ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------
NGUYỄN THỊ ÁI VÂN
VẤN ĐỀ MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS. NGUYỄN THẾ NGHĨA
TP. HỒ CHÍ MINH - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Nguyễn Thế Nghĩa. Các số liệu trong luận
văn là trung thực, đảm bảo tính khoa học, khách quan và có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ái Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................. 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .................... 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................ 6
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................. 7
Chương 1. LÝ LUẬN MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN .......................................................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM MÂU THUẪN ......................................................... 8
1.1.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mặt đối lập ................... 8
1.1.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập .......................................................................................16
1.2. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÂU THUẪN .................. 22
1.2.1. Những tính chất của mâu thuẫn .................................................. 22
1.2.2. Những đặc điểm của mâu thuẫn.................................................. 27
1.3. MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA PHÁT
TRIỂN VÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC, GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ......36
1.3.1. Mâu thuẫn với tính cách là nguồn gốc và động lực của phát triển.
..................................................................................................................... 36
1.3.2. Phương pháp nhận thức và giải quyết mâu thuẫn........................ 40
Chương 2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG LÝ LUẬN
MÂU THUẪN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN ĐỂ GIẢI QUYẾT
MÂU THUẪN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 ......... 57
2.1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ NHỮNG MÂU THUẪN Ở VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 ................................................................. 57
2.1.1. Bối cảnh thế giới trong giai đoạn 1954 – 1975 ............................57
2.1.2. Những mâu thuẫn ở Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ................66
2.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 ........................................................................... 83
2.2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn ở miền Bắc giai đoạn
1954 – 1975 ................................................................................................83
2.2.2. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn ở miền Nam giai đoạn
1954 – 1975............................................................................................... 110
KẾT LUẬN .............................................................................................. 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 138
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mâu thuẫn là một trong những vấn đề sớm được các nhà triết học quan
tâm. Trong lịch sử, nội dung này đã được nhiều trường phái triết học
nghiên cứu và tìm cách giải quyết theo những cách tiếp cận khác nhau. Tuy
vậy, các nhà triết học trước Mác do hạn chế về thời đại và lập trường giai
cấp nên đã không giải quyết vấn đề này một cách triệt để và khoa học.
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn cũng như
bằng sự khái quát thực tiễn thời đại mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn lên một tầm cao mới. Các ông
đã chứng minh và đi đến khẳng định mâu thuẫn tồn tại tất yếu, khách quan,
phổ biến trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy, mâu thuẫn là hiện
tượng tự thân và là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển.
Với ý nghĩa đó, quan điểm về mâu thuẫn của triết học Mác - Lênin là một
trong những vũ khí sắc bén của người cộng sản trong cuộc đấu tranh để
thực hiện lý tưởng cao cả của mình.
Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến, là nguồn gốc và động lực của
sự vận động, phát triển, của tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới - đó
là quan điểm lý luận cơ bản, là điều mà bất cứ người nào từng nghiên cứu,
học tập triết học mácxít cũng đều lĩnh hội được. Quan điểm đó của phép
biện chứng duy vật dạy chúng ta phải tích cực tìm tịi, phát hiện mâu thuẫn,
phải biết nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn và đưa ra phương pháp giải
quyết phù hợp để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nắm vững nội
dung của quy luật mâu thuẫn, đặc biệt là nắm vững các nguyên tắc biện
chứng của việc giải quyết mâu thuẫn là cơ sở quan trọng nhất để chúng ta
xây dựng được các phương pháp đúng đắn và hiệu quả trong thực tiễn.
2
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quán triệt
sâu sắc tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là quan
điểm về phương pháp nhận thức và giải quyết mâu thuẫn, đã vận dụng vấn
đề này một cách sáng tạo, linh hoạt vào việc giải quyết các mâu thuẫn nảy
sinh trong từng không gian và thời gian cụ thể để đưa cách mạng Việt Nam
vững bước đi lên giành thắng lợi.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện đất nước giai đoạn
hiện nay, đang tồn tại nhiều mâu thuẫn với tính chất và mức độ phức tạp
khác nhau. Những mâu thuẫn đó đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trước những yêu cầu
mới của thời đại, việc tìm ra và lựa chọn phương pháp giải quyết mâu
thuẫn phù hợp với từng giai đoạn cụ thể đang là vấn đề cấp bách.
Cùng một lúc, chúng ta phải giải quyết nhiều mâu thuẫn trong các lĩnh
vực khác nhau với những tính chất khác nhau. Điều đó, về mặt lý luận địi
hỏi phải nắm vững lý luận mácxít về mâu thuẫn nhằm lựa chọn những
phương thức giải quyết hợp lý, có hiệu quả theo hướng có lợi cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Vấn đề giải quyết mâu thuẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975 có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc nhận
thức và giải quyết các mâu thuẫn xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta hiện nay. Việc đầu tư nghiên cứu vấn đề này khơng chỉ góp phần
làm nổi bật giá trị thực tiễn của phép biện chứng duy vật mà cịn góp phần
chứng minh vai trị lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong tiến trình cách mạng
Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu quá trình nhận thức và giải quyết mâu thuẫn của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách mạng 1954 - 1975 vừa có ý
nghĩa thực tiễn nhằm rút ra kinh nghiệm lịch sử, vừa có ý nghĩa phương
pháp luận sâu sắc.
3
Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn vấn đề này,
chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề mâu thuẫn trong triết học Mác - Lênin
và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ vị trí, vai trị của quy luật mâu thuẫn, đã có rất nhiều tác
giả khai thác và nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh và mức độ
khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn
thành ba hướng chính như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu những vấn
đề có tính lý luận chung về mâu thuẫn. Tiêu biểu như cuốn: Giáo trình triết
học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2006); Từ điển triết học
(1975), Nhà xuất bản tiến bộ Matxcova; Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô –
Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng tập IV, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Lê Đức Quảng (2000), Biện chứng về mâu thuẫn. Nhận thức mới
về quy luật mâu thuẫn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thế Nghĩa
(2007), Những chuyên đề triết học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn
Ngọc Hà, Một số vấn đề về nhận thức quy luật và mâu thuẫn (1998) ,Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội; Trần Đắc Hiến (2004), “Về mâu thuẫn đối kháng
và mâu thuẫn khơng đối kháng”, Tạp chí Triết học, (Số 2); Nguyễn Thế
Nghĩa (1994), “Tìm hiểu “mâu thuẫn biện chứng” trong triết học mácxít”, Tạp
chí Triết học, (số 3).
Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các cơng trình nghiên cứu về vấn đề
mâu thuẫn và sự vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay: Tiêu biểu như cuốn: “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và
cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” của GS.TS Phạm Ngọc Quang (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
4
2001). Tác giả đã xác định mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu trong một
số lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó xác định những giải pháp nhằm giải
quyết mâu thuẫn có hiệu quả để đưa đất nước phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
“Thử vận dụng lý luận về mâu thuẫn vào thời kỳ quá độ ở nước ta” của
tác giả Phạm Ngọc Quang (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991). Tác giả đã trình bày
mâu thuẫn xã hội với tư cách là một phạm trù cơ bản của phép biện chứng
duy vật, xác định mâu thuẫn cơ bản và phân tích các mâu thuẫn trong lĩnh vực
kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua đó, đề xuất
những biện pháp giải quyết mâu thuẫn.
“Mâu thuẫn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Tấn
Hùng (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005). Tác giả làm rõ nội dung cơ bản
về mâu thuẫn, đồng thời chỉ ra một số mâu thuẫn quan trọng và phương pháp
giải quyết mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngoài ra, vấn đề này cịn được đề cập trong các tạp chí triết học: Phạm
Ngọc Quang (2005), “Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay nhìn từ giác
độ mâu thuẫn của quá trình phát triển”, Tạp chí Triết học (Số 10); Lê Dỗn
Tá (2003), Một số vấn đề triết học Mác - Lênin: Lý luận và thực tiễn, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Trần Đắc Hiến (2006), “Nghệ thuật giải quyết
mâu thuẫn xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta”,
Tạp chí Triết học, (Số 5).
Hướng nghiên cứu thứ ba, đó là các bài viết tập trung phân tích và
nghiên cứu về các phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Tiêu biểu: Nguyễn Tấn
Hùng (1996), “Vài suy nghĩ về vấn đề giải quyết mâu thuẫn”, Tạp chí Triết
học, (số 9); Lê Duẩn (1981), Chủ nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam,
Nxb. Sự thật, Hà Nội; Trần Đắc Hiến (2006), “Nghệ thuật giải quyết mâu
5
thuẫn xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta”, Tạp
chí Triết học, (số 9); Trần Thành (2004), “Sự kết hợp các mặt đối lập trong
giải quyết mâu thuẫn xã hội”, Tạp chí Triết học, (số 1); Nguyễn Tài Thư
(1994), “Về mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc và cách giải quyết chúng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học, (số 2); Nguyễn Tấn Hùng
(1999), “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế và cơng bằng xã hội ở nước ta” Tạp chí Triết học (Số 5);
Nguyễn Văn Vinh (2002), “Để góp phần giải quyết mâu thuẫn chủ yếu ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học (Số 4)…và một số bài khác trên Tạp chí
Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị.
Những cơng trình trên đều có giá trị khoa học cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn. Đó là nguồn tư liệu q báu để chúng tơi kế thừa, phát triển và
hồn thành luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích của luận văn:
Luận văn tập trung làm rõ vấn đề: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận
dụng lý luận mâu thuẫn của triết học Mác - Lênin trong việc xác định và
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam giai đoạn
1954 - 1975.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Trình bày và phân tích lý luận mâu thuẫn của triết học Mác – Lênin.
- Phân tích q trình xác định các mâu thuẫn cơ bản và phương pháp
giải quyết mâu thuẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cách
mạng 1954 - 1975.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ triết học, chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu
6
thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xác định và
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong một giai
đoạn lịch sử nhất định (1954 – 1975).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là các nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trọng tâm là
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được sử dụng trong luận văn là kết hợp các nguyên tắc
nhận thức biện chứng với việc sử dụng các phương pháp cụ thể như: lơgíc và
lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu, quy nạp và diễn dịch…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Về lý luận:
Dưới góc độ triết học, luận văn góp phần trình bày một cách có hệ
thống lý luận mácxít về mâu thuẫn, đồng thời góp phần làm rõ sự vận
dụng lý luận mácxít về mâu thuẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá
trình giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975.
* Về thực tiễn:
Việc nghiên cứu quá trình phân tích và giải quyết mâu thuẫn của Đảng
Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có ý nghĩa quan trọng đối với
việc nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn xã hội trong thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc học tập, nghiên
cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn.
7
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm có 2 chương, 5 tiết.
8
Chương 1
LÝ LUẬN MÂU THUẪN TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1. KHÁI NIỆM MÂU THUẪN
1.1.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mặt đối lập
Tư tưởng mâu thuẫn đã xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời cổ đại đã có
những phỏng đốn thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem
sự tác động qua lại đó là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học
cổ đại cả Phương Đông và phương Tây đã xem vận động là do sự hình thành
những mặt đối lập và những mặt đối lập ấy cũng luôn vận động.
Học thuyết Âm - Dương cho rằng, mọi vật tồn tại và phát triển được là
do hai khí Âm - Dương vận động mà tạo thành, nó tồn tại vĩnh hằng trong vũ
trụ và trong vạn vật để cho vạn vật phát triển kế tiếp nhau. Trong học thuyết
Âm - Dương, phạm trù Dương nguyên nghĩa là ánh sáng và những gì thuộc về
ánh sáng. Phạm trù Âm là bóng tối và những gì thuộc về bóng tối. Trong sự
phát triển về sau, Âm và Dương được coi là hai thế lực căn bản của vũ trụ.
Âm - Dương tồn tại ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới, từ cái lớn
nhất đến cái nhỏ nhất, từ cái vơ hình đến cái hữu hình, từ cái đơn giản đến cái
phức tạp, từ giới tự nhiên đến đời sống xã hội, từ thể chất đến tinh thần con
người. Chính sự liên hệ, tác động qua lại giữa Âm và Dương đã tạo ra sự vận
động biến hóa khơng ngừng của vũ trụ, vạn vật. Đó là cội nguồn, là đạo sản
sinh ra trời đất bốn mùa cùng các yếu tố cơ bản đầu tiên của thế giới.
Vấn đề này còn được thể hiện sâu sắc trong tư tưởng của Lão Tử - nhà
biện chứng lỗi lạc của triết học Phương Đông. Lão Tử cho rằng, toàn bộ vũ
trụ vạn vật do sự chi phối của “Đạo” ln ln trong q trình vận động, biến
hóa khơng ngừng. Tư tưởng về phép biện chứng của Lão Tử đã chỉ rõ con
đường vận động, biến đổi của vạn vật trong thế giới khách quan thông qua hai
quy luật của “Đạo”, là luật “quân bình” và luật “phản phục”. Lão Tử quan
9
niệm: toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất là luật quân bình
và luật phản phục. Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng của Dịch học. Đó là
thế cân bằng, trung dung: trạng thái mà trời đất giao hịa một cách tự nhiên,
khơng có cái gì thái q và cũng khơng có cái gì bất cập. Cùng với luật quân
bình, vũ trụ vạn vật còn tuân theo luật phản phục. Theo luật phản phục, cái gì
phát triển đến tột đỉnh ắt sẽ trở thành cái đối lập với nó. Sự vật khi phát triển
đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở
thành tính chất tương phản.
Theo quan niệm của Phật giáo, vạn pháp đều trải qua một quá trình thành
- trụ - hoại - không (sinh ra và lớn lên, trụ lại, hư hoại, mất đi - tức là không
tồn tại nữa), ở những sự vật vơ tình thì nó biểu hiện ra là sinh - trụ - dị - diệt ,
còn ở sự vật hữu tình (trong đó có con người) thì đó là chuỗi sinh - lão - bệnh
- tử. Như vậy, bản thân sự vật là một mâu thuẫn, ngay khi hình thành cũng
chính là q trình từng bước đi đến chỗ diệt vong. Chẳng hạn như con người,
ngay từ khi sinh ra trên đời đã bao hàm sự già đi (lão), đau ốm (bệnh) và chết
(tử). Sống và chết, còn và mất là một, hai yếu tố đối lập nhau nhưng thống
nhất với nhau trong mỗi sự vật, mỗi con người.
Phật giáo cho rằng, nhận thức của con người cũng là một mâu thuẫn và
chính nó đã dẫn con người đến khổ. Phật giáo cho rằng con người và vạn vật
vốn là vơ ngã (khơng có gì là vốn của ta), vơ thường (khơng gì là tồn tại vĩnh
viễn, không ngừng vận động, biến đổi), nhưng do vô minh (không hiểu biết)
con người đã nhầm lẫn mà cho rằng nó là của ta, của riêng ta và tất cả đều
tồn tại vĩnh viễn. Vì vậy con người cố nắm lấy, giữ lấy cho riêng mình.
Nhưng thực tế thì ngược lại, con người không thể nắm giữ được cái mà mình
vốn khơng đủ khả năng làm chủ (thay đổi quy luật khách quan theo ý muốn
của con người). Chính điều đó đã đẩy con người rơi vào mâu thuẫn, rồi thất
vọng và nảy sinh buồn khổ. Như vậy, Phật giáo nhìn nhận thế giới trong sự
10
vận động và chỉ ra nguồn gốc của sự vận động là do những mâu thuẫn nội tại
của thế giới.
Tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn đã đạt được sự phát triển đáng kể
trong quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại, trong đó đại biểu
tiêu biểu nhất là Hêraclít. Như Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Cái thế giới quan
ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của
các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hê-ra-clít trình bày
một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi
vật đang trơi đi, mọi vật đều khơng ngừng thay đổi, mọi vật đều không
ngừng phát sinh và tiêu vong” [52; 35]. Theo Hêraclít, tất cả các sự vật, hiện
tượng đều chứa đựng trong nó những mặt đối lập, chúng tác động qua lại
như là những khuynh hướng trái ngược nhau, song chúng vẫn luôn ràng
buộc và thống nhất với nhau - làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau. Thống
nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hòa giữa các mặt đối lập.
Nếu khơng có mặt này thì sẽ khơng có mặt khác. Một chỉnh thể thống nhất
bao giờ cũng tồn tại với các mặt đối lập của nó, như là khơng thể quý sức
khỏe khi mà không biết mặt đối lập của nó là bệnh tật, cái ác bao giờ cũng
tồn tại với mặt đối lập của nó là cái thiện và chính cái ác sẽ làm cho cái thiện
trở nên cao cả hơn…
So với các nền triết học trước thì triết học cổ điển Đức đã đạt tới trình độ
khái quát và tư duy trừu tượng cao hơn, trong đó tư tưởng về mâu thuẫn đã có
những bước tiến đáng kể. Đại biểu tiêu biểu của triết học cổ điển Đức đó là
Cantơ và Hêghen.
Cantơ đã nêu ra bốn mâu thuẫn dưới hình thức các antinomia, mỗi
antinomia (mâu thuẫn) cơ bản của lý tính được tạo nên từ hai luận đề đối lập
nhau đó là chính đề và phản đề. Đây là những mâu thuẫn mà không thể khắc
phục được, bởi nó nằm ngay trong bản thân lý tính của con người. Vũ trụ có
11
khởi đầu hay khơng có khởi đầu trong thời gian, có hạn hay vơ hạn trong
khơng gian là một trong những antinomia mà Cantơ nêu ra nhưng ông không
thể giải quyết được, vì theo ơng, khơng bao giờ có thể xác định được phán
đoán nào chân thực hay giả dối. Xét về tồn bộ thì vũ trụ là vơ hạn, nhưng xét
về từng sự vật hiện tượng cụ thể thì nó có giới hạn, thuộc tính có hạn hay vơ
hạn đều được xét ở cùng một khía cạnh, như một chỉnh thể tồn vẹn. Nếu tìm
ra cách chứng minh nó là có hạn thì sẽ dẫn đến sự phi lý và rơi vào kết luận
ngược lại, còn nếu giả định nó là vơ hạn thì cũng sẽ rơi vào sự phi lý không
hơn không kém.
Theo Cantơ, các antinomia này xuất hiện trên cơ sở vượt q trình độ tư
duy có tính chất kinh nghiệm. Ở giai đoạn nhận thức này, Cantơ đã xem các
mặt đối lập thực chất là những đối lập về chất, qua các antinomia. Song rất
tiếc rằng, chính Cantơ đã bất lực trong việc giải quyết vấn đề về các antinomi,
nên ông đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan. Ông xem
sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên sự bất lực của con người trong
việc nhận thức thế giới.
Sau Cantơ, có thể nói phép biện chứng trước Mác đạt đến đỉnh cao trong
triết học Hêghen. Trong “Khoa học lôgic”, Hêghen đã chỉ ra mâu thuẫn nội tại
là động lực của mọi sự phát triển. Ông phê phán quan niệm siêu hình về các
mặt đối lập cực đoan và nhấn mạnh rằng, các mặt đối lập khơng phải có tính
tuyệt đối mà có tính tương đối, tất cả chúng chỉ tồn tại trong mối liên hệ
chuyển hóa từ cái này đến cái kia trong sự phát triển.
Trong “Học thuyết về bản chất” của “Khoa học logic”, Hêghen đưa ra
lược đồ triển khai mâu thuẫn: đồng nhất - khác nhau - đối lập - căn cứ và coi
đây là quy luật bên trong của bản chất. Tư tưởng cơ bản của Hêghen xem mâu
thuẫn là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng và khái niệm. Như vậy, Hêghen
coi đồng nhất và khác biệt không tách biệt nhau mà đối lập nhau, nhưng gắn
12
bó với nhau trong cùng một bản chất, khác với quan điểm siêu hình coi đồng
nhất là loại trừ sự khác biệt và mâu thuẫn. Phê phán mạnh mẽ quan điểm đó
của các nhà siêu hình, Hêghen cho rằng đó chỉ là sự đồng nhất trừu tượng và
trống rỗng, không bao hàm một nhân tố chân lý nào. Ông nhấn mạnh, bất kỳ
sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn.
Chính sự nhận thức về mối quan hệ giữa đồng nhất và khác biệt đã cho
thấy mâu thuẫn ở ngay trong cơ sở của sự đồng nhất và khác biệt ấy. Theo
Hêghen, sự đồng nhất nào cũng phải bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn,
đồng nhất và khác biệt vừa thống nhất nhưng vừa đối lập nhau, trong một bản
chất chúng lại gắn bó với nhau. Sự vật nào thì chứa đựng mâu thuẫn của sự
vật đó, là những mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn tồn tại tức là sự vật tồn tại.
Hêghen đã sớm nhận ra vai trị của mâu thuẫn trong q trình vận động và
phát triển. Ông khẳng định: “mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động
và của tất cả mọi sức sống; chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản
thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động”,
“tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó” [39; 147-148].
Mâu thuẫn là nguyên lý của mọi sự vận động.
Ơng chỉ ra rằng, khơng nên chỉ hiểu vận động là một vật lúc thì ở chỗ
này và lúc lại ở chỗ khác, mà phải hiểu là trong cùng một lúc nó vừa ở chỗ
này, lại vừa không ở chỗ này. Vận động là bản thân mâu thuẫn, là mâu
thuẫn đang tồn tại. Một sự vật chỉ sống chừng nào nó bao hàm trong mình
mâu thuẫn.
Chính việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn làm cho cái mới ra đời phủ
định sự tồn tại của cái cũ, lỗi thời, lạc hậu song vẫn giữ lại những yếu tố tích
cực, tiến bộ của cái cũ. Đây là một trong những động lực thúc đẩy sự vận
động và phát triển. Vì thế, khơng nên xem mâu thuẫn là sự kìm hãm đối với
các sự vật mà phải xem nó là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
13
Như vậy, triết học Hêghen đã trở thành điểm nhấn trong lịch sử triết học
nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng. Song, do những hạn chế về các
điều kiện của lịch sử, về lập trường giai cấp nên quan niệm về mâu thuẫn của
ông cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Hêghen đã có những kết
luận mâu thuẫn, không nhất quán và trái với các ngun tắc xuất phát của
mình. Ơng đưa ra chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng con đường điều hòa,
thỏa hiệp chứ không phải bằng đấu tranh của các mặt đối lập. Với ông, sự giải
quyết mâu thuẫn phải phụ thuộc vào lý tính chủ quan của nhà triết học. C.Mác
đã chỉ ra rằng: “Sai lầm chủ yếu của Hêghen là ở chỗ ông hiểu mâu thuẫn của
hiện tượng là sự thống nhất trong ý niệm, trong bản chất, kỳ thực bản chất của
mâu thuẫn ấy cố nhiên là một cái gì đó sâu sắc hơn, cụ thể là mâu thuẫn của
bản chất” [44; 447 - 448].
Mặt khác, Hêghen đã đặt ra một giới hạn cho sự phát triển của nhân loại,
kể cả cho sự phát triển của triết học, sau khi tuyên bố rằng học thuyết của
mình là sự kết thúc tuyệt đối hoàn thiện của tư tưởng triết học. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã vạch ra sai lầm trong tư tưởng của Hêghen: “Hệ thống Hêghen, với tính cách là một hệ thống như vậy, là một cái thai đẻ non khổng lồ,
nhưng đó cũng là cái thai đẻ non cuối cùng trong loại của nó. Cụ thể là hệ
thống ấy chứa đựng một mâu thuẫn bên trong không thể cứu chữa được: một
mặt, tiền đề cơ bản của nó là một quan điểm cho rằng lịch sử nhân loại là một
q trình phát triển, q trình ấy do chính bản chất của nó, khơng thể lấy việc
phát hiện ra cái gọi là chân lý tuyệt đối mà coi đó là thành tựu trí tuệ được;
nhưng mặt khác, hệ thống ấy lại có kỳ vọng rằng chính nó là cái tận cùng của
chân lý tuyệt đối ấy. Một hệ thống nhận thức về tự nhiên và lịch sử bao quát
tất cả và vĩnh viễn khơng cịn thay đổi nữa, một hệ thống như thế là mâu
thuẫn với những quy luật cơ bản của tư duy biện chứng” [52; 41].
14
Do những hạn chế về khoa học, về thời đại, về thế giới quan, bị chi phối
bởi quyền lợi giai cấp nên các quan điểm triết học trước Mác về mâu thuẫn
vẫn bị hạn chế ở mặt này hay mặt khác. Chỉ đến Mác - Ăngghen, các ông đã
tiếp thu một cách có phê phán những thành tựu giá trị nhất của toàn bộ lịch sử
triết học và dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội cùng với sự khái quát thực tiễn thời đại mình, hai ơng đã phát triển
học thuyết về mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới.
Triết học duy vật biện chứng không dừng lại ở chỗ miêu tả các mặt đối
lập và mâu thuẫn, mà nó còn chỉ ra các mặt đối lập biện chứng tạo nên những
mâu thuẫn biện chứng. Chính sự vận động của mâu thuẫn biện chứng là
nguồn gốc, động lực của mọi vận động, biến đổi và phát triển. C.Mác phân
chia làm hai loại đối lập: thứ nhất là loại đối lập của sự tồn tại. Loại đối lập
này bao gồm những mặt (bộ phận, yếu tố, thuộc tính...) có cùng một bản chất:
“tức là giữa cực bắc và cực nam, giữa đàn bà và đàn ông, sự khác biệt là khác
biệt của tồn tại” [44; 444].
Theo ông, “cực Bắc và cực Nam cũng đều là những cực; bản chất của
chúng là đồng nhất; cũng vậy, nam giới và nữ giới tạo thành cùng một loài,
cùng một bản chất, - bản chất con người. Bắc và Nam là những quy định
đối lập của cùng một bản chất, là những khác biệt của cùng một bản chất ở
mức độ phát triển cao nhất của nó. Chúng là bản chất được phân hóa ra.
Trước vốn là cái gì thì nay chúng là cái ấy, chỉ với tính cách là tính quy
định được phân biệt, và chính với tính cách là tính quy định được phân biệt
ấy của bản chất” [44; 443 - 444]. Từ đấy, ông khẳng định: tương tác của
các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực cho mọi sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng.
V.I.Lênin cũng khẳng định: “Theo nghĩa đen, phép biện chứng là sự
nghiên cứu mâu thuẫn trong ngay bản chất của các đối tượng: không phải
15
chỉ riêng hiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi
những giới hạn chỉ có tính chất ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như
thế” [39; 268].
Loại đối lập thứ hai là đối lập của bản chất. Đó là hai mặt đối lập có
bản chất khác nhau “[giữa cực và không phải cực, giữa lồi người và khơng
phải lồi người], sự khác biệt là khác biệt giữa những bản chất, khác biệt của
hai bản chất” [44; 444]. Do những mặt đối lập ở hai bản chất khác nhau nên
chúng không thể trở thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát
triển được.
Như vậy, qua việc phê phán quan điểm duy tâm khách quan của Hêghen
khi bàn về các mặt đối lập của mâu thuẫn biện chứng, C.Mác đã khẳng định
sự tồn tại của hai loại đối lập, trên cơ sở đó phân loại thành hai mâu thuẫn cơ
bản tồn tại trong hiện thực đó là mâu thuẫn của tồn tại và mâu thuẫn của bản
chất. Theo C.Mác, mặt đối lập biện chứng phải là những mặt (bộ phận, yếu tố,
thuộc tính, khuynh hướng...) khác biệt trong cùng một bản chất xác định của
sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới khách quan. Những mặt này, vừa có
đặc điểm chung giống nhau, lại vừa có đặc điểm riêng biệt và vì thế, giữa
chúng vừa có mối liên hệ ràng buộc, quy định lẫn nhau vừa có sự bài trừ, phủ
định nhau. Hai mặt đối lập biện chứng trong cùng một bản chất xác định của
sự vật, hiện tượng và quá trình liên hệ với nhau tạo thành mâu thuẫn biện
chứng và các mặt đối lập biện chứng trong những điều kiện nhất định có thể
chuyển hóa lẫn nhau.
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý
đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của
những mối quan hệ đó, chứ không phải là lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở
chỗ kia. Khi phân tích cơ cấu của mâu thuẫn, V.I.Lênin yêu cầu không nên
hiểu mặt đối lập một cách thô sơ, giản đơn theo kiểu như sống và chết, thuận
16
lợi và khó khăn, mà phải hiểu một cách biện chứng. Những “mặt đối lập” phải
được hiểu là những mặt có thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược
nhau, tồn tại thống nhất ngay trong một sự vật, hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn
thường được tạo thành bởi hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối
lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn, mà chỉ những mặt vừa đối lập nhau, lại vừa
có mối liên hệ ràng buộc, nương tựa vào nhau và tác động qua lại với nhau
mới tạo thành mâu thuẫn. V.I.Lênin viết: “Sự phân đôi của cái thống nhất và
sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó… đó là thực chất (một trong
những “bản chất”, một trong những đặc trưng hay đặc điểm cơ bản, nếu
không phải là đặc trưng hay đặc điểm cơ bản nhất) của phép biện chứng” và
“Sự đúng đắn của mặt này của nội dung phép biện chứng cần được kiểm tra
bởi lịch sử của khoa học” [39; 378].
1.1.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống
nhất và đấu tranh với nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương
tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập. Sự tồn tại của
mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Nếu thiếu một trong hai
mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định khơng có sự tồn tại của sự
vật. Bởi vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu
được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất giữa các
mặt đối lập trong cùng một sự vật, hiện tượng khơng tách rời q trình đấu
tranh, chuyển hố giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một
sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên
nhau mà bài trừ, phủ định, điều chỉnh và chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động
lực phát triển của bản thân sự vật. Theo Ph.Ăngghen thì: “một sự vật vẫn là
bản thân nó nhưng đồng thời ln ln thay đổi, sự vật đó chứa đựng trong
17
nó sự đối lập giữa “tình trạng cịn y ngun như vậy” và “sự thay đổi”, đó là
mâu thuẫn” [52; 844].
Những tư tưởng sâu sắc về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”
của Ph.Ăngghen. Ông cho rằng: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính
tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập
chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hố lẫn
nhau” [52; 701].
Vì hai mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự
“đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các
mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó. Sự đồng nhất
này được thể hiện (trong những điều kiện nhất định): Các mặt đối lập xâm
nhập vào nhau, phù hợp với nhau (dù chỉ là từng phần), tác động và chuyển
hóa lẫn nhau.
V.I.Lênin cho rằng: “Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những
mặt đối lập làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất - trong
những điều kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau - tại
sao lý trí con người khơng nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ mà
là sinh động, có điều kiện năng động, chuyển hóa lẫn nhau” [39; 116-117].
Khơng có sự thống nhất của các mặt đối lập biện chứng thì chúng ta
khơng thể biết sự vật là gì và nó có tồn tại thật sự khơng. Thống nhất của các
mặt đối lập biện chứng thực hiện chức năng duy trì sự cân bằng tạm thời và
tính ổn định của sự vật. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng
nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời,
thống qua, tương đối” [39; 379 - 380].
18
V.I.Lênin cho rằng, thừa nhận sự thống nhất của các mặt đối lập đó
cũng là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn nhau, bài trừ lẫn nhau,
đối lập nhau trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tự nhiên. Muốn
nhận thức đúng sự vận động của các quá trình trong thế giới thì phải nhận
thức chúng với tính cách là sự thống nhất của các mặt đối lập. Ơng khẳng
định: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống
nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát
triển thêm” [39; 240].
Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua
lại với nhau, “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập biện chứng
là q trình trong đó các mặt đối lập liên hệ, tác động, bài trừ, phủ định lẫn
nhau làm cho sự vật luôn vận động, biến đổi và phát triển. Trong các sự vật
khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau của mâu thuẫn, sự đấu tranh của các
mặt đối lập cũng khơng như nhau. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa
các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như của mối
quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào sự tồn tại của các mặt đối lập và
điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Đấu tranh của các mặt đối lập thực hiện chức năng duy trì sự vận động,
biến đổi và phát triển của sự vật. Chính nhờ sự đấu tranh này mà các sự vật
vận động chuyển hóa lẫn nhau làm cho thế giới trở nên vô hạn, vĩnh viễn và
bất diệt. Trong mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập ln
bao hàm trong mình sự khác biệt, đối lập và xung đột. Chính trong sự thống
nhất ấy mà các mặt đối lập tương tác một cách biện chứng với nhau, và đó
cũng là sự đấu tranh của các mặt đối lập làm nên nguồn gốc, động lực phát
triển của sự vật, hiện tượng. V.I.Lênin khẳng định rằng, sự phát triển là một
cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, đấu tranh là tuyệt đối. Chính trên ý nghĩa
19
này mà ông nhấn mạnh: “Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là
tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối” [39; 380].
Cần nhấn mạnh rằng: “đấu tranh của các mặt đối lập biện chứng là một
q trình, trong đó mâu thuẫn được triển khai qua nhiều trình độ từ thấp đến
cao. Lúc đầu mâu thuẫn thường được biểu hiện như là sự “khác nhau” và “sự
khác nhau căn bản”. Do sự tác động của các mặt đối lập mà mâu thuẫn phát
triển đến đối lập, rồi từ “đối lập” tiến đến “xung đột” và tiếp theo là “xung đột
gay gắt”. Ở trình độ này, các mặt đối lập vẫn tăng cường đấu tranh và trong
những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải
quyết làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời” [63;192].
Như vậy, một mâu thuẫn biện chứng phải được hiểu là bao gồm cả sự
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, khơng có thống nhất thì khơng
có đấu tranh và thống nhất là tiền đề của đấu tranh. Mặt khác, cần hiểu rằng
đấu tranh là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, chứ
khơng phải dùng một lực lượng nào đó bên ngồi để triệt tiêu đi một mặt đối
lập tạo thành mâu thuẫn.
V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn
mới. Ơng đã đã có cơng lớn trong việc phát triển học thuyết mâu thuẫn biện
chứng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin, nhiệm vụ
quan trọng là phải biết phát hiện ra những mặt đối lập đang tồn tại trong một
thể thống nhất của sự vật. Không nên xem nhẹ mặt này hay đề cao mặt kia
trong quan hệ giữa các mặt đối lập. “Bút ký triết học” là một trong những tác
phẩm kinh điển tiêu biểu nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính trong tác
phẩm này, V.I.Lênin đã góp phần phát triển phép biện chứng duy vật lên một
trình độ sâu sắc hơn, khoa học hơn. Ông cho rằng: mâu thuẫn chứa đựng
trong nó là những mặt đối lập. Do khuynh hướng phát triển trái ngược nhau
nên các mặt đối lập thường xuyên tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ
20
định lẫn nhau, khi mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm của sự chín muồi thì tất yếu
mâu thuẫn sẽ được giải quyết và chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau. Lúc này sự
vật, hiện tượng cũ sẽ bị phá vỡ thay vào đó là sự vật, hiện tượng mới. Cứ như
thế, mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác hình thành, tạo nên một khuynh
hướng phát triển cho sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, trong cùng một sự vật,
hiện tượng, các mặt đối lập còn liên hệ, ràng buộc và quy định lẫn nhau, mặt
này là tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia và ngược lại. Chính những mặt đối
lập có mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau mới tạo thành mâu
thuẫn. Như vậy, ở đây đấu tranh là đấu tranh của hai mặt đối lập trong thể
thống nhất, còn thống nhất cũng chính là sự thống nhất của hai mặt đối lập
đang đấu tranh với nhau.
Đến đây, V.I.Lênin đã so sánh sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập với hai trạng thái đứng im và vận động của sự vật. Ông coi sự đấu
tranh giữa các mặt đối lập bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự
vận động và phát triển là tuyệt đối. Còn sự thống nhất giữa các mặt đối lập
hay sự đứng im của sự vật là có điều kiện, tạm thời và chỉ là tương đối. Thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đã quy định tính ổn định và thay đổi của
sự vật. Như vậy, “đấu tranh” luôn là một quá trình phức tạp, trong đấu tranh
tất yếu sẽ có sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập, lúc này mâu thuẫn sẽ được
giải quyết, mâu thuẫn mới hình thành sẽ thay thế cho mâu thuẫn cũ. Cứ như
vậy, sự vật cũ sẽ bị thay thế bởi sự vật mới, sự vật mới bị phủ định bằng một
sự vật mới hơn. Q trình đó diễn ra theo một quy trình từ thấp đến cao, trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau, song chúng đều có khuynh hướng tiến lên.
Vận dụng quan điểm đó trong việc phân tích xã hội tư bản, V.I.Lênin
cho rằng, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ban đầu thể hiện
chỉ như là sự khác nhau, trong thời kỳ đầu công nhân chỉ đấu tranh một cách
riêng rẽ và tự phát chỉ vì lợi ích kinh tế trực tiếp. Cùng với sự phát triển của
21
nền sản xuất cơng nghiệp và sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản ngày càng
tăng lên làm cho công nhân thấy cần thiết phải tiến hành cuộc đấu tranh kinh
tế có tính chất tập thể. Đảng Cộng sản ra đời đã đưa chủ nghĩa Mác vào
phong trào công nhân, từ đây công nhân đã tự giác nhận ra vị trí, vai trị, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp mình... Ở đây mâu thuẫn phát triển lên trình độ “đối
lập” và cuộc đấu tranh kinh tế của công nhân đã chuyển thành cuộc đấu tranh
tư tưởng và chính trị một cách tự giác. Chính cuộc đấu tranh này thúc đẩy
mâu thuẫn phát triển lên trình độ “xung đột” và cao hơn là “xung đột gay gắt”
làm cho giai cấp tư sản lâm vào khủng hoảng chính quyền, đồng thời làm cho
quần chúng tham gia vào cuộc cách mạng với một quyết tâm sắt đá. Khi tình
thế cách mạng chín muồi, giai cấp cơng nhân cùng với nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lật đổ chế độ xã hội cũ, tiến hành cải tạo
và xây dựng chế độ xã hội mới. Ở đây, mâu thuẫn được giải quyết làm cho sự
vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Chính vì vậy mà V.I.Lênin đã nhấn mạnh:
“Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập” [39; 379].
V.I.Lênin cũng đã nói về sự chuyển hóa của các mặt đối lập trong “Bút
ký triết học”: “phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập
làm thế nào mà có thể và thường là (trở thành) đồng nhất, - trong những điều
kiện nào chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau, tại sao lý trí con
người khơng nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động,
có điều kiện, năng động, chuyển hóa lẫn nhau” [39; 116].
Như vậy, triết học Mác - Lênin khẳng định rằng, tất cả các sự vật, hiện
tượng tồn tại trong hiện thực khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn,
sự hình thành và phát triển mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong
của sự vật, hiện tượng quy định. Sự tồn tại của sự vật gắn liền với nó là một
thể thống nhất gồm hai mặt đối lập, chúng vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau. Vì vậy quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt