cuộc sống xã hội, nó tạo nên những rung cảm hạnh
phúc, làm cho cuộc đời của con người có ý nghĩa, hồn chỉnh và đầy đủ hơn. Nhờ đó,
con người ngày càng phát triển nhân cách theo thiên hướng tốt đẹp hơn.
Tình u chân chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người, tạo nên sức mạnh, làm
cho con người tự biến đổi, đi tới hoàn thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân
đối với mọi người, đối với xã hội, đối với người mình yêu.
Tình yêu giúp cho con người thoả mãn những nhu cầu đặc biệt về đời sống tình
cảm, đời sống giới tính. Tình u giúp cho con người tạo nên sự cân bằng về đời sống
tình cảm, cũng như về đời sống tình dục. Nó được coi như là một dấu hiệu quan trọng

thể hiện sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội, và trải nghiệm cuộc đời. Ở tuổi trưởng
thành, nếu con người chưa có tình u hoặc khơng có tình u, thường dễ có những
cảm xúc “đơn điệu”, “thiếu thốn”, “cơ đơn” hoặc “trống vắng” trong đời sống tình
cảm.
Tình yêu là một trong những loại tình cảm ảnh hưởng mạnh nhất đến sức mạnh
tinh thần và sức mạnh vật chất của con người. Nó có thể làm cho con người trẻ đẹp
hơn, khoẻ mạnh hơn, làm cho cuộc đời của con người trở nên vui tươi, hạnh phúc, tích
cực hoạt động, sáng tạo… Nhưng nó cũng có thể làm cho con người đau khổ, rũ rượi,
chán nản và tuyệt vọng, mất hết sức sống, thậm chí muốn tìm đến cái chết để trốn
tránh. Nó có thể làm cho con người thay đổi hồn tồn về lối sống, nếp sống, và cách
nhìn nhận về cuộc đời.

11


Tình yêu là một yếu tố đặc biệt thúc đẩy con người tiến tới hôn nhân, là cơ sở, là
yếu tố quyết định hạnh phúc trong hôn nhân.
1.2.5. Những thành phần cơ bản trong tình yêu
Tình yêu rất phức tạp, bao gồm nhiều thành phần tâm lí, sinh lí và những thành
phần đó quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Tuỳ theo từng loại tình yêu, tuỳ theo đặc điểm đạo đức cá tính mỗi người có thể
có tình yêu khác nhau. Tuy nhiên xét về bản chất, những tình yêu thực sự, đặc biệt là
tình yêu chân thực, chân chính đều có chung những thành phần điển hình. Qua những
thành phần này, chúng ta có thể nhận biết rằng, người đó đã yêu chưa? Có yêu thực sự
hay khơng? u như thế nào? Chân chính hay khơng, mức độ sâu sắc mãnh liệt đến
đâu…
Những thành phần đó là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất của tình yêu
Chúng ta xét ba thành phần cơ bản sau:
1.2.5.1. Tình thương:
Tình thương là thành phần cơ bản và quyết định trong tình yêu, khi yêu nhau, bao

giờ hai người cũng “thương nhau”. Sự thương nhau này thường biểu hiện vơ cùng
phong phú và đa dạng.
Tình thương trong tình u chân thực làm cho người ta luôn lo lắng, chăm sóc
cho nhau. Đó là sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, sâu sắc toàn diện, về sức khoẻ, tâm
hồn và tồn bộ cuộc sống của nhau.
Tình thương trong tình u làm cho người ta có ý thức trách nhiệm với nhau,
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nguyện. Người ta lo lắng cho nhau, bảo vệ
nhau, thậm chí có thể hi sinh tất cả vì nhau. Tình thương đôi khi làm cho con người
thiếu sự sáng suốt để thiên lệch khi đánh giá về nhau.
Những nhược điểm của người yêu đều được che đậy, đều được bao phủ bằng một
sắc màu rực rỡ, hoặc được bảo vệ bằng một tình cảm nồng nàn. Những khuyết điểm
của người yêu đều được dễ dàng tha thứ.
Vì đặc điểm này nên khi yêu nhau thắm thiết, người ta dễ thiếu tình táo dẫn đến
chỗ mù quáng, sai lầm.

12


Tình thương trong tình u làm cho người ta có nguyện vọng dâng tặng cho nhau
tất cả mà không hề nuối tiếc. Đặc điểm này cùng với tâm lí cả nể trong những phút
giây mãnh liệt ở nhiều bạn gái dễ bị lợi dụng, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Cần chú ý rằng trong tình u chân chính, tình thương mãnh liệt và sâu nặng
thường giúp cho con người biết lo cho nhau, bảo vệ cho nhau và giữ gìn cho nhau
những gì thiêng liêng nhất.
Tình thương làm cho con người ta hồ hợp, thân thiết với nhau hơn.
Chính do những đặc điểm trên, tình thương trong tình yêu mang dáng dấp của
tình thương trong tình mẫu tử (nói một cách khách tình thương đó gần giống với tình
mẫu tử). Vì vậy, trong tình yêu thắm thiết đặc biệt trong một gia đình hạnh phúc, hai
người thường có những rung cảm sâu sắc, đằm thắm, có cảm xúc muốn bao bọc cho
nhau hoặc “bé nhỏ lại” trước nhau.

Mặc dù có những biểu hiện giống tình mẫu tử, nhưng tình thương trong tình u
có nhiều điểm khác với tình cảm đó. Đặc biệt tình thương trong tình u phải diễn ra
hai chiều, người ta thương nhau, hoặc chăm sóc nhau, chiều chuộng nhau… phải cân
bằng hoặc đi tới cân bằng. Có nghĩa là cả hai bên đều phải có sự dâng tặng và đón
nhận. Có như thế tình u mới đẹp, mới phát triển để hai người chung sống hạnh phúc.
Nếu khơng có đặc điểm này, tình u sẽ mất cân bằng, sẽ chỉ còn là sự chạy đuổi, sự
giả tạo, hoặc sự si mê ngu dại, dễ đi đến đổ vỡ.
Tình thương trong tình u khơng phải là một sự thương hại, một sự ban ơn, hoặc
một sự chịu đựng, hi sinh một chiều. Đó là một tình thương xuất phát từ đáy lòng, từ
trái tim. Người ta thương nhau một cách tự nguyện (ngấm ngầm hoặc công khai). Do
những mãnh lực thiêng liêng thôi thúc. Được hi sinh cho nhau, được chăm sóc nhau…
đó là niềm hạnh phúc. Có khi người ta tự giác lo lắng cho người u, dù đối tượng
khơng muốn thậm chí bực bội vì chính sự chăm sóc đó.
Tình thương trong tình u biểu hiện rất đa dạng và tinh tế, từ mức độ lắng sâu
“trong trái tim”, “đáy lòng” đến những hành vi dáng điệu, nụ cười…
Có thể nói rằng, tình thương khơng thể thiếu trong tình u.
Nếu khơng có tình thương, sẽ khơng thể có tình u chân chính.
Tình thương là yếu tố cơ bản tạo nên tình nghĩa vợ chồng. Tình thương gắn bó
hai tâm hồn của hai người: Tình thương đem lại cho con người ý chí và nghị lực, sức

13


mạnh và sự chịu đựng, sự hi sinh cao cả và sự chăm sóc quan tâm khơng hề tính
tốn…
Tình thương là yếu tố chủ yếu làm cho tình yêu trở nên thiêng liêng, cao đẹp, làm
cho tình u có sức mạnh vơ tận.
Nếu thiếu tình thương, tình u chỉ cịn là sự tận dụng những cảm giác, sẽ chỉ còn
lại những hành động vật chất thấp hèn. Nếu thiếu tình thương, tình yêu sẽ nhạt nhẽo,
đơn điệu và tàn lụi, cuộc sống vợ chồng sẽ chỉ là sự tận dụng con người theo kiểu “mất

tiền mua mâm phải đâm cho thủng”. Cuộc sống vợ chồng luôn luôn va chạm, xô xát
hoặc chỉ cịn là sự chịu đựng nhau cả đời.
Tình u cháy bỏng thường gắn với tình thương vơ bờ bến. Tình thương bao la
sâu sắc sẽ làm cho tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung. Nếu thiếu tình thương, tình u
thực sự khơng tồn tại. Tình thương là thành phần quan trọng bao trùm nhất trong tình
yêu, làm tình yêu phát triển, bền vững.
Tuy nhiên, tình thương chưa phải là tình yêu. Khi yêu nhất định phải thương
nhưng thương chưa có nghĩa là yêu. Nhiều trường hợp người ta thương nhau nhưng
không yêu nhau, hoặc không thể yêu nhau được. Vì ngồi tình thương, tình u cịn
bao gồm nhiều thành phần khác.
1.2.5.2. Tình bạn:
Sự hình thành tình yêu thường rất phức tạp. Tuy nhiên, một trong những con
đường cơ bản dẫn đến tình yêu là từ tình bạn khác giới.
Tình yêu bắt đầu từ tình bạn khác giới thường trong sáng, vững bền. Tình bạn khác giới
là cơ sở, nền móng của tình u. Tình bạn khác giới dễ đi đến tình yêu.
Quan hệ yêu đương là quan hệ giữa hai con người, họ gặp gỡ tiếp xúc với nhau,
họ trao đổi, tìm hiểu nhau. Quá trình yêu đương là quá trình giao tiếp giữa hai con
người, làm hai người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Bởi vậy, có thể nói
q trình u đương mang tính chất của quá trình bạn bè (quá trình quan hệ thân thiết
giữa người với người). Đó là tính chất bạn trong tình u: Nói cách khác, trong tình
u ln có tình bạn. Hai người yêu đồng thời cũng chính là hai người bạn của nhau.
Hai vợ chồng chung sống với nhau, đó là hai người bạn đời. Người ta thường nói, hai
vợ chồng là đôi bạn trăm năm.

14


Tính chất bạn trong tình u được biểu hiện trước hết ở sự thân thiết gắn bó giữa
hai người. Hai người yêu nhau rất mong được ở bên nhau, được tâm sự, trao đổi với
nhau. Họ có thể nói với nhau những điều sâu kín nhất mà có khi đến cha mẹ, anh em

ruột cũng không được biết.
Sự thân thiết gắn bó tạo ra nhu cầu gặp gỡ, tạo nên sự thương nhớ mỗi khi xa
nhau (có khi tới mức tương tư). Sự thương nhớ là một trong những đặc trưng cơ bản
của tình u.
Một biểu hiện khác của “tính chất bạn” trong tình u là sự hồ hợp giữa hai con
người. Đó là sự cảm thơng giữa hai tâm hồn, là sự “tri âm, tri kỷ”, sự thống nhất về
quan niệm sống, về cuộc đời trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Sự hồ hợp càng cao, tình u càng có điều kiện phát triển. Cần lưu ý rằng, để có
sự hồ hợp, cả hai người đều cần phải có sự biến đổi mình và sự cảm hố lẫn nhau.
Thực tế mối quan hệ giữa hai người là sự đi tới hồ hợp (vì hầu như khơng có sự hồ
hợp tuyệt đối giữa hai con người). Bởi vậy, quá trình u nhau cũng chính là q trình
cảm hố lẫn nhau, chấp nhận lẫn nhau và tự cải tạo mình để tạo nên sự hồ hợp.
Tính chất bạn trong tình u cịn có biểu hiện rất quan trọng nữa, đó là sự tôn
trọng lẫn nhau giữa hai người. Mối quan hệ giữa hai người là sự tôn trọng, quý mến
lẫn nhau ở nhiều mặt: Danh dự, nhân phẩm, những kỉ niệm, kỉ vật… Nhiều khi những
tặng vật bình thường trong đời sống xã hội lại trở thành vơ giá trong tình u đơi lứa.
Sự tơn trọng trong tình u mang một sắc thái đặc biệt: Thân thiết gắn bó trong sự
bình đẳng, thân thiết, gắn bó mà vẫn có cái độc lập cái riêng của từng người, mỗi
người đều không dám và không nên xâm phạm cái riêng của người kia, kể cả hai
người đó đã ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long.
Như vậy trong tình yêu cũng như trong cuộc sống vợ chồng, hai người vẫn cần
giữ “lịch sự” với nhau, vẫn cần tuân theo nếp sống văn hoá, văn minh khi đối xử với
nhau.
Những biểu hiện của tính chất bạn như trên ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình u,
góp phần tạo nên sự chân thật, chân chính của tình yêu, làm cho tình yêu cao đẹp và
vững bền.
Khi nào người ta kiếm cớ lẩn tránh nhau, không thật tình mong muốn gặp nhau,
khi người ta ln sai hẹn, hoặc đối xử với nhau thô lỗ hoặc muốn cải tạo người yêu

15



theo ý muốn cá nhân của mình… khi ấy “tính chất bạn” đã suy giảm, tình u sẽ
khơng cịn đẹp đẽ và có nguy cơ tan vỡ. Thiếu tình bạn, tình u sẽ đơn điệu, tẻ nhạt,
chỉ cịn lại sự chịu đựng, dễ trở thành sự si mê thù quáng, dễ trở thành những cơn mê
đắm phá hoại nhân phẩm và sự nghiệp của con người.
Cùng với tình thương, tình bạn làm cho tình u trở thành gắn bó, hấp dẫn, thi vị,
trở thành thiêng liêng và thắm thiết, làm cho tình yêu bền vững và phát triển. Tình bạn
làm cho tình yêu trở thành một yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ, sự phát triển nhân cảm của
hai người, chắp cánh cho con người vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống.
Tình bạn là một thành phần khơng thể thiếu được trong tình yêu. Tuy nhiên, tình
bạn, và cả tình thương như đã nêu ở trên, chưa đủ để hình thành tình u. Nhiều
trường hợp hai người có thân thiết gắn bó với nhau, thương nhau thật sự, nhưng tình
u của họ khơng hình thành, hoặc nếu đã có cũng khơng bền vững, khơng phát triển
vì ngồi tình thương và tình bạn, cịn có một thành phần cơ bản khác khơng thể thiếu
được. Đó là những rung động về tình dục.
1.2.5.3. Tình dục:
Tình dục là bản năng đặc biệt của con người (có người gọi hiện tượng này là
quan hệ sinh lí trong tình u). Tuy nhiên từ “tình dục” được dùng phổ biến hơn. Ở
mỗi người bình thường, đến một độ tuổi nhất định sẽ xuất hiện bản năng tình dục.
Tình dục là hiện tượng sinh lí đặc biệt, nó gắn liền với đạo đức xã hội, với phong
tục tập quán, với tâm lí cá nhân… Ở mỗi địa phương, mỗi thời đại và cá nhân có quan
niệm khác nhau về tình dục.
Mặc dù tình dục có thể độc lập tương đối với tình yêu (đơn thuần là một nhu cầu
sinh lí của con người) nhưng thường thường tình dục gắn liền với tình yêu, quan hệ
mật thiết với tình u. Nhu cầu tình dục có thể xuất hiện khi người ta không yêu nhất
là ở nam giới. Nhưng khi đã yêu, tình dục thường nảy sinh và phát triển mạnh. Tình
dục là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tình bạn với tình yêu.
Ở trạng thái độc lập với tình yêu tình dục tuân theo những quy luật riêng biệt.
Trong tình yêu, tình dục lại bị những quy luật của tình yêu chi phối.

Đặc điểm tình dục ở mỗi người có thể rất khác nhau, có người yếu, có người
mạnh, mỗi người có sở thích, thói quen, cá tính về tình dục khác nhau. Đặc điểm tình
dục của nam có khác biệt nhiều so với người nữ.

16


Ở Việt Nam, do tâm lí dân tộc và phong tục tập quán chi phối, biểu hiện về tình
dục trong tình u thường có những mức độ khác như: Từ mức độ chỉ là những cảm
xúc sâu kín bên trong (nên người ngồi, có khi chính người u, khó có thể biết được)
đến những hành vi tình dục “bên trong”, hành vi tình dục “bên ngồi”, và cao hơn cả
là mức độ “sâu sắc nhất”. Những mức độ của tình dục thường tương ứng với những
mức độ nhất định của tình yêu và bị đạo đức xã hội chi phối.
Trong tình u, tình dục có vai trị rất đặc biệt: Người ta chỉ có thể yêu nhau thực
sự khi trong mỗi người có thể xuất hiện những rung cảm tình dục trước người kia.
Tình dục có thể làm nảy sinh tình yêu và đặc biệt là tình dục thường hình thành và
phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của tình yêu. Càng yêu tha thiết, tình
dục càng phát triển và địi hỏi mạnh mẽ. Vì thế, tình dục có thể được coi là dấu hiệu và
sự biểu hiện của tình u. Thậm chí, người ta có thể căn cứ vào những hành vi tình dục
được biểu hiện để đánh giá xem mình cịn được u hay khơng và được u nhiều hay
ít.
Tính hai mặt của tình dục trong tình yêu: Tình dục như là con dao hai lưỡi trong
tình u, nó có thể làm tình u phát triển mãnh liệt và cũng có thể bóp chết tình u.
Đó là tác dụng tích cực và tiêu cực của tình dục đối với tình u.
Tình dục thường có tác dụng tiêu cực đối với tình yêu khi mức độ của tình dục
khơng phù hợp với mức độ của tình yêu, không phù hợp với người yêu, với quan niệm,
đạo đức xã hội.
Chẳng hạn: Mức độ tình yêu cao (sâu sắc, mãnh liệt) nhưng mức độ của tình dục
quá thấp: Hai người u nhau đã lâu mà khơng có hoặc ít có những rung cảm tình dục
khi ở bên nhau. Trường hợp này thường làm cho tình yêu trở nên cứng nhắc, nhạt

nhẽo, đơn diệu và thường đi đến tan vỡ. Tuy nhiên, tác dụng tiêu cực xảy ra phổ biến
trong trường hợp, mức độ yêu đương còn thấp nhưng địi hỏi tình dục của một bên
(thường là ở người nam giới) lại quá cao, quá nhiều hoặc thô bạo. Việc quan hệ tình dục
ở mức “sâu sắc nhất” trong lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là trước hôn nhân, thường tạo ra
những mặc cảm tội lỗi, dễ nhàm chán nhau, dễ coi thường lẫn nhau, dễ dẫn lại “hậu quả
nghiêm trọng”… dẫn đến sự tan vỡ trong tình u.
Tình dục lại có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực đối với tình u: Làm cho
tình u phát triển mạnh hơn, nồng nàn hơn, sâu sắc hơn, đẹp đẽ hơn… Ảnh hưởng

17


tích cực này thường xuất hiện trong trường hợp những rung cảm tình dục phù hợp với
mức độ yêu thương, với quan niệm, cá tính của người yêu, với đạo đức, phong tục tập
quán của xã hội.
Những điều kiện để tình dục làm cho tình yêu phát triển: Để tình dục góp phần
tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với tình yêu, sự cư xử và biểu hiện tình dục trong
tình yêu phải tuân theo những điều kiện sau đây:
+ Có sự phù hợp với đạo đức xã hội, với phong tục tập quán.
+ Có sự phù hợp với tâm lí và cá tính.
+ Có sự phù hợp với hồn cảnh và tình huống.
+ Có sự phù hợp với mức độ của tình u..
+ Có sự phù hợp với quan niệm, đặc điểm tình dục của “đối phương”.
+ Có sự phù hợp với quy luật diễn biến của “đời sống tình dục” con người.
Ngồi ra, một điều kiện quan trọng nữa là những biểu hiện của tình dục thường
phải gắn với những thái độ trân trọng, với tình cảm yêu thương, với ý thức “bảo vệ” và
“dâng tặng” cho nhau, với những rung động mãnh liệt tương ứng của cả hai bên…
1.2.6. Sự hình thành và phát triển của tình yêu
1.2.6.1. Những mức độ phát triển của tình yêu
Tình yêu là một quá trình diễn tiến lâu dài và phức tạp, nó có thể phát triển qua

những mức độ sau đây:
– Mức độ cảm mến:
Hai người gặp nhau, biết nhau, ở họ nảy sinh những xúc cảm ban đầu: Dễ chịu,
cảm tình, thiện cảm, khâm phục, mến mộ, tin tưởng, từng động, thích thú… mức độ
phát triển cao nhất ở giai đoạn này là họ “thích nhau” mong được gặp để trò chuyện,
trao đổi.
– Mức độ nhớ thương:
Sau nhiều lần gặp gỡ người ta thường xuyên nghĩ đến “đối tượng”, mong muốn
được gặp đối tượng. Nếu không được gặp nhau thường xuất hiện cảm giác nhớ thương
hoặc thấy “thiếu một cái gì đó”. Bản thân họ bắt đầu có biến đổi về tâm lí, nhất là hay
“làm dáng” khi được gặp đối tượng. Những khi gặp thường có cảm xúc dễ chịu, thích
thú.
– Mức độ yêu đơn phương:

18


×