Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TIỄN VIỆC TUÂN THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.39 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích của đợt thực tập..........................................................................................1
3. Địa điểm thực tập.......................................................................................................1
4. Thời gian thực tập......................................................................................................2
5. Nội dung hoạt động thực tập......................................................................................2
6. Lịch trình hoạt động thực tập.....................................................................................2
7. Cán bộ hướng dẫn thực tập........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................3
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................3
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục Thi hành án dân sự.........................3
1.1.2. Trình tự thủ tục thi hành án..................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC TUÂN THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 10
2.1. Đặc điểm hoạt động của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới................10
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Đồng Hới..............10
2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự
thành phố Đồng Hới....................................................................................................13
2.1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thi hành án dân sự
thành phố Đồng Hới....................................................................................................13
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi hành án dân sự Thành phố
Đồng Hới..................................................................................................................... 14
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới
..................................................................................................................................... 15
2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới.
..................................................................................................................................... 15
2.2. Thực tiễn việc tuân theo trình tự, thủ tục thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân
sự Thành phố Đồng Hới...............................................................................................16
2.3. Những ưu điểm trong việc tuân theo trình tự, thủ tục thi hành án tại chi cục Thi


hành án dân sự Thành phố Đồng Hới...........................................................................18
2.4. Những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong viêc tuân theo trình tự, thủ tục thi
hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới.....................................19
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 21
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC TUÂN THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI...................................................21
3.1. Nhiệm vụ, giải pháp..............................................................................................21
1


3.2. Giải pháp chủ yếu.................................................................................................21
3.3. Đề xuất.................................................................................................................. 22
KẾT LUẬN.................................................................................................................23

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thi hành án là hoạt động quan trọng, là một giai đoạn tiếp theo của hoạt động xét
xử nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được thực thi hiệu quả trên thực
tiễn. Việc tổ chức thi hành dứt điểm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp
luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay và các quyết định khác theo quy
định của pháp luật, nhằm nâng cao kết quả thi hành án dân sự là một u cầu chun
mơn, chính trị đặt ra cho cơ quan thi hành án dân sự và từng chấp hành viên được giao
nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự. Tuy nhiên, để làm được những việc trên một
cách hiệu quả và đúng theo đường lối của nhà nước ta thì quá trình thi hành án dân sự
phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định sẵn để mọi việc diễn ra một cách
thuận tiện và nhanh chóng nhất. Chính vì vậy em chọn đề tài “Thực tiễn việc tuân theo
trình tự, thủ tục thi hành án tại Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới” làm

báo cáo thực tập của mình đề cập đến trình tự, thủ tục thi hành án dân sự tại Thành phố
Đồng Hới và những hạn chế, vướng mắc gặp phải để có những biện pháp và kiến nghị
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác của Chi cục.
2. Mục đích của đợt thực tập
Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng của chương trình
đào tạo sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Quảng Bình. Thơng qua đợt thực tập này
nhằm giúp sinh viên tìm hiểu tổ chức, hoạt động của Bộ máy nhà nước và thể chế hành
chính Nhà nước; nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ
quan, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cơ quan nơi thực tập. Đồng thời bổ
sung và nâng cao các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường. Đợt
thực tập giúp trang bị cho sinh viên những bài học thực tiễn, những kỹ năng cơ bản về
nghiệp vụ và với những kiến thức đã học, đang học và sẽ học, sinh viên sẽ nâng cao
hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, nhằm chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết
để đảm bảo xây dựng một nền tảng vững chắc sau khi ra trường.
3. Địa điểm thực tập
Tên đơn vị: Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới , tỉnh Quảng Bình.
Địa chỉ: Số 03, đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Lý, TP.Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
3


Địa điểm thực tập: Tại phịng của phó Chi cục trưởng, Chi cục Thi hành án dân
sự thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. Thời gian thực tập
Từ ngày 22/02/2021 đến ngày 11/04/2021
5. Nội dung hoạt động thực tập
- Tìm hiểu thực tiễn về công tác áp dụng pháp luật tại Chi cục Thi hành án dân sự
Thành phố Đồng Hới.
- Tiến hành thực tập các công việc theo sự hướng dẫn và phân công của người
hướng dẫn thực tập.

- Làm báo cáo thu hoạch cuối khóa.
- Ghi đầy đủ cơng việc trong sổ thực hành nghề nghiệp.
6. Lịch trình hoạt động thực tập
Được ghi đầy đủ tại phụ lục ở cuối bài báo cáo.
7. Cán bộ hướng dẫn thực tập
Anh: Lê Minh Thường, Phó Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thành phố
Đồng Hới.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục Thi hành án dân sự
Công tác thi hành án dân sự là hoạt động thực thi Bản án, Quyết định của Tòa án
nhằm đưa các phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực
tế. Hoạt động thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền lực của Nhà nước,
mặt khác nó là công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân khi bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó có các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án.
Qua gần hai năm thi hành các quy định của Luật Thi hành án dân sự cho thấy,
những quy định về thủ tục thi hành án dân sự đã góp phần tháo gỡ kịp thời những tồn
tại, vướng mắc trong công tác thi hành án, đặc biệt, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải
quyết án tồn đọng, một vấn đề nhức nhối, kéo dài trong nhiều năm qua, thể hiện đúng
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Những vấn đề chung về trình tự, thủ tục
thi hành án dân sự, như trách nhiệm chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của
tồ án, thời hiệu u cầu thi hành án, phí thi hành án, thẩm quyền ra quyết định thi
hành án, thẩm quyền, điều kiện, thủ tục uỷ thác, hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả đơn
yêu cầu thi hành án, thông báo về thi hành án, miễn giảm thi hành án... đã có những

qui định khá cụ thể phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với
tiến trình cải cách tư pháp và cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cơng tác này một số trường hợp vẫn cịn có
những cách hiểu khác nhau ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả của công tác thi hành án
dân sự. Tại khoản 3 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có qui định “Trong
thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi
hành án đó”. Thủ trưởng cơ quan thi hành án căn cứ vào thời gian Luật định từ khi
nhận được Bản án, Quyết định của Toà án tiến hành ra Quyết định thi hành án sau đó
phân cơng Chấp hành viên tổ chức thi hành. Hình thức phân cơng có thể bằng nhiều
hình thức như ký nhận sổ giao nhận hồ sơ thi hành án, giữa Thủ trưởng cơ quan thi
hành án với Chấp hành viên hoặc người được Thủ trưởng cơ quan ủy quyền, với Chấp
hành viên được phân công trực tiếp tổ chức thi hành hoặc các hình thức khác. Trong
5


quá trình kiểm sát các hoạt động thực thi pháp luật của Chấp hành viên, Cơ quan thi
hành án, Viện kiểm sát cho rằng việc phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ
việc thi hành án, theo khoản 3 Điều 36 phải được thể hiện bằng một Quyết định của
Thủ trưởng cơ quan thi hành án. Thiết nghĩ đây là một trong rất nhiều các tác nghiệp
của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên cơ quan thi hành án, việc phân công Chấp
hành viên tổ chức thi hành vụ việc thi hành án không nhất thiết phải ban hành bằng
một Quyết định; Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ về thi hành án dân sự cũng khơng có Điều khoản nào qui định việc phân công Chấp
hành viên tổ chức thi hành vụ việc thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phải
ban hành bằng một Quyết định. Mặt khác về tổ chức, hoạt động của Cơ quan thi hành
án cũng luôn biến động: Về mặt tổ chức như điều động, luân chuyển, biệt phái các
Chấp hành viên từ địa bàn này đến địa bàn khác công tác hoặc về mặt chuyên môn:
Đối với các việc thi hành án khó khăn phức tạp, có yếu tố nước ngoài cần phải ủy
thác Tư pháp… Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện có quyền đề nghị Cơ quan cấp

tỉnh rút lên để thi hành hoặc trong quá trình tác nghiệp có những vấn đề phát sinh cần
phải giao cho Chấp hành viên khác tổ chức thi hành, trong các trường hợp này Thủ
trưởng cơ quan thi hành án đương nhiên phải ra Quyết định thu hồi quyết định trước
đó để ra một Quyết định phân cơng cho Chấp hành viên khác tổ chức thi hành, hiện
nay các văn bản pháp luật về thi hành án cũng không có qui định cụ thể nào về thu hồi
Quyết định trong các trường hợp này Song trên thực tế tại một số địa phương Viện
kiểm sát vẫn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự phài khắc phục và thực hiện việc ban
hành Quyết định phân công Chấp hành viên tổ chức chức thi hành việc thi hành án.
Về hoạt động của Chấp hành viên:
Theo qui định của pháp luật Chấp hành viên có quyền độc lập tác nghiệp và chỉ
tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình.
Thực tiễn cơng tác thi hành án dân sự không phải lúc nào Chấp hành viên cũng toàn
quyền để thực thi nhiệm vụ được giao. Cơ quan thi hành án dân sự về mặt quản lý Nhà
nước chịu sự quản lý mang tính song chùng trực thuộc; quản lý ngành dọc Cơ quan thi
hành án dân sự địa phương trực thuộc Tổng cục thi hành án dân sự Bộ Tư pháp quản
lý, mặt khác chịu sự kiểm tra giám sát của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng
cấp tại địa phương do vậy hoạt động của Chấp hành viên ít nhiều cũng ảnh hưởng bởi
cơ chế này. Cơ quan thi hành án dân sự địa phương ngoài việc thực hiện nhiệm vụ
6


chun mơn theo ngành dọc cịn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa
phương nơi cơng tác, trong quá trình thực thi nhiệm vụ một số trường hợp vì mục đích
ổn định chính trị, xã hội tại địa phương Chấp hành viên không thể chỉ tuân theo pháp
luật. Một số phát sinh khác phát sinh ngay trong nội tại một số ít Cơ quan thi hành án
dân sự địa phương. Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự Thủ trưởng cơ
quan thi hành án là chức danh quản lý Nhà nước có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền,
Chấp hành viên vẫn là người phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động tác
nghiệp của mình. Tuy vậy trên thực tế có trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án

can thiệp sâu vào hoạt động của Chấp hành viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ
và hiệu quả giải quyết việc thi hành án của Chấp hành viên. Chấp hành viên là người
được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thi hành việc thi
hành án đồng thời là chủ thể chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về những hành vi
của mình và được pháp luật bảo vệ. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động rất
đa dạng động chạm đến quyền, lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, Chấp hành viên dù muốn cũng khơng có đủ khả năng đáp ứng tất cả các lĩnh
vực chuyên môn, trong những trường hợp như vậy địi hỏi phải có sự tham gia phối kết
hợp với những cơ quan chuyên môn cùng giải quyết. Thực tế cơng tác thi hành án có
vụ việc tranh chấp về tài sản giữa các đương sự về giá trị tài sản không lớn song trong
giai đoạn xét xử đã sảy ra đơn thư khiếu nại đến nhiều cơ quan, ban ngành, ngay từ
đầu thụ lý giải quyết đã được Chấp hành viên, cơ quan thi hành án xác định là vụ việc
phức tạp, Chấp hành viên bằng nhiều biện pháp đã kiên trì động viên, thuyết phục các
đương sự và đã thống nhất được biện pháp giải quyết giữa các đương sự, tránh phải xử
dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án, vừa gây tốn kém cho đương sự mất thời
gian công sức của Chấp hành viên, cán bộ Cơ quan thi hành án. Tuy nhiên tranh chấp
giữa các bên chỉ là 2 đến 3 cm (Centimet) đất và cơng trình xây dựng, lại được chia
thành nhiều đoạn, ở địa hình khơng thuận lợi cho việc xác định mốc giới. Đương sự
yêu cầu phải có sự tham gia của cơ quan chun mơn có kỹ năng đo đạc chính xác đến
từng cm, trường hợp này ngay cả các loại máy móc chuyên ngành thực hiện cũng đã
rất khó. Chấp hành viên đề xuất Thủ trưởng cơ quan mời cơ quan chuyên môn để xác
định mốc giới cho các bên tranh chấp, tuy vậy Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cho
rằng Chấp hành viên có đủ năng lực giải quyết vụ việc không cần thiết phải mời cơ
7


quan chuyên môn trong lĩnh vực này, dẫn tới thỏa thuận giữa các bên không thực hiện
được và đương nhiên các đương sự không tiếp tục cộng tác với Chấp hành viên để giải
quyết vụ việc dẫn tới tình trạng án có điều kiện giải quyết tiếp tục tồn đọng kéo dài,
khơng những ảnh hưởng tới việc hồn thành nhiệm vụ của Chấp hành viên mà còn ảnh

hưởng tới thành tích của cả cơ quan, đơn vị.
Vấn đề về thu phí xác minh thi hành án
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự có quy định: “Trường hợp thi hành
án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết
mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có
thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh”. Tại khoản 2 Điều 73 Luật Thi hành
án dân sự quy định người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án,
trong đó có khoản chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.
Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về
nội dung, mức chịu, thủ tục thu, nộp khoản này. Do vậy, cơ quan thi hành án dân sự
chưa có cơ sở thu chi phí xác minh đối với người được thi hành án. Luật Thi hành án
có hiệu lực đã gần hai năm, đến nay các khoản chi phí xác minh điều kiện thi hành án
của người phải thi hành án hiện nay vẫn do Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành vụ
việc phải chịu, có quan điểm mang tính sé rào cho rằng Chấp hành viên cơ quan thi
hành án trực tiếp thỏa thuận với người được thi hành án về khoản thu phí xác minh
điều kiện thi hành án của người phải thi hành án dựa trên cơ sở các qui định hiện hành
về chế độ cơng tác phí cộng với các khoản chi phí thực tế (nếu có) do Chấp hành viên
thỏa thuận với người được thi hành án để thu, xử lý các khoản thu được tương tự các
khoản thu về phí thi hành án. Song cũng chỉ là quan điểm mang tính cá nhân, thực tế
các cơ quan thi hành án dân sự cũng không thể tùy tiện áp dụng dẫn tới các sai phạm
trong hoạt động thi hành án dân sự. Mong muốn của các Cơ quan thi hành án dân sự
địa phương, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hệ thống
các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự cũng khơng ngừng phải được hồn thiện,
cải sửa, bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
8



1.1.2. Trình tự thủ tục thi hành án
Sau khi ra quyết định, bản án thì Tịa án có trách nhiệm chuyển giao quyết định,
bản án này kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật
chứng hoặc tài liệu khác có liên quan (nếu có) cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền
để thi hành án. Theo quy định tại Luật thi hành án dân sự, trình tự, thủ tục thi hành án
dân sự được thực hiện ở cơ quan thi hành án như sau:
Bước 1: Ra quyết định thi hành án
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động hoặc khi có u cầu thi hành án
thì ra quyết định thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án như sau:
Tối đa là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định, bản án của Tịa án
đối với phần bản án, quyết định sau: hình phạt tiền, truy thu tiền, án phí, lệ phí Tịa án,
tài sản thu lợi bất chính; trả lại tiền hoặc tài sản cho đương sự; tịch thu vật chứng, tài
sản (kể cả quyền sử dụng đất) để sung công quỹ hoặc tiêu hủy; thực hiện các khoản
thu khác cho Nhà nước.
Ngay sau thời điểm ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tối đa là 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được quyết định về việc giải quyết
phá sản của Tòa án.
Tối đa là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự về việc
thi hành án.
Bước 2: Gửi quyết định về thi hành án
Sau khi ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án,
ngoài Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án phải gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan
đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Bước 3: Thông báo về thi hành án
Cùng với việc gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát cùng cấp thì cơ quan
thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ
thực hiện quyền, nghĩa vụ. Ngồi quyết định thì một số văn bản sau cũng phải thông
báo: giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án.


9


Trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc
thi hành án thì việc thông báo này phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm
việc. Cơ quan thi hành án có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để thông báo:
+ Niêm yết công khai: thường được áp dụng khi người phải thi hành án khơng có
nơi cư trú rõ ràng, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng để thực hiện niêm yết.
+ Thông báo qua phương tiện thông tin đại chúng: thường được áp dụng khi cá
nhân, tổ chức, cơ quan là đương sự có u cầu. Việc thơng báo được thực hiện trên báo
ngày, đài phát thanh, đài truyền hình được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.
+ Gửi thông báo bằng văn bản: đây là hình thức thơng báo được áp dụng nhiều
nhất. Văn bản thông báo phải gửi trực tiếp cho cá nhân (phải có chữ ký hoặc điểm chỉ
xác nhận), cho cơ quan, tổ chức (phải có chữ ký nhận của người đại diện theo pháp
luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản).
Bước 4: Xác minh điều kiện thi hành án
Việc xác minh điều kiện thi hành án được chia làm hai trường hợp như sau:
+ Nếu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án:
Chấp hành viên phải thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án.
+ Nếu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo yêu
cầu:
Trong trường hợp đương sự mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn
khơng thể tự xác minh được điều kiện thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên
thực hiện xác minh điều kiện thi hành án của mình. Việc yêu cầu Chấp hành viên hỗ
trợ xác minh điều kiện thi hành án cần được lập thành văn bản trong đó phải liệt kê tất
cả biện pháp mà người có yêu cầu đã áp dụng mà khơng có kết quả và nộp kèm theo
các tài liệu, chứng cứ.

Việc xác minh phải được thực hiện ngay nếu quyết định thi hành án dân sự là
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cịn trong các trường hợp cịn lại thì
thời hạn xác minh là 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ
ngày nhận được yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án. Việc các minh phải được lập
thành biên bản trong đó phải nêu đầy đủ kết quả xác minh và có xác nhận của tổ
10


trưởng tổ dân phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ
chức nơi tiến hành xác minh.
Bước 5: Thi hành án
Việc thi hành án sẽ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của người phải thi hành
án, nếu hết thời hạn mà pháp luật quy định mà không tự nguyện thực hiện quyết định
thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thực hiện.
Theo Luật Thi hành án dân sự quy định, người phải thi hành án trong thời hạn 10
ngày được tự nguyện thực hiện quyết định thi hành án, thời hạn được tính bắt đầu từ
ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, người phải thi hành án được tự
nguyện thi hành quyết định thi hành án trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người phải
thi hành án nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Nếu người phải thi
hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành
viên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành án (như: phong tỏa
tài sản, tạm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, hạn chế mọi giao dịch pháp
lý liên quan đến tài sản). Khi áp dụng các biện pháp này, Chấp hành viên cần đưa ra
quyết định bằng văn bản nêu rõ lý do và biện pháp áp dụng.


11



CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VIỆC TUÂN THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI
2.1. Đặc điểm hoạt động của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới
2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của thành phố Đồng Hới
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với q trình hình thành,
phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, thành phố Đồng Hới
đã và đang từng ngày thay da đổi thịt.
Thành phố Đồng Hới là một đơn vị hành chính gắn liền với q trình hình thành,
phát triển của tỉnh Quảng Bình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thành
phố Đồng Hới vẫn không ngừng phát triển. Trong thời kỳ 1964 - 1975, cùng với
Quảng Bình, Đồng Hới vừa là tuyến đầu đánnh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của
tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng, nơi đã có những phong trào “xe chưa qua nhà
không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương”, “chiến đấu giỏi, sản xuất
giỏi”… những tên làng, tên đất, tên người như: dòng Nhật Lệ, Trận địa pháo lão dân
quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh; các anh hùng: Quách Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê
Trạm, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng…
đã đi vào lịch sử.
Sau ngày miền Nam hoàn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976 tỉnh
Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị Thừa Thiên Huế, thành phố Đồng Hới chỉ giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hố của
các huyện, khu vực phía Bắc. Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (tháng 7/1989), Đồng
Hới trở lại vai trò là trung tâm tỉnh lỵ. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã có định hướng xây
dựng thành phố trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học
kỹ thuật; nơi có vai trị là động lực phát triển của cả tỉnh. Đồng thời xây dựng thành
phố Đồng Hới theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đô
thị hạt nhân, tác động thúc đẩy tiến trình đơ thị hố trên địa bàn tồn tỉnh.
Với quyết tâm xây dựng lại quê hương “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác
Hồ đã dạy, Đảng bộ, quân và dân Đồng Hới phát huy ý chí tự lực, tự cường, ý Đảng,
lịng dân hồ quyện, xây dựng q hương ngày càng đổi thay trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 là 12,5%, đời

12


sống của nhân dân ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ giàu ngày càng tăng, hộ nghèo
ngày càng giảm, khơng có hộ đói.
Kết quả sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, quân và dân Đồng Hới đã
được khẳng định, ngày 28/10/2003 Bộ Xây dựng có quyết định công nhận Đồng Hới
là đô thị loại III và chỉ 10 tháng sau, ngày 16/8/2004, Chính phủ đã có Nghị định thành
lập thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Đây là niềm tự hào và vinh dự
lớn, là mốc son quan trọng đánh dấu quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ
và nhân dân thành phố Đồng Hới nói riêng, tỉnh Quảng Bình nói chung, đồng thời là
động lực thúc đẩy đảng bộ, quân và dân thành phố tiếp tục phấn đấu xây dựng thành
phố ngày càng giàu mạnh, văn minh.
* Vị trí địa lý
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, Đường sắt
Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ bắc và
106o10’ kinh độ đơng.
Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch di sản thiên
nhiên thế giới vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang
50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180 km,
Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sơng Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển
với chiều dài 12 km về phía Đơng thành phố và hệ thống sơng, suối, hồ, rừng nguyên
sinh ở phía tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
Phạm vi hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch
- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh
- Phía Đơng giáp biển
- Phía tây giáp huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh
* Đặc điểm tự nhiên.
Diện tích tự nhiên: 155,54 km2

Dân số: 103.988 người
Trong đó:
- Đất nội thị: 55,58km2
- Dân số nội thị: 68.165 người
- Mật độ dân số nội thị: 1.226 người/ km2
13


- Đất ngoại thị: 99,69 km2
- Dân số ngoại thị: 35.823 người
- Mật độ dân số ngoại thị: 359 người/ km2
Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến
4.000 mm, tổng giờ nắng 1.786 giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và
thuộc chế độ gió mùa: gió Đơng Nam (gió nồm), gió Tây Nam (gió nam), gió Đơng
Bắc.
Địa hình, địa chất: Địa hình, địa chất của Đồng Hới đa dạng bao gồm vùng gò
đồi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
- Vùng gị đồi: Nằm ở phía Tây thành phố, vắt ngang từ Bắc xuống Nam, gồm
các xã, phường Đồng Sơn, Thuận Đức, có độ cao trung bình 12 - 15m, với diện tích
6.493ha, chiếm 41,7% so với tổng diện tích của thành phố. Cư dân ở đây sinh sống
bằng nghề trồng rừng, làm rẫy, chăn nuôi và trồng trọt.
Thổ nhưỡng của vùng có đặc điểm chung là độ phì ít, nghèo chất dinh dưỡng,
tầng đất màu khơng dày, độ dốc trung bình 7 - 10%, thường có hiện tượng rửa trơi, xói
mịn.
- Vùng bán sơn địa và đồng bằng: Là một vịng cung gị đồi khơng cao lắm (độ
cao trung bình 10m), bao bọc lấy khu vực đồng bằng từ Đông Bắc - Bắc đến Tây Bắc Tây Nam và Nam - Đông Nam, bao gồm các xã, phường Bắc Lý, Nam Lý, Nghĩa
Ninh, Bắc Nghĩa, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Lộc Ninh và Phú Hải. Diện tích đất tự
nhiên 6.287ha, chiếm 40,2% so với diện tích tồn thành phố. Cư dân sinh sống bằng
nghề tiểu thu cơng nghiệp và nơng nghiệp.
Thổ nhưỡng của vùng có đặc diểm chung là không màu mỡ, bị chua phèn, tuy

nhiên nhờ có mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ dày nên vẫn có thuận lợi trong trồng trọt và
sản xuất.
- Vùng đồng bằng: Thành phố Đồng Hới có vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình
tương đối bằng phẳng, đất đai kém phì nhiêu; độ cao trung bình 2,1m, dốc về hai phía
trục đường Quốc lộ 1A, độ dốc nhỏ, chỉ khoảng 0,2%. Diện tích tự nhiên khoảng
576ha, chiếm 3,8% so với diện tích tồn thành phố. Đây là nơi tập trung dân cư và các
cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu của thành phố.

14


- Vùng cát ven biển: nằm ở phía Đơng của thành phố, gồm các xã, phường Bảo
Ninh, Quang Phú, Hải Thành, có diện tích 2.198ha, chiếm 14,3% so với diện tích của
thành phố.
Đây là vùng biển vừa bãi ngang vừa cửa lạch; địa hình có những đụn cát cao liên
tục (cao nhất 24,13m); giữa các đụn cát thỉnh thoảng có những hồ nước, khe nước ngọt
tự nhiên, quanh năm có nước (bàu Tró, bàu Nghị, Bàu Tràm, bàu Thơn, Bàu Trung
Bính…)
* Đơn vị hành chính.
Thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính, gồm 10 phường và 6 xã:
Số TT Đơn vị hành chính Dân số (Người)

Diện tích(km2)

1

Phường Bắc Lý

13.53610,19


2

Phường Bắc Nghĩa

6.981 7,76

3

Phường Đồng Mỹ

2.653 0,58

4

Phường Đồng Phú

8.016 3,81

5

Phường Đồng Sơn

8.815 19,65

6

Phường Đức Ninh Đơng

4.726 3,13


7

Phường Hải Đình

3.808 1,37

8

Phường Hải Thành

4.774 2,45

9

Phường Nam Lý

11.5793,9

10

Phường Phú Hải

3.440 3,06

11

Xã Bảo Ninh

8.538 16,3


12

Xã Đức Ninh

7.526 5,21

13

Xã Lộc Ninh

8.407 13,4

14

Xã Nghĩa Ninh

4.508 16,22

15

Xã Quang Phú

3.106 3,23

16

Xã Thuận Đức

3.738 45,28


2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Cục Thi hành
án dân sự thành phố Đồng Hới
2.1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thi hành án
dân sự thành phố Đồng Hới
15


Chi cục THADS TP Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số: 121/QĐ-THA
ngày 12/6/1993 của Bộ trưởng Bộ tư pháp. Chi cục Thi hành án dân sự thành phố
Đồng Hới là cơ quan trực thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình.
Kể từ đó đến nay cùng với sự phát triển của đất nước, qua bao thăng trầm của
lịch sử, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới đã được sự quan tâm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền đã hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các thế hệ cán bộ,
công chức Chấp hành viên công tác trong Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng
Hới nhiều người có cơng lao to lớn đóng góp cho sự phát triển của xã hội cũng như sự
phát triển của Ngành. Hiện nay, với đội ngũ cán bộ Chấp hành viên của Chi cục thi
hành án dân sự thành phố Đồng Hới đang phát huy truyền thống đó để góp sức mình
trong cơng cuộc đổi mới chung cho đất nước.
Trong những năm qua Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới đã gặt hái
được nhiều thành cơng như ln ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu
công tác năm đều hoàn thành và vượt kế hoạch. Chi cục thi hành án dân sự Thành phố
Đồng Hới luôn được cơng nhận là đơn vị văn hóa hàng năm. Chi bộ đơn vị trong nhiều
năm đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh. Cơng Đồn, Đồn Thanh niên ln
là nơi hoạt động của tuổi trẻ, cán bộ của đơn vị cũng nhiều năm đạt được danh hiệu
cao.
Mặt khác, Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới là địa chỉ tin cậy của
Ngành, là đơn vị được chính quyền, đồn thể gửi niềm tin, là nơi mà nhân dân có thể
tin tưởng vào sự hoạt động của đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao phó góp phần vào cơng cuộc đấu tranh phịng chóng tội phạm, nâng cao pháp chế
XHCN.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi hành án dân sự
Thành phố Đồng Hới
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng
Hới quy định tại ( Điều 16, Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014) như
sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của
Luật này.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy
định của Luật này.
16


- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động
được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án
theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Đồng
Hới đã đóng góp cơng sức cho địa phương củng như của Ngành ứng với mỗi thời kỳ.
Hiện nay, với chức năng, nhiệm vụ của Chi cục thi hành án dân sự Thành phố Đồng
Hới đã làm tốt trên mọi lĩnh vực được giao phó.
2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố
Đồng Hới
Về tổ chức nhân sự của Chi cục THADS Thành phố Đồng Hới gồm có 16 đồng
chí: 01 Chi cục trưởng, 01 Phó chi cục trưởng, có 08 Chấp hành viên, cịn lại là các
đồng chí làm các cơng tác văn phịng, kế tốn của đơn vị.
Các cán bộ, Chấp hành viên, chuyên viên của đơn vị hầu hết có trình độ cử nhân

luật làm cơng tác chuyên môn. Tất cả cán bộ, Châp hành viên, Chuyên viên đều có
trình độ tin học B, trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) B, C.
Ngoài ra, cán bộ, Chấp hành viên, chuyên viên Chi cục THADS Thành phố Đồng
Hới còn có năng lực trong cơng tác, kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt huyết với nghề
nghiệp để góp sức vào việc hồn thành các nhiệm vụ được giao.
2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố
Đồng Hới.
Trụ sở làm việc Chi cục THADS Thành phố Đồng Hới được đóng tại vị trí trung
tâm thành phố, thuận lợi cho việc thực thi nhiệm vụ và người dân đến thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình. Địa chỉ: Số 03, đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Lý,
TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Thứ nhất, trụ sở làm việc bao gồm:
Một là, dãy nhà ba tầng: Tầng 1 gồm bốn phịng; 2 phịng tiếp dân; phịng kế
tốn; phịng văn thư; . Tầng 2 gồm năm phòng: phòng Chi cục trưởng, ba phòng Chấp
17


hành viên; một phịng phó Chi cục trưởng. Tầng 3 gồm 3 phịng; một phịng phó Chi
cục trưởng; một phịng Thẩm tra viên; một phòng họp.
Hai là, một phòng bếp.
Ba là, một nhà bảo vệ.
Bốn là, một sân bóng chuyền.
Về phương tiện đi lại bao gồm một xe ô tô BKS 73A 001.10.
Thứ hai, về trang thiết bị làm việc: mỗi phịng đều được trang bị máy tính, máy
in và các vật dụng khác như bàn ghế, quạt, tủ đụng hồ sơ,... phục vụ cho cơng tác.
Ngồi ra cịn có một máy photo được đặt trong văn phòng tổng hợp nhằm phục vụ cho
việc photo hồ sơ vụ án.
2.2. Thực tiễn việc tuân theo trình tự, thủ tục thi hành án tại Chi cục Thi
hành án dân sự Thành phố Đồng Hới.
Như chúng ta đã biết, một công việc chúng ta muốn hồn thành tốt thì chúng ta

buộc phải hình thành trước trong suy nghĩ của mình một chuỗi các sự việc là cái nào sẽ
làm trước và cái nào sẽ làm sau, như vậy chính là trình tự mà chúng ta cần làm và tất
cả các bước để chúng ta hồn thành một cơng việc đó gọi là thủ tục. Sau đây là định
nghĩa về trình tự và thủ tục:
“Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất
định, một thể thống nhất bao gồm các nhiệm vụ liên quan với nhau nhằm đạt được kết
quả mong muốn.” theo vi.wiktionary.org
“Trình tự là sự sắp xếp lần lượt theo thứ tự trước sau.” theo vi.wiktionary.org
Chính vì vậy mà trong q trình thi hành án cũng không thể khác được, mọi việc
diễn ra trong quá trình thi hành án cũng đều được làm theo một trình tự, thủ tục mà
pháp luật về thi hành án đã có quy định sẵn tại Luật Thi hành án dân sự 2008 và các
thông tư, nghị định khác cùng hướng dẫn.
Như vậy, chuyên đề “ thực tiễn việc tuân theo trình tự, thủ tục thi hành án tại Chi
cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới” sẽ một phần nào đó nói lên được thực
tiễn về việc áp dụng pháp luật trong xã hội hiện nay như thế nào, có giải quyết được
cơng việc, có gặp thuận lợi và khó khăn gì khơng? Và trên cơ sở đó sẽ đúc kết để rút ra
các kiến nghị, giải pháp hợp lí nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc trong
công tác thực tiễn.
Công tác thi hành án dân sự
18


a) Về việc
- Tổng số bản án, quyết định đã nhận: 733.
Tổng số giải quyết là 1.076 việc, trong đó: Số cũ chuyển sang (trừ số đã chuyển
sổ theo dõi riêng) là 200. việc; Số thụ lý mới là 877 việc, tăng 53 việc (tăng 6% so với
cùng kỳ năm 2019);
- Sau khi trừ đi số ủy thác 20 việc, số thu hồi, hủy quyết định thi hành án 0 việc,
tổng số phải thi hành là 1.056 việc, trong đó: Số có điều kiện thi hành là 941 việc,
chiếm 89% trong tổng số phải thi hành; Số chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo

dõi riêng) là 115 việc, chiếm 11% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 808 việc, tăng 90 việc (tăng
11%) so với cùng kỳ năm 2019; đạt tỉ lệ 86% (tăng 3,5%) so với cùng kỳ năm 2019.
Vượt 4% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao;
Tổng số việc chưa có điều kiện thi hành án chuyển sang sổ theo dõi riêng là 144
việc.
Số việc chuyển kỳ sau 248 việc, giảm 97 việc (39%) so với cùng kỳ năm 2019.
- Về tiền
Tổng số giải quyết là 164 tỷ 223 triệu 107 nghìn đồng, trong đó: Số cũ chuyển
sang (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là 107.560.959 nghìn đồng; Số thụ lý mới là
56.662.148 nghìn đồng, giảm 616.472.749 nghìn đồng (giảm 92%) so với cùng kỳ
năm 2019;
- Sau khi trừ đi số ủy thác là 10.352.880 nghìn đồng, số thu hồi, hủy quyết định
thi hành án 0 nghìn đồng, tổng số phải thi hành là 153.870.227 nghìn đồng, trong đó:
Số có điều kiện thi hành là 65.088.993 nghìn đồng, chiếm 42% trong tổng số phải thi
hành; Số chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) là 88.198.835 nghìn
đồng, chiếm 58% trong tổng số phải thi hành;
Trong số có điều kiện thi hành, số thi hành xong là 28.921.481 nghìn đồng, giảm
48.458.065 nghìn đồng (giảm 63%) so với cùng kỳ năm 2019; đạt tỉ lệ 44,4% (tăng
1,2%) so với cùng kỳ năm 2019, Vượt 6,4% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao;
- Tổng số tiền chưa có điều kiện thi hành án chuyển sang sổ theo dõi riêng là
50.653.230 nghìn đồng.
- Số tiền chuyển kỳ sau 124.948.746 nghìn đồng, giảm 33.823.598 nghìn đồng
(giảm 21%) so với cùng kỳ năm 2019.
19


Ngồi ra, Chi cục đã tích cực, chủ động trong việc tổ chức thi hành án, thực hiện
khá tốt nhiều thủ tục trong công tác xác minh điều kiện thi hành án như: Sau khi ra
quyết định thi hành án đã tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương để xác minh

điều kiện thi hành án của người phải thi hành án tại nơi cư trú; phối hợp với các cơ
quan có chức năng để xác minh đối với tài sản thuộc diện đăng ký chuyển quyền sở
hữu sử dụng; phối hợp với trại giam để xác minh đối với các trường hợp người phải thi
hành án đang chấp hành hình phạt tù đã căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án,
phân loại án để tổ chức thi hành theo quy định; nhiều hồ sơ thể hiện đôn đốc, lưu các
biên bản làm việc, các Thông báo về thi hành án theo quy định. Đối với các việc chưa
có điều kiện thi hành, đăng tải cơng khai các trường hợp người phải thi hành án chưa
có điều kiện thi hành; thực hiện xác minh lại theo định kỳ; chuyển sổ theo dõi việc
chưa có điều kiện thi hành.
Thủ trưởng, Chấp hành viên Chi cục đã chú ý đến việc tổ chức thi hành án đảm
bảo đúng quy định; Việc phân loại án được các đơn vị chú trọng, về cơ bản việc phân
loại án chưa có điều kiện là chính xác;
Việc xác minh lại sau khi có quyết định chưa có điều kiện thực hiện khá tốt, khá
đầy đủ, các hồ sơ liên quan đến người phải thi hành án là phạm nhân thực hiện phối
hợp tích cực với Trại giam, Trại tạm giam
2.3. Những ưu điểm trong việc tuân theo trình tự, thủ tục thi hành án tại chi
cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới
Trong năm qua trong quá trình hoạt động của mình Chi cục Thi hành án dân sự
Thành phố Đồng Hới cũng đã đạt được những kết quả nhất định:
Như vậy, qua tổng hợp trên ta có thể thấy rằng Chi cục thi hành án dân sự Thành
phố Đồng Hới đã rất nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong năm qua
lấy số liệu thì Chi cục đều đạt được chỉ tiêu thi hành mà Cục đề ra cũng như là nhiệm
vụ mà Chi cục đã đăng kí trong phương hướng nhiệm vụ của mình.
Hầu hết các án thụ lý đều theo hình thức chủ động thi hành án chỉ có khoảng 5%
án trên tổng số án đã thụ lý là thụ lý theo đơn yêu cầu.
Trong quá trình giải quyết án các chấp hành viên của cơ quan thi hành án cũng
rất cẩn trọng trong việc tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành
án cũng như công tác lưu trữ hồ sơ. Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ hàng năm của
Cục thì Chi cục cũng đạt kết quả tốt, không phát hiện sai phạm nào nghiêm trọng. Viện
20



kiểm sát cùng cấp giám sát việc thi hành án cũng chưa có lần nào phải kháng nghị về
việc thi hành án khơng đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Công tác thi hành án dân sự trong năm qua tại Chi cục THADS thành phố được
triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, bên cạnh đó tiếp tục nhận được sự quan tâm,
lãnh đạo, chỉ đạo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân thành phố, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành có liên
quan trong q trình tổ chức thi hành án; Lãnh đạo Chi cục xác định yêu cầu, nhiệm
vụ một cách cụ thể, thể hiện chức trách, nhiệm vụ được giao rõ ràng; Chấp hành viên,
công chức làm công tác thi hành án dân sự có tinh thần quyết tâm cao, khắc phục khó
khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ. Trong năm qua, khơng có cơng chức, Chấp hành
viên vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; Qua 10 tháng đầu năm, Chi
cục mặc dù chưa đạt chỉ tiêu năm 2020 do Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình
giao, tuy nhiên, đánh giá khả năng hoàn thành chỉ tiêu mà cấp trên giao cuối năm là có
cơ sở do có nhiều vụ việc có giá trị phải thi hành lớn, chiếm tỷ lệ cao về tiền trong
tổng số tiền phải thi hành đang trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản, khi q
trình bán đấu giá thành cơng thì khả năng đạt và vượt chỉ tiêu về tiền mà Cục THADS
tỉnh giao là khá cao.
Công tác tổ chức cán bộ được quan tâm, cơng tác kế tốn tài chính cơ bản thực
hiện đảm bảo đúng nguyên tắc và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, công tác tiếp
dân và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tiếp tục được quan tâm giải quyết. Vị
thế của cơ quan thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới tiếp tục được khẳng định.
Công tác phối hợp trong thi hành hành án ngày càng hiệu quả hơn, phong trào thi đua
trong Chi cục tiếp tục phát huy.
Do đó, Chi cục trong năm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ
tiêu mà cấp trên đã giao
2.4. Những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong viêc tuân theo trình tự, thủ
tục thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự Thành phố Đồng Hới
• Những khó khăn vướng mắc chung:

Thứ nhất là, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp với trình độ
phát triển của kinh tế xã hội dẫn đến một số quy định để điều chỉnh các quan hệ pháp
luật còn lạc hậu dẫn đến việc tồn đọng án trong công tác thi hành án.
21


Thứ hai là, có sự chồng chéo trong việc ban hành các văn bản pháp luật giữa các
cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba là, Chi cục thi hành án dân sự là nơi thi hành tất cả các loại án từ dân sự,
hình sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại nên cũng khơng thể tránh khỏi
những sai sót, nhầm lẫn trong khi thụ lý án.
• Những khó khăn, vướng mắc cụ thể:
Cần sớm sửa đổi Luật Thi hành án dân sự để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến
xét việc xét miễn, giảm thi hành án đối với những khoản thu nộp ngân sách Nhà nước
có giá trị trên 5 triệu đồng nhưng đương sự chưa nộp được một phần;
Việc phát mãi tài sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thời gian để xử lý một vụ
việc thường kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cơ quan thi hành án;
Quy định tại về Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu
giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá tại Điều
49 Luật Đấu giá tài sản và quy định lựa chọn tổ chức đấu giá tại điều 56 Luật Đấu giá
tài sản còn chưa cụ thể, dẫn đến áp dụng trong thực tiễn gặp khó khăn, vướng mắc,
kéo dài việc bán đấu giá tài sản.

22


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC TUÂN THEO TRÌNH TỰ THỦ TỤC
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
3.1. Nhiệm vụ, giải pháp

Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác THADS tạo sự chuyển biến mạnh mẽ việc
THADS trên địa bàn, đẩy mạnh việc tổ chức thi hành án làm cho các Bản án, Quyết
định có hiệu lực pháp luật của Toà án được thi hành một cách nghiêm minh, các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được bảo vệ, kỷ cương phép nước được
tôn trọng, trật tự xã hội được củng cố. Vì vậy, mỗi một cán bộ, Chấp hành viên phải
nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng việc thi hành án để tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả công tác THADS.
Chi cục THADS thành phố Đồng Hới tiếp tục triển khai công tác thi hành án theo
quy định của Luật THADS, với mục tiêu giảm án tồn đọng, nâng cao vị thế, vai trị
cơng tác thi hành án, trên tinh thần phát huy tính chủ động của Chấp hành viên. Chú
trọng nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tiếp nhận, ra quyết định thụ lý
thi hành 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật do toà án nhân dân chuyển
giao và các Cơ quan Thi hành án ủy thác và đương sự có yêu cầu. Chỉ tiêu về việc, về
tiền thi hành án đạt và vượt chỉ tiêu được giao.
Thực hiện tốt công tác giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng phục vụ tốt công tác
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Chỉ đạo tổ chức các đợt thi hành án cao điểm tại những nơi có số lượng án lớn,
phức tạp, tranh thủ sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo THADS thành phố, phối hợp chặt chẽ
với Tòa án, Viện kiểm sát để tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong cơng
tác thi hành án. Đồng thời, cương quyết cưỡng chế đối với các vụ việc có điều kiện
nhưng cố tình chây ì, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên
đương sự và bảo vệ uy tín danh dự cho cán bộ, Chấp hành viên trong quá trình thực thi
nhiệm vụ.
Tiến hành lập hồ sơ đề nghị Toà án, Viện kiểm sát xét miễn giảm nghĩa vụ thi
hành án theo quy định của Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014.
3.2. Giải pháp chủ yếu
23



- Triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương, chính sách của
Đảng về cơng tác thi hành án dân sựu; Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tư pháp
về công tác THADS.
- Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động THADS, nâng cao ý thức trách
nhiệm và phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên, xây dựng.
- Làm tốt công tác dân vận trong THADS, tích cực vận động, thuyết phục, hạn
chế việc tổ chức cưỡng chế, mở các đợt cao điểm về THADS, đồng thời tăng cường
công tác kiểm tra đối với Chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án.
- Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THADS, hạn chế thấp nhất
các đơn thư khiếu nại kéo dài vượt cấp, phải có các giải pháp giải quyết hiệu quả, phân
công trách nhiệm cho từng cá nhân và ấn định thời gian cụ thể.
- Tham mưu, đề xuất và tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền
địa phương thành phố, phối hợp thường xuyên và có hiệu quả với các cơ quan hữu
quan, đặc biệt là các cơ quan Công an -Toà án - Viện kiểm sát trong thực hiện nhiệm
vụ và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo cơng tác THADS.
3.3. Đề xuất
Cấp ủy, Chính quyền địa phương, Cục THADS tỉnh tăng cường hơn nữa sự hỗ
trợ, chỉ đạo trong việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan trong quá trình
tổ chức thi hành án. Công an thành phố Đồng Hới tăng cường phối hợp bảo vệ cưỡng
chế thi hành án theo tinh thần Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT – BTP – BCA ngày
30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng
chế trong thi hành án dân sự.
Đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự có sự quan tâm hơn nữa, đầu tư trang thiết
bị, cơ sở vật chất hạ tầng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm cơng tác thi
hành án dân sự để khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy cán bộ công chức thi hành án
n tâm cơng tác và ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.




24


KẾT LUẬN
Thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng của hoạt động nhà nước. Thông
qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan nhà nước
có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và tổ chức được
bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực
của nhà nước cũng chỉ là quyết định trên giấy nếu khơng được thi hành, hoặc nếu có
được thi hành nhưng kém hiệu quả thì sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của
các cơ quan tố tụng của các giai đoạn trước. Vậy nên trình tự, thủ tục để q trình thi
hành án dân sự nói riêng và thi hành án nói chung trở nên hiệu quả và nhanh chóng là
rất quan trọng và có vai trị lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Hai tháng là không đủ để một sinh viên hiểu hết về cuộc sống về hết nhwungx lý
thuyết trên thực tế, về xã hội và về cháp hành viên.
Khoảng thời gian thực tập trơi qua nhanh chóng với nhiều trải nghiệm, cảm xúc
và những kiến thức, giá trị thu được sau hai tháng thực tập thực sự có ý nghĩa lớn với
tơi. Đó khơng chỉ là kinh nghiệm xương máu mà sau khi tốt nghiệp tơi có thể điền vào
bộ hồ sơ, không chỉ là kiến thức thực tế về một chấp hành viên, mà còn là những kỹ
năng cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm và khả năng đánh giá, nhận xét một cách tổng
thể.
Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều gian nan trong bước đường mà tơi chọn,
nhưng tôi tin với nỗ lực của bản thân và những gì học được từ mọi người thơng qua
đợt thực tập này sẽ giúp tôi vững bước hơn, tự tin hơn và lạc quan hơn.

25



×