Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đu đủ caricapapayal và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------*****----------------

ĐỖ SƠN TÙNG

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT MỘT SỐ HỢP PHẦN TỪ LÁ ĐU ĐỦ
CARICA PAPAYA L. VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO
UNG THƯ CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CHẤT CHIẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Hoa Viên

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
Đặt vấn đề:.......................................................................................................................1
Mục đích và yêu cầu:......................................................................................................2
Mục đích nghiên cứu: .................................................................................................. 2
Yêu cầu: …………………………………………………………………………........ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU.....................................................................4
I.1 Giới thiệu chung về cây đu đủ..................................................................................4
I.1.1 Nguồn gốc và phân bố [26]…………………………………………………….. 4
I.1.2 Phân loại:……………………………………………………………………….. 5
I.1.3 Tình hình diện tích trồng và sản xuất của cây đủ đủ………………………........ 5
I.1.4 Đặc tính thực vật của các giống đu đủ trồng ở Việt Nam [12]…………………. 6
I.1.5 Thành phần hóa học và tính chất dược lý của cây đủ đủ………………….......... 8


I .1.5.1 Thành phần hóa học của cây đủ đủ [6][23]………………………………...8
I.1.5.2 Một số dược tính chính của cây đủ đủ [6]…………………………………...9
I.2 Giới thiệu chung về hợp chất: flavonoid và alkaloid............................................10
I.2.1 Tổng quan về flavonoid [2][3][13]……………………………………………..10
I.2.1.1 Khái niệm:…………………………………………………………….........10
I.2.1.2. Phân bố:…………………………………………………………………...10
I.2.1.3 Phân loại:…………………………………………………………………..11
I .2.1.4 Tính chất của flavonoid……………………………………………………11


I.2.2 Tổng quan về alkaloid [9][13][19]....................................................................... . 13
I.2.2.1 Khái niệm:………………………………………………………………… 13
I.2.2.2 Phân bố:…………………………………………………………………... 13
I.2.2.3 Phân loại:…………………………………………………………………. 13
I.2.2.4 Tính chất của alkaloid…………………………………………………….. 14
I.3 Tình hình nghiên cứu chống ung thư của cây đu đủ........................................... 16
I.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………... 16
I.3.2 Các nghiên cứu trong nước……………………………………………………. 17
I.4 Các phương pháp chiết xuất hợp chất tự nhiên từ thực vật[1][28]................. .......... 17
I.4.1 Phương pháp ngâm dầm trong dung môi…………………………………...… 19
I.4.2 Phương pháp ngâm kiệt đơn giản……………………………………………... 20
I.4.3 Phương pháp ngâm kiệt phân đoạn…………………………………………… 21
I.4.4 Phương pháp chiết xuất Soxholet:…………………………………………….. 22
I.4.5 Phương pháp chiết xuất hỗ trợ từ Siêu Âm ........................................................ 22
I.4.6 Phương pháp chiết xuất hỗ trợ từ vi sóng……………………………………... 23
I.5 Phương pháp chiết phân đoạn bằng dung mơi có độ phân cực tăng dần.................. 24
I.6 Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính chống ung thư của các hợp chất...... .......... 25
I.6.1 Phương pháp thử nghiệm về hoạt tính gây độc tế bào [14][15]………………. 25
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 26
II.1 Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị.......................................................................... .. 26

II.1.1 Nguyên liệu…………………………………………………………………... 26
II.1.2 Hóa chất…………………………………………………………………….... 26


II.1.3 Thiết bị……………………………………………………………………….. 27
II.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... .. 27
II.2.1 Phương pháp thiết kế thí nghiệm…………………………………………...... 27
II.2.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình triết xuất…………………….... 27
II.2.2.1 Khảo sát trạng thái chiết xuất các hợp phần từ lá đu đủ bằng phương pháp
chiết ngâm dầm………………………………………………………………........... 27
II.2.2.2 Khảo sát tỷ lệ ngun liệu/dung mơi chiết xuất thích hợp……………….… 29
II.2.2.3 Khảo sát thời gian chiết xuất thích hợp…………………………….………. 29
II.2.2.4 Khảo sát nhiệt độ chiết xuất thích hợp…………………………………....... 30
II.2.3 Phân đoạn chất chiết bằng dung môi phân cực…………...…………………. 31
II.2.4 Khảo sát hoạt tính chống ung thư của các phân đoạn chất chiết……………... 32
II.2.4.1 Vật liệu…………………………………………………………………… 32
II.2.4.2 Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro………………………………….... 32
II.2.4.3 Phép thử sinh học xác định tính độc tế bào (cytotoxic assay)………….... 33
II.2.5 Định tính flavonoid và alkaloid ở các phân đoạn chất chiết…………………. 35
II.2.5.1 Định tính flavonoid:………………………………………………….….. 36
II.2.5.2 Định tính alkaloid………………………………………………………... 37
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 38
III.1 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất ....................................... 40
III. 1.1 Khảo sát trạng thái chiết xuất dịch chiết tổng số từ lá đu đủ bằng phương
pháp chiết ngâm dầm................................................................................................. 40
III.1.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết xuất thích hợp.................41


III.1.3 Kết quả khảo sát thời gian chiết xuất thích hợp............................................. 43
III.1.4 Kết quả khảo sát nhiệt độ chiết xuất thích hợp.............................................. 44

III. 2 Kết quả phân đoạn chất chiết bằng dung môi phân cực........................................ 45
III.3 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ưng thư ở các phân đoạn chiết.................... 47
III.3.1 Kết quả xác định hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư KB (ung
thư biểu mơ)……………………………………………………………………….... 47
III.3.2 Kết quả xác định hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư LU-1 (ung
thư phổi)…………………………………………………………………………….. 48
III.6.3 Kết quả xác định hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào ung thư Hep – G2
( ung thư gan)……………………………………………………………………..… 49
III.4 Kết quả thử định tính flavonoid và alkanoid trong các phân đoạn........................ 49
III.4.1 Định tính flavonoid………………………………………………………….. 49
III.7.2 Định tính alkaloid………………………………………………………….... 52
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 56


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Từ xa xưa cây đu đủ (có tên khoa học là Carica papaya L.) đã được sử dụng
trong một số các bài thuốc dân gian ở nước ta để chữa một số bệnh như ho, mất tiếng,
nước sắc lá đu đủ dùng gột vết máu trên vải, rửa vết thương…Trong thời gian gần đây,
một số bài thuốc đã sử dụng nước chiết từ lá đu đủ để hỗ trợ điều trị ung thư và được
nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các bài thuốc trên hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm
hoặc được truyền cho nhau mà chưa có một nghiên cứu, kiểm tra hướng dẫn cụ thể nào
về thành phần các hợp phần có trong lá đu đủ cũng như quy trình, liều lượng dùng, cơ
chế tác động của việc hỗ trợ điều trị ung thư từ nước chiết của lá đu đủ. Ngày nay, khi
khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì ở một số nước tiên tiến trên thế giới như:
Nhật Bản, Mỹ, Úc… cũng đã có nhiều nghiên cứu, thí nghiệm và đã có cơng bố các

kết quả về hoạt tính chống ung thư từ nước chiết lá đu đủ nhưng những kết quả này
mới chỉ được thực hiện trong phịng thí nghiệm mà chưa có quy trình thử nghiệm trên
người. Chính vì thế, việc sử dụng nước chiết từ lá đu đủ trong việc hỗ trợ điều trị ung
thư trên cơ thể con người cịn là một câu hỏi mà chưa có câu trả lời.
Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới (International Agency
for Research on Cancer, IARC) trên tồn thế giới hàng năm ước tính có khoảng 11
triệu người mới mắc bệnh ung thư [30]. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ người dân bị ung thư
đang ngày càng tăng lên theo năm, nguyên nhân gây ung thư rất đa dạng như: ôi nhiễm
môi trường, lối sống không lành mạnh… Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội
Ung thư Việt Nam, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150 000 ca mắc bệnh mới và
75000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời
điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240 000 – 250 000 bệnh nhân bị ung thư đang điều
trị [25]. Tại bệnh viện K thì mỗi năm số lượng bệnh nhân ung thư vào viện tăng 10 –
20 % so với năm trước. Trước những thực trạng trên thì việc tìm ra những loại thuốc,

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
1


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
phương pháp điều trị ung thư là rất cần thiết và cấp bách. Hiện nay, đã có một số các
phương pháp điều trị ung thư song chi phí điều trị còn khá cao, một số các loại thuốc
điều trị ung thư còn phải nhập ngoại. Theo xu hướng mới hiện nay, thì các nhà nghiên
cứu đã hướng tới việc chiết xuất các hợp phần có nguồn gốc từ tự nhiên mà các hợp
phần này có hoạt tính chống ung thư và được chiết xuất từ thảo dược để có thể giảm
bớt chi phí điều trị cho các bệnh nhân ung thư.
Trong khi đó, ở nước ta cây đu đủ đã được trồng khá lâu và diện tích đang ngày
càng được mở rộng do giá trị kinh tế ngày càng cao của cây đu đủ mang lại. Cây đu đủ
là một trong những cây dễ trồng, dễ nhân giống, ra quả sớm, sản lượng cao, chu kỳ

kinh tế ngắn, thích nghi tốt với các điều kiện khí hậu ở các vùng miền. Diện tích trồng
đu đủ của cả nước ước khoảng 10 000 ha – 17 000 ha với sản lượng khoảng 200 – 350
ngàn tấn quả [12]. Đây thực sự là một nguồn nguyên liệu phong phú để thu nhận, chiết
xuất các hợp chất từ lá đu đủ và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất
này là hồn tồn có thể thực hiện được. Điều này có ý nghĩa khoa và tính thực tiễn
cao, góp phần vào những nghiên cứu tiếp theo về khả năng chống ung thư từ lá đu đủ
và làm tăng giá trị kinh tế cho cây đu đủ ngoài việc thu hái quả.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết
xuất một số hợp phần từ lá đu đủ Carica papaya L. và khảo sát hoạt tính gây độc tế
bào ung thư của các phân đoạn chất chiết”.
Mục đích và yêu cầu:
Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra phương pháp chiết xuất, điều kiện chiết xuất, tối ưu hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình chiết từ đó đưa ra điều kiện chiết xuất thích hợp và khảo sát hoạt
tính gây độc tế bào ung thư.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
2


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Từ những mục đích trên thì việc đưa ra điều kiện chiết xuất và luận cứ khoa học
cho việc sử dụng nước chiết từ lá đu đủ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư là có khả
năng và cũng làm cơ sở tiền đề cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về cây đu đủ.
Yêu cầu:
- Lựa chọn phương pháp chiết xuất, xác định điều kiện chiết xuất và tối ưu hóa
các yếu tố ảnh hưởng đến q trình chiết xuất các hợp phần có trong lá đu đủ.
- Khảo sát khả năng gây độc tế bào ung thư trên một số dịng tế bào ung thư.
- Định tính một số nhóm chất trong các phân đoạn chất chiết (định tính 2 nhóm

chất flavonoid và alkaloid).

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
3


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
I.1 Giới thiệu chung về cây đu đủ
I.1.1 Nguồn gốc và phân bố [26]
Cây đu đủ có tên khoa học: Carica papaya L.
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliolipsida
Bộ: Brassicales
Họ: Caricaceae
Chi: Carica
Lồi: Carica papaya L.

Hình 1: Hình cây đu đủ
Cây đu đủ nguồn gốc từ Trung Mỹ và ở bờ biển các nước Panama và Colombia
đã được nhà báo Oviedo người Tây Ban Nha mô tả vào năm 1526. Cây đu đủ là một
giống cây lớn, với thân cây thẳng đứng và không phân nhánh với chiều cao từ 5 – 7 m.
Lá to mọc so le tập trung ở ngọn có kích thước lớn với đường kính từ 50 – 17 cm, hình
chân vịt, xẻ sâu với 7 thùy. Hoa giống như hoa sứ Plumeria nhưng nhỏ hơn mọc ở
nách lá. Quả hình bầu dục thon dài có đường kính từ 5 – 15 cm, dài 20 – 40 cm, trọng
lượng quả từ 0,5 – 4 kg.
Hiện nay, đu đủ được trồng chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới và vùng nhiệt
đới ẩm châu Á trong phạm vị 32o Bắc và 32o Nam, ở những nơi có nhiệt độ bình qn

trong năm khơng thấp hơn 15oC. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công tác chọn và
tạo giống đã tạo ta một số giống tương đối chịu lạnh.
Trên thế giới, các nước trồng nhiểu đu đủ là: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,
Philipin (Châu Á); Tazania, Uganda (Châu Phi); Brazil , Mỹ (Châu Mỹ); Úc,

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
4


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Newzealand (Châu Đại Dương). Ở Việt Nam, đu đủ được trồng hầu hết ở miền Bắc và
miền Nam, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng như Hà Tây, Hà Nam, Hưng
Yên, Bình Dương, Tiền Giang [12].
I.1.2 Phân loại:
Hiện nay trên thế giới các giống cây đu đủ được phân biệt theo các loại chính
sau đây [19]:
-

Candamarcencis Hook (hill papaya). Có trong tự nhiên trên các dãy núi
ở Columbia và Ecuador, cây cao 2,5 – 3,0m quả màu vàng và nhỏ.

-

Carica Quercifolia Benth and Hook. Trồng ở phía Nam Mỹ cây cao 1,5
– 2m quả nhỏ có màu vàng, chiều dài quả 2,5 – 5,0 cm.

-

Carica microcarpa, Carica monoica, Carica cauliflora…


Trên thế giới trồng chủ yếu các giống lai có nguồn gốc như trên để có thể tạo ra
giống cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, cây trồng chống chịu tốt với các điều kiện
ngoại cảnh, bệnh tật…Cây đu đủ được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu và hiện nay
đang được trồng phổ biến trên cả nước.
I.1.3 Tình hình diện tích trồng và sản xuất của cây đu đủ
Cây đu đủ là một trong những nhóm cây được trồng ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Theo báo cáo của Carmo và Sousa Jr (2003) diện tích trồng cây đu đủ tăng
151% (16 012 triệu ha vào năm 1990 lên đến 40 202 triệu ha vào năm 2000) [20].
Năm 2004 thì trên tồn thế giới đã thu được 7 triệu tấn quả và diện tích trồng lên đến
389 990 triệu ha (FAO 2004).
Trong đó, các trang trại ở phía nam Mỹ chiếm đến 47%, Châu Á chiếm 30% và
20% ở Nam Phi. Brazil đứng đầu thế giới về chế biến đu đủ và đang ngày càng phát
triển.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
5


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Bảng 1.1: Sản xuất đu đủ ở các khu vực trên thế giới (Nguồn: FAOSTAT, 2006)
STT
1
Nam phi

Quốc Gia

Diện tích (triệu ha) Sản xuất (triệu tấn)
128 807

1 344 230

2
3

Châu á và các nước Thái Bình Dương
Australia

4

157 203
403

2 063 352
5 027

Caribbean

9 179

179 060

5

Trung Mỹ

28 966

1 057 024


6

Bắc Mỹ

500

16 240

7

Nam Mỹ

65 546

2 120 370

Theo số liệu mới nhất của FAOSTAT thì sản xuất đu đủ toàn cầu đạt 11220 000
(M) tấn trong năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng là 7,26%, từ năm 2000 cho đến nay thì
tốc độ tăng trưởng 63,67% và hàng năm tăng khoảng 5%. Châu Á là khu vực sản xuất
hàng đầu chiếm 52,55% tổng sản lượng trên thế giới trong giai đoạn 2008 – 2010, tiếp
theo Nam Mỹ (23,09%), Châu Phi (13,16%), Trung Mỹ và vùng Caribê (10,94%), Bắc
Mỹ (0,14%), và Châu Đại Dương (0,13%) (FAOSTAT 2012). Các nước sản xuất đu
đủ chính là Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nigeria, và Mexico. Các nước này chiếm 55 %
tổng sản lượng toàn cầu giai đoạn 2008 – 2010 [16].
Ở nước ta hiện nay, đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền
Nam. Tuy nhiên, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, dọc theo các con sông,
trên các loại đất phù sa, dốc tụ, phù sa cổ và nhiều loại đất khác. Diện tích trồng đu đủ
của cả nước ước khoảng 10 000 – 17 000 ha với sản lượng khoảng 200 – 350 ngàn tấn
quả [12].
I.1.4 Đặc tính thực vật của các giống đu đủ trồng ở Việt Nam [12]

Đu đủ ta: Được trồng phổ biến ở vùng trung du, miền núi phía bắc, vùng bán
sơn địa của vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc tích của nhóm này là cây sinh trưởng
khỏe, lá xanh đậm nhưng phiến lá mỏng, cuống lá dài, mảnh nhỏ và thường có màu
xanh. Cây cao từ 2 – 8m, chống chịu với các điều kiện bất thuận lợi, sâu bệnh ở mức
Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
6


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết

khá. Quả nhỏ tạo thành chùm 1 – 3 quả. Thịt của màu vàng, mỏng, vỏ quả mỏng rất dễ
dập nát.
Đu đủ Mehico: Là giống nhập nội từ những năm 70 của thế kỷ XX. Cây đạt
chiều cao trung bình 2 – 4m, gốc thân to, khỏe và các đốt rất sát nhau. Lá xanh đậm,
phiến lá dày, cuống lá to, màu xanh, quả dài, tương đối đặc ruột. Thịt quả màu vàng
nhưng nhiều xơ.
Đu đủ Solo: Giống này còn có tên khác là Hawai, giống đu đủ Mỹ. Thân cây
đạt chiều cao trung bình thấp từ 1,5 – 3,5m. Là giống yêu cầu nhiệt độ cao vì thế được
trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Thuộc giống sinh trưởng khỏe, chống chịu với sâu và
bệnh hại tốt. Giống có tỷ lệ cây lưỡng tính và cây cái cao, nếu tự thụ phấn sẽ cho ra
1/3 cây cái và 2/3 cây lưỡng tính. Quả hình quả lê trọng lượng trung bình từ 0,8 – 2,0
kg, thịt quả màu vàng phẩm chất và hương vị tốt, vỏ khá dày.
Đu dủ Trung Quốc: Là giống nhập nội từ Quảng Đông và gần đây là Quảng
Tây – Trung Quốc. Nhìn chung các giống đu đủ có mức sinh trưởng trung bình song
năng suất lại khá cao. Lá thường có màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến lá dày. Quả
dài hoặc thuôn dài, thịt quả dày trung bình và màu thịt quả từ vàng đến đỏ sẫm.
Đu đủ Thái Lan: Nhóm này bao gồm các giống được nhập trong thời gian gần
đây như giống: Tainung, Sunrise, Knowyou… qua các công ty bán hạt giống. Do được
chú ý đến sản xuất nên các giống này cho năng suất cao, quả to, ruột màu vàng và

phẩm chất khá.
Đu đủ Đài Loan: Là giống mới được nhập trong thời gian gần đây từ Đài Loan
chúng đều là các giống lai. Thân cây trung bình thấp từ 1,5 – 2,5m cây sinh trưởng
khỏe, dễ mẫn cảm với các bệnh đốm lá và đặc biệt bệnh đốm trên quả. Là giống có tỷ
lệ cây cái cao (đạt trên 60%). Giống yêu cầu thâm canh cao, thích hợp trồng ở các tỉnh
phía bắc. Cịn ở miền nam thì giống đu đủ Trạng Nguyên được trồng nhiều ở các tỉnh
miền tây như: Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre… Giống đu đủ này là giống lai, cây

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
7


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chịu nhiệt, chất lượng thịt quả
tốt.

Hình 2: Một số hình ảnh về cây đu đủ
I.1.5 Thành phần hóa học và tính chất dược lý của cây đủ đủ
I .1.5.1 Thành phần hóa học của cây đu đủ [6][23]
Quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, các chất đường trong đó chủ yếu là
glucoza 8,5%, một ít protein, chất béo, một ít muối vơ cơ (canxi, photpho, sắt) vitamin
A, B và C. Năm 1964, Solano Salcedo đã nghiên cứu quả đu đủ ở châu mỹ cho thấy:
toàn bộ axit chiếm 7%, axit bay hơi chiếm 1,3%, axit không bay hơi là 6,1%, nước
chiếm 64%, xeluloza 0,9 – 11%, đường 4,3 – 7% và chất có nitơ ( Nx0,65) 0,6 –
0,86%, protein tinh chế 0,35% – 0,64%. Không phải protein 0,035%, protein tiêu hóa
được 0,38 – 0,47%, photpho 0,223%, canxi 0,245%, magie, sắt, thiamin, riboflavin và
vitamin C.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012

8


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá đều chứa nhựa mủ
(latex), nhiều nhất ở quả xanh. Một quả xanh chứa chừng 4% trọng lượng nhựa mủ.
Một cây có khoảng 100g nhựa trong một năm. Trong nhựa mủ có men papain, chất
cao su, chất nhựa, các axit amon, leuxin, lytrosin, chất béo, axit malic và men thủy
phân, chất mỡ. Chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt, protein để giải
phóng các axit amin như glycocola, alanin, acginin, typtophan. Tác dụng tiêu hóa thịt
của men papain tiến hành ở mơi trường axit trung tính hoặc hơi kiềm, tốt nhất là pH =
6,4 – 6,5. Nhiệt độ thích hợp khá cao có thể tới 80oC – 85oC nhưng cao hơn 90oC thì
sẽ mất tác dụng. Ở nhiệt độ thường, khi cho tiếp xúc với men papain với lịng trắng
trứng thì lịng trắng trứng mất tính chất sánh sền sệt. Men papain tan trong nước, bị
cồn làm kết tủa, cho các phản ứng của albumin. Men papain không để được lâu. Sau 7
năm nem papain có thể mất hoạt tính tiêu hóa protein. Người ta thường kết tinh
papain. Thành phần cấu tạo của papain có 52,1% C; 7,12% H; 15% N; 1,2% S. Những
vitamin như: vitamin C (60 – 70 mg/100g), vitamin A (100 microgrammes/100 g). Mủ
trắng latex lấy được ở những đường rạch của những trái cịn xanh, nó đơng đặc rất
nhanh, người ta thu thập bằng cách cạo và phơi khô. Mủ hiện diện bởi những mảnh
nhỏ trắng trắng đến nâu, mùi gần như thịt nướng và hương vị hơi mặn và đắng. Latex
được tìm thấy trong tất cả các bộ phận thân cây đặc biệt trong lá.
Trong thân và rễ chứa: papain, phytokinase, acide malique.
Trong mủ trắng latex chứa: chymopapain.
Lá có các hợp chất như: alkaloid, flavonoid, saponins, cardiac glucoside,
saccharose 0,85 %, dextrose 2,6 %, phlobatinis.
Trong hạt: hiện diện một số tinh dầu bay hơi.
I.1.5.2 Một số dược tính chính của cây đu đủ [6]
Men papain có tác dụng như men pesin của dạ dầy và nhất là giống men trypsin

của tụy tạng để tiêu hóa các chất thịt. Nó làm một số vi khuẩn Gram dương và Gram
Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
9


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
âm ngừng phát triển. Những vi sinh vật như Staphyllococus, vi trùng thương hàn rất
nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain có tác dụng làm đơng sữa và tác dụng giảm độc đối với toxin và
toxanbumin:18mg papain trong dung dịch 2% trung hòa được 10mg rixin là chất độc
trong hạt thầu dầu (= 10 liều độc rixin), 2mg papain trung hòa được 4 liều độc của
toxin uốn ván và 10 liều độc của toxin yết hầu. Papain còn trung tính được độ độc của
alkaloid như 12,5g papain trung tính được 1 liều độc stricnin = 2,5mg.
Nhựa đu đủ được coi là vị thuốc giun ở nhiều nơi. Nó có tác dụng trên giun đũa,
giun kim, sán lợn (trichine) nhưng khơng tác dụng đối với giun móc (ankylostome).
Chất carpaine làm chập nhịp tim, có người đã dùng thay thế thuốc chữa tim
digitalis. Gần đây, người ta đã phát hiện thấy hạt đu đủ có tính chất kháng sinh mạnh.
I.2 Giới thiệu chung về hợp chất: flavonoid và alkaloid
I.2.1 Tổng quan về flavonoid [2][3][13]
I.2.1.1 Khái niệm:
Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một nửa
rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong
dược liệu có nguồn gốc thực vật.
I.2.1.2. Phân bố:
Flavonoid được phân bố chủ yếu ở một số bộ phận của cây như lá, hoa… Hàm
lượng flavonoid có thể thay đổi theo giống, mùa vụ, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, địa
chất và nơi mọc.
Ngành hạt trần: số lượng flavonoid cũng khơng nhiều nhưng cũng có đủ các
nhóm: anthocyanidin, leucoanthocyanidin, flavanon, flavon. Ngồi ra cịn có nhiều dẫn

chất biflavonoid.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
10


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Ngành hạt kín 2 lá mầm: Có rất nhiều họ chứa flavonoid và đủ các loại
flavonoid. Dẫn chất flavon, flavonol: gặp trong các chi gymnosperma, ageratum,
rutaceae. Các dẫn chất thuộc nhóm biflavonoid thường trong họ fabaceae.
Ngành 1 lá mầm: Chỉ trên dưới 10 họ tìm thấy sự có mặt flavonoid.
I.2.1.3 Phân loại:
Flavonoid có cấu trúc mạch C6 – C3 – C6 đều có 2 vịng thơm. Tuỳ thuộc vào
vị trí của vòng B (gốc aryl) và các mức độ oxi hóa của mạch C, flavonoid được phân
thành các nhóm sau:
- Euflavonoid: gốc aryl ở vị trí C 2
- Isoflavonoid: gốc aryl ở vị trí C 3
- Neoflavonoid: gốc aryl ở vị trí C 4
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt: biflavonoid là những flavonoid dimer,
triflavonoid cấu tạo bởi 3 monomer flavonoid, flavoligan là những flavonoid mà phân
tử có một phần cấu trúc lignan.
I .2.1.4 Tính chất của Flavonoid.
Tính chất vật lý:
Màu sắc: flavon có màu vàng nhạt, có khi khơng màu, flavonol vàng nhạt đến
vàng, chalcon và auron từ vàng đậm đến màu đỏ cam. Các hợp chất thuộc nhóm
isoflavon, flavanon khơng màu do khơng có chứa liên kết đơi liên hợp ở dị vịng C.
Độ tan: Các flavonoid có độ tan khác nhau, thường flavonoid glycoside không
tan trong ete, tan được trong nước nóng, tốt nhất là trong ethanol nóng. Flavonoid
glycoside và flavonoid sunfat là những hợp chất phân cực nên ít tan hoặc có thể khơng

tan trong dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước, tốt nhất là tan trong cồn.
Tính chất hóa học:
Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
11


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Tác dụng với FeCl3: Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm
OH trong phân tử cho màu lục, xanh, nâu.
Tác dụng với kiềm: nhỏ dịch chiết trên miệng lọ ammoniac thì có màu vàng
tăng lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo nhóm flavonoid, flavon và flavonol
cho màu vàng sáng, anthocyanidin cho màu xanh dương.
Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng (phân hủy kiềm).
Tác dụng với H2SO4 đậm đặc.
Tác dụng của antimoin pentachlorid (phản ứng Martini Bettolo).
Phản ứng Cyanidin (phản ứng Shinoda hay Willstater).
Tính chất sinh học:
Tác dụng chống độc của Flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn ở gan, bảo vệ
được chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ thể (động vật thí nghiệm)
CCl4, ethanol… dưới tác dụng của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời
lượng glycogen trong gan tăng. Sự tích lỹ glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao chức năng giải độc cho gan.
Tác dụng kích thích tiết mật thể hiện ở các chất thuộc nhóm flavanon, flavon,
flavonol…
Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống
dẫn mật…).
Tác dụng chống loét của flavonoid và chalcon glycoside của cam thảo được
ứng dụng để chữa bệnh đau dạ dày, một số dẫn chất khác như catechin, 3 – O – methyl
catechin, naringenin cũng đã được thử nghiẹm thấy có tác dụng chống loét.


Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
12


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết

Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon,
dihydrofllavonol, anthocyanin, flavan 3 – ol, chalcon… đều được chứng minh bằng
thực nghiệm do các chất flavonoid này ức chế sinh tổng hợp prostaglandin.
Một số tài liệu gần đây còn nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất
như: leucoanthocyanidin, leucopelargonidin, leucodelphinidin và tác dụng kháng HIV
của một số dẫn chất nhóm flavon như chrysin, acacetin 7– O–b–D– galactophyranosid.
I.2.2 Tổng quan về alkaloid [9][13][19]
I.2.2.1 Khái niệm:
Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vịng, có phản ứng kiềm, thường
gặp trong thực vật và đơi khi có trong động vật, thường có hoạt tính sinh học rất cao
đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh.
I.2.2.2 Phân bố:
Alkaloid thường phân bố trong các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, hạt, vỏ. Đôi
khi trong cùng một bộ phận này rất giàu alkaloid một số bộ phận khác lại không có.
Lượng alkaloid và tỷ lệ thành phần các alkaloid trong cây có thể thay đổi tùy theo mùa
thu hái, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng…
I.2.2.3 Phân loại:
Các alkaloid thơng thường được phân loại theo đặc trưng phân tử chung của
chúng, dựa trên trao đổi chất được sử dụng để tạo ra phân tử. Các nhóm alkaloid hiện
nay bao gồm:
- Nhóm Pyridin: gồm piperin, conniin, trigonellin, arecaidin…là hợp chất dị
vòng chứa nitơ, có cơng thức phân tử là C5H5N5

- Nhóm Pyrrolidin: gồm hygrin, cuscohygrin, nicotin...
- Nhóm Tropan: atropine, cocain, ecgonin, scopolamine…

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
13


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết

- Nhóm Quinolin: quinine, quinidin, dihydroquin, dihydroquinidin…
- Nhóm Isoquinolin: các alkanoid gốc thuộc phiện như morphin, codein,
- Nhóm Purin: các xanthin, caffein, theobromin, theophyllin…
I.2.2.4 Tính chất của alkaloid.
Tính chất vật lý:
Phần lớn alkaloid trong cơng thức cấu tạo có oxy thường ở thể rắn trong điều
kiện nhiệt độ thường. Các alkaloid ở thể rắn thường kết tinh được và có điểm chảy rõ
ràng, nhưng cũng có một số alkaloid khơng có điểm chảy vì bị phân hủy ở nhiệt độ
trước khi chảy. Những alkaloid ở thể lỏng hay hơi được và thường bền vững, không bị
phân hủy ở nhiệt độ sôi nên được lấy ra khỏi dược liệu bằng bay hơi nước.
Mùi vị: Đa số các alkaloid khơng có mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay
Màu sắc: Hầu hết các alkaloid đều khơng màu hoặc có màu trắng, trừ một số ít
có màu vàng. Ngồi ra có một số alkaloid ở dạng bazơ khơng màu nhưng muối của nó
với axit lại có màu.
Độ tan: Nói chung các alkaloid ở dạng bazơ gần như không tan trong nước
nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như etes, clorofrom, benzene, methanol…
Một số alkaloid do có thêm nhóm phân cực như – OH, nên tan được một phần trong
nước hoặc trong kiềm (morphin, cephalin). Có một số ngoại lệ như ephedrin,
colxhixin, ecgovonin các bazơ của chúng tan được trong nước, đồng thời cũng khá tan
trong dung môi hữu cơ, cịn các muối của chúng thì ngược lại.

Tính chất hóa học:
Alkaloid có cơng thức hóa học là C28H50N2O4. Alkaloid nói chung là có tính
kiềm yếu là do trong có phân tử có nitơ. Người ta có thể tính được độ kiềm của các
alkaloid và chia thành các nhóm kiềm sau:

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
14


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
- Alkaloid có độ kiềm mạnh khi giá trị pKB <3.
- Alkaloid có độ kiềm trung bình khi giá trị pKB: 3 – 7 (alkaloid trong họ cà,
thuộc phiện).
- Alkaloid có độ kiềm yếu khi có giá trị pKB: 7 – 10 (alkaloid trong vỏ cây
canhkina).
- Alkaloid có độ kiềm rất yếu khi có giá trị pKB: 10 – 12 (alkaloid có nhân
purin). Bên cạnh đó cũng có alkaloid khơng có tính kiềm như: ricinin, colchicin,
theobromin.
Tác dụng với acid thường tạo muối tan trong nước và kết tinh. Khi ở dạng
muối, các alkaloid bền vững hơn và không bị phân hủy hoặc chuyển màu trong quá
trình bảo quản. Người ta sử dụng tính chất tạo muối của các alkaloid để trích ly, tinh
chế alkaloid. Các alkaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pb…) tạo ra các muối
phức. Các alkaloid có phản ứng tương tự nhau như đối với một số thuốc thử, gọi tên
chung là thuốc thử alkaloid. Những phản ứng này được chia làm 2 loại: Phản ứng tạo
màu, phản ứng tạo kết tủa.
Tính chất sinh học:
Alkaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc.
Tác dụng của alkaloid thường khác nhau và tác dụng của vị dược liệu không phải bao
giờ cũng giống như các alkaloid tinh khiết đã được phân lập. Chúng có những đặc tính

sinh học sau:
Nhiều alkaloid có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây ức chế như
morphin, codein scopolamin, reserpine hoặc gây kích thích như strychnin, cafein.
Nhiều alkaloid có tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích: Ephedrin,
hordenin, làm liệt giao cảm như ergotami, yohimbin.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
15


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Trong số alkaloid có chất gây tê tại chỗ: cocain, có chất có tác dụng như: d –
tubocurarin có chất làm giãn cơ trơn, chống co thắt: papaverin.
Có alkaloid làm tăng huyết áp (ephedrine, hydrastin), có tác dụng hạ huyết áp
trên tim như ajmalin, quinidine và α – fagarin được dùng làm thuốc chữa loạn tim.
Có alkaloid diệt ký sinh trùng: quinine độc đối với ký sinh trùng sốt rét: emetin
và conexin đối với amip dùng để chữa ly, isopellrtierin, arecolon, dùng để trị sán.
I.3 Tình hình nghiên cứu chống ung thư của cây đu đủ
I.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã và đang nghiên cứu về dịch chiết
tổng số có trong lá đu đủ và hoạt tính chống ung thư như:
Các chiết xuất từ đu đủ có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đu
đủ đã được sử dụng trong y học cổ truyền ở Châu Á và Úc. Bs.Ts Nam Dang, từ Đại
học Florida (Mỹ) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu chiết xuất từ lá đu đủ để xác định
cơ chế hoạt động và vai trị tiềm năng của nó trong việc ức chế sự phát triển của các
dịng tế bào khối u. Nhóm nghiên cứu thấy rằng hợp chất từ lá đu đủ có khả năng làm
chậm lại sự phát triển của mười loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư, cổ tử cung,
phổi, gan và tuyến tụy...
Ngồi ra đu đủ cịn có lợi làm thay đổi hệ thống miễn dịch, các nhà nghiên cứu

cho rằng: “chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng cung cấp các phương tiện để điều trị và
phòng ngừa ung thư, rối loạn dị ứng khác nhau ở trên con người’’ [23].
Một nghiên cứu khác về độc tính của nước chiết xuất từ là đu đủ ảnh hưởng
đến máu và các phản ứng hóa sinh trên chuột bạch tạng (Oduola, Adeniyi 2007) [19].
I.3.2 Các nghiên cứu trong nước.
Nước ta hiện nay có một số nghiên cứu như: Phạm Kim Mãn đã chứng minh
cao chiết với cồn từ lá đu đủ có tác dụng ức chế sự phát triển u báng gây bởi tế bào UT
Sarcoma TG – 180 ở chuột nhắt trắng [8].

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
16


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
Theo Đỗ Thị Thảo cặn chiết methanol của lá đu đủ có tác dụng gây độc tế bào
ung thư phổi với IC50 = 19,2 μg/ml, đồng thời cặn chiết metanol cũng không gây độc
với tế bào gốc tách từ phôi chuột [10]. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ áp dụng trên
động vật mà chưa có thử nghiệm trên người và cũng chưa có một nghiên cứu đầy đủ
nào về các hợp chất và các tính chất, cơ chế tác dụng của các hợp chất có trong lá đu
đủ để ứng dụng vào việc hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo nghiên cứu mới nhất của nghiên cứu sinh Hồ Thị Hà thì kết quả sàng lọc
hoạt tính gây độc tế bào của phân đoạn chiết thấy rắng: Sau quá trình chiết, phân đoạn
và thử định tính alkaloid thì tất cả các phân đoạn có alkloid đều thể hiện hoạt tính gây
độc tế bào ung thư KB rất mạnh với IC50 từ 6,58 đến 4,51 ng/ml[13]
I.4 Các phương pháp chiết xuất hợp chất tự nhiên từ thực vật [1][28]
Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất hịa tan ra khỏi các
mơ thực vật. Sản phẩm thu được của quá trình chiết xuất là một dung dịch của các chất
hịa tan trong dung mơi. Dung mơi này được gọi là dịch chiết. Có ba q trình quan
trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:

- Sự hòa tan của chất tan vào dung môi
- Sự khuếch tán của chất tan trong dung môi
- Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật
Các yếu tố ảnh hưởng đến ba quá trình này (bản chất của chất tan, dung môi,
nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào…) sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của
quá trình chiết xuất.
Nguyên liệu trước khi chiết xuất cần kiểm tra về mặt thực vật xem có đúng loại,
cần ghi rõ nơi thu hái, thời gian thu hái. Tùy theo trường hợp mà đặt vấn đề về thời vụ
thu hái, để đảm bảo hoạt chất mong muốn có hàm lượng cao nhất. Mẫu nguyên liệu
được làm khô hoặc để tươi để chiết. Nhiều hoạt chất rắn rất dễ biến đổi trong quá trình

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
17


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
làm khơ hoặc ngay khi cịn tươi nếu khơng xử lý để diệt enzym. Kích thước của bột
nguyên liệu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của
q trình chiết.
Dung mơi chiết cũng tùy theo từng loại hoạt chất mà chọn cho thích hợp. Về
nguyên tắc, để chiết các chất phân cực (các glycoside, các muối của alkaloid, các hợp
chất polyphenol…) thì phải sử dụng các dung môi phân cực. Để chiết các chất kém
phân cực (chất béo, tinh dầu, carotenoid, các triteroen và streroid tự do…) thì phải sử
dụng các dung mơi kém phân cực. Trên thực tế, cồn với các độ cồn khác nhau là dung
môi hay được dùng để chiết. Cịn có thể hịa tan được nhiều nhóm hoạt chất, không
độc, rẻ tiền và dễ kiếm. Trong một vài trường hợp mẫu được thả từ từ trong cồn sôi
vừa để dịch enzym vừa để hịa tan hoạt chất.
Có rất nhiều kỹ thuật và thiết bị chiết khác nhau được áp dụng cho hai phương
pháp chiết như trên như: chiết ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngâm kiệt ở nhiệt độ

thường) hay nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngâm kiệt nóng); chiết với các thiết bị
soxhlet, kumagawa… tùy yêu cầu, điều kiện mà chọn kỹ thuật chiết thích hợp.
Trong điều kiện chiết xuất, dựa vào trạng thái của nguyên liệu và đặc tính của
dung mơi chiết xuất, người ta chia chiết xuất thành 2 loại [1].
- Chiết xuất tĩnh: là trong suốt quá trình chiết xuất nguyên liệu và dung môi
không được đảo trộn. Nguyên liệu được ngâm trong dung mơi trong một thời gian nhất
định trong suốt q trình chiết xuất.
- Chiết xuất động: dung môi và nguyên liệu chuyển động hoặc cả hai cùng
chuyển động nhờ cánh khuấy làm tăng khả năng tiếp xúc, nhờ đó hiệu suất chiết xuất
cao sẽ hơn.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
18


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
I.4.1 Phương pháp ngâm dầm trong dung môi
Nguyên liệu đã làm nhỏ tới độ thích hợp và dung mơi được chứa vào một bình
kín để ở nhiệt độ phịng. Ngâm trong thời gian xác định, thỉnh thoảng có khuấy trộn
hoặc lắc.
Sau đó gạn, ép bã lấy dịch chiết xuất. Để lắng 24 – 36 tiếng ở nhiệt độ phòng để
loại bỏ tạp chất lơ lửng. Gạn, lọc lấy dịch trong, có thể ngâm đơn giản hoặc ngâm
phân đoạn.
- Ngâm dầm đơn giản: ngâm một lần với toàn bộ lượng nguyên liệu trong dung
môi.
- Ngâm dầm phân đoạn: chia dung môi ra làm nhiều phần rồi ngâm làm nhiều
lần với nguyên liệu, sau mỗi lần ngâm thì tiến hành gạn lấy dịch chiết xuất, ép bã, lại
cho dung môi mới vào ngâm và tiếp tục tiến hành như trên, các phần dịch chiết xuất
được tập hợp lại được gọi là dịch chiết xuất.

Với phương pháp này, cùng lượng dung môi sẽ chiết xuất được hàm lượng hoạt
chất nhiều hơn so với phương pháp ngâm dầm đơn giản. Phương pháp ngâm dầm lạnh
dùng cho các dược liệu chứa hoạt chất dễ tan hoặc dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm:
-

Phương pháp ngâm dầm trong dung môi là phương pháp dễ thực hiện

-

Dụng cụ thí nghiệm đơn giản

-

Chí phí thí nghiêm thấp

Nhược điểm:
-

Để đạt được hiệu suất chiết cao thì phải chiết làm nhiều lần với thời gian chiết
tương đối dài

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
19


Nghiên cứu chiết xuất một số hợp phần từ lá đủ đủ Carica papaya L. và khảo sát
hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các phân đoạn chất chiết
I.4.2 Phương pháp ngâm kiệt đơn giản
Ngâm kiệt là phương pháp chiết xuất bằng cách cho dung môi chảy rất chậm

qua khối nguyên liệu đựng trong một dụng cụ đặc biệt gọi là bình ngâm kiệt, q trình
chiết xuất khơng có khấy trộn.
Ngâm nhỏ gọt bao gồm các giai đoạn sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu được chia nhỏ đến độ mịn thích hợp có thể
là ngun liệu khơ hoặc tươi
Làm ẩm nguyên liệu: mục đích của giai đoạn này để ngun liệu hút dung mơi
và trương nở hồn tồn trước khi chuyển vào bình chiết xuất (đối với nguyên liệu
khô). Nếu nguyên liệu không được làm ẩm từ trước khi ta chuyển vào bình chiết xuất
khó có thể đuổi hết khơng khí ra khỏi ngun liệu dẫn đến các khoảng trống làm cản
trở nguyên liệu tiếp xúc với dung môi, làm giảm hiệu suất chiết xuất.
Ngâm trung gian: nguyên liệu đã làm ẩm được cho bào bình từng lớp một, nén
nhẹ nhàng và san bằng trên khối nguyên liệu. Nếu nguyên liệu được cho không đều sẽ
tạo ra các kênh, dung mơi chảy theo các kênh đó mà khơng thấm đều qua tồn bộ
ngun liệu. Sau đó mở van dưới đáy bình, thêm dung mơi đến khi khơng khí thoát ra
hết và dịch chiết xuất bắt đầu chảy từ từ. Khóa van lại và thêm tiếp dung mơi cho ngập
nguyên liệu, để ngâm khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn tùy theo nguyên liệu.
Rút dịch chiết xuất: mở khóa cho dịch chiết xuất chảy từng giọt vào bình hứng.
Chú ý thường xuyên thêm dung môi để ngập mặt nguyên liệu 2 – 3cm. Tốc độ rút dịch
chiết xuất phụ thuộc vào khối lượng và tính chất nguyên liệu sử dụng. Rút dịch chiết
xuất quá nhanh sẽ không chiết xuất kiệt hoạt chất, rút dịch chiết xuất quá chậm dẫn
đến thời gian chiết xuất bị kéo dài và hao phí dung môi do bay hơi.

Đỗ Sơn Tùng – CNSH.KT 2012
20


×