Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hoàn thiện chính sách tiêu thụ sản phẩm của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.86 KB, 15 trang )

i

LỜI MỞ ĐẦU
Dựa trên nền tảng là Tổng Công ty Than Việt Nam, Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam là một trong những tập đoàn kinh tế
được thành lập đầu tiên ở nước ta. Ngay từ buổi ban đầu được thành lập, bên
cạnh những khó khăn về việc cơ cấu lại tổ chức theo mơ hình mới, Tập đồn
Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn trong q trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề xây
dựng các chính sách về tiêu thụ sản phẩm chính là Than.
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ đối với sản phẩm của
doanh nghiệp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hồn thiện chính sách tiêu thụ
sản phẩm của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam” làm đề
tài luận văn Thạc sĩ kinh tế.
Kết cấu của luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục
tài liệu tham khảo, bao gồm 3 chương nội dung chính, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Những lý luận cơ bản về chính sách tiêu thụ sản phẩm
trong hoạt động kinh doanh của ngành Công nghiệp Than
- Khống sản Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng chính sách tiêu thụ sản phẩm của Tập đồn
Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hồn thiện chính sách tiêu thụ sản phẩm
của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.


ii

CHƢƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH
CÔNG NGHIỆP THAN - KHỐNG SẢN VIỆT NAM


* Thực chất của chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thường được hiểu là hệ
thống các phương thức, các quy định mang tính nguyên tắc chi phối hoạt
động tiêu thụ hướng đến việc thực hiện một cách tối ưu các mục tiêu về tiêu
thụ sản phẩm trong những thời kỳ nhất định.
Về mặt hình thức, chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được
thể hiện dưới dạng các văn bản liên quan đến những lĩnh vực nhất định của
hoạt động tiêu thụ, hoặc dưới dạng những quy định bất thành văn trở thành
truyền thống, tập quán của doanh nghiệp trong ứng xử với khách hàng trên
các thị trường. Thậm chí, đó cũng có thể là những ý tưởng không được công
bố được các nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp sử dụng trong điều
hành các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình.
* Vai trị của tiêu thụ sản phẩm và chính sách tiêu thụ sản phẩm
Chính sách tiêu thụ đối với từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của
các Tập đồn Cơng nghiệp lớn nói chung có vai trị vô cùng đặc biệt được thể
hiện trên những mặt chủ yếu sau:
- Là điều kiện quan trọng nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như
năng lực cạnh tranh.
- Tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ nhân viên
tham gia vào hoạt động tiêu thụ.
- Là bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách kinh doanh của từng
Tập đồn, có quan hệ tương hỗ với các chính sách khác (chính sách tài chính,
chính sách về nhân lực...)


iii
Ngành Than - khoáng sản Việt Nam là một ngành sản xuất vật chất to
lớn phục vụ nhu cầu về nhiên liệu cho nền kinh tế quốc dân. Tiêu thụ sản
phẩm và những chính sách liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm có một
vai trị đặc biệt quan trọng đối với ngành Than - khoáng sản. Việc đưa ra các

chính sách liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thành viên cũng như
chính bản thân ngành.
Đối với nền kinh tế - xã hội: Chính sách tiêu thụ của ngành Cơng nghiệp
Than – Khống sản Việt Nam có vai trị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
của các ngành công nghiệp sử dụng than với tư cách là nguyên liệu đầu vào,
qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho tồn bộ nền kinh tế
xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ mơi trường.
* Nội dung chính sách tiêu thụ sản phẩm trong các Tập đồn
Cơng nghiệp
- Những chính sách về thị trường và nghiên cứu thị trường: là hệ thống các
phương thức, quy định mang tính nguyên tắc nhằm mục đích nghiên cứu, xác
định khả năng tiêu thụ những loại hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa trên một địa
bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Chính sách nghiên cứu thị trường của các Tập đồn cơng nghiệp bao
gồm những nội dung cụ thể như sau:
+ Những chính sách nghiên cứu về tổng cầu và cầu hướng vào các sản
phẩm do Tập đoàn sản xuất và tiêu thụ.
+ Những chính sách nghiên cứu về tổng cung và cung của Tập đồn
cơng nghiệp.
+ Những chính sách phục vụ cho nghiên cứu giá cả thị trường.
+ Những chính sách phục vụ công tác nghiên cứu sự cạnh tranh trên
thị trường.


iv
- Những chính sách về lựa chọn phương thức tiêu thụ : Căn cứ vào mối
quan hệ giữa Tập đoàn với các hộ tiêu dùng cuối cùng, công tác hoạch định
chính sách tiêu thụ sản phẩm sẽ được thực hiện dựa trên những chính sách lựa
chọn kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp

Chính sách lựa chọn kênh tiêu thụ trực tiếp là những chính sách lựa chọn
hình thức xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho hộ tiêu dùng cuối cùng
khơng qua một khâu trung gian nào. Chính sách lựa chọn kênh tiêu thụ gián
tiếp là những chính sách lựa chọn hình thức xuất bán sản phẩm của mình cho
các hộ tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian.
- Những chính sách về giá trong tiêu thụ: Bao gồm
+ Chính sách theo giá thị trường.
+ Chính sách giá thấp.
+ Chính sách giá cao.
+ Chính sách giá phân biệt.
- Những chính sách về sản phẩm: Để có được một chính sách về sản
phẩm tối ưu, khi xây dựng, lựa chọn và ra quyết định, các Tập đồn cơng
nghiệp cần dựa trên những căn cứ nhất định. Đó là:
+ Một là căn cứ vào chính sách tiêu thụ sản phẩm.
+ Hai là căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
+ Ba là căn cứ vào khả năng của từng Tập đoàn cơng nghiệp.
Nhìn chung, hệ thống chính sách về sản phẩm của các Tập đồn cơng
nghiệp thường tập trung ở những nội dung sau:
+ Chính sách quy định về khối lượng sản phẩm.
+ Chính sách quy định về chất lượng sản phẩm.
+ Chính sách về xác định và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm.
- Những chính sách xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ: Chính
sách xúc tiến bán hàng là những chính sách quy định tồn bộ những hoạt


v
động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ
sản phẩm.
Những nội dung chủ yếu của chính sách xúc tiến yểm trợ cho hoạt động
tiêu thụ là những chính sách Quảng cáo, chính sách khuyến mãi, tham gia hội

chợ, triển lãm...
* Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chính
sách tiêu thụ sản phẩm than.
- Đặc điểm của ngành:
+ Đặc điểm khách hàng ngành than.
+ Đặc điểm công nghệ sản xuất và chế biến.
+ Đặc điểm cơ cấu sản phẩm.
+ Công nghệ khai thác.
- Xu hướng vận động và chiến lược phát triển của ngành.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.


vi

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN KHỐNG SẢN VIỆT NAM
* Tổng quan về Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
- Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức và các hoạt động sản xuất, kinh doanh cơ bản
- Vị trí của ngành Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong nền
kinh tế quốc dân: Là ngành than - khoáng sản là ngành kinh tế trọng yếu của
đất nước; Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; Tạo cơ sở hạ
tầng cho nền kinh tế ;
* Thực trạng chính sách tiêu thụ Than của Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt Nam
- Đối với thị trường nội địa
Thông qua bảng sản lượng tiêu thụ than trong giai đoạn 2001 – 2007 của
Tập đoàn cho thấy 4 hộ Điện, xi măng, phân bón và giấy là bốn khách hàng
lớn chủ yếu của Tập đoàn trong thị trường nội địa trong lượng than tiêu thụ

đối với hộ tiêu dùng Điện có mức tăng trưởng nhanh và cao nhất sau đó là đến
ngành xi măng.
Về chính sách thị trường và nghiên cứu thị trường: Do đặc thù là thị
trường trong nước nên Tập đồn chưa thực sự có những chính sách cụ thể về
cơng tác nghiên cứu thị trường.
Về những chính sách liên quan đến phương thức tiêu thụ, phối hợp và tổ
chức thực hiện các kế hoạch tiêu thụ trên thị trường bao gồm những chính
sách về quản lý hệ thống phân phối, quản lý dự trữ và lực lượng bán, tổ chức
bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được hoạch định khá cụ thể và chi tiết trong
nội dung chính sách tiêu thụ nội địa của Tập đoàn từ khâu phân công thị
trường đến khâu quản lý lực lượng bán như quy định và phân công rõ trách


vii
nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị thành viên trong việc tham gia và công
tác bán hàng.
Liên quan những chính sách giá, sản phẩm, quảng cáo và khuyến khích
bán hàng: Giá bán cho các hộ tiêu dùng lớn cho thị trường nội địa là do Chính
phủ (Bộ Tài chính) quyết định. Tập đồn áp dụng chính sách giá bán than tối
thiểu cho những khách hàng còn lại; Đối với sản phẩm và hoạt động quảng
cáo, xúc tiến bán, các chính sách cho những hoạt động này là chưa thực sự
cần thiết mà chỉ được quy định và thực hiện dưới giác độ cung cấp cho khách
hàng những thông tin về chất lượng sản phẩm và những quy trình đảm bảo và
nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đối với thị trường xuất khẩu
Sản lượng và giá trị than xuất khẩu của Tập đồn trong những năm gần
đây đã có một bước đột phá vượt bậc cả về sản lượng lẫn giá trị trong đó
khách hàng tiêu thụ than lớn nhất của Tập đồn trên thị trường quốc tế chính
là Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu và Hàn Quốc.
Về chính sách thị trường và nghiên cứu thị trường: phân công những thị

trường mà Tập đoàn hay chỉ một số hữu hạn những đơn vị thành viên được
phép tham gia vào hoạt động xuất khẩu than. Chính sách về nghiên cứu thị
trường cũng đã quy định rõ những đơn vị được phép tham gia vào hoạt động
xuất khẩu than có trách nhiệm nghiên cứu thị trường và khách hàng hoặc
nhóm khách hàng mà mình ký kết hoặc sẽ kí kết hợp đồng bán than.
Đối với chính sách về lập kế hoạch tiêu thụ và phối hợp tổ chức thực
hiện kế hoạch tiêu thụ: được phân công rõ theo sự phân bổ của Tập đồn được
hình thành dựa trên các kết quả về nghiên cứu lượng tiêu thụ của thị trường
xuất khẩu, Ngoài ra, Tập đồn cũng đã có những quy định rất cụ thể cho công
tác quản lý hệ thống phân phối, quản lý lực lượng bán theo ngun tắc phân
cơng có sự chun mơn hóa cao.


viii
Những chính sách liên quan đến sản phẩm, giá bán than xuất khẩu cũng
được coi trọng thông qua những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng
dành cho than xuất khẩu cũng như sự linh hoạt trong những quy định về giá
bán than xuất khẩu theo đó giá than xuất khẩu sẽ theo giá bán than tối thiểu
hoặc khung giá bán do Tập đoàn quy định tại từng thời kì.
* Đánh giá chung chính sách tiêu thụ sản phẩm Than của Tập đồn
Cơng nghiệp Than – Khống sản Việt Nam
- Những kết quả đạt được từ hệ thống chính sách tiêu thụ :
+ Góp phần tạo nên thành cơng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
chung của toàn ngành với doanh thu thực hiện năm 2007 là 32.800 tỷ đồng,
lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 2.400 tỷ đồng
+ Vẫn nắm được thế chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, loại
bỏ hồn tồn tình trạng ứ đọng, tồn kho cục bộ.
+ Chính sách tiêu thụ của Tập đoàn đã thể hiện sự biến chuyển rất đáng
kể về mặt cơ chế.
+ Thể hiện sự linh hoạt và đa dạng trong phương thức tiêu thụ, qua đó

ln đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
+ Góp phần tạo nên một bộ máy hoạt động thống nhất và đồng bộ, thể
hiện tính chuyên nghiệp và bài bản, góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực
tiêu thụ.
+ Xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng, quy định
về giao nhận sản phẩm cho các loại than tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, mang
lại hiệu quả rõ rệt.
+ Về giá bán, số lượng tiêu thụ và phân cơng thị trường: thể hiện được tính
linh hoạt thông qua những quy định về giá bán cho các hộ tiêu dùng nhỏ. Đó là
đưa ra mức giá bán tối thiểu cho các hộ tiêu dùng trong nước và tiến hành bán
hàng theo hình thức đấu thầu mua than đối với các khách hàng quốc tế.


ix
+ Quy định phân công rõ ràng thị trường tiêu thụ than giữa Tập đoàn với
các đơn vị thành viên. giúp cho q trình tiêu thụ khơng bị chồng chéo và tận
dụng và phát huy được hết các nguồn lực của các đơn vị trong Tập đồn.
+ Về quy trình tiêu thụ : là một chu trình khép kín, có sự phân cơng
chun mơn hóa cao, thể hiện tính khoa học và chuyên nghiệp.
- Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
+ Những hạn chế chủ quan: Tập đoàn chưa xây dựng được một hệ thống
chính sách nghiên cứu thị trường đầy đủ và hồn thiện; Những chính sách liên
quan đến việc lập kế hoạch tiêu thụ dù khá chi tiết song đôi khi chưa thực sự
được bổ sung và hồn thiện thường xun, dẫn đến cơng tác triển khai thực
hiện các hoạt động tiêu thụ còn nhiều bất cập; Chính sách phối hợp và tổ chức
thực hiện hoạt động tiêu thụ than của Tập đồn vẫn cịn có những quy định
chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến nạn khai thác và tiêu thụ than trái phép vẫn còn
tồn tại và kéo dài trong nhiều năm; Quy trình tiêu thụ than xuất khẩu được
thực hiện qua quá nhiều khâu, với sự tham gia của nhiều phòng ban chức
năng và các công ty liên quan, tạo nên một bộ máy hoạt động rất cồng kềnh,

thiếu tính linh hoạt; Chính sách sản phẩm có nhiều quy định chưa chặt chẽ,
dẫn đến cơng tác quản lý chưa được thực hiện một cách triệt để; Những quy
định của Tập đồn trong q trình giao nhận than chưa có những chế tài thực
sự nghiêm khắc nên việc gian lận về khối lượng trong tiêu thụ than vẫn xảy ra;
Vẫn cịn diễn ra tình trạng vi phạm các nguyên tắc về hoạt động tiêu thụ than
thông qua việc tận dụng những kẽ hở của chính sách quy định về cơng tác bán
hàng; Chính sách về giá bán vẫn cịn khá nhiều hạn chế, thể hiện thơng qua
những khác biệt giữa những quy định về giá bán trong nước và giá bán xuất
khẩu; Chính sách thị trường của Tập đoàn chưa thực sự chú trọng mở rộng
mạng lưới phân phối ra thị trường xuất khẩu cũng như những chính sách ưu
tiên cho hoạt động khuyếch trương quảng bá sản phẩm; Chính sách về hoạch


x
định chiến lược tiêu thụ và dự báo nhu cầu và biến động của thị trường còn
thiếu và chứa đựng nhiều hạn chế.
+ Những hạn chế khách quan: Đó là vẫn diễn ra tình trạng khai thác,
mua bán và tiêu thụ than lậu trái phép mà trong khả năng của hoạch định
chính sách của mình, Tập đồn khơng có hoặc có rất ít khả năng có thể quy
định và kiểm sốt được; Chính sách giá của Tập đồn đối với thị trường nội
địa chưa thực sự hiệu quả, kể cả xét về tính khả thi; Sự phối hợp giữa Tập
đồn với các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính quyền địa phương còn yếu,
đặc biệt là trong vấn đề quản lý tài nguyên và công tác môi trường; Nguồn lực
đầu tư của Tập đồn cho cơng nghệ mới hiện đại có hạn nên q trình nâng
cao quy mơ và hiệu quả tồn ngành cịn chậm, chưa theo kịp u cầu và đòi
hỏi của xu thế phát triển của thị trường.


xi


CHƢƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN
KHỐNG SẢN VIỆT NAM
* Định hướng chiến lược và quan điểm xây dựng chính sách tiêu thụ
sản phẩm Than của Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam.
- Định hướng chiến lược và chính sách phát triển của Tập đồn:
Ban hành các chính sách ưu tiên cho sự phát triển bền vững; Đẩy mạnh
đổi mới, hiện đại hố cơng nghệ trong tất cả các khâu; Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu, triển khai các dự án chế biến than, tiến tới hình thành ngành công
nghiệp chế biến than sau năm 2025; Tăng cường triển khai cơng tác tìm kiếm,
thăm dị; nghiên cứu công nghệ và chuẩn bị đầu tư khai thác bể than Đồng
bằng Sông Hồng; Phát triển kinh doanh đa ngành trên nền cơng nghiệp than
và tích cực chuẩn bị và triển khai đầu tư ra nước ngoài khai thác than.
- Quan điểm xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm Than:
Là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính sách khai thác, sử
dụng tài ngun nói riêng cũng như những chính sách phát triển kinh tế nói
chung của Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp Nhà nước; ưu tiên cho việc
đáp ứng nhu cầu của những ngành này trên cơ sở hài hịa lợi ích giữa các bên
cũng như phải đảm bảo được lợi ích chung của cả nền kinh tế, dựa trên tinh
thần tiết kiệm, tiêu thụ và sử dụng một cách khoa học, hợp lý để đem lại hiệu
quả cao nhất; Hài hòa giữa than tiêu thụ trong nước với than xuất khẩu.
Đối với chính sách nghiên cứu thị trường, việc xây dựng được thực hiện
trên quan điểm chủ động cập nhật và nắm bắt những quy định, chính sách
chung của Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp Nhà nước; Chính sách lập
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở những kết quả do


xii
chính sách nghiên cứu thị trường mang lại; Những chính sách liên quan đến

vấn đề phối hợp và tổ chức thực hiện, cần được xây dựng dựa trên cơ sở coi
trọng sự phân công công việc và trách nhiệm với tính chun mơn hóa cao;
Chính sách giá phải được xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Tập đoàn
trong việc thu hồi vốn và tạo lợi nhuận để tái đầu tư; Chính sách sản phẩm cần đi
sâu vào nâng cao quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, vận
chuyển đến khâu bảo quản, kho bãi; Chính sách quảng cáo, xúc tiến bán hàng:
Trên cơ sở ưu tiên và khuyến khích tăng cường tham gia các hoạt động quảng
cáo, xúc tiến bán hàng, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu.
* Những giải pháp nhằm hồn thiện chính sách tiêu thụ than của
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
- Những giải pháp hồn thiện nội dung chính sách:
+ Cần tiến hành nghiên cứu điều tra tổng thể ngành than thế giới.
+ Bổ sung và hồn thiện lại chính sách phát triển của ngành từ nay đến
năm 2025 đối với ngắn hạn và trung hạn và đến năm 2040 và những năm tiếp
theo đối với dài hạn, trong đó đặc biệt lưu ý đến cơ cấu tiêu thụ than cho thị
trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
+ Ban hành những chính sách tạo lập mơi trường cạnh tranh lành
mạnh giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Ưu tiên và hỗ trợ cho hoạt
động bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực tham gia vào quá trình khai
thác và tiêu thụ than.
+ Thúc đẩy nhanh lộ trình vận chuyển, khai thác than từ lộ thiên sang
khai thác hầm lò. Ban hành những chính sách ưu tiên cho việc nghiên cứu đầu
tư vào phát triển những công nghệ mới, tiên tiến.
+ Rà soát lại những quy định về than tận thu. Kiến nghị và phối hợp với
Ủy ban nhân dân các tỉnh có mỏ khai thác than trong việc quản lý khai thác và
chế biến than để tránh gây tiêu cực, lộn xộn và ô nhiễm môi trường.


xiii
+ Ban hành những quy định về việc rà soát và quy hoạch cụ thể, rõ ràng

cũng như kiểm soát chặt chẽ địa giới khai thác mỏ để tránh tình trạng khai
thác than trái phép trong địa giới mỏ. Kết hợp cùng với các cơ quan quản lý
Nhà nước trong việc ban hành các quy định về việc cấm xuất khẩu than theo
đường tiểu ngạch.
+ Xây dựng một hệ thống riêng các quy định về chế tài các cá nhân, đơn
vị tham gia vào quá trình tiêu thụ. Ban hành thêm các chính sách khuyến
khích việc huy động vốn từ chính bản thân cán bộ cơng nhân viên trong Tập
đồn của mình.
+ Đối với những chính sách cụ thể: Xây dựng và hệ thống hóa chính
sách nghiên cứu thị trường; Kiện tồn và hồn thiện hệ thống chính sách phối
hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch; Quy định thống nhất và chặt chẽ về các
quy chuẩn cần có trong cơng tác dự trữ và lưu kho bãi; Hồn thiện các chính
sách quy định việc thực hiện một cách triệt để công tác quản lý và nâng cao
chất lượng than thương phẩm; Tiếp tục áp dụng những quy định về giá bán
than tối thiểu đối với khách hàng nội địa, áp dụng phương thức đấu thầu đối
với khách hàng ngoại; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương.
- Những giải pháp cho việc thực hiện chính sách:
Xây dựng một hệ thống chế tài bằng văn bản liên quan đến chế độ
thưởng phạt trong q trình thực thi chính sách tiêu thụ sản phẩm; Cơng bố
cơng khai chính sách tiêu thụ để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng; Chú trọng
đến công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ; Tăng cường sự phối kết hợp
với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như chính quyền địa phương nơi khai
thác; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và quyền hạn trong
việc thực hiện nhiệm vụ; Tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với các
bộ phận liên quan tham gia vào hoạt động tiêu thụ.


xiv
* Một số kiến nghị và đề xuất
Về phía Chính phủ và các cơ quan chủ quản: Chấp thuận kiến nghị của

Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam về việc đưa mặt hàng
than trở thành mặt hàng độc quyền nhà nước; Kiểm soát một cách chặt chẽ
nhu cầu của các hộ tiêu dùng than được bảo hộ về giá; Chỉ đạo các địa
phương trong việc nghiêm túc chấp hành các quy định quản lý tài nguyên và
kiểm sốt chặt chẽ tình trạng khai thác và tiêu thụ than lậu; Tiếp tục chỉ đạo
Bộ Cơng thương hồn thiện Bản Quy hoạch ngành Than trong những năm
tiếp theo; Đưa ra những chính sách cần thiết và tổ chức thực hiện một cách
đồng bộ, kịp thời chiến lược xuất nhập khẩu than; Ban hành những chính sách,
quy định cụ thể nhằm hỗ trợ và khuyến khích ngành than đầu tư vào việc khai
thác và sử dụng công nghệ mới; Ban hành những ưu đãi về chính sách tài
chính và tín dụng đối với hoạt động đầu tư của Tập đoàn Cơng nghiệp Than –
Khống sản Việt Nam; Chỉ đạo các Bộ ban ngành liên quan nhanh chóng quy
hoạch phát triển những khu vực khai thác than mới.
Về phía chính quyền địa phương: Phối kết hợp chặt chẽ với Tập đoàn
trong việc quản lý tài nguyên và ngăn chặn việc khai thác và tiêu thụ than lậu;
Tạo điều kiện và hỗ trợ Tập đồn Cơng nghiệp Than – khống sản Việt Nam
trong việc rà sốt và quy hoạch một cách có hiệu quả các bến cảng, kho bã;
Kiểm tra chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý kịp thời các dự án lợi dụng việc được
cấp phép để tận dụng quỹ đất trên địa bàn để tiến hành khai thác và tận thu
than một cách trái phép; Ban hành các quy định nhằm hỗ trợ và phối hợp với
ngành than trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Tiếp tục và đẩy mạnh
việc hỗ trợ và giúp đỡ ngành Than trong công tác quản lý và phát triển nguồn
nhân lực cũng như công tác bảo vệ môi trường.


xv

KẾT LUẬN
Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về chính sách tiêu thụ Than

trong hoạt động kinh doanh của Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khống sản
Việt Nam.
2. Luận văn đã đi sâu vào phân tích chính sách tiêu thụ sản phẩm Than
của Tập đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, chỉ ra được những
ưu nhược điểm và những tồn tại của những chính sách này trong giai đoạn
hiện nay.
3. Từ những lý luận đã tổng hợp và thực trạng của chính sách tiêu thụ
sản phẩm Than của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, luận văn đã đưa ra được các giải pháp, kiến nghị và
đề xuất nhằm hồn thiện chính sách tiêu thụ của Tập đồn, qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả của những chính sách này trong thời gian tới.



×