Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG THỊ HƢƠNG THẢO

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử:
Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG THỊ HƢƠNG THẢO

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử:
Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Dƣơng Thị Hƣơng Thảo


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN DÙNG
TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ..............................................................7
1.1.

Các vấn đề lý luận về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân

tộc thiểu số....................................................................................................7

1.1.1.

Khái niệm ......................................................................................................7

1.1.2.

Tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số .....................................................................................11

1.1.3.

Nội dung và các lĩnh vực cần bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số ...............................................................................14

1.1.4.

Vận dụng cách tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con ngƣời trong việc
bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ..............23

1.1.5.

Sự tham gia của các dân tộc thiểu số vào việc bảo đảm quyền dùng
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số .................................................24

1.1.6.

Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số
trong hoạt động tƣ pháp ..............................................................................26


1.2.

Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử ......................27

1.2.1.

Pháp luật quốc tế về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số trong hoạt động xét xử ...................................................................27


1.2.2.

Pháp luật Việt Nam về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số ........................................................................................................36

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................50
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN DÙNG TIẾNG NÓI,
CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT
ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG ........52
2.1.

Các yếu tố tác động đến việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân
tỉnh Cao Bằng .............................................................................................52

2.1.1.

Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá tỉnh Cao Bằng .......................................52


2.1.2.

Đặc điểm các dân tộc thiểu số tại tỉnh Cao Bằng ........................................55

2.1.3.

Đặc điểm về các loại tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số tại
tỉnh Cao Bằng ..............................................................................................57

2.2.

Đánh giá thực trạng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân
tộc thiểu số trong hoạt động xét xử tại Tòa án án nhân dân tỉnh
Cao Bằng ....................................................................................................59

2.2.1.

Đặc điểm các Tịa án nhân dân ở tỉnh Cao Bằng ........................................60

2.2.2.

Tình hình các dân tộc thiểu số dùng tiếng nói, chữ viết trong hoạt
động xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng .........................................63

2.2.3.

Đánh giá việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân tỉnh Cao Bằng .................65


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................79
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO
ĐẢM QUYỀN DÙNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN
TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TỪ THỰC
TIỄN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG ..................................80
3.1.

Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo đảm quyền dùng tiếng
nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng .................................80

3.1.1.

Những điều kiện thuận lợi ...........................................................................80


3.1.2.

Những thách thức ........................................................................................84

3.2.

Giải pháp ....................................................................................................86

3.2.1.

Giải pháp về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền của DTTS ...................86

3.2.2.

Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ...........................87


3.2.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử ...........................................89

3.2.4.

Nhóm các giải pháp về cơ chế thực thi pháp luật .......................................91

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................94
KẾT LUẬN ..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐXX

Hội đồng xét xử

LHQ


Liên hợp quốc

OSCE

Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu

TAND

Tòa án nhân dân

THTT

Tiến hành tố tụng

UDHR

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Biểu thống kê về tình hình an ninh, trật tự của ngƣời dân tộc

thiểu số tại Cao Bằng qua các năm

53

Bảng 2.2

Thống kê tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết tiếng Việt

54

Bảng 2.3

Thống kê Số học viên theo học lớp xóa mù chữ, bổ túc văn hóa

55

Bảng 2.4

Thống kê các loại vụ việc, vụ án (tổng hợp các loại án) TAND
tỉnh Cao Bằng đã giải quyết giai đoạn 2015 – 2019

63

Thống kê: Số vụ/việc có ngƣời DTTS tham gia tại TAND hai
cấp tỉnh Cao Bằng năm 2019

64

Thống kê các vụ án hình sự đã giải quyết và số lƣợng vụ có ngƣời
DTTS tham gia tại TAND tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2019


65

Thống kê tỷ lệ ngƣời DTTS đƣợc trợ giúp pháp lý tại tỉnh Cao Bằng

68

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng, Nhà nƣớc ta ln đề cao tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm
tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc chung
trong các ngành luật. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
“Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” khẳng định: “Đòi hỏi của công dân và
xã hội đối với cơ quan tƣ pháp ngày càng cao; các cơ quan tƣ pháp phải thật sự là
chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, đồng thời phải là
công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu
quả với các loại tội phạm và vi phạm”.
Là một quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, Việt Nam có 54 dân tộc và khoảng hơn
90 ngôn ngữ khác nhau, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số đều có ngơn ngữ riêng của
mình. Thực tiễn những năm qua ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Cao Bằng nói riêng cho
thấy trong hoạt động xét xử các vụ án, vẫn còn xảy ra hành vi xâm phạm quyền dùng
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số khiến quyền lợi của ngƣời dân chƣa đƣợc

đảm bảo. Những vi phạm đó xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế
của pháp luật; cơ chế, nhận thức, thái độ của các tiến hành tố tụng; các quy định về chế
độ trách nhiệm của Nhà nƣớc, cơ quan, ngƣời THTT đối với cơng dân...
Trong tình hình hiện nay, có thể nói nghiên cứu việc bảo vệ quyền con ngƣời
trong các giai đoạn THTT nói chung; bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử nói riêng từ góc độ lập pháp cũng nhƣ
áp dụng pháp luật có vai trị rất quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo
đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét
xử: Từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng” khơng chỉ có tính cấp thiết về
mặt lý luận mà còn là đáp ứng đòi hỏi thực tiễn.
Đề tài này đƣợc nghiên cứu trong bối cảnh quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số trong tố tụng nói chung, trong hoạt động xét xử nói riêng
chƣa đƣợc quan tâm đồng thời cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, bảo đảm

1


thực thi và thúc đẩy các quyền con ngƣời của nhóm ngƣời yếu thế trong xã hội, góp
phần phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa và
công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số và bảo đảm quyền
này trong tố tụng là một hƣớng nghiên cứu tuy khơng mới nhƣng ít đƣợc quan tâm.
Nghiên cứu trực tiếp về bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tội
thiểu số trong xét xử hiện nay theo khảo sát của học viên chƣa có đề tài nào đề cập
nghiên cứu ở cấp độ luận văn, luận án tiến sĩ. Tuy nhiên, quyền dùng tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc thiểu số và bảo đảm quyền này đã đƣợc đề cập ít nhiều trong
phạm vi đề tài nghiên cứu về quyền của các dân tộc thiểu số và bảo đảm quyền của
các dân tộc thiểu số. Cụ thể:
Các cơng trình khoa học liên quan đến lý luận quyền của người dân tộc

thiểu số, gồm:
- Đề tài “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” do GS. TS Hồng Chí Bảo làm
chủ nhiệm, đƣợc xuất bản thành sách năm 2009.
- Đề tài “Bảo đảm quyền của các DTTS và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng
vấn đề dân tộc Việt Nam” năm 2015 do PGS. TS. Đoàn Minh Huấn làm chủ nhiệm.
- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Quyền của người dân tộc thiểu số theo
quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Trình năm 2015,
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm
quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nông Thị Kiều
Diễm năm 2014, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Các cơng trình nghiên cứu về đảm bảo quyền của người dân tộc thiểu số
trong hoạt động tố tụng, gồm:
- Luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ
quyền con người ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Công Cƣờng năm 2013,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội;

2


- Luận án tiến sĩ luật học “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Quang Hiền năm 2015, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam...
- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Đảm bảo các quyền con người của
người dân tộc thiểu số trong giải quyết vụ án hình sự” của tác giả H’Năm BKRông
năm 2015, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết nghiên cứu của các tác giả nhƣ: Tác giả
Nguyễn Xuân Đạt với bài viết “Cơ sở đảm bảo và thực hiện quyền của các dân tộc
thiểu số hiện nay”; Tác giả Lừ Văn Tuyên với bài viết “Quyền của các dân tộc
thiểu số trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” – Bài đăng trên tạp chí Lý

luận chính trị số 10/2015…
Những cơng trình nêu trên đã cung cấp một lƣợng tri thức, thông tin về
quyền con ngƣời nói chung và quyền của các dân tộc thiểu số nói riêng. Đó là
những tiền đề tƣ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên các nghiên
cứu, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, các bài viết chủ yếu nghiên cứu về
quyền của ngƣời dân tộc thiểu số nói chung. Đến hiện nay, chƣa có cơng trình nào
phân tích một cách tồn diện, đầy đủ và có hệ thống về bảo đảm quyền dùng tiếng
nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử.
Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số trong hoạt động xét xử là một đề tài mang tính mới về nội dung, cách tiếp
cận vấn đề và có ý nghĩa nhất định cả về lý luận và thực tiễn. Đó chính là lý do để
tơi chọn chủ đề này làm đề tài luận văn Cao học Luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu thực hiện đề tài này tác giả mong muốn làm rõ cơ sở lý luận
của quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số và các vấn đề lý luận,
thực tiễn của bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong
hoạt động xét xử. Đồng thời tìm hiểu, phân tích, làm rõ thực trạng vấn đề bảo đảm
quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; làm rõ các vi phạm thƣờng
xảy ra trong thực tiễn và nguyên nhân. Để từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao, bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong
hoạt động xét xử; góp phần xây dựng, cải cách tƣ pháp.

3


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Là quyền dùng tiếng nói chữ viết của các dân tộc thiểu số trong tố tụng và
bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét
xử trong bối cảnh tồn cầu hóa và cải cách tƣ pháp.

3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm
- Những vấn đề lý luận về quyền dùng tiếng nói chữ viết của các dân tộc
thiểu số và bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số;
- Tiêu chuẩn của quốc tế và Việt Nam về đảm bảo quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của các dân tộc thiểu số trong tố tụng nói chung và trong hoạt động xét
xử nói riêng;
- Thực trạng đảm bảo quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số
tại TAND tỉnh Cao Bằng;
- Các giải pháp nhằm nâng cao, bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử.
4. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền của các dân tộc thiểu số và bảo đảm
quyền về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các
dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử; Hệ thống hóa các biện pháp bảo đảm; Làm
rõ những điểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong bảo vệ quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của các chủ thể này trong hoạt động xét xử vụ án.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật quốc tế về việc bảo vệ quyền dùng
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số.
- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến bảo
đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; và bảo đảm quyền
dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử tìm ra
những hạn chế và nguyên nhân của bất cập trong thực tiễn thi hành.
- Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và những giải pháp
nhằm nâng cao, tăng cƣờng bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số trong hoạt động xét xử.

4


5. Giả thuyết khoa học

Luận văn sẽ nghiên cứu, đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn việc bảo đảm
quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử tại
TAND tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh tỉnh Cao Bằng đang tiếp tục phát huy hiệu quả
của chƣơng trình cải cách tƣ pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW. Với những kết
quả dự kiến mà luận văn đạt đƣợc, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc
bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét
xử của Việt Nam nói chung và của TAND tình Cao Bằng nói riêng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi là một luận văn thạc sỹ Luật học thuộc chuyên ngành Luật Hiến
pháp và Luật hành chính, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng
bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét
xử; đồng thời nghiên cứu thực tiễn vấn đề trên tại TAND tỉnh Cao Bằng từ năm
2015 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh; những quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về quyền
con ngƣời, quyền của các dân tộc thiểu số nói chung, quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử nói riêng. Nghiên cứu thực trạng
việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt
động xét xử hiện nay.
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác
nhau, bao gồm:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong
tất cả các chƣơng của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của
pháp luật, các số liệu,...
- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy
định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập chung chủ yếu ở chƣơng 1 của
luận văn.

5



- Phƣơng pháp diễn giải quy nạp: Đƣợc sử dụng trong luận văn để diễn
giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và đƣợc sử dụng tất cả các
chƣơng của luận văn.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu khác: phƣơng
pháp thống kê, chứng minh, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn…
8. Ý nghĩa của luận văn
- Là cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về bảo đảm quyền
dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử để hoàn
thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
- Có ý nghĩa thực tiễn góp phần tăng cƣờng bảo đảm quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử của Việt Nam nói chung và
tại TAND tỉnh Cao Bằng nói riêng.
- Luận văn là một đóng góp khiêm tốn cho công tác tăng cƣờng chất lƣợng,
hiệu quả xét xử của Việt Nam nói chung và TAND tỉnh Cao Bằng nói riêng.
- Đóng góp một phần vào thành quả của chƣơng trình cải cách tƣ pháp theo tinh
thần Nghị quyết số 49/NQ-TW tại Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng.
- Luận văn cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho
những ngƣời trực tiếp làm công tác giải quyết các vụ án có ngƣời dân tộc thiểu số
tham gia tố tụng trong hệ thống TAND, công tác giảng dạy, học tập trong các
trƣờng Đại học chuyên Luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 03 chƣơng:
Chương 1: Các vấn đề lý luận, pháp lý về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của
các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân
tộc thiểu số trong hoạt động xét xử tại Tòa án án nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền dùng

tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong hoạt động xét xử từ thực tiễn Tòa
án nhân dân tỉnh Cao Bằng.

6


Chƣơng 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUYỀN DÙNG TIẾNG NÓI,
CHỮ VIẾT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
1.1. Các vấn đề lý luận về quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
thiểu số
1.1.1. Khái niệm
Để tìm hiểu khái niệm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu
số, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan:
- Khái niệm quyền ngôn ngữ:
Khái niệm quyền ngôn ngữ là một khái niệm rộng hơn khái niệm quyền dùng
tiếng nói, chữ viết.
Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng, đƣợc con ngƣời sử
dụng làm phƣơng tiện để liên lạc, giao tiếp với nhau; là hệ thống thông tin liên lạc
đƣợc sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể. “Ngôn ngữ bao gồm ngôn
ngữ nói - là ngơn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày mà con người
có thể nhận biết chủ yếu bằng thính giác; và ngơn ngữ viết - được thể hiện bằng
chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác” [1].
Quyền ngôn ngữ là một trong những quyền của con ngƣời có ảnh hƣởng lớn
đến việc lựa chọn hoặc sử dụng ngôn ngữ của các cơ quan Nhà nƣớc, mỗi cá nhân
và một số nhóm đối tƣợng khác.
Quyền ngơn ngữ có thể đƣợc mơ tả nhƣ hàng loạt các nghĩa vụ của các cơ
quan Nhà nƣớc trong việc sử dụng một ngôn ngữ trong ngữ cảnh nhất định; hoặc
không can thiệp việc cá nhân, các nhóm riêng biệt lựa chọn, diễn đạt ngơn ngữ theo

cách mình muốn. Nó dẫn tới nghĩa vụ phải cơng nhận và ủng hộ việc sử dụng ngôn
ngữ của các dân tộc thiểu số hoặc ngƣời bản địa [34].
- Khái niệm “dân tộc” và khái niệm “người thiểu số”
Khái niệm “dân tộc” và “ngƣời thiểu số” chƣa đƣợc chính thức xác nhận
trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của Liên Hợp quốc. Các nhóm thiểu số hay đƣợc

7


đề cập đến là thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tơn giáo và ngơn ngữ. Tịa án Cơng lý
quốc tế thƣờng trực (PCIJ) đƣa ra định nghĩa về dân tộc thiểu số nhƣ sau: Cộng
đồng thiểu số là một nhóm ngƣời sống trên một quốc gia hoặc một địa phƣơng nhất
định, có những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngƣỡng, ngơn ngữ và truyền
thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lƣu những
yếu tố truyền thống, duy trì tơn giáo, tín ngƣỡng và hƣớng dẫn, giáo dục trẻ em
trong cộng đồng theo tinh thần và truyền thống của chủng tộc họ. Cũng có khái
niệm rằng: ngƣời thiểu số là một nhóm ngƣời, xét về mặt số lƣợng, ít hơn so với
phần dân cƣ cịn lại của quốc gia, có vị thế yếu trong xã hội, những thành viên của
nhóm - mà đang là công dân của một nƣớc. Một định nghĩa khác về ngƣời thiểu số,
đó là một nhóm cơng dân của một quốc gia, ít về mặt số lƣợng và yếu về vị thế
trong quốc gia đó, mang những đặc trƣng về chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ mà
tạo sự khác biệt so với nhóm dân cƣ đa số, có một ý thức thống nhất, một động cơ
rõ rệt trong việc sử dụng ý chí tập thể để tồn tại và đạt đƣợc mục tiêu bình đẳng với
nhóm dân cƣ đa số, cả trên phƣơng diện pháp luật và thực tiễn.
Các khái niệm đƣa ra khơng hồn tồn giống nhau, điều này cho thấy tính
chất phức tạp của vấn đề ngƣời thiểu số trên thế giới. Tổng hợp những thuộc tính
đƣợc nêu ra từ các định nghĩa trên và nội dung các văn kiện quốc tế có liên quan về
vấn đề ngƣời thiểu số, có thể thấy, về mặt khách quan, ngƣời thiểu số có những đặc
điểm: có số lƣợng ít, thiểu số (khi so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh
thổ); về vị thế xã hội là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trị ảnh

hƣởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống);
về bản sắc (có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong
tục, tập quán); về vị thế pháp lý (có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi
họ đang sinh sống). Về mặt chủ quan, nhóm cộng đồng có ý thức bảo tồn truyền
thống văn hóa của mình [6].
- Khái niệm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số
Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số là khái niệm ra đời sau
khái niệm quyền ngôn ngữ. Do trên thực tế khi nói đến quyền ngơn ngữ thƣờng chỉ

8


các quyền nói chung về tiếng nói và chữ viết của một dân tộc, một tộc ngƣời. Trong
đó, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số thƣờng bị ngôn ngữ của các dân tộc
đa số lấn át và có hiện tƣợng “bị đồng hóa”. Để giúp các dân tộc thiểu số giữ gìn
tiếng nói, chữ viết của mình, nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa, thuật ngữ
quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số đã đƣợc dùng nhiều hơn và thay thế
khái niệm “quyền ngôn ngữ” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần bảo tồn
và phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số.
Quyền con ngƣời liên quan đến tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số là sự
kết hợp của các yêu cầu pháp lý dựa trên các điều ƣớc và tiêu chuẩn nhân quyền
quốc tế về cách giải quyết các vấn đề ngôn ngữ hoặc vấn đề thiểu số, cũng nhƣ sự
đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong một quốc gia.
Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số đƣợc tìm thấy trong các
điều khoản khác nhau, đƣợc quy định và ghi nhận trong Luật nhân quyền Quốc tế,
nhƣ: Quyền không bị phân biệt đối xử, đƣợc thừa nhận và bình đẳng trƣớc pháp
luật; quyền tự do ngôn luận; quyền đƣợc giáo dục và quyền đƣợc sử dụng ngôn ngữ
của riêng họ với những ngƣời cùng nhóm.
Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số còn đƣợc xây dựng dựa
trên một loạt các tài liệu hƣớng dẫn và các tiêu chuẩn Quốc tế, chẳng hạn nhƣ trong

bản tuyên bố LHQ 1992 về quyền của con ngƣời thuộc về quốc gia, dân tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ thiểu số; ba nguyên tắc của UNESCO về ngôn ngữ và giáo dục;
hàng loạt các khuyến nghị khác nhau của Diễn đàn LHQ về các vấn đề thiểu số để
thực hiện tuyên bố về quyền của con ngƣời thuộc về quốc gia, dân tộc, tôn giáo và
ngơn ngữ thiểu số; bình luận chun đề thứ III của Hội đồng Châu Âu về Quyền
ngôn ngữ của những người thuộc dân tộc thiểu số theo Công ước khung và Tổ chức
An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) Các khuyến nghị về Oslo Quyền ngôn ngữ
của các dân tộc thiểu số. Mặc dù có một số khác biệt, nhƣng tất cả những văn bản
trên đều đƣa ra các phƣơng pháp cơ bản và tƣơng tự để các cơ quan nhà nƣớc thực
hiện các nghĩa vụ nhân quyền về việc đƣợc sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc
thiểu sơ, theo đó phải:

9


- Tơn trọng vị trí khơng thể thiếu của quyền ngôn ngữ nhƣ quyền con ngƣời;
- Công nhận và thúc đẩy sự đa dạng về văn hóa và ngơn ngữ, tôn trọng lẫn
nhau, sự hiểu biết và hợp tác giữa tất cả các thành phần của xã hội;
- Đƣa ra pháp luật và chính sách giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền
ngôn ngữ, quy định một khuôn khổ rõ ràng để thực hiện;
- Thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của cơ quan nhà nƣớc bằng cách tuân theo
nguyên tắc cân bằng trong việc sử dụng; hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác nhau của các
cơ quan nhà nƣớc và nguyên tắc tự do ngôn ngữ cho các bên tƣ nhân;
- Tích hợp khái niệm ƣu đãi chủ động (tự do lựa chọn ngôn ngữ) nhƣ một
phần không thể thiếu của các dịch vụ công cộng để thừa nhận sự tôn trọng, nghĩa vụ
cung cấp các quyền ngôn ngữ, để những ngƣời sử dụng ngôn ngữ thiểu số không phải
yêu cầu cụ thể các dịch vụ đó nhƣng có thể dễ dàng sử dụng chúng khi có nhu cầu.
- Đƣa ra các cơ chế khiếu nại hiệu quả trƣớc cơ quan hành chính, pháp luật
và điều hành để giải quyết, khắc phục các vấn đề về quyền ngôn ngữ.
Quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cốt lõi trong các hiệp

ƣớc, các văn bản luật và hƣớng dẫn tập trung vào 4 tiêu chí:
- Nhân phẩm: Điều 1 trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền tuyên bố: “Mọi
người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền. Mọi người
đều được tọa hóa ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng
tình anh em” [6]. Đây là nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc luật quốc tế và là nguyên
tắc đặc biệt quan trọng trong các vấn đề có liên quan đến sự bảo vệ và thúc đẩy bản
sắc của các dân tộc thiểu số.
- Tự do: Trong các hoạt động cá nhân, sự lựa chọn ngôn ngữ đƣợc bảo vệ bởi
luật nhân quyền cơ bản nhƣ quyền đƣợc tự do bày tỏ, quyền có cuộc sống riêng tƣ,
quyền của các nhóm thiểu số đƣợc sử dụng ngôn ngữ của họ hay cấm phân biệt đối
xử. Mọi nỗ lực thực hiện quyền riêng tƣ đều đƣợc bảo vệ, không phân biệt lĩnh vực
thƣơng mại, nghệ thuật, tơn giáo hay chính trị.
- Bình đẳng và khơng phân biệt đối xử: Việc cấm phân biệt đối xử ngăn chặn
các quốc gia tự ý gây trở ngại hoặc không cho các cá nhân thực hiện quyền tự do
ngôn ngữ trong bất kì hoạt động, dịch vụ, sự hỗ trợ và đặc quyền nào của họ.

10


- Bản sắc: Ngơn ngữ đƣợc hình thành từ bản sắc dân tộc, bất kể là cá nhân,
cộng đồng hay quốc gia, đều có bản sắc riêng. Điều này đƣợc bảo vệ bởi quyền tự
do ngôn luận, quyền sống riêng tƣ, quyền đƣợc sử dụng ngôn ngữ thiểu số của riêng
mình và cấm phân biệt đối xử.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số
Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các DTTS là việc tạo các điều
kiện pháp lý để ngƣời DTTS đƣợc thực hiện các quyền về ngơn ngữ của mình theo
quy định của pháp luật một cách bình đẳng. Việc bảo đảm quyền dùng tiếng nói,
chữ viết của các dân tộc thiểu số là đặc biệt quan trọng, bởi: Ngồi nghĩa vụ tơn
trọng quyền con ngƣời, việc sử dụng ngơn ngữ có những tác động rất lớn mang tính

cốt lõi liên quan tới sự tham gia và hòa nhập của cộng đồng thiểu số. Cụ thể:
- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số cải
thiện khả năng được tiếp cận giáo dục và chất lượng giáo dục cho trẻ em dân tộc
thiểu số
Trẻ em các dân tộc thiểu số trên thế giới thƣờng nhận đƣợc rất ít hoặc thậm
chí khơng nhận đƣợc sự giáo dục chính thức. Theo Ngân hàng thế giới thì 50% số
trẻ em trên thế giới sống ở các cộng đồng có ngơn ngữ đƣợc dạy ở nhà trƣờng khác
với ngôn ngữ đƣợc sử dụng tại nhà; nên các ngơn ngữ này rất ít hoặc khơng bao giờ
đƣợc sử dụng tại nhà. Phƣơng pháp học tập không hiệu quả trên dẫn tới kết quả học
tập thấp, số trƣờng hợp bỏ học hoặc học lại luôn ở mức cao. Khi tiếng mẹ đẻ đƣợc
sử dụng làm phƣơng tiện giảng dạy trong tối thiểu từ 6-8 năm cho kết quả: Sự tự
tin, lòng tự trọng đƣợc cải thiện; số học sinh thiểu số đến lớp tăng [24] tỉ lệ bỏ học
giảm, thành tích học tập của học sinh tăng, [31] kéo dài thời gian đến trƣờng, chất
lƣợng bài thi tốt, khả năng đọc, viết lƣu loát hơn cả ngơn ngữ mẹ đẻ và ngơn ngữ
chính thức của quốc gia [33].
- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số thúc đẩy
sự bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ thiểu số
Trên thế giới, phụ nữ thiểu số luôn là các cá nhân bị coi nhẹ. Họ ít có cơ hội

11


đƣợc học tập ở trƣờng hoặc có cơ hội để học ngơn ngữ chính thức vì sự phân biệt về
giới hoặc dân tộc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, họ đã thể hiện rất tốt khi đƣợc dạy bằng
tiếng nói, chữ viết mẹ đẻ, do đó làm tăng khả năng theo học các bậc học cao hơn
hoặc thốt khỏi sự cơ lập, đói nghèo.
Sự tƣơng tác với các dịch vụ cơng cộng trong những lĩnh vực quan trọng của
phụ nữ thiểu số nhƣ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đƣợc cải thiện bằng việc sử
dụng hiệu quả dùng tiếng nói, chữ viết của chính họ. Nghiên cứu cho thấy, ở Việt
Nam, năm đến bảy phụ nữ chết mỗi ngày do các biến chứng trong quá trình mang

thai hoặc sinh nở. Số ngƣời chết cao nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu
vùng xa. Bên cạnh lý do thiếu hộ sinh và nhân viên y tế thì rào cản văn hóa ở
những khu vực đó khiến nhiều phụ nữ không sử dụng các dịch vụ sức khoẻ sinh
sản. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ và các đối tác phát triển quốc tế đã áp
dụng sáng kiến đào tạo phụ nữ địa phƣơng trở thành hộ sinh. Sự hiểu biết của các
nữ hộ sinh mới về hệ thống dùng tiếng nói, chữ viết, văn hóa và niềm tin của bệnh
nhân là chìa khóa để có đƣợc sự tin tƣởng và khuyến khích phụ nữ địa phƣơng
tham gia các dịch vụ y tế phù hợp”, dễ dàng tiếp cận để cung cấp nhiều dịch vụ y
tế cho những ngƣời phụ nữ bản địa, góp phần khắc phục những truyền thống cổ hủ
(bao gồm cả việc sinh con trong rừng) khiến các bà mẹ khó tiếp nhận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe trong q khứ [34].
Ngồi ra, nhiều sáng kiến khác nhau chỉ ra rằng việc sử dụng ngôn ngữ thiểu
số để tiếp cận với phụ nữ đặc biệt hiệu quả trong việc nâng cao sự tham gia và nắm
quyền của họ.
- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số dẫn đến
việc sử dụng lợi tức tốt hơn
Việc sử dụng dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số trong giáo dục
cơng so với các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn về mặt tài chính và chi phí. Các
chƣơng trình giáo dục chỉ có ngơn ngữ chính thức có thể giảm khoảng 8% chi
phí mỗi năm so với việc dạy ngơn ngữ mẹ đẻ, nhƣng tổng chi phí giáo dục một
học sinh bằng ngơn ngữ chính thức trong chƣơng trình chính 06 năm lại tốn chi phí

12


hơn 27%, phần lớn là do sự khác biệt về tỉ lệ học lại và bỏ học. Chi tiền và nguồn
lực cho chiến dịch thông tin công cộng hay phát sóng cơng cộng bằng tiếng nói
khơng đƣợc hiểu bởi tồn dân thật sự là một việc không hiệu quả. Việc sử dụng
dùng tiếng nói, chữ viết thiểu số trong các trƣờng hợp nhƣ vậy sẽ tận dụng tốt hơn
nguồn lợi tức để tiếp cận mọi thành phần xã hội [34].

- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số cải
thiện giao tiếp và các dịch vụ xã hội
Việc sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu số làm ngôn ngữ cung cấp dịch vụ và
giao tiếp mang lại kết quả tốt hơn và hiệu quả hơn, do cải thiện đƣợc chất lƣợng và
khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội, giáo dục, tƣ vấn việc
làm, tƣ pháp và các dịch vụ cơng. Bởi giao tiếp là một q trình hai chiều, chính
quyền khơng nên tìm cách áp đặt mọi ngƣời sử dụng một ngơn ngữ trong tất cả các
tình huống. Sự thất bại trong việc tiếp cận nhóm thiểu số bằng tiếng nói, chữ viết
của họ làm gia tăng ý thức bài trừ, trong khi việc sử dụng tiếng nói, chữ viết của
nhóm thiểu số có thể tiếp cận một cách trực tiếp và dễ dàng nhận đƣợc sự hƣởng
ứng từ phía ngƣời dân. Việc đảm bảo quyền về ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số
có thể cứu mạng ngƣời, vì ngơn ngữ bất đồng chính là là một trong những trở ngại
lớn của việc tiếp cận các dịch vụ y tế [34].
- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số góp
phần làm ổn định xã hội và ngăn ngừa xung đột
Khi quyền thiểu số đƣợc quy định trong hiến pháp và thực hiện thông
qua hệ thống bầu cử, tƣ pháp và giáo dục trƣớc khi một cuộc xung đột có
cơ hội xảy ra, đó chính là cơ hội để cuộc xung đột khơng xảy ra [25, p.2].
Ở những nơi có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số đƣợc
đặt ra để giải quyết các nguyên nhân gây sự kì thị, coi thƣờng và phân biệt đối xử
thì tình trạng căng thẳng và xung đột sắc tộc trong một quốc gia có sẽ ít xảy ra hơn
và có khả năng tránh đƣợc. Vì việc sử dụng các ngơn ngữ thiểu số giúp tăng mức
độ hịa đồng của các nhóm thiểu số, cũng nhƣ tăng sự hiện diện của họ tại các khu
vực khác nhau; thậm chí tăng cơ hội việc làm cho họ; điều này có thể góp phần tích

13


cực làm tăng sự đoàn kết và ổn định. Ngƣợc lại, tại nơi chỉ sử dụng một ngơn ngữ
chính thức quá tách biệt với những dân tộc thiểu số, bạo lực sẽ xảy ra nhiều hơn.

Đây là một trong những lý do OSCE phát triển các khuyến nghị ở Oslo về quyền
ngôn ngữ của các vùng thiểu số nhƣ một cơng cụ phịng chống xung đột [34].
- Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số thúc
đẩy sự đa dạng ngơn ngữ
Ngơn ngữ là chìa khóa dẫn tới sự hịa nhập. Ngơn ngữ là trung tâm trong
các hoạt động, là sự thể hiện và biểu đạt bản sắc của con ngƣời. Nhận
ra đƣợc sự ƣu ái hàng đầu mà mỗi ngƣời dành cho ngôn ngữ của mình sẽ
ni dƣỡng sự hịa mình thực sự của họ để tiến tới sự phát triển mà thành
quả đạt đƣợc sẽ tồn tại bền vững [32].
Mất sự đa dạng trong tiếng nói, chữ viết là sự mất mát của di sản nhân loại.
Các quốc gia không nên chỉ ƣu tiên một ngôn ngữ hoặc một số ngôn ngữ quốc
tế, mà cần đánh giá và có các hành động tích cực để thúc đẩy, duy trì và phát triển ở
bất cứ nơi nào có thể, những yếu tố cốt yếu của bản sắc nhƣ ngôn ngữ thiểu số. Tôn
trọng và tích cực ủng hộ sự đa dạng ngơn ngữ là dấu hiệu của một xã hội hòa nhập,
là một trong những chìa khóa để chống lại sự khơng dung nạp và phân biệt chủng
tộc. Ghi nhận quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số là một bƣớc đi rõ
ràng trong việc thúc đẩy sự chấp nhận đối thoại liên văn hóa, cũng nhƣ xây dựng
nền tảng vững chắc cho việc tiếp tục tôn trọng sự đa dạng văn hóa [34].
1.1.3. Nội dung và các lĩnh vực cần bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ
viết của các dân tộc thiểu số
1.1.3.1. Giáo dục công
Trong việc thể hiện quyền tự do ngơn ngữ thì giáo dục đảm nhiệm vai trị
trung tâm và là nền tảng để duy trì sự đa dạng tiếng nói, chữ viết. Bởi, một ngơn
ngữ khơng đƣợc giảng dạy là một ngôn ngữ sẽ bị mai một và dần biến mất. Khi yêu
cầu của xã hội càng cao thì tỉ lệ dịch vụ đƣợc đáp ứng bằng ngôn ngữ thiểu số càng
cao bao gồm tất cả các cấp giáo dục, từ mẫu giáo đến đại học. Nếu không thể tập
trung ngƣời học, ngƣời dạy hoặc các yếu tố khác để thực hiện điều này thì tối thiểu

14



nhất các cơ quan nhà nƣớc phải đảm bảo đƣợc sự có mặt của mơn dạy tiếng thiểu số
và tất cả mọi trẻ em đều có cơ hội đƣợc học tiếng nói, chữ viết chính thức.
Một vấn đề khá quan trọng nhƣng ít đƣợc quan tâm đó là tiết kiệm chi phí
của giáo dục bằng tiếng nói, chữ viết thiểu số. Một số nghiên cứu đã cho thấy ở các
trƣờng học vùng dân tộc thiểu số, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp bậc trung học do đƣợc
giáo dục bằng ngôn ngữ thiểu số cao hơn so với học sinh đƣợc giáo dục bằng ngơn
ngữ chính thức. Mặt khác, các trƣờng học dùng ngôn ngữ thiểu số để giao tiếp cũng
nhận đƣợc sự quan tâm, hiểu biết nhiều hơn của phụ huynh đối với vấn đề học tập
của con mình.
Trong giáo dục, không đƣợc sử dụng sự khác biệt về ngôn ngữ để phân biệt
học sinh theo dân tộc và chủng tộc. Khi tất cả mọi ngƣời đƣợc dùng chung tiếng
nói, chữ viết và khơng bị phân biệt thì việc sử dụng ngôn ngữ thiểu số làm phƣơng
tiện giảng dạy phải đƣợc coi là điều bình thƣờng và khơng bị ngăn cấm.
Để thúc đẩy sự hòa nhập, tất cả học sinh phải có sự đối xử cơng bằng: Nhóm
thiểu số phải khơng bị cản trở trong việc học hỏi văn hóa và ngôn ngữ của cộng
đồng quốc gia trong tất cả mọi khía cạnh, hoạt động. Phải đảm bảo giáo dục ngơn
ngữ cho nhóm thiểu số là sẵn có, đƣợc cung ứng và tiếp cận công bằng, không phân
biệt đối xử. Giáo dục cơng bằng tiếng nói, chữ viết thiểu số phải đạt đƣợc mục tiêu
giảng dạy song ngữ. Học sinh đƣợc giáo dục ngơn ngữ chính thức bằng ngơn ngữ
của mình phải đƣợc cung cấp đầy đủ các điều kiện để đạt đƣợc sự lƣu lốt trong
ngơn ngữ chính thức mà khơng phải trả thêm phụ phí. Ở những nơi mà số lƣợng học
sinh dùng ngơn ngữ thiểu số ít, sự linh hoạt trong phƣơng pháp giảng dạy theo tỷ lệ
có thể đƣợc áp dụng.
Ở những nơi ngơn ngữ thiểu số chủ yếu đƣợc sử dụng bằng lời nói, khơng có
giáo viên đƣợc đào tạo chun mơn giảng dạy chữ viết thiểu số, hoặc có rất ít tài
liệu để giảng dạy thì các trợ giảng là ngƣời địa phƣơng và các tài liệu dịch thuật của
chính địa phƣơng đó chính là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập
của học sinh dân tộc thiểu số.
Chính quyền phải đảm bảo phát triển các chƣơng trình giảng dạy và đào tạo


15


giáo viên bằng ngôn ngữ thiểu số một cách phù hợp; chƣơng trình giáo dục song
ngữ phải đƣợc phát triển để đáp ứng đƣợc những tình huống cụ thể. Ngồi ra, nên
thêm việc giảng dạy lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc thiểu số vào chƣơng
trình giảng dạy chính [34].
1.1.3.2. Giáo dục tư nhân
Việc thành lập, vận hành các trƣờng tƣ và dịch vụ giáo dục sử dụng tiếng
nói, chữ viết thiểu số nhƣ một phƣơng tiện chính trong giảng dạy nên đƣợc cho
phép, công nhận và tạo điều kiện. Bởi từ lâu, luật pháp quốc tế đã nhận định tính dễ
bị tổn thƣơng của cộng đồng dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số cần đƣợc giảng
dạy ở các trƣờng tƣ, bằng tiếng nói, chữ viết của chính họ, khơng bị ảnh hƣởng bởi
chính sách giáo dục chung của nhà nƣớc [27]. Đây là quyền đƣợc trao đổi, liên kết
với các ngƣời khác trong cùng cộng đồng của ngƣời dân tộc thiểu số. Không nên
đặt ra bất kì hạn chế nào đối với việc sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu số, kể cả việc
dùng ngơn ngữ đó nhƣ phƣơng tiện giảng dạy chính hoặc ngơn ngữ chính thức của
trƣờng. Tuy nhiên chính quyền có thể áp đặt một số tiêu chuẩn về chất lƣợng hoặc
nội dung, giữ đƣợc thái độ trung lập trong sự ƣu tiên tiếng nói, chữ viết. Đồng thời,
giống nhƣ giáo dục cơng, chính quyền phải tránh sự xa lánh, cơ lập dân tộc thiểu số
và khuyến khích sự hiểu biết liên văn hóa. Để đảm bảo rằng các nhóm thiểu số ngơn
ngữ khơng bị cơ lập với phần cịn lại của dân số, phải đảm bảo họ ln có quyền
đƣợc học tập bằng tiếng nói, chữ viết chính thức.
Pháp luật và chính sách cần tạo điều kiện và chủ động hỗ trợ cho giáo dục tƣ
bằng tiếng nói, chữ viết thiểu số. Nếu giáo dục công không thể thực hiện đƣợc bằng
ngơn ngữ thiểu số, thì nguồn tài chính và một số hình thức hỗ trợ khác của nhà nƣớc
cần tạo điều kiện cho giáo dục tƣ giảng dạy bằng ngôn ngữ thiểu số, đặc biệt trong
trƣờng hợp các cộng đồng thiểu số nhỏ về số lƣợng và phân tán về khoảng cách địa lý.
Mặc dù các cơ quan nhà nƣớc khơng có nghĩa vụ trong việc tài trợ cho các

trƣờng tƣ, nhƣng sự bảo vệ, khuyến khích đa dạng ngơn ngữ cũng nhƣ sự dễ bị
tổn thƣơng của nhiều nhóm dân tộc thiểu số cho thấy việc ủng hộ các trƣờng tƣ
là rất cần thiết.

16


Chính phủ có thể hỗ trợ các trƣờng dân tộc thiểu số tƣ bằng cách trợ giúp
trong việc sản xuất và in ấn tài liệu tiếng dân tộc thiểu số, hoặc thuê giáo viên cho
trƣờng ... . Tuy nhiên, bất kì sự hỗ trợ nào cho các cơ sở giáo dục tƣ nhân cũng vẫn
phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản là cấm phân biệt, đối xử.
Cần đảm bảo ngƣời dân tộc thiểu số không bị phân biệt đối xử dƣới bất kỳ
hình thức nào khi đƣợc giảng dạy bằng ngôn ngữ của họ ở trƣờng tƣ. Các chứng chỉ
họ đạt đƣợc cần đƣợc công nhận, các kỳ thi tuyển sinh vào các trƣờng đại học hoặc
các tổ chức giáo dục nhà nƣớc khác cũng nên đƣợc thực hiện bằng ngơn ngữ thiểu
số. (Ví dụ: Nhật bản cơng nhận bằng của các trƣờng tƣ thục Hàn Quốc để làm
chứng chỉ cho việc đăng kí vào giáo dục đại học). Trong trƣờng hợp khơng khả thi,
cần có các phƣơng án khác cho nhóm thiểu số để họ khơng gặp khó khăn, bất công
trong việc theo học bậc học cao hơn. Nếu học sinh bị loại một cách bất công và
không hợp lý khỏi cơ hội tiếp cận các bậc học cao hơn thì có thể đƣợc coi là phân
biệt đối xử [34].
1.1.3.3. Hành chính, y tế và các dịch vụ cơng cộng khác
Bất cứ khi có thể, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xã hội và tất cả các
dịch vụ hành chính hoặc cơng cộng khác cần đƣợc truy cập minh bạch và dễ dàng
bằng tiếng nói, chữ viết thiểu số.
Nếu các cơ quan nhà nƣớc có thể sử dụng một ngôn ngữ thiểu số tại một
vùng lãnh thổ cụ thể và khơng có bất kỳ một cơ sở nào để loại trừ việc sử dụng
tiếng nói, chữ viết đó, thì việc cấm sử dụng tiếng nói, chữ viết thiểu số và áp đạt sử
dụng ngơn ngữ chính thức trong tất cả các dịch vụ hành chính, cơng cộng sẽ bị coi
là hành vi phân biệt đối xử trong luật quốc tế. Việc chỉ sử dụng ngơn ngữ chính

thức có thể là trở ngại cho việc tìm kiếm và tiếp cận dịch vụ của các dân tộc thiểu
số, đặc biệt là phụ nữ.
Ở nhiều quốc gia, các biện pháp đảm bảo việc sử dụng tƣơng xứng, hợp lý
các ngôn ngữ thiểu số trong lĩnh vực: Hành chính, y tế và các dịch vụ công cộng
khác đã mang lại kết quả rõ ràng, tích cực trong truyền thơng và cung cấp dịch vụ,
chất lƣợng dịch vụ mà các bên liên quan nhận đƣợc; cũng nhƣ tăng cƣờng sự tham

17


×