Lời mở đầu
I/ LÝ DO CHỌN DỀ TÀI:
Bước vào sân chơi tồn cầu hóa, việc thành cơng hay thất bại của các doanh
nghiệp VN phụ thuộc rất nhiều vào vị trí giám đốc điều hành (CEO - chief
executive officer) bởi đây chính là “linh hồn” của một doanh nghiệp . Chính vì vậy
mà nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu về CEO – TK 21
II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu về CEO – TK 21
Tìm hiểu thực trạng kinh tế VN hiện nay như thế nào , ảnh hưởng đến những
nhà lãnh đạo trẻ ra sao
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : CEO
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : nghiên cứu giữa lý luận và thực tế những tác
động của nền kinh tế VN tới CEO
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp :phương pháp tổng hợp ,
chọn lọc nguồn thông tin từ sách và internet ….
V/ KẾT CẤU: Gồm có 4 phần : Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II : CEO- TK21
Chương III: Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các CEO
Chương I :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I/CEO:
1.1 Khái niệm:
Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) (Chief executive officer - CEO) là
chức vụ điều hành cao nhất của một tập đồn, cơng ty hay tổ chức, phụ trách
tổng điều hành một tập đồn, cơng ty, tổ chức hay một cơ quan.
Trong văn hóa kinh doanh, ở những cơng ty có tổ chức chặt chẽ thì tổng giám
đốc (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường
đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ
tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer - COO). Vị
trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự liên
quan đến nhau trong sự quản lý công ty.
Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo cịn chủ tịch hội
đồng quản trị chủ trì ban giám sát. Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều
hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ
ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập
trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa
khối định ra chính sách và khối điều hành cơng ty.
Ở Pháp, CEO được gọi là PDG
Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều tổ chức từ thiện và tổ
chức chính phủ do các CEO đứng đầu. Tại đây, chủ tịch hội đồng quản trị của các
công ty cổ phần thường lớn tuổi hơn tổng giám đốc. Đa số các công ty cổ phần
hiện nay đều chia ra thành chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc.
Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp (www.iabm.vn), CEO phải có
kiến thức đa lĩnh vực. Ngồi kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề
liên quan đế Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế
tốn, ... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận
của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm : Chiến lược kinh doanh, Hành vi
Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành
cho CEO, Kế tốn dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu,
Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO,
Kinh tế học dành cho CEO.
Theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L (www.bsl.vn), CEO phải có
thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và
nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho
chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình
hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự
thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường
Việt Nam.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong
một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành
cho CEO. Nói chung là CEO khơng phải như "Cử nhân". CEO có thể là một người
có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề
vì CEO hàng ngày đều phải "va vấp" và giải quyết nhiều thứ chứ khơng chỉ có kinh
doanh.
1.2 Cấu trúc:
Thơng thường, giám đốc điều hành một nhà quản trị có một số đơn vị trực
thuộc, mỗi người trong số đó có trách nhiệm cụ thể chức năng.
(COO), Chief Operating Officer
(CLO), Chief Legal Officer
(CTO), Chief Technical Officer
(CMO), Chief Marketing Officer
(CIO), Chief Information Officer
(CCO), Chief Creative Officer
(CCO), Chief Compliance Officer
(CAE), Chief Audit Executive
(CDO), Chief Diversity Officer
II/ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CEO CHUYÊN
NGHIỆP:
Những tố chất cần thiết: Chỉ số thông minh, nhạy cảm, vượt khó cao, có óc
tư duy chiến lược (tư duy tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo, logic),có óc hài
hước, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn,…
Được trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học quản trị:
Đây được xem như phần “móng” để tạo nền tảng tiếp thu, xây dựng “ngôi nhà
kiến thức” về lĩnh vực này.chỉ đạo việc quản trị nguồn nhân lực, biết cách chỉ đạo
việc quản lý tài chính và đầu tư, biết cách chỉ đạo việc quản lý cơng tác kế tốn,
biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và thương hiệu, biết cách sử dụng dịch vụ
tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu, hiểu biết về quan hệ công chúng và quan hệ
truyền thông, nắm bắt về hội nhập và tồn cầu hóa…
Ln luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tịi nghiên
cứu:
Các CEO quốc tế hằng năm luôn dành thời gian để đi học và trao đổi những
kiến thức mới mẻ để nâng cao năng lực lãnh đạo của chính mình, kỹ năng hiểu con
người, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng về phân công, phân nhiệm và ủy thác
công việc, kỹ năng huấn luyện và dẫn dắt nhân viên/đội ngũ, kỹ năng giải quyết
vấn đề và sự cố trong công việc..
Phải trải nghiệm nhiều thứ: nhiều nghề, nhiều việc, nhiều mơi trường,
hồn cảnh khác nhau càng tốt. Vì là nghề “dụng nhân”, tiếp xúc, quản lý nhiều con
người thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong bộ máy cơng ty mình, nên
nhà điều hành không chỉ cần kinh nghiệm về chuyên môn, mà cịn cần cả vốn
sống, thơng hiểu về con người, về xử thế.
Có sức khỏe dẻo dai để có thể “chiến đấu” bền bỉ, chịu đựng áp lực và
thách thức rất lớn trong nghề “khốc liệt” này.
Ngoài ra một CEO giỏi cần có những tố chất nổi bật dưới đây:
Tư duy chiến lược tồn cầu:
Để có thể đưa doanh nghiệp phát triển tốt và bền vững, CEO phải có khả năng
suy nghĩ chiến lược tồn cầu, phải có khả năng phân tích mơi trường vĩ mơ và vi
mô, dự báo được xu hướng phát triển của ngành trên thế giới, xác định được lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong nước, trong khu vực và tồn
cầu. Từ đó, hoạch định được các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy
tối đa các điểm mạnh, nắm bắt được các cơ hội và hạn chế các điểm yếu của mình,
cũng như các mối đe dọa từ bên ngoài.
Hành động địa phương:
CEO cần am hiểu văn hóa, nhu cầu, thị hiếu và xu hướng phát triển tại thị
trường địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động chính. CEO có khả năng xác
lập định hướng, kế hoạch và hành động linh hoạt, phù hợp với văn hóa địa phương.
Thu hút, tập hợp và sử dụng đúng người:
CEO hay nhà quản lý được định nghĩa là người làm việc thông qua người
khác để đạt được mục tiêu của mình. Do đó, CEO phải có năng lực thu hút, tập
hợp, sử dụng và kết nối mọi người vì mục tiêu chung. CEO phải biết đánh giá và
bố trí đúng người, đúng việc để đặt các giám đốc/trưởng phịng chức năng của
mình vào các vị trí phù hợp và khuyến khích họ làm việc hết mình để đạt được
mục tiêu đề ra. Có điều lưu ý là cần khuyến khích mọi người thẳng thắn và cởi mở
để có được thơng tin đa chiều, nhất là những thơng tin khó nghe. Các thơng tin
xấu, nhất là từ khách hàng, từ cổ đông cần được CEO lắng nghe một cách nghiêm
túc để xử lý một cách có lợi nhất cho cơng ty.
Xây dựng một mơi trường làm việc chuyên nghiệp:
Đây là công việc rất quan trọng và chỉ có mơi trường làm việc chun nghiệp
mới khuyến khích, động viên nhân viên đóng góp hết mình, qua đó doanh nghiệp
giảm thiểu các rủi ro do biến động nhân sự. Để có nó, CEO cần thiết lập các chế
độ, chính sách rõ ràng, bao gồm sự phân quyền rõ ràng cho tất cả các cấp, có các
quy trình làm việc, có mục tiêu khả thi cho các cấp quản lý, có tiêu chuẩn đánh giá
nhân viên, cư xử công bằng đối với mọi người.
Phân quyền mạnh và có hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt:
CEO phải biết phân quyền mạnh cho các cấp dưới của mình theo khả năng và
trách nhiệm. Ngược lại, nên tránh tình trạng khơng hoặc phân quyền q ít hoặc
can thiệp q sâu, quá chi tiết vào công việc của cấp dưới, các phịng ban, nhất là
những việc mà CEO chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, CEO cũng cần có
một hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt để có thể kiểm sốt lẫn nhau thơng qua các quy
trình hay các chính sách. CEO cần tạo ra và duy trì một hệ thống thơng tin quản trị
phù hợp, xun suốt tồn công ty để giúp cho các cấp ra quyết định tốt nhất.
Có khả năng quản trị sự thay đổi:
Mơi trường kinh doanh luôn thay đổi, các doanh nghiệp cũng luôn phải thay
đổi để phù hợp với môi trường. Quản trị việc thay đổi này chỉ có thể thực hiện
được hiệu quả khi mà CEO có khả năng học hỏi không ngừng để công ty luôn phù
hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đi trước các đối thủ cạnh tranh
III/ CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA
CEO:
1. Cơ hội:
Thời cơ là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi chúng ta , là một trong
những điều kiện để giúp chúng ta đi đến thành cơng .
Thời cơ có 2 loại :
- Thời cơ tự có (do thiên nhiên tạo ra)
- Thời cơ nhân tạo (do con người tạo ra)
Thời cơ đến tạo cơ hội cho chúng ta , nhưng quan trọng là ta có biết nắm bắt
lấy hay không . Việc nắm bắt được cơ hội đúng lúc hay khơng , biết vận dụng cơ
hội có hiệu quả hay không là do ở mỗi chúng ta . Đây là yếu tố cần thiết để một
CEO có thể vươn tới thành công.
2. Phẩm chất:
Yếu tố quyết định thành công của CEO nhiều nhất vẫn là con người của CEO.
Mỗi người đều trang bị cho mình những kỹ năng khác nhau để hỗ trợ cho cơng
việc của mình , nhưng nhìn chung thi mỗi CEO muốn thành cơng thì cần nên có
các tố chất sau :
Niềm say mê, lịng nhiệt huyết trong cơng việc
Quyết đốn
Biết chấp nhận thất bại
Luôn biết lắng nghe và không ngừng học hỏi
Cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh
Tinh thần kĩ luật cao, luôn cam kết phải đạt được thành công và lúc nào
cũng nhiệt tâm
Tài năng bẩm sinh
CHƯƠNG II:
CEO – THẾ KỈ 21
I. NHU CẦU VỀ CEO HIỆN NAY TRÊN VN:
Hiện tại nhu cầu về nguồn nhân lực cấp cao ( CEO ) tại VN ngày càng tăng nhưng
nguồn cung thì cịn rất khiêm tốn . Theo nhận định của các chuyên gia ( bà Nguyễn
Thị Vân Anh, Giám đốc tuyển dụng nhân sự cao cấp Navigos Group ) thì ít nhất
trong 4 năm tới VN vẫn sẽ còn khan hiếm về nguồn nhân lực cấp cao này .
Khơng phải vì nguồn nhân lực cấp cao của VN ít , mà chính là đội ngũ CEO “giỏi”
đang thiếu rất trầm trọng . Đa số CEO VN khi tuyển dụng đều không đạt yêu cầu
của các doanh nghiệp lớn đưa ra .
Tính đến năm 2010 tổng số doanh nghiệp đăng kí tồn nền kinh tế dự kiến đạt
539000 doanh nghiệp, bình quân mỗi năm có 66,3 nghìn doanh nghiệp được thành
lập, tốc độ tăng bình quân đạt 18%/năm. Điều này cho thấy nhu cầu về CEO ngày
càng tăng lên.
II.THỰC TRẠNG CỦA CÁC CEO HIỆN NAY CỦA VN:
2.1. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ VN HIỆN NAY ĐỐI VỚI CEO :
Kinh tế VN ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên của thế giới. Từ
khi hội nhập kinh tế thế giới đến nay nền kinh tế VN đã khơng ngừng có những
chuyển biến tích cực. Tính từ năm 2006 – 2010 thì VN có gần 70,000 doanh
nghiệp được thành lập mỗi năm, tốc độ tăng bình quân đạt 18% / năm .
Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh
tại thời điểm 31/12 hàng năm
2000
2001
2002
2003
42288
51680
62908
72012
2004
2005
2006
2007
91756 112950 131318 155771
Biểu đồ Số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm
(Số doanh nghiệp tồn tại được trên thực tế được ước tính xấp xỉ 50% )
Nguồn: trung tâm Thơng tin, cục Phát triển doanh nghiệp, bộ Kế hoạch và đầu tư
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Nhất là khi Việt Nam
tham gia vào WTO thì sự cạnh tranh trong kinh doanh lại càng khốc liệt hơn , đa
dạng hơn và nhiều thách thức hơn . Nước ngoài đổ vào đầu tư ở Việt Nam ngày
càng nhiều .
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu
đô la Mỹ) (*)
Tổng số vốn thực hiện
(Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
10981
163607.2
57045.5
1988
37
341.7
1989
67
525.5
1990
107
735.0
1991
152
1291.5
328.8
1992
196
2208.5
574.9
1993
274
3037.4
1017.5
1994
372
4188.4
2040.6
1995
415
6937.2
2556.0
1996
372
10164.1
2714.0
1997
349
5590.7
3115.0
1998
285
5099.9
2367.4
1999
327
2565.4
2334.9
2000
391
2838.9
2413.5
2001
555
3142.8
2450.5
2002
808
2998.8
2591.0
2003
791
3191.2
2650.0
2004
811
4547.6
2852.5
2005
970
6839.8
3308.8
2006
987
12004.0
4100.1
2007
1544
21347.8
8030.0
Sơ bộ 2008
1171
64011.0
11600.0
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 – 2007
Theo Báo cáo về đầu tư thế giới 2006 của UNCTAD, công bố tại Hà Nội ngày 1710, chỉ ra rằng FDI vào VN năm 2005 vượt 2 tỷ USD so với 1,6 tỷ năm 2004. Theo
bản đánh giá xếp hạng của UNCTAD (2006) VN nằm trong top 10 châu Á thu
hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất .
* UNCTAD là tên viết tắt tắt của United Nation Conference on Trade and
Development (Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển).
Đứng trước thực trạng kinh tế hiện tại với nhiều thách thức và cạnh tranh ,
với quy chế điều hành cũ của các doanh nghiệp Việt Nam thì khó mà cạnh tranh
nổi với các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một nhiều tại Việt Nam và thế giới
.Trước kia mơ hình điều hành quản lý của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ
yếu theo kiểu gia đình , người đứng đầu vừa là chủ vừa là giám đốc . Quyền sở hữu
chủ và quyền điều hành không được tách rời khiến doanh nghiệp hoạt động không
năng động. Ở các doanh nghiệp Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp hay một người
đương chức CEO chỉ được coi là công chức được bổ nhiệm. Do vậy, vai trò, quyền
hạn và nhiệm vụ của một CEO không được đề cao.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA CÁC CEO HIỆN NAY CỦA VN:
Trên thực tế, VN đang thiếu hụt trầm trọng đội ngũ CEO giỏi. Điều này thể
hiện qua thị trường lao động cao cấp, nhu cầu thuê CEO đang ngày càng tăng cao,
đặc biệt ở các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia, nhưng để tìm được một
CEO giỏi là người Việt khơng đơn giản. Một CEO chuyên nghiệp phải được đào
tạo bài bản, chẳng hạn có bằng cấp MBA hoặc các chứng chỉ chuyên ngành về
quản lý... Ngồi ra phải là người có bề dày kinh nghiệm, am hiểu các lĩnh vực mà
công ty kinh doanh, biết hoạch định kế hoạch và xây dựng được bộ máy điều hành
có tầm nhìn xa và dự báo các vấn đề mang tính tổng thể... Với những địi hỏi này
thì CEO người Việt vẫn cịn thua xa CEO người nước ngoài.
Hiện nay số lượng CEO của VN khơng ít , nhưng lượng CEO giỏi mà các
doanh nghiệp đang thật sự cần thì cịn rất hạn chế. Bởi đứng trước bối cảnh kinh tế
hiện nay của VN, khi các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra và đang dần thực hiện
mơ hình điều hành quản lý mới trong doanh nghiệp thì rất cần có những CEO giỏi ,
chun nghiệp để thực hiện điều này . Nhưng đa số CEO VN vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu , họ thường thiếu những kĩ năng mềm , những kĩ năng cần thiết để
một người thành công trên cương vị lãnh đạo. Cụ thể: kỹ năng ra quyết định, kỹ
năng động viên và thúc đẩy cấp dưới làm việc, kỹ năng phân công công việc… Mặt
khác, CEO của Việt Nam hiện nay vẫn chưa được trang bị đầy đủ những kinh
nghiệm thực tiễn về quản lý trong quá trình hội nhập
Một công ty trong nước ký kết được một số hợp đồng đóng tàu cho đối tác
nước ngồi. Cơng ty này có bước phát triển mạnh mẽ, nên áp dụng mơ hình thuê
CEO (giám đốc điều hành) để tái cấu trúc bộ máy hoạt động, nâng tầm quản lý.
Bất ngờ hơn khi trong số vài chục hồ sơ dự tuyển, chỉ có 3 ứng viên đạt yêu cầu và
tất thảy đều là CEO người nước ngoài. Một số ứng viên người Việt bị rớt từ vòng
tuyển chọn hồ sơ... Đối với trường hợp này, ông Nguyễn Ngọc Chiến, Giám đốc
Công ty Cổ phần - Dịch vụ và tư vấn phát triển nguồn nhân lực BCC, cho rằng đó
khơng phải là trường hợp duy nhất mà là thực trạng phổ biến ở thị trường lao động
cao cấp.
Các bạn trẻ hiện nay thường có xu hướng tự khẳng định mình rất sớm . Khi
mới ra trường , họ chọn cách tự thành lập công ty riêng để mong sớm đạt được
khát vọng trở thành một CEO thực thụ. Con đường mà các CEO trẻ này chọn đầy
những rủi ro , bởi các công ty mới thành lập thường có số vốn hạn hẹp. Nếu khơng
có những chiến lược phát triển cụ thể, bền vững các công ty này sẽ gặp phải vơ số
khó khăn về tài chính. Chưa có thương hiệu cũng là một vấn đề lớn trong việc tìm
kiếm đối tác và cạnh tranh giành hợp đồng. Để chèo lái những con thuyền kinh tế
vừa được hạ thủy này rất cần có những nhà quản lý thực sự vững vàng và dày dặn
kinh nghiệm .
III. NHẬN ĐỊNH – TRIẾT LÍ CỦA CÁC CEO TRÊN THẾ GIỚI :
CEO
TRIẾT LÝ TRONG KINH DOANH
Steve Jobs
1. Hãy làm điều bạn yêu thích
Chủ tịch kiêm CEO (giám đốc
2. Khác biệt
điều hành Apple )
3. Làm việc hết mình
4. Phân tích mơ hình SWOT
5. Hãy là một ông chủ
6. Khởi đầu nhỏ, suy nghĩ lớn.
7. Cố gắng trở thành người đi đầu trong thị trường
8. Tập trung vào sản phẩm
9. Tham khảo thông tin phản hồi
10. Đổi mới
11. Học từ những thất bại
12. Không ngừng học hỏi
Henry Ford
"Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của
Người sáng lập Tập đồn Ơtơ Ford
mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và
phá hủy nền tảng các dịch vụ"
Lee Iacocca
“Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn
CEO Tập đoàn Chrysler
được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ
những vấn đề không thể giải quyết được”
Warren Buffett
“Giá cả là cái bạn chi ra. Giá trị là cái bạn nhận
Chủ tịch kiêm CEO công ty
về”
Berkshire Hathaway
Jack Welch
“Một nhà quản lý ln căng lên vì cơng việc là nhà quản
CEO tập đồn General Electric
lý tốt nhất, bởi họ sẽ khơng có thời gian để can
thiệp, để tham gia những cuộc tầm phào, để làm
phiền người khác”
Michael D. Eisner
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn
Phục hồi sau khi thất bại thường dễ dàng hơn là
Disney
xây dựng sau khi thành cơng
Từ những triết lí của các CEO thành cơng trên thế giới thì chúng ta nhận
thấy rằng ở mỗi phương diện khác nhau thì sẽ có những nhận định khác nhau.
Quan trọng ở đây chính là phải bít mình đang ở phương diện nào . Mỗi CEO muốn
trở thành một CEO giỏi thì ngay từ đầu phải biết trong hoạt động của mình yếu tố
nào là quan trọng nhất, để đầu tư nhiều hơn .
IV. HƯỚNG GIẢI PHÁP CỦA NHÓM VỀ THỰC TRẠNG CEO NÀY
Dưới đây là những hướng giải pháp mà nhóm đưa ra, dựa trên những kiến
thức mà nhóm đã tích lũy được trong quá trình tìm hiểu về CEO, nhằm giúp các
CEO trẻ hiện nay phần nào hoàn thiện hơn .
1. Xác định rõ loại hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó nhận định rõ nhân tố
nào là quan trọng nhất cần phải được đầu tư nhiều hơn .
Ví dụ: kinh doanh bán lẻ - nguồn nhân lực , kinh doanh bên cơng nghệ - điện tử thì
phải là công nghệ - kĩ thuật ….
2. Tự rèn luyện bản thân:
Phải có niềm say mê, lịng nhiệt huyết trong công việc
Tinh thần kỹ luật cao, luôn cam kết phải đạt được thành công và lúc nào
cũng nhiệt tâm
Đạo đức trong kinh doanh .
3. Học hỏi phong cách lãnh đạo của những người đi trước, những người đã đạt
được “thành công” .
Để trở thành một nhà lãnh đạo thành cơng địi hỏi những nhà lãnh đạo phải
học hỏi rất nhiều điều , để có thể tìm ra phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với môi
trường công việc của mình . Nghệ thuật lãnh đạo giỏi là cả một q trình học hỏi
và tích lũy kinh nghiệm .
Một số điều mà một nhà lãnh đạo nên làm:
Luôn quan tâm đến mọi người xung quanh, biết đặt mình vào vị thế của họ
để nghĩ xem họ cần gì nơi mình, từ đó đặt ra hướng đi đúng cho chiến lược của
mình . Một câu nói rất hay của Sam Walton : “What’s in it for me !” : “Tôi được
lợi gì trong đó !”
Biết chia sẻ thành cơng với những ai đã giúp đỡ bạn: đây cũng là 1 cách để
giúp các nhà lãnh đạo gần gũi và thân thiện với mọi người hơn. Thể hiện được sự
quan tâm của 1 lãnh đạo dành cho mọi người: tổ chức những cuộc thi mang tinh
thần đồng đội, những tiêu chuẩn khen thưởng …
“Nếu bạn chăm sóc người của bạn , thì người của bạn sẽ chăm sóc khách hàng của bạn
và doanh nghiệp của bạn sẽ tự thế mà ổn”
( Triết lí của Sam Walton )
Truyền thông tốt: một nhà lãnh đạo dù tài giỏi nhưng lại không biết cách
truyền thông tốt thì kết quả đạt được khơng bao giờ là tốt nhất được. Bởi nhà lãnh
đạo chỉ là người đưa ra những chiến lược, cịn những nhân viên cấp dưới mới
chính là người thực hiện, chính vì vậy mà nếu việc truyền thơng của nhà lãnh đạo
khơng tốt thì cơng việc không thể nào được thực hiện như mong muốn.
Tác phong làm việc: nên làm việc theo cách nêu gương và chịu trách nhiệm
cao
4. Luôn biết lắng nghe và không ngừng học hỏi
5.Cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh
6. Kỹ năng mềm (Soft skill)
Kỹ năng mềm ngày nay rất quan trọng đối với 1 CEO, dưới đây là 25 kỹ năng
mềm thông dụng nhất:
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10.Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11.Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12.Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13.Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14.Tư duy sáng tạo (Creativity)
15.Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16.Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17.Tổ chức (Organization skills)
18.Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19.Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20.Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21.Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22.Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23.Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24.Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25.Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
CHƯƠNG III:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA TỪ CÁC CEO
1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự
bất cơng trong xã hội hay khơng thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc
cần làm là hãy thích nghi với nó.
(Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công
trong xã hội)
2. Mọi người sẽ khơng bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ
quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những
thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản
thân mình lên.
(Lịng tự trọng q cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ khơng thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học.
Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì khơng cịn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt
nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp
của bạn)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong cơng việc thì đừng có oán trách số phận.
Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau
không bao giờ mắc phải nữa.
(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những
người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hơm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá
rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời
mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng.
Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại khơng đơn giản như vậy. Dù đi
đâu hay làm cơng việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.
(Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và
tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)
7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hồn tồn
khơng giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn
bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với
những nhân viên khác. Sự lạc hậu này cịn ln đồng hành với sự đào thải và thất
nghiệp).
8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên
giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những
yêu cầu q nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt
nghiệp. Đơn giản nếu như khơng có những u cầu nghiêm khắc từ phía cơng ty
thì chắc chắn bạn sẽ khơng làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa
lúc này sẽ khơng có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với
trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay khơng thì chỉ ảnh hưởng đến
cá nhân bạn. Cịn ở cơng ty bạn có làm được việc hay khơng thì lại ảnh hưởng đến
rất nhiều người)
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn khơng nên xem nhiều vì
đó khơng phải là cuộc sống của bạn. Vì cơng việc ở cơng ty mới phản ánh cuộc
sống thực của bạn.
(Bạn khơng nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim
truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Khơng bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê
phán sếp là người khơng có năng lực, điều này là khơng đúng.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong cơng việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi
người. Cịn nếu như bạn ln giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng
người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thơi).
(Trích 10 câu nói bất hủ của Bill Gates)
PHỤ LỤC
Lời mở đầu
I/Lý do chọn đề tài
II/Mục tiêu của đề tài
III/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
IV/Phương pháp nghiên cứu
V/Kết cấu
Chương I: Lý thuyết
I/CEO
1.1 Khái niệm
1.2 Cấu trúc
II/MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH 1 CEO CHUYÊN NGHIỆP
III/CÁC YẾU TỐ GỐP PHẦN TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CEO
1. Cơ hội
2. Phẩm chất
Chương II: CEO – TK21
I/NHU CẦU VỀ CEO HIỆN NAY TRÊN VN
II/THỰC TRẠNG CỦA CÁC CEO HIỆN NAY CỦA VN
2.1 Thực trạng về kinh tế VN hiện nay đối với CEO
2.2 Thực trạng cảu các CEO hiện nay của VN
III/NHẬN ĐỊNH – TRIẾT LÍ CỦA CÁC CEO TRÊN THẾ GIỚI
IV/HƯỚNG GIẢI PHÁP CỦA NHÓM VỀ THỰC TRẠNG CEO NÀY
Chương III: Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các CEO