Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về trí thức với vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức việt nam trong thời ký đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 195 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH NINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH NINH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG,
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. TRỊNH DỖN CHÍNH


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………1
PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………… 11

Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ TRÍ THỨC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ
BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC……………… 11
1.1. Những quan điểm khác nhau về trí thức……………….…………….11
1.1.1. Một số quan điểm về trí thức và vai trị của trí thức trong đời sống xã
hội….……………………………………………………………………… 11
1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức……………..……..29
1.2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức ….51
1.2.1. Quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng với việc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức…………………………………………………………51
1.2.2. Những tiền đề lý luận với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí
thức………………………………………..………………………………….69
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức………………………….79
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và lực lượng trí thức………………79
1.3.2. Về đặc điểm và vai trị của trí thức……………………………………83
1.3.3. Về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng trí thức…………………103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………….121
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC VIỆT
NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 123

2.1. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và vấn đề đặt ra với đội ngũ trí
thức trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay……………………123

2.1.1. Khái quát về sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay……………….123


2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển đội ngũ trí thức trong sự nghiệp
đổi mới ở Việt Nam hiện nay……………………………………………….146
2.2. Phương hướng và giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh………………………………………………………………………157
2.2.1. Phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh ……157
2.2.2. Những giải pháp cơ bản để xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức Việt
Nam trong đổi mới………………………………………………………….167
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………….178
KẾT LUẬN CHUNG…………………………………………………….180
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………182


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Trịnh Dỗn Chính. Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng trình này.

Người thực hiện

NGUYỄN ĐÌNH NINH


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các lực lượng và yếu tố khác của xã
hội thì đội ngũ trí thức và các tri thức khoa học là một bộ phận hữu cơ của tiến trình
lịch sử, đồng thời là động lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trong đó, trí thức
có vai trị đặc biệt quan trọng. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, thời đại khác
nhau và xuất phát điểm tư tưởng khác nhau, nhân loại đã tạo ra những quan điểm hết
sức đa dạng và phong phú khi diễn đạt tầng lớp những người có trình độ hiểu biết –
cách hiểu chung nhất về trí thức. Nếu như phương Tây từ thời cổ Hy Lạp trí tuệ con
người đã được đề cao, coi trọng và tơn vinh những nhà thơng thái, thì phương Đơng
(tiêu biểu nhất là Trung Hoa cổ đại) đặt những “kẻ sĩ” ở những địa vị cao quý, được
xã hội tôn kính. Ở Việt Nam thì “sĩ phu” là tầng lớp được xã hội đặc biệt coi trọng.
Và khi đề cập tới vai trị của họ, các nhà tư tưởng Đơng – Tây từ thời cổ đại tới nay
đều đã thừa nhận và khẳng định vai trò quan trọng của họ với xã hội. Ở phương Tây,
vai trị trí thức được Aristotle – nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại quan niệm “kẻ nào
khơng tham gia vào việc cơng thì phải là súc vật hay thần thánh” [76]; và sau đó, nhà
bác học EinsTein thì cho rằng “thế giới này là một nơi nguy hiểm, khơng phải vì
những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết đứng nhìn và khơng làm gì cả” [40]. Cịn
ở Trung Hoa từ thời Xuân thu, Khổng giáo xem họ là những người “nhân dĩ vi kỷ
nhiệm” và “Kẻ sĩ không thể không nuôi chí lớn và nghị lực lớn” [61, tr.47]. Ở Việt
Nam, những quan điểm như “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi
sơng” [70] của Nguyễn Công Trứ, hay phẩm chất trung hiếu “mài chẳng khuyết,
nhuộm chẳng đen” [82, tr.419] của người trí thức theo quan điểm Nguyễn Trãi là
những quan điểm đặc sắc về trí thức.
Cùng với dòng biến thiên của lịch sử, dân tộc Việt Nam ta là một trong
những dân tộc có truyền thống hiếu học, thông minh, cần cù và sáng tạo. Từ
thực tiễn trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đất nước và con người Việt
Nam luôn không ngừng vươn lên để đạt những tầm cao trí tuệ, góp phần thúc



2

đẩy phát triển văn minh dân tộc và nhân loại. Quan tâm, chăm lo, đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài ln được chính quyền các thời đại lịch sử coi là một trong
những quốc sách hàng đầu. Câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc
gia…” của Thân Nhân Trung đã đi vào lịch sử và trở thành một triết lý đặc sắc
của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Quốc tử giám (trường Đại học đầu tiên
khu vực Đông Nam Á) của Việt Nam từ thế kỷ XI vừa là sự khẳng định, đồng
thời là sự cụ thể quan điểm coi đào tạo con người, nâng cao dân trí là quốc sách
hàng đầu. Bắt đầu từ đây, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê … lần lượt các tên
tuổi lớn gắn với lịch sử Việt Nam xuất hiện như Thiền sư Vạn Hạnh, Thái tổ Lý
Công Uẩn của triều Lý; Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc
Tuấn, Chu Văn An triều Trần; Hồ Nguyên Trừng nhà Hồ; Nguyễn Trãi, Thân
Nhân Trung, Lê Thánh Tông triều Lê; Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan nhà Mạc; Lê Q Đơn, Lê Hữu Trác, Ngơ Thì Nhậm thời Trịnh –
Nguyễn phân tranh và Tây Sơn; Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Lộ Trạch triều Nguyễn; Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và thời hiện đại có GS. Đào
Duy Anh, GS. Nguyễn Khánh Toàn, GS. Trần Văn Giầu, GS. Đặng Thai
Mai… là số trong những nhà trí thức lớn, tên tuổi và đóng góp của họ trên các
lĩnh vực đã vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, là những minh
chứng sinh động cho trí thức qua các thời đại lịch sử dân tộc, đưa dân tộc ta tiến
tới những tầm cao mới của trí tuệ. Trong thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống
hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài tiếp tục được phát huy mà Hồ
Chí Minh là biểu hiện sâu sắc nhất, hoàn chỉnh nhất cả về mặt tư tưởng và vận
dụng thực tiễn. Trong hệ thống tư tưởng của Người, quan điểm về quan tâm,
chăm lo và trọng dụng nhân tài đã góp phần làm cho cách mạng Việt Nam có
những bước tiến lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, qn sự, văn hóa, kinh tế
xã hội. Có thể nói, với tư tưởng coi “dốt” là một loại giặc mà cả dân tộc cần
phải chống là sự thể hiện một nhãn quan chính trị chiến lược và có ý nghĩa thời

đại sâu sắc. Từ đây, Đảng và nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm tới vai trò đội


3

ngũ trí thức. Bước vào thời kỳ đổi mới, tư tưởng của Người về trí thức và vai
trị của trí thức tiếp tục được phát triển và được cụ thể bằng các đường lối, chủ
chương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. Nghị quyết Trung
ương VII (khóa X) là một trong những quyết sách lớn của Đảng và nhà nước về
chiến lược phát triển trí thức. Bên cạnh đó, những chiến lược phát triển về
thanh niên, về giáo dục và đào tạo, về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng
và Nhà nước cũng là một trong các chủ trương lớn gắn bó mật thiết với chiến
lược phát triển trí thức trong thời kỳ đổi mới của đất nước, góp phần thúc đẩy
lực lượng trí thức phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thực tiễn hơn 30
năm đổi mới, với những thắng lợi trên tất cả các mặt, khơng thể khơng nói đến
sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực của đội ngũ trí thức. Nếu tính
sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức [38, tr.204], thì đội
ngũ trí thức nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh, số lượng sinh viên
đại học, cao đẳng năm 2005 là 1.387,1 nghìn người; năm 2006 là 1.666,2 nghìn
người; năm 2011 là 2.208,1 nghìn; … cả nước có khoảng 14 nghìn tiến sĩ và
tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ
thạc sỹ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên
đại học, cao đẳng; gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 11.200 giáo
viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thơng; đội nghũ trí thức Việt Nam
ở nước ngồi hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt
kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường đại
học trên thế giới. Đội ngũ trí thức đã có nhiều đóng góp tích cực trên mọi lĩnh
vực, trong đó đã góp phần trực tiếp cùng tồn dân đưa nước ta thốt khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói, giảm nghèo, phát triển đất nước…
Sự đóng góp của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới cũng như đối

với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội,
giữ gìn an ninh quốc phịng là vơ cùng to lớn. Tuy nhiên, những tồn tại và yếu
kém như chất lượng thấp, tình trạng sử dụng lãng phí và hiện tượng chảy máu
chất xám…của trí thức là những hạn chế lớn như là căn bệnh cố hữu vẫn chưa


4

bao giờ hết tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu truyền thống của dân tộc nói
chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và thực trạng phát triển trí thức trong
thời gian qua để rút ra những bài học, những quan điểm chỉ đạo nhằm phát
huy được hết vai trị của trí thức hiện nay là nội dung quan trọng, là điều kiện
cần của chiến lược xây dựng và phát huy vai trị của trí thức, góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Theo định hướng Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, các
nhà khoa học đã định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh một hệ thống quan điểm
tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của
sự vận dụng sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể
nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải
phóng giai cấp và giải phóng con người” [8, tr.19]; trong đó thể hiện nội hàm
quan điểm về trí thức hết sức sâu sắc và sinh động. Với Hồ Chí Minh, trí thức
khơng chỉ là “hiểu biết” mà còn là “vốn liếng quý báu của dân tộc” và người trí
thức là người “có học thức, dễ có cảm giác chính trị… dễ tiếp thu sự giáo dục
cách mạng và cùng đi với công nông” [46, t.5, tr.275], trí thức là người biết
đem tri thức áp dụng vào thực tế làm ích nước, lợi dân. Đó là những bài học chỉ
dẫn quý báu cho chúng ta trong đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức hiện nay,
góp phần vào xây dựng đất nước nói chung và cơng cuộc đổi mới nói riêng. Vì
thế tơi đã chọn vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với vấn đề xây dựng,
phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới làm đề tài luận văn

Thạc sỹ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình của nhiều nhà nghiên cứu viết về đề tài này, từ
trước đến nay có thể khái qt tồn bộ các tài liệu, cơng trình nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức trong thời
kỳ đổi mới thành những chủ đề lớn sau:


5

Một là, các cơng trình, sách báo trong nước và thế giới nghiên cứu, trình
bày về trí thức và vai trị của trí thức. Tập trung chủ yếu nghiên cứu những tác
phẩm thể hiện tư tưởng, quan điểm lý luận tiêu biểu qua các thời đại trên thế
giới, trước hết phải kể tới tác phẩm Mác – Ănghen tuyển tập của Nhà xuất bản
Sự Thật, Hà Nội xuất bản năm 1986, đây là một cơng trình gồm sáu tập, có nội
dung phong phú, sâu sắc về các phương diện. Trong đó, tư tưởng về trí thức và
vai trị của trí thức được thể hiện một cách sâu sắc từ khái niệm, tới vị trí, vai
trị của trí thức với cách mạng vô sản, tập trung nhất là trong các nội dung Trí
thức, Đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, trường đại học, cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng … ở các tập III, IV, V, VI. Tuy quan niệm về
trí thức của Mác – Ănghen bị bối cảnh của cách mạng vô sản chi phối, song về
mặt bản chất, tính khoa học và cách mạng vẫn là những giá trị cốt lõi mà lý
luận ngày nay tiếp tục kế thừa. Tiếp theo có thể kể tới tác phẩm Trí thức Nga do
La Thành – Phạm Nguyên Trường dịch, Nhà xuất bản Tri Thức xuất bản năm
2009. Đây là tác phẩm gồm mười hai chuyên đề của nhiều tác giả Nga có các
cách tiếp cận khác nhau về trí thức và vai trị của trí thức, trong đó, những cách
tiếp cận như Phẩm tính trí thức; Tầng lớp trí thức là gì; Chân lý của triết học
và sự thật của người trí thức… có giá trị như là những tài liệu tham khảo bổ ích
trong nhận thức về trí thức thời kỳ quá độ của chúng ta ngày nay.
Về nguồn tài liệu trong nước với chủ đề này, cịn có tác phẩm Thân

Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Hội khoa học lịch sử Việt
Nam do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hànhxuất bản năm 2013. Tác
phẩm gồm ba phần, trong đó phần một là khắc họa tư tưởng và sự nghiệp một
Danh nhân văn hóa thế kỷ XV của Việt Nam. Với phẩm chất là một nhà trí
thức dân tộc chân chính, một con người vì sự nghiệp đào tạo và sử dụng nhân
tài, trí thức theo triết lý của Thân Nhân Trung là những người phải “hiền” và
“tài” và họ có vai trị là “Kẻ sĩ có mối quan hệ thật là quan trọng đối với sự
phát triển của đất nước” [65, tr.36], đây cũng chính là quan điểm xuyên suốt
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài, về trí thức.


6

Ngoài ra, các tác phẩm như Luận ngữ với cuộc sống hiện đại của
Khổng Tử do Dương Minh Hào dịch, Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm
2012; Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Matxcơva (bản dịch ra tiếng Việt của
Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật) năm 1986 là những tác phẩm thể hiện quan điểm
về vai trò trí thức cũng như khái niệm hàn lâm tiêu biểu, làm cơ sở để luận
văn có cái nhìn khách quan, xác thực nhất về mặt lý luận. Các tác phẩm như
Nhân tài nguồn tài nguyên số 1 của Triệu Vĩnh Hiền, Trương Hạo Đàm do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013; Một số vấn đề về triết
học – con người – xã hội của GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn do Nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 2002; Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, xuất
bản 1986; … là những tác phẩm có nội dung lý luận sâu sắc liên quan tới chủ
đề này. Nếu Nhân tài nguồn tài nguyên số 1 của người Trung Quốc quan niệm
trí thức là “người đi đầu trong lực lượng sản xuất tiên tiến” và “là một bộ phận
của giai cấp cơng nhân” [110, tr.17] thì trong Một số vấn đề về triết học – con
người – xã hội là sự tiếp cận trí thức trong mối quan hệ mật thiết với tự do và
dân chủ, còn trong Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học lại là sự khái quát trí
thức một cách chung nhất trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Tất cả các quan điểm, lý luận cho thấy một bức tranh sinh động, nhiều
vẻ trong nhận thức về trí thức cũng như vai trò của họ từ lịch sử tới hiện tại.
Đặc biệt là các giá trị cốt lõi như là nguồn nhân lực chất lượng cao, là động
lực thúc đẩy xã hội phát triển và có vai trị xã hội to lớn… của trí thức. Đây là
những cơ sở lý luận quan trọng để luận văn có cái nhìn khách quan và đánh
giá tồn diện nội hàm của khái niệm trí thức cũng như thấy được những tiền
đề lý luận trong hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức.
Chủ đề thứ hai là các cơng trình, sách báo, những tác phẩm, bài nói, bài
viết thể hiện tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức. Về chủ đề này,
trước hết phải kể tới tác phẩm Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia xuất bản năm 2012. Với hai chương, năm tiết, tác phẩm đã


7

khái quát những nội dung cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và
sự quán triệt của Đảng trong đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó,
tiết hai của chương một thể hiện nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về trí
thức trên các mặt như trí thức trong q trình cách mạng Việt Nam; chăm lo xây
dựng đội ngũ trí thức vừa hồng vừa chun; tìm kiếm trọng dụng trí thức, nhân
tài. Đây là một cơng trình nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về trí thức, về
nhân tài có ý nghĩa tổng kết lý luận việc kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh của Đảng trong thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - một đòi
hỏi bức thiết trong thời kỳ quá độ. Qua đó cho chúng ta thấy Hồ Chí Minh là
người hiểu rõ chân giá trị của người trí thức, nhất là những người tài đức. Họ là
lực lượng và động lực không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước trong mọi hoàn cảnh. Tác phẩm quan trọng, có ý nghĩa định hướng tư
tưởng trong suốt q trình nghiên cứu và trình bày nội dung luận văn phải kể tới
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010, cung cấp những vấn đề có tính ngun

tắc, phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai tác phẩm
Nhân tài với tương lai đất nước của Nguyễn Đắc Hưng và Một số vấn đề về trí
thức và nhân tài của PGS.TS Đức Vượng cùng do nhà xuất bản Chính trị quốc
gia xuất bản năm 2013 cũng là những tác phẩm tiêu biểu về chủ đề này. Qua đó
cho thấy, khi đánh giá trí thức, Hồ Chí Minh ln dựa trên nền tảng là chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam. Có thể nói, thơng qua tư tưởng của Hồ Chí Minh về trí thức
và nhân tài, chúng ta thấy trong đó ẩn dấu cả truyền thống trọng dụng, bồi dưỡng
hiền tài của dân tộc, có cả tư duy biện chứng và khoa học của thời đại, có cả
phong cách giản dị, gần gũi của một lãnh tụ cả cuộc đời hy sinh vì dân, vì
nước…là một tài liệu có giá trị nghiên cứu quan trọng. Tác phẩm tiếp theo ở chủ
đề này là cuốn Chuyện kể Bác Hồ với trí thức của Vũ Thị Kim Yến (sưu tầm và
biên soạn) do Nhà xuất bản Hồng Bàng xuất bản năm 2012. Đây là tác phẩm có
nhiều nội dung tác giả đã dày cơng sưu tầm và biên soạn một cách chân thực
những bài nói, bài viết, các buổi gặp mặt cùng với các tình cảm xúc động của


8

những nhân vật từng có dịp được tiếp xúc với Bác Hồ. Chuyện kể Bác Hồ với trí
thức sẽ góp phần làm rõ hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sứ mệnh
lịch sử của trí thức và tầng lớp trí thức Việt Nam. Một tác phẩm cũng có vai trị
quan trọng là Hồ Chí Minh tiểu sử của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010. Trong đó,
cuộc đời và sự nghiệp của Bác được phản ánh đầy đủ, một “cuộc đời oanh liệt,
đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và
đẹp đẽ” làm sáng tỏ những đóng góp to lớn đầy sáng tạo của Người đối với dân
tộc và thời đại. Đây là những tài liệu quan trọng nhất, cung cấp những luận
chứng chủ yếu nhất làm nên nội dung chính của đề tài.
Chủ đề thứ ba, đó là những bài viết, cơng trình viết về ý nghĩa, giá trị
lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và vai trị của trí thức đối với xã

hội. Bao gồm các cơng trình cá nhân, tập thể, những tài liệu tổng kết thực tiễn
và cao nhất là các đề án, nghị quyết của Đảng. Trước hết, là những quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về trí thức nói riêng.
Văn kiện Đại hội của Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập của Đảng Cộng sản
Việt Nam là một cơng trình chủ thể thể hiện đầy đủ chủ đề này. Trong đó,
Nghị quyết lần thứ VII của Đảng về đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
Nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục - đào
tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2010; Nghị quyết Trung ương V (khóa
X) về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới là sự thể hiện
các chính sách lớn của Đảng trong nhận thức và kế thừa những giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh về trí thức, nhân tài và bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Tác
phẩm thứ hai thể hiện chủ đề này là Một số vấn đề về công tác lý luận, tư
tưởng và tổ chức của Đảng trong thời kỳ đổi mới của PGS.TS Tô Huy Rứa do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012. Đây là tập trung những
chuyên đề về phát huy những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh thơng qua
triển khai cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí


9

Minh”. Ngoài ra, tác phẩm Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ đổi mới và hội nhập của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2013, thể hiện sự kế thừa tư tưởng của Bác
trong nhận thức và thực tiễn về bồi dưỡng nhân tài từ Đại hội Đảng VII tới
nay, là tác phẩm phản ánh tương đối đầy đủ quá trình phát triển của Đảng đối
với chính sách bồi dưỡng nhân tài, xây dựng trí thức.
Tồn bộ những tác phẩm đã đề cập tới ở trên cũng như các tài liệu có
liên quan được luận văn tham khảo, nghiên cứu là những tư liệu quý báu để
tác giả kế thừa trong luận văn thạc sỹ.

3. Mục đích và nhiệm vụ
* Mục đích của luận văn
Từ sự trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về trí thức, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp xây
dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ của luận văn:
Từ mục đích, luận văn tập trung giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản.
Một là, trình bày, phân tích những cơ sở lý luận và nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về trí thức và vai trị của trí thức với vấn đề xây dựng, phát triển
đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Hai là, từ những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, luận văn
tập trung trình bày, phân tích và đề xuất những phương hướng và giải pháp
đào tạo và phát triển đội ngũ trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức,
phục vụ sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận: Luận văn được dựa trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật về lịch sử.


10

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương
pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đối chiếu so
sánh, phương pháp thống kê… để nghiên cứu và trình bày luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
* Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức góp phần làm sáng tỏ và
sâu sắc những vấn đề lý luận có tính khoa học và thực tiễn của Người về trí
thức, vai trị của đội ngũ trí thức trong lịch sử xã hội. Luận văn giúp chúng ta

hiểu rõ và hiểu đúng quan điểm của Người về trí thức và sự cần thiết phải tiếp
tục kế thừa và phát huy. Bởi vì, trong tồn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh
hết sức coi trọng nhiệm vụ chiến lược trong mọi giai đoạn cách mạng là xây
dựng con người, vì đối với Người, con người là mục tiêu, đồng thời là nhân tố
quyết định thành cơng của cách mạng. Đó cũng là u cầu đang ngày càng trở
nên bức thiết trong nền kinh tế tri thức thời kỳ đổi mới và hội nhập của Việt
Nam hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
Những phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội
ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và
vai trị của trí thức trong cách mạng Việt Nam mà luận văn đưa ra có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc và thiết thực góp phần vào việc đào tạo, sử dụng và phát huy
vai trị của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc đất
nước ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 mục
và 9 tiểu mục.


11

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM VỀ TRÍ THỨC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRÍ THỨC
1.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TRÍ THỨC

1.1.1. Một số quan điểm về trí thức và vai trị của trí thức trong đời
sống xã hội

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, cần
làm rõ những vấn đề lý luận chung về trí thức và vai trị của trí thức trong xã
hội qua các quan điểm hết sức phong phú và khá khác biệt. Trong quan điểm
về trí thức hiện nay cịn nhiều quan điểm khác nhau. Trước hết, để làm rõ khái
niệm trí thức, cần làm rõ các khái niệm tri thức, tri thức khoa học và các khái
niệm trí thức, đội ngũ trí thức.
Hiện nay khơng có một định nghĩa chính xác nào về tri thức, nhưng có
thể hiểu tri thức hay kiến thức (theo tiếng Anh là knowledge) bao gồm những
dự kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm thơng qua
giáo dục. Trong tiếng Việt cả “tri” và “thức” đều có nghĩa là “biết”, “hiểu
biết”. Tri thức chỉ sự hiểu biết của con người về một đối tượng, về một lý
thuyết hay sự thực hành. Có thể nói, tri thức là tồn bộ những hiểu biết của
con người về thế giới xung quanh, là một thuộc tính của người trí thức, là
những dữ liệu, thơng tin được con người cấu trúc hóa, kiểm nghiệm và sử
dụng vào một mục đích cụ thể tạo ra giá trị. Sự đạt được tri thức liên quan đến
quá trình nhận thức với những thao tác tư duy phức tạp như phán đoán, suy lý,
cảm giác, tri giác, biểu tượng…
Tri thức khoa học là hệ thống tri thức phản ánh khái quát về sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan và những quy luật vận động, phát triển của
chúng, trên cơ sở thực tiễn và được thực tiễn kiểm chứng.


12

Về trí thức, theo nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội học
Ja.Tchepanxky, hiện nay có trên 60 định nghĩa về trí thức theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau trên thế giới. Thuật ngữ “trí thức” được dùng ở các nước trên
thế giới có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Intelligentia”, nghĩa là thơng minh,
có trí tuệ, hiểu biết. Ngày nay, “trí” được hiểu là thuộc về hiểu biết (science,
savoir), “thức” thuộc về lương tri (conscience). Trí thức là người biết mình,

biết người, hiểu biết xã hội và phụng sự xã hội, gắn sự nghiệp của mình với sự
phát triển xã hội, và do đó, người trí thức phải là người có đức độ (caractère).
Cho nên trí thức thường được nhấn mạnh đến một lượng kiến thức lớn, nhưng
đồng thời lại nói tới tinh thần sáng tạo và tiêu chuẩn đạo đức.
Theo đó, đội ngũ trí thức thường được dùng để chỉ tầng lớp những
người có tri thức, học vấn cao. Lao động của trí thức là lao động trí óc phức
tạp, sáng tạo dựa trên trình độ học vấn cao và nhân cách. Họ là đội ngũ những
người làm các nghề lao động phức tạp, địi hỏi có học vấn và chun mơn sâu
cho ngành lao động đó, giữ vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo tri thức, phổ
biến giáo dục tri thức và ứng dụng tri thức khoa học vào phát triển sản xuất và
tiến bộ xã hội. Đội ngũ trí thức là một tầng lớp xã hội có quan hệ mật thiết với
các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Từ đặc trưng là lao động trí óc, sáng tạo
nên trí thức rất nhạy cảm và dễ tiếp thu cái mới, cái tiến bộ. Cũng với tính
cách là lực lượng có trình độ hiểu biết cao, có vốn tri thức rộng nên trí thức
khơng chỉ có những quan điểm, thái độ trong lĩnh vực khoa học mà cịn có ở
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Ở phương Tây, từ Intellectuel trong từ điển tiếng Pháp hay Intellectual
trong từ điển tiếng Anh đều là những tính từ. Cịn danh từ gốc của nó là
Intellect, nghĩa là trí tuệ hay trí thơng minh. Trong tiếng Anh, Nga, Pháp,
Đức, thuật ngữ “trí thức” thường được hiểu là trí tuệ, thơng minh, hiểu biết, do
đó những người trí thức thường được hiểu là những người thơng minh và hiểu
biết nhiều.


13

Thuật ngữ Intelligentsia - tầng lớp trí thức lần đầu tiên được nhà thơ
Boboyokin sử dụng trong ngôn ngữ truyền thông đại chúng từ thập niên 1860
ở Nga, họ là “những con người có văn hóa tinh thần và đạo đức ở mức cao,
chứ không phải những lao công làm việc bằng trí óc” [90, tr.279].

Cịn thuật ngữ Intellectuel - người trí thức xuất hiện ở Pháp sau cơng xã
Paris 1871, đã mang một ý nghĩa khá rõ ràng, đó là những người khơng chỉ có
học vấn hay trình độ chuyên môn cao, mà hơn hết phải là những người quan tâm
và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc.
Theo học giả nổi tiếng Hoa Kỳ Paul Alexandre Baran trong bài “Thế
nào là người trí thức”? (The Commitment of the intellectual) tác giả phát biểu
về người trí thức là người “lao động về trí óc” và ngồi yếu tố kiến thức ra,
người trí thức cịn là người hội đủ các yếu tố: Trung lập về đạo đức, khao khát
chân lý, tôn trọng sự thật, trí thức, cịn là người phê phán xã hội…
Triết gia, nhà phê bình văn học Nga Ivanov Rarumnik đưa ra định nghĩa
tầng lớp trí thức thơng qua việc trả lời câu hỏi “Tầng lớp trí thức là gì?” như
sau: “Tầng lớp trí thức là một nhóm người chống thái độ tiểu tư sản về mặt
đạo đức và phi đẳng cấp, phi giai cấp, có tính kế thừa về mặt xã hội học, có
khả năng sáng tạo ra các hình thức mới và lý tưởng mới, tích cực hoạt động để
biến chúng thành hiện thực nhằm giải phóng con người về mặt thể chất, trí tuệ
và xã hội” [90, tr.38]. Nhà triết học Pháp F.Châtelet khắc họa “người trí thức
khơng phải là người triết gia, khơng phải bác học, khơng phải nghệ sĩ. Trí thức
tham gia vào cơng việc của tất cả các hội đoàn bằng những khám phá và phát
minh, nhưng họ lại đứng trên tất cả các hội đồn đó. Chính nhân danh khả
năng này mà trí thức được đánh giá tin cậy để gửi gắm một trách nhiệm cao
cả” [111, tr.18].
Có thể kể đến một số định nghĩa tiêu biểu khác, theo định nghĩa trong Từ
điển triết học của Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva đưa ra khái niệm “Trí thức tập đồn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức bao


14

gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm
công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức” [113, tr.598]. Đại từ điển bách
khoa Liên Xơ (1985) viết “Trí thức là tầng lớp những người làm nghề lao động

phức tạp, chủ yếu là lao động phức tạp, sáng tạo, phát triển và truyền bá văn
hóa”. Từ điển bách khoa triết học tiếng Nga (1983) định nghĩa “trí thức là tầng
lớp những người làm nghề lao động phức tạp và thường có học vấn cao tương
ứng, có chức năng sáng tạo, phát triển và phổ biến văn hóa”…
Ở phương Đơng, Trung Hoa từ giai đoạn Xuân thu - Chiến quốc
(khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên), những “kẻ sĩ”
có nghĩa tương đồng với trí thức ngày nay, theo Luận ngữ, có thể hiểu họ là
những người có học, có trí lớn và nghị lực lớn, về mặt xã hội, họ là những
người sống có trách nhiệm với xã hội, với cuộc đời, với đồng loại và với con
người. Là những người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Ở Nhật Bản,
những người có học được xã hội tôn vinh danh hiệu là “Tiên sinh”,…
Ở Việt Nam, lịch sử đã ghi nhận nhiều tư tưởng lớn về trí thức và vai
trị của trí thức trong các thời kỳ. Trước hết, trí thức trong quan niệm của
người Việt xuyên suốt các thời kỳ dù là kẻ sĩ, hiền tài, người có học hay người
lao động bằng trí óc đều có nội hàm chung là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có
trình độ học vấn cao, trình độ chun mơn sâu, có đạo đức, lao động trí tuệ sáng tạo khoa học, phổ biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học trong
hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội.
Triều Lê, Tiến sĩ Thân Nhân Trung đã để lại tư tưởng nổi tiếng với quan
niệm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà
hưng thịnh. Ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc thánh
đế, minh vương không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ,
vun trồng nguyên khí quốc gia làm cơng việc cần kíp đầu tiên” [65, tr.9]. Đến
Lê Quý Đôn, với sự tổng kết “phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi nông


15

bất ổn, phi trí bất hưng” [94, tr.122] thì “trí” được đặt trong mối quan hệ với
“nông, công, thương”. Là một trong các yếu tố quan trọng, mang tính quy luật

về sự hưng thịnh của một quốc gia. Chữ “trí” của Lê Q Đơn có nét giống
quan điểm “có hằng sản mới hằng tâm” của Mạnh Tử và đây cũng là một quan
niệm tiêu biểu về trí của người Việt Nam. Triều đại nhà Nguyễn, Minh Mạng
cũng có tun ngơn “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”…
Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học có khái niệm “trí thức là một nhóm
xã hội gồm những người chuyên làm nghề lao động phức tạp và có học vấn
chun mơn cần thiết cho ngành lao động đó” [112, tr.360].
Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, tác giả đã đưa ra định nghĩa có
tính chất phổ thơng “Trí thức là người học giỏi, hiểu biết nhiều”... hay theo
học giả Nguyễn Văn Thanh “Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt chun
lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, chun mơn sâu, đại diện cho trí
tuệ đương thời mà xã hội đạt được. Trí thức là những người sáng tạo, phổ biến
và vận dụng tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn hóa
và tiến bộ xã hội...” [97, tr.8]. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì “Trí thức
là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là
những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chun mơn của mình, có
sáng tạo và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật
viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ… Trí thức xuất hiện cùng
với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự
phát triển của khoa học, kỹ thuật” [56, tr.582].
Từ những nghiên cứu về con người, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, “những trí thức với tính cách là một tầng lớp đặc biệt trong những xã
hội tư bản chủ nghĩa hiện đại” [115, t.8, tr.300] và trí thức là “... tất cả mọi
người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu
của lao động trí óc (người Anh gọi là brain worker), khác với những đại biểu
của lao động chân tay” [115, t.8, tr.372] và họ là “niềm tự hào vĩ đại của nhân


16


loại”, là một “tầng lớp xã hội đặc biệt”. Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc
biệt chuyên lao động trí óc phức tạp, có trình độ học vấn, đại diện cho trí tuệ
đương thời mà xã hội đạt được.
Tất nhiên, các định nghĩa trên chưa phải là những định nghĩa cuối cùng
bởi tính vĩnh viễn của sự vận động và phát triển, và do giới hạn của thực tiễn
xã hội quy định trong từng thời kỳ. Những điều kiện về trình độ phát triển của
xã hội, của lực lượng sản xuất, nhất là sống trong các chế độ áp bức, phân biệt
và bất công của các xã hội có giai cấp, mong muốn phát triển một cách đầy đủ
và toàn diện các năng lực, phẩm chất của con người là điều khơng thể. Theo
đó, mọi chủ đề tư tưởng có tính khoa học và cách mạng của con người hoặc
mới chỉ mang tính tản mạn, chưa tồn diện hoặc cịn ở dạng ẩn chứa, chưa có
đủ điều kiện thể hiện đầy đủ nội hàm phản ánh tính bản chất. Quan niệm về trí
thức trong lịch sử phát triển của nó khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Nhưng
qua những quan điểm trên có thể thấy, một mặt thể hiện tính chặt chẽ, thích
hợp trên bình diện triết lý, gồm cả thiên chức, nhiệm vụ trí thức đối với xã hội.
Mặt khác, có những quan điểm thể hiện tính thơng dụng, dễ hiểu, có thể dùng
rộng rãi, phù hợp với trình độ hiểu biết chung của quảng đại đối tượng tiếp
cận. Nhưng dù theo hướng nào, một cách khái qt có thể thấy nội hàm các
quan điểm trí thức phản ánh là những người sáng tạo những giá trị tinh thần và
chỉ tôn thờ những giá trị tinh thần vĩnh hằng là chân, thiện và mỹ. Qua đó, có
thể thấy một số đặc điểm đặc trưng sau của trí thức mà dù ở đâu, ở thời đại
nào cũng phải có.
Từ đó, có thể khái qt: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có
trình độ học vấn cao, trình độ chun mơn sâu, có đạo đức, lao động trí tuệ sáng tạo khoa học, phổ biến, nghiên cứu và ứng dụng tri thức khoa học trong
hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội.
Về thành phần của trí thức, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, với cách


17


tiếp cận khác nhau, mỗi quốc gia, dân tộc có cách nhìn khác nhau về “trí
thức”. Tuy nhiên, dù tiếp cận ở góc độ nào thì tầng lớp trí thức cũng phải là
những người lao động trí tuệ, chun mơn sâu và có học vấn cao. Họ là những
kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công
tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức… góp phần giải phóng con người về
mặt thể chất, trí tuệ và xã hội. Vấn đề đặt ra là cần phân biệt trí thức là những
người có học vấn cao nhưng khơng phải ai có học vấn cao, có bằng cấp, có lao
động trí óc cũng là trí thức. Vì người trí thức ngồi lượng kiến thức lớn thì
đồng thời có tinh thần sáng tạo và tiêu chuẩn đạo đức chuẩn mực, quan trọng
hơn cả là hiểu biết để phục vụ sự phát triển của xã hội. Trí thức trước tiên là
những người có hiểu biết và gắn sự hiểu biết của mình với trách nhiệm xã hội,
họ là nguyên khí, là trụ cột trong xây dựng một quốc gia “thịnh”,… những
người có lượng kiến thức lớn, nhưng đồng thời có tinh thần sáng tạo và tiêu
chuẩn đạo đức. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và thẩm thấu vào tất cả các yếu tố, các q
trình, từ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tới các hoạt động lãnh đạo, quản lý
ngày càng cao. Đội ngũ trí thức vừa có quan hệ trực tiếp với tư liệu sản xuất,
vừa có quan hệ trực tiếp với hoạt động lãnh đạo, quản lý, do đó, trí thức gắn
bó với sự nghiệp cách mạng xã hội. Đây là một xu thế, một địi hỏi khách
quan, vì trí thức có xuất thân từ mọi tầng lớp, giai cấp, có mối quan hệ máu
thịt với các giai cấp này và xuất phát từ đòi hỏi xu thế phát triển của thời đại.
Từ sự khái quát trên, có thể thấy từ Tây sang Đông, từ quá khứ tới hiện
tại, điểm nổi bật của trí thức là những người có vốn tri thức cao hơn mặt bằng
chung, họ say mê khám phá chân lý, họ là lớp người có tính kế thừa và tôn thờ
các giá trị chân – thiện – mỹ, họ là những người sáng tạo, phát triển và phổ
biến văn hóa, truyền bá nhận thức... họ “khơng phải là một đẳng cấp, không
phải là giai cấp, cũng khơng phải là một liên hiệp hay một nhóm nào… Đấy
cũng khơng phải là một tập hợp mà là tồn bộ các lực lượng sống động xuất
phát từ nhân dân…” [90, tr.27] như theo quan điểm của nhà chính luận Nga



18

I.Aksakov. Trong mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, đội ngũ trí thức có những
đặc điểm khác nhau, nhưng dù ở thời đại nào, hồn cảnh nào họ cũng ln là
đại diện cho trí tuệ của dân tộc và thời đại đó. Một cách khái quát, có thể thấy
một số đặc điểm nổi bật của trí thức xuyên suốt lịch sử là:
Thứ nhất, trí thức là một tầng lớp đặc biệt, xuất thân từ nhiều giai cấp,
thành phần xã hội khác nhau. Trước tiên, họ là một tầng lớp, vì đặc trưng đầu
tiên và quan trọng nhất của tầng lớp trí thức là một nhóm xã hội nhất định.
Những người trí thức đơn lẻ thì lúc nào cũng có, nhưng tầng lớp trí thức chỉ
xuất hiện khi có sự liên kết mật thiết những người trí thức đơn lẻ thành một
nhóm thống nhất, hồn chỉnh. Đặc điểm này chỉ rõ sự khác nhau căn bản giữa
những người trí thức đơn lẻ và tầng lớp trí thức theo nghĩa là một nhóm người.
Hơn nữa, họ là một tầng lớp xã hội đặc biệt, bởi đặc trưng của tầng lớp trí
thức phải là một nhóm mang tính kế thừa, liên tục, có chung tư tưởng và hành
động liên kết nhóm thành một khối thống nhất, không đứt đoạn. Nhưng đây
mới chỉ là điều kiện cần, vì lúc nào cũng tồn tại những nhóm cố kết của những
người có học nhất trong một thời đại, tập hợp lại vì đồng tình hay khơng đồng
tình một vấn đề nào đó, đó chỉ là những nhóm tách biệt, khơng phải là tầng
lớp trí thức. Để phân biệt nhóm xã hội có tính kế thừa là tầng lớp trí thức với
các nhóm xã hội có tính kế thừa khác như tơn giáo hoặc chính trị phải cần
thêm hai đặc trưng nữa là tính phi đẳng cấp và phi giai cấp của nó. Tính phi
đẳng cấp và phi giai cấp thể hiện ở mục tiêu, họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi
giai cấp, đẳng cấp cho lý tưởng chung, cho chân lý mà họ theo đuổi. Nhưng
tính phi giai cấp, phi đẳng cấp của nhóm xã hội có tính kế thừa này mới chỉ là
cơ cấu của tầng lớp trí thức và danh giới phân biệt nó với những khái niệm
khác được quyết định bởi bốn đặc trưng mang tính hình thức này. Nó cịn cần
đến địi hỏi về mặt đạo đức mà theo nhà triết học xã hội học Nga Lavrow thì

tầng lớp trí thức phải gồm “những cá nhân có tính phê phán” để loại bỏ đi xu
thế đánh đồng tất cả những người có học với thành phần của giới trí thức. Ơng
nhấn mạnh, chỉ có tư duy mang tính phê phán trên nền tảng của văn hóa mới


19

tạo ra được văn minh, “khi tư duy trên nền tảng của văn hóa tạo ra cuộc sống
xã hội theo những đòi hỏi của khoa học, nghệ thuật và đạo đức thì văn hóa trở
thành văn minh và xuất hiện lịch sử loài người” và “cái phần văn minh của thế
hệ cha anh, dưới hình thức thói quen và truyền khẩu, chính là thành tố văn hóa
mang tính sinh vật trong đời sống của các thế hệ sau và thế hệ mới phải tư duy
một cách có phê phán trên cái nền văn hóa đã quen và truyền khẩu được thừa
hưởng đó những điều có thể giúp cho q trình tư duy trên con đường tiến đến
chân lý, tiến đến cái đẹp và công bằng, vứt bỏ tất cả những thứ đã lỗi thời và
tạo ra một nền văn minh mới, một thiết chế văn hóa mới, được hồi sinh bằng
tư duy” [90, tr.33]. Nhưng rõ ràng chỉ sử dụng các đặc trưng mang tính hình
thức thì chưa đủ vì các đặc trưng này chưa phân biệt được tiến bộ với phản
tiến bộ trong khái niệm trí thức. Mà đặc điểm mang tính tích cực của những cá
nhân có tư tưởng phê phán là sáng tạo ra những hình thức và lý tưởng mới,
hướng đến mục tiêu nhất định và tích cực hoạt động để đạt mục tiêu. Mục tiêu
của hoạt động sáng tạo là biến tiến trình lịch sử thành tiến bộ - là sự phát triển
về mặt thể chất, trí tuệ, đạo đức của cá nhân trong quá trình đưa chân lý và
cơng bằng vào các hình thức xã hội. Theo đó, trí thức phải là người có tư
tưởng phê phán, có đặc điểm là sáng tạo và tích cực đưa những tri thức mới, lý
tưởng mới, những hình thức mới, hướng đến việc giải phóng cá nhân và xã
hội. Và trí thức chỉ là tầng lớp xã hội đặc biệt chứ không phải là một giai cấp.
Tầng lớp trí thức có thành phần xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp hay thành
phần khác nhau trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, họ bị giai cấp thống trị
biến thành những người làm thuê. Về mặt chính trị, trí thức khơng thể có một

đường lối chính trị cách mạng. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị
luôn luôn chú trọng đào tạo đội ngũ trí thức để phục vụ cho quyền thống trị và
lợi ích thiết thực của giai cấp. Trong cách mạng vô sản, những người cộng sản
một mặt phải xây dựng một tầng lớp trí thức mới từ con em của giai cấp công
nhân, nông dân, mặt khác cải tạo, giác ngộ và sử dụng trí thức cũ để hình
thành một đội ngũ trí thức mới đơng đảo có thế giới quan cách mạng, có phẩm


20

chất đạo đức và kiến thức khoa học - kỹ thuật, chuyên môn cao để lao động
sáng tạo, xây dựng đất nước. Và theo phân tích của V.I.Lênin, dấu hiệu quan
trọng nhất để xác định một giai cấp là khả năng đại diện cho một phương thức
sản xuất và phải có hệ tư tưởng độc lập, nhưng trong hệ thống phân cơng lao
động xã hội, trí thức khơng hợp thành một giai cấp độc lập về kinh tế, khơng
có hệ tư tưởng riêng và cũng không đại diện cho phương thức sản xuất nào cả.
Đây là cơ sở mà sau này, thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, V.I.Lê-nin
cho rằng “những trí thức với tính cách là một tầng lớp đặc biệt trong những xã
hội tư bản chủ nghĩa hiện đại” [115,t.8, tr.300] và “một phần thì họ gần với
giai cấp tư sản xét về những mối liên hệ của họ, những quan điểm của họ,…
và một phần thì họ gần với những người lao động làm thuê” [114, t.1, tr.264].
Đây là một đặc điểm tiêu biểu, không chỉ có ý nghĩa đặt giới hạn cho
việc nghiên cứu tầng lớp trí thức, phân biệt họ với các tầng lớp khác có những
dấu hiệu đặc trưng giống với trí thức mà con khẳng định địa vị của trí thức, họ
khơng phải là một giai cấp. Họ có ý thức tổ chức kỷ luật cao, hồi bão lớn, có
tâm huyết, tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, được tổ chức chặt chẽ,
là lực lượng nòng cốt để xây dựng, phát triển nền kinh tế tri thức ngày nay.
Nhưng họ chỉ là một tầng lớp đặc biệt do tính chất thành phần xuất thân và
giới hạn bởi vai trò mặt kinh tế, chính trị, xã hội của họ.
Thứ hai, trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn

cao, chun mơn sâu, hiểu biết rộng và một nhân cách tiêu biểu. Vì, để sáng
tạo, trí thức phải có vốn tri thức cao hơn mặt bằng chung, có những phẩm
chất, tính cách nhất định – khơng bẩm sinh mà cũng khơng phải là độc quyền
của trí thức. Chúng được tích lũy thơng qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
không ngừng bằng con đường đào tạo và tự đào tạo, tự trau rồi và tự hoàn
thiện trong lao động sáng tạo. Xã hội càng phát triển cao bao nhiêu thì càng
địi hỏi người trí thức phải thay đổi phương pháp, tác phong làm việc và sức
sáng tạo sao cho phù hợp với thực tiễn của thời đại bấy nhiêu. Như vậy, trí
thức phải là người vừa biết mình, vừa biết người, hiểu biết xã hội và phụng sự


×