Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

skkn một số biện pháp rèn kỹ năng nghe viết chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.11 KB, 20 trang )

NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:
Thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học một
trong những nội dung rất quan trọng. Đặc biệt các kỹ năng cơ bản được hình
thành và phát triển trong quá trình dạy học tất cả các môn học và hoạt động giáo
dục ở tiểu học là rất cần thiết; Đặc biệt môn tiếng Việt đóng vai trị đặc biệt
quan trọng đối với việc hình thành các kỹ năng cơ bản: Nghe – nói – đọc - viết.
Trong đó kĩ năng nghe - viết là những kĩ năng cơ bản về nghe viết chính tả , bắt
buộc HS phải nghe viết tốt thì các em sẽ học tốt môn tiếng Việt và các môn học
khác.
Nghe viết chính tả sẽ giúp các em nắm được kiến thức các mơn học.
Đồng thời giúp các em có tính kỉ luật cao, tính cẩn thẩn và tính thẩm mỹ, tự tin
trong học tập. Giáo dục cho em có ý thức học tập tốt.
Phát âm (nói) có thể khác nhau (ngôn ngữ phổ thông) nhưng khi viết
(chính tả) phải thống nhất trên tồn quốc; có thể nói chính tả là một trong những
yêu cầu của chất lượng giáo dục. Nhưng trên thực tế, việc dạy học phân môn
chính tả hiện nay còn nhiều điều bất cập. Từ lớp 2 độ khó của các chữ, từ, câu
cũng địi hỏi cao hơn, tốc độ viết phải đảm bảo.
Qua thực tế giảng dạy tại lớp 2A 2 năm học 2016 – 2017 bản thân tơi gặp
rất nhiều khó khăn trong q trình rèn kĩ năng nghe viết chính tả cho HS cụ thể
như:
+ Lỗi phụ âm: HS viết lẫn lộn một số chữ cái chứa cái phụ âm: b/v ; t/th);
l/đ; n/l; b/v; tr/ch ; gi/d/r; s/x ….Lỗi phổ biến nhất của lớp tôi là t/th; v/b; l/đ.
+ Lỗi về thanh điệu : nhầm lẫn thanh ngã với thanh sắc.
+ Khi viết chính tả một số em còn đặt dấu thanh sai vị trí.
+ Chưa nắm chắc luật chính tả (HS quên luật chính tả đã được học ở lớp 1
chương trình công nghệ)
+ Viết hoa tùy tiện, tốc độ viết chậm, viết cẩu thả.
+ Trình bày bài viết chưa khoa học, chưa sạch sẽ.



Một phần vì nhiều lí do (sức khỏe…) một số em không đi học đều, nên
thời lượng học tập ở trường chưa đảm bảo ở mức tối thiểu đã ảnh hưởng tới chất
lượng học tập của các em.
Để chữa lỗi viết sai, nghe viết chính tả đúng , viết đẹp hơn, trình bày sạch
sẽ và khoa học hơn, đảm bảo tốc độ. Đồng thời để tìm ra giải pháp rèn kỹ năng
nghe viết chính tả có hiệu quả. GV rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản
thân, giúp cho chuyên môn vững vàng hơn đồng thời dạy học đảm bảo tính hệ
thống, tính khoa học, tính vừa sức với đối tượng HS lớp mình. Để nâng cao chất
lượng nghe viết chính tả, đặc biệt là đối với HS khó khăn. Bản thân tơi mong
muốn tìm tịi, nghiên cứu để có những giải pháp thiết thực, phù hợp với HS để
nhằm tháo gỡ, cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng nghe viết chính tả nên
tôi chọn sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng nghe viết chính tả đúng
cho HS lớp 2A2 trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo – Tam Đường – Lai
Châu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Thực hiện sáng kiến với mục đích:
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng về “Một số giải pháp rèn kỹ năng nghe
viết chính tả cho HS lớp 2A2 trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo – Tam Đường –
Lai Châu”.
+ Đề xuất một số giải pháp trong giảng dạy giúp HS có kĩ năng nghe viết
chính tả là cơ sở để HS học tốt môn tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp
trên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp 2A 2 trường
PTDTBT Tiểu học Bản Bo góp phần nâng cao chất lượng chung của Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đường.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
HS lớp 2A2 trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo – Tam Đường – Lai Châu.
Năm học 2016 – 2017 có tởng số 28 HS.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

* Thực trạng
2


Lớp 2A2 chiếm đa số là học sinh dân tộc thiểu số (Thái, Kháng, Giấy,
Dao). HS ở rải rác nhiều điểm bản ra học tại điểm trường Trung Tâm các em
còn rụt rè. Các em thường thiếu tự tin, thiếu kiên trì, thiếu sự cẩn thận khi viết
bài. Trình độ nhận thức không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt,
tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, phát triển chậm về trí nhớ,
hay quên, chậm tiến bộ. Ngôn ngữ phổ thông phát âm còn chưa chuẩn xác, tốc
độ đọc chậm, vốn từ ngữ còn ít. Một số em phát âm chưa chuẩn, còn lẫn giữa
các âm l/n, s/x, ch/tr; b/v, l/đ, t/th, quên luật chính tả. Lẫn các thanh sắc – ngã.
GV còn thiếu kinh nghiệm rèn kĩ năng rèn nghe viết chính tả cho HS,
chưa có kĩ năng, chưa thường xuyên sửa lỡi viết sai cho HS.
Chính vì vậy mà HS cịn viết sai nhiều, viết chậm chưa đảm bảo tốc độ, kĩ
năng trình bày bài viết chưa khoa học, cịn chưa sạch sẽ.
Trong q trình giảng tại lớp 2A2 tơi đã nhận thấy rõ những điểm thuận lợi
và khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học tập của các em như sau:
*Thuận lợi :
Nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, các đoàn thể
trong nhà trường, các cấp lãnh đạo. Trường lớp khang trang, sạch đẹp, trang
thiết bị, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn cho GV, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi. Ban
Giám Hiệu nhà trường: Tổ chức thao giảng, dự giờ, tổ chức những buổi chuyên
đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt
áp dụng trong việc giảng dạy.
Đội ngũ GV có ý thức tốt, có trách nhiệm. GV nhiệt tình, nỡ lực, có tinh
thần khắc phục khó khăn, ln quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học.
HS đúng độ tuổi, đã được nghe viết chính tả từ lớp 1, tỉ lệ chuyên cần cao, có ý
thức học tập. Nhiều phụ huynh đã nhận thức được việc học tập của con em

mình.
*Bên cạnh những thuận lợi thì cịn nhiều khó khăn cụ thể như sau:
+ Về phía giáo viên: Việc vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt,
chưa linh hoạt với đối tượng HS dân tộc thiểu số, chưa chịu khó tìm tịi hỏi học

3


kinh nghiệm từ đồng nghiệp, trách nhiệm chưa cao trong việc rèn kĩ năng nghe
viết chính tả cho các em. GV phát âm chưa chuẩn xác, chữa lỗi chính tả cho HS
chưa thường xuyên. Khích lệ, động viên chưa kịp thời, đơi khi cịn nóng tính khi
thấy HS viết cịn sai, cịn xấu…
+ Về phía học sinh: Vì các em mới là HS đầu cấp nên chưa nhận thức
được tầm quan trọng của phân mơn chính tả. Phát âm cịn ngọng một số phụ âm
(ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ), quên luật chính tả, chưa phân biệt rõ dấu thanh. Đồ
dùng học tập (bút máy chưa đảm bảo)…
+ Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh do hồn cảnh gia đình khó
khăn chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình. (chưa mua đủ đồ
dùng học tập…)
Những khó khăn đặc biệt nêu trên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn
chế về kết quả học tập của HS lớp 2A 2 ở vùng khó khăn. Đây là những khó
khăn bộc lộ rõ nhất, tác động mạnh nhất vào HS lớp 2A2 .
Kết quả trước khi thực hiện sáng kiến
Lớ

Tổng

p

số


Chất lượng nghe viết đúng đầu năm học 2016 - 2017

HS

2A2 28

Nghe

viết Nghe viết Nghe viết Nghe

đúng

phụ đúng vần

âm đầu
SL
%
8

28.5

SL
21

viết Nghe viết

đúng tiếng

đúng thanh tốt


%

S

%

điệu
SL %

SL %

75

L
8

28.57

16

8

7

57.1
4

28.5
7


* Những ưu điểm của giải pháp cũ:
GV thực hiện đúng quy trình dạy học, đã quan tâm tới chất lượng giáo
dục, nỗ lực, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy. HS tham gia học tập, tham gia
vào các
hoạt động của nhà trường đầy đủ, các em nắm bắt được kiến thức cơ bản theo

4


chuẩn kiến thức, kĩ năng.
* Những hạn chế của giải pháp cũ:
GV chưa thực sự chủ động, linh hoạt trong quá trình dạy học, hình thức
dạy học chưa đa dạng phong phú, phương pháp dạy học chưa phù hợp với đối
tượng HS lớp mình.
HS chưa chủ động chiếm lĩnh kiến thức, học tập chưa tích cực, các em
chưa có hứng thú học tập; Cịn rụt rè, khơng mạnh dạn, tự tin trong học tập,
trong giao tiếp. Chất lượng giáo dục chưa cao, kĩ năng nghe viết chính tả chưa
hiệu quả. Chính vì vậy yêu cầu người GV phải nghiên cứu, tìm tịi ra các giải
pháp mới để áp dụng phù hợp với đối tượng HS khó khăn tại lớp mình là rất cần
thiết.
b. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
*Tính mới
+ HS đã nghe viết chính tả tốt chứ khơng tập chép theo chương trình phân
mơn chính tả lớp 2.
+ Vận dụng phương pháp phù hợp, sáng tạo trong việc rèn kĩ năng nghe
viết chính tả nhằm đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đảm bảo giúp GV
điều chỉnh, đởi mới phương pháp, hình thức tở chức hoạt động dạy học hoạt
động được trải nghiệm ngay trong q trình và kết thúc mỡi giai đoạn giáo dục.
Hiệu quả của việc rèn kỹ năng nghe viết được nâng lên rõ rệt, khắc phục được

lỗi chính tả đồng thời giúp HS kĩ năng nghe viết chính tả tốt , chữ viết đúng –
đẹp, trình bày khoa học – sạch sẽ.
+ Xây dựng, sử dụng góc thư viện trong lớp học giúp học sinh phát triển
khả năng đọc và viết, tạo điều kiện cho các em học tập một cách thú vị, các em
rất hứng thú và say mê đọc sách, truyện, viết từ ngữ khó… thu hút được HS
tham gia. HS mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, phát
huy tính sáng tạo của HS. Nâng cao chất lượng đọc – viết cho HS. Giúp HS tích
cực tham gia các em thích được vui chơi, giải trí, thư giãn giúp HS học tập nhẹ
nhàng, tự nhiên, khơng căng thẳng do đó hiệu quả học tập của các em tăng lên.

5


Tiết học bới căng thẳng, không quá sức với HS. Đặc biệt nâng cao chất lượng
giáo dục.
* Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Giải pháp mới đã chỉ ra được các điểm mới nêu trên cịn giải pháp cũ là
GV vận dụng theo quy trình dạy học nhưng chưa có nhiều hình thức dạy học
linh hoạt, phương pháp dạy học chưa phù hợp với đối tượng HS vùng miền theo
hướng phát huy tính năng động sáng tạo của HS nên tiết học diễn ra chưa tự
nhiên còn căng thẳng, quá sức với HS ở lứa tuổi tiểu học nên đã ảnh hưởng tới
hiệu quả dạy học, chất lượng chưa cao. Giải pháp mới giúp GV dạy học nhẹ
nhàng, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái cho HS, HS chủ động nắm kiến thức. Việc
rèn kỹ nghe viết chinh tả có hiệu quả, các em học môn tiếng Việt và các môn
học khác tốt hơn, HS tích cực tham gia vào hoạt động học tập, phát huy tính tích
cực của HS.
Từ những nguyên nhân trên để tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng
dạy học nên bản thân tơi phải nghiên cứu, tìm tịi một số giải pháp chủ yếu cụ
thể như sau:
* Giải pháp 1: Luyện phát âm

+ Nguyên nhân: Đa số các em là HS lớp 2A2 các em là dân tộc thiểu số,
các em còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ (tiếng địa phương) nên khi phát âm ngôn
ngữ phổ thông các em còn phát âm ngọng, lẫn phụ âm: b/v (vào lớp – bào lớp) ;
t/th (con thỏ – con tỏ);

l/đ (lao động – đao lộng); n/l (cái nón – cái lón; búp

măng non – búp măng lon) , tr/ch (cây tre – cây che; chuồng gà – truồng gà);
gi/d/r ( gia đình – da đình; làm ruộng – làm duộng; gió thởi – ró thởi); s/x (sân
trường – xân trường; xe đạp – se đạp)…lẫn về thanh điệu: HS không phân biệt
rõ thanh sắc và thanh ngã (mỡ – mớ; đáng trí – đáng trí)…
+ Mục tiêu: Luyện phát âm nhằm giúp HS phân biệt được các dấu thanh,
các phụ âm, nguyên âm. HS phát âm đúng sẽ giúp cho kĩ năng nghe viết chính tả
tốt hơn.
+ Luyện phát âm là ta luyện tập để phát âm chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt.

6


+ Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS nghe và hiểu rõ vì sao mình phát âm
chưa đúng, sau đó định hướng cách phát âm, làm chủ luồng hơi của mình. Phát
âm theo mẫu (theo GV), GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS. GV yêu cầu HS
phát âm trước lớp, gọi HS khác nhận xét và cho HS đó phát âm lại. GV phải
kiên trì rèn cho HS luyện tập nhiều lần, trong các tiết học, rèn vào buổi chiều.
Thường xuyên kiểm tra những em phát âm sai – nghe viết chính tả sai. Ví dụ:
Âm / n /: đầu lưỡi đặt chân răng hàm trên vòm cứng, khi nói lưỡi cứng và bật
nhẹ, hơi chỉ thốt qua mũi. Âm / l / : Đầu lưỡi đặt chân răng hàm trên vịm cứng,
khi nói thì cứng và bật nhẹ.
Khi hướng dẫn HS phát âm từ khó (từ mà HS dễ lẫn có phụ âm đầu l/n;
ch/tr; s/x) GV cần hướng dẫn rõ ràng để cho HS thấy được sự khác nhau của nó

và phân biệt để phát âm cho đúng. Đặc biệt đối với HS khó khăn GV sử dụng
trực quan cụ thể để HS thấy được hệ thống phát âm như môi, răng, lưỡi (bộ máy
phát âm) khi phát âm nó như thế nào. GV phát âm mẫu cho HS quan sát khuôn
miệng và luyện cách phát âm theo GV.
Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của
mình, GV đưa ra trước HS cách phát âm chuẩn các âm cần luyện, yêu cầu HS
phát âm theo. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: GV mô tả cách cấu âm
của một âm nào đó: ví dụ HS hay lẫn hai âm l/n, l/đ. Để chữa lỗi cho HS GV
phải trực quan hóa sự mơ tả âm vị và hướng dẫn HS quan sát, tự kiểm tra xem
mình đang phát âm âm nào. /n/ là một âm mũi khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ
thấy mũi rung. Còn khi phát âm âm /l/ mũi không rung. Khi cần luyện các âm
cuối n/t GV đọc các từ lan/ hát GV cần hướng dẫn HS quan sát vị trí của lưỡi
khi phát âm. n/t là những phụ âm đầu lưỡi – chân răng, khi phát âm đúng lan
/hát lưỡi phải đưa lên chạm vào hàm răng trên. Khi luyện phát âm âm tr/ch:
âm /tr/ đầu lưỡi chạm vào hàm trên sau đó bật hơi, phát âm âm /ch/ phụ âm đầu
lưỡi – chân răng, b/ v khi phát âm âm /b/ phải ngậm mơi và bật hơi ra, (GV có
thể cho HS quan sát tranh minh họa, vật thật để HS ghi nhớ các phụ âm khó phát
âm) Ví dụ: l /n: cái lá / cái nỏ; t /th: ô tô / con thỏ; v /đ: cái võng / con đò;
tr/ch: con trâu / con chó…GV phát âm mẫu cho HS nghe và quan sát sau đó HS
7


phát âm lại, nếu HS chưa phát âm đúng GV chỉnh sửa cho HS, GV động viên,
khích lệ HS.
Nhắc lại luật chính tả theo nghĩa (âm tr/ch; s/x; g/d/r…).Các âm và thanh
khác GV phát âm mẫu cho HS tập luyện phát âm, cho HS viết vào bảng con,
vào vở, GV kiểm tra, động viên khuyến khích các em kịp thời.
Việc rèn phát âm không chỉ thực hiện trong tiết tập đọc mà được thực hiện
thường xuyên, liên tục và lâu dài trong các tiết học. GV phải phát âm rõ ràng,
tốc độ vừa phải mới có thể giúp HS viết đúng được.

Qua quá trình luyện tập HS đã phát âm chuẩn hệ thống ngữ âm: Đã phát
âm đúng các âm tr/ ch, b/v, l/đ, l/n, t/th, s/x, thanh sắc/ ngã. - Thanh ngã: Hơi
phát âm sâu trong khoang miệng đi xuống đến hết thanh nặng và đưa lên kết hợp
với âm sắc. Cách phát âm kết hợp với thanh nặng và thanh sắc cao, có độ vang
ngắn của dấu ă.
* Tóm lại: Luyện phát âm cần nhiều thời gian và cơng sức. Kiểm sốt
được lưỡi và điều khiển được hơi thở là cả một quá trình. Nhất là trong quá trình
thay đởi thói quen cũ để tạo một thói quen mới. Điều quan trọng nhất là phải
biết mình đang gặp lỡi gì và có những phương pháp, kỹ thuật tập luyện phù hợp.
Qua quá trình rèn luyện HS đã phát âm đúng, kĩ năng nghe viết chính tả
cũng tốt hơn so với đầu năm học.
* Giải pháp 2: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ âm
+ Nguyên nhân: Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt tôi nhận thấy
nhiều em tiếng phở thơng phát âm cịn chưa ch̉n xác, vốn từ ngữ cịn ít chính
vì vậy phát âm các âm, vần, tiếng, na ná giống nhau, chưa phân biệt được đúng,
sai. Một số em phát âm chưa chuẩn, còn lẫn giữa các âm l/n, s/x, ch/tr; b/v, l/đ,
t/th, các thanh sắc – ngã…nên khi nghe viết các em còn nhầm lẫn, viết sai chính
tả.
+ Đọc đúng là đọc đúng ngữ âm tiếng Việt.

8


+ Mục tiêu: Đọc đúng là đọc đúng ngữ âm. Đọc đúng nhằm giúp con
người chiếm lĩnh thông tin qua văn bản, tích lũy tri thức. Trong nhà trường,
ngay từ bậc Tiểu học, đọc đã là một hoạt động trung tâm của quá trình giáo dục.
Đọc đúng thì kĩ năng nghe viết có hiệu quả hơn.
+ Cách thực hiện: Để dạy đọc đúng có hiệu quả thì GV phải đóng vai trị
tở chức hoạt động cho tất cả mọi HS theo một định hướng giáo dục đã chuẩn bị
trước.

Để dạy đọc đúng có hiệu quả thì GV phải đóng vai trị tở chức hoạt động
cho tất cả mọi HS theo một định hướng giáo dục đã chuẩn bị trước. Tôi đã vận
dụng theo quy trình song cần chú trọng một số rèn kĩ năng rèn đọc đúng cụ thể
như:
Muốn rèn kĩ năng đọc đúng cho HS trước tiên GV phải luyện “Đọc mẫu”
Đọc mẫu là đọc đúng ngữ điệu, chuẩn xác về ngữ âm. Đọc đúng phải thể hiện
được hệ thống ngữ âm chuẩn, với HS người dân tộc thì GV lưu ý không để hệ
thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng đến phát âm.
Để rèn kĩ năng đọc đúng cho HS GV phải có sự chuẩn bị bài chu đáo trước
khi lên lớp. GV cần phối hợp nhiều biện pháp cùng một lúc: Bồi dưỡng cho HS
có ý thức đọc đúng chính âm, tập cho HS biết quan sát mặt âm thanh lời nói của
người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc cho tốt. GV cần nắm chắc
các biện pháp chữa lỗi phát âm: Tùy thuộc vào âm, thanh sai phát âm sai, tùy
thuộc vào HS mà GV lựa chọn biện pháp luyện tập thích hợp.
GV phân đối tượng HS vào các buổi chiều. GV quan tâm và dành nhiều
thời gian giúp đỡ những HS cịn khó khăn, đọc cịn chưa đúng, đọc chậm. Với
HS khó khăn trong lớp GV cần dạy kĩ hơn bằng cách cho em đó luyện tập nhiều
hơn. Đọc theo mức độ tăng dần (đọc câu ngắn – câu dài – đoạn – bài). Các sai
sót của HS GV nên khuyến khích để HS tự sửa lỗi hoặc nhờ bạn khác giúp đỡ.
GV cần giúp đỡ HS ôn từ kiến thức cũ đến mới. Trường hợp HS đọc trơn chậm
thì tích cực cho các em luyện đọc nhiều.

9


GV dạy học nhẹ nhàng, tạo tâm lý vui tươi, thoải mái cho học sinh, luôn
khuyến khích học sinh làm việc, không làm thay HS; không áp đặt cho HS,
không phê bình, khơng sửa sai HS trước lớp (khi sửa sai thực hiện cho từng cá
nhân). Khen ngợi khuyến khích HS thường xuyên, kiên nhẫn, biết đợi HS, kiểm
soát đến từng HS. GV không so sánh giữa các HS, không chê trách HS trong bất

kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.
Qua quá trình rèn đọc HS đã đọc đúng ngữ âm từ đó chất lượng nghe viết
chính tả cũng tốt hơn.
*Giải pháp 3: Vận dụng một số kỹ năng cơ bản để rèn kỹ năng nghe viết
chính tả.
Chính tả là cách viết đúng, trình bày chính xác theo quy định chung của
ngôn ngữ tiếng Việt. Để đánh giá việc viết đúng hay sai chính tả, phải dựa trên
cơ sở quy định chung (chuẩn mực) của ngôn ngữ tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ.
+ Nguyên nhân: Kĩ năng nghe viết chính tả của các em chưa tốt, viết sai
nhiều, viết hoa tùy tiện.
+ Mục tiêu: Vận dụng một số kỹ năng cơ bản để rèn kỹ năng nghe viết
chính tả nhằm giúp các em nắm chắc quy tắc viết đúng, trình bày bài khoa học,
sạch sẽ.
+ Cách thực hiện:
* Giúp HS hiểu nghĩa từ – ghi nhớ:
Giải nghĩa từ, đồng thời đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để HS dễ
dàng hiểu từ, hiểu câu từ đó HS đọc đúng và viết đúng. Trước khi viết chính tả
GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết để HS có vốn từ, HS sẽ tự
đọc – phân tích – viết đúng (từ khó, hạn chế mắc lỗi).
* Giọng đọc của GV:
GV khi đọc cho HS nghe viết chính tả giọng đọc và chính xác, phát âm
chuẩn, cần nhấn giọng ở những chữ HS hay lẫn (ví dụ: l/đ; t/ th; v/b....)

10


Lưu ý: Khi đọc các chữ HS hay lẫn GV khơng được đọc (Ví dụ: chữ
thùn – GV nói: chữ thuyền có con chữ th , th – thỏ. Chữ đi có con chữ đ có
gạch ngang ở trên d...)
* Ghi nhớ luật chính tả:

Khi viết chính tả HS cịn viết sai giữa q/c/k vì một số HS quên luật chính
tả đã học ở lớp 1 tiếng Việt chương trình công nghệ
+ Cách thực hiện: GV yêu cầu HS phải ghi nhớ được các luật chính tả.
GV cho HS ôn lại bằng nhiều hình thức (GV nhắc lại, HS nhắc lại nhiều lần kết
hợp làm bài tập vận dụng)
Ví dụ: phân biệt q/c/ k. Cho HS nhắc lại luật chính tả: âm cờ đứng trước
âm đệm u phải ghi bằng con chữ q; âm cờ đứng trước âm e, ê, i phải ghi bằng
con chữ k (quả cam, con cá, thước kẻ, kể chuyện, kĩ thuật...)
HS nắm chắc được luật chính tả thì các em sẽ viết đúng chính tả.
* Chữa lỡi chính tả cho HS:
+ Ngun nhân: HS viết sai chính tả phần lớn là do các em bị ảnh hưởng
tiếng mẹ đẻ, các em phát âm tiếng phổ thơng cịn ngọng dẫn đến khi viết các em
cũng viết sai.
+ Cách thực hiện:
Trước tiên GV phải nắm vững quy trình dạy một tiết chính tả, thực hiện
đúng quy trình kết hợp dạy học với phương pháp phù hợp linh hoạt với đối
tượng HS của lớp. GV khi đọc cho HS viết cần đọc với tốc độ vừa phải, nhấn
giọng ở những chữ HS còn hay nhầm lẫn.
Sau khi HS nghe viết xong GV đọc chậm từng cụm từ, câu cho HS sốt
lỡi, u cầu HS tự nhận ra lỡi của mình và ghi số lỡi ra lề, sau đó đởi vở cho bạn
bên cạnh sốt lại.
GV phân đối tượng HS, rèn vào các b̉i chiều. Đối với HS khó khăn GV
cho HS viết tiếng khó -> từ khó -> câu ngắn -> câu dài -> đoạn văn.
Trong khi HS viết GV theo dõi giúp đỡ HS, lưu ý cho HS những chữ các
em còn viết sai. GV cho HS sốt bài để tự nhận ra lỡi của mình sau đó cho HS
đởi vở sốt bài cho bạn, HS ghi số lỗi ra lề. GV kiểm tra, chữa lỗi cho HS, yêu

11



cầu HS viết lại những chữ viết sai sau đó đọc lại chữ đó. GV động viên, khích lệ
những HS cố sự tiến bộ, có cố gắng trong học tập.
+ Sửa lỗi phụ âm, dấu thanh:
GV kiểm tra vở của HS chữa lỗi cho HS. GV yêu cầu HS phát âm lại (GV
hướng dẫn cách phát âm đúng), chỉ ra chữ viết sai của HS (sửa bằng mực đỏ)
trên chữ HS viết sai để HS biết mình viết sai chữ nào.. GV hướng dẫn HS sửa
ln chữ đó và đọc lại chữ vừa sửa. Đặc biệt GV luôn động viên, khuyến khích
HS, GV khơng được nóng vội và gay gắt với HS.
+ Lỡi dấu thanh
Đó là lỡi dùng sai dấu thanh, thanh điệu viết nói được lồng vào các tiếng.
Trong tiếng Việt có sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh, thanh sắc(/),
hùn(\), hỏi(?), ngã(~), nặng(.), ngang, (khơng có dấu).
Hiện tượng viết sai dấu thanh chủ yếu xảy ra giữa hai dấu thanh là sắc và
ngã..
Ví dụ: quả mãng cầu – quả máng cầu, em bị ngã – em bị ngã.
Lỗi chính tả này nếu người viết nắm chắc được các quy định và phương
pháp dùng dấu sắc, ngã thì sẽ tránh được hoặc bớt viết sai dấu sắc, ngã.
+ Sửa lỡi đặt vị trí dấu thanh:
Thực tế HS lớp tôi một số em đặt dấu thanh chưa đúng vị trí thì GV phải
viết chữ mẫu lên bảng hướng dẫn cho các em (ví dụ: dấu thanh phải đặt trên
hoặc dưới âm chính, khoảng cách 1/3 ô ly, không được đặt quá cao hoặc quá sát,
dâu mũ đánh quá to..., sau khi các em nắm được cách đặt dấu thanh GV cho các
em viết lại một số chữ có dấu thanh nếu các em thực hiện chưa đúng yêu cầu các
em chỉnh sửa.
+ Sửa lỡi chữ viết hoa:
HS cịn viết hoa tùy tiện các em thích viết hoa thì viết. GV nhắc lại luật
chính tả viết hoa giúp HS nắm được một cách có hệ thống các quy định về chính
tả tiếng Việt.
+ Viết hoa đầu câu, đầu đoạn văn, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng
đầu tiên mỗi câu.


12


+ Viết hoa danh từ riêng tên người, tên địa danh Việt Nam: viết chữ cái
đầu của mỗi tiếng. Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hồ Chí Minh, xã Bản Bo, huyện Tam
Đường, thành phố Lai Châu…
+ Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài: chỉ viết hoa chữ cái đầu
tiên của tiếng phiên âm thứ nhất, các tiếng phiên âm cịn lại khơng viết hoa. Ví
dụ: Mát-xcơ-va, Lê- nin, …
+ Viết hoa tên tác phẩm. đoạn trích, tờ báo, chỉ viết chữ cái đầu tiên ở
tiếng thứ nhất của tên tác phẩm, văn bản và bỏ trong ngoặc kép. Ví dụ: Văn bản
“Ý nghĩa văn chương” được trích trong “Bình luận văn chương” của Hồi
Thanh. Bài báo “Người cùng khổ” là một bản án chế độ thực dân.
Kiểm tra vở của HS, chỉ ra cho HS thấy lỗi của mình, yêu cầu HS sửa sai.
Trong quá trình HS viết GV quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho các
em. GV phải luôn trau dồi kiến thức, luôn thay đổi phương pháp dạy học cho
phù hợp với đối tượng HS. Trong giờ học, GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức
để HS tự đọc tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức
*Rèn kĩ năng trình bày bài viết
Thực tế HS chưa biết cách trình bày, chưa biết ước lượng viết tên đầu bài
sao cho cân đối, có em viết hết dòng còn viết tràn sang cả trang bên cạnh. Khi
xuống dịng khơng biết viết lùi vào mấy ơ ly (GV đã hướng dẫn nhưng các em
khơng qn, sợ mình viết sai)
Vậy nên GV cần hướng dẫn HS cách viết tên đầu bài (Tùy vào từng bài cụ
thể), cho HS quan sát một số bài viết đẹp, viết đúng.). Chữ đầu dòng (Ví dụ:
Chữ cái đầu dòng viết hoa, chữ đầu dịng viết lùi vào 1 ơ ly). Trình bày khở thơ
(Tùy vào từng bài cụ thể) GV hướng dẫn cho phù hợp. Trình bày bài viết, khoa
học, sạch sẽ.
*Lưu ý: Để bài viết đạt hiệu quả GV cần quan tâm tới bút, vở, mực (đảm

bảo chất lượng), khăn lau, phòng học đảm bảo ánh sáng.
Nhắc nhở HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, vệ sinh tay sạch sẽ. GV
xuống lớp quan sát, nhắc nhở, quan tâm giúp đỡ HS khó khăn. Động viên sự tiến

13


bộ của HS trong mỗi giờ học tạo không khí thoải mái để HS tự tin và có
hứng thú trong học tập.
*Giải pháp 4: HS thực hành – luyện tập
+ Mục tiêu: Giúp HS xác định đúng phụ âm, giúp HS ghi nhớ để viết
đúng chính tả.
+ Cách tiến hành:
GV có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp HS tập
vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ
thể.Sau mỗi bài tập, GV giúp HS rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
+ Dạng 1: Bài tập điền khuyết:
* Điền vào chỗ trống:
l/n: lành…ặn, nao…úng, …anh lảnh
s/x: chim …ẻ, san….ẻ, ẻ… gỗ., ….uất khẩu, năng ...uất.
ươn / ương: bay l..., b….. chải, bốn ph…
iêt/ iêc: đi biền b....., thấy tiêng t/.., xanh biêng b..
+ Dạng 2: Bài tập tìm từ:
HS tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ
đồng âm, từ trái nghĩa.
* Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:
Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ:
Thi không đỗ: …..
Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:
* Tìm các từ chỉ hoạt động:

Chứa tiếng bắt đầu bằng r: …………………..
Chứa tiếng bắt đầu bằng d: ………………….
Chứa tiếng bắt đầu bằng gi: …………………
Chứa tiếng có vần ươt: ………………………
Chứa tiếng có vần ươc: .............................
Dạng 3: Bài tập chọn lựa:
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:

14


- Cháu bé đang uống (sửa, sữa)
- HS ...........mũ chào thầy giáo. (ngả, ngã).
- Đôi này đế rất .. (giày, dày)
- Sau khi .con, chị ấy trông thật (xinh, sinh)
+ Dạng 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong
câu sau:
- HS .đèn học bài.. đêm khuya. (trong, chong)
- Lan thích nghe kể.hơn đọc.. (truyện, chuyện)
- Trời nhiều .., gió heo lại về. (mây, may)
GV cho HS thực hành làm bài tập vào vở, vào phiếu bài tập, HS đọc từ
vừa điền, GV kiểm tra nếu HS chưa đúng GV chữa lỗi cho HS (cá nhân), chữa
trên bảng lớp.
 Tóm lại
Đối với giáo viên: Cần phải chỉ cho học sinh thấy việc viết sai chính tả,
không đơn giản là chụn hình thức chữ viết mà đó chính là biểu hiện của tinh
thần, thái độ học tập, sự đánh giá trình độ hiểu biết về ngơn ngữ và chữ viết dân
tộc, trình độ văn hóa của cá nhân. Trau dồi, rèn luyện chính tả (chữ viết) còn là
biểu hiện của tinh thần khoa học, lịng u quí ngơn ngữ và chữ viết của dân tộc,
giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Trong q trình sửa lỡi GV viết bằng mực đỏ để khi trả bài kiểm tra học
sinh nhận thấy. Ở ô lời phê, giáo viên cần nhận xét cụ thể về lỡi chính tả của bài
viết. Có thể nêu lên những lỡi điển hình, những từ ngữ học sinh sai nhiều. Từ đó
nhắc nhở để học sinh sửa lỗi rút kinh nghiệm.
- Việc đánh dấu lỗi sai và sửa lỗi chính tả cho học sinh trong bài kiểm tra
đòi hỏi giáo viên phải đọc kĩ nên mất nhiều thời gian. Nhưng đó là một biện
pháp thiết thực có hiệu quả trong việc khắc phục lỗi chính tả và rèn luyện chính
tả của học sinh.
- Giáo viên phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết đối với lỗi chính tả.
Trước khi học sinh nộp bài kiểm tra, giáo viên yêu cầu học sinh kiểm tra lại
chính tả và nêu lên quy định về việc thực hiện chính tả.

15


*Giải pháp 5: Xây dựng, sử dụng góc thư viện trong lớp học
Góc thư viện giúp HS phát triển khả năng đọc - viết tạo điều kiện cho các
em học tập ngôn ngữ một cách thú vị.
+ Mục tiêu: Phát triển góc thư viện là một q trình quan trọng liên quan
đến việc học tập của HS. HS dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn vì các em
khơng có nhiều cơ hội để phát triển ngơn ngữ mẹ đẻ trước khi học nội dung các
môn học và khái niệm bằng ngôn ngữ 2 (tiếng Việt). Học ngôn ngữ cần có tính
tương tác. Ví dụ: việc HS nói chuyện, cùng chơi giúp các em đã biết để xây
dựng vốn từ vựng, và khiến cho việc học tập trở nên có ý nghĩa. Góc thư viện là
trung tâm của việc học ngôn ngữ trong lớp học, nơi chứa dựng mọi nguồn tài
liệu cho ngơn ngữ.
*Mơ tả:
Góc thư viện là một phần của lớp học, nơi có đủ ánh sáng, khơng gian để
HS có thể di chuyển (gợi ý: tường cuối lớp học)
Góc thư viện được xây dựng bao gồm các hình ảnh sinh động về các lồi

cây và các con vật trong khu rừng (chú ý sử dụng nhiều những loài cây, con vật
chứa những chữ cái HS dễ sai chính tả)
Các hình ảnh sẽ được dán trên tường, GV sẽ tở chức trị chơi cho HS: Cả
lớp chia thành 2 hoặc 3 đội, mỗi đội sẽ được phát bút để ghi tên vào khoảng giấy
trắng dán dưới mỡi hình loài cây hoặc con vật. Đội nào ghi nhanh và đúng
nhiều nhất sẽ thắng.
Sau khi kết thúc trò chơi, GV hướng dẫn các em phát âm và chép lại chính
tả về những từ trên một lần nữa để HS có thể ghi nhớ.
Góc thư viện có thể thay đởi đa dạng chủ đề để thêm phong phú giúp HS
mở rộng vốn từ đồng thời rèn luyện viết đúng chính tả trong sự hứng thú về trò
chơi đầy màu sắc của lớp học.
Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho HS trong việc sáng tạo, nói và viết
bằng tiếng Việt. Khuyến khích HS thảo luận, viết lại các từ (phát triển kĩ năng
nghe – nói - viết) từ đó giúp HS hứng thú học tập nâng cao chất lượng viết đúng
cho HS.

16


Sử dụng Góc thư viện với mục tiêu tạo cho lớp học một bầu không khí thú
vị và hài hước có ảnh hưởng tốt đến việc học ngơn ngữ của HS. Để cho HS sử
dụng rừng ngơn ngữ có hiệu quả GV cho HS tham gia vào đầu giờ buổi sáng,
buổi chiều, giờ giải lao hoặc lồng ghép vào một số môn học.
GV hướng dẫn, giúp đỡ và động viên, khen thưởng HS kịp thời.
Ngay từ khi xây dựng Góc thư viện đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của
HS, các em rất húng thú và say mê viết các tiếng, từ ngữ, câu dưới bức tranh,
đđặc biệt là tạo sự đoàn kết, thân thiện giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong
giao tiếp, trong học tập.Sử dụng Góc thư viện với mục tiêu tạo cho lớp học một
bầu khơng khí thú vị và hài hước có ảnh hưởng tốt đến việc học ngôn ngữ của
HS.

Khi áp dụng giải pháp xây dựng, sử dụng và mở rộng Góc thư viện trong
lớp học các em tích cực tham gia, Góc thư viện giúp các em phát triển khả năng
đọc, viết, tạo điều kiện cho các em học tập ngôn ngữ một cách thú vị từ đó kết
quả học tập đạt hiệu quả hơn, thu hút được HS các lớp khác các em rất thích
tham gia. HS mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, phát
huy tính sáng tạo của HS. Nâng cao chất lượng nghe viết chính tả.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
a. Hiệu quả kinh tế
Đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, đảm bảo giúp GV điều chỉnh, đởi
mới phương pháp, hình thức tở chức hoạt động dạy học hoạt động được trải
nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn giáo dục, dạy học. Đảm
bảo giúp HS nâng cao chất lượng học tập, phù hợp với sự phát triển tư duy và
tâm lí lứa tuổi HS. Đánh giá sự tiến bộ của HS không tạo áp lực cho HS. từ đó
hiệu quả của việc rèn kỹ năng nghe viết chính tả được nâng lên rõ rệt: HS khắc
phục được những lỗi chính tả, chữ viết đều, đẹp và đúng; Trình bày bài viết sạch
sẽ và khoa học .HS mạnh dạn, tự tin, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
b. Hiệu quả kĩ thuật

17


Phát triển kĩ năng nghe viết chính tả: rèn kỹ năng viết đúng, đồng thời
HS viết chính tả cũng tốt hơn, học các môn học khác tốt hơn. Việc hướng dẫn
HS viết cho tốt thực sự nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Rèn luyện cho HS phẩm
chất đạo đức như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật. Nâng cao chất lượng trong
trường Tiểu học tạo hứng thú cho GV tìm tịi và phát triển sự sáng tạo trong dạy
học. Đặc biệt thu hút được sự quan tâm của phụ huynh HS.
a. Hiệu quả về mặt xã hội
Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho HS, hình thành có
nền nếp và phát triển mạnh mẽ trong những năm học tiếp theo từ đó góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục của toàn trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo nói
riêng và chất lượng giáo dục của huyện Tam Đường nói chung.
Đặc biệt thu hút được các bậc phụ huynh quan tâm tới việc học tập của
HS, quan tâm tới chữ viết của các em.
Sau khi áp dụng thực hiện sáng kiến kết quả học tập tăng lên rõ rệt được thể
hiện cụ thể như sau:
Kết quả trước khi thực hiện sáng kiến
Lớ

Tổng

p

số

Chất lượng nghe viết đúng đầu năm học 2016 - 2017

HS

2A2 28

Nghe

viết Nghe viết Nghe

đúng

phụ đúng vần

âm đầu

SL
%
8
28.5

SL
21

%
75

viết Nghe

viết Nghe viết

đúng tiếng

đúng thanh tốt

SL
8

điệu
SL
16

7

%
28.5

7

%
57.1
4

SL
8

%
28.5
7

Kết quả sau khi thực hiện sáng kiến
Lớ

Tổng

p

số

Chất lượng nghe viết đúng đầu năm học 2016 - 2017

HS
Nghe

viết Nghe viết Nghe

18


viết Nghe viết Nghe viết


đúng
2A2 28

phụ đúng vần

âm đầu
SL
%
100
28

SL
28

đúng tiếng

%
SL
100 28

%
100

đúng

tốt


thanh điệu
SL
% SL
100 10 28

%
100

0
Qua bảng khảo sát trên đã thể hiện rõ kết quả đến ngày 30/ 03/2017 so với
đầu năm có sự chuyển biến giảm tỉ lệ HS khó khăn đã đạt chất lượng 100%.
GV tích cực áp dụng các giải pháp trên thì cuối năm học các em sẽ tiến
triển
tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tế đã thu được kết quả tốt.
Sáng kiến có tính khả thi và khả năng áp dụng rộng. Sáng kiến áp dụng
cho HS lớp 2A2 Trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo, có thể áp dụng cho khối 2
Trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo và các trường Tiểu học trong tồn hụn
Tam Đường. Đồng thời có thể áp dụng cho các lớp 2 có thực trạng giống như
thực trạng của lớp 2A2 Trường PTDTBT Tiểu học Bản Bo.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất: Không
8. Tài liệu kèm: Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính tôi thực hiện không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Lai

19


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

20



×