Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Luận văn dược sĩ (HOÀN CHỈNH) khảo sát và nhận dạng các chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam từ năm 2006 đến năm 2009 tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 79 trang )

29

Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới người thầy kính yêu PGS. TS Nguyễn
Thị Thái Hằng - Nguyên trưởng bộ môn Quản lý và kinh tế dược, trường Đại học
Dược Hà Nội - người thầy đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những bài học kinh nghiệm, tận
tình dìu dắt và hướng dẫn tơi trên mỗi bước đi trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và kinh tế
Dược đã tận tình dạy bảo và truyền thụ những kiến thức quý báu, thơng qua những bài
giảng hay và bổ ích về Kinh tế dược, Pháp chế hành nghề dược, Dịch tễ dược và Dược
xã hội học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại tất cả các bộ môn trong trường
Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, bảo ban và giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tại
trường.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng đào tạo và các phòng ban khác
trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt
chương trình học tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị trình dược viên, các anh chị quản lý của
các công ty đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi rất nhiều bài học kinh nghiệm q báu trong suốt
thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bè bạn,
những người ln ở bên chăm sóc, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt những năm
tháng cuộc đời.
Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm
Sinh viên


30

MỤC LỤC
Lời cảm ơn


Mục lục
Danh mục từ Viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục hình vẽ
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN
1.1.
TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING

1
3
3

DƯỢC
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.1.5.
1.2.

Khái niệm về marketing và marketing dược.
Mục tiêu vai trò chức năng của marketing.
Marketing mục tiêu.
Các chính sách của marketing.
marketing mix
TỔNG QUAN VỀ THUỐC KHÁNG SINH TIÊM BETA

3
3

4
6
15
17

LACTAM
1.2.1.
Khái niệm về thuốc kháng sinh tiêm beta lactam
1.2.2.
Phân loại nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam
1.2.3.
Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tiêm beta lactam
1.3.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
1.3.1.
Thị trường dược phẩm trong nước
1.3.2.
Thị trường thuốc kháng sinh tiêm beta lactam
1.4.
MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp phân tích thuần tập hồi cứu, tiến cứu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả của marketing
2.3.3. Phương pháp phân tích SOWT, PEST, 3C
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.5. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
3.2. CHÍNH SÁCH GIÁ
3.3. CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
3.4. CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH
PHẦN IV. BÀN LUẬN
4.1. VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM
4.2. VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ
4.3. VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
4.4. VỀ CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN HỖ TRỢ KINH DOANH
4.5. VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX THUỐC KHÁNG SINH

17
18
19
20
20
22
23
25
25
25
25
25
25
26
26
27
27
29

29
45
50
52
60
60
60
62
63
64


31

TIÊM BETA LACTAM TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

67


32

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 Một số đặc trưng trong chiến lược kinh doanh theo các giai đoạn
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

của chu kỳ sống của sản phẩm
Mốc thời gian xuất hiện các kháng sinh nhóm beta lactam
phân nhóm kháng sinh beta lactam theo cấu trúc hóa học
phân loại theo cấu trúc hóa học và 2 đường sử dụng phổ biến
Kết quả sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc qua các năm
Các biệt dược kháng sinh có doanh thu hàng đầu tại Việt Nam năm 2007
những kháng sinh nước ngồi có nhiều số đăng ký nhất năm 2008
phân tích SWOT kháng sinh Meronem của Astrazeneca
phân tích SWOT kháng sinh tiêm Curam
danh mục kháng sinh của công ty cổ phần VCP
Chiến lược giá “hớt váng” của Rocephin tại Hà Nội
Chiến lược giá hớt váng của Meronem so với các kháng sinh khác
chiến lược một giá của một số hãng
Bảng giá linh hoạt của một số kháng sinh tiêm nhóm beta lactam
giá xâm nhập của Curam so với Augmentin
Một số thuốc kháng sinh sử dụng chiến lược phân phối độc quyền

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

mục tiêu, lợi nhuận, vai trò của marketing
sơ đồ 3 cấp độ của sản phẩm thuốc
Đồ thị chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá


33

Hình 1.5
Hinh 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6

Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

Sơ đồ các phương pháp định giá sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược phân phối
Phương thức phân phối trực tiếp
Phương thức phân phối gián tiếp
Sơ đồ kênh phân phối tổng quát
Sơ đồ chiến lược kéo
Sơ đồ chiến lược đẩy
Sơ đồ mô tả Marketing – Mix
Sơ đồ ứng dụng phương pháp mô tả trong marketing
mô hình phân tích PEST, SWOT, 3C mơi trường kinh doanh
Sơ đồ minh hoạ phương pháp phỏng vấn chuyên gia
phân tích 3C kháng sinh Meronem của Astrazeneca
tỷ lệ cải thiện của curam trong một số bệnh.
Phân tích 3C kháng sinh Curam của Sandoz
danh mục kháng sinh của Pfizer bao phủ các mức độ nhiễm khuẩn
biểu đồ doanh thu của Meronem qua các năm
phân tích nhận định chiến lược giá hớt váng của Meronem
nhận định chiến lược phân phối độc quyền của các hãng
Mơ hình kết hợp chiên lược kéo và đẩy với kháng sinh tiêm beta lactam
Sơ đồ mối quan hệ D.P.D và sự tác động của marketing


34

ĐẶT VẤN ĐỀ
Penicillin được Alexander Fleming phát hiện (1929) và được chứng minh có tác

dụng chữa bệnh (1941), mở đầu cho sự phát triển của nhóm kháng sinh beta-lactam.
Ngày nay, kháng sinh nhóm beta-lactam đang là một nhóm kháng sinh lớn, được sử
dụng rộng rãi nhất. Xét trong thị trường kháng sinh tồn cầu, năm 2005, chỉ riêng 2
phân nhóm penicillin và cephalosporin đã chiếm 44% thị phần của toàn bộ kháng sinh
tồn cầu. Năm 2006, chỉ riêng nhóm cephalosporin đã chiếm 32% thị phần kháng sinh
toàn cầu, và hầu hết các kháng sinh mới thuộc nhóm này đều ở dạng tiêm. Kháng sinh
tiêm beta-lactam là dạng sử dụng có tác dụng mạnh, giúp đẩy lùi nhiều bệnh nhiễm
khuẩn, cải thiện sức khỏe và tuổi thọ con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh
dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh xuất hiện và phát triển.
Việt Nam là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với tỷ lệ dân cư đơng đúc,
do đó tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng luôn đứng hàng đầu và nhóm thuốc
kháng sinh ln chiếm một vị trí quan trọng, được sử dụng với rộng rãi với tần suất và
tỷ lệ lớn. Năm 2005, chỉ 2 phân nhóm cephalosporin và penicillin đã chiếm 72,47% thị
phần kháng sinh của thị trường Việt Nam. Trong năm 2008, thuốc kháng sinh nhóm β
– lactam dẫn đầu về số đăng ký cũng như chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việt Nam cũng là
nước có tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh cao nhất trong khu vực và trên thế giới,
ngay cả các kháng sinh mạnh thế hệ mới cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bị kháng
thuốc. Chính vì vậy, hoạt động cung ứng thuốc kháng sinh tiêm cần được xem xét và
quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu tình trạng đề kháng như hiện nay.
Thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay diễn biến cực kỳ sôi động và cạnh tranh
khốc liệt với cả sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải đặc biệt
quan tâm đến việc vận dụng các chiến lược Marketing một cách sáng tạo và linh hoạt
nhằm nắm bắt các cơ hội thị trường giành lợi thế cạnh tranh. Sự vận dụng linh hoạt các
chính sách Marketing của các doanh nghiệp Dược khơng chỉ nhằm vào mục tiêu lợi
nhuận mà còn nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng thuốc để phịng, chẩn đốn và chữa
bệnh cho người dân. Bởi vậy, có thể nhận thấy Marketing Dược chính là nhân tố quyết
định thành cơng hay thất bại của một doanh nghiệp Dược.


35


Với mong muốn được tìm hiểu và học hỏi những bài học cơ bản về các hoạt động
marketing đối với nhóm thuốc kháng sinh tiêm Beta Lactam tại Hà nội, đề tài được
triển khai với tên:
“Khảo sát và nhận dạng các chiến lược Marketing- mix nhóm thuốc kháng sinh
tiêm beta-lactam từ năm 2006 đến năm 2009 tại Hà Nội”
Với những mục tiêu sau:
1. Mô tả sự vận dụng các lý thuyết marketing mix đối với nhóm thuốc kháng sinh tiêm

beta lactam tại Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2009 tại Hà Nội.
2. Phân tích đánh giá chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm tại Hà Nội

từ năm 2006 đến năm 2009 để từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm ghóp
phần tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động marketing nhóm thuốc kháng sinh tiêm
beta lactam tại Hà Nội.


36

PHẦN MỘT: TỔNG QUAN
1.5.

TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC

1.5.1.

Khái niệm về marketing và marketing dược. [12],[4],[18],[19].
Hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) định nghĩa
như sau: “Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các kế hoạch, định
giá, khuyến mãi và phân phối hang hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi, từ đó

thỏa mãn mục tiêu cá nhân và tổ chức”.
Giáo sư Mỹ Phillip Kotler định nghĩa như sau: “Marketing là một dạng hoạt
động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ
thông qua trao đổi”.
Theo một định nghĩa khác: “Marketing là quy trình xác định, phát triển và cung
cấp các giá trị tốt hơn cho khách hàng”.

Tóm lại : Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thỏa mãn,
gợi mở những nhu cầu của người tiêu dung trên thị trường để đạt được những mục tiêu
lợi nhuận.
Marketing dược : Theo Mickey C.Smith, marketing dược đóng vai trị như chiếc chìa
khóa ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp từ nhà sản xuất đến bệnh nhân. Bệnh nhân
được quan tâm đặc biệt hàng đầu trong marketing dược.
Tóm lại : Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing
của thuốc nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ sức khỏe của cộng
đồng. Ngoài các mục tiêu chức năng của marketing thông thường, do đặc thù riêng của
ngành yêu cầu marketing dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc, đúng
giá, đúng số lượng, đúng lúc, đúng nơi.”
1.5.2.

Mục tiêu, vai trò, chức năng của marketing.[12],[18],[4].

Mục tiêu: Lợi nhuận, Lợi thế cạnh tranh, An tồn trong kinh doanh
Vai trị:
Ở cấp vĩ mơ (marco marketing): có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, kết nối
giữa sản xuất và tiêu dung, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung
ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lý.
Ở cấp vi mô (micro marketing): là một hệ thống con, cấu thành marco
marketing. Nó có vai trị đặc biệt trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và



37

nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn phối hợp chỉ đạo các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó, micro marketing có tính quyết định tới
hiệu quả kinh doanh tổng hợp và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Chức năng:
Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu của thị trường
Chức năng phân phối: Bao gồm các hoạt động nhằm tổ chức vận động hàng
hóa từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn, bán lẻ trực tiếp hoặc gián tiếp đến
người tiêu dùng.
Chức năng tiêu thụ hàng hóa: Giúp kiểm sốt về giá cả và chỉ ra các nghiệp vụ
và nghệ thuật bán hàng.
Chức năng yểm trợ: Đây là chức năng mang tính chất bề nổi của marketing, tuy
vậy phải có mức độ nhất định để đạt hiệu quả cao.

Marketing
Mục tiêu

Vai trị

Chức năng

Lợi nhuận

Macro Marketing

Thích ứng SP với
nhu cầu thị trường


Lợi thế cạnh tranh

Micro Marketing

Chức năng phân
phối

An tồn trong kinh
doanh

Chức năng tiêu thụ
hàng hố

Chức năng yểm trợ

Hình 1.1 mục tiêu, lợi nhuận, vai trò của marketing
1.5.3.

Marketing mục tiêu.[15],[18].

Theo định nghĩa của Phillip Kotler thì marketing mục tiêu là việc phân biệt những
khúc thị trường chủ yếu thành các khúc thị trường để từ đó phát triển sản phẩm và các
chương trình marketing phù hợp với từng khúc thị trường đã chọn.


38

Khái niệm về thị trường mục tiêu:
Thị trường tổng thể luôn bao gồm một số lượng rất lớn khách hàng với những
nhu cầu, đặc tính mua và sức mua khác nhau. Sẽ khơng có một doanh nghiệp cá

biệt nào có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của mọi khách hàng
tiềm năng. Doanh nghiệp cung ứng không chỉ có một mình trên thị trường. Họ
phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cùng những cách thu hút, lôi kéo
khách hàng khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp thường chỉ có một hoặc vài thế
mạnh xét trên một phương diện nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu và ước
muốn của thị trường.
Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả duy trì và phát triển được thị phần, từng
doanh nghiệp phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó họ có khả năng
đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Những đoạn thị trường như vậy được gọi là thị trường mục tiêu.
Vai trò ý nghĩa của marketing mục tiêu:
Marketing mục tiêu là phần cốt lõi nhất của marketing chiến lược hiện đại,
marketing giúp phát hiện cơ hội marketing tốt hơn, giúp phát triển đúng loại sản
phẩm cho từng thị trường mục tiêu, tăng cường hiệu quả hoạt động điều chỉnh
giá, kên phân phối, quảng cáo cho sản phẩm hướng tới phục vụ tốt hơn tại khúc
thị trường đã lựa chọn.
Quy trình thực hiện Marketing mục tiêu - công thức “STP”
Bước 1 : Phân đoạn thị trường. Chia thị trường tổng thể thành các nhóm (đoạn,
khúc) khách hàng theo những cơ sở đã chọn. Vấn đề trọng tâm của bước này là
lựa chọn được các cơ sở phân đoạn sao cho các đoạn thị trường đã xác định
phải hàm chứa được những đặc điểm của người mua gắn liền với những đòi hỏi
riêng về sản phẩm và các hoạt động Marketing khác.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu. Trong bước này, doanh nghiệp phải lựa
chọn được một hay vài đoạn thị trường khác nhau được đánh giá là hấp dẫn để
tiến hành hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Định vị thị trường. Là những hoạt động của Marketing nhằm tìm kiếm,
tạo dựng và tun truyền những lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp cung ứng cho
thị trường mục tiêu mà phải chắc chắn rằng, khách hàng mục tiêu sẽ có được



39

hình ảnh rõ ràng trong tâm trí và họ sẽ thây sản phẩm của doanh nghiệp đáng
được chọn mua và sử dụng hơn các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại
Thực chất của marketing mục tiêu chính là việc tập trung nỗ lực marketing
đúng thị trường, xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn
tượng và nhất quán trên những thị trường đã chọn, để nguồn lực doanh nghiệp
được khai thác một cách có hiệu quả nhất, thỏa mãn được nhu cầu ước muốn
của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
1.5.4.

Các chính sách của marketing.[4],[12],[10],[19],[13]

1.5.4.1.

Chính sách sản phẩm

Khái niệm về sản phẩm:
Sản phẩm là những hàng hố và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với
những công dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu địi hỏi của khách hàng.
Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vơ hình.
Người thiết kế sản phẩm phải đưa ra thêm những dịch vụ và lợi ích bổ sung để
tạo thành phần phụ thêm của sản phẩm.
Thuốc là 1 loại hàng hố đặc biệt có liên quan tới sức khoẻ và tính mạng con
người nên phần cốt lõi của sản phẩm thuốc phải đựơc chú trọng hơn cả. Phần
cốt lõi của sản phẩm thuốc đó chính là hoạt chất, chất lượng thuốc, tác dụng của
thuốc.

Thông tin

thuốc

Sản phẩm
cốt lõi

Phân phối

Dạng bào chế

Sản phẩm
phụ bổ

Đường dùng

Hoạt chất
Công thức

Sản phẩm
cụ thể

Sinh khả dụng

Khuyến mại

Bao bì
nhãn hiệu

Hậu mãi

Hình 1.2 sơ đồ 3 cấp độ của sản phẩm thuốc



40

Vai trị của chính sách sản phẩm
Phát hiện, tạo nhu cầu và đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn, tạo sự thích ứng của
sản phẩm với thị trường. Ngồi ra đối với dược phẩm chính sách sản phẩm cịn
có vai trị xã hội như:
+ Tìm kiếm và phát triển thuốc mới
+ Phát triển nhanh chóng và an tồn những thuốc mới để trở thành những giải
pháp điều trị có ích cho xã hội.
+ Sản xuất các thuốc hiện có một cách an toàn và hiệu quả
Một số chiến lược trong chính sách sản phẩm
Chiến lược triển khai theo chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của một sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường
được khách hàng chấp nhận. chu kỳ sống điển hình của 1 sản phẩm gồm 4 giai
đoạn: Giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, chín muồi, suy thối

Hình 1.3 Đồ thị chu kỳ sống điển hình của một sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ
kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó rút khỏi ra thị trường.
Chu kỳ sống có thể được xem xét cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng loại,
thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.
Sản phẩm và thị trường đều có chu kỳ sống, nó địi hỏi phải thay đổi chiến lược
marketing thật hợp lý trong từng giai đoạn. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm
đều có chu kỳ sống điển hình kiểu chữ S. Có những sản phẩm có chu kỳ sống dạng
xâm nhập nhanh, có sản phẩm có dạng tái chu kỳ (chu kỳ lặp lại) và có sản phẩm
thì có dạng tương đối ổn định. Chu kỳ sống của sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm, trình độ khoa học kỹ thuật, vị thế cạnh tranh



41

của doanh nghiệp, chiến lược marketing … Do đó lý thuyết của chu kỳ sống phải
được mở rộng thêm bằng lý thuyết về sự phát triển của thị trường.
GĐ giới thiệu
sản phẩm

GĐ tăng
trưởng

GĐ chín muồi

GĐ suy thối

Mục tiêu

Tạo sự nhận Tối đa
biết
phần

Doanh số

Thấp

Tăng nhanh

Đạt đỉnh điểm

Giảm mạnh


Chi phí

Cao

Trung bình

Giảm bớt

Thấp

Tăng nhanh

Giảm liên tiếp

Lợi nhuận
Khách hàng
Đối thủ cạnh
tranh
Giá cả
Phân phối

Xúc tiên và
hỗ trợ kinh
doanh

thị Tối đa hoá lợi Loại bỏ sản
nhuận
phẩm lỗi thời


Hầu như chưa Đã xuất hiện


Người có tư Thị trường đại Thị trường đại Lạc hậu
tưởng đổi mới chúng
chúng
Ít

Tăng lên

Ổn định bắt Giảm nhanh
đầu giảm

Có xu hướng Giữ
nguyên Tương
ứng Giảm bớt
tăng
hay giảm đôi hoặc đánh bại
chút
đối thủ
Chọn lọc

Mạnh,
trung

tập Mạnh hơn

Quảng cáo để
có nhân thức
về sản phẩm.

Xúc tiến bán
hàng mạnh để
lơi kéo người
dùng thử

Nêu bật các
tiện ích, tạo sự
u thích sản
phẩm. Duy trì
chi phí xúc
tiến bán hàng
hay tăng đơi
chút

Duy trì để tăng
quảng
cáo.
Tăng xúc tiến
bán hàng để
kích thích tăng
sử dụng

Chọn lọc loại
nơi thua lỗ
Giảm
hoạt
động xúc tiến
và hỗ trợ kinh
doanh tới mức
cần thiết để

duy trì khách
hàng

Bảng 1. 1 : Một số đặc trưng trong chiến lược kinh doanh theo các giai đoạn
của chu kỳ sống của sản phẩm
Chiến lược phát triển theo danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp có thể cung cấp ra
thị trường. Một danh mục sản phẩm có 3 chiều:
+ Chiều rộng: Tổng số nhóm chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có thể có số lượng các nhóm chủng loại sản phẩm rộng (luật mở
rộng) hoặc một hai nhóm chủng loại tuỳ thuộc vào mục đích và vị thế kinh
doanh của từng doanh nghiệp cũng như cố gắng để tiên phong trong một lĩnh
vực nào đó.


42

+ Chiều dài: Tất cả những mặt hàng được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên hợp
lý trong mỗi nhóm.
+ Chiều sâu: Là số lượng những mẫu mã hàng hóa trong các mặt hàng, loại
hàng nói trên.
Mục đích: Nhằm duy trì và ngày càng tăng các chỉ tiêu về doanh số, lợi nhuận,
chiếm lĩnh thị trường, giúp doanh nghiệp có chiến lược linh hoạt thích ứng với
những biến động của thị trường (tăng hoặc giảm danh mục sản phẩm tùy theo
biến động nhu cầu trên thị trường).
Chiến lược sản phẩm mới
Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, cơng nghệ và tình hình cạnh tranh. Người
tiêu dùng muốn chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn hảo hơn. Các đối thủ
cạnh tranh cũng nỗ lực tối đa để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm
đó. Vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải có chương trình thiết kế sản phẩm hàng

hố của mình. Căn cứ vào tính chất cũ mới của sản phẩm và thị trường chia ra 3
loại sản phẩm mới như sau:
+ Sản phẩm mới hoàn toàn trên thị trường mới
+ Sản phẩm cũ trên thị trường mới
+ Sản phẩm cũ cải biến lại trên thị trường cũ
+ Sản phẩm cải biến: Thiết kế lại, sửa dạng bào chế, thay đổi công thức để sản
phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn: hoặc tìm kiếm cơng dụng mới
cho sản phẩm.
+ Sản phẩm mới hồn toàn: là sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị
trường,.Doanh nghiệp muốn phát triển phải liên tục đưa ra nhưng sản phẩm mới
đáp ứng những nhu cầc tiềm năng, nhu cầu mới nảy sinh của xã hội.
Đối với lĩnh vực Dược phẩm sản phẩm mới được coi là những thuốc có hoạt
chất mới, đường dùng mới, dạng bào chế mới, hay công dụng mới. Đối với các
công ty kinh doanh Dược phẩm thì sản phẩm mới là những sản phẩm mới đưa
vào thị trường Việt Nam mặc dù những sản phẩm này có thể đã xuất hiện nhiều
năm trên thế giới.
Mục đích: đáp ứng hơn nữa nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ của nhân
dân, thu được lơi nhuận cao vì sản phẩm mới thường cạnh tranh ít, tạo dựng uy
tín của công ty trên thương trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm thêm


43

được các phân khúc thị trường mới. Điều này giúp cho cơng ty bù đắp được chi
phí cho việc tạo ra sản phẩm mới, đồng thời làm cho việc tiêu thụ nhưng sản
phẩm khác của công ty trở nên dễ dàng hơn.
1.5.4.2.

Chính sách giá


Khái niệm về chính sách giá
Chính sách giá đối với mỗi sản phẩm là việc quy định mức giá trong các tình
huống cụ thể theo loại khách hàng, theo lượng mua, theo từng thời điểm trong
năm… định giá là khâu vơ cùng quan trọng trong q trình xây dựng kế hoạch
marketing. Trong kinh doanh, giá là một trong các cơng cụ có thể kiểm sốt và
cần sử dụng một cách khoa học để thực hiện mục tiêu kinh doanh như phát triển
doanh nghiệp, khả năng bán hàng và tăng lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về giá:
Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên ngoài

Các mục tiêu marketing (Lợi
nhuận, thị phần, chất lượng,
duy trì,…)
Marketing-mix (là một bộ
phận của marketing mix)
Chi phí (bù đắp chi phí
R&D, sản xuất, mở rộng và
phát triển thị trường,…)
Các nhân tố khác (mục tiêu
tổ chức, doanh nghiệp,…)

Đặc điểm của thị trường và
cầu (nhu cầu phòng và điều
trị, hiểu biết của bệnh nhân,
tâm lý bệnh nhân,…)
Bản chất của cơ cấu cạnh
tranh (cạnh tranh thuần túy,
độc quyền thuần túy, cạnh

tranh có độc quyền, độc
quyền nhóm)
Các nhân tố khác (mơi
trường bên ngồi, thái độ của
chính phủ,…)

Các
quyết
định về
giá

Hình 1.4 các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá
Phương pháp định giá sản phẩm (sơ đồ trang bên)
Có 3 phương pháp chính để định giá sản phẩm bao gồm:
 Định giá theo chi phí
 Định giá theo khả năng thỏa mãn nhu cầu
 Định giá theo thị trường
Một số chiến lược của chính sách giá


44

Phương pháp
định giá

Định giá theo chi
phí

Cộng
lãi vào

chi phí

Theo
mục
tiêu lợi
nhuận

Định giá theo khả năng
thỏa mãn nhu cầu

Theo
giá trị
sử
dụng

Theo
người
mua

Định giá theo thị
trường

Theo
đối thủ
cạnh
tranh

Đấu
giá


Giá
đấu
thầu

Hình 1.5: Sơ đồ các phương pháp định giá sản phẩm
Chiến lược một giá: Trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng hàng,
mức giá là như nhau đối với tất cả khách hàng.
Chiến lược giá linh hoạt: Trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng
hàng, các khách hàng khác nhau có mức giá khác nhau.
Chiến lược giá “hớt váng”: Dựa vào yếu tố thời cơ để đưa ra mức giá cao tối
đa cho sản phẩm mới ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm thu được
lợi nhuận cao.
Chiến lược giá ngự trị: Giá cả giảm xuống cùng chi phí. Chiến lược này áp
dụng khi doanh nghiệp ở vị trí tấn cơng so với doanh nghiệp cạnh tranh.
Chiến lược giá khuyến mãi: Là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm hỗ trợ
cho các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Chiến lược giá “xâm nhập”: Định giá thấp, trong thời gian dài để có thể bán
được hàng hố với khối lượng lớn. Chiến lược này thường được sử dụng cho
các sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm cải tiến.
Chiến lược định giá “ảo”:Là chiến lược định giá cao hơn giá cần bán (thường
từ 20-50%) sau đó kết hợp với các chính sách phân phối, khuyến mãi để thúc
đẩy việc bán sản phẩm với “giá thực” thấp hơn nhằm kích thích người mua.
1.5.4.3.

Chính sách phân phối

Một số khái niệm
Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân
phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các



45

nước, các khu vực trên thế giới. Chính sách phân phối có vai trị vơ cùng quan
trọng trong marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp cho hoạt động
kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh…
Lựa chọn kênh và phương thức phân phối
Mục tiêu của kênh: phạm
vi bao phủ, mức độ phục
vụ, yêu cầu trung gian,…

Đặc điểm của khách
hàng mục tiêu: quy mô,
cơ cấu, mật độ, hành vi
của khách hàng,…

Đặc điểm của sản phẩm:
yêu cầu bảo quản, kỹ thuật
trong lưu giữ vận chuyển,


Chiến
lược
phân
phối

Khả năng, nguồn lực và
đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp


Đặc điểm của trung
gian thương mại: điểm
mạnh yếu của mỗi trung
gian trong q trình
phân phối
Kênh phân phối của đối
thủ cạnh tranh

Mơi trường marketing ở
mỗi quốc gia

Hinh 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược phân phối
Phương thức phân phối
Có hai phương thức phân phối phổ biến
* Phương thức phân phối trực tiếp: Hàng hoá được phân phối trực tiếp từ
người sản xuất tới người tiêu dùng không thơng qua trung gian.
Nhà sản xuất

Người tiêu dùng

Hình 1.7 Phương thức phân phối trực tiếp
Ưu điểm doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người sản xuất,
nắm vững được biến động của thị trường. Nhược điểm doanh nghiệp chia sẻ
nguồn vốn cho các hoạt động phân phối và tự chịu rủi ro, do đó rất tốn kém.
* Phương thức phân phối gián tiếp: Là phương pháp phân phối thông qua hệ
thống trung gian.
Nhà sản xuất

Các trung gian (n cấp)


Hình 1.8 Phương thức phân phối gián tiếp

Người tiêu dùng


46

Ưu điểm tiết kiệm chi phí, chia sẻ rủi ro trong kinh doanh. Nhược điểm lợi
nhuận bị chia sẻ và khơng kiểm sốt được hoạt động phân phối trên thị trường.
Các công ty thường sử dụng cả hai phương thức trên để tận dụng cả ưu điểm và
hạn chế những nhược điểm.
Kênh phân phối
Là chuỗi công ty độc lập liên quan đến q trình đưa hàng hố từ nơi sản xuất
đến người tiêu dùng.Dựa vào sự phân chia theo phương thức kênh phân phối ta
có kênh cấp 0 là kênh phân phối trực tiếp. Kênh cấp 1,2,3….là kênh phân phối
gián tiếp
Nhà sản xuất

Người tiêu dùng

Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất

Đại lý

Bán lẻ

Người tiêu dùng


Bán buôn

Bán lẻ

NNgười tiêu dùng

Bán buôn

Bán lẻ

NNgười tiêu dùng

Hình 1.9 Sơ đồ kênh phân phối tổng quát
Một số chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối mạnh
Là chiến lược mà các nhà kinh doanh phân phối rộng khắp và tối đa sản phẩm
của mình trên thị trường.
Đặc điểm: chi phí phân phối lớn; thường áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng
thiết yếu, tần suất sử dụng lớn và trong trường hợp chống lại cạnh tranh trên thị
trường lớn. Đối với ngành dược là các thuốc OTC và một số thuốc thông
thường khác.
Chiến lược phân phối chọn lọc
Là chiến lược lựa chọn một số trung gian có khả năng tốt nhất phục vụ cho hoạt
động phân phối của nhà sản xuất trên một khu vực thị trường.
Đặc điểm: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian, loại bỏ các trung
gian kém hiệu quả. Có thể kiểm soát được thị trường và đạt mục tiêu mở rộng
thị trường; áp dụng với các mặt hàng chuyên doanh hoặc cạnh tranh bắt buộc
các nhà sản xuất phải tiết kiệm chi phí.
Chiến lược phân phối độc quyền



47

Là việc chỉ chọn một trung gian duy nhất ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền
phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Đặc điểm: nhà sản xuất có thể kiểm sốt được mức giá trên thị trường, các loại
hình bán hàng, các tiêu chuẩn về dịch vụ khi sản phẩm lưu thơng trên thị
trường. Người sản xuất có được sự ủng hộ của trung gian về tài chính, khách
hàng. Khả năng thích ứng của trung gian là hạn chế vì phải phụ thuộc rất nhiều
vào nhà sản xuất, ít có quyền tự quyết. Chiến lược này được áp dụng cho các
sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép tính phụ giá cao.
1.5.4.4.

Chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh

Khái niệm chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là chiến lược mang tính chất bề nổi
đóng vai trị chủ chốt trong hệ thống Marketing hỗn hợp của marketing dược.
Chính sách này là phương tiện truyền bá có tính thuyết phục nhất và rõ ràng
hiệu quả nhất về sản phẩm, giá cả và phương thức phân phối của doanh nghiệp
đến khách hàng và thị trường.
Vai trị chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh:
Đẩy mạnh việc bán hàng, từng bước tạo thói quen sử dụng thường xuyên hơn
sản phẩm.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty: tạo tâm trạng thoải mái của người mua đối
với sản phẩm.
Khuếch trương thương hiệu của công ty với công chúng và khách hàng, truyền
đạt thông tin một cách đầy đủ nhất đến người tiêu dùng.
Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường, định vị thành cơng sản phẩm trong
tâm trí khách hàng.

Một số chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Chiến lược kéo: kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Chiến lược áp dụng
cho các sản phẩm chuyên dụng với đối tượng tác động chính là người tiêu dùng.
Nhà sản xuất

Người trung gian
Hoạt động Marketing

Hình 1.10 Sơ đồ chiến lược kéo

Người tiêu dùng


48

Chiến lược đẩy: đẩy hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất với khối
lượng lớn nhất, đối tượng chính là các trung gian.Chiến lược áp dụng cho các
sản phẩm thơng dụng, có tần suất sử dụng lớn.
Nhà sản xuất

Trung gian

Người tiêu dùng

Hình 1.11 Sơ đồ chiến lược đẩy
Các cơng cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Quảng cáo
- Là dịch vụ kinh doanh thông tin về sản phẩm hoặc ý tưởng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm thuyết phục hoặc ảnh hưởng đến các
hành vi của một số đối tượng nào đó.

- Một số hình thức: QC trên ấn phẩm, truyền hình, ngồi trời, trên đài, cho cơng
chúng, cho cán bộ y tế….
Kích thích tiêu thụ
- Sử dụng nhiều phương tiện tác động kích thích nhằm tăng cường phản ứng
đáp lại của thị trường
- Kích thích tiêu thụ cịn gọi là khuyến mại tác động trực tiếp và tích cực tới
việc tăng doanh số.
Tuyên truyền
- Là sự kích thích nhu cầu con người một cách gián tiếp.
- Một số công cụ quan trọng: các loại ấn phẩm, sự kiện văn hóa thể thao, các
bài phát biểu, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo, triển lãm.
Bán hàng cá nhân
Là công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trực tiếp với khách hàng, đây là
phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng..
1.5.5.

Marketing mix [4],[18].

Khái niệm Marketing mix
Marketing – Mix là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên
cứu, tìm tịi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lược
marketing trong hồn cảnh thực tiễn, thời gian, khơng gian, mặt hàng, mục tiêu
cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả bốn chính sách.


49

Bốn thành phần cấu tạo nên marketing hỗn hợp là sản phẩm (product), giá cả
(price), phân phối ( place), xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh ( promotion), thường
được gọi là 4P của marketing

MARKETING
MIX

CS sản phẩm

CS giá

Thị trường mục tiêu
-thời gian cụ thể
-không gian cụ thể
-mặt hàng cụ thể
-mục tiêu cụ thể
-vị thế cụ thể

CS phân phối

CS xúc tiến và hỗ
trợ kinh doanh

Hình 1.12 Sơ đồ mơ tả Marketing – Mix


50

1.6.

TỔNG QUAN VỀ THUỐC KHÁNG SINH TIÊM BETA LACTAM

1.6.1.


Khái niệm về thuốc kháng sinh nhóm beta lactam [1],[2].
Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, được bán tổng hợp hoặc
tổng hợp hóa học, với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật
gây bệnh.
Kháng sinh beta lactam là một nhóm kháng sinh lớn bao gồm các penicillin
(penam), cephalosporin (cephem), monobactam, carbapenem, và các chất ức
chế beta lactamase (mặc dù không phải là các kháng sinh thực sự, nhưng các
chất ức chế beta lactamase thường được xếp vào nhóm kháng sinh beta lactam).
Các kháng sinh nhóm beta lactam đều chứa vịng lactam trong cấu trúc phân tử.
Penicillin được tìm ra vào năm 1928 và được sử dụng trong lâm sàng lần đầu
tiên vào nǎm 1941 đã đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển vượt bậc của nhóm
kháng sinh beta lactam và trở thành nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay.

Năm
1941
1959
1961
1970
1973
1981
1982
1983
1984
1984
1985
1986
1996

Penicillin

Pen G
Methicilin
Nafcilin
Oxacilin
Ampicilin
Carbenicillin
(carboxypenicillin
)

Cephalosporin

Cephalexin (I)
Cephaloridin (I)
Cephalothin (I)
Cefamandole (II)
Cefaxitin (II)
Cefazolin (I)
Cefotaxim (III)
Cefoperazon (III)
Cefuxim (II)
Cefizoxim (III)
Cefonicid (II)
Ceforanide (II)
Ceftriaxon (III)
Cefotetan (II)
Ceftazidin (III)

Carbapenem

Monobactam


Imipenem
Aztreonam

Ceftibuten (III)
Meropenem
Cefepime (IV)
Bảng 1.2 Mốc thời gian xuất hiện các kháng sinh nhóm beta lactam


51

1.6.2.

Phân loại nhóm thuốc kháng sinh beta lactam [1].
Người ta có thể phân loại nhóm kháng sinh beta lactam theo cấu trúc hóa học,
theo hệ thống phân loại ATC/DDD được WHO thơng qua, theo chun khoa sử
dụng, theo vị trí ưu tiên tác dụng của kháng sinh, …
Phương pháp thường gặp nhất là phân loại theo cấu trúc hóa học, theo bảng sau:

Phổ rộng

Penicillin
(penam)
Phổ hẹp

Penem
Carbapenem

aminopenicillins: Amoxicillin , Ampicillin (Pivampicillin,

Hetacillin, Bacampicillin, Metampicillin, Talampicillin),
Epicillin
carboxypenicillins: Carbenicillin (Carindacillin),
Ticarcillin, Temocillin
ureidopenicillins: Azlocillin, Piperacillin, Mezlocillin
other: Mecillinam (Pivmecillinam), Sulbenicillin
Benzylpenicillin (G): Clometocillin,
Benzathine benzylpenicillin , Procaine
Không bền
benzylpenicillin, Azidocillin,Penamecillin
với βPhenoxymethylpenicillin(V): Propicillin,
lactamase
Benzathine phenoxymethylpenicillin,
Pheneticillin
Kháng βCloxacillin (Dicloxacillin, Flucloxacillin),
lactamase
Oxacillin, Meticillin, Nafcillin

Faropenem
Biapenem, Doripenem, Ertapenem, Imipenem, Meropenem, Panipenem
Cefazolin, Cefacetrile, Cefadroxil, Cefalexin, Cefaloglycin,
Cefalonium, Cefaloridine, Cefalotin, Cefapirin,
TH 1
Cefatrizine, Cefazedone, Cefazaflur, Cefradine,
Cefroxadine, Ceftezole
Cefaclor, Cefamandole, Cefminox, Cefonicid, Ceforanide,
Cefotiam, Cefprozil, Cefbuperazone, Cefuroxime,
TH 2
Cefuzonam, cephamycin (Cefoxitin, Cefotetan,
Cefmetazole), carbacephem (Loracarbef)

Cephalosporin
(cephem)
Cefixime, Ceftazidime, Ceftriaxone, Cefcapene,
Cefdaloxime, Cefdinir, Cefditoren, Cefetamet,
Cefmenoxime, Cefodizime, Cefoperazone,
TH 3
Cefotaxime, Cefpimizole, Cefpiramide, Cefpodoxime,
Cefsulodin, Cefteram, Ceftibuten, Ceftiolene, Ceftizoxime,
oxacephem (Flomoxef, Latamoxef)
TH 4
Cefepime, Cefozopran, Cefpirome, Cefquinome
TH 5
Ceftobiprole
Monobactam
Aztreonam, Tigemonam
Kháng βpenam (Sulbactam, Tazobactam), clavam (Clavulanic acid)
lactamase
Một vài dạng
Co-amoxiclav (Amoxicillin/clavulanic acid), Imipenem/cilastatin,
kết hợp
Ampicillin/sulbactam (Sultamicillin), Piperacillin/tazobactam
Bảng 1.3 phân nhóm kháng sinh beta lactam theo cấu trúc hóa học


52

Phân loại nhóm kháng sinh beta lactam theo cấu trúc hóa học và 2 đường sử
dụng thường dùng (tiêm, uống) :
Phân nhóm
Penicillin

tự nhiên

Penicillin

Penicillin
M
Penicillin
nhóm A
Carboxy
penicillin
Ureido
penicillin

Một số hoạt chất

Đường
sd

Natri benzyl penicillin, Kali benzyl
penicillin, Benzathin penicillin
Penicillin V
Methicillin, Oxacillin, Cloxacillin
Oxacillin, Cloxacillin, Dicloxacillin
Ampilillin, Amoxycillin

Tiêm
Uống
Tiêm
Uống
Uống

Tiêm

Ticarcillin, Temocillin, Carbenicillin

Tiêm

Mezlocillin, Piperacillin, azlocillin

Tiêm

Cephalexin, cefadroxil, cefradin,
Uống
caphradin
thế hệ I
Cefazolin, cefalothin, cefapirin,
Tiêm
cephradin, cefaloridin
Cefaclor, cefuroxim, cefprozil, loracarbef
Uống
Cefamandol, ceforanid, cefonicid,
thế hệ II
cefoxitin, cefmetazol, cefotetan,
Tiêm
cefuroxim,
Cephalosporin
cefoperazon, cefotaxim, ceftazidim,
cefcapen, cefdaloxim, cefditoren,
cefetamet, ceftriaxon, cefmenoxim,
thế hệ III
Tiêm

cefodizime, cefpimizol, cefpiramid,
cefsulodin, cefteram, ceftiofur, ceftiolen,
ceftizoxim
Cefepim, cefelidin, cefetecol, cefoselis,
thế hệ IV
Tiêm
cefozopran, cefpirom, cefquinom
Carbapenem
Imipenem, Ertapenem
Tiêm
Monobactam
Aztreonam
Tiêm
Bảng 1.4 phân loại theo cấu trúc hóa học và 2 đường sử dụng phổ biến
1.6.3.

Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tiêm beta lactam

Đặc điểm của kháng sinh tiêm beta lactam [1]
Các kháng sinh nhóm beta lactam có đặc điểm không bền với ẩm và nhiệt, do
vậy các kháng sinh tiêm này chủ yếu được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và
yêu cầu khi sử dụng cần phải có kỹ thuật riêng.
Kháng sinh tiêm nhóm beta-lactam chủ yếu được sử dụng trong những trường
hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, hoặc trong những trường hợp


53

cần khống chế nhiễm khuẩn tiến triển nhanh cũng như các trường hợp không
đùng được cho đường uống.

Các thuốc tiêm có độ an tồn thấp hơn các đường khác vì dễ gây sốc (tiêm tĩnh
mạch), gây đau, thậm chí áp-xe (tiêm bắp), dễ bị nhiễm trùng. Đối với kháng
sinh tiêm nhóm beta-lactam thì phản ứng q mẫn là những phản ứng hay gặp
nhất và nặng nhất, đặc biệt có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp
thời, đối với các penicillin theo ghi nhận các phản ứng quá mẫn xảy ra với tỷ lệ
khoảng từ 0,6 – 10% số bệnh nhân sử dụng, trong đó các phản ứng toàn thân
chiếm khoảng 2% (10% sốc phản vệ, 10% tử vong).
Chính vì vậy mà việc sử dụng thuốc tiêm cần có sự giúp đỡ của cán bộ chun
mơn nên bệnh nhân khó có thể tự sử dụng.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh và sự kháng thuốc:[10],[16],[15].
Nguyên nhân của tình trạng lạm dụng kháng sinh tiêm nhóm beta lactam có thể
đến từ phía thầy thuốc, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng
loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số
thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Ngoài ra trong việc sử dụng
thuốc, việc mua bán thuốc ở nước ta cũng chưa thật chặt chẽ theo quy định nên
vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị dẫn tới tình trạng kháng
thuốc rộng rãi.
Châu Á là một trong những khu vực có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao
nhất, đặc biệt ở Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ kháng penicillin cao nhất 71%
(theo khảo sát của ANSORP – The Asian Network for Surveillance Of Resistant
Pathogents). Sự đề kháng của vi khuẩn không chỉ xảy ra với các kháng sinh cổ
điển mà ngay cả với các kháng sinh đời mới như Imipenem, độ nhạy của vi
khuẩn viêm phổi cộng đồng với kháng sinh này cũng chỉ đạt 42% (Khảo sát tại
bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – TP.Hồ Chí Minh trên 63 bệnh nhân nặng ở khoa
hồi sức cấp cứu).
1.7.
1.7.1.

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
Thị trường dược phẩm trong nước [5],[6].


Thị trường tiềm năng, đang trên đà phát triển
Trong những năm gần đây, thế giới phải đương đầu với “biến động kinh tế toàn
cầu”, Việt Nam tuy mới gia nhập WTO chưa lâu nhưng cũng đã phải gánh chịu


×