ĐỀ TỔNG HỢP SỐ 6
Phần I. Đọc hiểu
Hoa Cỏ May (Xuân Quỳnh)
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vịm lá
Lối cũ em về nay đã thu
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lịng như trời biếc lúc ngun sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đơi dịng theo gió xa
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời u mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lịng anh có đổi thay?
1. Hãy xác định phương thức biểu đạt - Miêu tả, biểu cảm.
2. Biện pháp tu từ chính của bài thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
- Nhân hóa sự vật, đối tượng khiến chúng trở thành những chủ thể có hồn, mang đầy tâm trạng.
- So sánh lòng như trời biếc lúc nguyên sơ: thể hiện sự thanh cao, trong sạch của một tâm hồn đã
gạn lọc đến tận cùng nỗi đau, đã nếm trải nhiều mất mát...lời yêu mỏng mảnh như màu khói: cảm
nhận về cái mong manh của lời yêu, sự đổi thay, mất mát trong lòng người.
- Câu hỏi tu từ: bộc lộ nỗi bâng khng, thống trách móc nhẹ nhàng trước sự đổi thay của mùa,
dự cảm lo âu về những xáo động trong tình yêu.
3. Hai khổ thơ đầu có vẻ khơng liên quan đến chủ đề bài thơ (viết về hoa), nhưng chứa đựng rất
rõ nỗi lòng của nhà thơ, nỗi lịng ấy là gì?
- Những câu thơ, lời thơ có vẻ gì như chểnh mảng, cứ như bị nhạc điệu hình ảnh kéo đi, như
thuận miệng mà thốt lên, nhưng lại thể hiện được nỗi xao xuyến vu vơ, những đớn đau khắc
khoải trong dự cảm xót xa về những biến suy, mất mát, những đắng cay và mùa cũ đã qua. Giọng
thơ có vẻ trễ nải, như một câu hỏi bâng quơ, thoáng một tiếng thở dài. Bài thơ chịu mất đi một ít
rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng.
4. Tại sao hoa cỏ may xám ngắt, vô duyên, chỉ là một thứ hoa vô sắc, vô hương, thứ cỏ lông may
mọc hoang dại, nhạt nhòa, heo hút nơi triền đê, bờ ruộng..., được chọn làm ý tưởng gợi ý cho
thơ?
- Nó là hiện thân của cái cõi sống trong hoang dại. Nó vừa là vẻ đẹp, vừa là nỗi đau, vừa quan
trọng, vừa khơng là gì. Nó tầm thường và phàm tục và có thể rình rập đe doạ những gì q đẹp,
quá cao quý và thiêng liêng. Nó nhọn như kim và tua tủa như gai, chỉ cần sơ ý là găm đầy áo
khiến người ta cảm giác một cái gì nhói lên khe khẽ như có mũi kim châm nhẹ vào da thịt, một
chút tác động bất ngờ. Chỉ thế thôi cũng đủ gợi lên trong thế giới hồn người một nỗi xao xác.
Những tác động bé nhỏ đến tinh vi như thế của cuộc sống, cũng tựa như một sợi dây đàn mỏng
mảnh chỉ cần một gợn gió khẽ khàng cũng đủ ngân lên những điệu thơ buồn.
5. Câu hỏi tu từ cuối bài thơ gợi anh chị nghĩ đến câu thơ nào trong bài thơ quen thuộc của Hàn
Mặc Tử? Nội dung chính của bài thơ là gì? nỗi khắc khoải thường trực vì sự mong manh của tình
u, sự đổi thay của lịng người, và có thể mở rộng ra đến cả nỗi vô thường của trời đất.
Phần II. Làm văn
Câu 1:
"Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê
béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi dịng sơng: Ngươi
cần gì? Sơng trả lời: Ta cần chảy. Một dịng sơng khơng chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn
dần rồi biến mất. Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con
tàu khơng ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi
1
một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo"
(Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều - VietNamNet - Thứ 5, ngày 7 tháng
1 năm 2010).
Anh (chị) hãy đọc đoạn văn trên và cho biết suy nghĩ của mình về vai trị của lao động trong
sáng tạo?
Gợi ý làm bài
1. Giải thích
- "Cần": khơng thể khơng làm, khơng thể khơng có vì nếu khơng làm, khơng có thì sẽ có hại.
- "Bay" đối với con chim, "chảy" đối với sông, "ra khơi" đối với con tàu và "lao động trong
sáng tạo" đối với con người đều là để khẳng định sự tồn tại và ý nghĩa tồn tại của nó. Vì nếu
khơng bay, con chim chỉ là con gà tội nghiệp, nếu khơng chảy, sơng chỉ cịn là vũng nước và sẽ
cạn dần, nếu không ra khơi, con tàu chỉ là vật biết nổi để rồi sẽ chìm dần theo thời gian. Và sẽ ra
sao nếu con người không lao động trong sáng tạo?
- Như vậy, tác giả của đoạn văn đã đề cao lao động sáng tạo như một cơ sở tạo nên giá trị và
ý nghĩa tồn tại của con người.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận
- Vai trị của lao động: là nhân tố kích thích chủ yếu để thúc đẩy q trình phát triển của con
người, làm cho con người trở thành người. Vì qua lao động và trong lao động con người có nhu
cầu về giao tiếp, về mối liên hệ với nhau để tạo thành xã hội. Vì lao động đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con người, cũng làm phát triển tối đa những khả năng của con người khiến con
người ngày càng phát triển và hoàn thiện, ngày càng mang tính người và ngày càng khác xa với
con vật.
- Vai trò của sự sáng tạo: "sáng tạo" là tạo ra những giá trị mới về cả vật chất và tinh thần, là
tìm ra cái mới, cách giải quyết mới khơng phụ thuộc, gị bó vào cái cũ. Để có thể sáng tạo, con
người cần trí tuệ, cần năng động và một môi trường tự do để khám phá, thể nghiệm và tự rút ra
kinh nghiệm, củng cố năng lực và cống hiến những đóng góp thật sự có giá trị. Để sáng tạo, con
người cần nhận thức đúng và được đánh giá đúng về năng lực, sở trường và được đứng ở vị trí
thích hợp với năng lực, sở trường ấy. Khi đó, những khả năng của con người sẽ được bộc lộ tối
đa, những giá trị được tạo ra cũng ở mức tối ưu. Đó là khi con người khẳng định tốt nhất giá trị
tồn tại của bản thân và đóng góp nhiều nhất cho xã hội.
- Lao động trong sáng tạo không chỉ giúp con người tạo ra những giá trị mới cho mình và
cho xã hội mà cịn kích thích tạo sự phát triển của óc tư duy, khả năng phán đốn, hồn thiện và
phát triển kĩ năng lao động cho con người.
3. Đề xuất ý kiến
- Trách nhiệm của xã hội: cần tạo ra một môi trường tự do cho hoạt động lao động sáng tạo,
cần tạo điều kiện về vị trí cũng như những đãi ngộ xứng đáng với những người có năng lực để
kích thích sự phát triển năng lực của họ khiến họ có đủ điều kiện để đóng góp tốt nhất cho xã
hội, cho sự phát triển chung của cả cộng đồng.
- Ý thức cần có ở con người: khơng nên trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngồi
mà trước hết cần năng động, tự tìm kiếm cơ hội và tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có để tự
phát triển và khẳng định mình. Thế giới ngày nay luôn mở rộng với tất cả những ai có ý thức và
khả năng sáng tạo.
Câu 2. Đồng hành cùng Sóng (Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh) từ sơng ra biển, anh/ chị nhận
thấy Sóng cần có những phẩm chất gì để có thể về đích? Dựa vào hình tượng sóng trong bài thơ,
hãy lí giải để làm rõ những phẩm chất ấy.
Gợi ý làm bài:
Dựa vào văn bản và kinh nghiệm cá nhân, thí sinh có thể lựa chọn và lí giải theo suy nghĩ của
mình. Dự kiến bài làm có thể xoay quanh các nội dung:
- Lí giải về điều quan trọng nhất:
2
1. Điều quan trọng nhất là Sóng chảy đúng hướng, xác định được mục đích của hành trình: được
sống cuộc sống đích thực của mình trong tình u (nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực
trẻ), được đi để hiểu mình (sơng khơng hiểu nổi mình), được thấy hạnh phúc trong hịa tan và
dâng hiến (giữa biển lớn tình yêu).
2. Điều quan trọng là sóng phải có đủ sức mạnh, có động lực thơi thúc. Khi trong lịng mình xáo
động (dữ dội và dịu êm), nhớ nhung, trăn trở, suy tư: nơi nào em cũng nghĩ...
3. Điều quan trọng có đam mê và niềm khao khát: làm sao được tan ra...
4. Điều quan trọng là sóng phải có sự chủ động, dũng cảm dấn thân, dám chấp nhận tất cả (sóng
tìm ra tận bể)
5. Điều quan trọng có phải có nghị lực và niềm tin về tới đích: con nào chẳng tới bờ/ dù mn
vời cách trở.
(Thí sinh chọn khía cạnh nào cần có sự lí giải về khía cạnh đó trong bài văn)
Bình mở rộng: Tuy nhiên, trong tình u, khơng ai có thể nói trước được điều gì, ngay cả khi đã
về đích, đã tới bờ, chắc gì sóng đã hạnh phúc? Bởi bản chất của tình u là biến động khơng
cùng. Tình u vĩnh hằng mãi là khao khát. Cũng chính vì thế mà tình u mn đời cịn hấp
dẫn. Nếu bản chất của tình u là sự vĩnh hằng hoặc bền vững, có lẽ nhân loại khơng cịn phải
kiếm tìm, trăn trở, và cũng sẽ khơng thấy tình u là vơ cùng q giá nữa.
- Chính vì vậy, bên cạnh những điều có thể nhận thức, lí giải, nhân vật Em- hóa thân của Sóng,
dù đã nghĩ và nghĩ rất nhiều vẫn phải thú nhận: Em cũng không biết nữa. Và bài thơ vẫn khép lại
bằng khát vọng: Làm sao được tan ra…
3