Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HÒA

CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ THỊ HÒA

CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ
Chuyên ngành
Mã số

: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Bích Thảo

Hà Nội – 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể bảo
vệ luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hịa

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ........................................................................... 11
1.1. Khái niệmvà các thuộc tính của chứng cứ ............................................. 11
1.1.1. Khái niệm chứng cứ ............................................................................ 11
1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ ............................................................... 12
1.2. Khái niệm chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự ................................. 14
1.3. Đặc điểm của chứng cứ điện tử .............................................................. 18
1.4. Phân loại chứng cứ điện tử ..................................................................... 22
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng pháp luật điều chỉnh chứng cứ điện
tửtrong tố tụng dân sự .................................................................................... 25
1.5.1 Khái quát pháp luật về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự ở một số

quốc gia và khu vực trên thế giới.................................................................. 25
1.5.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về chứng cứ điện tử .......................... 26
Kết luận chương I ........................................................................................... 40
CHƢƠNG II.CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀCHỨNG CỨ
ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. .......... 41
2.1. Các quy định pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân
sự ...................................................................................................................... 41
2.1.1. Về định nghĩa chứng cứ điện tử:......................................................... 41
2.1.2. Về thu thập, giao nộp, truyền tải chứng cứ điện tử: ........................... 43
2.1.3. Về vấn đề đánh giá chứng cứ: ............................................................ 45
2.1.4. Về bảo quản chứng cứ điện tử: ........................................................... 46
2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự có liên quan đến chứng cứ điện tử ở
Việt Nam. ......................................................................................................... 47
2.2.1. Tình hình xét xử các vụ án dân sự có sử dụng chứng cứ điện tử ....... 47
2.2.2 Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử các vụ
án dân sự có sử dụng chứng cứ điện tử......................................................... 59
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 64

2


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ................ 65
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong tố
tụng dân sự ...................................................................................................... 65
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chứng cứ điện tử trong tố
tụng dân sự ...................................................................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 75
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 76


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động ngày càng
mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam. Ngày 27
tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Nghị quyết khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư yêu cầu phải
đổi mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng, hoàn thiện thể
chế cho phù hợp. Nghị quyết đề ra chủ trương hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo
thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
của Việt Nam.
Pháp luật tố tụng dân sự là công cụ cơ bản để bảo vệ quyền dân sự, thiết
lập cơ chế và trình tự giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự của các tổ
chức, cá nhân tại tòa án. Chế định chứng cứ là một trong những chế định nền
tảng của pháp luật tố tụng dân sự. Dưới tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, lĩnh vực tố tụng dân sự nói chung và chứng cứ nói riêng
đang có những biến đổi mạnh mẽ, đòi hỏi các nhà lập pháp phải nhận diện và
điều chỉnh cho phù hợp với thời đại mới. Ngày nay, với sự bùng nổ củamạng
máy tính, con người có thể nhanh chóng giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng
hơn thông qua nhiều loại dich vụ trên Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi
cho giao dịch điện tử ngày càng phát triển hơn, nhất là các giao dịch thương
mại điện tử. Hiện nay, giao dịch điện tử đã trở thành một phương thức giao
dịch quen thuộc của các tổ chức, cá nhân.Trong bối cảnh đó, các vụ án tranh
chấp, kiện tụng có liên quan đến các giao dịch, các hành vi của con người trên
Internet cũng ngày một gia tăng.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tịa án, các cá nhân tổ
chức cần thu thập và xuất trình các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của

mình và phản đối yêu cầu của đương sự khác. Trong kỷ nguyên số, một trong
những loại chứng cứ quan trọng nhất là dữ liệu điện tử - một loại chứng cứ có
4


đặc điểm là rất dễ bị phá hủy, bị biến đổi bởi những thủ thuật máy tính của
chuyên gia máy tính.
Theo số liệu thống kê của Tịa án nhân dân tối cao [9]; đến năm 2015,
tính trung bình m i năm các Tòa án nhân dân đã giải quyết trên 150.000 vụ việc
dân sự, hơn nhân và gia đình; trên 2.500 vụ việc về kinh doanh, thương mại; trên
2.000 vụ việc về lao động; tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm
tăng khoảng 15 ; các vụ việc về kinh doanh, thương mại và lao động có tỷ lệ
tăng cao hơn so với các vụ việc dân sự khác. Trong số đó, có khơng ít vụ việc
liên quan đến các chứng cứ dưới dạng dữ liệu điện tử chứ khơng phải bản chữ
viết, có đóng dấu hay chữ ký xác thực. Có những giao dịch điện tử đã diễn ra
một thời gian dài nên không được lưu trữ hoặc được lưu trữ ở nước ngoài, gây
khó khăn trong việc thu thập chứng cứ.
Về bản chất,chứng cứ điện tử có giá trị tương đương như chứng cứ truyền
thống, nó được quy định trong Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Nghị
định về Thương mại điện tử cũng như các văn bản có liên quan, nhưng trên thực
tế thì việc áp dụng nguyên tắc tương đương đối với các chứng cứ điện tử vẫn
cịn nhiều khó khăn. Do quy định mang tính nguyên tắc chung mà khơng có
nhiều văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, nên Tịa
ángặp khơng ít khó khăn để giải quyết các vụ việc dân sự có sử dụng chứng cứ
điện tử.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ bản chất, đặc điểm
của chứng cứ điện tử, pháp luật điều chỉnh chứng cứ điện tử, đặc biệt là các quy
định về xác định, thu thập, bảo quản, đánh giá chứng cứ điện tử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến nội dung chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự, ở Việt

Namcó rất ít cơng trình nghiên cứu.Chẳng hạn, bài viết “Chứng cứ điện tử trong
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại” của Luật sư Lê Văn Thiệp đăng
trên Tạp chí Kiểm sátsố 5/2016; bài viết của Tiến sĩ. Nguyễn Hải An “Chứng cứ
và chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và
thực tiễn áp dụng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Pháp luật tố tụng dân sự trong
5


Liên minh châu Âu, Đức và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Hà Nội,
4/4/2019; bài viết “Pháp luật tố tụng dân sự trong kỷ nguyên số” của TS.
Nguyễn Bích Thảo trong Kỷyếu Hội thảo khoa học quốc tế “Luật học trước biến
đổi của thời đại”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 8/2019. Các cơng
trình nghiên cứu về chứng cứ điện tử ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào
chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự, ví dụ: bài viết “Điều kiện để dữ liệu điện
tử có thể sử dụng làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” của tác
giả Trần Xuân Thiên An, Khoa kiểm sát Hình sự, Trường Đào tạo Bồi dưỡng
Nghiệp vụ Kiểm sát tại TP. Hồ Chí Minh; bài viết “Chứng cứ điện tử và các
nguyên tắc thu thập trong Tố tụng hình sự” của tác giả Đinh Phan Quỳnh Giảng viên bộ môn Pháp luật - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân; bài viết
“Chứng cứ điện tử trong Bộ luật tố tụng hìnhsự năm 2015” của tác giả Ths.
Nguyễn Văn Điền - Viện kiểm sát nhân dân thị xã Sơn Tây, Hà Nội; bài viết
“Bàn về khái niệm chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử
trong tố tụng hình sự” đăng trên Tạp chí kiểm sát số 19 tháng 10/2019 của PGS.
TS. Đ Thị Phượng, bài viết “Hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trong cuốn Kỷ yếu “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý
đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học cấp quốc gia, NXB. Tư pháp, 2020.
Các cơng trình nghiên cứu trong nước nói trên đã bước đầu làm rõ khái
niệm, đặc điểm, phân loại chứng cứ điện tử, quá trình thu thập, xác định, bảo
quản và đánh giá chứng cứ điện tử. Tuy nhiên, các cơng trình này phần lớn tập

trung vào các nghiệp vụ điều tra, sử dụng chứng cứ điện tử trong tố tụng hình
sự, chưa xây dựng được mơ hình lý luận về pháp luật điều chỉnh chứng cứ điện
tử trong tố tụng dân sự trên cơ sở nghiên cứu so sánh. Trong khi đó, những năm
gần đây, pháp luật các nước trên thế giới về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân
sự đã có những bước phát triển mới, cần được nghiên cứu để rút ra kinh nghiệm
cho Việt Nam.
6


Ở nước ngồi, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về chứng cứ điện
tử, chẳng hạn như luận án tiến sĩ củaKhaled Ali Aljneibi, trường Đại học Bangor
(Vương quốc Anh) năm 2014với đề tài: “Quy định về chứng cứ điện tử ở Các
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất: Những bất cập và đề xuất sửa đổi” (The
Regulation of Electronic Evidence in the United Arab Emirates: Current
limitations and Proposals for reform); luận án tiến sĩ của Allison Stanfield, Đại
học Công nghệ Queensland (Australia) năm 2016 với đề tài “Xác thực chứng cứ
điện tử” (The Authentication of Electronic Evidence), cuốn sách chuyên khảo
“Chứng cứ điện tử”(Electronic Evidence) của Stephen Mason và Daniel Seng
(2017,published by University of London); bài viết “Nghiên cứu về các vấn đề
pháp lý liên quan của chứng cứ điện tử” của Xue Guang Wang(Research on
Relevant Legal Problems of Electronic Evidence) (2016), cuốn sách “Xử lý và
trao đổi chứng cứ điện tử ở châu Âu” (Handlingand Exchanging Electronic
Evidence Across Europe)của các tác giả Maria Angle Biasiotti, Jeanne Pia
Mifsud Bonmci và Joe Cannataci- Fabrizio Turchi (NXB Springer 2018) cuốn
sách “Công nghệ điện tử và tố tụng dân sự: Những ngả đường mới dẫn đến công
lý trên thế giới” (Electronic Technology and Civil Procedure: New Paths to
Justice from Around the World ), chủ biên: Miklós Kengyel và Zoltán
Nemessányi, NXB. Springer 2012, trong đó có một phần nghiên cứu về chứng
cứ điện tử. Các cơng trình nói trên đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại
chứng cứ điện tử, các tiêu chí xác thực chứng cứ điện tử, kinh nghiệm một số

quốc gia trong xây dựng pháp luật về chứng cứ điện tử, tuy nhiên chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn về chứng cứ điện tử trong tố tụng
dân sự Việt Nam.
Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về chứng cứ điện
tử ở Việt Nam, tôi lựa chọn đề tài "Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự"
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn sẽ góp phần bổ
sung lý luận về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt Nam, phát hiện
những hạn chế của các quy định pháp luật về chứng cứ điện tử cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất, kiến
7


nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về
chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự và góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về chứng cứ điện tử.
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn
phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về chứng cứ điện tử trong
tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, phân loại, giá trị chứng minh, thu thập,
xác định,và bảo quản và đánh giá chứng cứ điện tử…
Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử và
thực tiễn sử dụng chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt Nam, so sánh với
pháp luật và thực tiễn sử dụng chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự một số
quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam về chứng cứ điện tử.
4. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật dân sự và tố
tụng dân sự, tác giả chỉ nghiên cứu về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự,
trong đó tập trung nghiên cứu về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt
Nam hiện hành nhưng có so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới như
Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước châu Âu ...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin.., tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam.
8


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng phổ
biến trong Luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về chứng cứ điện tử và
các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ điện tử trong tố tụng
dân sự.
- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được người viết vận
dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luận hiện hành có hợp lý hay
khơng, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định pháp luật của
các nước khác.Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong luận văn nhằm
nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp nước ngoài về chứng cứ điện tử trong tố tụng
dân sự, so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về
chứng cứ điện tử.
- Phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng trong Luận văn nhằm làm
rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng cứ điện tử.
- Phương pháp phân tích tình huống điển hình được sử dụng trong luận văn
nhằm làm nổi bật thực tiễn xét xử các vụ án dân sự có sử dụng chứng cứ điện tử
tại các Tịa án Việt Nam thơng qua một số bản án cụ thể.

- Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: được vận dụng để khai
thác có hiệu quả các vấn đề liên quan đến thu thập, bảo quản, lưu giữ và đánh
giá tính xác thực của chứng cứ điện tử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm rõ lý luận và thực tiễn về
chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự.
Ngoài ra, đề tàiluận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm
là cơ sở để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện pháp luật về chứng cứ điện tử. Đồng thời, luận văn là tài
liệu tham khảo cho học viên cao học, sinh viên ngành luật.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự
9


Chương 2: Các quy định pháp luật Việt Nam về chứng cứ điện tử trong tố
tụng dân sự và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chứng cứ
điện tử trong tố tụng dân sự

10


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệmvà các thuộc tính của chứng cứ
1.1.1. Khái niệm chứng cứ
Chứng cứ và chứng minh là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của pháp luật tố tụng

nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng. Chứng minh là một q trình
khó khăn, phức tạp nhằm giúp Tịa án tìm ra và tái hiện những sự kiện thực tế đã
xảy ra trong q khứ, để từ đó Tịa án có cơ sở đưa ra phán quyết chấp nhận hay
bác bỏ yêu cầu của đương sự. Hoạt động của con người bao giờ cũng để lại dấu
vết trong thế giới khách quan, hoặc dưới dạng vật chất, hoặc được phản ánh, ghi
nhận trong trí nhớ của con người, và theo lý luận về nhận thức của chủ nghĩa
duy vật, con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Do đó, về
nguyên tắc, trong bất kỳ một vụ việc dân sự nào, con người cũng có thể chứng
minh được sự thật khách quan thông qua việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá các
tin tức, dấu vết của hành vi đã xảy ra có liên quan đến vụ việc cần giải quyết.
Những tin tức, dấu vết đó là chứng cứ nếu được Tòa án chấp nhận sử dụng để
làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.
Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản năm 2014 đã đưa ra dịnh nghĩa về chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được thu thập theo trình tự
do pháp luật tố tụng dân sự quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết
vụ việc dân sự” [2, tr.156].
Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật
Hà Nội (2017)các tác giả cho rằng: Chứng cứ có thể là những tin tức, dấu vết
liên quan đến các tình tiết của vụ việc dân sự được Tòa án sử dụng để làm căn
cứ giải quyết vụ việc dân sự. Song để mọi người có thể nhận thức được chúng
phải ghi lại, phản ánh lại dưới những hình thức cụ thể như bản hợp đồng, bản di
chúc, bản ghi âm, ghi hình,…Từ điều này, trên thực tế đã có những cách hiểu
chứng cứ trong các vụ việc dân sự là những phương tiện phản ánh lại chúng như
bản hợp đồng, di chúc, băng ghi âm, ghi hình,…Như vậy,ở đây đã coi chứng cứ
11


bao gồm cả sự kiện dựa vào đó Tịa án xác định được tình tiết của vụ việc dân sự
và các phương tiện phục vụ cho việc xác định những tình tiết, sự kiện của vụ

việc dân sự, nghĩa là chứng cứ bao gồm cả sự kiện có thật và phương tiện chứng
minh. Nhưng suy cho cùng, phương tiện chứng minh chỉ là hình thức biểu hiện
bên ngồi của chứng cứ. Để giải quyết được vụ việc dân sự, Tòa án phải căn cứ
vào những tin tức, dấu vết về các tình tiết, sự kiện của vụ việc phản ánh trong
các phương tiện đó nên nó mới là chứng cứ, từ đó các tác giả đưa ra định nghĩa
về chứng cứ như sau: “Chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự do luật định
được Tịa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự”[12, tr 168 -169].
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về chứng
cứ tại Điều 81: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương
sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tịa án thu
thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định mà Tòa án
dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ
và hợp pháp hay khơng, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắn việc dân sự”. Kế thừa và phát triển định nghĩa này, Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 tại Điều 93 quy định: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là
những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,
xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để
xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Như vậy, khái quát lại, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật
được thu thập theo trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định mà Tòa án
dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ có ba thuộc tính cơ bản: tính khách quan, tính liên quan và tính
hợp pháp. Những tin tức, dấu vết chứa đựng trong vật, tài liệu, hay các phương
tiện phản ánh khác chỉ được sử dụng là chứng cứ nếu chúng thỏa mãn đầy đủ ba
thuộc tính này. Ba thuộc tính này có quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một
12



thể thống nhất của chứng cứ, trong đó tính khách quan và tính liên quan tạo nên
mặt nội dung của chứng cứ, cịn tính hợp pháp là mặt hình thức của chứng cứ.
 Tính khách quan: Chứng cứ là cơ sở để nhận thức, xác định sự tồn tại của
các tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ việc dân sự, do đó nó phải mang
tính khách quan, tức là nó tồn tại một cách khách quan bên ngồi ý chí chủ quan
của con người, và khơng bị hư cấu, xuyên tạc, sửa chữa theo ý muốn của con
người. Các chủ thể tố tụng không thể tự tạo ra chứng cứ, mà chỉ có thể thu thập,
nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Do vậy, những tin tức, dấu vết chứa
đựng trong các vật, tài liệu… mà khơng bảo đảm tính khách quan thì khơng
được sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Yêu cầu về tính khách
quan của chứng cứ loại trừ những tài liệu, vật chứng bị giả mạo, những lời khai
gian dối, không đúng sự thực của đương sự, người làm chứng.
 Tính liên quan: Chứng cứ có tính liên quan bởi nó là căn cứ để Tịa án
giải quyết vụ việc dân sự, vì vậy, giữa chứng cứ và các tình tiết, sự kiện cần
chứng minh trong vụ việc dân sự phải có mối liên quan với nhau, có thể là liên
quan trực tiếp hoặc liên quan gián tiếp. Những tin tức, dấu vết dù tồn tại khách
quan, có thật nhưng không liên quan đến vụ việc dân sự, khơng giúp Tịa án xác
định được có hay khơng có sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện cần chứng minh
trong vụ việc dân sự không được coi là chứng cứ.
Thông thường, chứng cứ bao gồm những tin tức dấu vết liên quan trực tiếp
đến vụ việc dân sự, tức là thơng qua nó, Tịa án có thể xác định được ngay có
hay khơng sự tồn tại của một tình tiết, sự kiện cần chứng minh. Bên cạnh những
tin tức liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự, cịn có những tin tức liên quan
gián tiếp, tức là dựa vào tin đó, phải trải qua một hoặc nhiều khâu trung gian
mới giúp cho tòa án đưa ra kết luận về tình tiết, sự kiện cần chứng minh trong vụ
việc dân sự. Căn cứ vào thuộc tính liên quan của chứng cứ, trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự, Tịa án có thể loại bỏ được những tin tức nội dung không
liên quan đến vụ việc để bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng,
đúng đắn. Việc xác định tính liên quan của chứng cứ phải căn cứ vào đối tượng

chứng minh trong vụ việc dân sự.
13


 Tính hợp pháp: Tính hợp pháp của chứng cứ có nghĩa là chứng cứ phải
được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định, và quá trình thu
thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ phải được tiến hành theo đúng quy
định của pháp luật. Nếu như thiếu thuộc tính này, việc thu thập, đánh giá chứng
cứ sẽ dễ dàng bị các chủ thể tố tụng lạm dụng, khơng bảo đảm tính đúng đắn,
cơng bằng của thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự và các chủ thể khác. Đặc biệt, trong điều kiện khoa học công nghệ
phát triển mạnh như hiện nay, việc giả mạo chứng cứ, tài liệu được thực hiện rất
dễ dàng, nên yêu cầu về tính hợp pháp của chứng cứ càng phải được đề cao,
pháp luật tố tụng phải quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục thu thập, đánh giá
chứng cứ [4].
1.2. Khái niệm chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự
Một trong những loại chứng cứ quan trọng trong quá trình chứng minh đã
được pháp luật các nước trên thế giới cũng như Việt Nam ghi nhận là chứng cứ
điện tử. Có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa của thuật ngữ “chứng cứ điện
tử”, giá trị, phân loại và nguồn gốc của nó trong bối cảnh xã hội số hóa hiện nay.
Hướng dẫn về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính
(Guidelineson Electronic Evidenceand Explanatory Memorandum) được thơng qua
bởi Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu ngày 30/01/2019 định nghĩa về
chứng cứ điện tử như sau: “Chứng cứ điện tử có nghĩa là bất kỳ chứng cứ nào phát
sinh từ dữ liệu được chứa đựng hoặc được tạo ra bởi bất kỳ thiết bị nào mà chức
năng của nó phụ thuộc vào một chương trình phần mềmhoặc dữ liệu được lưu trữ
trên hoặc truyền qua hệ thống máy tính hoặc mạng” [26, tr 7]. Như vậy trong
hướng dẫn này Hội đồng Châu Âu cho rằng chứng cứ điện tử trước hết là chứng cứ
và dựa vào cách thức khởi tạo của nó để xác định đó là chứng cứ điện tử.
Trong cuốn Handlingand Exchanging Electronic Evidence Across Europe

của các tác giả Maria Angle Biasiotti; Jeanne Pia Mifsud Bonnici; Joe
Cannataci- Fabrizio Turchi có định nghĩa về chứng cứ điện tử như sau: “Chứng
cứ điện tử là bất kỳ dữ liệu nào phát sinh từ đầu ra của một thiết bị tương tự
(analog) và/hoặc một thiết bị kỹ thuật số, có giá trị chứng minh tiềm năng, được
14


tạo ra, xử lý,lưu trữ hoặc truyền đi bằng bất kỳ thiết bị điện tử nào. Chứng cứ kỹ
thuật số là chứng cứ điện tử được tạo ra hoặc chuyển đổi sang định dạng số”
[22; tr. 4].
Trong luận án tiến sĩ của Khaled Ali Aljneibi, trường đại học Đại học
Bangorvới đề tài: “Quy định chứng cứ điện tử trong Các Tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất: Những bất cập và đề xuất sửa đổi”, tác giả cũng đưa ra định nghĩa về
chứng cứ điện tử như sau:“Chứng cứ điện tử có sẵn ở dạng kỹ thuật số hoặc nhị
phân, bao gồm các số 0 và 1. Nó bắt nguồn từ nhiều nguồn, bao gồm ổ cứng
máy tính bị thu giữ và hồ sơ của các công ty cung cấp dịch vụ internet (ISP), tin
nhắn email, sao lưu phương tiện truyền thơng, nhật ký phịng trị chuyện (chat
room), trang web và lưu lượng mạng kỹ thuật số. Nó cũng bao gồm vùng và cơ
sở dữ liệu giả định, thư mục điện tử, thẻ nhớ, thiết bị không dây và máy ảnh kĩ
thuật số. Chứng cứ được tạo ra bởi các hệ thống kỹ thuật số có phạm vi rộng
hơn so với chứng cứ điện tử được tạo ra bởi một hệ thống tương tự
(analog)”. Do đó, thuật ngữ “bằng chứng kỹ thuật số”được giới hạn trong các
bằng chứng được tạo ra bằng công nghệ kỹ thuật số, mặc dù ứng dụng rộng hơn
bằng chứng điện tử vì nó mở rộng sang điện thoại di động và thiết bị âm thanh,
video kỹ thuật số, là những công nghệ phổ biến hiện nay [24].
Trong cuốn Electronic Evidence của Stephen Mason và Daniel Seng, tác
giả đã cho rằng cả ba thuật ngữ chứng cứ điện tử (electronic evidence), chứng
cứ kỹ thuật số (digital evidence) hay chứng cứ máy tính (computer evidence)
đều có những tính năng đặc biệt khiến nó khác với các phương tiện chứng minh
khác. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự thay đổi cơng nghệ nhanh chóng

có nghĩa là bất kỳ định nghĩa nào phù hợp với tình trạng cơng nghệ hiện tại đều
phải đối mặt với nguy cơ trở nên l i thời nhanh chóng. Do đó, tác giả đề xuất
định nghĩa sau: Chứng cứ điện tử là dữ liệu (bao gồm đầu ra của các thiết bị
tương tự hoặc dữ liệu ở dạng kỹ thuật số) được thao tác, lưu trữ hoặc truyền đi
bởi thiết bị máy tính hoặc hệ thống máy tính hoặc hệ thống liên lạc [25].Định
nghĩa này có hai khía cạnh. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định chứng cứ điện tử là
dữ liệu, bao gồm tất cả các dạngchứng cứđược tạo ra, thao tác hoặc lưu trữ trong
15


một thiết bị, thiết bị ở đây được coi là một máy tính. Các nhà khoa học máy tính
thường phân biệt giữa “dữ liệu” và “chương trình”.Ví dụ, nếu bị đơn đã cài đặt
một hệ điều hành trái phép, sự hiện diện của hệ điều hành trên máy tính của anh
ta là dữ liệu điện tử và trở thành chứng cứ để chứng minh trong tố tụng. Thứ hai,
định nghĩa đề cập đến các thiết bị khác nhau mà dữ liệu có thể được lưu trữ hoặc
truyền đi, bao gồm bất kỳ dạng thiết bị nào, cho dù đó là máy tính hay máy vi
tính, hệ thống điện thoại, hệ thống mạng viễn thông không dây (như Internet) và
hệ thống máy tính được gắn vào thiết bị, chẳng hạn như thẻ thông minh, hệ
thống định vị.
Dựa vào những tài liệu trên, có thể thấy hiện nay đang có hai cách tiếp cận
về chứng cứ điện tử:
Cách tiếp cận thứ nhất hiểu chứng cứ điện tử đồng nghĩa với chứng cứ kỹ
thuật số.
Cách tiếp cận thứ hai là hiểu chứng cứ điện tử bao gồm chứng cứ được tạo
ra theo kỹ thuật tương tự (analog) (ví dụ như các máy ảnh, băng ghi âm, ghi hình
cũ trước đây) và chứng cứ kỹ thuật số.
Công nghệ analog là công nghệ xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục
theo thời gian hay tín hiệu tương tự. Cịn cơng nghệ kỹ thuật số xử lý tín hiệu số
được biểu diễn bằng hai mức tín hiệu 0 và 1. Tuy nhiên, vì cơng nghệ analog
hiện nay khơng cịn phổ biến, các thiết bị analog hầu hết đã được thay thế bằng

công nghệ kỹ thuật số nên chứng cứ điện tử theo nghĩa hiện đại thường được
hiểu là đồng nhất với chứng cứ kỹ thuật số, tức là gắn với máy tính - thiết bị bao
gồm phần cứng và phần mềm, có khả năng xử lý dữ liệu đầu vào theo công nghệ
số (digital technology) và chuyển hóa thành dữ liệu đầu ra. Tuy nhiên, một máy
tính chỉ tạo ra thơng tin khi được yêu cầu bởi người điều hành và khinó xử lý
thơng tin. Do đó, danh sách chứng cứ điện tử bao gồm cơ sở dữ liệu,chương
trình ứng dụng, hệ điều hành, tin nhắn thư điện tử và thư thoại; bản ghi, mơ hình
do máy tính tạo ra và các hướng dẫn khác được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính.
Trong bài viết chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại của Luật sư Lê Văn Thiệp đăng trên tạp chí Viện kiểm sát có đưa ra
16


định nghĩa về chứng cứ điện tử:“Chứng cứ điện tử là thông điệp dữ liệu được
khởi tạo, lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử và đảm
bảo các yêu cầu của pháp luật về cách thức khởi tạo và duy trì tính tồn vẹn của
thơng điệp dữ liệu cũng như các yếu tố phù hợp khác. Chứng cứ điện tử do các
chủ thể tham gia quan hệ thương mại điện tử lưu giữ, thu thập cung cấp cho Tịa
án hoặc do Tịa án, cơ quan có thẩm quyền thu thập nhằm chứng minh cho các
yêu cầu của các chủ thể này khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại
bằng các phương thức khác nhau trong đó có phương thức giải quyết bằng các
thủ tục tố tụng”[22]. Như vậy, tác giả cũng khẳng định chứng cứ điện tử được
tạo ra bởi các thiết bị điện tử, cách thức khởi tạo và duy trì tuân theo các quy
định của pháp luật.
Tại Việt Nam, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 lần đầu tiên đưa ra định
nghĩa về chứng cứ tại Điều 81.Tuy nhiên, tại Điều 82 nguồn của chứng cứ thì
chưa có quy định về chứng cứ điện tử. Đến Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tại
Điều 94 nguồn của chứng cứ điện tử có ghi nhận nguồn của chứng cứ bao gồm
cả dữ liệu điện tử.
Luật giao dịch điện tử 2005 cũng có quy định về dữ liệu điện tử và thông

điệp dữ liệu. Tại Điều 14 quy định thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ:
“Thơng điệp dữ liệu khơng được phủ nhận dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một
thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ
vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ
liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu; cách
thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”[5]. Như vậy,Luật
Giao dịch điện tử công nhận giá trị pháp lý như văn bản của thông điệp dữ liệu
chứ không đưa ra khái niệm về chứng cứ điện tử do đó, khi thu thập, đánh giá
chứng cứ cần sự vận dụng nhiều quy phạm trong các điều luật, luật khác nhau để
xác định tính hợp pháp của chứng cứ điện tử.
Từ những phân tích ở trên, tác giả xây dựng định nghĩa chứng cứ điện tử
trong tố tụng dân sự như sau: Chứng cứ điện tử là dữ liệu có thật được chứa
đựng hoặc được tạo ra bởi bất kỳ thiết bị nào màchức năng của nó phụ thuộc
17


vào một chương trình phần mềmhoặc dữ liệu được lưu trữ trên hoặc truyền qua
hệ thống máy tính hoặc mạng, được thu thập theo trình tự do pháp luật tố tụng
dân sự quy định và được Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Như vậy, theo định nghĩa trên, chứng cứ điện tử là dữ liệu được khởi tạo,
lưu trữ, truyền tải, nghe, nhìn được bằng phương tiện điện tử và bảo đảm các
yêu cầu của pháp luật về cách thức khởi tạo và duy trì tính tồn vẹn của thơng
điệp dữ liệu cũng như các yếu tố phù hợp khác. Chứng cứ điện tử do các đương
sự cung cấp cho Tòa án hoặc do Tịa án, cơ quan có thẩm quyền thu thập nhằm
chứng minh cho các yêu cầu của các đương sự khi giải quyểt các vụ việc dân sự.
Định nghĩa trên cũng khẳng định dữ liệu điện tử được coi là chứng cứ khi
thỏa mãn ba thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, tính liên quan và tính
hợp pháp.
*Phân biệt chứng cứ điện tử với dữ liệu điện tử.
Chứng cứ điện tử và dữ liệu điện tử giống nhau đều là những dữ liệu dưới

dạng ký hiệu, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự và được tạo ra gửi
đi, được nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Nhưng điểm khác nhau cơ bản
đó là dữ liệu điện tử là nguồn của chứng cứ điện tử tức là nơi chứa đựng chứng
cứ chứ không phải là chứng cứ.Trong khi đó, chứng cứ điện tử là được rút ra từ
nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử mà đáp ứng đủ các thuộc tính của chứng cứ
điện tử để trở thành chứng cứ.
Ở Việt Nam chưa có đạo luật riêng về chứng cứ điện tử mà đang theo mơ
hình áp dụng các quy định chung của chứng cứ đối với chứng cứ điện tử có và
có những quy định riêng đối với chứng cứ điện tử. Bộ Luật Tố Tụng Dân sự
2015 quy định về nguồn của chứng cứ nên dùng thuật ngữ dữ liệu điện tử là nơi
rút ra chứng cứ nếu thỏa mãn ba thuộc tính cơ bản của chứng cứ là tính khách
quan, tính liên quan, tính hợp pháp thì mới là chứng cứ điện tử.
1.3. Đặc điểm của chứng cứ điện tử
Ngoài các đặc điểm chung của chứng cứ thơng thường (tính khách quan,
tính liên quan và tính hợp pháp), chứng cứ điện tử cịncó các đặc điểm riêng sau
đây:
18


Thứ nhất, chứng cứ điện tử là loại chứng cứ phi truyền thống, đó là những
ký tự dưới dạng số hóa được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên
mạng thơng tin tồn cầu, qua q trình xử lý sẽ cho ra các dữ liệu bao gồm số,
chữ viết, âm thanh, hình ảnh…, từ đó cung cấp thơng tin liên quan đến tình tiết
cần chứng minh trong vụ việc dân sự.
Thứ hai, chứng cứ điện tử phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm máy
tính.Chứng cứ điện tử khơng thể tồn tại độc lập vì nó phụ thuộc vào máy tính và
phần mềm, nó được tạo ra từ thiết bị điện tử và các phần mềm ứng dụng. Nếu
khơng có ứng dụng phần mềm thích hợp cần thiết để xem dữ liệu, sẽ khơng thể
hiểu được. Ví dụ, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sẽ trở nên vơ nghĩa nếu dữ liệu bị
xóa khỏi hệ thống cơ sở dữ liệu mà nó được tạo ra.Chứng cứ truyền thống giúp

người đọc dễ dàng có thể truy cập thông tin kể cả sau một thời gian dài từ khi nó
được tạo ra với ít hoặc khơng có chi phí bổ sung. Điều duy nhất người đọc cần
có là thị lực tốt, hoặc một thiết bị để đọc văn bản cho người đó và kiến thức về
ngơn ngữ mà tài liệu được viết. Điều này cho phép chúng ta có thể dễ dàng truy
cập vào thơng tin được lưu trữ trên các bản thảo. Dữ liệu ở dạng điện tử thì
ngược lại, nó u cầu một trình thơng dịch để cho phép nó được hiển thị thành
định dạng có thể đọc được. Người dùng không thể tạo ra hoặc thao tác với dữ
liệu điện tử mà khơng có phần cứng và phần mềm phù hợp. Một dữ liệu được sử
dụng làm chứng cứ điện tử không phải là một đối tượng nằm ở đâu đó trên máy
tính, giống như một cuốn sách giấy được đặt trong thư viện. Thay vào đó, dữ
liệu điện tử được hiểu rõ hơn là một q trình trong đó các phần dữ liệu khó hiểu
được phân phối trên phương tiện lưu trữ, được tập hợp, xử lý và hiển thị rõ ràng
cho người dùng. Theo nghĩa này, dữ liệu điện tử không tồn tại độc lập với
chương trình (phần mềm) tạo ra nó bằng thiết bị (phần cứng) m i khi người
dùng mở nó trên màn hình.Ví dụ nếu những dữ liệu điện tử đó được sản xuất
vào những năm 1990, thì hàng ngàn chương trình này hiện nay khơng cịn có sẵn
trên thị trường và ngay cả khi phần mềm đó có sẵn, có thể khơng thể tải nó trên
một hệ điều hành hiện đại. Một vấn đề khác đối với dữ liệu cũ là có thể cần phải
19


có một thiết bị cụ thể với phần mềm cụ thể được tải để đọc dữ liệu. Điều này có
thể tạo thêm chi phí cho việc thu thập, tiếp cận chứng cứ điện tử [25, tr 22].
Thứ ba, chứng cứ điện tử được tạo ra trong không gian ảo và khơng
mangtính biên giới, lãnh thổ.Dữ liệu ở dạng điện tử phải được chuyển thành
dạng con người có thể đọc được thơng qua trung gian cơng nghệ. Vì vậy, việc
thu thập, kiểm tra, đánh giá nhằm chuyển hóa chúng sang chứng cứ truyền
thống, sử dụng làm căn cứ chứng minh trong vụ việc dân sự cũng mang tính đặc
thù, cần có những quy định cụ thể và hướng dẫn chuyên sâu.
Thứ tư, chứng cứ điện tử bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi của công nghệ:

Công nghệ thay đổi nhanh chóng trong hệ điều hành, phần mềm ứng dụng và
phần cứng. Chẳng hạn, một cơng ty phần mềm có thể khơng cịn sản xuất phần
mềm tương thích ngược hoặc tương thích hướng xuống (nơi các phiên bản phần
mềm mới có thể hoạt động với các sản phẩm cũ hơn).L i thời kỹ thuật là một
vấn đề lớn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của quy trình pháp lý, đặc biệt là vì tốc
độ thay đổi giờ đã trở nên quá nhanh [26, trang 23].
Thứ năm, chứng cứ điện tử có thể dễ dàng được sao chép, phát tán, thay
đổi, cập nhật hoặc xóa (và bị xóa trong mơi trường điện tử khơng có nghĩa là
xóa sổ hồn tồn mà vẫn có thể khơi phục được). Chỉ với một kỹ thuật máy tính
đơn giản, chúng ta có thể sao chép bất kỳ tài liệu điện tử nào. Khác với chứng cứ
vật chất, chứng cứ điện tử có thể dễ dàng được truyền đi và nhân bản.Việc tích
hợp Internet và máy tính cho phép dữ liệu được tạo ra và trao đổi với khối lượng
khổng lồ. Email có lẽ là ví dụ tốt nhất về cách các dữ liệu điện tử nhanh chóng
được tạo ra và nhân rộng. Một email thường sẽ được gửi cho nhiều người nhận,
những người này có thể chuyển tiếp email đó. Phần mềm email được sử dụng để
tạo ra và truyền email, phần mềm này tự động tạo bản sao của email khi chúng
được gửi đi và gửi lại. Các trang web là một ví dụ khác về các tài liệu điện tử
được tạo ra và sao chép. Các trang web có thể được lưu tự động dưới dạng các
tệp được lưu trong bộ nhớ cache (bộ nhớ đệm) vì vậy bản sao sẽ là nhiều bản
sao của các trang web trên một hệ thống. Ngoài ra, hầu hết các hệ thống đều
được sao lưu hàng ngày, vì vậy các bản sao của tất cả các tệp trên hệ thống sẽ
20


được sao lưu trên hệ thống sao lưu [26, tr 64]. Về bản chất, email, nhắn tin tức
thời và liên lạc qua Internet là một công nghệ trùng lặp và phân tán. Khi các
máy tính được nối mạng với nhau, một tài liệu điện tử có thể được truyền đi và
nhiều bản sao được phân phối trên khắp thế giới rất nhanh. Nếu như chứng cứ là
tài liệu giấy tồn tại trong thế giới vật chấtvà được gửi từ chủ thể này cho chủ thể
kia, bằng dịch vụ chuyển phát nhanh hoặc bưu chính, nó khơng được lan truyền

rộng và nhanh thì chứng cứ điện tử trong thế giới kỹ thuật số có thể được gửi
đến một số lượng người khơng giới hạn thơng qua mạng viễn thơng và máy
tính. Hiện tượng này được mô tả là giao tiếp nối mạng.
Thứ sáu, chứng cứ điện tử có khả năng chứa đựng thơng tin lớn, nếu bảo
quản đúng cách thì sẽ lưu trữ được vĩnh viễn,vì đó là những ký tự dưới dạng số
hóa được lưu trữ trong các phương tiện, thiết bị điện tử hoặc mạng viễn thông.
Chứng cứ điện tử có thể được lưu trữ bởi các tịa án, trên các thiết bị di động (bộ
nhớ thẻ), máy chủ, hệ thống sao lưu hoặc những nơi khác để lưu trữ dữ liệu (ví
dụ: điện tốn đám mây). Chứng cứ điện tử khó xử lý hơn chứng cứ truyền thống
cụ thể là chứng cứ giấy. Chứng cứ giấy có thể dễ dàng bị phá hủy bằng các cách
thức vật lý, trong khi đó, việc hủy tài liệu điện tử khó hơn nhiều, vì vấn đề
khơng chỉ là xóa dữ liệu trên ổ cứng của máy tính. Bất cứ khi nào tệp được lưu
trữ trên hệ thống máy tính, máy tính sẽ giữ một chỉ mục về vị trí của tệp trên hệ
thống lưu trữ tệp sao cho khi người dùng truy xuất tệp, máy tính sẽ tra cứu vị trí
của tệp trong chỉ mục và biết từ khu vực nào trên ổ cứng để lấy tệp. Khi người
dùng 'xóa' tệp, hệ thống máy tính sẽ xóa tham chiếu tệp khỏi chỉ mục. Do đó,
nếu người dùng sau đó cố gắng truy xuất tệp, máy tính khơng có tham chiếu
hoặc các tệp và khơng thể truy xuất nó. Điều này có nghĩa là dữ liệu cho tệp đó
vẫn cịn nằm trong ổ cứng của hệ thống máy tính và khơng gian mà tệp đó bị
chiếm dụng giờ đây chỉ có thể được ghi đè bởi dữ liệu khác. Do đó, dữ liệu 'đã
xóa' vẫn có thể được truy xuất bởi một chun gia pháp y máy tính. Dữ liệu điện
tử có thể được khơi phục rất lâu sau khi nó được cho là 'bị xóa' [15, tr65].
Thứ bảy, chứng cứ điện tử luôn chứa đựng siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ
liệu (metadata) là dạng dữ liệu miêu tả về dữ liệu (data about data). Cụ thể, nó
21


là các thông tin mô tả dữ liệu và bối cảnh của dữ liệu, giúp chúng ta có thể tổ
chức, tìm và hiểu dữ liệu.Tiêuđề và mơ tả của siêu dữ liệu gồm có: Thẻ và danh
mục; Ai đã tạo và tạo khi nào; sửa đổi lần cuối là khi nào; Ai có thể truy cập; ai

có thể cập nhật [14].Siêu dữ liệu là yếu tố then chốt giúp thiết lập tài liệu điện tử
ngoài tài liệu giấy. Tài liệu điện tử chứa thơng tin về tệp, được máy tính ghi lại
để h trợ việc lưu trữ và truy xuất tệp. Siêu dữ liệu được hệ thống tệp sử dụng
cho các tác vụ quản trị hệ thống và để tạo, xử lý, truyền và lưu trữ dữ liệu trong
hệ thống. Siêu dữ liệu này có thể chứa rất nhiều thơng tin về bản thân tài liệu,
thông tin này sẽ không hiển thị nếu tài liệu được in ra [15, tr 62].
Ví dụ một bức ảnh (photograph), khi chụp ảnh bằng máy ảnh, một loạt siêu
dữ liệu được thu thập và lưu lại kèm với tấm hình đó như được chụp bởi tên máy
gì? Chụp ở đâu?Ngày giờ?Cài đặt camera? M i phần mềm xử lý văn bản thu
thập một số metadata chuẩn và cho phép thêm các trường của riêng mình, bao
gồm: Tiêu đề; Nội dung; tác giả; trạng thái; ngày và thời gian tạo; ngày giờ sửa
đổi cuối cùng; số trang. Trong email, siêu dữ liệu sẽ ghi lại các bản ghi ngày
quan trọng như Ngày gửi, Ngày nhận, Ngày đã trả lời, Ngày chuyển tiếp, cũng
như các siêu dữ liệu khác như: Đến, Từ, CC, BCC, Người gửi, Chủ đề,
v.v…Các tài liệu được tạo bởi các phần mềm ứng dụng cụ thể, chẳng hạn
như Microsoft Office, cũng chứa siêu dữ liệu của riêng chúng.
1.4. Phân loại chứng cứ điện tử
a) Căn cứ vào cách thức khởi tạo, chứng cứ điện tử được phân loại thành
chứng cứ tạo ra bởi người và chứng cứ tạo ra bởi máy.
Chứng cứ tạo ra bởi người là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra bởi hành vi
của con người và được lưu lại trong bộ nhớ điện tử như văn bản, bảng biểu, hình
ảnh số, thư điện tử, các trang web, thông tin người sử dụng các dịch vụ, nội
dung các cuộc trò chuyện trên mạng, phản ánh của khách hàng.
Chứng cứ tạo ra bởi máy là kết quả được tạo ra sau khi chương trình máy
tính xử lý các dữ liệu đầu vào theo một thuật toán đã được xác định. Ví dụ: Nhật
ký truyền tệp tin trong máy tính (FTP tranfer logs); nhật ký giao thức mạng từ
các nhà cung cấp internet (IP logs from ISPs), nhật ký hệ điều hành/các tệp tin
22



đăng ký(Operating Sytem Logs/registry file), các bản ghi định vị (GPS records),
các bảng ghi và nhật ký trang thư điện tử (web mail IP logs and records),sự tác
động của con người đối với dữ liệu do máy tính tạo ra rất hạn chế [8].
Hai loại chứng cứ điện tử này có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Về chủ thể khởi tạo: Trước đây khi công nghệ chưa phát triển thì dữ liệu
tạo ra do người và do máy dễ phân biệt, thông thường những dữ liệu do con
người tạo ra là các file word, excel, file ảnh chụp, ... Còn dữ liệu do máy tạo ra
chủ yếu là siêu dữ liệu. Giờ đây, công nghệ ngày càng phát triển thì máy móc có
thể làm được nhiều cơng việc của con người như viết báo, làm thơ, vẽ tranh, ...
thì phân biệt hai loại dữ liệu này sẽ trở lên phức tạp hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể
phân biệt được bởi m i file dữ liệu tạo ra đều kèm theo một siêu dữ liệu, dựa
vào siêu dữ liệu này con người có thể nhận định đâu là dữ liệu do con người hay
máy móc tạo ra.
Về hình thức của dữ liệu: các dữ liệu do con người tạo ra thường đi kèm
theo dữ liệu do máy tính tạo ra (siêu dữ liệu), ví dụ: 1 file excel do người tạo ra
thì siêu dữ liệu kèm theo đó là những thơng tin như: thời gian tạo, vị trí tạo,
dung lượng, tên file.
Về tính chất của dữ liệu: dữ liệu do máy tính tạo ra dựa trên một thuật tốn
nhất định nên dữ liệu đó khơng mang bản chất riêng, cịn dữ liệu do con người
tạo ra thì phản ánh bản chất riêng của từng người.
Sự phân loại chứng cứ theo cách thức khởi tạo này có ý nghĩa quan trọng
đối với quá trình thu thập và bảo quản chứng cứ. Chứng cứ được tạo ra bởi
người thì dễ bị xóa bỏ hơn vì chính con người tạo ra nó họ cũng có thể dễ dàng
xóa bỏ. Nhưng chứng cứ được tạo ra bởi máy (các siêu dữ liệu) thì khó bị phá bỏ
vì bản thân con người khơng thể xóa nếu khơng phải là một chun gia hay kỹ
thuật viên máy tính. Nó khơng cho phép con người xóa bỏ những thơng số đó.
b) Căn cứ vào tính chất dữ liệu, chứng cứ điện tử được phân loại thành
content data (dữ liệu nội dung), traffic data (dữ liệu lưu lượng truy cập),
subscriber data (dữ liệu thuê bao) [21].
23



×