Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.87 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TSV2018 - 94

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TSV2018 - 94

Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Quốc Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: SP16X3A1 Khoa Sư phạm
Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 năm
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Người hướng dẫn: TS Dương Hữu Tòng

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2018




NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT

Họ và tên

MSSV, Lớp, Khóa

1

Lê Bảo Quốc

B1608470, SP16X3A1,

(Chủ nhiệm đề tài)

Khóa 42

Trương Thị Thu Hiền

B1608448, SP16X3A1,

(Thành viên chính)

Khóa 42

2

Chữ ký


Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài
Họ và tên, MSCB

Đơn vị cơng tác và lĩnh vực
chun mơn

Dương Hữu Tịng

Khoa Sư phạm

MSCB 001860

Lí luận và phương pháp dạy
học Bộ mơn Tốn

Chữ ký


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................2
2.1. Trong nước.........................................................................................................2
2.2. Ngoài nước.........................................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................5
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5
5.1. Cách tiếp cận .....................................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY...........................................7
1.1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của sơ đồ tư duy ....................................7
1.1.1 Nguồn gốc ra đời ............................................................................................. 7
1.1.2 Quá trình phát triển .........................................................................................8
1.2 Khái niệm của sơ đồ tư duy ...................................................................................8
1.3 Đặc điểm của sơ đồ tư duy ...................................................................................10
1.4 Những kĩ năng cần thiết để vẽ sơ đồ tư duy ........................................................11
1.5 Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy .........................................................................12
1.6 Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy..........................................................................13
1.7 Ứng dụng của sơ đồ tư duy ..................................................................................14
1.7.1 Lợi ích và chức năng của sơ đồ tư duy ............................................................. 14
1.7.3 Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong giảng dạy.....................................................17
1.7.4 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập của học sinh ..........................................18
1.8 Ưu và nhược điểm của sơ đồ tư duy ....................................................................19
1.8.1 Nhược điểm của sơ đồ tư duy ........................................................................19


1.8.2 Ưu điểm của sơ đồ tư duy ..............................................................................20
1.9 Phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy Buzan's iMindMap 9 ........................................20
1.9.1 Giới thiệu phần mềm Buzan's iMindMap 9.......................................................20
1.9.2 Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy bằng phần mềm Buzan's iMindMap 9 ..................20
1.9.3 Một số phím tắt của phần mềm Buzan's iMindMap 9 .......................................28
1.9.4 Một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy khác ............................................................ 28
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TOÁN ....................30
Ở TIỂU HỌC ...............................................................................................................30
2.1 Mục tiêu dạy học toán ở Tiểu học ........................................................................30
2.2 Nội dung chương trình tốn ở Tiểu học ............................................................... 31
2.3 Đặc điểm nội dung của toán ở Tiểu học .............................................................. 57
2.4 Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học ................................................................ 57
2.5 Thiết kế sơ đồ tư duy nội dung các lớp ................................................................ 62

2.6 Kế hoạch bài học sử dụng sơ đồ tư duy ............................................................... 71
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM..................................................................................79
3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................79
3.2 Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm........................................................79
3.3 Nội dung thực nghiệm .......................................................................................... 79
3.4 Tiến trình thực nghiệm .........................................................................................79
3.5 Tiến hành thực nghiệm.........................................................................................80
3.5.1 Giai đoạn 1: Hướng dẫn học sinh điền vào sơ đồ khuyết ............................. 80
3.5.2 Giai đoạn 2: Hướng dẫn học sinh củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy có sự
hỗ trợ từ giáo viên...................................................................................................83
3.5.3 Giai đoạn 3: Học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy độc lập ............................ 84
3.5.4 Giai đoạn 4: Khảo sát ý kiến của học sinh ....................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................100
PHỤ LỤC ...................................................................................................................102


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1. Danh mục bảng
Bảng 3.1: Số liệu thống kê chất lượng sơ đồ của học sinh vẽ
Bảng 3.2: Số liệu thống kê thái độ của học sinh đối với việc sử dụng sơ đồ tư duy để
học tập và ơn tập các kiến thức tốn.
Bảng 3.3: Số liệu thống kê khả năng tự vẽ sơ đồ tư duy của học sinh.
Bảng 3.4 : Số liệu thống kê những khó khăn khi vẽ sơ đồ tư duy của học sinh.
Bảng 3.5: Số liệu thống kê ý kiến của học sinh về lợi ích của sơ đồ tư duy.
Bảng 3.6: Số liệu thống kê ý kiến của học sinh với việc sử dụng sơ đồ tư duy vào các
cơng việc.
2. Danh mục hình
Hình 1.1: Sơ đồ tư duy minh họa ứng dụng trong học tập của học sinh
Hình 1.2: Biểu tượng phần mềm iMindMap 9
Hình 1.3: Hướng dẫn tạo ý tưởng trung tâm

Hình 1.4: Hướng dẫn phóng to thu nhỏ chủ đề trung tâm
Hình 1.5: Hướng dẫn thêm nhánh (1)
Hình 1.6: Hướng dẫn thêm nhánh (2)
Hình 1.7: Hướng dẫn di chuyển nhánh
Hình 1.8: Hướng dẫn đổi kiểu nhánh
Hình 1.9: Hướng dẫn thay đổi dạng nhánh chứa hộp văn bản
Hình 1.10: Hướng dẫn thêm từ khóa
Hình 1.11: Hướng dẫn đổi màu cho các nhánh
Hình 1.12: Hướng dẫn thêm các hình ảnh
Hình 1.13: Hướng dẫn xuất ra file
Hình 3.1: Sơ đồ điền khuyết của học sinh bài phân số (1)
Hình 3.2: Sơ đồ điền khuyết của học sinh bài phân số (2)
Hình 3.3: Sơ đồ điền khuyết của học sinh bài số thập phân (1)
Hình 3.4: Sơ đồ điền khuyết của học sinh bài số thập phân (2)
Hình 3.5: Sơ đồ học sinh vẽ củng cố bài ôn tập về khối lượng
Hình 3.6: Sơ đồ củng cố của em N.B.D
Hình 3.7: Sơ đồ củng cố của em N.T.Đ


Hình 3.8: Sơ đồ củng cố của em T.G.H
Hình 3.9: Sơ đồ củng cố của em L.Đ.A
Hình 3.10: Sơ đồ củng cố của em Đ.T.N.N.N
Hình 3.11: Sơ đồ củng cố của em V.T
Hình 3.12: Sơ đồ củng cố của em L.P
Hình 3.13: Sơ đồ củng cố của em B.Q
Hình 3.14: Sơ đồ củng cố của em N.Q


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Dịch

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

SĐTD

Sơ đồ tư duy


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán cho học sinh Tiểu học
- Sinh viên thực hiện: Lê Bảo Quốc
- Lớp: SP16X3A1

Khoa: Sư Phạm Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS. Dương Hữu Tòng
2. Mục tiêu đề tài:

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học bằng sơ đồ tư
duy, vận dụng sơ đồ tư duy vào bài học cụ thể, thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả.
3. Tính mới và sáng tạo:
Sử dụng một cơng cụ mới vào trong dạy học tốn ở tiểu học
4. Kết quả nghiên cứu:
Thấy được tính khả thi cao cả vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Tốn ở Tiểu học
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đưa ra một phương pháp dạy học để bàn bạc thảo luận nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học cho học sinh Tiểu học
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc nhận xét,
đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Khơng
.
Ngày 30 tháng 11 năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài:
Đây là đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt, có thể dùng để tham khảo trong giảng dạy cho
học sinh tiểu học khơng chỉ ở mơn tốn mà cịn ở các mơn học khác.

Ngày 30 tháng 11 năm 2018
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)


(ký, họ và tên)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Lê Bảo Quốc
Sinh ngày: 15 tháng 08 năm 1998
Nơi sinh: Thạnh phú – Bến Tre
Lớp: SP16X3A1

Khóa: 42

Khoa: Sư phạm
Địa chỉ liên hệ: KTX B, ĐHCT 3/2 phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TPCT
Điện thoại: 0964097701

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Sư Phạm


Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Điểm trung bình chung học kì 1 : 3.27

Điểm rèn luyện : 83

Điểm trung bình chung học kì 1 : 3.42

Điểm rèn luyện : 88

* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Sư Phạm

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
Điểm trung bình chung học kì 1 : 3.53

Điểm rèn luyện : 99

Điểm trung bình chung học kì 1 : 3.58

Điểm rèn luyện : 95
Ngày 30 tháng 11 năm 2018
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Xác nhận của Trường Đại học Cần

Thơ
(ký tên và đóng dấu)


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở học sinh Tiểu học kiến thức tốn của các em cịn mới lạ, khả năng nhận thức của
các em đang được hình thành và phát triển, tư duy đã có chiều hướng bền vững và đang
giai đoạn phát triển vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất
định. Tuy nhiên cách học truyền thống đã khiến tư duy của các em đi vào lối mịn, khơng
kích thích được sự phát triển của trí não, các em khơng biết xâu chuỗi được kiến thức
với nhau, không biết vận dụng được kiến thức đã học trước đó vào phần sau. Học sinh
còn yếu về kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ chưa được sâu sắc mà sa vào
lối học vẹt, thuộc lịng máy móc, dẫn đến chán nản và áp lực.
Trong những năm qua cùng với việc thực hiện đồng bộ đổi mới nội dung, chương
trình, sách giáo khoa vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung trong đó vấn đề
sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm.
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,... là một kỹ thuật hình
họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ hình ảnh, đường nét màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt
động và chức năng của não bộ. Sơ đồ tư duy hoạt động trên hai nguyên tắc chủ chốt là
tưởng tượng và liên kết. Não bộ của con người chính là bộ máy nhận nó và nhận các ý
tưởng bằng sự liên kết. Sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập, các em sẽ biết cách học và
tự học một cách có chủ đích, khơng thuộc lịng, thuộc vẹt một cách máy móc. Các em
sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu các kiến thức trọng tâm cơ bản, biết liên tưởng, liên kết
thành một hệ thống các kiến thức có liên quan với nhau. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp
với các phương pháp dạy học khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,…có tính khả thi
cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Từ những nhận định trên ta thấy ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán ở học
sinh Tiểu học là điều quan trọng và cấp thiết. Giúp học sinh rút ngắn thời gian học, giúp
các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hóa kiến thức với lượng lớn đồng thời phát

triển tư duy cho các em. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi quyết định chọn đề
tài “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Tiểu học” để nghiên cứu.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trong nước
Ở Việt Nam, ngay từ lúc mới được giới thiệu, sơ đồ tư duy đã nhanh chóng trở nên
phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Một trong những lĩnh vực ứng dụng sơ đồ tư duy
nổi bật nhất là đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học trong đó có tiểu học. Ở
cấp tiểu học, chúng tơi đã tìm được các cơng trình, bài viết nghiên cứu ứng dụng sơ đồ
tư duy vào dạy học ở tiểu học tiêu biểu như sau:
- Năm 2016, tác giả Lê Thị Hồng An với “Phát triển năng lực xây dựng bài giảng
môn Tập làm Văn của giáo viên tiểu học theo phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy”.
Trích trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế năm 2016 “Phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - Xu hướng Việt Nam và thế giới”. Bài
viết đã nêu đầy đủ các nguyên tắc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy phân
mơn Tập Làm Văn ở bậc tiểu học
- Năm 2009, tác giả Hoàng Đức Huy trong quyển “Sơ đồ tư duy đổi mới dạy học
giới thiệu các kỹ thuật tư duy” (5W1H, six thinking hats), hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư
duy bằng tay và bằng phần mềm vi tính. Tác giả cũng hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy
cho HS ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học và trung học.
- Nhóm tác giả Trần Đình Châu, Nguyễn Thị Thu Thủy với quyển “Dạy tốt - học
tốt ở Tiểu học bằng sơ đồ tư duy” (2011) thiết kế và hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học các môn học ở khối tiểu học.
- Bài viết “Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy học kể chuyện ở Tiểu học” của tác giả
Trịnh Thị Hương trên tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (2013). Đã trình bày vấn đề
sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Kể chuyện ở tiểu học thông qua dạy thực nghiệm
tại trường tiểu học Ngô Quyền, Tp. Cần Thơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử

dụng sơ đồ tư duy có thể cải thiện kĩ năng khái quát và kĩ năng kể chuyện của học sinh.
- Bài viết “Sử dụng sơ đồ tư duy - một biện pháp hỗ trợ HS học tập” của tác giả
Trần Đình Châu (2009) đăng trên báo Tạp chí Khoa học, bài viết “Dạy học phân môn
Tập làm văn với sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy” của tác giả Đỗ Thị Phương Thảo trên Tạp
chí Khoa học (2012), bài viết “Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong việc hướng dẫn học sinh
lớp 5 lập dàn ý các bài văn thuộc thể loại văn miêu tả” của tác giả Lê Ngọc Hóa trên
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (2013). Các bài viết này giới thiệu khái quát về sơ
đồ tư duy, hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, cách thiết kế sơ đồ tư
2


duy và cách thức sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học nói chung và phân mơn Tập làm văn
ở tiểu học nói riêng.
- Tác giả Phạm Nguyễn Huy Cường trong bài viết “Sơ đồ tư duy - 10 điều nên học
từ Albert Einstein”, nguồn đã nêu lên ưu điểm và các lợi
ích hỗ trợ việc học tập, giảng dạy từ công cụ sơ đồ tư duy.
- Bài viết của tác giả Minh Tuấn “Hiểu sâu, nhớ lâu nhờ sơ đồ tư duy” (trên trang
VietNamNet, đăng ngày 09/5/2014, nguồn bài viết đưa ra thực trạng HS học vẹt, học
thuộc lịng và khơng thể nào nhớ hết những gì đã viết trong sách, vở. TS. Đặng Thị Thu
Thủy - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là một
trong những người đầu tiên đưa phương pháp sơ đồ tư duy vào giảng dạy ở trong nước
và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực đó. Việc đưa sơ đồ tư duy vào trong giảng dạy
giúp ích cho các em nhớ bài lâu hơn.
- Bài viết “Hiệu quả của việc học bằng sơ đồ tư duy” (trong chuyên mục nghiên
cứu

khoa

học


trên

trang

đại

học

Đông

Á,

nguồn

/>14299/Default.aspx) đã chia sẻ một cách học hiệu quả đó là sử dụng sơ đồ tư duy. Bài
viết nêu ra định nghĩa khái quát và các ích lợi từ sơ đồ tư duy. Một số lợi ích của sơ đồ
tư duy: Nhớ các thơng tin quan trọng, hiểu rõ cấu trúc bài học, tiếp tục tư duy sáng tạo
về bài học.
- Bài viết của tác giả P.T “Bản đồ tư duy - kiểu học mới giúp HS thốt lối mịn”
(trên

trang

VietNamNet,

đăng

ngày

22/11/2010,


nguồn

đã đề cập đến việc học theo lối mịn khơng cịn
phù hợp với cách dạy tích cực ngày nay. Bài viết cịn đề cập đến việc sử dụng sơ đồ tư
duy giúp giáo viên dạy học sáng tạo, chống “đọc, chép”, góp phần hạn chế tiêu cực trong
kiểm tra thi cử.
- Tác giả Nguyễn Thị Bạch Mai, Ngô Quang Sơn trong bài viết “Sử dụng sơ đồ
tư duy trong quá trình giáo dục ở các trường mầm non của tỉnh Lâm Đồng” (trong
chuyên mục thực tiễn giáo dục, số 06 tháng 11/2012), bài viết này giới thiệu về việc sử
dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy tại trường Mầm non của tỉnh Lâm Đồng và
đã thu lại kết quả tích cực. Bài viết thơng qua hai ví dụ để trẻ phân loại theo chủ đề. Ví
3


dụ về chủ đề động vật và tìm hiểu về quê hương của bé. Qua hai chủ đề này giúp các em
phát triển tư duy nhận biết, phát triển tư duy logic… Tác giả còn khái quát tầm quan
trọng của việc sử dụng sơ đồ tư duy cho các em mầm non trong quá trình học tập giúp
các em chuẩn bị tốt tâm lý khi bước vào lớp 1 và những năm tiếp theo.
- Bài viết “Học Lịch sử theo Sơ đồ tư duy của học sinh lớp 4” của tác giả Đỗ Kim
Dung. Tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học giúp HS tổng kết và
hệ thống hóa lại kiến thức một cách khoa học và logic, phát huy được tính tích cực, chủ
động và sáng tạo.
- Trong bài viết “Kinh nghiệm từ việc sử dụng Phương pháp sơ đồ tư duy để dạy
hoc” của Ths. Trương Thị Thế Đăng, tạp chí Dạy và học sáng tạo số 3/2013 đã nêu khái
quát về sơ đồ tư duy, đặc điểm của phương pháp sơ đồ tư duy, lợi ích mà chúng mang
tới. Ngồi ra, bài viết đề cập đến kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động dạy và học với
phương pháp sơ đồ tư duy nhằm khắc phục những khó khăn trong khâu tổ chức cho học
sinh tham gia vào tiến trình học tập.
- Tác giả Nguyễn Trịnh Ngọc Hân với bài viết “Giải pháp ứng dụng sơ đồ tư duy

trong giảng dạy bộ môn tin học ở Trường Tiểu học Kim Đồng-Quận 7, TP.HCM”. Bài
viết đưa ra hướng giúp vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy được hiệu quả giải quyết khó khăn
trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy.
- Khóa luận “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học yếu tố hình học ở Tiểu học” của
tác giả Nguyễn Thương Huyền Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, khóa luận đưa ra các biện
pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học yếu tố hình học và góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học tốn ở Tiểu học.
2.2. Ngồi nước
- Nhóm tác giả Jean - Luc Deladriere, Fesderic Le Bihan, Pierre Mongin, Denis
Rebaud với quyển “sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy” (organisez vó idées avvec le Mind
Mapping) được dịch bởi Trần Chánh Nguyên (2013). Tài liệu trình bày khái quát về sơ
đồ tư duy, một số ứng dụng của sơ đồ tư duy, hướng dẫn thiết kế và lập sơ đồ tư duy.
- Tác giả Adam Khoo trong quyển “Tôi tài giỏi bạn cũng thế!” chương 7 sơ đồ tư
duy có nêu lên những hạn chế của việc ghi chép truyền thống và làm nổi bật lên công
cụ tối ưu trong việc ghi chú đó là sử dụng sơ đồ tư duy. Tài liệu này còn đề cập đến việc
hướng dẫn phương pháp vẽ sơ đồ tư duy theo các bước để giúp người học có thể vẽ một
cách đơn giản và dễ hiểu.
4


- Tác giả Tony Buzan với quyển “Tony & Bary Buzan the mind map book sơ đồ
tư duy” được dịch bởi Lê Huy Lâm. Tài liệu đề cập những khó khăn khi tìm cách cải
thiện trí nhớ, sự sáng tạo, năng lực giao tiếp, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, trí thơng
minh và sự nhanh nhạy…Quyển sách cịn đưa ra nguyên tắc hoạt động của não bộ ,
hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy và các ứng dụng của sơ đồ tư duy mang lại. Trong
quyển sách này có đề cấp đến việc sử dụng sơ đồ tư duy trong giáo dục.
Nhìn chung, các cơng trình, bài viết trên đi vào tìm hiểu những vấn đề chung về
sơ đồ tư duy, hướng dẫn cách thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung ở Tiểu học.
Tuy nhiên, việc vận dụng sơ đồ tư duy để nâng cao việc học toán cho học sinh Tiểu học
chưa được đề cập đến. Chính vì thế, trong nghiên cứu này chúng tôi hướng dẫn học sinh

Tiểu học dùng sơ đồ tư duy vào học toán nhằm nâng cao kết quả học tập mơn tốn ở các
em.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho
học sinh Tiểu học nhằm nâng cao kết quả dạy học Toán.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích, tổng hợp những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt là là với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
+ Tìm hiểu về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Tiểu
học.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Tiểu học vào bài học
cụ thể.
+ Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của
sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Tiểu học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc dạy và học Toán của học sinh Tiểu học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh Tiểu học tại Thành Phố Cần Thơ.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5


5.1. Cách tiếp cận
-Đi từ thực trạng  lý thuyết  vận dụng.
- Nghiên cứu lý thuyết từ các bài báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo về các mơ
hình ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy và học trong nước và ngồi nước. Từ đó khái qt
hóa lý thuyết đưa ra mối quan hệ giữa việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học; đối
với việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao việc học toán cho học sinh Tiểu học.

- Từ những nghiên cứu lý thuyết ban đầu sẽ đưa ra những phương pháp thử nghiệm
đối với học sinh từ đó tìm ra phương pháp phù hợp và tối ưu nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này được sử dụng để phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên và học sinh về việc sử dụng sơ
đồ tư duy trong dạy học toán cho học sinh Tiểu học.
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này nhằm thử nghiệm những đề xuất
của tác giả nghiên cứu từ kết quả khảo sát để kiểm chứng và chứng minh tính khả thi
của những đề xuất trong đề tài.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu chúng tơi cũng sử dụng các kĩ thuật khác như
phân tích, so sánh và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin khác để hỗ trợ cho
việc nghiên cứu.
Các dữ liệu thu thập để phục vụ cho điều tra, nghiên cứu và đánh giá kết quả thực
nghiệm gồm có: Kế hoạch giảng dạy, phiếu điều tra khảo sát, các sơ đồ kiểm tra học
sinh,…

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY
1.1 Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của sơ đồ tư duy
1.1.1 Nguồn gốc ra đời
Từ trước đến nay, đa phần chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự,
đường thẳng, con số,…Với cách ghi chép này, chúng ta chưa thực sự đạt hiệu quả cao
và chỉ mới sử dụng một nửa bộ não của mình (não trái). Vì lý do chúng ta chưa sử dụng
đến kĩ năng ở não phải, não phải là một nơi giúp chúng ta xử lý thông tin về nhịp điệu,
màu sắc, không gian và sự sáng tạo, tưởng tượng phong phú. Hay nói cách khác chúng
ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng của bộ não của chúng ta khi ghi nhận

thông tin. Nhận thấy được những vấn đề cấp bách đó, Athony “Tony” Peter Buzan (sinh
năm 1942) tại Ln Đơn (Anh) là một trong số ít những người dành thời gian nghiên
cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ não và làm theo quy luật đó để đạt được những
thành cơng vượt bật. Ơng là tác giả đi đầu trong lĩnh vực về não và phương pháp học
tập với hơn 80 tác phẩm, tổng cộng lên đến 3 triệu bảng đã được bán ra. Nhiều cuốn
sách và những sản phẩm dành được những thành công lớn ở hơn 100 nước với 30 ngôn
ngữ, doanh thu lên đến hơn 100 triệu bảng Anh. Là giảng viên hàng đầu trên thế giới
trong lĩnh vực này Tony Buzan được coi là “bậc thầy phù thủy về tư duy”. Vào cuối
thập niên 60 của thế kỉ 20, ông đã cho ra đời “Sơ đồ tư duy” (Mind map) với mục tiêu
được đề ra là giúp con người có thể sử dụng tối đa khả năng hoạt động của bộ não.
Có thể mơ tả SĐTD là một kĩ thuật hình họa, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh,
đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc hoạt động và chức năng của bộ
não giúp khai phá tiềm năng vơ tận của bộ não. SĐTD chính là công cụ giúp con người
làm chủ cuộc sống: ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch… và thành công trong các
lĩnh vực công việc. Tony Buzan tin rằng “chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la
rộng lớn, nhưng trong mỗi chúng ta cũng có một vũ trụ khác chưa được khai phá, đó
chính là bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này, chúng ta sẽ thu được những điều vơ
cùng kì diệu về tiềm năng khơng giới hạn của chúng ta như sự kì diệu của vũ trụ vậy".
Ở Việt Nam, hiện đã có những quyển sách dịch từ những cơng trình của ơng được
xuất bản như: Sơ đồ tư duy, Làm chủ trí nhớ của bạn, Sử dụng trí não của bạn… Theo
triết lý của Buzan thì SĐTD được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những
đột phá trong suy nghĩ. Buzan nghiên cứu sâu về bộ não, trí nhớ tìm ra quy luật khi xây
dựng bản đồ gồm nhiều nhánh liên kết với nhau theo dạng nhánh cây (từ một nhánh lớn
7


sẽ phát triển ra nhiều nhánh nhỏ) nó cũng tương đồng với cấu trúc não, giúp bộ não ghi
chép các sự kiện một cách hệ thống logic. Bộ não của chúng ta sinh ra để ghi nhớ, tư
duy linh hoạt thì con người cần phải tập luyện nó nếu khơng bộ não sẽ khơng phát triển
được. SĐTD chính là phương pháp giúp con người khắc sâu những kinh nghiệm, kiến

thức đồng thời cũng là đang luyện tập bộ não làm việc song song ở 2 bán cầu.
1.1.2 Quá trình phát triển
Đến giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền
bá kỹ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục của
nhiều nước.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đồn, cơng ty
hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony
Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ơng (ơng đã từng
sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).
Hiện nay, ở Việt Nam ngay khi được tiếp cận và áp dụng vào các lĩnh vực trong
cuộc sống. SĐTD đã khẳng định được chức năng và hiệu quả đạt được trong cơng việc
của người sử dụng. Nó khơng chỉ là công cụ để ghi chép một sự kiện hay những thơng
tin, mà nó cịn có thể dùng để phân tích một vấn đề, triển khai một chủ đề cụ thể một
cách khoa học và logic nhất mà còn giúp người sử dụng dễ dàng đạt được mục đích đề
ra trong thời gian được rút ngắn đồng thời tăng hiệu quả mang lại trong cơng việc.
Chính vì thế, SĐTD đã và đang được đưa vào để áp dụng trong các phương pháp
giáo dục học sinh làm việc có tư duy và khoa học. Nhờ vào những tính năng vượt trội
của SĐTD, đã có một số nghiên cứu đưa ra kết quả khả quan khi áp dụng SĐTD vào
trong dạy học đặc biệt là ở cấp Tiểu học hiện nay.
1.2 Khái niệm của sơ đồ tư duy
Theo Tony Buzan “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và
hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh
trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng
trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Các nhánh chính lại được
phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh
nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu ở vấn đề
ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết
dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến Bản đồ tư duy có thể bao quát
8



được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông
thường không thể làm được”.
Theo Từ Điển Bách Khoa toàn thư Wikidipia đã định nghĩa sơ đồ tư duy hay còn
gọi là bản đồ tư duy (Mind map) là phương thức được đưa ra như một phương tiện để
tận dụng tối đa khả năng ghi nhận thông tin của bộ não một cách đầy hình ảnh và màu
sắc. Đây là một cách để ghi nhớ từ chi tiết đến tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra
thành dạng của lược đồ phân nhánh ý. Mặt khác, không giống với máy tính ngồi khả
năng ghi nhớ kiểu tính (ghi nhớ theo trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố
xuất hiện của một câu chuyện) thì não bộ con người cịn có khả năng liên lạc, liên hệ
các dữ kiện với nhau. Phương pháp này chính là khai thác đồng thời hai khả năng này
của bộ não.
Theo Adam Khoo cho rằng “SĐTD là một công cụ ghi chú hiệu quả, vận dụng
được những từ khóa và những nguyên tắc ghi nhớ siêu đẳng, với sơ đồ tư duy cả não
trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của bộ não sẽ được huy động triệt để nhằm
mang lại hiệu quả tối ưu nhất”
Theo báo tuổi trẻ số 303/2008 “Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều
nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. Cái cây ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình
ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện vấn đề liên quan với các ý tưởng
chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh
nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và
các kiến thức, hình ảnh ln được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh
tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
Theo tác giả Trình Đình Châu (2011): “SĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa
một chủ đề,… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết”.
Tác giả Lê Ngọc Hóa (2012) cũng đồng quan điểm với tác giả Trần Đình Châu.
Tuy nhiên, nội dung khái niệm được trình bày một cách chi tiết hơn: “SĐTD còn gọi là
bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử

dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa
lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc,
9


hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mọi người có thể “thể
hiện” nó dưới dạng SĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập SĐTD phát huy được khả
năng sáng tạo của mỗi người.
Tác giả Trịnh Thị Hương (2013) đã khái niệm về SĐTD một cách ngắn gọn như
sau: “Mind map (SĐTD hay bản đồ tư duy) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình
ảnh để mở rộng, đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra các loại sơ đồ này được phát triển
bởi Tony Buzan vào những năm 1960 và cho đến nay nó đã và đang được sử dụng ở rất
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam”.
Tác giả Jean – Luc Deladriere và cộng sự (2013), quan niệm: “Sơ đồ tư duy thể
hiện mối liên hệ theo một trật tự tạm thời và có tính chủ quan giữa các dữ liệu dưới dạng
sơ đồ hình nhánh, nhằm tổ chức và làm nổi bật thông tin. Đây là một trong những cơng
cụ được dùng để trình bày thông tin một cách cụ thể. Trên cơ sở đó, nó cho phép người
sử dụng vừa tập trung vào chi tiết vừa có cái nhìn tổng qt. Nhờ vậy, họ có thể nhanh
chống nắm bắt những tình huống phức tạp”.
Như vậy, dù có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ này nhưng suy cho cùng “Sơ đồ
tư duy” là một phương tiện trực quan, là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ trong việc sản sinh
những ý tưởng rời rạc thành những ý tưởng có tính liên kết. Trong q trình học cơng
cụ này được tạo nên bởi việc kết hợp với những hình ảnh, màu sắc, chữ viết có tư duy.
Đặc biệt, cơng cụ này cịn hỗ trợ người học hồi tưởng những ý tưởng, gợi nhớ lại những
kinh nghiệm đã có, hệ thống hóa lại các mạch kiến thức làm cho người học phát triển
được khả năng tư duy, sáng tạo.
1.3 Đặc điểm của sơ đồ tư duy
Cha đẻ của phương pháp sơ đồ tư duy, Tony Buzan đã từng nói: “một hình ảnh có
giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc mang lại cho bản đồ tư duy những rung cảm cộng

hưởng mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”. SĐTD còn được
làm nổi bật bằng hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, kí hiệu, màu sắc, kích thướt, mã số
được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó có thêm sức thu hút, hấp
dẫn, mang đậm dấu cá nhân người sử dụng. Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả
năng ghi nhớ, mà đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin của bộ não con người.
SĐTD được biểu diễn trên mặt giấy phẳng và biểu thị được thời gian, không gian, màu
sắc. Thay vì dùng chữ để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối
tượng bằng hình ảnh 2 chiều, nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ tương hỗ
10


giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và giữa cách liên hệ của chúng với nhau bên
trong củ một vấn đề lớn. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng
giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng
thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và
nhìn nhận một cách dễ dàng, nhanh chống hơn.
Xét về SĐTD có thể nêu ra 4 đặc điểm chính nổi bật:
Thứ nhất, Đối tượng được quan tâm, xác định rõ ràng và được kết tinh thành một
hình ảnh trung tâm (vấn đề chủ đề trọng tâm), thường được biểu thị bằng màu sắc nổi
bật nhất, có thể thêm hình ảnh minh họa sinh động.
Thứ hai: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề trọng tâm), những chủ đề chính, những
thơng tin liên quan đến đối tượng sẽ được tỏa rộng ra thành các nhánh ý với các đối
tượng ưu tiên từ tổng quát đến cụ thể. Quan hệ tương hổ giữa mỗi ý được chỉ ra tường
tận, ý càng quan trọng sẽ nằm càng gần với ý chính, ý càng chi tiết sẽ nằm xa chủ đề
trung tâm. Các nhánh sẽ mang một màu sắc hoặc mang kí hiệu riêng để phân biệt.
Thứ ba: Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một
dịng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những
nhánh có thứ bậc cao hơn. Các nhánh được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các đường
nối (có thể đường cong hoặc đường thẳng).
Thứ tư: Các nhánh ý tạo thành một cấu trúc liên hệ chặt chẽ và kết nối với nhau.

1.4 Những kĩ năng cần thiết để vẽ sơ đồ tư duy
Để vẽ SĐTD trên giấy không cần quá nhiều kĩ năng phức tạp, việc vẽ SĐTD sẽ
đơn giản, hiệu quả nếu nắm được một số kĩ năng cơ bản chính:
+ Kĩ năng tìm và thu thập thơng tin: Muốn có thơng tin và một vấn đề cụ thể, cần
phải tìm và thu thập thơng tin có liên quan trên các phương tiện đa dạng như sách, báo,
tạp chí, internet,…
+ Kĩ năng phân loại và tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập được những thông tin
liên quan cần thiết để làm dữ liệu cần phân loại theo từng nội dung riêng biệt rõ ràng.
Tiếp theo tổng hợp các ý nhỏ cùng loại sẽ đưa vào một nội dung lớn từ đó tổng hợp lại
thứ tự dữ liệu.
+ Kĩ năng sắp xếp dữ liệu hợp lí: Cuối cùng sau khi đã có những nội dung lớn cùng
những ý liên quan, việc còn lại là sắp xếp trật tự các dữ liệu thật hợp lí. Đối với SĐTD,

11


các ý sẽ cùng xuất phát từ chủ đề trung tâm, sau đó sẽ là các ý nhỏ phát triển từ ý lớn,
như vậy sơ đồ sẽ hoàn chỉnh và logic.
1.5 Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy
Ngun lí hoạt động của SĐTD là theo nguyên tắc liên tưởng của bộ não. Chúng
ta có thể tạo SĐTD ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: Từ một chủ đề tạo ra
nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tạo ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vơ
tận. Bên cạnh đó cần phải thêm vào hình ảnh minh họa, màu sắc sinh động cùng những
đường nối liên kết các ý lại với nhau. Tuy nhiên để có một SĐTD đạt hiệu quả chúng ta
cần thực hiện theo những bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm
Nếu vẽ trên giấy, nên đặt trang giấy nằm ngang, giấy khổ rộng nằm ngang cho
phép thể hiện tự do tất cả các ý tưởng. Có thể vẽ hình ảnh cùng màu sắc bao quanh giúp
chủ thể nổi bật và khắc sâu vào não bộ. Người vẽ cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ
đó phát triển ra các ý khác, đây có thể coi như điều bắt buộc. Vì ở trung tâm sẽ tập trung

sự chú ý cũng như tầm quan trọng của chủ đề. Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc
tùy sở thích sao cho dễ ghi nhớ nhất. Khơng nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ
chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ. Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ
đề nếu chủ đề không rõ ràng. Nên vẽ chủ đề có kích thướt to để thể hiện tính quan trọng
và dễ gây chú ý.
+ Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Các tiêu đề phụ là các nội dung hay ý chính nằm trong chủ đề của sơ đồ, nó sắp
xếp xung quanh chủ đề trung tâm và được nối với chủ đề trung tâm bằng các đường nối
tô đậm. Tiêu đề phụ hay nhánh ý cấp 1 nên được viết bằng chữ in hoa và được vẽ theo
hướng chéo góc chứ khơng nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ
tỏa ra một cách dễ dàng hơn. Các từ khóa càng ngắn gọn xúc tích càng tốt, vì nó u cầu
não bộ chúng ta phải liên tưởng, gợi nhớ. Hơn là việc ghi ra sẵn nguyên câu khiến chỉ
nhàn nhạ đọc qua mà khơng có cố gắng tư duy gợi nhớ, ghi nhớ. Những từ khóa quan
trọng cần thay đổi màu sắc và kích cỡ để tăng sự tập trung.
+ Bước 3: Vẽ các nhánh ý chi tiết
Nhánh ý chi tiết là các nhánh được phát triển từ nhánh phụ cấp 1. Đây là các nội
dung nhỏ và chi tiết nằm trong các ý chính nên sẽ được vẽ tỏa ra từ nhánh cấp 1. Các
nhánh cấp 2, 3 (có thể nhiều hơn tùy vào nội dung chủ đề) sẽ được nối bằng các đường
12


nối mảnh và tụ hợp lại thành nhánh cấp 1. Nên vẽ nhiều nhánh nối bằng đường cong
hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho mind map của chúng ta khơng bị cứng ngắt, gị
bó, nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn. Chỉ nên tận dụng chìa khóa và biểu
tượng, ở mỗi nhánh ý chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho từ khóa mới và những
ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng. Tất cả các nhánh ý nên
có cùng một màu để dễ dàng phân biệt nội dung các nhánh ý.
+ Bước 4: Chú thích thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, để trí tưởng tượng bay bỗng và bộ não dễ dàng ghi nhớ hơn, bằng
cách thêm hình ảnh minh họa hoặc có thể thêm chú thích thêm một số ý, sẽ giúp các ý

quan trọng thêm nổi bật, cũng như chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ con người
có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.

1.6 Những lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy
Khi thực hiện một sơ đồ sơ đồ tư duy để hiệu quả tối đa, nên tuân thủ theo một số
quy tắc sau:
+ Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc dừng lại suy nghĩ quá lâu cho
một vấn đề nào đó sẽ khiến những suy nghĩ tiếp theo bị ngăn lại. Khi chúng ta mãi lo
cho vấn đề đó thì sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai
một cách liên tục để duy trì sự liên kết.
+ Khơng cần tẩy xóa, sửa chữa cầu kì. Viết tất cả những suy nghĩ cho đủ không
chắc chắn, nhưng đừng bỏ lỡ những ý tưởng đó.
+ Phát triển ý tưởng theo các câu hỏi liên quan đến chủ đề chính:
5W1H
What: cái gì?
13


When: khi nào?
Who: ai?
Where: ở đâu?
Why: tại sao?
How: bằng cách nào, như thế nào?
+ SĐTD được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía
ngồi, và sau đó theo chiều kim đồng hồ. Do đó, các từ nằm bên trái SĐTD nên đọc từ
phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài).
+ Nên nghĩ trước khi viết, viết ngắn gon và viết có tổ chức. Việc này quyết định
rất quan trọng đến kết quả của SĐTD vì nó quyết định tính logic và khoa học của sơ đồ.
+ Viết lại theo ý mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu cần).
+ Không nên ghi cả nguyên đoạn văn dài dịng mà chỉ ghi các từ khóa quan trọng.

Khi sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều khơng bị ràng buộc, do đó nó có
khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
+ Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết, gây mất thời gian và thiếu
tính khoa học.
+ Không nên dành quá nhiều thời gian để ghi chép, nên ghi chép nhanh các ý quan
trọng để tiết kiệm thời gian.
+ Nối các nhánh ý cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp 2 đến cấp
1,…bằng các đường cong hoặc thẳng bằng các màu sắc khác nhau, tạo sự kích thích não
bộ.
+ Mỗi từ ngữ, hình ảnh, ý đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ hay đường
cong.
+ Tạo ra kiểu sơ đồ riêng cho mình, khơng nên q phụ thuộc vào các sơ đồ có
sẵn.
+ Nên bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
1.7 Ứng dụng của sơ đồ tư duy
1.7.1 Lợi ích và chức năng của sơ đồ tư duy
Đúng như Michael Michailko, chuyên gia hàng đầu về sáng tạo người Hoa Kì
đã từng nói: “Sơ đồ tư duy là cơng cụ có thể thay thế tồn bộ lối tư duy hàng đã định
sẵn trong bộ não. Công cụ này có thể vươn ra mọi hướng để nắm bắt suy nghĩ từ mọi
góc độ”, trong cuộc sống nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc, phân tích vấn đề, hệ
14


×