Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nhiem vu nam hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.42 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN PHÚC THỌ
<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>Độc lập - Tự do – Hạnh phúc</b>


Sô:190 /GDĐT-KHCN


V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
Nghiên cứu khoa học, SKKN, Thư viện


trường học, Ứng dụng CNTT
năm học 2010-2011


<i>Phúc thọ, ngày 30 tháng 9 năm 20100</i>


<b>Kính gửi: Trường Mầm non, Tiểu học và THCS </b>
<b> </b>


Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học
2010-2011;


Căn cứ Hướng dẫn số 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010
của Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ Công nghệ thông tin (CNTT) năm học
2010-2011;


Căn cứ Công văn số 6675/SGD&ĐT – KHCN ngày 26 tháng 8 năm 2010
của sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học, SKKN, thư viên trường học và ứng dụng CNTT trong năm học 2010


– 2011;


Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011 của ngành GD&ĐT Hà
Nội;


Phòng GD&ĐT Phúc Thọ hướng dẫn các đơn vị trường Mầm non, Tiểu
học, THCS thực hiện nhiệm vụ SKKN, Nghiên cứu khoa học, Thư viện trường
học, Ứng dụng CNTT năm học 2010-2011 như sau:


<b>A. NHIỆM VỤ CHUNG</b>


<b>I.</b> <b>Sáng kiến kinh nghiệm , nghiên cứu khoa học.</b>


-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và nâng cao chất
lượng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.


-Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng kết quả
NCKH, SKKN giáo dục vào thực tiễn quản lý và giáo dục ở các ngành học,
cấp học.


- Xây dựng kho lưu trữ điện tử SKKN, đề tài NCKH.
<b>II. Thư viện trường học </b>


-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát huy hiệu quả thư viện
trường học đạt chuẩn theo hướng hiện đại, chuẩn hóa và thân thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>III.Ứng dụng Công nghệ thông tin </b>


a. Tăng cường sử dụng hệ thống E-mail @hanoiedu.vn.
b. Tổ chức giảng dạy, phổ biến công tác qua mạng



c. Khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở


d. Đẩy mạnh một cách hợp lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi
mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học


e. Triển khai chương trình cơng nghệ giáo dục và e-Learning
f. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục


g. Phối hợp chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm về ứng dụng CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý


h. Tiếp tục triển khai dạy môn tin học trong nhà trường


i. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất thiết bị CNTT và truyền thông, làm cơ sở
cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập.


j. Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong các đơn vị, trường học
k. Thống nhất sử dụng bộ mã tiếng Việt Unicode TCVN 6909:2002.
<b>Các chỉ tiêu chính:</b>


- Tất cả các đơn vị, trường học phấn đấu có SKKN được xếp loại cấp
Thành phố và tổ chức phổ biến, áp dụng SKKN tại cơ sở.


- Phấn đấu tồn huyện có 40% thư viện trường THCS đạt chuẩn trở lên,
trong đó có 15% thư viện Tiên tiến và Xuất sắc:


- Huyện phấn đấu tăng tỷ lệ TVTH Đạt chuẩn và Tiên tiến từ 5%-10%.
- Tất cả các đơn vị trường trong huyện, Phòng GD&ĐT thường xuyên
trao đổi thông tin, văn bản qua thư điện tử.



- Phòng GD&ĐT phấn đấu xây dựng website, có người quản lý, cập nhật
thơng tin thường xun.


- Tất cả các đơn vị trường Tiểu học và THCS đều sử dụng phần mềm
quản lý học sinh, quản lý điểm.


- 100% giáo viên dạy giỏi ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy.
Phấn đấu tồn huyện có 100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học tin học
theo chương trình của Bộ GD&ĐT.


- Tất cả cán bộ quản lý, giáo viên các trường trong địa bàn huyện có tuổi
dưới 50 (đối với nam) và dưới 45 (đối với nữ) đều biết ứng dụng CNTT vào
công tác và học tập.


- Mỗi giáo viên xây dựng được ít nhất 2 bài giảng điện có chất
lượng/Học kỳ tử góp phần xây dựng kho học liệu điện tử của trường, Phòng
GD&ĐT và của Ngành.


<b>B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>


<b>I.</b> <b>Hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên </b>
<b>tiến:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến, nhất là ứng dụng CNTT vào các hoạt động của ngành.


- Hướng dẫn, đôn đốc tiến độ thực hiện các đề tài khoa học nhằm đảm bảo
chất lượng và thực hiện đúng quy trình, tiến độ. Tổ chức các Hội nghị hướng
dẫn quy trình, nội dung viết đề tài NCKH, SKKN, các Hội nghị kiểm tra tiến


độ định kỳ.


- Chỉ đạo và tổ chức hoạt động chấm và xét duyệt SKKN ở các cấp theo
đúng tiến độ; biên soạn kỷ yếu SKKN để phổ biến SKKN được xếp loại cao
đến các đơn vị giáo dục. Chú trọng nâng cao chất lượng SKKN và tổ chức Hội
nghị triển khai phổ biến ứng dụng SKKN tiên tiến vào thực tiễn.


- Tổ chức lưu trữ các đề tài NCKH, SKKN có chất lượng cao tại trường.
Biên tập nội dung kết quả NCKH, SKKN tiêu biểu lên trang Web của ngành.
<b>II.</b> <b>Công tác Thư viện trường học:</b>


- Phối hợp với các phòng, ban Sở tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và
tổ chức hoạt động Thư viện trường học, tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, bổ
sung, ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thư viện


- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, quan tâm đầu tư xây dựng thư viện trường
học đạt Chuẩn. Tiếp tục thực hiện phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ - Đọc
ngàn cuốn sách hay” làm phong phú kho sách tham khảo của thư viện và tặng
thư viện các trường cịn khó khăn.


- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, tư vấn, định hướng công tác TVTH ngay
từ đầu năm học. Chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động của TV
theo hướng “chuẩn hóa - thân thiện- hiện đại”. Tích cực ứng dụng CNTT: Kết
nối Internet cho các máy tính trong TV, sử dụng phần mềm Quản lý TV.


- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện và sử dụng phần mềm
QLTV cho cán bộ thư viện; bồi dưỡng cán bộ quản lý phụ trách công tác thư
viện các trường học.


- Phịng GD&ĐT huyện xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động thư


viện, giới thiệu sách cho học sinh theo lớp, khối lớp trong giờ ngoại khóa, giờ
sinh hoạt dưới cờ đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học
và giáo dục toàn diện cho học sinh. Xây dựng văn hóa đọc, tạo niềm vui cho
học sinh khi đến thư viện.


- Tổ chức tham quan học tập tại một số đơn vị có TVTH hoạt động có hiệu
quả, một số mơ hình thư viện mới hiện đại. Phòng tiếp tục kiểm tra và chỉ đạo
các đơn vị tổ chức hiệu quả hoạt động của tổ công tác TV và mạng lưới cộng
tác viên TV của các trường .


- Chỉ đạo các trường phấn đấu xây dựng kế hoạch tổ chức học 2 buổi ngày
bố trí thời khóa biểu đảm bảo mỗi lớp được tới TV ít nhất 1lần/tuần .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>III.Ứng dụng và phát triển CNTT:</b>


<i><b>1. Tăng cường sử dụng hệ thống E-mail @hanoiedu.vn, định hướng xây</b></i>
<i><b>dựng website cho các đơn vị.</b></i>


- Thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận thông tin văn bản giữa trường và
Phòng GD&ĐT qua thư điện tử (e-mail) và website của ngành. Hàng ngày,
mở hộp thư điện tử và truy cập website của ngành 2 lần từ 9h00 và 16h30.


- Các trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải có hệ thống công nghệ
thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có website
thông tin trên internet hoạt động thường xuyên hỗ trợ có hiệu quả cho cơng
tác dạy học và quản lý nhà trường (<i>thông tư 06/2010/TT-BGĐT ngày</i>
<i>26/02/2010</i> của Bộ GD&ĐT).


<i><b>2. Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, phổ biến công tác qua mạng</b></i>
- Đầu tư trang thiết bị Tổ chức hội thảo, giao ban, phổ biến công tác,


giữa Sở GD&ĐT với Phòng GD&ĐT.


- Phòng KHCNTT sẽ phối hợp với Cục CNTT Bộ GD&ĐT, VDC Online
xây dựng hệ thống tập trung để tổ chức họp, giao ban, hội thảo, giảng dạy,
phổ biến công tác qua mạng Internet với các cơ sở giáo dục. Các Phòng
GD&ĐT ứng dụng cơng nghệ phát truyền hình trực tiếp lên trang Web riêng
của các đơn vị mình trong các hoạt động tuyên truyền, để các trường học có thể
theo dõi sự kiện qua mạng.


<i><b>3. Khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở</b></i>


Quán triệt và triển khai Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010
quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Các nhà trường cần tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên và gài đặt phần
mềm mã nguồn mở sau đây trong công tác quản lý và dạy học: Open Office ,
hệ điều hành trên nền Linux như Ubuntu, Asianux…, trình duyệt Web Google
Chrome, Firefox, bộ gõ tiếng Việt Unikey 4.0, phần mềm Moodle quản lý
e-Learning.


<i><b>4.</b></i> <i><b>Đẩy mạnh một cách hợp lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi</b></i>
<i><b>mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học</b></i>


- Tránh lạm dụng CNTT trong quá trình dạy: Nội dung trình chiếu khơng
phù hợp, thời gian trình chiếu nhiều, âm thanh ồn ào, quá nhiều mầu sắc, hiệu
ứng chuyển động khơng cần thiết, kích thước chữ q nhỏ,… Cần coi CNTT là
phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.


- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” bằng cách làm phong phú và sinh động các giờ học
như:



+ Tổ chức cho học sinh tự đi thu thập tài liệu, quay phim chụp ảnh các di
tích lịch sử, các danh nhân thuộc địa phương để làm tư liệu lịch sử, đưa lên
website của trường;


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>5. Triển khai chương trình cơng nghệ giáo dục và e-Learning</b></i>


- Các đơn vị, trường học chỉ đạo giáo viên đăng ký tham gia các hoạt động
về ứng dụng CNTT trong dạy và học trực tuyến tại địa chỉ
gồm các nội dung: Tổ chức thi trắc nghiệm Online,
chia sẻ giáo án, bài trình chiếu và bài giảng điện tử ;


- Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ
GD&ĐT và Quỹ Laurence S. Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung “Mỗi giáo
viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử”. Theo đó, học sinh có thể khai
thác thư viện bài giảng e-Learning để tự học.


- Tích cực triển khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm công cụ
e-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM;


- Xây dựng thư viện học liệu điện tử mở: Huy động giáo viên tham gia
đóng góp các bài trình chiếu, bài giảng e-Learning về Sở GD&ĐT địa chỉ là
, sau đó Sở GD&ĐT đánh giá, tuyển chọn và gửi về
Bộ GD&ĐT (qua Cục CNTT) để tổ chức đánh giá, trao giải thưởng toàn quốc
và đưa lên mạng chia sẻ.


- Phịng GD&ĐT có cơng văn đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với Cục
CNTT tổ chức triển khai, tập huấn về công nghệ e-Learning và Edublog cho
giáo viên.



<i><b>6. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục</b></i>


Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành
chính tại các Phịng GD&ĐT và các trường học. Cụ thể:


- Phòng GD&ĐT và các trường học trực thuộc Phòng đều thực hiện gửi
nhận thông tin chỉ đạo và văn bản qua thư điện tử.


- Triển khai tin học hoá quản lý trong trường học theo hướng áp dụng
các hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến (online). Theo hướng đó, các
trường sẽ khơng cần phải đầu tư máy chủ, cài đặt, bảo trì và nâng cấp hệ
thống. <i>(Sở sẽ có hướng dẫn sau)</i>


- Tuyển chọn và tổ chức công bố công khai các thủ tục hành chính trên
Website của ngành để giáo viên, học sinh và phụ huynh tra cứu.


- Tổ chức thông báo thông tin trên website của huyện kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh cho phụ huynh học sinh có nhu cầu.


- Các trường chủ động xem thông tin về lịch thi trên website
Violympic.vn để tổ chức cho học sinh của trường tham gia thi giải tốn qua
Internet cấp trường. Kỳ thi cấp Phịng, Thành phố và cấp Quốc Gia sẽ có
cơng văn sau.


- Dựa vào các chức năng trang bị sẵn của Google Apps (email, lịch,
docs,…), tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách CNTT các đơn vị giáo dục
để ứng dụng CNTT vào đổi mới công tác quản lý.


<i><b>7. Phối hợp chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách</b></i>
<i><b>nhiệm về ứng dụng CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

trong quản lý và dạy học, đổi mới nội dung chương trình bồi dưỡng theo hướng
thiết thực, cập nhật, ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở, khai thác thông
tin trên Internet, giới thiệu những địa chỉ hay, có ích với giáo viên.


- Xây dựng đội ngũ phụ trách CNTT trong các đơn vị giáo dục. Mỗi trường
phổ thơng có ít nhất một cán bộ, viên chức đạt trình độ tin học từ trung cấp trở
lên phụ trách CNTT và có giáo viên nòng cốt ứng dụng CNTT trong dạy học.
Các trường tiểu học, THCS bố trí một cán bộ hoặc giáo viên kiêm nhiệm phụ
trách ứng dụng CNTT, có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) về CNTT,
điện tử, viễn thông trở lên.


- Các đơn vị, trường học chủ động tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho
100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dưới 50 tuổi đối với nam và dưới 45
đối với nữ - riêng cấp Mầm non 50%. Nội dung bồi dưỡng là các kỹ năng cơ
bản (<i>soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thư điện tử, phần mềm</i>
<i>trình chiếu</i>...), biết ứng dụng CNTT trong công tác, giảng dạy.


<i><b>8. Tiếp tục triển khai dạy môn tin học trong nhà trường</b></i>


Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT
cho học sinh phổ thông các cấp học. Cụ thể:


- Đối với trường tiểu học, trung học cơ sở giáo viên cần triển khai dạy ứng
dụng CNTT theo cách tích hợp trực tiếp vào trong các mơn học thơng qua các
công cụ, phần mềm dạy học bộ môn thay vì học trong mơn tin học;


- Cập nhật chương trình, nội dung giảng dạy theo hướng mô đun kiến thức
hiện đại, thiết thực, thay vì dùng một bộ chương trình và sách tin học cứng;



- Khuyến khích các đơn vị sử dụng phần mềm mã nguồn mở.


<i><b>9. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất thiết bị CNTT và truyền thông, làm cơ sở</b></i>
<i><b>cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập.</b></i>


Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT và
dạy môn tin học. Cụ thể:


- Mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng, kết nối mạng
Internet để giáo viên chuẩn bị bài giảng có ứng dụng CNTT.


- Các đơn vị trường học tăng cường trang bị máy tính có kết nối mạng
internet trong thư viện để thu hút giáo viên, học sinh xuống thư viên khai thác
thông tin hướng tới thư viện cũng là nơi học tập, nghiên cứu của học sinh và
giáo viên.


- Các đơn vị trường học cần tập trung nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư trang
thiết bị CNTT thiết yếu (máy tính, máy chiếu). Lựa chọn cấu hình máy tính
phù hợp cho phịng thực hành máy tính (màn hình LCD từ 17 inch, RAM 2
GB, ổ cứng ít nhất 160 GB).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Trang bị thêm một số thiết bị điện tử kỹ thuật số khác phục vụ cho giảng
dạy như: máy quét ảnh, máy chiếu vật thể 3 chiều, máy ảnh số, bảng thơng
minh, kết nối dụng cụ thí nghiệm thực hành với máy tính...


- Tăng cường cơng tác bảo dưỡng, bảo trì định kỳ hệ thống máy tính và
thiết bị điện tử kỹ thuật số, định kỳ một lần/học kỳ. Có kế hoạch kinh phí sửa
chữa, thay thế thiết bị CNTT ngay từ đầu năm học.


- Phòng GD&ĐT phấn đấu trang bị các thiết bị cho phòng họp và dạy học


qua mạng (máy quay video, màn hình LCD 42 inch trở lên hoặc máy chiếu đa
năng, đường truyền Internet ưu tiên, máy tính, micro, tăng âm,…).


- Triển khai bảng thông minh tương tác (Interactive SmartBoard – ISB)
do Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO – RETRAC tại Việt Nam phối
hợp cùng Cục CNTT, với giá chỉ dưới 50 USB/bảng để triển khai đại trà,
thay vì phải dùng các bảng đắt hàng nghìn USD (2500-5000 USD).


<i><b>10.</b></i> <i><b>Kiện toàn đội ngũ phụ trách CNTT trong các đơn vị, trường học</b></i>


Phân công cán bộ viên chức phụ trách CNTT có trình độ chun mơn
CNTT từ Trung cấp trở lên ; mỗi tổ nhóm chun mơn có giáo viên nịng cốt
về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Những trường chưa có cán bộ đáp ứng
được yêu cầu này cần có kế hoạch bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ.


Trong công tác tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phịng sẽ
có văn bản tham mưu với UBND huyện cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng tối
thiểu về CNTT bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế khơng áp
dụng theo hình thức kiểm tra việc có hay khơng có chứng chỉ tin học ứng dụng
ABC.


<i><b>11.</b></i> <i><b>Thống nhất sử dụng bộ mã tiếng Việt Unicode TCVN 6909:2002.</b></i>
Thống nhất sử dụng bộ Font tiếng Việt Unicode TCVN 6909:2002 trong
việc soạn thảo các văn bản, tài liệu, cơng văn chỉ đạo trong tồn ngành. Nên sử
dụng bộ gõ tiếng Việt Unikey 4.0 để nhập và chuyển đổi văn bản, bảng tính từ
TCVN 3 sang Unicode. Chấm dứt việc sử dụng các phần mềm quản lý giáo
dục, phần mềm quản lý thi sử dựng bộ mã TCVN3 (ABC).


<b>C.</b> <b>TỔ CHỨC THỰC HIỆN:</b>



- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học .


- Đánh giá thi đua cá nhân, tập thể trong năm học trên cơ sở đánh giá kết
quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của từng lĩnh vực;


- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cấp
quản lý giáo dục.


Phòng GD-ĐT sẽ kiểm tra, đánh giá, xếp loại các đơn vị theo các chỉ tiêu
thi đua và nhiệm vụ năm học mà Phòng đã đề ra.


<b> </b>KT. TRƯỞNG PHÒNG
<b> PHĨ TRƯỞNG PHỊNG </b>
<i> </i> <i> (đã ký)</i>


<i>N</i>


<i> ơ i nh ậ n :</i>


- Như trên;


- Lãnh đạo (để b/c),
- Lưu VT, c¸c tỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>LỊCH TRIỂN KHAICƠNG TÁC NCKH-SKKN, </b>


<b>THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC, ỨNG DỤNG CNTTT NĂM HỌC 2010-2011</b>
<i>(Kèm theo văn bản số /PGD&ĐT-KHCN Hướng dẫn nhiệm vụ năm học</i>


<i>2010-2011)</i>


<b>Thán</b>


<b>g</b>


<b>T</b>


<b>T</b> <b>NỘI DUNG CƠNG VIỆC</b>


<b>9</b>
<b>2010</b>


<b>1.</b> Triển khai XD Kế hoạch cơng tác NCKH-SKKN, TVTH, ứng dụng CNTT
<b>2.</b> Báo cáo khảo sát đầu năm học 2010-2011 về CNTT và thư viện trường <sub>học.</sub>
<b>3.</b> Nhận QĐ và giấy chứng nhận danh hiệu TV trường học năm học 2009-<sub>2010</sub>
<b>4.</b> Tổ chức khai thác, sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong giảng dạy.
<b>5.</b> Giáo viên đăng ký tham gia các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy và <sub>học trực tuyến tại </sub>
<b>6.</b> Rà soát, nhận kết quả và chứng nhận SKKN GD tiên tiến năm học 2009- <sub>2010 </sub>


<b>10</b>
<b>2010</b>


<b>1.</b> Đăng ký danh hiệu thư viện Đạt chuẩn, tiên tiến và xuất sắc năm học 2010-<sub>2011</sub>
<b>2.</b> Phòng khảo sát đầu năm học 2010-2011 về CNTT và thư viện trường học
<b>3.</b> Sở và các PGDDT tổ chức Bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBTV, bồi dưỡng về <sub>ứng dụng CNTT </sub>


<b>4.</b>


Tổ chức hoạt động thư viện chào mừng đại lế 1000 năm Thăng Long- Hà
Nội.



Tổ chức quyên góp: “Góp một cuốn sách nhỏ- đọc ngàn cuốn sách hay”
xây dựng thư viện.


<b>5.</b> Đăng ký đề tài SKKN năm học 2010-2011 tại các đơn vị.


<b>6.</b> Tập huấn CNTT theo chuyên đề cho CB, GV và quản lý phòng máy
<b>11</b>


<b>2010</b>


1. Triển khai kiểm tra ứng dụng phần mềm quản lý thư viện, quản lí học sinh .
2. Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thư viện cấp huyện


3. Sở và các Phòng GD&ĐT Tổ chức Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho <sub>CBTV </sub>
4. Tổ chức các Hội thảo giới thiệu giải pháp mới về CNTT và phần mềm mới.


<b>12</b>
<b>2010</b>


<b>1.</b> Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định danh hiệu Thư viện 2010-2011(Khối các <sub>Phòng GD&ĐT)</sub>
2. Hướng dẫn kế hoạch thi CBTV giỏi thành phố cấp huyện THPT.


3. Tổ chức bồi dưỡng CBTV; tập huấn sử dụng các phần mềm nguồn mở, các
phần mềm quản lý trường học.


4. Hoàn thành tuyển tập SKKN 2009-2010


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2011</b>


<b>2.</b> Tiếp tục kiểm tra, thẩm định danh hiệu TVTH ) và ứng dụng CNTT tại các <sub>trường TH, THCS.</sub>


<b>3.</b> Phổ biến SKKN giáo dục tiên tiến các cấp học.


<b>4.</b> Tập hợp học liệu điện tử của cơ sở
<b>2</b>


<b>2011</b>


<b>1.</b> Tiếp tục kiểm tra thẩm định danh hiệu thư viện trường học và ứng dụng <sub>CNTT</sub>
2. Thẩm định học liệu điện tử tại cơ sở và đưa lên mạng


<b>3</b>
<b>2011</b>


1. Nhận văn bản hướng dẫn thu, nộp SKKN cấp thành phố


2. Sở tiếp tục kiểm tra, thẩm định danh hiệu thư viện trường học và hoạt động<sub>CNTT </sub>
3. Sở triển khai, tập huấn về công nghệ E-learning và Edublog cho GV


<b>4</b>
<b>2011</b>


1. Sở, Phòng tiếp tục kiểm tra, thẩm định danh hiệu thư viện trường học
2. Sở kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT tại cơ sở.


3. Tổ chức ngày Hội đọc sách tại các nhà trường.


4. Nhận mẫu báo cáo tổng kết cuối năm qua Email và Website


<b>5</b>
<b>2011</b>



1. Nhận mẫu Báo cáo tổng kết năm học về 3 lĩnh vực NCKH-SKKN, CNTT <sub>và thư viện trường học qua Email và Website</sub>
<b>2.</b> Chấm và xét duyệt SKKN tại cơ sở.


<b>3.</b> Phòng kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động về KH-TV-CNTT


4. Sở tiếp tục kiểm tra, thẩm định danh hiệu thư viện trường học và ứng dụng <sub>CNTT </sub>
5. Sở kiểm tra Phần mềm QL kết quả HT HS THCS, đồng bộ hoá dữ liệu thi, <sub>tuyển sinh</sub>


<b>6</b>
<b>2011</b>


1. Nhận và rà soát kết quả thẩm định danh hiệu TV năm 2010-2011
2. Rà soát, kiểm tra dữ liệu SKKN; Nộp dữ liệu và hồ sơ SKKN cho Sở <sub>GD&ĐT </sub>
3. Sở kiểm tra thi đua cuối năm học về 3 lĩnh vực SKKN-TVTH-CNTT
4. Nộp báo cáo thống kê, tổng kết các hoạt động về CNTT, SKKN, TV trong <sub>năm học.</sub>
<b>7</b>


<b>2011</b>


1. Sở kiểm tra thi đua cuối năm học về công tác SKKN-TVTH-CNTT
2. Phối hợp tổ chức đào tạo bồi dưỡng CNTT, nghiệp vụ TV, phổ biến <sub>SKKN cho cán bộ QL, giáo viên, nhân viên các các cơ sở giáo dục</sub>
3. Nộp đề nghị chuyển đổi kết quả thi đồ dùng dạy học tự làm sang SKKN <sub>( nếu có)</sub>
<b>8</b>


<b>2011</b>


1. Sở chấm và xét duyệt SKKN cấp thành phố


</div>


<!--links-->
V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013
  • 10
  • 796
  • 1
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×