Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam sau khi sáp nhập (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.75 KB, 4 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Hồn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam sau khi sáp nhập” đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong giai
đoạn sau sáp nhập từ năm 2010 đến nay, từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn
thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVcomBank.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Luận văn có trình bày một số cơng trình luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ của
các tác giả trong nước có liên quan trực tiếp đến đề tài quản trị rủi ro tín dụng, ví
dụ: Luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh về “Quản trị rủi ro tín
dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”; Luận văn
Thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Đào về “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng liên doanh Việt Nga”; Luận văn Thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Lan Anh về
“Hồn thiện cơng tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam”; …
Dựa trên các nghiên cứu cũng như các ý kiến chuyên môn, các Luận văn trên
đã đưa ra một góc nhìn ở mức độ nhà quản trị, đánh giá tồn diện về hoạt động
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam để đưa ra
những cách nhìn khác về một đề tài đang nóng hổi đối với ngành ngân hàng hiện
nay, đó là quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại đáp ứng thông lệ quốc
tế.


CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Với mục tiêu cho người đọc những kiến thức cơ bản về quản trị rủi ro tín
dụng. Tác giả đã trình bày khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại, sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương
mại.
Trong phần quan trọng nhất của chương II, tác giả tập trung phân tích thực


hành quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế. Nội dung quản trị rủi ro tín
dụng được chia thành 4 cấu phần lớn: Nhận biết rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín
dụng, kiểm sốt rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Đây là cơ sở lý thuyết để
tác giả so sánh, đánh giá khoảng cách của thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam sau sáp nhập, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm thu hẹp khoảng cách này.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Trong phần này, trước hết tác giả giới thiệu những nét tổng quan về Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam: Quá trình hình thành và phát triển của
PVcomBank, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank từ khi sáp
nhập năm 2013 đến nay. Tác giả phân tích sâu về thực trạng tín dụng tại
PVcomBank dựa trên phân tích các chỉ số phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng
theo nhiều chiều khác nhau nhằm có một cái nhìn tổng qt về hiệu quả của cơng
tác quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của PVcomBank.
Ở phần trọng tâm của chương III, tác giả đi sâu phân tích khoảng cách của
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại PVcomBank trên cơ sở phương pháp tiếp cận


đã nêu ở chương II. Trong mỗi phần lớn, tác giả tập trung phân tích thực trạng tại
PVcomBank, từ đó đánh giá những điểm đạt và chưa đạt trên cơ sở so sánh với
thơng lệ quốc tế, từ đó chỉ ra được khoảng cách còn tồn tại trong thực hành quản trị
rủi ro tín dụng tại PVcomBank. Sau khi phân tích khoảng cách, tác giả đã dành
một phần để khái quát lại những nét chung nhất, trong đó nêu lên những thành tựu
và những điểm cịn hạn chế trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại PVcomBank.
Đối với các hạn chế, tác giả phân tích sâu thêm về nguyên nhân để có thể đưa ra
được giải pháp thực tế ở chương cuối của luận văn.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phải nằm trong chiến lược phát triển dài

hạn của ngân hàng, vì thế phần đầu tiên của chương IV, tác giả nêu tóm tắt về định
hướng phát triển tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank trong giai đoạn
đến năm 2020.
Trọng tâm của chương IV nằm ở phần 2 “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro
tín dụng tại PVcomBank”. Vẫn giữ nguyên phương pháp tiếp cận như các chương
trên đã nêu, tác giả đã đề xuất những giải pháp thiết thực cũng như những bước cần
thiết PVcomBank cần tiến hành để có thể tiếp cận với thực hành tốt nhất của ngành
về quản trị rủi ro tín dụng.
Phần cuối cùng của chương, tác giả nêu lên một số kiến nghị đối với Chính
phủ, các bộ ngành và Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Tập đồn Dầu khí Việt Nam.
Đây là những kiến nghị với mục đích tạo nên một mơi trường pháp lý mạnh mẽ để
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nói chung, Ngân
hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói riêng đạt được hiệu quả cao nhất và đáp ứng
được các yêu.




×