Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Bài soạn KỈ YẾU DẠY HỌC TÍCH HỢP GD MT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.68 KB, 97 trang )

Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
1
BÁO CÁO THAM LUẬN
DẠY HỌC TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC
CẤP THCS - HUYỆN THANH BÌNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thị trấn Thanh Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2011
MỤC LỤC
Chú ý: Muốn xem bài nào thầy cô nhấn giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào bài đó ở
mục lục nó sẽ liên kết nhanh đến bài đó. Nếu muốn trở về trang mục lục thì thầy cô
nhấn phím Ctrl+phím Home!
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc........................................................................................................59
An Phong, ngày 13 tháng 01 năm 2011.............................................................................59
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc........................................................................................................95
An Phong, ngày 14 tháng 01 năm 2011.......................................................................95
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
2
ĐỀ DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP GDMT
ĐINH VĂN CẠNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH BÌNH
Việt Nam và các nước Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất,
hơn bất cứ nơi nào khi biến đổi khí hậu diễn ra. Tác động lớn của biến đổi
khí hậu đang đến gần buộc các nước phải hành động kịp thời, đầu tư ngay
từ bây giờ cho các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí
hậu. Việt Nam có thể sớm đối mặt với tác động xấu của biến đổi khí hậu
ngay từ năm 2020, ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo và đe dọa cuộc sống của
các gia đình sống ven biển vào cuối thế kỷ này.


Báo cáo nghiên cứu mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực
Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 28/4/2010
tại Hà Nội cho rằng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có thể giảm mạnh và mực nước
biển tăng có thể nhấn chìm hàng chục ngàn hécta đất canh tác vào cuối thế kỷ
này, đồng thời khiến cho hàng ngàn gia đình sống ven biển phải tái định cư.

ADB dự báo, lượng mưa có thể giảm đáng kể ở Việt Nam trong thập kỷ
tới và hơn 12 triệu người sẽ phải chịu tác động của tình trạng thiếu nước ngày
càng gia tăng,

Nghiên cứu “Tác động kinh tế của Biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á: Báo
cáo đánh giá Khu vực” của ADB lập luận nếu tiếp tục với ý nghĩ “mọi việc sẽ
đâu vào đấy,” các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể
phải chịu những tổn thất tương đương với 6% tổng sản lượng trong nước hàng
năm của các quốc gia này vào cuối thế kỷ này. ADB cho rằng tổn thất này lớn
hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Nghiên cứu cũng cho rằng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác
cần phải giải quyết cùng lúc hai mối đe dọa là khủng khoảng tài chính toàn cầu
và biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra các chương trình “Kích cầu Xanh” mà trong
đó cần đưa việc giáo dục môi trường vào giảng dạy là việc cần thiết.
Năm học 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc giáo dục bảo vệ môi
trường sẽ được tích hợp vào các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục
công dân, Vật lý, Sinh học và Công nghệ ở cấp THCS.
Nguyên tắc là lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài học một
cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp phải làm cho bài học
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
3
sinh động , gắn với thực tế hơn nhưng không làm quá tải học sinh.
Phương pháp giảng dạy các bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phải

góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập. Và việc kiểm tra đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép
trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý kiểm tra năng lực vận dụng kiến
thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong học tập và thực tiến
cuộc sống. Trong thời gian qua việc tích hợp giáo dục môi trường qua các môn
học chưa phát đạt hiệu quả cao bởi những lý do sao.
Đối với việc dạy và học:
Đối với giáo viên:
Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc
tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ
thông là đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phải trang bị cho học sinh kiến
thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù
hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa...
Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít.
1) Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học
với thực tiễn, chưa rút ra được những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi
được học lý thuyết.
2) Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả
giáo dục chưa cao.
3) Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo
viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tích hợp giáo dục môi trường
còn nhiều hạn chế.
Đối với học sinh:
1) Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví
dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi
trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh
hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào?...).
2) Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.
3) Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và

học tập.
Đối với Cán bộ quản lý cần lưu ý
Thường xuyên chỉ đạo, vì:
1) Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn, trang bị
kiến thức và phương pháp để tích hợp giáo dục môi trường cho nhiều bộ môn.
2) Cần nghiên cứu một số tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học,
từ lóp 6 đến lớp 9, để chỉ đạo cho giáo viên thực hiện.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
4
3) Thường xuyên dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn.
Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên chưa đại trà, chưa đi sâu vào việc
đánh giá hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường
của giáo viên chưa được sự quan tâm của cán bộ quản lý giáo dục. Để công tác
giáo dục này, ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng hiểu biết của
bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay, thi giáo
viên chúng ta cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng
về các vấn đề môi trường ( Có thể tìm thông tin trên web www.vnppa.org.vn )để
bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân., đồng thời nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng
ghép giáo dục môi trường khi có thể. (Chú ý phần giáo dục môi trường không
đưa vào phần nội dung bài ghi.)
* Lởi kết
Con đường chúng ta day học tích hợp giáo dục môi trường qua các môn
học đang đi trên núi cao, rừng sâu, vực thẩm nhưng cũng có trời xanh biển rộng
và nắng hồng. Mỗi giáo viên bộ môn, hãy bước trên cuộc hành trình nghiên
cứu tìm tòi không mệt mỏi để rồi chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai có ý thức
bảo vệ môi trường. Thật vậy, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình mục tiêu để
hành động, đó là mục tiêu giáo dục.
Có thể sau khi dự hội thảo này, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức
thỏa nãm, nhưng tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ nhận thấy mục đích của các
vấn đề được thể hiện trong nội dung hội thảo, trong các bài viết tham luận của

giáo viên, mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, chúng ta cùng công
tác, cùng hành động, để ngày một nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh hiện nay, trong đó có giáo dục ý thức vể môi trường sống hôn nay và
tương lai.
Rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của tất cả CBQL, GV tham
dự hội thảo, để hội thảo thành công.
Xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
5
BÀI 1: TỔ XÃ HỘI - THCS TÂN LONG
Phòng GD ĐT Thanh Bình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Tân Long Độc lập – Tự do – Hạnh phú
Tổ Xã Hội bõa
Họ & tên: Đặng Thị Nguyên
BÁO CÁO THAM LUẬN
GIÁO DỤC TÍCH HỢP
MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC
( Ngữ văn, GDCD, Địa )
I.Tình hình chung:
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến
vấn đề bảo vệ môi trường. Những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe
dọa cuộc sống loài người. Đó là vấn đề sống còn của toàn nhân loại.
Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay cũng đang xuống cấp, nhiều nơi
bị ô nhiểm nghiêm trọng. Diện tích đất đai trên đầu người thấp, đất canh tác bị
thu hẹp, độ che phủ của rừng giảm, thiếu nước, không khí ô nhiễm khói bụi, đa
dạng sinh học không cân bằng … Chính vì thế việc tích hợp giáo dục BVMT vào
các môn học là biện pháp hiệu quả nhất, có tính bền vững và kinh tế nhất để thực
hiện mục tiêu BVMT và phát triển đất nước.
Tuy vậy, việc thực hiện giáo dục tích hợp môi trường vào các môn học ở
trường phổ thông cũng có những thuận lợi khó khăn sau:

1. Thuận lợi:
- BGH trường luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát, triển khai kịp thời các
công văn, chỉ thị có liên quan.
- Tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công tác
giảng dạy.
- Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, có đầu tư
nhiều vào công tác giảng dạy.
- HS phần nào có ý thức về việc BVMT nói chung.
2. Khó khăn:
- Hình thức tuyên truyền BVMT ở một số địa phương chưa sâu rộng,
người dân nông thôn chưa có ý thức cao về việc BVMT.
- Việc hình thành ý thức, tình yêu thiên nhiên, lối sống ngăn nắp, vệ sinh
phải được hình thành trong một quá trình lâu dài, theo thói quen.
- Phần lớn HS ở nông thôn chưa có ý thức cao trong việc BVMT.
- Trường chưa có điều kiện tổ chức các buổi ngoại khóa cho HS.
II. Phương pháp triển khai và thực hiện:
1. Triển khai:
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
6
- BGH đã tạo mọi điều kiện để giáo viên bộ môn cập nhật thông tin kịp
thời qua mạng internet.
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc HS có ý thức bảo vệ môi
trường.
- Thực hiện tốt việc trồng cây xanh xung quanh trường, làm bồn hoa trước
lớp, trang trí cây và hoa trong phòng học tạo được môi trường thân thiện cho lớp
học.
2. Quá trình thực hiện:
Hiện nay đa số giáo viên đều có ý thức giáo dục tích hợp môi trường trong
bài dạy của môn học:
* Đối với môn Ngữ văn:

- Hình ảnh thiên nhiên luôn là tình cảm gắn kết giữa của con người với cuộc
sống .
Trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” ( Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn
Đình Chiểu )dù cuộc sống rày doi mai vịnh nhưng ông Ngư không hề muốn thay
đổi, không muốn rời xa cho thấy môi trường sông nước nơi ông sống thoáng
đãng tươi đẹp đến thế nào ?
Với cảnh:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du)
thì cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, quyến rũ đã làm cho cuộc du xuân
của chị em Kiều càng thêm thú vị.
Nhà thơ Nguyễn Duy thì nhớ mãi kỉ niệm hồi sống ở rừng, có trăng, có đồng
và có bể. Dù hiện tại đã định cư ở thành phố.
- Môi trường thiên nhiên tươi đẹp còn làm cho người ta rung động, cuộc sống
như được tái sinh, tươi trẻ.
Trong Cố hương của Lỗ Tấn cảnh làng quê hiện lên thần tiên kì dị của những
đêm trăng cùng người bạn Nhuận Thổ đi canh dưa, nhặt vỏ sò trên bãi biển…
Trong văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”( lớp 6 ) thì đất đai là mẹ, mẹ
nuôi sống, chăm sóc và bảo vệ các con.
Thí dụ ta có thể hỏi :
Dòng sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh có gì đẹp và nên thơ?
* Đối với môn Địa lí:
Khi dạy bài Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa giáo viên có thể đặt một số
tình huống như sau: Phương tiện giao thông thải ra nhiều khói bụi ảnh hưởng gì
đến môi trường? Chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm?
Hay ở bài Môi trường nhiệt đới thì giúp học sinh phát hiện: Tại sao Xavan
ngày càng mở rộng? Nếu Xavan và hoang mạc mở rộng thì ảnh hưởng như thế
nào đến môi trường?
* Với môn Giáo dục công dân:

Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
7
Ở bài Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể giáo viên có thể yêu cầu học sinh
nêu những việc làm để tự bảo vệ chăm sóc và rèn luyện thân thể của mình? Từ
đó, học sinh có thể thấy được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh bản thân, nơi ở
trong nhà cũng như môi trường xung quanh.
Hay trong bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thể tổ chức
cho học sinh thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn
nước và các tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương.
3. Kiểm tra đánh giá:
Kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá và tùy theo nội dung từng bài mà
việc kiểm tra, đánh giá nội dung tích hợp BVMT có tỉ lệ câu hỏi khác nhau, theo
nguyên tắc lồng ghép một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Không làm nặng
thêm kiến thức bài học, không áp đặt học sinh.
III. Bài học kinh nghiệm:
- Khi tích hợp cần chia nhỏ các vấn đề, chỉ tích hợp 1 khía cạnh nhỏ cho
mỗi bài dạy.
- Áp dụng phương pháp phù hợp, hình thức tích hợp linh hoạt sẽ đảm bảo
hiệu quả và đạt được mục tiêu bài học.
- Ở các tiết học có tích hợp hợp lí sẽ tạo được không khí hứng thú trong
việc học tập của học sinh, giáo viên cũng cảm thấy yêu thích công việc giảng dạy
của mình.
- Để việc tích hợp hiệu quả còn cần ở khả năng và nghệ thuật của từng
giáo viên theo nguyên tắc không gượng ép, không miễn cưỡng mà chỉ lồng vào
các đơn vị kiến thức tích hợp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và chủ yếu chỉ để
tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
IV. Kiến nghị:
- Cung cấp thêm tranh ảnh, đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn và GDCD.
( tư liệu tham khảo về pháp luật cho môn GDCD lớp 9).
- Cấp trên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cho giáo viên và học sinh

tham quan để học hỏi.
V. Kết luận:
Việc tích hợp môi trường vào các môn học là việc làm thiết thực. Thiên
nhiên là cuộc sống của chúng ta, bảo vệ MT là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Thờ ơ với việc bảo vệ môi trường xung quanh là đi ngược lại với lợi ích của cá
nhân và cộng đồng. Thiên nhiên trong lành là quà tặng của cuộc sống . Việc tích
hợp giáo dục môi trường vừa góp phần xã hội hóa hoạt động BVMT không chỉ
cho địa phương, cho một tổ chức, cá nhân mà cho toàn nhân loại. Vừa góp phần
hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường không chỉ vì cuộc
sống của hành tinh hôm nay mà cho cả nhân loại ngày mai.
Trên đây là vài ý kiến chủ quan của cá nhân, rất mong nhận được sự đóng
góp chân thành của quí đồng nghiệp.
Xin cảm ơn.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
8
BÀI 2: TỔ TỰ NHIÊN- THCS TÂN HUỀ
BÀI THAM LUẬN
“DẠY HỌC TÍCH HỢP BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG (BVMT) CẤP THCS”
Đơn vị: Trường THCS Tân Huề
Họ tên: Nguyễn Thanh Bình
Tổ: Tự Nhiên
I/ Tình hình chung
1/ Thuận lợi
- Các giáo viên môn Vật lý, Công nghệ, Sinh học đều được tập
huấn dạy học tích hợp BVMT.
- Được sự quan tâm của cấp lãnh đạo phòng giáo dục, địa phương
và BGH nhà trường về việc chỉ đạo thực hiện giáo dục BVMT.
- Giáo viên đều thực hiện giáo dục BVMT vào các tiết học có tích
hợp.
2/ Khó khăn

- Nhà trường chưa có phòng thực hành riêng nên gặp khò khăn
trong các khâu thực hành đặc biệt là những tiết có tích hợp giáo
dục BVMT.
- Trường Tân Huề nằm ở vùng cù lao xa các vùng đô thị phát triển
nên học sinh chưa có ý thức cao trong vấn đề BVMT nhất là nơi
học tập cũng như nơi sinh sống của các em do vẫn còn thói quen
không thân thiện với môi trường từ trước.
- Phương tiện truyền đạt cho học sinh trong các môn học như kênh
hình minh họa, các lôgô, khẩu hiệu .v.v. về bảo vệ môi trường
còn hạn chế.
II/ Phương pháp triển khai và thực hiện
1/ Triển khai
- Giáo viên các môn được học tập huấn do sở giáo dục tổ chức
nhiều lần ( tại Phú Ninh và TP. Cao Lãnh )
- BGH trường tổ chức thực hiện lồng ghép vào các hoạt động
ngoại khóa, các buổi lao động và đôn đốc các giáo viên phụ
trách các môn học thực hiện tốt vấn đề BVMT trong từng tiết
học cần tích hợp.
- Lựa chọn các nội dung tích hợp BVMT phù hợp với tình địa
phương.
2/ Thực hiện
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
9
- Các môn khoa học tự nhiên là các môn thực nghiệm do đó ngoài
việc giáo dục BVMT trong tiết học cần hình thành thói quen để
trở thành ý thức cho học sinh bằng cách giao công việc về nhà để
học sinh tự thực hiện ( ví dụ như có thể dùng hai lon nước ngọt
và một sợi dây và hai mãnh nilông để làm đồ chơi về chiếc điện
thoại…vừa giúp cá em khắc sâu kiến thức vừa giúp các em có ý
thức tái chế rác thải để mang lại lợi ích cho cá nhân.v.v )

- Các kỳ kiểm tra hay hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ
lên lớp phải lồng vào nội dung tích hợp môi trường.
- Hàng tháng tổ chức ngày Sạch – Xanh trong trường lớp như tổng
vệ sinh và góp phần trồng và bảo vệ cây xanh.
3/ Kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết thì phần trăm số điểm dành
cho các câu hỏi giáo dục BVMT là từ 10% - 20%.
- Trong tiết dạy khi có tích hợp BVMT cần có hoạt động riêng cho
vấn đề tích hợp, nếu làm được thí nghiệm thực tế thì cần thực
hiện cho học sinh dể khắc sâu hơn. ( ví dụ dùng gương phẳng để
trang trí nhà cửa cho gia đình thì làm cho ta có cảm giác thoáng
mát và làm cho nhà sáng hơn.v.v.)
- Kiểm tra thường xuyên thì nên dựa vào sự hiểu biết thực tế của
học sinh về tình hình môi trường ở địa phương, huyện, tỉnh, đất
nước…
III/ Bài học kinh nghiệm
- GDBVMT không phải là nhiệm vụ của riêng ngành nào đối
tượng nào mà là của chung tất cả những ai đang tồn tại, đứng về
góc độ ngành giáo dục thì xem là trách nhiệm của các thầy cô
giáo vì có sự ảnh hưởng lớn đến học sinh, do đó làm sao phải
hình thành ý thức thân thiện với môi trường cho các em và từ đó
có sự liên kết tốt với địa phương và gia đình để cùng chung thực
hiện.
- Bên cạnh đó trong quá trình dạy học vẫn có những vấn đề
GDBVMT khi tích hợp mà học sinh khó hình dung ( ví dụ như
môn Vật lý có các vấn đề Từ trường, năng lượng ánh sáng..) do
đó giáo viên cần khéo léo dẫn dắt học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường gần nơi sinh sống chủ yếu để hình thành ý thức và đưa
đến những hành động thực tiễn cho học sinh.
IV/ Kiến nghị

Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
10
- Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về
BVMT, các cuộc thi dành cho học sinh do huyện, phòng giáo
dục tổ chức như thi HSG, kính vạn hoa .v.v. phải có lồng ghép
GDBVMT
- Giáo viên phải cập nhật thường xuyên thông tin để có kiế thức
về môi trường mà giáo dục cho các em.
- Xây dựng phong trào thi đua Xanh - Sạch - Đẹp trong trường,
khóm ấp, gia đình, và địa phương….
V/ Kết luận
Môi trường ngày nay ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống con người do đó các thầy cô giáo nên kịp thời
giáo dục ý thức cho học sinh thông qua các tiết dạy để góp một phần
nhỏ trong phong trào lớn của loài người nhằm hạn chế thảm họa về
môi trường cho con em chúng ta. Và khi tích hợp BVMT cũng cần
có chọn lọc để không làm mất đi tính đặc trưng của môn học.

Người viết
Nguyễn Thanh Bình
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
11
BÀI 3: TỔ TỰ NHIÊN - THCS TÂN HOÀ
BÀI THAM LUẬN VỀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC
-Họ và tên: Phạm Thanh Tuấn
-Đơn vị: Trường THCS Tân Hòa
-Tổ trưởng phụ trách các bộ môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công
nghệ.
I. Tình hình chung:

1) Thuận lợi:
-Đa số gv có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn dạy của mình ở
các bài có nội dung phù hợp.
-Đa số giáo viên được tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường nên việc lồng
ghép về giáo dục bảo vệ môi trường cũng được thuận lợi.
2)Khó khăn:
-Tài liệu về tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học còn hạn chế ở
một số môn.
-Tranh, hình ảnh, tư liệu trang bị cho nhà trường còn hạn chế.
-Một số giáo viên trình độ tin học còn hạn chế nên việc truy cập các thông tin
về giáo dục môi trường cũng gặp nhiều khó khăn.
II. Phương pháp triển khai và thực hiện:
1) Triển khai:
-Hàng năm nhà trường có triển khai về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
đến giáo viên và học sinh thông qua các cuộc họp về chuyên môn và sinh hoạt
dưới cờ, phát thanh măng non của Đội,Ban lao động nhà trường,..
-Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở các em học sinh phải tích cục
bảo vệ môi trường ,giữ gìn trường lớp xanh ,sạch, đẹp.
-Giáo viên bộ môn có tích hợp vào các nội dung ở các bài học thuộc các môn
:Sinh học, Hóa học, Vật lý, Sinh học với những nội dung phù hợp.
2)Quá trình thực hiện:
-Hàng tuần, thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, Ban thi đua, Tổng Phụ trách,Ban
Giám hiệu đều nhắc nhở các học sinh toàn trường tích cực tham gia bảo vệ môi
trường , giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.Với chủ đề: Trường học không rác và
nhà vệ sinh không mùi.
-Giáo viên bộ môn có lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài dạy với nội
dung phù hợp dưới dạng câu hỏi, thông qua các bài dạy trên lớp,bài kiểm tra 15,
1 tiết.Nhìn chung việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường với các bộ môn nêu
trên là phù hợp và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS

12
-Ngoài ra ,quá trình triển khai còn thông qua các buổi ngoại khóa , thực hành
tham quan ngoài trời (môn Sinh học) với các nội dung như: giáo dục ý thực học
sinh biết bảo vệ môi trường không khí ,nước ,đất, hệ sinh thái, đa dạng sinh học,
bảo vệ rừng,…Từ đó giúp cho các em có tình cảm yêu quý , tôn trọng thiên
nhiên, yêu quê hương ,đất nước,có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức
được hành động trước vấn đề môi trường nãy sinh.Biết chủ động ủng hộ tham
gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường,biết tuyên truyền cho mọi người
cùng tham gia bảo vệ môi trường.
3) Kiểm tra đánh giá:
-Nhìn chung việc thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học
đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, qua việc ý thức thực hiện bảo vệ môi trường
của học sinh là rất tốt. Các em luôn có ý thức chấp hành tốt như: bỏ rác vào
thùng, không còn hiện tượng đem bọc nước vào lớp bỏ trong học bàn, vào lớp
học luôn sạch sẽ,nếu có rác thì tự các em sẽ lượm và bỏ rác ngay vào thùng
không cần giáo viên phải nhắc nhở, vào nhà vệ sinh biết bảo vệ chung như đi
tiểu, tiện có dội nước sạch sẽ, giấy vệ sinh bỏ đúng chổ,…
-Giáo viên củng mạnh dạn lồng ghép một số câu hỏi về giáo dục bảo vệ môi
trường vào các bài kiểm tra và nhìn chung ý thức trách nhiệm của học sinh cũng
được thể hiện, các em cũng mạnh dạn phê phán những hành vi vi phạm về mội
trường, biết tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.
III. Bài học kinh nghiệm:
-Thường xuyên tuyên truyền về giáo dục bảo vệ môi trường đến các em học
sinh với nhiều hình thức khác nhau: Trò chơi, sinh hoạt tập thể, làm đồ chơi ,các
hoạt động ngoại khóa vì sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia.
-Phát động các cuộc thi vẽ tranh về đề tài ô nhiễm môi trường hàng năm cho
học sinh tham gia.
IV. Kiến nghị:
-Thường xuyên mở các lớp tập huấn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
cho các giáo viên tham gia học tập.

-Các cấp lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các trường, giáo
viên thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
-Có chế độ khen thưởng kịp thời với các cá nhân (giáo viên, học sinh) có thành
tích tốt trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
V. Kết luận:
Công tác tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học có vai trò rất
quan trọng ,vì đối tượng là học sinh nên việc tiếp nhận các kiến thức về giáo dục
bảo vệ môi trường cũng gặp nhiều thuận lợi, một khi các em nắm bắt được các
thông tin về giáo dục bảo vệ môi trường thì các em sẽ có những hành động tích
cực trong công tác bảo vệ môi trường, biết lên án những hành vi sai trái trong
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
13
việc hủy hoại môi trường và các em cũng có thể là một cộng tác viên tốt trong
việc tuyên truyền về giáo dục môi trường ở địa phương./.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
14
BÀI 4: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN MỸ
PHÒNG GD- ĐT THANH BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TR Ư Ờ NG THCS TÂN MỸ Độc Lập – T ự Do – Hạnh Phùc

BÁO CÁO THAM LUẬN
( V/v dạy tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường )
Họ và tên người viết : Lê Thị Trúc Ly
Đơn vị :Trường THCS Tân Mỹ
Môn : Ngữ văn

I. Tình hình chung:
1. Thuận lợi:
- BGH tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện.

- GV được dự lớp tập huấn về việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi
trường (2008-2009)..
- GV tự bồi dưỡng, học hỏi từ đồng nghiệp để tích hợp nội dung Giáo dục bảo
vệ Môi trường qua: dự giờ chéo, thao hội giảng, qua những buổi họp tổ chuyên
môn…
2. Khó khăn:
- Ý thức và trách nhiệm của HS chưa cao.
- Là một trường vùng sâu: Môi trường nhà trường : không gian trường, cơ sở
vật chất ( lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi,vườn trường…). còn quá nghèo,
thiếu thốn... Hơn nữa, phía sau trường là cánh đồng lúa mênh mông, nên mỗi khi
phun thuốc hay suốt lúa là thầy trò không thể duy trì hoạt động dạy- học được…
Vì thế, GV gặp khó khăn ít nhiều trong việc Giáo dục bảo vệ Môi trường.
II. Phương pháp triển khai và thực hiện:
1. Triển khai:
- Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ GD& ĐT, Sở GD& ĐT, Phòng GD& ĐT
và BGH Trường THCS Tân Mỹ về việc thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục
bảo vệ Môi trường vào các môn học, từ năm học 2008-2009.
- Để thực hiện việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các
môn học, Trường THCS Tân Mỹ của chúng tôi đã triển khai theo chỉ đạo chung
và tổ chức thực hiện kịp thời trong thời gian vừa qua; Đồng thời lựa chọn nội
dung tích hợp sao cho phù hợp với nôi dung bài, với đặc điểm tình hình nhà
trường…để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào môn học sao cho
đạt hiểu quả cao nhất.
2. Qúa trình thực hiện:
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
15
a/ Phương pháp tiến hành cụ thể:
GV áp dụng triển khai thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi
trường vào các bài học có thể tích hợp được, không gò bó, gượng ép…
Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào một số bài cụ thể của

môn học Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9:
(1) Phần Văn:
Có thể tích hợp ở nhiều văn bản của từng khối lớp, ở đây chỉ nêu điển hình
một vài ví dụ:
- Khối 6:
+ Văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”, “Mẹ hiền dạy con”…- Có thể liên hệ về
sự thay đổi của môi trường: môi trường ảnh hưởng đến nhân cách con người...
+ Văn bản “Lao xao” - Có thể liên hệ về việc bảo vệ các loài chim, giữ cân
bằng sinh thái…
- Khối 7:
+ Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” - Có thể liên hệ đến môi
trường gia đình và sự ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách trẻ em…
+ “Ca dao, dân ca” - Có thể cho học sinh sưu tầm ca dao có liên quan đến
môi trường…
- Khối 8:
+ Văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” - Trực tiếp khai thác đề
tài môi trường : Vấn đề bao bì ni lông và rác thải…
+ Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” - Trực tiếp khai thác đề tài môi trường :
Vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá…
+ Văn bản “ Đi bộ ngao du” - Trực tiếp khai thác đề tài môi trường : Môi
trường và sức khỏe con ngưòi…
- Khối 9:
+ Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - Liên hệ đến các cuộc
chiến tranh… Giáo dục HS ghét chiến tranh, yêu hòa bình, giữ gìn ngôi nhà
chung của Trái Đất.
+ Văn bản “ Tông kết văn bản nhật dụng” - Nhắc lại các văn bản nhật
dụng có liên quan trực tiếp đến môi trường…
(2) Phần Tiếng:
- Khối 6:
+ “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” - Cho học sinh viết bài

chính tả về môi trường.
- Khối 7:
+ “Từ Hán Việt” - Cho học sinh tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi
trường.
- Khối 8:
+ “ Trường từ vựng” - Cho học sinh tìm các trường từ vựng có liên quan
đến môi trường
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
16
- Khối 9:
+ “Thuật ngữ” - Cho học sinh tìm các thuật ngữ về môi trường…
(3) Phần Tập làm văn:
Trong các tiết thực hành viết bài Tập làm văn ( ở lớp cũng như ở nhà ) ở
các khối từ 6 đến khối 9, có thể ra đề có liên quan đến môi trưòng:
- Khối 6:
+ “Luyện tập kể chuyện tưởng tưởng” - Có thể ra đề liên quan đến môi
trường .
VD: Hãy tưởng tượng em là một động vật hoang dã ( hoặc một cây… )
đang sống trong rừng. Kể lại cuộc sống bị de dọa bởi khí hậu và môi trưòng đang
sống.
- Khối 7:
+ “Viết bài Tập làm văn số 5- Văn lập luận chứng minh” - Có thể ra đề
liên quan đến môi trường .
VD: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có
ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, hãy làm sáng tỏ nhận
định trên.
- Khối 8:
+ “Viết bài Tập làm văn số 7- Văn nghị luận” - Có thể ra đề liên quan đến
môi trường.
VD: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

- Khối 9:
+ “Viết bài Tập làm văn số 5 - Văn nghị luận xã hội” - Có thể ra đề liên
quan đến môi trường…
* - Ngoài ra, các tiết tâp làm thơ ở các khối : Đều có thể khuyến khích học
sinh làm thơ về đề tài môi trường:
+ Khối 6: Tập làm thơ bốn chữ.
Hoạt động Ngữ văn : Thi làm thơ năm chữ.
+ Khối 7: Làm thơ lục bát.
+ Khối 9: Tập làm thơ tám chữ.
- Có thể Giáo dục môi trường thông qua các tiết dạy Ngữ pháp – Yêu cầu
học sinh đặt câu, lấy VD có liên quan đến môi trường…
b/ Kết hợp các bộ phận nhà trường cùng thực hiện Tích hợp nội dung Giáo
dục bảo vệ Môi trường vào một số hoạt động: Trồng cây gây bóng mát, Tổng vệ
sinh trường lớp, thu gom rác thảy nơi công cộng…
3. Trong kiểm tra, đánh giá:
- Đối với các bài kiểm tra thường xuyên và định kì: Vấn đề môi trường là
vấn đề tích hợp khi dạy các nội dung cơ bản có liên quan, khi kiểm tra đánh giá
cần chú ý kiểm tra sự vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về Giáo dục
Bảo vệ Môi trường trong cuộc sống thực tiễn.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
17
- Môn Ngữ văn vấn đề tích hợp trước hết là tích hợp trong nội dung
Văn,Tiếng và Tập làm văn. Khi khi kiểm tra, đánh giá là kiểm tra đánh giá các
kiến thức và kĩ năng ba phân môn đó. Nội dung về Môi trường chỉ là một trong
các nội dung được tích hợp. Vì vậy, khi ra đề các câu hỏi có thể có một hay hai
câu trắc nghiệm, hoặc một câu tự luận… liên quan đến môi trường mà thôi.
Riêng, trong những “Bài viết bài Tập làm văn” có thể ra đề về nội dung Giáo
dục Môi trường.
* Hiệu quả: Qua thực hiện tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào
các môn học, khi kiểm tra đánh giá học sinh làm được bài . Kết quả không thấp

hơn so với những đề không tích hợp môi trường. Bởi đây là vấn đề khá gần gũi
và thiết thực…
III. Bài học kinh nghiệm:
- Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường là vấn đề thiết thực, gần gũi,
dễ thực hiện… đối với môn Ngữ văn trong một số tiết dạy.
- Tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường nhằm chuyển tải nội dung
Bảo vệ Môi trường vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học;
không đưa vào một cách tràn lang, làm quá tải nội dung bài học.
- Tích hợp nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường sẽ làm cho bài học sinh
động hơn, gần gũi với thực tế hơn…
- Giáo viên chọn phương pháp dạy tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi
trường sao cho phù hợp nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong học tập.
IV. Kiến nghị:
- Xây dựng trường lớp khang trang, có sân chơi thoáng mát, rộng rãi… tạo
không khí trong lành.
- Có nguồn kinh phí hỗ trợ thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục Bảo vệ
Môi trường :
+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Thi sáng tác thơ , truyện ; Tổ chức diễn
tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, …
+ Tổ chức tham quan thực tế…
V. Kết luận:
- Môi trường là có vai trò cực kì đối với đời sống con người. Đó không chỉ là
nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng
thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…Chính vì vậy, bảo vệ môi
trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm hàng đầu, mang tính toàn cầu. Việc
tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học là điều rất cần
thiết, nhằm trang bị cho HS kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi
trường bằng các hình thức phù hợp trong môn học thông qua các họat động cụ
thể, thích hợp.

Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
18
- Việc tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học phải
tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học; không gò bó, gượng ép, làm quá tải nội
dung bài học…
Trên đây là báo cáo tham luận của tôi về việc thực hiện tích hợp nội dung
Giáo dục Bảo vệ Môi trường vào các môn Ngữ văn; Khi áp dụng vào thực tiễn
thì giáo viên chúng tôi cũng gặp những thuận lợi, khó khăn nhất định. Rất mong
sự đóng góp nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để hoạt động dạy-
học tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào môn học ngày càng tốt
hơn, chất lượng hơn -//-
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
19
BÀI 5: MÔN NGỮ VĂN – THCS TÂN HOÀ
BÀI THAM LUẬN
DẠY TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀO MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS
Họ tên người viết: Trần Văn Gia.
Đơn vị: THCS Tân Hòa .
Môn : Ngữ văn .
I Tình hình chung
1/ Thuận lợi
Môi trường là một phần rất quan trọng đối với đời sống con
người , đặc biệt trong thời đại công nghiệp ngày càng phát triển ngày nay thì môi
trường là vấn đề nóng bỏng mà tất cả mọi người cần quan tâm .Bản thân là một
giáo viên tôi lúc nào cũng ý thức được điều này .Các môn Khoa học Xã hội nói
chung , môn Ngữ văn nói riêng có nhiều bài khi dạy có liên quan đến môi
trường , điều đó rất thuận tiện cho việc tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho học sinh . Các nội dung bài rất gần gũi với thiên nhiên ,cảnh vật ,
sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của mọi người .

Vấn đề môi trường được ngành giáo dục quan tâm , hằng năm có
mở lớp tập huấn cho giáo viên và cũng thường xuyên kiểm tra thông qua các giờ
giảng dạy . Vì vậy, môn Ngữ văn có khả năng góp phần thực hiện việc giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh .
2/ Khó khăn
Bộ môn Ngữ văn chưa có nhiều phương tiện, tranh ảnh để giúp
học sinh dễ tiếp thu hơn . Thời gian tiết học có giới hạn đôi khi nội dung bài ghi
nhiều mà cần phải truyền đạt cho học sinh nhiều thứ đã không đủ, nay phải thêm
tích hợp giáo dục môi trường sẽ gây không ít khó khăn…
II Phương pháp triển khai và thực hiện
1/ Triển khai
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích hợp nội dung
giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt
dưới cờ ,xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp, thường xuyên tổ chức
các buổi hoạt động ra quân bảo vệ môi trường… nhằm giúp học sinh nhận thức
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
20
được tầm quan trọng môi trường trong cuộc sống mọi người. Tổ chức các phong
trào thi đua xanh - sạch - đẹp giữa các lớp.
Giáo viên thường xuyên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để
học sinh hiểu được con người và xã hội loài người luôn luôn gắn bó với môi
trường sinh sống, chịu ảnh hưởng của môi trường và tác động trở lại đối với môi
trường một cách tích cực hay tiêu cực. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường sống của mình.
2/ Quá trình thực hiện
Đầu tiên phải cho học sinh biết một số kiến thức cơ bản về môi
trường: môi trường là gì? Các chức năng cơ bản của môi trường, thành phần của
môi trường, tình hình môi trường hiện nay…
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh về
trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau, thực

hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường, có quyền lợi và trách nhiệm phát
hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
Tích hợp thông qua chương trình dạy học chính khóa và các hoạt
động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp. Chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của địa
phương.
Một số phương pháp đã thực hiện trong dạy tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực
địa.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp giải quyết vấn đề theo cộng đồng.
- Phương pháp nêu gương…
Các nội dung tích hợp trong chương trình: các phong cảnh thiên
nhiên về sông nước , cây cối , cảnh quang , cái lợi và cái hại do môi trường mang
đến .
3/ Kiểm tra đánh giá
Đa số học sinh đều nắm bắt kịp thời các thông tin về môi trường và
luôn có ý thức về bảo vệ môi trường
Tỷ lệ câu hỏi được lồng ghép vào các bài kiểm tra là khoảng 10% số
câu hỏi và 15 - 20% số điểm, công việc kiểm tra đạt hiệu quả cao.
III Bài học kinh nghiệm
- Đối với những bài có nội dung tích hợp môi trường giáo viên cần chuẩn bị
những tranh ảnh có liên quan , nếu có điều kiện thì nên dạy trên máy chiếu để
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
21
cho các em thấy những hình ảnh có liên quan đến môi trường một cách sinh
động.
- Trong giảng dạy những bài có tích hợp môi trường giáo viên phải hết sức

khéo léo kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung cũng như cách đặt
câu hỏi để giáo dục các em . Trong tích hợp không nên lạm dụng quá mức về
môi trường , như thế thì nội dung bài học sẽ bị loãng , thời gian cũng không cho
phép .
- Những nội dung tích hợp nên gần gũi với thực tế , cho các em liên hệ với
bản thân khi thấy những vấn đề có liên quan đến môi trường từ đó có những suy
nghĩ và hành động như thế nào .
IV. Kiến nghị
Hỗ trợ nhiều phương tiện dạy học như tranh ảnh ,đĩa về môi trường có
liên quan đến môn học, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường cho tất cả các giáo viên .
V. Kết luận
Việc giáo dục môi trường trong môn Ngữ văn nói riêng , các môn khác
nói chung là rất quan trọng , làm cho học sinh hiểu rõ, sâu hơn về bảo vệ môi
trường , mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên. Từ đó
các em ý thức được bảo vệ môi trường là rất cần thiết và để làm tốt điều này đòi
hỏi tất cả chúng ta đặc biệt là các giáo viên trực tiếp giảng dạy phải thực hiện tốt
việc tích hợp môi trường vào trong bài dạy có liên quan đến môi trường .Qua đó,
hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, tuân thủ các quy luật khách
quan và luật pháp của nhà nước ban hành về bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
22
BÀI 6: MÔN NGỮ VĂN – THCS THANH BÌNH
PHÒNG GD – ĐT THANH BÌNH
TRƯỜNG THCS THANH BÌNH
BÁO CÁO THAM LUẬN
“Về việc tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Ngữ văn trung học cơ sở”
Họ tên người viết: Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Đơn vị: Trường THCS Thanh Bình
Môn: Ngữ văn, cấp THCS
I. Tình hình chung:
Qua hai năm quán triệt và thực hiện, bản thân nhận thấy những thuận lợi
và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong môn Ngữ văn những vấn đề sau:
1. Thuận lợi:
- Giúp học sinh hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: tính phức
tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và
khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát
triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và
toàn cầu.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc
gia và quốc tế.
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
- Thông qua những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
sách Ngữ văn trung học cơ sở giúp các em nắm vững mục tiêu giáo dục bảo vệ
môi trường trong chương trình giáo dục phổ thông về kiến thức, thái độ - tình
cảm, kĩ năng - hành vi về bảo vệ môi trường.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực hiện dạy học
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn còn gặp không ít khó
khăn, cụ thể:
- Nhận thức trong toàn thể giáo viên chưa đồng đều, nên việc tích hợp còn
hạn chế. Thậm chí có giáo viên còn lệch hướng biến giờ học Văn thành giờ trình
bày về giáo dục bảo vệ môi trường, dẫn đến thời lượng dành cho giờ học quá tải.

Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
23
- Một bộ phận học sinh ý thức cộng đồng chưa cao xem việc bảo vệ môi
trường là của ai ai chứ không phải của từng cá nhân nên lơ là thậm chí không
lắng nghe.
- Muốn hoạt động ngoại khóa thì kinh phí lại không có.
- Trong năm học 2009 – 2010, Ban giám hiệu thường xuyên đi học nên
việc triển khai, quản lý chỉ mang tính hình thức.
II. Phương pháp triển khai và thực hiện:
1. Công tác triển khai:
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn
cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và
Nhà nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra
Chỉ thị “Về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường”, xác định nhiệm vụ
trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là “trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù
hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô
hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền” …
Cụ thể:
- Phổ biến, chỉ đạo cho giáo viên tham gia lớp tập huấn của Sở GD – ĐT
Về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn vào dịp hè; phối hợp thực
hiện với việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Trường
xanh – sạch – đẹp”.
- Tổ chuyên môn quán triệt, thảo luận, bàn bạc để tìm ra hướng thực hiện
tốt nhất mà vẫn không làm ảnh hưởng đến giờ dạy học Văn nhưng học sinh vẫn
tiếp thu tốt.
- Tuyên truyền vận động học sinh ý thức cao về bảo vệ môi trường, đặc

biệt là môi trường gần gũi với học sinh như: giữ vệ sinh cảnh quan trường, lớp,
nơi công cộng …
- Giáo dục tích hợp qua các môn học, thông qua chương trình dạy học
chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương
trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Quá trình thực hiện:
Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được
triển khai theo phương thức tích hợp. Việc tích hợp thể hiện ở ba mức độ:
- Mức độ toàn phần: mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương
phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ bộ phận: chỉ có một phần của bài học có mục tiêu và nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ liên hệ: có điều kiện liên hệ một cách logic.
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
24
Giáo dục bảo vệ môi trường cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học của
các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn có tính đặc
thù như:
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát môi trường. ( Ví dụ cho học
sinh tham quan những di tích lịch sử địa phương qua bài dạy Văn bản thuyết
minh để tích hợp giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc
ngoại xâm …)
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. (Ví dụ thực tế
mà các em có thể thấy như việc học sinh phải vệ sinh lớp hàng ngày …).
- Phương pháp nêu gương. Lấy hành vi của người lớn là tấm gương có ý
nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Người lớn làm tốt việc bảo vệ môi
trường thì mới giáo dục được trẻ.
Bên cạnh những phương thức, phương pháp tích hợp trên, để đạt hiệu quả
cao ta cần chú trọng các nguyên tắc tích hợp như:
- Chỉ tích hợp những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường,

không gượng ép. Vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn. ( Ví dụ: Tìm hiểu, nghiên cứu
tình hình môi trường ở xung quanh trường, lớp tích hợp qua văn bản “Thông tin
về ngày Trái Đất năm 2000”, báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện – với chủ
đề liên quan đến môi trường: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”, các em tự ý
thức giữ gìn, bỏ rác đúng nơi đúng chỗ, ăn uống ở căn tin, không được mang bọc
nước lên lớp khi ăn uống rồi vứt bừa bãi; hoặc văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” tích
hợp giáo dục học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá đối với bản thân và
cộng đồng người xung quanh một cách âm thầm, lặng lẽ, đến khi nhận ra thì đã
muộn; …)
- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về
môi trường cần được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức
dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa
tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và
tuyên truyền cho những người khác. (Ví dụ: Môi trường biển cần được bảo vệ
tích hợp qua văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”, ở câu thơ “Biển cho ta như lòng
mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” – Biển là nơi chứa nguồn lương thực dồi dào
nếu ta khai thác mà không biết giữ gìn thì biển sẽ cạn kiệt; hoặc văn bản “Mẹ
hiền dạy con” chỉ tích hợp chi tiết người mẹ dời chỗ ở để học sinh thấy được
môi trường mình sinh sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách; …)
- Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp học một
cách hợp lí. (Tích hợp theo địa chỉ bài đã hướng dẫn khi tham gia lớp tập huấn
của Sở, trang 25-29)
- Đảm bảo tính hấp dẫn của hoạt động thực tiễn về môi trường. (Cụ thể:
Hằng năm, theo chỉ đạo của Sở, tổ Ngữ văn đều có hoạt động ngoại khóa Thi
sáng tác thơ văn với chủ đề rất rộng. Đây cũng là dịp để giáo viên dễ dàng định
hướng tích hợp mà không ảnh hưởng đến thời lượng giảng dạy; hoặc phối hợp
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS
25

×