Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quy che dan chu co so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.43 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD – ĐT THẠNH PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b> TRƯỜNG TH AN ĐIỀN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>



<b>QUY CHEÁ</b>


<i><b>THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG</b></i>
<i><b>CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐIỀN</b></i>


( Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QÑ-THAÑ


ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng trường tiểu học An Điền )


<b>Chương I</b>


<b>NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG</b>


<b>Điều 1: Mục đích thực hiện việc dân chủ trong nhà trường</b>


1. Thực hiện việc dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có
hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm “ Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong hoạt động của nhà trường.


2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và
huy động tiềm năng, trí tuệ của cả người dạy và người học trong nhà trường theo
luật định; góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của
nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm
vụ phát triển Giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.


<b>Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhàtrường</b>



1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cộng
sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu
trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.


2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và Pháp
luật, quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ
luật, kỷ cương trong nhà trường.


3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự
do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.


<b>Điều 3. Phạm vi điều chỉnh</b>


Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân
chủ trong hoạt động của trường tiểu học An Điền.


<b>Chương II</b>


<b>THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG</b>


Mục 1


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Điều 4: </b>Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách
nhiệm là :


1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.



2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, cán
bộ, giáo viên, học sinh theo quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường.


3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức đoàn thể trong
nhà trường và có biện pháp giải quyết theo đúng chế độ, chính sách hiện hành
của nhà nước, nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường. Trong trường hợp vượt
quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thơng báo cho cá nhân, tổ
chức đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.


4. Tổ chức thực hện chế độ hội họp. Thông tin, báo cáo theo định kỳ và
theo yêu cầu khi cần thiết.


5. Thực hiện chế độ cơng khai tài chính mỗi tháng 1 lần vào ngày họp hội
đồng sư phạm nhà trườngvaf có bảng cơng khai tại văn phịng. Các chế độ,
quyền lợi, chính sách, việc đánh giá định kì đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
và học sinh phải được thống nhất, công khai.


6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực
trong nhà trường như : sách nhiễu, thành kiến, giấu giếm, làm sai sự thật, trái
nguyên tắc ; không trung thực, chạy theo bệnh thành tích….bên cạnh thực hiện
nghiêm túc việc tập trung dân chủ trong nhà trường. Phối hợp chặt chẽ giữa các
tổ chức , đồn thể, cá nhân trịn nhà trường; phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt
động của nhà trường.


7. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.Phối hợp với tổ chức cơng đồn
trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức hàng năm.


Điều 5 : Những việc Hiệu trưởng cần phải lấy ý kiến tham gia đóng góp


xây dựng của các cá nhân hoặc tổ chức đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết
định :


- Kế hoạch năm, học kỳ, tháng và các kế hoạch chuyên đề khác trong năm
học.


- Sắp xếp, bố trí, phân cơng cán bộ, giáo viên, nhân viên những vấn đề về
chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, bộ máy trong nhà trường.


- Kế hoạch xây dựng bồi dưỡng đội ngũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng; lề lối làm việc,
xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường; báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kì
của năm học.


<b>Mục 2</b>


<b>TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN</b>


Điều 6: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có trách nhiệm:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của
Luật giáo dục. Cụ thể là:


- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ
và có chất lượng chương trình giáo dục của cấp học.


- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ của trường tiểu học.


- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tơn trọng nhân cách của


người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của người học.


- Không ngừng học tập, rèn luyện đển nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, tích cực trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy,nêu gương tốt cho học sinh.


- Thực hiện tốt các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật , của ngành
và của nhà trường.


2. Tham gia đóng góp ý kiến về kế hoạch phát triển, xây dựng , biện pháp
tổ chức thực hiện, lề lối làm việc , nội quy, quy chế trong nhà trường và các báo
cáo sơ kết, tổng kết.


3. Đấu tranh chống những hiện tượng bè phái gây mất đoàn kết , những
hoạt động vi phạm dân chủ, kỉ cương, nề nếp trong nhà trường; tôn trọng đồng
nghiệp và học sinh ; cư xử đúng mực với cha mẹ học sinh và nhân dân.


4. Thực hiện đúng những quy định trong pháp lệnh công chức, quy chế
chuyên môn, quy định của nhà trường , nội quy, quy chế của cơ quan, lề lối làm
việc chung của nhà trường.


Điều 7: Những việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được biết, được tham gia
ý kiến và giám sát kiểm tra thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua
các tổ chức, đồn thể trong nhà trường.


1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với
cán bộ, viên chức.


2. Những quy định về việc sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của


nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và
chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo chế độ hiện hành.


5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi , đời sống vật chất , tinh thần cho cán
bộ, viên chức nhà nước và cho người học.


6. Việc thực hiện tuyển dụng, nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển,
phân công, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.


7. Những vấn đề về teeern sinh, báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét đánh
giá, cán bộ, giáo viên hàng năm.


<b>Mục 3</b>


<b>TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH</b>


Điều 8 : Học sinh có trách nhiệm :


1 . Thực hiện nhiệm vụ học tập , rèn luyện thoe chương trình, kế hoạch
giáo dục của nhà trường. Tôn trọng thầy ( cô) giáo, cán bộ, nhân viên của
trường. Đoàn kết giúp đỡ nhâu trong học tập và rèn luyện ; thực hiện nội quy,
điều lệ nhà trường, chấp hành pháp luật của nhà nước.


2. Tham gia hoạt động vệ sinh trường lớp; bảo vệ giữ gìn tài sản, cảnh
quan của nhà trường và các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường phù hợp với lứa
tuổi, sức khỏe và năng lực.


Điều 9 : Những việc học sinh được biết:



Những quy định của nhà trường đối với người học; những thông tin có liên quan
đến học tập, rèn luyện , sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.


Điều 10: Những việc người học được tham gia ý kiến.


Nội quy , quy định của nhà trường có liên quan đến người học,việc tổ chức
phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến
người học.


<b>Mục 4</b>


<b>TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐOÀN THỂ</b>


Điều 11: Trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.
1. Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các quy chế dân chủ trong
nhà trường, tổ chức , động viên cán bộ, giáo viên , nnhaan viên tích cực thực hiện
các chủ trương đổi mới giáo dục, xây dựng đội ngũ có đủ trình độ, năng lực theo
u cầu giáo dụctrong giai đoạn mới, phối hợp tổ chức phong trào tự học, tự nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; cùng có trách nhiệm trong giải quyết và
khắc phục những yếu kém trong nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện các chức năng giám
sát,kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, nội quy, quy chế hoạt động của nhà
trường ; lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện nhứng vi phạm trong nhà
trường để đề nghị Hiệu trưởng giải quyết. Những việc Hiệu trưởng khơng giải
quyết thì được báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lí
để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.


4. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động giáo dục


truyền thống , sinh hoạt ngoại khóa; các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu học
tập nhằm góp phần tích cực trong việc giáo dục tồn diện.


<b>Mục 5</b>


<b>TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ HOÏC SINH</b>


Điều 12 : Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ :


1. Tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của cha, mẹ học sinh để cùng nhà
trường giải quyết những cơng việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường
và gia đình, những công việc liên quan đến học sinh.


2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiên các chủ trương chính sách,
chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy
định,không chạy điểm cho can.


3. Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh ; bồi
dưỡng , khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh
nghèo,học sinh có hồn cảnh khó khăn , học sinh khuyết tật, vận động học sinh
bỏ học trở lại trường, động viên cán bộ , giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện.


Điều 13: Quyền của ban đại diện cha mẹ học sinh:


1. Cha mẹ học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà
trường, với giáo viên hoặc thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh về những vấn
đề có liên quan đến cơng việc giáo dục trong nhà trường.


2. Kiến nghị với Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện


nhiệm vụ năm học của trường và về quản lí học tập của học sinh.


3. Quyết định chi tiêu để cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc giáo dục
học sinh từ nguồn quỹ đóng góp và vận động được của Ban đại diện cha mẹ học
sinh .


<b>Chương III</b>


<b>QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CƠNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CƠ</b>
<b>QUAN QUẢN LÍ CẤP TRÊN VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG</b>


Điều 14: Nhà trường với cơ quan quản lí cấp trên :


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2. Phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và có kiến nghị
những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét, giải quyết.


Điều 15: Quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương:


Hiệu trưởng nhà trường cơ trách nhiệm bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ với cơ
quan chính quyền địa phương để phối hợp giãi quyết những cơng việc có liên
quan đếm công tác giáo dục trong nhà trường vag chăm lo quyền lợi học tập của
học sinh; tham mưu đề xuất với lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương những
giải pháp , kiến nghị có liên quan đến cơng tac xây dựng , phát triển của trường.


<b>Chương IV</b>


<b>ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH</b>


Điều 16: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm phổ biến , tổ chức thực
hiện và kiểm tra cán bộ , viên chức của cơ quan trong việc chấp hành nghiêm


các quy định của quy chế này.


Điều 17: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2008. Việc
sửa đổi , bổ sung phải được thông qua Hội nghị cán bộ viên chức của nhà trường.


<b>Nơi nhận :</b> HIỆU TRƯỞNG


-Phoøng GD&ĐT ( báo cáo)
- Lưu VP


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×