Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (bảo ninh) và cơ hội của chúa (nguyễn việt hà) từ góc nhìn đặc trưng tiểu thuyêt nội quan hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………..

NGUYỄN THỊ KIM ÁNH

NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH” (BẢO NINH) VÀ “CƠ HỘI CỦA CHÚA”
(NGUYỄN VIỆT HÀ) TỪ GĨC NHÌN ĐẶC TRƯNG TIỂU
THUYẾT NỘI QUAN HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………..

NGUYỄN THỊ KIM ÁNH

NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH” (BẢO NINH) VÀ “CƠ HỘI CỦA CHÚA”
(NGUYỄN VIỆT HÀ) TỪ GĨC NHÌN ĐẶC TRƯNG TIỂU
THUYẾT NỘI QUAN HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
GVHDKH: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HIẾU


CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi gặp rất nhiều khó khăn do sức khỏe yếu và
cơng việc bận rộn. Nhưng nhờ có sự động viên của cha mẹ, thầy cô và bạn bè, tôi đã
cố gắng hồn thành bài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, nhờ vào sự quan tâm, hướng
dẫn tận tâm của thầy hướng dẫn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu, tơi đã hồn thành luận
văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy, cảm ơn cha mẹ, thầy cô và
bạn bè luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, thông tin và kết quả nêu trong luận văn là hoàn tồn trung
thực và chưa từng được cơng bố trên bất kỳ cơng trình nghiên cứu hay kênh
thơng tin nào khác.

Học viên

NGUYỄN THỊ KIM ÁNH


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC


TRANG

DẪN NHẬP ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 8
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ VĂN HỌC NỘI QUAN ...................................... 9
1.1. Khái niệm văn học nội quan ............................................................................ 9
1.2. Quá trình hình thành .................................................................................... 10
1.3. Đặc điểm của văn học nội quan ..................................................................... 12
1.3.1. Màu sắc tự truyện ...................................................................................... 12
1.3.2. Dòng ý thức ............................................................................................... 14
1.3.3. Độc thoại nội tâm ...................................................................................... 16
1.3.4. Không gian, thời gian tâm trạng ................................................................. 21
1.4. Sự phổ biến của văn học nội quan trong nền văn học thế giới
và Việt Nam ... …………………………………………………………………24
1.5. Hiệu ứng nghệ thuật của khuynh hướng văn học nội quan trong sáng tạo tiểu
thuyết…………………………………………………………………………….29
Chương 2. ĐẶC TÍNH CỦA VĂN HỌC NỘI QUAN TRONG
TÁC PHẨM NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH ...................... 32
2.1. Những yếu tố tự truyện ................................................................................. 32
2.1.1. Tác giả và tác phẩm………………………………………………………. 32
2.1.2. Yếu tố tự truyện …………………………………………………………..33
2.2. Những giấc mơ tỉnh – vô thức ...................................................................... 40
2.2.1. Giấc mơ tỉnh .............................................................................................. 42



2.2.2. Giấc mơ vô thức ....................................................................................... 49
2.3. Những độc thoại nội tâm ............................................................................... 55
2.4. Không gian, thời gian tâm trạng ................................................................... 60
Tiểu kết ………………………………………………………………………….69
Chương 3. ĐẶC TÍNH VĂN HỌC NỘI QUAN TRONG TÁC PHẨM CƠ HỘI
CỦA CHÚA CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ ........................................................... 70
3.1. Màu sắc tự truyện .......................................................................................... 70
3.1.1. Tác giả và tác phẩm .................................................................................. 70
3.1.2. Yếu tố tự truyện .......................................................................................... 74
3.2.2. Thế giới nội tâm của nhân vật

.................................................................. 77

3.3. Không gian, thời gian tâm lý ...................................................................... 101
Tiểu kết …………………………………………………………………………108
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 113
A. Sách, tạp chí tham khảo ............................................................................... 114
B. Các bài viết tham khảo trên internet ............................................................. 118


1

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài
Chịu sự ảnh hưởng từ triết học trực giác của Henry Bergson (1859 – 1941)


và triết học cơ năng của William James (1842 – 1910), một tư duy nghệ thuật mới
đã ra đời, tạo điều kiện cho sự hình thành của một khuynh hướng văn học mới,
khuynh hướng văn học nội quan hiện đại. Với khuynh hướng này, nhà văn tập
trung đi vào tiếp cận, khai thác, thể hiện bề sâu con người trong khoảng không gian
rộng lớn, tự nhiên của đời sống nội tâm đa dạng, phong phú và chân thật. Văn học
nội quan phát triển rực rỡ nhất là vào khoảng đầu thế kỷ XX, khẳng định được sự
thành công của một khuynh hướng sáng tác mới. Nó đã tạo nên một bước ngoặt lớn
trong việc cách tân nghệ thuật, đưa văn học thốt khỏi đường mịn của lối văn
chương chun đi vào tái hiện bức tranh hiện thực đời sống xã hội bằng cái nhìn
khách quan, bao quát ở các thế kỷ trước. Văn học nội quan ra đời, phát triển rực rỡ
và có sự ảnh hưởng sâu rộng trên văn đàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sau năm 1975, văn học Việt Nam có những chuyển biến mới mẻ trong việc
cách tân nội dung. Khi đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn hội nhập thì con người
Việt Nam cũng dần bắt đầu thích nghi và cố gắng để đương đầu với những thử
thách mà cuộc sống ập đến. Tuy nhiên, những khó khăn của cuộc sống mưu sinh
cùng với nỗi đau mà chiến tranh để lại đẩy con người rơi vào trạng thái cùng quẫn
về tinh thần, khát khao được thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia. Sự ra đời các tác
phẩm khai phá những mạch ngầm cảm xúc đó đã đáp ứng địi hỏi bức thiết trong
đời sống nội tâm con người. Điều này đã tạo nên được sự mới mẻ, đa dạng của các
tác phẩm văn học Việt Nam. Tác phẩm đã tái hiện về cuộc đời, số phận và những
khát khao hạnh phúc của những người phụ nữ nơi làng Đông trong tác phẩm Bến
không chồng của Dương Hướng. Hay đó là hình ảnh của một làng quê nông thôn
trong Mảnh đất lắm người nhiều ma khiến người đọc phải trầm ngâm suy nghĩ khi
chợt nhận ra đằng sau cái dáng vẻ nơng thơn n bình kia “nếu chỉ nhìn nó ở lát
cắt ngang “đồng đại”, thì có vẻ như mọi sự đều xi chiều ổn thỏa, nhưng phải


2

nhìn nó ở lát cắt dọc, “lịch đại” mới thấy bên dưới bề mặt phẳng lặng là những

con sóng âm ỉ sôi sục” [82, tr.1183]. Các tác phẩm đã thật sự thành công khi thu
hút được sự chú ý cũng như đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ với
nhiều trăn trở, suy tư về cuộc sống, con người. Tuy nhiên, dù đã cố gắng khai thác
những tầng vỉa nội dung phong phú của đời sống nhưng tác phẩm vẫn chưa chạm
được đến tầng sâu cùng của nội tâm con người. Điều này đặt ra yêu cầu đối với
nhà văn là phải có sự đổi mới trong phương pháp sáng tác để có thể tạo nên một
cuộc cách tân thật sự cho tiểu thuyết. Sự ảnh hưởng từ khuynh hướng văn học nội
quan thế kỷ XX đã tạo ra bước ngoặt lớn cho văn học Việt Nam và đáp ứng được
u cầu trên.
Hịa trong tiến trình phát triển của văn học nội quan thế giới và thông qua sự
giao lưu, tiếp biến giữa các nền văn hóa, văn học Việt Nam cũng có bước tiến quan
trọng với sự ra đời của các tác phẩm mang khuynh hướng nội quan. Tiêu biểu cho
khuynh hướng văn học này có thể nói đến tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1991)
của Bảo Ninh và sau đó là Cơ hội của Chúa (1999) của Nguyễn Việt Hà. Sự ra đời
của hai tác phẩm trên đã thu hút được sự chú ý của độc giả, các nhà nghiên cứu,
phê bình với nhiều luồng ý kiến trái chiều, khen - chê khác nhau. Ấn tượng chung
mà hai tác phẩm đem lại là tác giả đã “lấy tự ngã làm cốt lõi, lấy cuộc sống quanh
mình làm bán kính, sáng tác của họ tuy khơng phải là tiểu thuyết tự thuật nhưng họ
chú trọng cái hình thức tư nhân hóa sáng tác, cuộc sống và tình cảm cá nhân đóng
vai trị chủ chốt trong sáng tác của họ” [55, tr.188], làm nên những tác phẩm nội
quan tiêu biểu. Thế giới nội tâm là trung tâm điểm được khai thác triệt để, thể hiện
sâu sắc qua dòng ý thức, giấc mơ hay độc thoại nội tâm của nhân vật. Đây cũng
chính là những đặc điểm chủ yếu của khuynh hướng văn học nội quan mà hai tác
phẩm đã thể hiện thành cơng, góp phần khẳng định được hướng đi mới trong nghệ
thuật tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. Vì thế, với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết
“Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh) và “Cơ hội của Chúa” (Nguyễn Việt Hà) từ
góc nhìn đặc trưng tiểu thuyết nội quan hiện đại”, chúng tôi hi vọng sẽ hiểu sâu


3


hơn những nét đặc trưng của VHNQ thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu hai tác
phẩm trên.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khuynh hướng nội quan đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong công cuộc cách

tân nghệ thuật của văn học thế giới thế kỷ XX. Khuynh hướng này có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến văn học Việt Nam, mở ra một hướng đi mới trong nghệ thuật sáng
tác của các nhà văn, nhà thơ. Từ sau những năm 80 của thế kỷ XX, văn học Việt
Nam có những bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển và cách tân nghệ
thuật, đặc biệt là với thể loại tiểu thuyết. Sự phong phú về nội dung thể hiện là một
điều đáng ghi nhận của tiểu thuyết giai đoạn này. Hiện thực đời sống với bao bộn
bề lo toan của những con người vừa bước ra khỏi chiến tranh trở thành chủ đề
được khai thác và thể hiện thành cơng. Đó khơng cịn là bức tranh về xã hội, đất
nước nói chung mà là bức tranh của hiện thực đời sống, tinh thần con người cá
nhân được thể hiện sâu sắc. Sự xuất hiện của những tiểu thuyết như Mùa lá rụng
trong vườn, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Ăn
mày dĩ vãng… đã làm nên sự đa dạng về nội dung thể hiện của tiểu thuyết Việt
Nam giai đoạn này. Có thể nói, tiểu thuyết đã thực hiện thành cơng vai trị của
mình trong việc “tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống,
của số phận con người, của lịch sử, triết học, văn hóa, đạo đức, phong tục…” [25,
tr.229]. Tuy nhiên, những tiểu thuyết này chỉ mới đạt được sự thành công trong nội
dung thể hiện với việc khai thác chất liệu đời thường ở những khía cạnh đặc sắc và
khái quát nó bằng lối trần thuật khách quan. Những đổi mới trong tư duy và lối viết
vẫn là một ẩn số chưa được khai mở. Sự ra đời của Nỗi buồn chiến tranh đã làm
được cuộc cách mạng trong tư duy cũng như sự đổi mới về nghệ thuật. Tác phẩm
có lối viết của “dịng ý thức, dịng chảy tâm trạng, hữu thức và vô thức, hiện tại,
quá khứ và cả dự định tương lai đan xen, lẫn lộn” [95] được thể hiện qua ““dòng

ý thức” của nhân vật Kiên, đảo lộn trình tự thời gian, chắp nối, đứt đoạn sự kiện,
lồng “truyện trong truyện” [114]. Cách viết này của Bảo Ninh, chúng ta dễ dàng


4

nhận thấy trong tiểu thuyết của Marcel Proust, James Joyce với một chuỗi những
hồi ức đã “tạo ra một kiểu thời gian chồng chéo, đan cài vào nhau trong dòng chảy
gần như dòng ý thức triền miên” [46, tr.267], cùng với sự đồng hiện của không
gian, thời gian tâm tưởng được tạo nên từ hoài niệm, sự ám ảnh, sợ hãi hiện thực
trong quá khứ. Bên cạnh đó, thế giới nội tâm của nhân vật được nhà văn thể hiện
rất thành công, chân thực như tái hiện tâm trạng của chính nhà văn. Sự độc đáo về
nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh đã được giới phê bình đánh giá cao bởi tác
phẩm đã khẳng định được “con đường tìm tịi nghệ thuật: nhìn thẳng vào hiện thực
chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại cái chiều
kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh” [55,
tr.251]. Bút pháp nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh đã trở thành một đề tài thú
vị để các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu, khai thác. Luận văn cao học của Vũ
Thị Thúy Vân, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội với đề tài “Thi
pháp tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh”. Đây có thể là đề tài có
nhiều vấn đề gần với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu khi khảo sát tác phẩm Nỗi
buồn chiến tranh. Tuy nhiên, do điều kiện tìm kiếm tài liệu khó khăn, chúng tơi
vẫn chưa tham khảo được đề tài này. Nhưng trong một chừng mực nào đó, với
những luận án đã tìm được, chúng tơi hi vọng sẽ có được phần nào những hiểu biết
cơ bản để có thể nghiên cứu tác phẩm được tốt hơn. Luận án tiến sĩ Ngữ văncủa
Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam
sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật”, luận án tiến sĩ Ngữ
văn của Hoàng Thị Hồng Hà với đề tài “Những đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi
Việt Nam cuối những năm 80 – đầu những năm 90” và đề tài luận án tiến sĩ Ngữ
văn“Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2000” của Trần Thị Mai

Nhân. Trong đề tài nghiên cứu của mình, dường như Nguyễn Thị Thanh đã khái
quát được gần như toàn bộ những đặc điểm nghệ thuật nổi bật làm nên thành công
của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Thơng qua những dịng hồi ức
bất tận với những giấc mơ và trạng thái vô thức của nhân vật Kiên kết hợp với kiểu
không gian, thời gian đồng hiện, lồng ghép đã làm nên một tác phẩm đặc sắc.


5

Trong đề tài luận án tiến sĩ Ngữ văn của Hoàng Thị Hồng Hà và Trần Thị Mai
Nhân, cả hai tác giả cũng đã đề cập đến một số đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm
này. Trần Thị Mai Nhân chú ý đến kết cấu truyện lồng truyện, những giấc mơ và
cách xử lý thời gian của Bảo Ninh trong tác phẩm. Đó là khoảng thời gian quá khứ,
hiện tại được đan cài vào nhau qua những kí ức khơng liền mạch của nhân vật.
Truyện được kể “ở nhiều thời điểm, nhờ hoạt động của kí ức, các sự kiện thì “bị
làm rối” và lồng vào nhau” [68, tr.165]. Đây cũng là điểm đặc biệt mà TS.
Nguyễn Văn Kha đã nhắc đến khi nói về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Tác giả
đã khẳng định kiểu thời gian trong tác phẩm là thời gian của kí ức và khơng gian
tâm tưởng. “Thời gian hiện tại và quá khứ đan cài vào nhau trong Kiên theo dòng
suy tưởng. Trong dòng chảy của kí ức là khơng gian bên trong của nhân vật –
khơng gian tâm tưởng” [51, tr.135-136]. Cịn TS. Hồng Thị Hồng Hà thì khảo sát
kết cấu dịng ý thức, “lấy diễn tiến tâm lý của con người làm trọng tâm, lấy nỗi ân
hận hay niềm hi vọng làm chủ đề” [29, tr.97] trong toàn bộ diễn biến của Nỗi buồn
chiến tranh. Kí ức cá nhân được khai thác đến tận cùng để con người tự đối diện
với chính mình nhằm giãi bày tất cả những tâm tư, tình cảm một cách chân thật
nhất. Hình thức độc thoại nội tâm cũng là một trong những đặc điểm quan trọng
được chú ý ở tác phẩm này. Theo TS. Nguyễn Văn Kha thì độc thoại nội tâm trong
tác phẩm chính là kiểu “đối thoại ngầm” mà ở đó nhà văn Kiên có sự phân thân
làm hai con người. “Một con người ở trạng thái “vô thức” với những cơn hoảng
loạn, mê sảng và ác mộng, đối diện, đối thoại với con người “ý thức” tỉnh táo,

sáng suốt” [51, tr.103]. Thêm vào đó, những câu văn dài không được chấm phẩy
theo quy luật nhịp điệu văn xi cũng được TS. Hồng Thị Hồng Hà chú ý. Bởi
theo tác giả, những đoạn văn dài khơng có dấu chấm phẩy như chuỗi kí ức hay
dịng suy tưởng đang tuôn chảy nhằm khắc sâu tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Tất cả những đặc điểm trên của Nỗi buồn chiến tranh đã góp phần hình thành nên
một tiểu thuyết nội quan tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.
Văn học Việt Nam trong những năm 1986 – 1990, ở các thể loại thơ, văn xuôi
đều sôi nổi và gây được sự chú ý của độc giả. Đặc biệt, với thể loại văn xuôi, sự


6

xuất hiện của những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết độc đáo về nội dung và
cách thể hiện, tạo bầu khơng khí sơi nổi trên văn đàn và giới phê bình. Những tên
tuổi như Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Chu Lai,
Bảo Ninh, Hồ Anh Thái... Nhưng sau giai đoạn này thì khơng khí văn học đã nguội
lạnh dần, rơi vào trạng thái tĩnh lặng. Trạng thái ấy cũng không kéo dài lâu khi một
loạt tác phẩm ra đời, trong đó sự xuất hiện Cơ hội của Chúa (1999) của Nguyễn
Việt Hà được chú ý khá nhiều. Nội dung khơng có gì mới nhưng hình thức thể hiện
lạ, độc đáo của Nguyễn Việt Hà gây được sự chú ý, tạo ra nhiều luồng dư luận. Có
người cho rằng Cơ hội của Chúa chỉ thể hiện cái cách sính kiến thức, đầy tính triết
lý của Nguyễn Việt Hà, chỉ đem lại sự nhàm chán và “cái giọng trí thức bụi bình
dân cao cấp nhiều lắm cũng chỉ tạo nổi thứ văn chương hạng nhì” [105]. Nội dung
tác phẩm là hiện thực với các góc khuất của xã hội, con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở đó, những giá trị cơ bản của đạo đức con người đã
bị “thui chột” đi nhiều, con người phải vật lộn với đời sống trong sự quay cuồng của
guồng máy kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cái hiện thực ấy trở nên độc đáo khi được
tái hiện bằng “lối viết túy quyền” (Nguyễn Huy Thiệp), “lối trần thuật nhiều điểm
nhìn, phi trung tâm, nhấn vào cảm thức hiện sinh” [127] và là những dòng nhật ký
chất chứa tâm trạng, suy nghĩ, hồi ức của các nhân vật. Thủ pháp “tương chiếu”, sự

đan cài các tuyến thời gian là những đặc điểm mà TS. Trần Thị Mai Nhân đã đề cập
đến khi nói đến tác phẩm này. Với thủ pháp này thì “nhân vật được chiếu sáng từ
nhiều mối quan hệ, quan hệ tương tác với các nhân vật khác (quan hệ từ bên
ngoài), quan hệ với chính mình (từ bên trong)” [68, tr.139]. Nhờ đó mà những diễn
biến tâm lý ở bề sâu của nhân vật được tái hiện một cách tự nhiên và sâu sắc. Diễn
biến tâm lý ấy đã làm thay đổi trật tự thời gian tuyến tính, tạo nên sự đan cài giữa
hiện tại - quá khứ - tương lai. Điều này đã tạo nên “sự đứt gãy, chắp nối, tiến lùi
giữa các tuyến thời gian” [68, tr.166]. Cịn theo Nguyễn Chí Hoan thì “cái hiệu quả
đáng kể nhất của cấu trúc các nhân vật phân thân trong cuốn tiểu thuyết này chính
là ở chỗ nó đã tạo ra một kiểu khơng gian ảo” [136] mà ở đó diễn biến tâm lý nhân
vật làm trung tâm tạo nên kiểu không gian, thời gian tâm tưởng.


7

Những đặc điểm nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh và Cơ hội của Chúa mà
các nhà nghiên cứu, phê bình đã đề cập đến phần nào khẳng định được sự ảnh
hưởng của khuynh hướng VHNQ trong văn học Việt Nam. Dịng ý thức, độc thoại
nội tâm, khơng gian, thời gian tâm tưởng là ba đặc điểm chính của khuynh hướng
văn học này đã được thể hiện thành công trong hai tác phẩm. Các đặc điểm này sẽ
được chúng tôi trình bày cụ thể ở từng chương của luận văn.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sự ra đời và phát triển rực rỡ của khuynh hướng nội quan hiện đại trong văn

học thế kỷ XX đã mang đến nhiều sự chuyển biến mới mẻ, độc đáo về nghệ thuật
sáng tác. Đặc biệt, trong thể loại tiểu thuyết thì khuynh hướng văn học này đã làm
nên một cuộc cách mạng trong sáng tạo tác phẩm với nhiều điểm mới và đặc sắc.
Vì thế, với mong muốn được hiểu sâu hơn về văn học nội quan, đối tượng nghiên

cứu của chúng tôi chính là những đặc điểm cơ bản của khuynh hướng văn học này
được thể hiện trong nền văn học thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu được thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh và Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà. Với việc khảo sát và
nghiên cứu về hai tác phẩm này, chúng tôi hi vọng sẽ khái quát được những đặc
điểm cơ bản của khuynh hướng văn học nội quan trong tiểu thuyết Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để làm rõ những đặc điểm
của văn học nội quan trong nền văn học bằng việc tìm hiểu, phân tích các tác phẩm
nội quan và hai tác phẩm chính của đề tài.
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu, thể hiện sự khác biệt cơ bản
giữa văn học nội quan và ngoại quan. Từ đó nhấn mạnh những đặc điểm và thành
công của văn học nội quan trong thế kỷ XX. Đặc biệt là so sánh hai tác phẩm Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà để tìm ra
những điểm khác biệt, độc đáo.
5. Đóng góp của luận văn


8

Trước hết, với đề tài “Nghiên cứu tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo
Ninh) và “Cơ hội của Chúa” (Nguyễn Việt Hà) từ góc nhìn đặc trưng tiểu thuyết
nội quan hiện đại”, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khái qt hơn về
khuynh hướng văn học nội quan được thể hiện trong tiểu thuyết Việt Nam. Đồng
thời, chúng tôi cũng rất mong những vấn đề được trình bày trong luận văn có thể
giúp các bạn hiểu sâu, có những đánh giá khách quan khi tìm hiểu hai tác phẩm
Nỗi buồn chiến tranh và Cơ hội của Chúa.
6.

Kết cấu của luận văn



9

Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ VĂN HỌC NỘI QUAN
1.1.

Khái niệm văn học nội quan
“Nội quan” là cái nhìn hướng nội, hướng vào thế giới bên trong sự vật, con

người. Nó đối lập với cái nhìn hướng ngoại bên ngồi cuộc sống xã hội, con người
mà văn học ngoại quan thế kỷ XIX đã thể hiện. Văn học nội quan là một xu hướng
thẩm mỹ hướng đến sự quan sát thế giới nội tâm của con người với những diễn
biến tâm lý đa dạng và sâu sắc. Nó thể hiện quá trình con người tự kiểm bản thân
trong khơng gian tâm lý phức tạp.
Để có thể sáng tạo nên một tác phẩm nội quan thành cơng, địi hỏi nhà văn
phải am tường quá trình vận động trong đời sống tâm lý, đi sâu vào từng ngóc
ngách thầm kín của tâm hồn con người. Có khi những diễn biến nội tâm của nhân
vật lại chính là những suy tư, cật vấn trong chính nhà văn. Đồng thời, nhà văn phải
“cởi bỏ” quan điểm sáng tác dựa trên tư duy duy lý và sự quan sát khách quan, phải
hướng nội, đi sâu thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật bằng trực giác sinh động.
Quan điểm sáng tác này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng triết học về chủ
nghĩa trực giác của Henry Bergson (1859 – 1941), đặc biệt là phân tâm học của
Sigmund Freud. Henry chủ trương nhà văn phải “từ trực giác cảm tính chủ quan
và tâm linh sâu thẳm của con người để đi tìm cái động lực cội nguồn của nghệ
thuật” [58, tr.199]. Tư duy duy lý của văn học ngoại quan thế kỷ XIX chỉ đem lại
cho người đọc một thế giới tồn tại trong sự tiếp diễn không ngừng của chuỗi thời
gian vật lý mà ở đó những hoạt động của con người ln được quan sát và tái hiện
một cách cụ thể và chân thật. Chuỗi hành động trong văn học ngoại quan đã được
thay thế bằng những trạng thái tâm lý phức tạp, sâu sắc trong văn học nội quan.

Trực giác đưa con người rời khỏi sự quan sát thuần túy bên ngoài đối tượng miêu
tả mà đi sâu vào những rung động tinh tế lẩn khuất trong tâm hồn. Cái nhìn trực
giác của văn học nội quan đem đến cho người đọc một bức tranh đời sống nội tâm
trong những diễn tiến của thời gian và không gian tâm lý phức tạp. Ở đó, tính chất
đồng hiện của q khứ và hiện tại luôn đan cài vào nhau tạo nên một bức tranh


10

hiện thực về đời sống con người sâu sắc. Nó được lồng ghép vào những dòng suy
tư của nhân vật một cách tự nhiên, chân thực. Và mỗi tác phẩm văn học nội quan là
một quá trình sáng tạo độc đáo, bất ngờ bởi chúng ta khơng thể nào đốn biết được
diễn biến tiếp theo của từng sự kiện. Bởi “mỗi một thoáng qua là một sự sáng tạo,
mà thoáng qua sắp đến chưa thể nào biết được. Nghệ sĩ do đó khơng thể nào biết
được kết quả cuối cùng của tác phẩm” [58, tr.196]. Và cái thoáng qua ấy chính là
những khoảnh khắc của hồi niệm, cảm xúc, giấc mơ, dịng ý thức và cả sự vơ thức
hiện hữu trong từng trang viết. Điều này đã tạo nên sự cách tân trong sáng tạo văn
học nghệ thuật cũng như lý luận phê bình thế kỷ XX. Bên cạnh đó, sự ra đời của
khuynh hướng văn học nội quan cũng đòi hỏi ở độc giả một sự thay đổi về cách
đọc, khám phá và nhìn nhận tác phẩm. Độc giả không thể đọc tác phẩm bằng tư
duy logic mà phải cảm nhận nó bằng cái nhìn sinh động của tâm lý, khám phá tác
phẩm ở bề sâu.
Kinh nghiệm cá nhân cùng những trải nghiệm trong đời sống hiện thực của
nhà văn cũng là một phương tiện góp phần vào việc thể hiện tác phẩm VHNQ. Đó
có thể là kinh nghiệm trong việc nhìn nhận, khám phá bức tranh hiện thực về xã
hội, con người bằng cái nhìn trực quan. Đặc biệt là những trải nghiệm tinh thần
phong phú, đa dạng của nhà văn được thể hiện trong từng trang viết. Nhà văn như
một nhà tâm lý đi sâu khai thác nội tâm bằng việc chú trọng tìm tịi, thể hiện những
cung bậc cảm xúc, tâm trạng khác nhau của nhân vật.
1.2.


Quá trình hình thành
Văn học nội quan là một xu hướng, khuynh hướng, trào lưu văn học phát

triển rực rỡ từ đầu thế kỷ XX với sự xuất hiện của nhiều tác giả lớn (mở đầu là ở
Pháp với bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust) tạo dấu ấn cho
sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn học giai đoạn này. Văn học nội quan ra
đời như một tất yếu trong tiến trình phát triển văn học, đáp ứng nhu cầu của độc
giả và khả năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả thế kỷ XX. Ở thế kỷ XIX, văn học
chủ yếu đi vào tái hiện những vấn đề xã hội mang tính thời sự cùng bao khao khát


11

tự do của con người bằng sự quan sát, miêu tả hiện thực khách quan với ngòi bút
hiện thực đặc sắc. Nhiệm vụ chủ yếu của văn học ngoại quan là tái hiện bức tranh
xã hội bằng nhãn quan của một người “thư kí trung thành” cũng như thể hiện khát
khao vượt thoát khỏi sự bế tắc của thực tại qua những tác phẩm văn học lãng mạn.
Những tên tuổi nổi bật của khuynh hướng văn học này có thể kể đến các nhà văn
Pháp tiêu biểu như Stendhal (1783 – 1842), Honoré de Balzac (1799 – 1850);
Gustave Flaubert (1821 – 1880), Guy de Maupassant (1850 – 1893), hay ở Anh với
tên tuổi của William Thackeray (1811 – 1863), còn ở Nga có thể kể đến Lev
Nikolaevic Tolstoy (1828 – 1910), Anton Pavlovich Chekhov (1860 – 1904) cùng
nhiều thế hệ nhà văn hiện thực khác. Sự thành công của văn học hiện thực thế kỷ
XIX đã khẳng định được vị trí, nhiệm vụ “văn học là nhân học” mà văn học phải
thực hiện. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, những thành công rực rỡ của khuynh
hướng văn học ngoại quan bắt đầu chững lại như thể bị đóng băng khi không tạo
được sự chú ý hay bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển. Nội dung tư tưởng ở
một giới hạn nào đó đã khơng vượt ra ngồi những gì mà các nhà văn ở giai đoạn
trước phản ánh. Hình thức thể hiện khơng có những chuyển biến mới mẻ. Bên cạnh

đó, thực tại đời sống ở thế kỷ XX vô cùng đen tối. Niềm tin vào tôn giáo, vào khoa
học kĩ thuật đem đến một tương lai tươi sáng hơn cho con người đã khơng cịn.
Tâm trạng lo âu, sự bấn loạn luôn hiện hữu trong tâm hồn con người. Vì thế mà,
văn học nội quan ra đời đã tập trung vào khai thác thế giới nội tâm, giải phóng con
người khỏi hiện thực đời sống, hướng họ vào thực tại tinh thần của chính mình.
Văn học nội quan là một xu hướng thẩm mỹ với sự quan sát bên trong sự
vật, con người thông qua tư duy trực giác. Đó chính cái nhìn xun thấm đời sống
tinh thần, trạng thái tâm lý cùng bao tâm tư của con người. Đó cũng là nơi mà con
người phải đối diện với thực tại tâm hồn mình khi những trải nghiệm, suy tư, hồi
niệm của cái tơi cá nhân được soi rọi, phơi bày. Khuynh hướng văn học nội quan
được khai thác, thể hiện chủ yếu ở thể loại văn xuôi hay một bộ phận trong thơ
(thơ tượng trưng - siêu thực). Với khuynh hướng này, văn học thế kỷ XX đã bước


12

sang một trang mới trong cuộc hành trình tìm kiếm, thể nghiệm và phát triển những
phương pháp mới trong sáng tác văn học nghệ thuật.
1.3.

Đặc điểm của văn học nội quan

1.3.1. Màu sắc tự truyện
Tự truyện “là tác phẩm nghệ thuật làm cho quá khứ được tái sinh. Nhà văn
viết tự truyện như được sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình trong tính
tồn vẹn, cụ thể - cảm tính, phù hợp với một lí tưởng xã hội – thẩm mỹ nhất định”
[39, tr.389]. Viết tự truyện là cách để nhà văn tự bạch về cuộc đời mình, thể hiện
suy nghĩ về cuộc đời, con người và chính bản thân mình trong những mối quan hệ
song song, phức tạp nhằm“thuật lại cuộc đời mình để qua đó phản ánh số phận
của dân tộc, cộng đồng và thời đại” [39, tr.389]. Còn đối với văn học nội quan,

việc sử dụng một vài dữ kiện đời tư chỉ nhằm khơi dậy cảm hứng sáng tác, thể hiện
thế giới nội tâm của nhân vật. Viết tự truyện như một cách giải tỏa những khao
khát, hoài niệm về quá khứ đời tư như Gabriel Garcia Marquez đã từng giải thích
trong cuốn tự truyện “Sống để kể lại” của mình. “Tơi muốn lưu lại cái chất thơ
trong cái thế giới đặc biệt của thời niên thiếu thật buồn đã qua, với một đứa em gái
lạ thường chuyên bốc đất ăn, với người bà mê tín tự cho mình thấy trước được
tương lai, và vô số người thân với tên gọi giống nhau nhưng không thể phân biệt
rõ ràng giữa hạnh phúc và bất hạnh” [62, tr.8]. Tuy nhiên, tự truyện được kể lại
do ý thức của cái tôi về quá khứ như một cách để nhà văn tái tạo và sống lại cuộc
đời mình ở một trang sử nào đó. Những sắc màu tâm trạng như vui đùa, thích thú,
hạnh phúc, đau khổ… là những trạng thái cảm xúc của tự truyện. Ở tác phẩm tự
truyện, hình thức đồng hiện của khơng gian, thời gian là điểm phổ biến. Tuy nhiên,
trong tác phẩm văn học nội quan thì yếu tố đời tư chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ
dung lượng của tác phẩm. Những chi tiết về cuộc đời chỉ như một “cỗ máy” đáp
ứng quá trình quay ngược thời gian về quá khứ để nhà văn có thể tự do trong một
khung trời riêng của những suy tư, hoài niệm và dịng ý thức tn chảy. Đây là
điểm tựa để các nhà văn thể hiện thế giới tâm trạng đầy suy tư, hoài niệm bằng cái


13

nhìn trực giác sâu sắc. Màu sắc tự thuật trong tác phẩm nội quan thể hiện điểm
nhìn tự nhiên, chân thật và là môi trường tự do để những phút giây lãng đãng của
hồi niệm được phát lộ. Có thể khẳng định các chi tiết về cuộc đời hay những trải
nghiệm trong cuộc đời nhà văn là chất xúc tác để bút lực tác giả được thăng hoa.
Tác phẩm tự thuật cũng như tác phẩm văn học nội quan, người kể chuyện (người
dẫn dắt câu chuyện đến với người đọc) thường ở ngơi kể thứ nhất số ít xưng tơi.
Trong tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust, vài chi tiết trong cuộc
đời tác giả được sống lại qua “lớp áo” kí ức và nỗi nhớ da diết quá khứ đã khơi dậy
quá trình sáng tạo của nhà văn. Con người đau yếu của tác giả được phản chiếu ở

bóng dáng nhân vật tơi. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt cũng được tác giả đưa vào
tác phẩm như một “chứng nhân lịch sử” như chi tiết vườn hoa Élysée – khu vườn
được xem là nguyên nhân gây ra căn bệnh hen suyễn của ông từ nhỏ cũng được
đưa vào tác phẩm. Hầu như các chi tiết, hình ảnh gắn liền với cuộc đời của tác giả
được biến tấu và trở nên sinh động, giàu cảm xúc hơn. Chẳng hạn như: hình ảnh
khu vườn Élysée khi được đưa vào tác phẩm đã trở thành nơi ghi dấu kỉ niệm đáng
nhớ của những lần hẹn hị giữa “tơi” và nàng Gilberte. Hình ảnh bà người hầu
Francoise là một sự tái hiện sinh động của Celeste – người giúp việc, người thư ký
trung thành của Proust. Đặc biệt là hình ảnh của bà, của mẹ giàu tình cảm và lòng
thương yêu điểm tựa tinh thần vững chắc khơi gợi quá trình tìm kiếm, trở về với
khoảng thời gian tươi đẹp của kí ức mà theo Proust, mất đi quãng đời ấy khiến
“cuộc đời tôi nay đã mất đi mục đích duy nhất, sự ngọt ngào duy nhất, tình u
duy nhất, sự an ủi duy nhất” [46, tr.118]. Mỗi một chi tiết về cuộc đời lại đem đến
cho Proust những rung động khó quên khi được sống lại quá khứ, được là chính
mình trong những khoảng khơng ngắn ngủi nhưng hạnh phúc và được phiêu lưu
cùng nhân vật trong một thế giới mới. Trong tác phẩm Chân dung chàng nghệ sĩ
trẻ của James Joyce, các chi tiết về cuộc đời tác giả lại được khắc họa nhiều. Hình
ảnh tác giả của thời niên thiếu sống trong môi trường khắc nghiệt, bất công của nhà
thờ Thiên chúa (nơi tác giả đã từng theo học) được đưa vào tác phẩm nhằm thể
hiện tiếng nói lên án phê phán bằng việc “tác giả phủ nhận tính cách chính thống


14

của Thiên chúa giáo, tín ngưỡng lâu đời của gia đình” [50, tr.14] và hình ảnh cha
mẹ ln gay gắt đối lập về tơn giáo. Hình ảnh gia đình cùng những giai đoạn thăng
trầm của cuộc sống cũng được tái hiện trong tác phẩm. Đó là những suy nghĩ, khao
khát và ý thức văn chương của chàng trai từ khi tốt nghiệp đại học. Đó là sự từ bỏ
tơn giáo, ngẫm nghĩ về chính trị, gia đình cùng những trách nhiệm với gia đình để
rồi tìm thấy niềm đam mê, sự giải phóng từ những trang văn. Tất cả được tái hiện

trong Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ như một tiểu thuyết “bán tự truyện” (lời
Nguyễn Thế Vinh). Các chi tiết tự truyện trong tác phẩm đóng vai trị thúc đẩy
những cảm xúc, khơi dậy hoài niệm để tác giả được sống lại một thời đã qua và
như một phương tiện cho dịng ý thức tn chảy, giúp khám phá sự đa dạng và
phức tạp của đời sống tâm lý con người.
Các nhà văn thế kỷ XX sáng tác theo xu hướng nội quan thường để cảm xúc
chiếm lĩnh và nhìn nhận mọi vật bằng sự liên tưởng tạt ngang của những kỉ niệm,
“mỗi ngày tôi đều nhận ra rõ ràng hơn rằng chỉ có ở bên ngồi trí năng nhà văn
mới có thể nắm lại được đơi điều từ những ấn tượng, nghĩa là đạt tới được đôi điều
từ chính nó và đạt tới được cái phương tiện duy nhất của nghệ thuật” [46, tr.127].
Có thể nói, các yếu tố đời tư cũng như những trải nghiệm trong cuộc sống của tác
giả đã góp phần thể hiện được sự thành công của một tác phẩm văn học nội quan.
1.3.2. Dòng ý thức
Dòng ý thức được hiểu là một dòng chảy xuyên suốt, không đứt đoạn của ý
thức với những kí ức và tâm trạng miên viễn. Ở đó, “cái tôi bề sâu với trạng thái
kéo dài liên tục là trạng thái tâm lý mang chất thuần túy tâm tư, là “thực tại duy
nhất”. Chỉ có thơng qua phương pháp nội quan cùng sự tượng trưng mới có thể
đạt đến cái tơi bề sâu” [58, tr.198 – 199]. Kí ức “sáng tạo ra dòng ý thức trong
tâm lý nhân vật tạo nên sự chiêm nghiệm đời sống trong toàn bộ tính liên tục và
phức tạp của nó” [82, tr.408]. Tư duy duy lí phải nhường chỗ cho mạch cảm xúc
tn trào, khơng có sự gị bó của các chi tiết, hình ảnh theo trình tự tuyến tính.
Dịng ý thức xuất phát và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ chủ nghĩa trực giác của


15

Henry Bergson, bên cạnh đó là triết học cơ năng của William James. Nhờ trực
giác, chúng ta sẽ khám phá được thế giới muôn màu sắc của tâm hồn ẩn chứa ở
tầng sâu thẳm của ý thức con người. Và trực giác là một phương tiện nghe, nhìn và
cảm khác xa “lối phân tích thuần túy chỉ dừng lại ở bên ngoài đối tượng. Trực

giác sẽ làm cho người ta thâm nhập được vào sự xung động, trong “thời biến” của
cuộc sống, tiếp xúc trực tiếp được với toàn bộ tính liên tục từ bên trong của chính
sự vận động để lý giải nó” [58, tr.190]. Theo đó thì tâm lý của mỗi con người là
một chuỗi dài các suy tư nối tiếp nhau và luôn chất chứa những trạng thái khác
nhau bởi “mọi ý thức đều là trí nhớ - sự bảo tồn và sự tích tụ của quá khứ trong
tương lai” [64, tr.44]. Sự xáo trộn, lắp ghép từng mảnh kí ức là sự khơi gợi của trí
nhớ, của hoài niệm khi con người nắm bắt một cách sâu sắc thế giới nội tâm của
chính mình. Các chi tiết, hình ảnh ln được soi chiếu qua những suy tư cùng các
trạng thái tâm lý khác nhau của nhân vật chứ “không phải lấy sự tiến triển của
hành động nhân vật nối liền với nhau” [99] và hành động được xem “như những
tín hiệu của một trạng thái tâm hồn” [20, tr.43]. Qua lăng kính xúc cảm của nhân
vật, hiện thực tư tưởng, tình cảm được tái hiện một cách rất tự nhiên, chân thật.
Trong văn học ngoại quan, hiện thực được tái hiện một cách khô khan qua
những đoạn miêu tả trực tiếp của tác giả với một hệ thống các chi tiết, hình ảnh
theo trật tự khơng gian, thời gian tuyến tính. Cịn trong văn học nội quan, hiện thực
được tạo nên bởi trục liên tưởng thú vị của trí nhớ, cảm xúc và hồi niệm của chính
nhân vật. Sự liên tưởng cùng với mạch ngầm cảm xúc đã khắc họa một bức tranh
đồng hiện của quá khứ - hiện tại theo những tạt ngang mang màu sắc tâm trạng. Đó
là khoảng khơng gian, thời gian tâm lý đặc sắc, đối lập hồn tồn với khơng gian,
thời gian của tư duy logic. Với phương pháp dòng ý thức thì “khả năng nhận thức
tâm lý, trực giác, hiểu biết sâu sắc của nhà văn về tâm trí nhân vật, chiều sâu của
tâm trí ấy, những dấy động, ngăn cấm, dồn ép tâm lý bị chôn vùi nơi tiềm thức”
[50, tr.21] được tái hiện rất thành công. Trong tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất,
Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ hay Âm thanh và cuồng nộ, các trạng thái tâm lý và
diễn biến phức tạp của hiện thực tinh thần nhân vật được tái hiện bằng dòng chảy


16

của ý thức và cõi vô thức xuyên suốt tác phẩm. Trong cõi vô thức ấy, con người rơi

vào trạng thái hư vơ, khơng kiểm sốt được những suy nghĩ, luôn bị ức chế bởi
những khát khao không được thực hiện cũng như ln tìm cách để giải tỏa trạng
thái ấy. Vơ thức tác động đến tư duy và tình cảm của con người. Cõi vô thức luôn
“hiện hữu trong tâm hồn, cách xa ý thức nhưng có tác động đến ý thức” [93, tr.21]
và thể hiện qua “việc khẳng định sự tồn tại của mình thơng qua các hành vi sai
lạc” [30, tr.40]. Trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ, trạng thái vô thức của con
người được thể hiện qua chuỗi kí ức của anh chàng Benjy tội nghiệp khơng được
bình thường về tinh thần.Từng chi tiết, hình ảnh của nhân vật này cũng như nhân
vật Quentin đều gắn liền với hình ảnh Caddy. Đó là hình ảnh ghi dấu kỉ niệm, gắn
liền với những khao khát không được thỏa mãn của nhân vật và là hình ảnh chủ
đạo ở từng kí ức được lật giở trong tâm trí Benjy. Có thể nói, dịng ý thức đã đưa
nhân vật thốt khỏi những khn khổ của tư duy duy lý, nhận thức sâu sắc đời
sống nội tâm của chính mình và miên man trong dịng chảy của tâm trạng, cảm xúc
được khơi dậy trong kí ức.
1.3.3. Độc thoại nội tâm
Độc thoại là lời nhân vật nói với chính mình nhằm bộc lộ tâm trạng, cảm
xúc, suy nghĩ của bản thân. Độc thoại nội tâm là ngôn ngữ trực tiếp nhưng khơng
thốt lên thành lời của nhân vật nhằm “thể hiện trực tiếp q trình tâm lý nội tâm,
mơ phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người” [39, tr.122]. ĐTNT được
xem là một trong những đặc điểm tạo nên tính hướng nội của văn học. Khơng chỉ
đến thế kỷ XX tính chất này mới được chú ý mà ngay từ thời Phục hưng đã được
vận dụng nhằm đem đến một thế giới tinh thần chân thật về con người. Một trong
những tác gia tiêu biểu thể hiện thành công độc thoại nội tâm của nhân vật là
William Shakespeare (1564 – 1616). Trong vở kịch Hamlet, Shakespear để nhân
vật Hamlet tự bộc lộ tính cách, tâm lý và suy nghĩ của mình qua những đoạn độc
thoại nội tâm sâu sắc. Qua đó, chúng ta cảm nhận được ở tính chất “hai mảnh” của
một con người hành động nhưng lại đầy suy tư trong nhân vật. Khi mọi người đang
chúc tụng hân hoan trong ngày cưới của vua và hoàng hậu thì Hamlet lại vơ cùng



17

đau khổ, chán chường thì chàng lại suy tư, đau khổ khi nghĩ về cuộc đời. Có khi
chàng tự xỉ vả, lên án chính bản thân mình. “Ơi, ta thật là một kẻ vô lại, một tên nô
lệ đớn hèn! ...Không, không thể để như thế đối với một Đức vua mà cả giang sơn,
cả cuộc đời thân yêu bị cướp đoạt một cách bỉ ổi. Ta có phải là một thằng hèn
không? Kẻ nào dám gọi ta là đồ đê tiện? Kẻ nào dám quật vào đầu ta, vặt râu ta
vứt vào mặt, bóp mũi ta? [79, tr. 69]. Những câu hỏi xoáy sâu tâm trạng nhân vật
đã khắc họa tâm trạng dằn vặt, đau đớn đến tột cùng của Hamlet. Shakespear cũng
như nhiều nhà văn trước thế kỷ XX không chỉ tái hiện bức tranh hiện thực thành
công mà còn thể hiện những diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc. Tuy nhiên, các
trạng thái tâm lý ấy thường chịu sự tác động từ bên ngoài và mang tính xã hội chứ
khơng hồn tồn là tâm lý cá nhân. Khi nghe Tanbo nói về việc sẽ trừng phạt người
thi sĩ lớn nhất của thời đại một nghìn equy và nhốt vào ngục tối để thi sĩ ấy chết
trong bóng tối, trong lịng Julien dấy lên sự căm phẫn. “Chà, quân độc ác! Julien
kêu lên hơi to, và những giọt nước mắt hào hiệp rưng rưng trên mắt anh. Chà,
thằng nhãi con khốn nạn! Anh nghĩ thầm, rồi ta sẽ đáp trả cho mày lời ăn nói đó”
[80, tập 2, tr.54]. Trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình của Lev Tolstoi (1828
– 1910), tác giả cũng thể hiện khá sâu sắc nội tâm của nhân vật qua những đoạn đối
thoại. Chẳng hạn như đoạn miêu tả nội tâm của Pie khi anh nghĩ về việc mình đã
giết chết người tình nhân của vợ. Một loạt những câu hỏi xốy sâu tâm trí anh.
“Chuyện gì đã xảy ra thế! – chàng tự hỏi, - Ta đã giết gã tình nhân, phải, ta đã
giết tình nhân của vợ ta. Phải việc đó đã xảy ra. Tại sao? Làm sao ta lại đến nơng
nỗi ấy?” – Vì mày đã lấy nàng làm vợ” – một tiếng nói đâu ở bên trong đáp lại
chàng… “Nhưng như thế thì ta đã có lỗi gì?” – chàng hỏi” [89, tập 2, tr.45].
Pie khơng phải đối thoại với một nhân vật thứ hai mà anh đang đối thoại với chính
tâm hồn mình trong sự dằn vặt, đau đớn. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể
thấy rằng, độc thoại nội tâm của nhân vật trong các tác phẩm văn học VHNGQ
thường là nội tâm mang tính xã hội chung và được khơi gợi theo những diễn biến
trình tự của các sự kiện hay những tổn thương tinh thần vừa diễn ra trong cuộc đời.



18

Văn học hiện sinh thế kỷ XX cũng rất thành công trong việc tái hiện thế giới
nội tâm của nhân vật. Tuy nhiên, cũng như văn học các giai đoạn trước, hiện thực
tinh thần mà nó thể hiện cũng khơng nằm ngoài những suy tư về cuộc đời, số phận
của con người trong xã hội. Chẳng hạn như tâm trạng của Rio trong Dịch hạch của
Albert Camus. Nội tâm của anh ta được thể hiện qua những suy nghĩ, tâm trạng khi
nhìn số phận của con người đang sống trong một hoàn cảnh phi lý được đặt trong
hoàn cảnh dịch hạch lan tràn khắp thành phố. Còn Roquetin trong Buồn nơn của
Jean – Paul – Sartre thì nhìn nhận cuộc đời qua cái nhìn bề sâu để rồi khám phá ra
chính mình, khám phá sự hiện hữu của sự vật qua cái nhìn hiện hữu, lần tìm trở về
với chính con người mình để soi xét. “Tơi đã ngồi đó, người hơi khom, đầu cuối
thấp, cô đơn đối diện với cái khối đen đủi, sần sùi, hồn tồn thơ lậu và gây cho tôi
một nỗi sợ hãi kia. Và rồi, trí óc tơi bừng ngộ” [78, tr.314-315]. Tuy nhiên, trong
văn học hiện sinh, những đoạn độc thoại hay tái hiện nội tâm của tôi là nghệ thuật
miêu tả điêu luyện, đặc sắc, “đôi khi tả chân quá – nhưng chủ ý của họ khơng phải
gì khác cho bằng vạch cho ta thấy vẻ buồn nơn của người tầm thường, hịng thức
tỉnh con người trỗi dậy, bỏ cách sống của sự vật để khai mạc một đời sống nhân vị,
nhân vị cao cả của con người tự do” [22, tr.36]. Cách viết của nhà văn hiện sinh là
cách viết “vén màn sự thật” như Sartre đã nói. Điều này một lần nữa đã khẳng định
độc thoại nội tâm trong văn học thời kỳ trước được thể hiện trong sự mạch lạc,
sáng rõ của các trạng thái tâm lý nhân vật.
Văn học nội quan thế kỷ XX lại mở ra một con đường mới trong việc thể
hiện những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Những tâm tư thầm kín nhất của
nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, sâu sắc. Độc thoại nội tâm trong văn học
nội quan thường là những mảnh tâm trạng, những lời tự bạch được lắp ghép, pha
trộn phức tạp không theo một trật tự logic nào. Kí ức là chất xúc tác thúc đẩy
những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật phát triển. Những đoạn độc thoại cứ thế

diễn ra trong sự vô thức để nhân vật soi rọi khám phá, bộc lộ những góc khuất
trong tâm hồn mình qua những kỉ niệm ln ẩn hiện trong trí nhớ. Trong tác phẩm
Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, cả một quãng đời tươi đẹp được tái hiện qua


19

những hồi ức, khơi gợi nỗi nhớ da diết để nhân vật tự phân tích, lý giải và thể hiện
tâm trạng mình một cách tự nhiên. Đó là cảm xúc, tâm trạng hoan hỉ khi được xem
Berna biểu diễn và những xáo trộn trong đánh giá về diễn viên này. Đó cịn là cảm
giác của một chàng trai với những cảm xúc yêu đương, rung động, nhớ nhung luôn
ngập tràn và tâm trí thường trực hình ảnh người u. Tất cả trở nên đẹp, thơ mộng
biết mấy trong mắt tôi khi “tơi có thể nối lại tình thân với Gilberte như ở buổi khai
thiên lập địa chưa hề biết tới dĩ vãng và xóa nhịa mọi nỗi thất vọng thỉnh thoảng
nàng gây nên cho tơi: lịng ao ước khát khao tình yêu của Gilberte” [75, tr.73].
Đồng thời, nhân vật cũng cảm nhận thấy mình “thường sống với quá khứ nhiều
hơn với hiện tại, thường sống lại những ngày tôi từng u Gilberte (vì dịng đời
đâu có ln ln tn theo trật tự trước sau; và lăn theo bánh xe thời gian, có biết
bao sự lẫn lộn về tháng ngày xen kẽ nhau)” [75, tr.239]. Thế giới nội tâm của tôi
trong tác phẩm Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ cũng được tái hiện một cách sâu sắc
qua từng những dòng hồi ức miên man. Đó là niềm vui thích thú khi nghe một bài
hát quen thuộc, tâm trạng sợ hãi đầy nghi ngờ, thắc mắc khi thấy những người bạn
của mình uống rượu. “Nó cảm thấy yếu đuối vì một nỗi mệt mỏi sợ hãi vật vờ. Tại
sao bọn chúng có thể làm điều đó nhỉ?” [50, tr.87]. Đó cịn là sự suy tư, day dứt về
bản thân cũng như những suy nghĩ khi gia đình nó bị sa sút phải chuyển đến ở
Dublin. “Nó thấy tức giận với chính mình vì hiện cịn nhỏ tuổi và đang là mồi ngon
cho những xung động rồ dại khơng ngừng; nó cũng tức giận vì sự đổi thay trong
mệnh vận đã biến dạng cái thế giới quanh nó trở thành một ảnh tượng đầy nhơ
nhớp và dối lừa” [50, tr.134]. Mọi kí ức trong tâm trí nhân vật đã tạo nên một thế
giới đa sắc màu của cảm xúc, tâm trạng. Khi kí ức trở thành nỗi ám ảnh sẽ đưa con

người vào trạng thái vơ thức, khơi gợi bao hồi niệm. Chẳng hạn như nội tâm của
Benjy trong Âm thanh và cuồng nộ. Thế giới mùi và âm thanh trong cảm nhận của
một kẻ đần độn lại sâu sắc vô cùng. Tâm hồn chiếm giữ lý trí, nhân vật trải lịng
mình trong một thế giới hỗn độn, không đầu không cuối, nhưng rồi cũng tốt lên
được hai điểm chính đánh dấu những đổi thay trong cuộc đời nhân vật đó là sự
kiện chị Caddy lấy chồng và việc bà nội mất. Dù chỉ là một mớ hỗn độn những


×