Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.09 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>


<b>Nguyễn Thị Hồng Thúy </b>



Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một


số tác phẩm



Luận văn Thạc sĩ Triết học


Mã số: 60 22 80



Người hướng dẫn: TS. Đỗ Minh Hợp



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>mở đầu </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Trong bối cảnh hiện nay, tiếp biến văn hóa tồn cầu là tất yếu, quỏ trỡnh
đó diễn ra trên cả hai khía cạnh: bộc lộ văn hoá dân tộc ra với thế giới và tiếp
nhận văn hoá nhân loại. Trên lộ trỡnh ấy, tiếp nhận văn hoá phương Tây là xu
hướng tất yếu. Chủ nghĩa hiện sinh là một phong trào văn hóa – triết học biểu
hiện rất rõ diện mạo văn hóa tinh thần của người phương Tây hiện đại. Đây là
một trường phái chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý, đặt tính
độc đáo của tồn tại người thành vấn đề triết học có vị trí hàng đầu. Chúng tơi cho
rằng tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh như sự phản tư triết học về tình cảnh của con
người trong điều kiện tồn tại hiện đại là nhu cầu nội tại của triết học, đồng thời
góp phần rèn luyện và phát triển năng lực tư duy lý luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

những hoàn cảnh kinh tế, văn hố - xã hội tương đồng. Chúng tơi cho việc nghiên
cứu chủ nghĩa hiện sinh là con đường có triển vọng để hội nhập văn hóa thế giới
và bảo vệ, tạo dựng diện mạo văn hóa Việt.



Albert Camus là triết gia tiêu biểu cuối cùng trong trào lưu hiện sinh thế kỷ
XX. Tinh thần chung của chủ nghĩa hiện sinh được triển khai trong một tâm hồn
nhân bản, cá tính mạnh mẽ và đầy sáng tạo, một con người của hành động với sự
quan tâm thực sự đầy trách nhiệm đến thời cuộc. Tư tưởng triết học hiện sinh của
Camus chính là những diễn đạt về tồn tại người - một trong những đề tài cơ bản
của triết học và nhận được sự hưởng ứng xã hội rộng rãi. Trong đó, quan niệm
của Camus về nổi loạn là rất đáng tìm hiểu để hiểu thấu hiểu sâu sắc hơn và tìm
thấy giải pháp cho đời sống nội tâm, tinh thần con người thời hiện đại - đang
dường không đủ sức chịu đựng những áp lực của cuộc sống, đang ngày càng có
thiên hướng muốn nổi loạn, phá huỷ đời sống. Tìm hiểu, nghiên cứu về A. Camus
đã được tiến hành rộng rãi trên khắp thế giới nhưng, ở Việt Nam, vẫn cịn ít cơng
trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và về A.Camus ở góc
độ triết học nói riêng. Vì vậy, chúng tơi muốn bước đầu tìm hiểu những tư tưởng
triết học hiện sinh căn bản của Camus để góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn
các nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, đóng góp một phần tư liệu cho những
người quan tâm đến lĩnh vực này.


<b>2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu đề tài </b>


Trên thế giới, sáng tạo văn học và triết học, đạo đức học hiện sinh của
Camus đó được nghiên cứu sâu rộng. Tuy vậy, do sự hạn chế về ngoại ngữ của
bản thân và nguồn tài liệu ít ỏi ở Việt Nam nên, ở đây, chúng tôi chỉ xin trỡnh
bày khái quát những tư liệu cơ bản về tư tưởng triết học của Camus.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hỡnh. <b>Oliver Todd</b>. <i>Albert Camus, a life</i> (New York: Carol & Graf Publishers,
2000). Đây là công trỡnh nghiờn cứu rất cụng phu về cuộc đời của Camus. Todd
nói đến những thách thức mà Camus phải đối mặt nhằm xác định và phát triển
những giá trị siêu việt trong thế giới đã hoàn toàn bị thế tục hóa. Về quỏ trỡnh
phỏt triển tư tưởng Camus, Todd viết: "Camus không vướng bận niềm tin vào


Chúa, nhưng ông vẫn muốn thiết lập nên những tiêu chí hành xử" [67, 45]*. Sự tự
giải phóng khỏi niềm tin vào Chúa này là điểm xuất phát để phát triển quan niệm
về cái phi duy lý, nhưng Todd cho rằng thái độ của Camus đối với cái phi duy lý
vẫn tiếp tục thay đổi một cách đáng kể trong tiểu thuyết <i>Dịch hạch. </i>Tác giả cho
rằng, trong suốt thời gian này, Camus đó bắt đầu ...bản thân mỡnh từ cái phi duy
lý và nhận ra sự cần thiết của những phỏn quyết về giỏ trị trong quan niệm về nổi
loạn [67, 167]. Mặc dù Camus có thể nhận thấy những hệ quả của cái phi duy lý ở
thời điểm sớm hơn là thời điểm mà Todd đưa ra, nhưng ông nhận thấy những hệ
quả đó đó tạo nờn một thế tiến thoỏi lưỡng nan cho Camus. "Giống như những
nhân vật Rieux, Peneloux, Rambert, Camus tỡm kiếm nền tảng cho cỏc giỏ trị
của ụng" [67, 215]. Theo ơng, Camus cho rằng Kitơ giáo có những giá trị có ích,
nhưng chúng khơng thể cứu rỗi được thế giới. <b>David Sprintzen</b>, <i>Camus: A </i>
<i>critical Examination.</i> Philadenphia: Temple University Press, 1988. Tác giả này
bàn về vấn đề nguồn gốc của các giá trị theo quan điểm của Camus. Tác giả cho
rằng, tuy Camus cho rằng giá trị chỉ có thể bắt nguồn từ lĩnh vực kinh nghiệm,
nhưng ông khụng làm rừ phương pháp mà Camus rút các giá trị từ kinh nghiệm,
mà chỉ khẳng định rằng nó nhất quyết dựa trên việc từ chối các giá trị nằm ngoài
kinh nghiệm hay bị áp đặt, được rút ra từ những nguyờn lý, mà bản chất của cỏc
khái niệm là tính <i>tiền phản tư.</i> Ông là một trong số ít người nhận ra nổi loạn
không tạo nên các giá trị mà chỉ chứng thực sự tồn tại của các giá trị. Tuy nhiên,
Sprintzen lại đưa ra quá ít nội dung về bản chất tiền phản tư của các giá trị mà


*<sub>Từ đây trở đi; </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

ông coi là cái biểu hiện kinh nghiệm nội tâm của con người.


<b>Thụy Khuê</b>. ( cho rằng, từ lý
thuyết hiện sinh - được xác định là sự đi tỡm bản thể của con người, Albert
Camus giữ lại những hướng chính, đặc biệt là: <b>nhân bản</b>, p<b>hi duy lý</b> như cốt lừi


của phận người và <b>dấn thân</b>. Chỉ có hành động và qua hành động thì con người
mới thật sự tự do, mới có được bản chất của mỡnh. Tác giả kết luận: có thể nói,
Albert Camus là một nhánh lạc quan của hiện sinh, tin là con người có thể có
hạnh phúc trong cuộc đời phi duy lý.


Ở Việt Nam cũng đã có các cơng trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh
xuất bản ở miền nam trước năm 1975. Đáng chú ý là các tác giả <b>Trần Thái Đỉnh</b>
với <i>Triết học hiện sinh </i>(Nxb Thời Mới, Sài Gòn, 1968), <i>ý nghĩa thức tỉnh của </i>
<i>chủ nghĩa hiện sinh </i>( tạp chí Văn, số 15, 16, Sài Gịn) đã trình bày một cách có
hệ thống và sâu sắc về chủ nghĩa hiện sinh và các đại diện tiêu biểu của nó, đặc
biệt là chủ nghĩa hiện sinh cơng giáo. Những phát biểu của Trần Thái Đỉnh có thể
coi là những tri thức giáo khoa căn bản về chủ nghĩa hiện sinh. Tuy nhiên, tác giả
này hầu như khơng trình bày triết hiện sinh của A.Camus mà chỉ dừng lại ở
J.P.Sartre. Nguyễn Văn Trung với tập <i>Nhận định (I)</i> ( Nam Sơn xuất bản, 1963)
cũng có nhiều bài viết về chủ nghĩa hiện sinh, đặc biệt nhấn mạnh tới sự vong
thân của tồn tại người dưới cái nhìn của kẻ khác. Tác giả này đã có một số bài
viết về Camus như <i>Một vài cảm nghĩ về Con người phản kháng của Albert </i>
<i>Camus, Quê hương lưu đày trong “Người đàn bà ngoại tình” </i>(Văn số 2, 1963),
nhưng đây chỉ là những bài viết ngắn để giới thiệu tác phẩm của Camus nhiều
hơn là một cơng trình nghiên cứu, và thiên về loại hình cảm nhận văn học.


<b>Bùi Giáng</b>. Tác gia này dường như đặc biệt quan tâm tới Camus, ngoài
việc dịch một số tác phẩm của Camus như<i> Ngộ nhận</i>, <i>Mùa hè sa mạc</i>, <i>Con người </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hợp vụ lý những tõm tỡnh của mỏu và nước mắt hũa nhau, khi con người tài hoa
gục đầu trên cuộc đời "xa lạ, dày đặc" mà là muốn "mượn lời linh động uyển
chuyển của tõm tỡnh để giới thiệu tấm lũng của ụng"[3, 165]. Bên cạnh đó, ơng
cũng lưu ý rằng, ở chõu Âu, những nhà phờ bỡnh khen, chờ Camus là nhiều như
nhau, vỡ vậy, khi tỡm hiểu tư tưởng Camus phải tỉnh táo cảm nhận tác phẩm của
Camus để tránh những ngộ nhận từ căn bản. Ông cho rằng, với câu trả lời cho


những câu hỏi khụng mới: Vũ trụ này, thế giới này là phi lý hay hữu lý? Cuộc đời
chúng ta giữa thế giới này có ý nghĩa gỡ khụng? Camus đó "vừa đi sát với thời
đại, vừa bắt tay với những triết gia của nhân loại đó xao xuyến đi tỡm ý nghĩa của
vũ trụ và đời người. Không một trang văn nào của Camus không mang nặng
những ưu tư xao xuyến của một đời người, trải qua những kinh nghiệm gỡ thỡ
viết văn và bàn chuyện tư tưởng theo những kinh nghiệm xương máu đó. "Camus
là một triết gia chõn chớnh và cũng chớnh vỡ thế mà giữa ụng và những triết gia
nhà nghề cú một hố thẳm. Một bờn sử dụng ngụn từ tài tỡnh du dương trong một
hệ thống rành rẽ, logic, phân minh. Một bờn vừa ngập ngừng, vừa mõu thuẫn,
cầu mong tỡm ra giữa đau thương một niềm vui..."[3, 205].


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Camus thường nói đến cuộc đời phi lý, đến nghĩa sa mạc của tồn tại, không phải
để tán dương hành động điên cuồng của những anh hùng phi lý như Caligula,
Martha, v.v., mà "trước sau, Camus chỉ có một mối ưu tư đau đớn: đẩy tư tưởng
hư vô đến cùng độ, đẩy chủ nghĩa hư vô đến cuối đường để chúng ta nhỡn rừ
những hậu quả gớm guốc của nú. Cú thế, thỡ sau đó ta mới đủ sáng suốt đưa tinh
thần phản kháng của mỡnh ra để lựa chọn, vượt qua hư vô chủ nghĩa, chinh phục
tự do chân chính của con người..."[19, 455]. Theo tôi, những nhận định về Camus
của Bùi Giáng rất có ích cho những ai quan tâm đến giá trị thực sự của chủ nghĩa
hiện sinh: chiến đấu cho địa vị con người trong thế giới, con người cùng với
những tâm tỡnh ưu tư của nó chứ khơng phải hệ thống lý luận, cơ giới mới là cứu
cánh của mọi triết lý. Tuy vậy, văn phong Bùi Giáng rất đặc biệt nên cũng khá
khó khăn khi muốn sử dụng những bài viết này làm tư liệu tỡm hiểu chủ nghĩa
hiện sinh dựa trờn những chủ đề của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Đỗ Đức Hiểu. </b>Trong <i>Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa </i>đó phõn tớch,
nhận xột văn học, triết học hiện sinh trên tinh thần chính là <i>phê phán. </i>Tác giả
nhận xét về chủ nghĩa hiện sinh là: quẩn quanh với một thế giới đóng kín, văn
học hiện sinh chủ nghĩa chỉ sản sinh ra được những hỡnh tượng con người khắc
khoải, dở sống dở chết, con người mơ hồ hay bừng bừng thức dậy với những mờ


sảng dữ dội, những kớ ức huyễn hoặc, những ỏm ảnh khủng khiếp, những hỡnh
búng mơ hồ, mà nó gọi là thế giới thứ hai, "xao xuyến, náo động, làm chấn động
con người và vũ trụ" [24,14]. Tác giả khái lược tư tưởng Camus: khởi điểm của
học thuyết Camus là cỏi phi lý. Cỏi phi lý diễn tả mối quan hệ giữa con người và
xó hội. Nổi loạn là sắc thỏi đáng chú ý nhất của chủ nghĩa hiện sinh của Camus.
Và, "về cơ bản, nổi loạn Camus là nổi loạn siêu hỡnh và vụ nguyờn tắc" [24,
109].


Tác giả nhận định, về một số khía cạnh, tác phẩm của Camus có những
điểm tích cực: nó đứng ở bên kia chủ nghĩa phát xít, khơng đồng tỡnh với bất
cụng và tội ỏc, chiến tranh phi nghĩa, với khủng bố dó man. Nhưng tác phẩm của
Camus khơng phân tích, lý giải những hiện tượng và tỡm cỏch khắc phục những
nguyên nhân mà, cùng chung như chủ nghĩa hiện sinh, Camus đó biểu hiện quan
niệm con người là một hữu thể bất lực trong một "thế giới im lặng khủng khiếp",
"giữa sa mạc mênh mông"[24, 117]. Đối với sự tán dương của giới phê bỡnh
phương Tây về "chủ nghĩa nhân văn kiểu Địa Trung hải" của Camus, tác giả cho
rằng đây lại là điểm yếu cơ bản của ông ta, cũng như của chủ nghĩa hiện sinh nói
chung, và là tấn bi kịch của nó: vừa khước từ, vừa chấp nhận, một nghệ thuật vừa
khẳng định vừa phủ định. "Camus phản khỏng bạo lực phi nghĩa mà ụng gọi là
lịch sử phi lý tớnh, song đồng thời ơng cũng cự tuyệt bạo lực chính nghĩa mà ông
gọi là lịch sử lý tớnh; và ụng đánh giá ngang hàng hai thứ bạo lực ấy; sai lầm
nghiêm trọng của Camus là ở chỗ ấy. Ông tỡm đến con đường ôn hũa, nhiều khi
thỏa hiệp với kẻ thự của lồi người. Từ đó, Camus đi vào con đường chống cộng
đáng khinh bỉ". [24, 120]


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

tác giả cho rằng, việc Camus vứt bỏ cả hai thứ mỹ học: nghệ thuật vị nghệ thuật
và cả chủ nghĩa hiện thực xó hội chủ nghĩa, là những lập luận siờu hỡnh, phi lịch
sử và phi giai cấp khụng cú gỡ mới mẻ và ghờ gớm. Kết luận, cũng như những
học thuyết hiện sinh chủ nghĩa khác, học thuyết của Camus cũng chất chứa đầy
mâu thuẫn và khơng khỏi dẫn đến bi kịch. Chính vỡ vậy ảnh hưởng của nó trong


cuộc sống hàng ngày rất tai hại ở những xó hội thuộc thế giới tự do.


<b>Hoàng Trinh</b>, <i>Phương Tây văn học và con người </i>(Nxb Khoa học xó hội,
Hà Nội,1969). Trong bài <i>“Anbe Camuy và vấn đề “văn học nổi loạn”</i>, tác giả
nhận xét về triết học hiện sinh của Camus: khác với một số nhà triết học hiện sinh
đó nõng thuyết hiện sinh thành “bản thể luận”, Camus khụng bàn đến những vấn
đề siêu hỡnh rắc rối, như thực thể, hư vơ, tồn tại, bản chất mà chỉ nói đến ý nghĩa
sự “sinh tồn” và thõn phận con người. Nhỡn chung, tỏc giả chủ yếu phờ phỏn
thuyết “phi lý” của Camus, mà ở đó, thứ <i>lũn lý</i> mơ hồ và nguỵ biện là hạt nhân.
Nổi loạn như là hệ quả của cái phi lý thỡ khụng xỏc định rừ lập trường: ai nổi
loạn, nổi loạn chống ai và nổi loạn như thế nào; không phân biệt nổi loạn tiến bộ
và nổi loạn phản động.


Những nhận định của các tác giả Hoàng Trinh và Đỗ Đức Hiểu về Camus,
một mặt, chủ yếu dựa trên tinh thần phê phán; mặt khác, về cơ bản là góc nhỡn
văn học. Các tác giả có nêu ra một số điểm tích cực của Camus. Tuy vậy, theo
tôi, họ chưa bộc lộ được sự thâm trầm của tư tưởng Camus và chủ nghĩa nhân
văn sâu sắc trong các tác phẩm của Camus.


Trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều các cơng trình nghiên
cứu hay giáo khoa về lịch sử tưởng phương Tây hiện đại, trong đó có chủ nghĩa
hiện sinh. <b>Nguyễn Tiến Dũng</b>: <i>Chủ nghĩa hiện sinh và sự hiện diện ở Việt Nam </i>
(LATS triết học, viện Triết học, 1995), <b>Nguyễn Kim Châu</b>: <i>Chủ nghĩa hiện sinh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nghĩa hiện sinh trong văn học và đời sống ở miền Nam Việt Nam trước năm
1975. <b>Đỗ Minh Hợp</b>:<i> Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết học phương </i>
<i>Tây hiện đại</i> (LATS triết học, viện triết học, 2000), <i>Khái niệm tồn tại trong triết </i>


<i>học hiện sinh </i>(Tạp chí Triết học, số 6, 1998), <i>Chủ nghĩa hiện sinh nhỡn từ gúc độ </i>
<i>văn hố học </i>(Tạp chí Triết học, số 6, 2000) - các cơng trình này đem lại cách tiếp


cận triết học hiện sinh mới ở Việt Nam: tiếp cận góc độ bản thể luận của - một
yếu tố quyết định địa vị của triết học trong lĩnh vực tri thức nhân văn. Cuốn <i>Chủ </i>
<i>nghĩa hiện sinh </i>(Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008) đã có phần riêng bàn về A.Camus,
tác giả nhận định tư tưởng con người nổi loạn là tư tưởng đặc sắc nhất của Camus
đồng thời chỉ ra hạn chế của Camus là không nêu ra được cương lĩnh tích cực nào
cho hành động của con người nổi loạn.


<b>Trần Hinh</b>, <i>Tiểu thuyết Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX. </i>
Phần I, “Tiểu thuyết <b>Camus</b> - một số vấn đề về truyện kể và kể chuyện” là phần
mà tác giả dồn nhiều tâm huyết nhất. Hàng loạt những phân tích, nhận định về
tiểu thuyết của A.<b>Camus</b> được tỏc giả trỡnh bày dưới góc độ thi pháp học. Các
tác phẩm được phân tích cụ thể: <i>Người xa lạ, Sa đọa, Dịch hạch</i>. Những đánh giá
trên phương diện triết học của tiểu thuyết Camus hầu như không đáng kể.


<b>Nguyễn Thị Sông Hương. </b> <i>Algier, thành phố trong "Người xa lạ" </i>
<i>(L'etranger) của A.Camus, </i>Tạp chí <i>Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp </i>2001.
Đây là sự phân tích thuần tuý văn học, về nghệ thuật tả cảnh trong văn chương
Camus.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</b>


Trên cơ sở trình bày một cách khái quát về chủ nghĩa hiện sinh, luận văn
làm rõ quá trình hình thành và sự phát triển tư tưởng triết học hiện sinh của
A.Camus qua một số tác phẩm chủ yếu của ông.


Để thực hiện mục đích ấy, luận văn sẽ giải quyết những vấn đề sau đây:
- Giới thiệu khái quát chủ nghĩa hiện sinh: sự ra đời của chủ nghĩa hiện
sinh (bối cảnh văn hóa tinh thần và cội nguồn tư tưỏng), những chủ đề chính của
triết học hiện sinh.



- Trên cơ sở đó tìm hiểu, phân tích, trình bày, hệ thống hóa, đánh giá sơ lược
tư tưởng triết học hiện sinh của A.Camus thông qua việc xem xét cụ thể bốn tác
phẩm: <i>Kẻ xa lạ, Huyền thoại Sisyphus, Dịch hạch, Con người nổi loạn. </i>


<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>


Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết
học và lịch sử triết học. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu lịch sử triết học như phân tích và so sánh, phân tích và tổng hợp, logic
và lịch sử.


<b>5. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn </b>


- Luận văn góp phần vào lĩnh vực nghiên cứu triết học hiện sinh, đặc biệt
là tìm hiểu cụ thể một đại diện cụ thể của nó là Albert Camus, qua đó góp phần
vào việc nghiên cứu triết học hiện sinh ở Việt Nam.


- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng
dạy và nghiên cứu phần triết học hiện sinh.


<b>6. Đóng góp mới của luận văn </b>


- Luận văn mạnh dạn trình bày tư tưởng của hai nhà triết học Soren
Kierkegaard và E.Husserl như là nguồn gốc tư tưởng cho triết học hiện sinh.


- Luận văn khẳng định tư tưởng triết học của Albert Camus là dòng chảy
mới của triết học hiện sinh khi ở đây, lần đầu tiên, tồn tại người đã được chỉ ra
con đường hiện thực hóa tự do của mình thơng qua hành vi nổi loạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1.Forrest E. Baird (2006). Tuyển tập danh tác triết học từ Platon đến


Derrida, Nxb Văn hố Thơng tin.


2. Henri Benac (2005). Dẫn giải ý tưởng văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3.Bùi Giáng (1963). Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại (gồm 2 tập),


Vĩnh Phước, Sài Gòn


4.Bùi Giáng (1960). Tư tưởng hiện đại, Kim Hải, Sài Gòn.
5.Albert Camus (2006). Caligula. Nxb. Văn nghệ.


6. Albert Camus (1968). Con người phản kháng, Võ Tánh xuất bản, Sài Gòn.


7.Alberl Camus (2002): Dịch hạch, Nxb Văn học, Hà Nội.


8. Alberl Camus (2004): Giao cảm, Bề mặt và bề trái, Nxb Văn hố thơng tin.


9.Albert Camus(2002): Một lập luận phi lý và Huyền thoại Sisyphus, Tạp


chí Văn học nước ngoài số 2.


10. Albert Camus (1965). Lưu đày và quê hương, Giao điểm, Sài Gòn.


11. Albert Camus (1968). Mùa hè sa mạc, NXb Võ Tánh, Sài Gòn.
12. Albert Camus(1965). Những người chính trực, Tập san Văn.
13. Albert camus (1995). Ngộ nhận, Bùi Giáng dịch, Nxb Văn nghệ.
14.Alberl Camus (1998). Người đàn bà ngoại tình, Nxb Quân đội nhân dân.



15. Allbert Camus (2001). Người xa lạ, Nxb Hội Nhà văn.


16. Alberl Camus (1996). Notebooks: 1935-1942, Marlowe, New York.


17. Alberl Camus (2005). The Myth of Sisyphus, Penguin Group, London.


18. Alberl Camus (2000). The Outsider, Penguin Group,London, England.


19. Albert Camus (1956). The rebel, New York, Vintage Books.


20. Albert Camus (1995). Sa đoạ, Nxb Hội nhà văn.


21.Albert Camus (1963). Sứ mệnh văn nghệ hiện đại, Giao Điểm, Sài Gòn.
22. Diêu Trị Hoa (2005): Edmund Huserl, NXB Thuận Hoá - Trung tâm


văn hố ngơn ngữ Đông Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

24. Đỗ Đức Hiểu (1978). Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb
Văn học, Hà Nội.


25. Đỗ Minh Hợp(2006). Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội.


26. Đỗ Minh Hợp (1998). Khái niệm “tồn tại” trong triết học hiện sinh,
Tạp chí Triết học số 6.


27. Đỗ Minh Hợp (2008). Chủ nghĩa hiện sinh. Nxb Tri Thức.


28. Đỗ Minh Hợp (2000): Vấn đề bản thể luận trong một số trào lưu triết
học phương Tây hiện đại ( luận án Tiến sĩ), viện Triết học, Hà Nội.



29. Đỗ Minh Hợp (1996).Vấn đề tính chủ quan trong triết học phương
Tây hiện đại, tạp chí Triết học số 1.


30. Đỗ Minh Hợp (2000). Chủ nghĩa hiện sinh nhỡn từ gúc độ văn hố
học, tạp chí Triết học, số 6.


31. Đỗ Minh Hợp (2004). Bản thể luận Husserl và chủ nghĩa duy tâm tiên
nghiệm Cantơ, tạp chí triết học, số 5.


32. Đỗ Minh Hợp (2000). Nhân học triết học với vấn đề tồn tại người, tạp
chí Triết học, số 3.


33. Garry Gutting (2002) French philosophy in the 20th century,
Cambridge University, London


34. [Edited by]Alastair Hannay, Gordon D.Mario (1998). The Cambridge
Companion to Kierkegaard. Cambridge University Press.


35. Martin Heidegger (2004). Tác phẩm triết học (Siêu hình học là gi?,


Thư về nhân bản chủ nghĩa, Triết lý là gì?, Trên đường đến với ngơn ngữ), Nxb
ĐH Sư phạm, Hà Nội.


36. Hoàng Nhân (1985). Nhận định về văn học phương Tây hiện đại,


Trường ĐH Sư phạm Tp Hồ Chí Minh xuất bản.


37. Hoàng Trinh (1969). Phương Tây văn học và con người, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.



38. Karl Jaspers (1960). Triết học nhập môn, Đại học Huế xuất bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

40. Lê Thành Trị (1964). Hiện tượng luận về hiện sinh, Trung tâm học
liệu xuất bản, Sài Gòn.


41. Lê Tôn Nghiêm (1970). Đâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường
triết lý từ Kant đến Heidegger, Nxb Trình Bày, Sài Gịn.


42. Herbert Lottman(1997), Albert Camus: A biograph, Corte Madera.


43. Lưu Phóng Đồng (1998). Triết học phương Tây hiện đại, tập 3, Nxb


Chính trị quốc gia, Hà Nội.


44. Lưu Phóng Đồng (2004). Triết học phương Tây hiện đại - Giáo trình
hướng tới thế kỷ XXI. Nxb


45. Khoa triết học - Trường Đại học quốc gia Lômônôxốp (2004): Triết
học hỏi và đáp, Nxb Đà Nẵng.


46. Nghiêm Xuân Hồng(1969). Nguyên tử, hiện sinh và hư vơ (quyển
hạ), Hồng Đơng Phương, Sài Gòn.


47. Nguyễn Nam Châu (1958). Sứ mệnh Văn nghệ, Đại học xuất bản.
48. Nguyễn Tiến Dũng(1999). Chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


49. Nguyễn Hào Hải (2001). Một số trào lưu triết học phương Tây hiện
đại. Nxb Văn hóa Thơng tin.



50. Nguyễn Văn Dân (2002). Văn học phi lý, Nxb Văn hố thơng tin,
Trung tâm Văn hố ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội.


51. Nguyễn văn Trung(1963). Nhận định I, Nam Sơn xuất bản.


52. Nguyễn Văn Trung (1963). Một vài cảm nghĩ về Con người phản
kháng của Albert Camus, Văn số 2.


53. Nguyễn Văn Trung (1963). Quê hương lưu đày trong “Người đàn bà
ngoại tình”, Văn số 2.


54. Nguyễn Văn Trung (1963). Những tình bạn dang dở, Văn số 17.


55. Fridrich Nietzsche (2006): Buổi hồng hơn của những thần tượng hay


làm cách nào triết lý với cây búa, Nxb Văn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

58. Phạm Minh Lăng(1984) Một số trào lưu triết học phương Tây, Nxb
Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.


59. Phạm văn Sĩ (1986). Về tư tưởng và văn học phương Tây, NXb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.


60. Gail M. Tresdey, Karsten J. Struhl, Richard E.Olsen (2001): Truy tầm
triết học, Nxb Văn hố thơng tin.


61. Trần Hinh(2005). Tiểu thuyết Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp


thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.



62. Trần Thái Đỉnh (1965). Hiện tượng học là gì? Văn học số 38, Sài Gòn.
63. Trần Thái Đỉnh (1968). Triết học hiện sinh, Nxb Thời Mới, Sài Gòn.


64. Trần Thái Đỉnh (1968). Triết học nhập mơn, Ra Khơi, Sài Gịn.
65. Trần Thái Đỉnh (1964). ý nghĩa thức tỉnh của triết lý hiện sinh,
Văn học 15-16, Sài Gòn.


66. Triết học phương Tây hiện đại (Từ điển) (1996), Nxb Khoa học xã hội.


67. Oliver Todd (2000). <i>Albert Camus, a life</i> (New York: Carol & Graf
Publishers.


68.Jean Paul Sartre (1994). Buồn nôn, Nxb Văn học, Hà Nội.


69. J.P.Sartre (1965). Cắt nghĩa quyển “L’Etranger”, Văn số 2.


70. J.P.Sartre (1965). Hiện sinh một nhân bản thuyết, Nhị Nùng xuất bản, Sài Gòn.


71. J.P.Sartre (1994). Ruồi. Nxb Văn học, Hà Nội.


72. J.P. Sartre (1947). Situations 1, Galima, Paris.


73. Lucien Seve (1967). Triết học hiện đại Pháp và nguồn gốc của nó từ


1789 đến nay, Nxb Khoa học, Hà Nội.


74. David Sprintzen (1998)<b>.</b> Camus: A critical Examination. Philadenphia:
Temple University Press.


75.Samuel Enoch Stumpf (2004). Lịch sử triết học và các luận đề, Nxb



Lao động, Hà Nội.


</div>

<!--links-->
<a href='http://203.113.130.215:8000/cgi-bin/gw_49_5_4/chameleon?sessionid=2017022711155600062&amp;skin=Citrus&amp;lng=vn&amp;inst=consortium&amp;host=localhost%2b1111%2bDEFAULT&amp;search=SCAN&amp;function=INITREQ&amp;sourcescreen=COPVOLSCR&amp;elementcount=1&amp;t1=T%c6%b0%20t%c6%b0%e1%bb%9fng%20tri%e1%ba%bft%20h%e1%bb%8dc%20hi%e1%bb%87n%20sinh%20c%c6%a1%20b%e1%ba%a3n%20c%e1%bb%a7a%20Albert%20Camus%20qua%20m%e1%bb%99t%20s%e1%bb%91%20t%c3%a1c%20ph%e1%ba%a9m%20%3a%20Lu%e1%ba%adn%20v%c4%83n%20ThS.%20Tri%e1%ba%bft%20h%e1%bb%8dc%3a%2060%2022%2080%20%2f%20Nguy%e1%bb%85n%20Th%e1%bb%8b%20H%e1%bb%93ng%20Th%c3%bay%20%3b%20Nghd.%20%3a%20TS.%20%c4%90%e1%bb%97%20Minh%20H%e1%bb%a3p&amp;u1=4&amp;pos=1&amp;rootsearch=KEYWORD&amp;beginsrch=1'> TS. Đỗ Minh Hợp </a>

×