Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phong cách nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của đạo diễn tsai ming liang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.5 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN
ẢNH CỦA ĐẠO DIỄN TSAI MING LIANG

NGƯỜI THỰC HIỆN: HỒ KHÁNH VÂN

TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8/2013


MỤC LỤC

DẪN NHẬP ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CẢM THỨC CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN
ẢNH CỦA TSAI MING LIANG ............................................................................... 6
1.1 Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề............ 6
1.2 Cảm thức con người cô đơn trong tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming
Liang nhìn từ phương diện nhân vật .................................................................. 18
1.3 Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện kịch bản ..................... 29
CHƯƠNG HAI ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TÁC
PHẨM ĐIỆN ẢNH CỦA TSAI MING LIANG ..................................................... 46
2.1 Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh đô thị hoang phế và sự phân cắt không gian
..................................................................................................................... 46
2.2 Nghệ thuật tạo hình và ngữ pháp điện ảnh của nỗi cơ đơn ...................... 52
2.3 Nghệ thuật dàn dựng âm thanh và sự đối lập động - tĩnh ............................ 62
2.4 Đặc trưng nghệ thuật diễn xuất ..................................................................... 65


KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 72
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 75


1
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Trong khoảng thời gian 17 năm (từ năm 1992 đến năm 2009), với 9 tác phẩm
phim tự sự mang đậm tính nghệ thuật, gây sự chú ý lớn trên thế giới, tham gia tranh cử
và đoạt giải ở nhiều liên hoan phim quốc tế, Tsai Ming Liang (Thái Minh Lượng) đã
thực sự là người đánh dấu sự hình thành làn sóng thứ hai (The second new wave) của
điện ảnh Đài Loan, nối tiếp bước chân của Hou Hsiao Hsien (Hầu Hiếu Hiền), Edward
Yang. Bằng tài năng sáng tạo đầy cá tính của mình, nhà đạo diễn này đã nhào nặn
ngôn ngữ điện ảnh theo một phương thức ngữ pháp riêng và tạo nên một phong cách
nghệ thuật riêng biệt, độc đáo. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Tsai Ming Liang
cũng là tìm hiểu một giá trị sáng tạo mới mẻ, tìm hiểu một trong những con đường
cách tân đặc sắc và ấn tượng giữa thế giới đa màu sắc, đa phong cách của nghệ thuật
thứ bảy.
Điểm nhấn tạo nên nét lạ trong các tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang lại
nằm ở sự lặp lại xuyên suốt quá trình sáng tạo. Sự lặp lại ấy vừa tạo nên phong cách
Tsai Ming Liang, vừa không hề gây ra sự nhàm chán, sáo mòn nặng nề khi được dẫn
dắt từ tác phẩm này sang tác phẩm khác mà trái lại, còn khiến người xem bị cuốn hút,
bị đánh thức tư duy và cảm xúc một cách mạnh mẽ trên đường dẫn của các yếu tố
trùng lặp ấy. Có thể nói, các tác phẩm phim tự sự của Tsai Ming Liang đều chỉ xoay
quanh một chủ đề duy nhất: sự cô đơn của con người trong thế giới hiện đại. Thế
nhưng, trên cùng một đề tài ấy, với cùng những gương mặt diễn viên xuất hiện lặp lại
liên tục đến quen thuộc, với cùng một khơng khí bối cảnh, cách dàn dựng, quay
phim…, Tsai Ming Liang lại vẫn có thể lôi cuốn người xem bằng những thước phim
nối tiếp nhau suốt gần hai thập kỷ qua. Tìm hiểu và khám phá các đặc điểm, các yếu tố

nghệ thuật tạo nên phong cách và sức mạnh nội tại này trong tác phẩm của Tsai Ming
Liang chính là mục tiêu mà người viết hướng tới để tham gia vào việc kiến giải thế
giới nghệ thuật của nhà đạo diễn này từ góc nhìn mang tính lý luận.
Bên cạnh đó, trong thực tiễn tiếp nhận, những tác phẩm điện ảnh mang tính
nghệ thuật cao của các nhà đạo diễn châu Á vẫn chưa thực sự được biết đến một cách
rộng rãi, phổ biến. Bước đầu tìm hiểu về Tsai Ming Liang, người viết cơng trình này


2
mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu một phong cách điện ảnh mới mẻ,
mang đậm nét đặc trưng của phương Đông.
Đồng thời, những tác phẩm của Tsai Ming Liang mang lại bức tranh sắc nét về
con người và đời sống xã hội châu Á hiện đại qua đôi mắt thẩm thấu hiện thực đầy độc
đáo của nhà đạo diễn này. Tâm thế của con người hiện thời mang đầy nỗi cô đơn, sự
trống trếnh trong thế giới của Tsai Ming Liang phản ánh tâm điểm chiều sâu của xã
hội, tái hiện cuộc sống đương thời ở những tầng vỉa sâu thẳm nhất, nóng bỏng nhất,
chạm đến thế giới tâm hồn riêng tư của cá nhân con người. Hành trình thẩm thấu tác
phẩm của Tsai Ming Liang cũng là một hành trình đào sâu sự tri nhận về bản thể con
người đương đại. Từ đó, người viết mong muốn tìm hiểu một cái nhìn mang đậm giá
trị hiện thực và giá trị nhân văn về đời sống xã hội hiện thời.
Màu sắc châu Á thấm đẫm phong vị phương Đông trong tác phẩm của Tsai
Ming Liang luôn chứa đựng sự tương cận với nền điện ảnh của Việt Nam nói riêng và
các nước châu Á nói chung. Chính vì vậy, nghiên cứu sáng tác của Tsai Ming Liang
cũng là một bước tạo tiền đề cơ sở cho việc so sánh sự tương đồng và khác biệt trong
sáng tạo nghệ thuật giữa các nền điện ảnh trong khu vực châu Á cũng như mở rộng so
sánh với đặc trưng nghệ thuật của điện ảnh phương Tây.
Thế nhưng, có một nghịch lý là mặc dù các tác phẩm của Tsai Ming Liang gây
tiếng vang lớn trên không gian quốc tế, nhưng ở châu Á, phim của ông lại khá im lìm,
thậm chí, cịn rất xa lạ với khán giả. Vì vậy, đề tài này mong muốn góp một phần cơng
sức nhỏ bé vào việc giới thiệu và tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một đạo diễn da

vàng tài hoa- một niềm tự hào của châu Á với khán giả Việt Nam.
Những lý do và mục tiêu trên đã thôi thúc người viết đến với đề tài Phong cách
nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Tsai Ming Liang với mong muốn tìm
hiểu phong cách của một đạo diễn đương đại đầy tài năng, sáng tạo và góp phần công
sức nhỏ vào sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu, lý luận và phê bình điện ảnh.
2.

Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của đề tài Phong cách nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh

của đạo diễn Tsai Ming Liang được xác định như sau:


3
- Đi sâu vào vấn đề cảm thức con người cô đơn, cảm thức bao trùm và xuyên
suốt trong tác phẩm của Tsai Ming Liang, phân tích và lý giải các yếu tố thể hiện và
tạo nên cảm thức ấy: từ cấu trúc tác phẩm, nhân vật và cách thức xây dựng thế giới
nhân vật đến bối cảnh, nghệ thuật quay phim, nghệ thuật dàn dựng âm thanh… Xác
định giá trị và ý nghĩa của cảm thức con người cô đơn trong thế giới nghệ thuật của
Tsai Ming Liang, khảo sát sự biến đổi và phát triển của chủ đề này trong quá trình
sáng tạo của Tsai Ming Liang.
- Tìm hiểu phong cách sáng tạo của Tsai Ming Liang trên phương diện thủ
pháp nghệ thuật: nghệ thuật tạo dựng bối cảnh, nghệ thuật tạo hình (góc máy và sự
chuyển động của máy quay), đặc trưng nghệ thuật của âm thanh, ánh sáng, diễn xuất…
Qua đó, thể hiện cái nhìn của nhà đạo diễn này về con người và đời sống xã hội hiện
đại.
- Trong phạm vi của cơng trình, người viết chỉ có thể chọn phân tích một số
tác phẩm trong những tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang đã được công chiếu và
phát hành từ năm 1992 đến nay. Từ cái nhìn khái qt, chúng tơi chọn 06 tác phẩm
vừa có những đặc điểm nghệ thuật chung, vừa thể hiện được những bước chuyển biến

đầy sáng tạo trong phong cách của Tsai Ming Liang xuyên suốt hành trình gắn bó với
điện ảnh, bao gồm:
1.

Tác phẩm Ái tình mn năm (Viva L’amour ) (1994)

2.

Tác phẩm Dịng sơng (The River) (1997)

3.

Tác phẩm Cái lỗ (The Hole) (1998)

4.

Tác phẩm Bên ấy mấy giờ? (What time is it there?) (2001)

5.

Tác phẩm Đám mây bướng bỉnh (The Wayward Cloud)(2005)

6.

Tác phẩm Tôi không muốn ngủ một mình (I don’t want to sleep alone) (2006)

3.

Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trước hết, chúng tơi dùng phương pháp phân

tích để tiếp nhận các tác phẩm của Tsai Ming Liang trên các phương diện nội dung và
hình thức nghệ thuật. Sau đó, bằng sự sắp xếp, xâu chuỗi và khái quát hoá các luận
chứng, luận điểm thành những luận đề lớn, chúng tôi tổng hợp những suy nghĩ, phát
hiện của mình theo một hệ thống logic và khoa học.


4
-

Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng nghiên cứu vào mối quan hệ đa chiều, đa

dạng để làm bật lên những điểm tương đồng và khác biệt với các đối tượng khác.
Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện thao tác so sánh trên các khía cạnh chủ yếu sau:
+ Thực hiện thao tác so sánh các tác phẩm của Tsai Ming Liang với nhau để
xác định những điểm tương đồng tạo ra đặc điểm nghệ thuật cố định, mang tính bao
trùm và hình thành nên phong cách của tác giả này. Đồng thời, chỉ ra những điểm
khác biệt, những sáng tạo mang tính đột phá của Tsai Ming Liang trong chính những
tác phẩm của ơng.
+ So sánh tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang với tác phẩm của những đạo
diễn châu Á có tên tuổi: Ozu (Nhật Bản), Hong Sang Soo (Hàn Quốc), Hou Hsiao
Hsien (Đài Loan), Wong Kar Wai (Vương Gia Vệ) (Hồng Kông)…
-

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: bằng sự vận dụng những hiểu biết về các


ngành nghiên cứu nghệ thuật như nhiếp ảnh, văn học, âm nhạc, các trào lưu, khuynh
hướng nghiên cứu nghệ thuật trong tầm hiểu biết hạn hẹp của mình kết hợp với kiến
thức về điện ảnh, chúng tôi đưa sự phối hợp liên ngành như là một công cụ để phát
hiện, phân tích và kiến giải những đặc trưng nghệ thuật trong tác phẩm của Tsai Ming
Liang.
4.

Kết cấu của cơng trình
Ngồi phần dẫn nhập, kết luận và phụ lục, đề tài của chúng tơi được chia

thành hai chương chính:
Chương 1: Cảm thức con người cô đơn trong tác phẩm điện ảnh của Tsai
Ming Liang
1.1

Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề

1.1.1 Con người cô đơn - chủ đề trung tâm và các vấn đề xã hội
1.1.2 Các phương diện hiện thực được tái hiện trong khí quyển của nỗi cơ đơn
1.2.

Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện nhân vật

1.2.1 Đặc trưng mang tính đối tượng của thế giới nhân vật
1.1.2 Hình tượng con người cơ đơn trong vai trị nhân vật trung tâm
1.1.3 Thế giới con người cô đơn và mối quan hệ giữa các nhân vật
1.3 Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện kịch bản
1.3.1 Xây dựng kịch bản về mâu thuẫn nội tại của nhân vật



5
1.3.2 Đặc trưng cấu trúc của kịch bản
Chương 2: Đặc trưng thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của
Tsai Ming Liang
2.1

Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh đô thị hoang phế và sự phân cắt

khơng gian
2.2

Nghệ thuật tạo hình và ngữ pháp điện ảnh của nỗi cơ đơn

2.2.1 Góc máy tĩnh, cố định và những cảnh quay dài
2.2.2 Quay cảnh toàn, mise – en – scene chiều sâu và bố cục lệch
2.3 Nghệ thuật dàn dựng âm thanh và sự đối lập động - tĩnh
2.4

Đặc trưng nghệ thuật diễn xuất


6
CHƯƠNG 1
CẢM THỨC CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CỦA
TSAI MING LIANG
Có thể nói rằng, trong suốt hai thập kỷ qua, Tsai Ming Liang như một người
nghệ sĩ mải mê trong cuộc đại phẫu con người cô đơn giữa thế giới hiện đại. Nhà đạo
diễn này hướng thấu kính vào tâm điểm của nỗi cơ đơn để soi ngắm dưới nhiều giác
độ, nhiều chiều kích và tái hiện trên màn ảnh bằng các phương thức nghệ thuật độc
đáo, sáng tạo, biến chuyển liên tục. Những đứa con tinh thần của Tsai Ming Liang

được ra đời như là những biến thể của nhau, những biến thể của cùng một mẫu gốc là
trạng thái cô đơn của con người. Nhưng đồng thời, mỗi tác phẩm mang một dấu ấn,
một giá trị riêng, đem lại một sự sửng sốt và nỗi ám ảnh riêng cho khán giả.
1.1 Cảm thức con người cơ đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề
1.1.1 Con người cô đơn - chủ đề trung tâm và các vấn đề xã hội
Khi nhìn về con người và cuộc sống hiện đại, Tsai Ming Liang khám phá bản
thể hiện hữu của con người trong sự đứt lìa các mối quan hệ với tha nhân, với thế giới
xung quanh. Trên các thước phim của nhà đạo diễn này, con người hiện đại, về bản
chất, là con người cô đơn đến tận cùng. Cô đơn là trạng thái tồn tại gần như trọng yếu
nhất, lớn lao nhất của con người mà Tsai Ming Liang xoáy sâu vào khám phá để từ đó,
phản ánh tồn bộ đời sống xã hội hiện đại bằng cái nhìn trầm lắng, sâu sắc, nhiều ám
ảnh.
Hẳn nhiên, nội dung nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của nhà đạo diễn này
đan xen nhiều mảng mặt, khía cạnh khác nhau sinh ra từ hiện thực đời sống xã hội:
những vấn đề về đời sống đô thị hiện đại, hiện trạng của mối quan hệ gia đình hạt
nhân, vấn đề giới tính với những biểu hiện rối loạn phức tạp, nhạy cảm và nóng bỏng,
vấn đề đại dịch toàn cầu, những nguy cơ tự nhiên và xã hội đe dọa đời sống con
người… Nhưng chung quy lại, những vấn đề ấy đều dồn tụ và nhằm bộc lộ vấn đề về
cuộc sống cô đơn của con người. Các yếu tố trên vừa đóng vai trị của những nguyên
nhân xã hội, nguyên nhân thuộc về nội tại bản thân con người để lý giải hiện trạng tồn
tại của nỗi cô đơn, vừa đồng thời tham gia tương tác, cộng hưởng với nỗi cô đơn để vẽ


7
lên bức tranh đời sống con người đương đại, tạo nên bối cảnh hiện thực làm nổi bật thế
giới tinh thần cá nhân.
Thế giới cô đơn trong tác phẩm của Tsai Ming Liang không chỉ là phạm vi hiện
thực cuộc sống được phản ánh ở mức độ đề tài mà đã mang chiều kích của một vấn đề
trung tâm, chuyển tải khuynh hướng tư tưởng của tác giả. Chính vì vậy, cảm thức cơ
đơn ở đây có tầm vóc của một chủ đề trọng điểm trong thế giới nghệ thuật của Tsai

Ming Liang.
Chủ đề cô đơn vừa lặp lại, vừa biến đổi tạo nên quy luật và phong cách sáng
tạo riêng biệt của Tsai Ming Liang. Người nghệ sĩ đeo đuổi nỗi cô đơn này đã tạo nên
những nhịp biến tấu tài tình, độc đáo của cơ đơn trên các thước phim của ơng. Ngay từ
khi cịn là một người thực tập học việc trong lĩnh vực sân khấu điện ảnh, Tsai Ming
Liang đã bắt đầu nổi danh với vở kịch một vai mang tên Cái tủ giữa căn phòng (A
wardrobe in the room) do chính ơng viết kịch bản và diễn xuất. Con người mang bi
kịch cô đơn bước từ vở kịch này đến những tác phẩm nghệ thuật về sau của ông.
Mỗi tác phẩm là một biến thể, một hình dạng, một góc độ khác của cùng một
hiện thực cô đơn. Tsai Ming Liang tạo ra biến thể ấy bằng những chuyển đổi sáng tạo
trên nhiều phương diện nghệ thuật đa dạng. Về phạm vi đời sống được tái hiện, ông
dịch chuyển từ câu chuyện khai thác các mối quan hệ xã hội (Ái tình mn năm, Tơi
khơng muốn ngủ một mình) đến khai thác mối quan hệ gia đình (Những kẻ nổi loạn
(Rebels of the Neon God), Bên ấy mấy giờ?, Dịng sơng), quan hệ trong cơng việc
(Đám mây bướng bỉnh) rồi quan hệ nam nữ và quan hệ đơn thuần của cá nhân hai con
người riêng lẻ (Cái lỗ, Dịng sơng), khơng bao hàm sự dính líu tới các phạm trù của xã
hội. Về vấn đề con người, Tsai Ming Liang đề cập đến những người vô gia cư, người
lao động nhập cư, người làm thuê, người bán dạo bất hợp lệ trên đường phố, người
sống xa xứ…, nghĩa là chạm đến số đông nhân quần mn hình vạn trạng giữa đời
sống. Riêng trên phương diện giới tính, chúng ta thấy nhân vật của ơng hiện diện ở đầy
đủ các sắc thái: tình dục dị tính, tình dục đồng tính, tình dục tự thân, tình dục như một
cơng nghệ kinh doanh, tình dục loạn ln… Về phương thức, các bộ phim xoay đổi từ
việc tái hiện chi tiết hiện thực đến sự đan xen giữa tưởng tượng và hiện thực bằng âm
nhạc, bằng các màn trình diễn tạp kỹ, sự xuất hiện của các yếu tố kì lạ, có tính phi hiện


8
thực hoặc đẩy hiện thực đến cực đoan (dưa hấu trôi trên sông trong Những đám mây
bướng bỉnh, những trận mưa và cơn hạn hán kéo dài trong Những đám mây bướng
bỉnh và Cái lỗ, căn bệnh dịch không thể lý giải được trong Cái lỗ cũng như chứng

bệnh kỳ lạ dai dẳng hành hạ thân xác con người trong Dịng sơng…) tạo ra bầu khơng
khí riêng biệt bao bọc lấy đời sống cũng nhiều dị biệt của các nhân vật. Tsai Ming
Liang đã tạo ra đa thai của cô đơn trong cuộc sinh nở nghệ thuật cật lực, miệt mài, tràn
trề tinh huyết của mình.
1.1.2 Các phương diện hiện thực được tái hiện trong khí quyển của nỗi cơ đơn
Để xây dựng kịch bản về chủ đề nỗi cô đơn của con người, Tsai Ming Liang đã
khai thác hiện thực nỗi cơ đơn trên nhiều khía cạnh khác nhau, tạo thành một thi pháp
tiếp cận hiện thực xuyên suốt tác phẩm của mình. Cảm thức cơ đơn đã trương nở và
bao phủ thành một bấu khí quyển vây bọc lấy toàn bộ đời sống của nhân vật, len lỏi
vào từng trạng thái sống của con người.
1.1.2.1 Trước hết, nhìn từ góc độ nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật,
Tsai Ming Liang luôn khai thác nỗi cô đơn của những con người không quen biết
nhau. Họ xuất hiện trong tác phẩm của ông bằng một thân phận khơng lý lịch, khơng
gốc gác, khơng có mối liên hệ nào với cộng đồng và thậm chí, khơng có cả nơi cư ngụ.
Mỗi con người là một cá nhân, một cá thể riêng lẻ, đơn độc đến tuyệt đối. Quan hệ
lỏng lẻo giữa các nhân vật được tạo ra từ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên. Sau những
cuộc gặp ấy, đạo diễn lại để cho các nhân vật tiếp tục đời sống riêng tư và riêng lẻ của
mình, dồn đẩy sự cô đơn theo mức độ tăng dần cho đến khi nhân vật bùng nổ và khát
khao tìm kiếm nhau. Đồng thời, những con người mang khát vọng này lại khơng thể
đến được với nhau vì những vật cản từ chính bản thân họ, từ hồn cảnh đời sống, từ
những vấn đề về giới tính, về thân phận… May Lin và Ah Jung nhìn thấy nhau trong
quán cà phê, Ah Jung và Hsiao Kang tình cờ cùng sống chui trong một căn hộ (Ái tình
mn năm). Hai nhân vật trong Cái lỗ là bất kì người đàn ơng, đàn bà nào cùng sống
trong một khu chung cư có mn vạn người cư ngụ. Năm nhân vật trong Tôi không
muốn ngủ một mình khơng có mối dây gắn bó nào với nhau. Họ gặp gỡ, cưu mang,
chăm sóc nhau vì cơng việc, vì lịng tốt, vì một cuộc mua bán, vì cùng đến chung một
địa điểm… Trong Những đám mây bướng bỉnh, các nhân vật chỉ tương tác với nhau vì


9

cơng việc và thậm chí cịn nảy sinh một nghịch lý rằng trong công việc, họ tương giao
thể xác đến tột cùng và cũng vì thế mà giữa đời thường, họ chán ghét, thậm chí khinh
thường nhau, gắt gỏng với nhau, tránh né mọi va chạm với nhau. Ngay cả ở những tác
phẩm có sự xuất hiện của những mối quan hệ ruột rà, máu mủ: vợ chồng, cha con, mẹ
con như trong Dịng sơng, Bên ấy mấy giờ?,Tsai Ming Liang cũng tái hiện các quan hệ
này ở tình trạng tan vỡ, rạn nứt, lạnh lẽo. Mỗi con người trong cùng một gia đình, một
mái nhà ấy là một thể cô đơn phân lập. Họ xuất hiện đơn lẻ trong cùng một không gian
và khán giả phải quan sát sau nhiều cảnh quay mới quan hiện ra mối quan hệ huyết
thống, quan hệ gia đình giữa những con người này. Thậm chí, trong Dịng sơng, người
cha và cậu con trai gặp nhau giữa đường như những kẻ xa lạ. Cô đơn trong cái nhìn
của Tsai Ming Liang khơng chỉ là con người tồn tại một mình mà là nỗi cơ đơn của
con người cần có nhau, khát vọng đến với nhau nhưng không với chạm đến được.
1.1.2.2 Cuộc sống sinh hoạt đời thường là mảng hiện thực cốt yếu mà Tsai đi
vào tìm tịi, khai thác sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ và vô cùng độc đáo ở cấp độ đặc tả thể hiện
qua chi tiết. Con người được đặt trong thực tế hàng ngày của họ. Khi xây dựng một
nhân vật, ơng tái hiện tồn vẹn và tận cùng mọi hoạt động đời tư của nhân vật ấy: cuộc
sống ở nơi làm việc, trong căn phòng riêng, các sinh hoạt cá nhân riêng tư ở mọi nơi
chốn công cộng, bao gồm cả những hoạt động mà con người chỉ thực hiện với chính
mình, khi khơng bị quan sát. Hằng hà những chi tiết xuất hiện khơng mang bất kì tính
thơng báo về sự kiện nào nhưng lại đầy ý nghĩa và đậm màu sắc bức tranh đời sống cá
nhân con người. Đó là hình ảnh người đàn bà trang điểm trong thang máy, trong khi
đang ngồi trên bồn cầu, vừa ăn một bát mì vừa trị chuyện qua điện thoại ở một cái
qn bên đường (Ái tình mn năm), người đàn bà lau chùi nhà cửa, đun nước nấu mì
tơm, ngâm mình tắm, dùng trứng để dưỡng da ban đêm (Cái lỗ), người đàn bà ngồi
trước gương thoa mĩ phẩm, cơ gái ngắm nghía món q tặng của người đàn ông và đi
vào giấc ngủ (Tôi không muốn ngủ một mình), là người đàn bà sau giờ tan ca, trở về
nhà với hộp thức ăn và ngồi một mình bên chiếc bàn trống trải (Dịng sơng) hay cơ gái
ngồi xem truyền hình với viên thuốc trên tay và bình nước ép dưa hấu bên cạnh (Đám
mây bướng bỉnh)… Đó là hình ảnh người đàn ơng cho mèo ăn và những vỏ hộp nằm
ngổn ngang đã gợi lên rất nhiều ngày tháng trước đấy người đàn ông cô đơn này tìm

đến và chăm sóc con mèo hoang, là cơn say ngủ vùi bên đống vỏ lạc và vỏ lon bia


10
ngổn ngang (Cái lỗ), hình ảnh người đàn ơng vừa đọc báo khiêu dâm vừa tự làm tình,
người đàn ơng giặt giũ và phơi quần áo (Ái tình mn năm), hình ảnh người đàn ơng
buổi sáng chui ra khỏi căn nhà trọ tồi tàn bằng khe hở của tấm vách tôn, đi qua con
đường nhỏ lênh láng nước phun ra từ chiếc vịi, người đàn ơng buổi tối ngồi ăn đĩa
cơm trong một quán bình dân nhộn nhịp kẻ ăn người uống… (Tơi khơng muốn ngủ
một mình), là người đàn ông đồng tính trung niên trong nhà tắm công cộng, thân thể
trần truồng với những hoạt động riêng tư đời thường (Dịng sơng) hay hình ảnh hài
hước rất đời thường và rất riêng tư của cậu trai trẻ đêm đêm đi giải vào túi ni lơng
hoặc vào chai lọ vì lười ra ngoài (Bên ấy mấy giờ?). Tất cả những hoạt động thuộc về
đời sống hàng ngày đều có mặt trên những thước phim của Tsai Ming Liang. Ơng
khơng kể một câu chuyện về nỗi cơ đơn với những tình tiết, sự kiện hay cao trào mà
bằng cái nhẩn nha, chậm rãi, tỉ mỉ của những hoạt động sống thường ngày vẫn gắn liền
với mỗi con người, mọi con người.
Đồng thời, sự tinh tế, sắc sảo và nhạy bén trong chọn lọc chi tiết đã chuyển tải
cái hồn và khả năng truyền xúc cảm lớn cho hình ảnh khi những khn hình gợi cho
người xem sự gần gũi, thân thuộc của cái đời thường mà ai cũng có. Sự truyền cảm
của hình ảnh đánh thức khán giả những suy nghĩ, những cảm giác về chính cuộc đời
hàng ngày của mình, đang được giao thoa, tương cận với những gì diễn ra trên màn
ảnh. Hai nhân vật trong Cái lỗ gợi lên những khoảnh khắc cuối ngày, bất cứ ai đi làm
về cũng mua một cái gì đấy cho bữa ăn tối. Họ đun nước, nấu mì, khui vỏ đồ hộp và
ngồi ăn. Người phụ nữ nào cũng có những lúc trang điểm, chăm chút nhan sắc cho
mình và nhiều khi họ tranh thủ giữa lúc làm việc, giữa lúc đi thang máy, vào phịng vệ
sinh. Ai cũng có những lúc ngồi ở quán, uống một cốc nước, hút điếu thuốc lá và hoặc
là trầm ngâm, hoặc là tranh thủ làm việc (Ái tình mn năm, Bên ấy mấy giờ?). Và ai
cũng có những buổi trưa, trong giờ nghỉ, ngồi nhai một hộp cơm cơng nghiệp, để gió
phần phần qua tóc tai, nhìn cuộc sống bằng nỗi vơ ưu chân thật (Dịng sơng). Từng

khoảnh khắc sống sinh động, gần gũi và chân thực tỏa ra một xung năng kéo người
xem vào thế giới đời sống của nhân vật và của chính họ giữa đời thường. Các nhân vật
thực hiện những hoạt động này trong hồn cảnh một mình, khắc họa nỗi cô đơn
thường trực vây quanh họ. Ở một sắc thái ý nghĩa khác, cơ đơn cịn bộc lộ trạng thái
một mình, trạng thái của tự do, trạng thái con người thuộc về chính họ và hồn tồn


11
làm chủ thân thể mình. Vì vậy, các nhân vật của Tsai Ming Liang ăn, ngủ, tắm rửa, thủ
dâm, đi vệ sinh trong tư thế tự nhiên của một chủ thể không bị quan sát, không bị soi
ngắm, một chủ thể đang tồn tại riêng rẽ trong trạng thái là chính mình. Tsai Ming
Liang đã từng nói rằng: “Tơi rất thích thực hiện các bộ phim về thân thể con người bị
đặt trong hồn cảnh cơ đơn bởi vì tơi nghĩ rằng thể xác của con người chỉ thuộc về
chính họ khi họ đang cô đơn mà thôi” [32].
Ở một mặt khác, các chi tiết cũng được khai thác trong sự dị biệt, khác lạ xuất
hiện ngay từ những hành vi, cử chỉ rất đời thường. Qua đó, Tsai Ming Liang bộc lộ
tình trạng méo mó, khủng hoảng đầy ám ảnh trong thế giới tinh thần của con người.
Đoạn phim dịch chuyển dần từ cận cảnh đến tồn cảnh hình ảnh May Lin đập muỗi
cho người xem thấy gương mặt có đơi chút căng thẳng và dáng hình chăm chú tìm
kiếm, rượt đuổi theo bầy muỗi giữa khơng gian căn nhà rộng mênh mông đã phác họa
bức tranh người đàn bà đơn độc trong những giờ phút thừa thãi, vô vị, tẻ nhạt. Hình
ảnh Hsiao Kang khoét quả dưa hấu và vờ chơi trò bowling, đưa tay làm động tác thể
hiện niềm vui khi chiến thắng trong trò chơi và ngồi ăn quả dưa hấu và đoạn phim anh
mặc áo váy phụ nữ, đi lại ngắm vuốt thân thể mình như một người đàn bà vừa mang
lại sự đồng cảm đầy xót xa cho số phận con người phải tự thỏa mãn thế giới tinh thần
của mình, tự chơi với chính mình (Ái tình mn năm). Hình tượng người đàn bà mua
và dự trữ hàng đống giấy vệ sinh chất chồng trong căn phòng, lúc nào cũng phòng vệ
sự nhiễm trùng với môi trường xung quanh bằng giấy lau, bằng dẻ chùi, bằng giấy dán
tường, thuốc diệt côn trùng, bằng những động tác chùi rửa xuất hiện lặp lại tạo nỗi linh
cảm đầy sợ hãi, bất an cho một con người khác thường, bất thường ở trong tình trạng

chênh chao, bấp bênh về tinh thần (Cái lỗ). Trong Tôi không muốn ngủ một mình, cảnh
quay dài tái hiện hình ảnh người đàn ông ngồi trầm ngâm bên hồ nước giữa khu nhà
hoang bằng một dáng vẻ im ắng, lặng phắc giữa tiếng máy bơm phát ra liên tục gây
nên nỗi buồn tràn ngập trước đời sống như đông cứng lại, như bất động. Sự bất thường
sinh ra từ cái bình thường, linh cảm bất an, chống chếnh, ám ảnh khởi nguyên từ các
động tác, thói quen, hành vi sống vốn rất đơn giản. Căn bệnh dai dẳng khiến nhân vật
nam trong Dịng sơng trở thành kẻ bệnh hoạn méo mó đấy ám ảnh. Sự xơ cứng của thể
xác cho thấy những hóa thạch trong tâm hồn con người giữa thế giới dần đóng băng vì
cái lạnh giá của cơ đơn. Hành động hôn quả dưa hấu đến điên cuồng, ngấu nghiến và


12
nhét quả dưa vào bụng như đang mang thai rồi vờ đau đớn sinh nở trên những bậc cầu
thang của cơ gái trong Đám mây bướng bỉnh có vẻ kỳ lạ, nhưng lại vô cùng thú vị và
độc đáo khi bộc lộ được thế giới tinh thần, nỗi khát khao dục tính và khát khao thể
hiện tính nữ của nhân vật. Điện ảnh của Tsai Ming Liang thực sự mang lại một sự soi
ngắm, thấu cảm lạ lùng và tinh tế với hiện thực quen thuộc của đời thường.
1.1.2.3 Bên cạnh việc khai thác nỗi cô đơn của con người trong các hoạt động
đời sống cá nhân, Tsai Ming Liang đặt con người vào giữa bối cảnh của đám đông để
làm nổi bật mạnh mẽ và khắc họa sâu sắc sự hiện hữu của cô đơn trong sinh hoạt
cộng đồng. Ông đưa nhân vật của mình đến các quán ăn, quán cà phê, công viên,
đường phố, siêu thị, công sở, nhà tang lễ… để nhấn mạnh họ trong thế đối lập, tách
biệt với quần thể người xa lạ. May Lin và Ah Jung mỗi người ngồi riêng lẻ ở chiếc bàn
trống, câm lặng với cốc nước và điếu thuốc của mình trong khi, sau lưng họ là một
đám đơng con người đang nhộn nhịp ăn uống, trò chuyện giữa bàn ghế chật chội.
Hsiao Kang đứng lẻ loi, im phắc như thừa thãi ra trước tập thể đồng nghiệp đang vui
vẻ, hoan hỉ chơi trị chim sổ lồng. Và anh chính là kẻ thừa, kẻ khơng có lồng, khơng
đồng loại trong trò chơi lớn của cuộc đời. Nghịch lý càng bộc lộ sự trớ trêu, oan nghiệt
đến tàn nhẫn khi Ah Jung và Hsiao Kang đi đến nhà tang lễ. Thế giới của người chết
lại hiện ra ấm cúng, con người được ở bên nhau, đoàn tụ cùng nhau trong cùng một

khơng gian trang hồng tươm tất. Trong khi thế giới của người đang sống lại lạnh lẽo,
tạm bợ, thiếu vắng hơi ấm con người (Ái tình mn năm). Gã đàn ông lang thang và cô
gái giúp việc trong Tôi không muốn ngủ một mình lặng lẽ, im lìm ăn bữa tối trên cùng
một chiếc bàn, đối lập với khung cảnh ồn ào, hỗn độn của quán ăn. Hai cô gái trẻ trong
Bên ấy mấy giờ? ngồi giữa quán ăn đông đúc, ồn ĩ tiếng người trò chuyện mà lạc lõng,
bơ vơ và cô độc đến vô cùng, tựa như những cái bóng lưu vong trên xứ người xa lạ.
Các nhân vật như những mảnh vụn rời ra, thừa ra, không thể lắp ghép, kết dính vào
mảng lớn cộng đồng, bất động và cô lập trước những sinh hoạt của đám đông, của
đồng loại.
1.1.2.4 Nỗi cô đơn của con người trong sinh hoạt tình dục là mảng hiện thực
nóng bỏng, kì lạ, độc đáo trong phim Tsai Ming Liang. Ơng khơng khai thác tình dục
ở khía cạnh gợi cảm, gợi dục của giới tính. Trước hết, tình dục được mơ tả như một
hoạt động trong đời sống sinh hoạt của con người, đồng đẳng với các hoạt động ăn,


13
ngủ, lao động, đi đứng…, đặc biệt được nhấn mạnh trong ý nghĩa của một hoạt động
riêng tư, kín đáo, thuộc về chính cá nhân con người. Sau một đêm làm lụng, Ah Jung
trở về với tờ báo khiêu dâm trên tay và lên giường thủ dâm như đa phần những người
đàn ông độc thân. Những động tác của nhân vật diễn ra bình thường, tự nhiên theo
cách của một con người đang sống riêng tư với thân thể mình, khơng bị bất cứ ánh mắt
nào quan sát (Ái tình muôn năm). Đôi nam nữ quen biết nhau từ xưa tình cờ gặp lại
trên thang cuốn. Chàng trai đến phim trường với cơ gái, đóng giúp một cảnh quay rồi
được đưa về khách sạn để tắm rửa và họ làm tình với nhau. Hoạt động tình dục diễn ra
như một phần thiết yếu của đời sống và tự nhiên như nó vốn thế giữa cuộc đời, giữa sự
sống của con người.
Ở sắc thái ý nghĩa thứ hai, tình dục là nỗi khao khát của con người về cả thể
xác và tinh thần. Những tò mò xen lẫn ham muốn giới tính của Hsiao Kang về một nụ
hơn, một cuộc làm tình (Ái tình mn năm), cuộc độc thoại qua điện thoại của người
đàn bà cô lẻ cũng là cuộc đối thoại ảo với người đã tạo nên cái lỗ, với đơi mắt từng

chăm chăm nhìn cơ qua cái lỗ ấy và bộc bạch tất cả nỗi khát vọng bên trong (Cái lỗ),
cuộc tìm kiếm nhau quanh quẩn giữa năm nhân vật trong Tơi khơng muốn ngủ một
mình sinh ra từ cuộc rượt đuổi của cơn bức bối thể xác và tinh thần, nỗi khát thèm đến
giày vò của người đàn bà mới góa chồng, thủ dâm ngay trước di ảnh của người đàn
ơng vẫn cùng mình chung chăn gối (Bên ấy mấy giờ?). Thế nhưng, ngay cả trong sinh
hoạt tình dục là hoạt động mà con người giao thoa, hòa nhập về thể xác và tinh thần
với nhau cao độ nhất, tuyệt đối nhất, các nhân vật lại càng thấy cơ đơn. Sau cuộc làm
tình qua đường với Ah Jung, May Lin tuyệt vọng trước sự trống rỗng, không thể chia
sẻ của tinh thần, dù cho thể xác có thể chia sẻ (Ái tình mn năm). Đơi trai gái khát
khao đến với nhau nhưng khơng tìm nổi một khơng gian để nằm bên nhau và những nụ
hôn của họ bị đứt qng vì khói độc (Tơi khơng muốn ngủ một mình). Nỗi cơ đơn xâm
chiếm, bủa vây và các nhân vật của Tsai Ming Liang thường xuất hiện với các cuộc
thủ dâm (Hsiao Kang và Ah Jung trong Ái tình muôn năm, người đàn bà thủ dâm dưới
lỗ thủng, trên đống giấy vệ sinh dự trữ trong Cái lỗ), với những cuộc tình qua đường,
tình một đêm (May Lin và Ah Jung trong Ái tình mn năm, bà chủ qn và gã lao
động lang thang trong Tôi không muốn ngủ một mình). Hình ảnh người đàn bà hiện rõ
dần từ con ngõ sâu và hẹp, tiến đến gần máy quay và bắt đầu cong rướn thân người


14
gầy guộc, xương xẩu trong cơn khối cảm bằng ngón tay của người đàn ông không
quen biết tạo lên nỗi ám ảnh đầy kinh sợ. Con người bị cô đơn dồn đuổi, thúc bách đến
tột độ và nỗi khao khát được giải phóng tinh thần, giải phóng khỏi sự giam hãm của cơ
đơn bùng nổ, xui khiến họ tìm đến người khác bằng những mối quan hệ khắc nghiệt,
bản năng, quan hệ người với người vượt qua những định luật, khuôn khổ chung của xã
hội (Tôi không muốn ngủ một mình). Trong Bên ấy mấy giờ?, hai cơ gái đồng hương
gặp gỡ nhau giữa xứ người, muốn xóa tan nỗi cô đơn bằng những nụ hôn nhưng lại
càng đau đớn, bẽ bàng và đơn độc khi bị khước từ. Trong Dịng sơng, cuộc làm tình
đồng tính loạn ln của hai cha con khiến người ta buốt lòng trước cái khốc liệt của
đời sống. Khi ánh sáng hiện ra, hai nhân vật biết mình đã loạn ln trong bóng tối và

mối quan hệ huyết thống càng trở nên lạnh lẽo, rời rạc, bi thiết hơn. Đám mây bướng
bỉnh là một bộ phim khác lạ khi tái hiện một cách mạnh mẽ về cơng nghệ tình dục.
Các nhân vật trong phim quan hệ tình dục để mưu sinh đến rã rời, rỗng rạc và giữa họ
chỉ có mối quan hệ bằng thân xác, duy nhất thân xác đến mức độ thuần túy. Cũng
chính vì vậy, ẩn sâu trong mỗi diễn viên phim khiêu dâm ấy là một niềm khao khát
yêu thương, khao khát xúc cảm. Họ gọi mình là những kẻ đã bán linh hồn nhưng vẫn
còn trái tim, trái tim biết xúc cảm, biết yêu đương như lời bài hát của nhân vật nữ
trong phim.
Tạo ấn tượng mạnh hơn, day dứt và độc đáo hơn trong nghệ thuật khai thác
hiện thực sinh hoạt tình dục của Tsai Ming Liang chính là sự phát hiện và xây dựng
những xúc cảm tình dục gián tiếp của các nhân vật. Đây là cái nhìn rất riêng biệt của
Tsai, đầy tính khám phá về chi tiết, giá trị biểu đạt cho đến cấu trúc hình ảnh của
những thước phim tái hiện đặc tính này trong hoạt động tính dục của nhân vật. Hsiao
Kang tìm kiếm khoái lạc bằng những rung bật dữ dội tạo ra từ chiếc giường của đôi
nam nữ đang ân ái (Ái tình mn năm), người mẹ dùng bàn tay của cơ gái giúp việc
chà sát vào bộ phận sinh dục của người đàn ông bại liệt để thể hiện sự tuyệt vọng,
thèm khát tình dục khơng thể có được (Tơi khơng muốn ngủ một mình). Trong bộ phim
sống động, dữ dội và kì lạ Đám mây bướng bỉnh, khi tình dục đã biến thành một thứ
công nghệ của thể xác, của nền cơng nghiệp giải trí trên thân xác con người, các nhân
vật làm tình liên tục cho đến khi mệt mỏi, rã rời, kiệt quệ và khơng thể tìm kiếm khối
cảm trong những cuộc giao hoan cơng nghệ. Thể xác của họ bất lực nhưng nỗi ham


15
muốn tinh thần càng lúc càng thôi thúc dữ dội. Người đàn ơng đóng phim khiêu dâm
chỉ lên đến tột đỉnh cảm xúc và phóng tinh vào tấm cửa gương bằng hành vi tự làm
tình khi nhìn thấy nữ đồng nghiệp của mình thủ dâm. Ở trường đoạn cuối cùng, cơ gái
đứng bên ngồi song cửa trong cơn hưng phấn tăng dần khi nhìn thấy người tình của
mình đóng phim khiêu dâm với cái xác của người nữ đồng nghiệp. Hình ảnh người
đàn ơng đột ngột lao đến khung cửa và cắm thẳng dương vật của mình vào miệng cơ

gái mang đầy sự khốc liệt, dữ dội trong cơn bùng nổ của một đời sống tinh thần bị áp
chế, bị vắt kiệt vì cơ đơn. Con người thiếu thốn, cằn cỗi đến tận cùng, đến mức phá sản
cả thể xác và tinh thần của chính mình và chỉ có thể tìm kiếm cảm xúc một cách gián
tiếp bằng sự tác động của một người khác, bằng sự lan truyền dây chuyền của xúc
cảm. Cái trống trải, cô đơn không nằm ở ngồi mà thuộc về chính bản thân nhân vật, ở
bên trong thế giới nội tại của nhân vật.
Khác biệt với quan niệm và cách thức của các nhà làm phim khác, Tsai Ming
Liang tạo ra một thế giới tình dục khơng gắn liền với tình u, khơng mang nghĩa là
tình yêu. Trên hết, tình dục là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người,
là một con đường giao tiếp, là phương cách con người tìm đến nhau để phá vỡ cô đơn.
Thế nhưng, ngay trong mối quan hệ đặc biệt giữa con người với con người này, ngay
trong cách thức hòa nhập vào nhau ở mức cao nhất, như thể một sự thẩm thấu lẫn
nhau, nhân vật của Tsai Ming Liang vẫn luôn cô độc, tách biệt với người đối diện, với
thế giới loài người. Nỗi cô đơn thống trị và chế ngự cả thể xác lẫn tinh thần của họ.
Chính vì vậy, yếu tố tính dục của Tsai Ming Liang khơng mang màu sắc gợi dục mà
lại mang một xung lực ám ảnh đến khiếp sợ trước nỗi cô đơn vô tận. Trong chiều kích
nghệ thuật của Tsai Ming Liang, yếu tố tình dục rộng hơn tình u. Đó là khát vọng
cần có nhau giữa con người với con người, vừa bao hàm giới tính, lại vừa vượt lên và
bất kể giới tính.
Sự khai thác đến tận cùng những trạng thái tính dục của con người đã đưa Tsai
Ming Liang đến những sáng tạo độc đáo, kì lạ và càng ngày càng mạnh mẽ, tăng tiến
về tính ấn tượng. Ơng mang đến những hình ảnh hoạt động tình dục chưa từng xuất
hiện trong nghệ thuật. Sự giao phối dục tính khơng cịn là hành vi riêng tư giữa hai con
người mà thành hành vi giao tiếp xúc cảm của cộng đồng (ba nhân vật cùng thực hiện
quan hệ tình dục trong một khơng gian, các nhân vật không thiết lập quan hệ giao tiếp


16
nhưng lại thiết lập quan hệ tình dục), một mặt vẫn thể hiện tính cá nhân, một mặt khác
lại mang giá trị cộng đồng, xã hội. Sự khai mở về chiều sâu của nhà đạo diễn này đã

dần phá vỡ các khuôn định đạo đức xã hội thông thường. Những hình ảnh gây sốc hiện
lên mạnh mẽ, dữ dội, vượt qua tất cả các ranh giới chuẩn mực thông thường: một
người cha đồng tính quan hệ tình dục với chính con trai mình trong nhà tắm hơi (Dịng
sơng), một người mẹ dùng bàn tay kẻ khác để thủ dâm cho con trai và trải qua một
cuộc quan hệ thể xác chóng vánh nơi góc đường với gã đàn ơng xa lạ (Tơi khơng muốn
ngủ một mình), ba nhân vật giải tỏa cơn đói tinh thần bằng ba mối quan hệ tình dục
khác nhau: chàng trai làm tình cuồng dại với cơ gái điếm, cơ gái tìm đến những nụ hơn
đồng tính và bà mẹ thủ dâm trong nỗi trống vắng vì cái chết của chồng (Bên ấy mấy
giờ?), ba người đàn ông thực hiện những cảnh quay khiêu dâm ngay trên cái xác rũ
rượi của cơ diễn viên chun đóng phim sex, bóc lột thân xác con người đến tận cùng
trước mặt một cô gái khác (Đám mây bướng bỉnh)… Con người trở nên nổi loạn trước
cơn quẫn bách của tinh thần. Những thước phim của Tsai Ming Liang không soi ngắm
họ dưới con mắt của các phạm trù chuẩn mực đạo đức. Chính vì vậy, con người và xã
hội hiện lên không mang ý nghĩa của sự băng hoại đạo đức mà là những hiện thân
thảm hại cho cuộc khủng hoảng tinh thần lớn lao, đầy chấn động của thời đại.
1.1.2.5 Ngồi ra, Tsai Ming Liang cịn tạo dựng sự đối lập giữa đời sống hiện
thực và đời sống ảo để khắc họa, khai thác sự cô đơn. Nỗi cô đơn không chỉ chuyển
dịch các nhân vật đến gần nhau mà cịn chuyển hóa họ vào trong nhau. Tơi khơng
muốn ngủ một mình chứa đựng sự đối cực giữa cái ảo và cái thực. Cả hai nhân vật: gã
lang thang không nhà và kẻ bị bại liệt đều do cùng một diễn viên Lee Kang Sheng vào
vai. Gã lang thang khơng nhà và cuộc làm tình với người mẹ - bà chủ quán cà phê,
cuộc va chạm xác thịt với cơ gái giúp việc, tình u thương với chàng trai đồng tính
Rawang có thể chính là giấc mơ được cử động, được yêu đương, được tiếp xúc với con
người của kẻ bại liệt nằm bất động. Kẻ lang thang khơng nhà là giấc mơ ảo hố của kẻ
bại liệt. Cũng như hình tượng cánh bướm được sử dụng trong bộ phim chính là biểu
tượng cho giấc mơ, cho sự chuyển hoá. Giấc mơ chuyển hoá khiến các nhân vật trong
Tơi khơng muốn ngủ một mình quan sát nhau một cách thường trực và thể hiện khát
vọng của mình từ sự quan sát ấy. Kẻ lang thang quan sát cô gái giúp việc từ cửa quán
cà phê, cô gái quan sát bà mẹ và đứa con bại liệt qua khe hở từ trên gác xép, kẻ lang



17
thang và Rawang quan sát nhau trong giấc ngủ, và chính kẻ bại liệt, trong trạng thái
bất động với đơi mắt mở trân trân đã quan sát ba con người nằm cạnh nhau cũng qua
khe hở. Những chiều đối nghịch của sự quan sát thông mở một kênh giao tiếp thị giác
câm lặng nhưng sục sôi khát vọng chạm vào con người, chạm vào người khác của các
nhân vật.
Yếu tố ảo và và yếu tố thực luôn đang xen, kết quyện lẫn nhau. Trong nhiều
cảnh quay, camera rời thế giới thực và thu hình thế giới được phản chiếu trong tấm
gương mà ở đó, hình ảnh thực bị phân mảnh, bị cắt rời, mất khúc. Người xem phải nối
ghép các hình ảnh trên màn hình để tìm hình ảnh thực ngun vẹn (hình ảnh bà chủ
buộc cơ gái giúp việc thoa dầu và thủ dâm cho đứa con bại liệt, hình ảnh đám người
trong nhà Rawang ngồi xem vơ tuyến, hình ảnh các nhân vật soi gương…). Chiếc
gương xuất hiện nhiều lần, trong nhiều không gian khác nhau. Và trong khn hình
cuối cùng, Tsai Ming Liang cũng đã đặt tấm nệm, chiếc đèn dạ quang cùng ba con
người có thực trôi chầm chậm trên mặt nước tĩnh lặng để tạo ra hiệu ứng của cái ảo.
Giấc ngủ yên bình của ba con người cô đơn ấy phải chăng cũng chỉ là một giấc mơ,
một khát vọng?
Cái kết trong Bên ấy mấy giờ? là một cái kết lạ, độc đáo và gieo nhiều băn
khoăn. Người đàn ông lớn tuổi mang gương mặt buồn khắc khoải xuất hiện ở đầu
phim, đứng một mình bên ban cơng, giữa ngơi nhà và khiến người ta có cảm giác nhân
vật thấy mình thừa ra giữa khơng gian vì cơ quạnh. Rồi phần lớn bộ phim cho chúng ta
hiểu là người đàn ông đã chết sau buổi chiều ấy, vợ ơng thành đàn bà góa và đứa con
trai thành kẻ mồ côi. Thế nhưng, đến cuối phim, người đàn ông lại xuất hiện ở nước
Pháp, kéo chiếc va li đang trơi dạt trên dịng nước lên bờ và lững thững đi đến không
gian bao la trước mặt. Đấy là người đàn ông hay linh hồn của ông. Người đàn ông ấy
đã chết thực sự hay vì chán nản cuộc sống trống rỗng, đơn độc mà bỏ đi đến một xứ
khác? Dù với ý nghĩa nào, ảo hay thực, linh hồn hay thân xác, cũng có thể thấy rằng có
một cái chết thực sự diễn ra: cái chết của tâm hồn con người vì cơ đơn, cơ đơn đến
mức nhận ra mình khơng thuộc về ngơi nhà của mình và đến mức khát khao một thế

giới khác, thế giới bên ấy. Vì vậy, bên ấy khơng chỉ là khơng gian đầy chia cắt của đơi
nam nữ tình cờ gặp nhau trong một cuộc mua bán để rồi chàng trai cứ ngày ngày


18
ngóng trơng giờ của nước Pháp vì trạng thái lệch múi giờ, lệch khơng gian mà cịn là
nỗi phiêu lạc qua miền khác của những linh hồn cô đơn, khắc khoải, đi trốn thực tại
bằng cái chết. Sự lấp lửng giữa thực và ảo vừa cho thấy cái tài tình, khéo léo và có
duyên của Tsai Ming Liang khi xây dựng cấu trúc kịch bản, vừa soi chiếu thế giới tâm
hồn con người ở những chiều sâu lặng im nhưng nhiều âm vang.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội của con người, là sự soi ngắm, thâm
nhập và chuyển hóa thế giới khách quan bằng đơi mắt chủ quan của chủ thể sáng tác.
Những tác phẩm phim tự sự được thực hiện trong 17 năm qua là sự suy ngẫm, chiêm
nghiệm và chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống với cái nhìn riêng ở những giác độ, khía
cạnh khác nhau của Tsai Ming Liang.
1.2 Cảm thức con người cô đơn trong tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang
nhìn từ phương diện nhân vật
1.2.1 Đặc trưng mang tính đối tượng của thế giới nhân vật
Khi tiếp cận và tái hiện thế giới hiện thực trên màn ảnh, Tsai Ming Liang ln
vươn chạm đến những người lao động bình thường, thậm chí là những kẻ sống dưới
đáy xã hội mang số phận bất ổn, bấp bênh. Họ làm những cơng việc vơ cùng bình
thường trong xã hội. Những cơng việc vơ danh cũng như chính con người vơ danh của
họ: nghề bán dạo quần áo bất hợp lệ trên đường phố, nghề môi giới bất động sản, phát
tờ rơi quảng cáo (Ái tình mn năm), bán hàng tạp hóa (Cái lỗ), bán đồng hồ dạo (Bên
ấy mấy giờ?), giúp việc nhà (Tơi khơng muốn ngủ một mình) cho đến nghề diễn viên
phim khiêu dâm (Đám mây bướng bỉnh). Lớp người lao động sống lặng lẽ, trầm lắng
này chính là phần đông dân cư trong cuộc sống đô thị. Ống kính của Tsai Ming Liang
khơng bao giờ hướng đến các tầng lớp thượng lưu mang vẻ hào nhống, bóng lống
của chốn thành đô hiện đại. Nhân vật trong tác phẩm của Tsai luôn là những con người
nhỏ bé, khuất lấp giữa cái ồn ào, nhộn nhịp thị thành, mang trong mình tất cả cái đơn

sơ, bình thường nhất của đời sống.
Ngay từ không gian hiện hữu, đạo diễn đã mang lại cho người xem cảm giác về
những con người bất định, lưu lạc, lang thang và trôi dạt. Họ cư ngụ trong các không
gian tạm bợ như nhà trọ, khu nhà bỏ hoang, khu chung cư bị phong tỏa bởi dịch bệnh
hoặc sống lén lút, chui nhủi, sống “trộm” trong nhà của người khác. Các nhân vật
trong Ái tình mn năm khơng có nhà cửa để sống, đến cả nhân vật May Lin, người


19
phụ nữ làm nghề buôn bán bất động sản cũng chưa từng xuất hiện trên màn ảnh trong
không gian ngôi nhà của riêng mình. Người đàn ơng và người phụ nữ trong Cái lỗ là
những kẻ cịn sót lại cuối cùng trong khu chung cư bị cách ly vì dịch bệnh. Các nhân
vật trong Tơi khơng muốn ngủ một mình mang những thân phận của kẻ nhập cư không
nhà cửa, của những người lao động nghèo sống trong nhà trọ, của người làm thuê làm
mướn. Những không gian ấy thường hiện lên trong màu sắc hoang tàn, trống trải, vắng
lặng và hỏng hóc, gợi lên một đời sống ảm đạm, hiu hắt. Thế giới nhân vật như là thế
giới của những kẻ sống bám, sống hờ giữa không gian.
Cuộc sống của lớp người lao động bình thường giữa đơ thị hiện đại là thửa đất
hiện thực mà Tsai Ming Liang đã lựa chọn và bám sâu vào khai thác, tìm tòi. Với mỗi
một tác phẩm, nhà đạo diễn này lại mang đến cho người xem một bức tranh được khắc
tạc nên từ một góc nhìn, một giác độ tiếp cận hiện thực riêng biệt. Qua đó, trước hết,
Tsai Ming Liang mang lại quan niệm, suy tư và cảm nhận của mình về những vấn đề
xã hội trong cuộc sống đơ thị giữa thời hiện đại. Ngay trong lòng kỷ nguyên của văn
minh với nhà cao tầng, phố xá nhộn nhịp, các phương tiện máy móc tân tiến, hiện đại,
vẫn tồn tại một bộ phận lớn lồi người sống trong tình trạng lắt lay, vô định, vừa như
rời ra khỏi thế giới con người, vừa như lọt thỏm và bị nuốt chửng giữa khơng gian
thành thị rộng lớn. Có một đơ thị của các cao ốc, đường cao tốc, xe cộ, của cuộc sống
tràn trề của cải sang trọng, nhưng cũng có một đơ thị của các căn hộ hỏng hóc, bệ rạc,
cũ kĩ, của những tòa nhà dang dở, hoang phế, chứa đựng bao kiếp người sống lầm lụi,
tạm bợ, xa rời thế giới đông đúc, náo nhiệt. Đi vào mảng mặt luôn bị che khuất giữa

đời sống này, những quan sát tinh tế đến từng chi tiết của Tsai Ming Liang đã tạo cho
từng thước phim của mình một khả năng truyền cảm mạnh mẽ, một sắc màu vừa quen
thuộc, vừa lạ lẫm, thậm chí kì qi khiến người xem không khỏi kinh ngạc, sửng sốt
để từ đấy, con người thấu hiểu về cuộc sống của chính mình, về thời đại của chính
mình, về chính hiện thực đang ngày ngày diễn ra xung quanh mình một cách sâu sắc,
chân thực và đủ đầy hơn.
Trên nền hiện thực cuộc sống ấy, từ các vấn đề của xã hội, điểm trọng tâm mà
Tsai Ming Liang xoáy sâu vào miêu tả đến nhức nhối chính là vấn đề về con người,
vấn đề của con người. Hai chữ con người hiện lên trong tác phẩm của ông đầu tiên
phải là con người cá nhân. Tsai Ming Liang dường như dựng lên chân dung của mỗi


20
một con người riêng biệt trong cuộc sống. Từng người là từng cá thể, từng số phận,
từng người mang một hoàn cảnh, một nỗi đau, một bi kịch riêng.
Trong một câu chuyện phim của Tsai Ming Liang có nhiều câu chuyện khác
nhau vừa tồn tại song song, vừa đan xen vào nhau kể về đời sống của con người. Đó là
câu chuyện của một chàng trai đồng tính làm nghề phát tờ rơi quảng cáo từng muốn tự
tử, là câu chuyện của một thanh niên bán quần áo dạo trên đường phố, là câu chuyện
của người phụ nữ trẻ làm nghề môi giới bất động sản, nỗ lực cho thuê căn hộ nhưng
ln thất bại (Ái tình mn năm). Tơi khơng muốn ngủ một mình lại kể các câu chuyện
về một người lao động nhập cư lang thang bị hành hung, về một chàng trai đồng tính
khao khát yêu thương kẻ mình tình cờ gặp trên đường và đưa về cưu mang, về một
người đàn ông trẻ bị bại liệt, một cô gái giúp việc suốt ngày làm lụng đến rã rời thân
xác, một bà chủ quán sống trong đơn độc, đi tìm cuộc làm tình qua đường với gã đàn
ông không quen biết. Tsai muốn giải phẫu từng con người trong đời sống về cả thể xác
và tâm hồn, rồi vẽ lên bức chân dung đầy đủ, sâu sắc và trọn vẹn nhất của chính họ. Vì
vậy, người mẹ có đứa con trai bị bại liệt hiện lên là chính bản thân người mẹ ấy, một
con người, một cuộc đời, một số phận riêng tư, riêng biệt. Chàng trai đồng tính Hsiao
Kang trong Ái tình mn năm và chàng trai đồng tính Rawang trong Tơi khơng muốn

ngủ một mình cũng như người cha đồng tính loạn luân với đứa con trai của mình trong
Dịng sơng là ba thân phận người đồng tính khác nhau. Màu sắc cá nhân khiến cho
từng nhân vật của Tsai Ming Liang hiện lên sống động, mạnh mẽ, đầy ấn tượng và có
sức ám ảnh lớn. Trước hết, nhân vật phải là chính họ, là con người họ, rồi sau đấy mới
là hiện thân cho một vấn đề xã hội, một vấn đề trong đời sống, là một hình tượng mang
ý nghĩa đặc thù. Với tác phẩm của Tsai, nhân vật phải là con người cá nhân trước khi
là một hình tượng.
Đặt giữa bối cảnh hiện đại, con người được khắc tạc từ cái nhìn của Tsai Ming
Liang là con người hiện thời với toàn bộ tình trạng tồn tại của chính bản thân mình. Họ
là những kẻ mang tâm thế bơ vơ, lạc lõng, cơ đơn, khơng có mối quan hệ giao tiếp với
con người. Trong sâu thẳm thế giới tinh thần của họ ẩn náu những vấn đề của sự xáo
trộn về giới tính, sự khao khát giao cảm về cả thể xác lẫn tâm hồn, của niềm ước ao
vượt thoát khỏi nỗi bi kịch của số phận.


21
1.2.2 Hình tượng con người cơ đơn trong vai trị nhân vật trung tâm
Tsai Ming Liang gần như không phân vai nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân
vật trung tâm và các nhân vật vệ tinh một cách rõ rệt trong các tác phẩm của mình.
Thơng thường, ơng xây dựng rất ít nhân vật trong một bộ phim (chỉ từ 3 đến 4 nhân
vật). Các nhân vật của Tsai Ming Liang khơng hiện diện bằng sự khắc họa tính cách,
hành động mà bằng các trạng thái của đời sống nội tâm.
Những hành động của nhân vật diễn biến một cách rời rạc, không gắn kết với
nhau theo chuỗi quan hệ nhân quả. Hành động trước không là nguyên nhân khởi sinh
ra hành động tiếp sau một cách chặt chẽ, mật thiết. Các hoạt động của nhân vật là sự
cộng gộp hành vi có tính ngẫu nhiên, ngẫu hứng nhằm tái hiện bức tranh cuộc sống
sinh hoạt đời thường của con người. Qua đó, điểm mấu chốt mà đạo diễn muốn nhấn
mạnh, muốn truyền tải và kiếm tìm sự thấu cảm của khán giả chính là thế giới tâm hồn
bên trong, trạng thái đời sống bên trong của từng nhân vật. Mỗi nhân vật mang một
trạng huống của cô đơn, là một gương mặt của cơ đơn.

Chính vì vậy, những con người xuất hiện trong tác phẩm của Tsai Ming Liang
dường như ở vị thế cân bằng nhau, cùng dự phần vào quá trình tạo dựng nên thế giới
hiện thực tâm hồn của con người giữa cuộc sống hiện đại. Do không tựa vào hành
động mà hiện hữu bằng tâm trạng nên thế giới nhân vật của Tsai Ming Liang không có
sự phân vai tuyệt đối. Mỗi nhân vật là một đỉnh, một dấu nhấn, là một trung tâm quy tụ
ở tâm điểm cảm thức cô đơn tận cùng. Mỗi nhân vật chiếm giữ một phần chiều rộng
trên màn ảnh và chiều sâu trong sự tiếp nhận của người xem để cùng tái hiện hình
tượng con người cơ đơn trong vai trị hình tượng chính yếu, hình tượng trung tâm của
tác phẩm. Có thể nói rằng, nếu những bộ phim của Tsai Ming Liang là các biến thể của
cùng một chủ đề cảm thức cơ đơn thì các nhân vật của Tsai Ming Liang cũng là những
biến thể, những phiên bản của cùng một hình tượng con người cơ đơn. Từng nhân vật
không phải là một phần, một bộ phận, một chi tiết để lắp ghép lại thành hình tượng con
người cơ đơn mà họ chính là những cá thể hồn chỉnh của nỗi cô đơn, là những phân
thân trọn vẹn, đủ đầy của nhau, của nỗi cô đơn.


22
Bằng hình tượng cái lỗ thủng xuyên từ tầng trên xuống tầng dưới, Tsai Ming
Liang đã lột tả một cách rõ rệt, riết róng nỗi cơ đơn của hai con người tồn tại ở hai tầng
không gian biệt lập. Sự phân cách theo chiều thẳng đứng của không gian như những
cái lồng vơ hình giam hãm con người trong chu vi đời sống của riêng mỗi một cá nhân
với màu sắc u ám, thảm đạm. Người đàn bà cô lẻ và người đàn ông cô lẻ ấy thèm khát
được vươn chạm đến nhau đến tột độ nhưng lại bị vây bọc trong một môi trường phi
giao tiếp, phi nối kết giữa con người và con người. Lỗ thủng là đường dẫn duy nhất để
họ va chạm vào nhau, để người này xâm lấn đến biên giới của người kia. Nỗi bi thảm
của sự cô đơn lên đến cao trào khi cả hai gần như rơi vào tình trạng tuyệt vọng khốn
cùng. Người đàn bà trở nên hoảng loạn, có những biểu hiện nhiễm dịch cúm (Taiwan
Fever) và thực hiện các hành vi của loài gián trong nỗi run sợ khiếp đảm. Trong khi
đó, người đàn ơng ở tầng trên điên cuồng kht rộng lỗ thủng và ngồi thu mình khóc
trong nỗi bất lực. Các nhân vật bị nỗi cô đơn vắt đến cạn kiệt, vượt quá ngưỡng chịu

đựng và khát khao lối thoát cho cơn bi phẫn tinh thần ngột ngạt.
Sự phân lập giữa các nhân vật trong Tôi không muốn ngủ một mình được chia
thành năm đỉnh cơ đơn: bà chủ quán, kẻ bại liệt, người lao động lang thang, cô gái
giúp việc và Rawang – chàng trai đồng tính. Mỗi nhân vật như mang trên mình một
khối khơng gian riêng, biệt lập, gắn liền với sự tồn tại thân thể họ, dịch chuyển cùng
với họ. Năm con người là năm cá nhân đơn lẻ, cơ độc, khơng có sự va chạm, tiếp xúc.
Tên bộ phim cũng là nỗi khao khát tột cùng bám đuổi suốt hành trình sống của các
nhân vật. Giấc ngủ một mình vừa là chi tiết, vừa là hình tượng mang tính biểu trưng
bộc lộ hết tình trạng cơ độc, nỗi ám ảnh dồn ứ bên trong từng con người.
Cô đơn hiện lên không phải chỉ như là một ý nghĩa ẩn đằng sau con người, sau
các nhân vật đang đi lại, đang đối thoại, đang hành động, không chỉ là một điều được
suy ra từ trạng thái của con người mà chính bản thân nỗi cơ đơn là đối tượng trực tiếp
mà ống kính của Tsai Ming Liang hướng đến. Chính vì vậy, ơng phơi bày, tái hiện đối
tượng này như một nguyên thể phi ẩn dụ, phi biểu tượng. Người đạo diễn căng trải,
phóng chiếu nỗi cơ đơn ra trước khán giả bằng ngôn ngữ điện ảnh độc đáo, sáng tạo và
đầy phong cách của chính mình. Đó là một nỗi cơ đơn ở trạng thái tột cùng, đỉnh điểm,
choán lấy và chiếm lĩnh tồn bộ các thước phim, một nỗi cơ đơn đến vô cực. Và ngôn


23
ngữ điện ảnh chứa đựng các yếu tố đối cực của hình ảnh, âm thanh, hệ thống nhân vật
trong trạng thái đối lập mạnh mẽ, đồng thời, rất khác biệt với ngơn ngữ điện ảnh của
các đạo diễn khác chính là một trong những phương thức để Tsai Ming Liang chuyển
tải một cách trọn vẹn mục đích nghệ thuật của mình trên tấm màn bạc.
Như vậy, mỗi nhân vật trong tác phẩm của Tsai Ming Liang là một hiện thân
cho hình tượng con người cơ đơn. Các nhân vật cộng hợp thành một thế giới không sự
nối kết, tương tác, thế giới chứa đựng sự phân lập, tách biệt tuyệt đối giữa con người
và con người trong kỉ nguyên hiện đại. Chính vì vậy, hình tượng con người cơ đơn là
nhân vật trung tâm của các tác phẩm, là đối tượng chủ đạo mà Tsai Ming Liang hướng
đến để nhào nặn và khắc tạc bằng ngôn ngữ điện ảnh, qua đó chuyển tải cái nhìn mang

tính quan niệm, tính tư tưởng của ông về thế giới con người đương đại.
1.2.3 Thế giới con người cô đơn và mối quan hệ giữa các nhân vật
1.2.3.1 Mối quan hệ giữa các nhân vật là một mối quan hệ rời rạc, lỏng lẻo. Tsai
Ming Liang đã xây dựng cấu trúc rời rạc này một cách chặt chẽ, đi đến tận cùng của sự
rời rạc. Đi qua các tác phẩm theo trình tự thời gian ra đời, yếu tố lời thoại của nhân vật
càng được giản lược dần đến mức tối giản, càng dịch chuyển từ nhân vật ít thoại sang
nhân vật khơng thoại. Giữa các nhân vật khơng có hành vi quan hệ giao tiếp bằng
ngôn ngữ hoặc không giao tiếp một cách trực tiếp mà chỉ thực hiện gián tiếp.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay của Tsai Ming Liang như Những kẻ nổi loạn,
Ái tình mn năm, lời thoại của nhân vật đã xuất hiện một cách hạn chế. Cả hai lần,
đơi trai gái trong Ái tình mn năm đều đeo đuổi, gạ gẫm nhau trên đường phố bằng
các hành vi cử chỉ của cơ thể: ánh mắt, gương mặt, nụ cười và họ không hề thốt ra một
âm thanh nào. Thậm chí, ngay cả khi có quan hệ ân ái với nhau, cả hai người cũng chỉ
giao tiếp bằng các cử động thân xác. Xuyên suốt cả bộ phim, Lin và Ah Jung hồn
tồn khơng giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ với nhau. Họ chỉ sử dụng âm thanh của
ngôn ngữ khi Ah Jung gọi điện thoại cho Lin. Đấy là sự giao tiếp một cách gián tiếp,
giao tiếp qua khoảng cách. Shiao Kang và Ah Jung cùng sống chung trong một ngôi
nhà và chỉ ngăn cách nhau bằng một bức tường, nhưng mỗi nhân vật được niêm kín
trong khơng gian của mình, hồn tồn tách biệt nhau. Cho đến khi tình huống phim
đẩy đến bước ngoặt - Ah Jung và Shiao Kang phải trở thành đồng minh của nhau để


×