Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên vì môi trường hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 136 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------o0o----------

NGUYỄN XUÂN QUỲNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Mai Hương

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Xuân Quỳnh




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................... 1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ................................................................... 1
1.2. Tổng quan các cơng trình có liên quan ......................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
1.6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................................... 6
2.1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ............................ 6
2.1.1. Khái niệm................................................................................................. 6
2.1.2. Phân loại .................................................................................................. 7
2.1.3. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ..... 8
2.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ................ 9
2.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý ................................................................ 9
2.2.2. Mơ hình tổ chức quản lý dự án .............................................................. 12
2.2.3. Nội dung quản lý dự án.......................................................................... 16
2.2.4. Công cụ quản lý dự án chủ yếu ............................................................. 30
2.3. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
ngân sách nhà nước ............................................................................................... 37
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn ngân sách nhà nước. ....................................................................................... 39
2.4.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 39
2.4.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................... 41

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ................................................................................. 44
3.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội ....................................................................................................... 44
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................... 44


3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và bộ máy tổ chức của BQLDA ....... 45
3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án
đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ............................................. 48
3.2.1. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng do BQLDA quản lý thực hiện .... 48
3.2.2. Mơ hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDA ............. 50
3.2.3. Nội dung và công cụ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA ........ 52
3.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................... 88
3.3.1. Kết quả đạt được .................................................................................... 88
3.3.2. Hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA .... 91
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại BQLDA ....................................................................................................... 93
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ............................................................... 97
4.1. Phương hướng phát triển của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đến năm 2020 ....................................................... 97
4.1.1. Định hướng đầu tư xây dựng cơng trình thuộc lĩnh vực tài ngun và mơi
trường ở Hà Nội ........................................................................................................ 97
4.1.2. Phương hướng phát triển chung và các nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020
của BQLDA .............................................................................................................. 99
4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
BQLDA............................................................................................................... 103

4.2.1. Hồn thiện mơ hình tổ chức và ban hành quy trình quản lý dự án nội bộ....103
4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án ............................ 105
4.2.3. Tăng cường hệ thống thông tin và công cụ quản lý dự án .................. 106
4.2.4. Hoàn thiện các nội dung quản lý dự án ............................................... 107
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 113
4.3.1. Đối với chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường ............................ 113
4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác ........................................ 114
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLDA

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội

CPM

Phương pháp đường găng

ĐHKTQD

Đại học Kinh tế Quốc dân

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB


Giải phóng mặt bằng

KHCN

Khoa học và Cơng nghệ

KHĐT

Kế hoạch và Đầu tư

LHXLCT

Liên hiệp xử lý chất thải

MS.

Microsoft

PERT

Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án

PGS

Phó Giáo sư

QHKT

Quy hoạch và Kiến trúc


QLDA

Quản lý dự án

TKBVTC-TDT

Thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn

TNMT

Tài ngun và Mơi trường

TS

Tiến sỹ

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Chu trình quản lý dự án .............................................................................10
Hình 2.2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án .........................................13
Hình 2.3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành/khu vực .....................15

Hình 2.4. Đường cong chữ S dùng giám sát chi phí .................................................35
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy BQLDA .................................................................46
Hình 3.2. Kế hoạch phân bổ vốn thực hiện dự án năm 2016 ....................................64
Hình 3.3. Quy trình quản lý chất lượng khảo sát xây dựng tại BQLDA ..................66
Hình 3.4. Quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng cơng trình tại BQLDA ..68
Hình 3.5. Quy trình quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình tại BQLDA ...70
Hình 3.6. Quy trình nghiệm thu cơng trình xây dựng tại BQLDA ...........................71
Hình 3.7. Kế hoạch tiến độ thực hiện 6 tháng cuối năm 2016 Dự án ĐTXD nhà máy
xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hồi Đức ...................................................74
Hình 3.8. Quy trình thực hiện tạm ứng, thanh tốn tại BQLDA ..............................80
Hình 4.1. Mơ hình tổ chức BQLDA tác giả đề xuất ...............................................104


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các cơng việc chính được thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng ..........18
Bảng 3.1. Các dự án đầu tư xây dựng đã và đang được quản lý tại BQLDA ...........49
Bảng 3.2. Phân công quản lý dự án giữa các phịng chun mơn của BQLDA .......51
Bảng 3.3. Quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị dự án của BQLDA ........................52
Bảng 3.4. Kết quả xin chủ trương đầu tư giai đoạn 2013-2016 của BQLDA ..........54
Bảng 3.5. Kết quả công tác chuẩn bị dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016.........55
Bảng 3.6. Quy trình quản lý giai đoạn thực hiện dự án của BQLDA .......................56
Bảng 3.7. Kết quả công tác lập TKBVTC -TDT của BQLDA giai đoạn 2013-2016 ..57
Bảng 3.8. Quy trình quản lý thực hiện giai đoạn kết thúc dự án của BQLDA .........61
Bảng 3.9. Kết quả quản lý tiến độ dự án tại BQLDA giai đoạn 2013-2016 .............75
Bảng 3.10. Tổng mức đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước
thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức .....................................................................77
Bảng 3.11. Điều chỉnh dự toán xây dựng Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại
xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức .................................................................................78
Bảng 3.12. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn được giao hàng năm của BQLDA giai
đoạn 2013-2016 .........................................................................................................81

Bảng 3.13. Quy trình lựa chọn nhà thầu điển hình tại BQLDA ...............................83
Bảng 3.14. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án ĐTXD trạm quan trắc môi trường
tự động, liên tục tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn, Hà Nội .......................84
Bảng 3.15. Kết quả quản lý thực hiện dự án của BQLDA giai đoạn 2013-2016 .....88
Bảng 3.16. Quyết tốn Dự án xây dựng ơ chơn lấp rác thải theo cơng nghệ chơn lấp
bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây ........90


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------o0o----------

NGUYỄN XUÂN QUỲNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế Đầu tư

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2016


i

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Với mục tiêu phát triển bền vững, dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên
và môi trường ngày càng được Hà Nội quan tâm chú trọng. Để nâng cao chất lượng
công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường,

Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (sau đây
gọi tắt là BQLDA) đã được thành lập từ tháng 6/2013.
Từ khi thành lập đến nay, BQLDA đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư
xây dựng về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, công tác quản lý các dự
án đầu tư xây dựng tại BQLDA còn nhiều vấn đề bất cập.
Đến nay cũng chưa có đề tài nghiên cứu nào được triển khai tại Ban QLDA
nhằm tìm ra giải pháp cải thiện, giải quyết các vấn đề bất cập đó. Nhận thấy tầm quan
trọng của cơng tác quản lý dự án trong việc đảm bảo hiệu quả của dự án, nâng cao
chất lượng sử dụng, tránh thất thoát lãng phí vốn ngân sách nhà nước và xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn tại BQLDA, tôi quyết định chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội”.
Trong phạm vi luận văn, tác giả hi vọng sẽ bổ sung thêm một số lý luận về
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và áp dụng
phân tích thực trạng tại BQLDA, đề xuất một số giải pháp để hồn thiện cơng tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại BQLDA.
Kết cấu chính của luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.
Chương 3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản
lý các dự án đầu tư xây dựng Tài ngun và Mơi trường Hà Nội.
Chương 4. Giải pháp hồn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.


ii

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước là dự án đầu tư xây dựng



mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản,
mua trang thiết bị của dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước.





Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô đầu tư để phân loại dự án đầu tư xây

dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành bốn (04) nhóm dự án: dự án quan trọng
quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.



Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào
các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có khả năng mang lại hiệu quả lớn về
kinh tế - xã hội hơn là tài chính. Việc thực hiện các dự án này chịu sự quản lý toàn
diện, chặt chẽ của nhà nước bằng các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách,… Nhưng
do có sự tách biệt giữa người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và người thụ hưởng tiến độ thực hiện và giải ngân kế
hoạch vốn dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA như sau:
- Nghiêm túc thực hiện công tác lập kế hoạch tiến độ cho dự án. Dự tính các
cơng việc càng chi tiết, thời gian cho mỗi công việc càng gần thực tế thì cơng tác
quản lý, kiểm sốt tiến độ càng thuận lợi. Các tiến độ có thể lập cho tổng thể dự án



111

rồi chi tiết cho từng giai đoạn và phải tính đến các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến
tiến độ dự án, mức độ ảnh hưởng dự kiến như thế nào.
- Thực hiện nghiêm túc công tác lựa chọn nhà thầu để đảm bảo chất lượng các
nhà thầu tham gia dự án. Tránh các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện các công
việc dự án do năng lực nhà thầu kém, một việc phải lập, thẩm định, chỉnh sửa nhiều lần.
- Kiểm tra tính hợp lý và phù hợp của kế hoạch tiến độ do các nhà thầu tham gia
dự án trình lên với tiến độ chung của dự án do BQLDA lập và thực hiện các điều chỉnh
nếu cần. Căn cứ trên các bản kế hoạch tiến độ đã thống nhất, tăng cường kiểm tra, giám
sát tiến độ thực hiện công việc của các nhà thầu, bám sát, hướng dẫn, đôn đốc nhà thầu
đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hồn thành cơng việc đúng hoặc sớm hơn thời hạn.
- Thường xuyên kiểm soát, so sánh tiến độ thực tế với kế hoạch, tìm hiểu
nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục ngay khi phát hiện sự chệch hướng theo
chiều hướng xấu. Khuyến khích giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà trong
phạm vi thẩm quyền của BQLDA. Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các cán bộ
quản lý dự án trong quá trình quản lý dự án, chủ động xử lý, nhanh chóng báo cáo
cấp trên giải quyết các sự cố phát sinh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc làm chậm
tiến độ dự án, chủ động đề xuất các biện pháp đẩy nhanh tiến độ.
- Yêu cầu cán bộ quản lý dự án bám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu và thực
hiện nghiệm thu khối lượng cơng việc hồn thành ngay khi có thể, khẩn trương
chuyển hồ sơ cho bộ phận Tài chính - Kế tốn. Chỉ đạo, đơn đốc bộ phận Tài chính Kế tốn khẩn trương hồn thiện hồ sơ, thanh tốn ngay với Kho bạc Nhà nước, khơng
để dồn thanh toán vào cuối năm.
- Lãnh đạo BQLDA cần nâng cao trách nhiệm trong việc điều hành: Kiểm tra
tiến độ dự án hàng tuần, hàng tháng thông qua báo cáo của cán bộ quản lý, các cuộc
họp dự án,… hoặc đột xuất kiểm tra hiện trường.
- Xử lý nghiêm các nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, vi phạm tiến độ
cũng như các điều khoản theo hợp đồng đã ký, kiên quyết loại bỏ các nhà thầu khơng
có năng lực đã vi phạm. Có biện pháp khuyến khích đối với các nhà thầu có năng lực,



112

hồn thành cơng việc đảm bảo chất lượng, rút ngắn tiến độ như ưu tiên thực hiện các
gói thầu chỉ định thầu trong các dự án tương tự tiếp theo của BQLDA,…
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dự án cả về chuyên môn và đạo đức.
- Nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng các cơng cụ hữu ích như biểu đồ GANTT,
biểu đồ đường chéo,… vào công tác quản lý tiến độ dự án.

4.2.4.4. Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng


Chất lượng nhà thầu có vai trị rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện

các dự án tại BQLDA do BQLDA chưa có đủ năng lực theo quy định của pháp
luật nên hầu hết các công việc từ khảo sát - lập dự án, thẩm tra dự án, thiết kế bản
vẽ thi công - tổng dự toán, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi cơng - tổng dự tốn, tổ chức
lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng,… đều phải thuê
nhà thầu thực hiện.
Để lựa chọn được các nhà thầu chất lượng, tác giả đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện nội dung quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng như sau:



- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý lựa chọn nhà thầu cả về
chuyên môn và đạo đức bằng các biện pháp như cử đi đào tạo nghiệp vụ; cử sang các
cơ quan khác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; tuyển dụng các cán bộ mới có đức, có tài;…
- Lựa chọn đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu có năng lực thật sự. Kiên quyết nói
khơng với các nhà thầu yếu kém hoặc các nhà thầu đã có tiền sử cố ý vi phạm hợp
đồng, kể cả các nhà thầu “quen biết”.

- Tăng cường thông tin, truyền thông về dự án để thu hút sự quan tâm, tham
gia của các nhà thầu mới, chất lượng hơn.

4.2.4.5. Quản lý rủi ro


Rủi ro là yếu tố luôn tồn tại trong các dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, thực hiện

quản lý rủi ro là hoạt động cần có đối với mỗi dự án. BQLDA cần nhận thức rõ điều
này và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro một cách có hiệu quả.
- Xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự
án cho đến khi kết thúc đưa vào vận hành. Trên cơ sở danh mục rủi ro đã lập, phân
tích đánh giá khả năng xuất hiện của mỗi rủi ro cũng như mức độ thiệt hại mà rủi ro


113

đó có thể gây ra cho dự án. Từ đó, đề xuất biện pháp ứng phó thích hợp với từng rủi
ro có thể xảy ra, lên chương trình quản lý rủi ro.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại chương trình quản lý rủi ro trong quá
trình triển khai thực hiện dự án để đảm bảo hiệu quả quản lý.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích hoạt động, thống kê kinh
nghiệm, dự báo, điều tra,… để nhận diện và xác định một cách đầy đủ nhất có thể
các rủi ro có thể xảy ra.
- Kết hợp các phương pháp định tính với phương pháp định lượng trong việc
đánh giá mức độ rủi ro dự án. Phân tích định tính cho biết rủi ro tác động đến những
bộ phận nào của dự án, mức độ ảnh hưởng đến bộ phận đó và tồn dự án ra sao. Phân
tích định lượng cho phép đánh giá rõ khả năng hiệu quả của dự án trong điều kiện có
tác động rủi ro, giúp xác định rõ và thấy trước các nguy cơ hoặc cơ hội có thể thành
cơng của dự án. Tùy thuộc vào khả năng áp dụng, điều kiện cụ thể của dự án, dữ liệu

dự báo thống kê và tính chất quy mơ của dự án để sử dụng các phương pháp định
lượng như phân tích các kịch bản, phân tích độ nhạy, phân tích mơ phỏng…
- Nâng cao nhận thức về rủi ro và trình độ quản lý rủi ro cho lực lượng cán bộ
quản lý dự án bằng các hình thức như tuyển dụng cán bộ có trình độ, cử đi đào tạo
bồi dưỡng chuyên sâu, tổ chức tập huấn, giao lưu với các đơn vị chuyên mơn, tích
cực tun truyền giáo dục ý thức phịng ngừa rủi ro,…
- Ban hành quy trình quản lý rủi ro trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
và trách nhiệm của các phòng, mỗi cán bộ quản lý dự án đối với công tác quản lý rủi
ro, chế độ báo cáo thông tin, cơ chế phối hợp xử lý rủi ro,…



4.3. Kiến nghị
4.3.1. Đối với chủ đầu tư - Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Đôn đốc đơn vị phụ trách công tác GPMB đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương
giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho BQLDA triển khai thực hiện dự án
đảm bảo tiến độ.
- Nghiên cứu ban hành quy trình thực hiện kiểm tra của chủ đầu tư với các


công việc của BQLDA theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời


114

gian thẩm tra, phê duyệt các nội dung công việc. Hiện nay, các hồ sơ do BQLDA
trình chủ đầu tư ký duyệt Tờ trình để chuyển các Sở ngành thẩm định như hồ sơ xin
phê duyệt chủ trương đầu tư, hồ sơ xin phê duyệt dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự tốn,… đều phải qua phịng chun mơn của Sở Tài
ngun và Mơi trường kiểm tra rồi mới trình Giám đốc Sở ký, làm kéo dài thời gian

thực hiện các thủ tục đầu tư.



4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước khác:
- Khẩn trương rà sốt, hồn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống


nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, kịp thời loại bỏ, tháo gỡ các rào cản khó
khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện và nâng cao hiệu
quả các dự án đầu tư công.



- Lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị được giao chủ trì cơng


tác GPMB thường xun kiểm tra, đơn đốc tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung
đẩy nhanh cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo phương án
cuốn chiếu, làm đến đâu gọn đến đó và đáp ứng kịp thời tiến độ thi công dự án. Tăng
cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để các hộ dân trong diện giải
phóng mặt bằng hiểu, đồng thuận và chấp hành chủ trương giải phóng mặt bằng của
nhà nước. Thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng cơng khai, minh bạch, đúng luật,
đảm bảo cơng bằng, chính xác.



- Đề nghị các Sở chủ động nâng cao chất lượng thẩm định các thủ tục đầu tư



đồng thời giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các
thủ tục đầu tư dự án để đảm bảo dự án hoàn thiện đủ hồ sơ trong thời gian quy định
để xin bố trí kế hoạch vốn các năm tiếp theo.



- Đề nghị Kho bạc Nhà nước Hà Nội nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn về hồ


sơ, thủ tục giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư
(lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, quyết định đầu tư) đến
giai đoạn thực hiện dự án, quyết tốn dự án hồn thành theo hướng cải cách hành
chính đơn giản hóa các thủ tục và phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện
thơng thống để chủ đầu tư thực hiện giải ngân.




115

- UBND Thành phố khẩn trương nghiên cứu ban hành quyết định về việc thực


hiện phân cấp hoặc ủy quyền thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư dự án phù hợp
với quy định của pháp luật đảm bảo tính thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính,
đẩy nhanh thời gian phê duyệt.



- UBND Thành phố nhanh chóng phê duyệt và triển khai thực hiện đề án sắp



xếp, kiện toàn lại hệ thống các ban quản lý dự án trên địa bàn Thành phố theo tinh
thần quy định của Luật Xây dựng 2014, Nghị định 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của
Bộ Xây dựng tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 để sớm ổn định tổ
chức, cán bộ BQLDA yên tâm công tác.



- UBND Thành phố và Sở Nội vụ phối hợp với BQLDA rà sốt, kiện tồn và
tăng cường năng lực cho BQLDA để có đủ năng lực, tính chuyên nghiệp trong quản
lý các dự án theo phương châm tăng cường phân cấp trách nhiệm cho BQLDA để rút
ngắn thời gian giải quyết, trình duyệt các cơng việc.
- Đề nghị UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí đủ vốn
thực hiện cho các dự án, tránh ảnh hưởng đến tiến độ dự án.


116

KẾT LUẬN
Quản lý dự án là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình triển
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo dự án đi đúng hướng, đạt
được hiệu quả và mục tiêu đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là công việc rất phức tạp, địi
hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng tồn diện trên cả lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực
xã hội khác cũng như sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của nhiều bên liên quan.
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói
riêng, cùng kinh nghiệm cơng tác thực tế tại BQLDA, tác giả đã nghiên cứu, phân
tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA.
Qua đó, tác giả đã nhận ra vai trị quan trọng của cơng tác quản lý dự án đối với

kết quả thực hiện dự án.
Nhận thức được tầm quan trọng và những điểm hạn chế trong công tác quản
lý dự án của BQLDA, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp cho BQLDA và đề
xuất kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư để góp phần nâng cao chất
lượng cơng tác quản lý dự án, hoàn thành nhiệm vụ UBND Thành phố và chủ đầu tư
giao đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng
và phức tạp, sự hiểu biết của tác giả còn hạn chế nên trong phạm vi luận văn, tác giả
khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Thị Mai
Hương và toàn thể giảng viên Khoa Đầu tư, Viện Sau Đại học - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hồ sơ dự án, báo cáo tổng hợp, số liệu kế toán của BQLDA.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về đầu tư xây dựng,
ngân sách nhà nước, đầu tư công:
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ hướng dẫn về
hợp đồng xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch
đầu tư cơng trung hạn và hằng năm;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của luật đầu tư cơng;
-…
3. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Kinh Tế
Quốc Dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Khánh Ly (2012), “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng đường bộ tại Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn”, Luận văn
Thạc sỹ Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Mẫn Thị Hồng Vân (2014), “Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”, Luận
văn Thạc sỹ Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Kinh Tế
Quốc Dân, Hà Nội.
7. Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng (2015), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.







×