Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tại trung tâm dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng mobifone tổng công ty viễn thông mobifone (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.27 KB, 9 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các HĐKD và đầu tư, thẩm định tài chính DAĐT được coi là công cụ quan
trọng nhất trong việc ra quyết định đầu tư đối với chủ đầu tư cũng như với các chủ dự án.
Trung tâm dịch vụ Đa phương tiện và GTGT Mobifone (MVAS) là trung tâm trực
thuộc TCT viễn thơng Mobifone một doanh nghiệp viễn thơng có 100% vốn chủ sở hữu
của Nhà nước với lĩnh vực kinh doanh chính của trung tâm là dịch vụ GTGT, dịch vụ đa
phương tiện, dịch vụ tiện ích trên nền data. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, MVAS đã
không ngừng nỗ lực phát huy những thế mạnh vốn có đồng thời sáng tạo phát triển rất
nhiều những sản phẩm, dịch vụ mới, mạnh dạn đầu tư vào dự án nhằm thúc đẩy HĐKD
của mình.
Tuy nhiên, các DAĐT của MVAS lại mới chỉ được thẩm định bao gồm các mục
như: sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kĩ thuật, chủ
đầu tư và các hình thức quản lý dự án; dự trù kinh phí đầu tư giai đoạn; hiệu quả đầu tư.
Và khâu thẩm định tài chính DAĐT chỉ dừng lại ở mức dự tính doanh thu của dự án
mang lại và dự tính chi phí đầu tư chứ chưa đi sâu phân tích và hồn thiện. Như vậy,
trung tâm MVAS cần phải hoàn thiện hoạt động TĐTC DA để hoàn chỉnh khâu thẩm
định trước khi tiến hành DAĐT.
Theo thống kê gần đây, số lượng đề tài nghiên cứu về thẩm định tài chính DAĐT là
khá nhiều, tuy nhiên tại Trung tâm DVĐPT và GTGT MobiFone chưa có một đề tài nào
về TĐTC DA đầu tư. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động TĐTC DA tại
Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT Mobifone – TCT viễn thông Mobifone” để làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu đề xuất các giải pháp hồn thiện hoạt động thẩm
định tài chính DA của Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT Mobifone.
Để đạt được mục tiêu đó đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về TĐTC DAĐT tại doanh nghiệp.


- Phân tích thực trạng về TĐTC DA của Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT


Mobifone để tìm ra các điểm chưa hợp lý, các vấn đề chưa hoàn thiện trong TĐTC DA
và phân tích các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến sự chưa hoàn thiện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tại Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT MobiFone.
+ Thời gian: từ năm 2013-2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Với đề tài trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp kĩ thuật – nghiệp vụ, phương
pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích. Đặc biệt luận văn sử dụng
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp và so sánh để rút ra các nhận định tổng quát
và giải pháp tương ứng. Nguồn số liệu lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo đầu tư năm
2013 đến 2015 của Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT Mobifone và một dự án điển hình
được thực hiện trong thời gian này.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng TĐTC DAĐT tại Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT Mobifone
– TCT viễn thơng Mobifone.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện TĐTC DAĐT tại Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT
Mobifone – TCT viễn thông Mobifone.

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐT TẠI


DOANH NGHIỆP.
1.1. Khái quát về DAĐT tại doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về DAĐT tại doanh nghiệp
1.1.2. Phân loại DAĐT tại doanh nghiệp
1.2. Thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp
1.2.1. Thẩm định DAĐT tại doanh nghiệp

Khái niệm, nội dung và mục đích, ý nghĩa của thẩm định DAĐT nói chung.
1.2.2. Khái niệm, mục đích của thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp.
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp
TĐTC DA bao gồm nhiều nội dung có mối liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó các nội
dung sau đây được nhà thẩm định chú trọng nhiều nhất:
1.2.3.1. Thẩm định vốn đầu tư cần cho dự án và tiến độ bỏ vốn
1.2.3.2. Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn
1.2.3.3. Thẩm định các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn
của vòng đời dự án
1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của DAĐT
1.2.3.5. Phân tích rủi ro của dự án
1.3. Các nhân tố tác động tới thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp.
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
 Nhận thức và tư duy của lãnh đạo, cán bộ công ty
 Kiến thức, năng lực chuyên môn CBTĐ
 Thông tin và xử lý thông tin phục vụ thẩm định
 Trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ công tác thẩm định
 Nhân tố quy trình, phương pháp thẩm định
1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan
 Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách
 Nhân tố mơi trường kinh tế, xã hội
 Hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
 Tác động của lạm phát.


1.4. Hồn thiện thẩm định tài chính DAĐT tại doanh nghiệp.
1.4.1.

Sự cần thiết và các quan điểm về hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính


DAĐT tại doanh nghiệp
1.4.1.1. Sự cần thiết của việc hồn thiện thẩm định tài chính DAĐT
1.4.1.2. Quan điểm về hồn thiện thẩm định tài chính DAĐT
1.4.2.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện thẩm định tài chính DAĐT tại doanh

nghiệp
1.4.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
 Chi phí và thời gian TĐTC DA.
 Mức độ sai lệch giữa kết quả thẩm định và kết quả thực tế dự án
 Số lỗi được phát hiện trong các dự án được phân tích
 Số lần phải điều chỉnh nội dung thẩm định trong các dự án phân tích
1.4.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
 Mức độ phù hợp nội dung quy trình và việc tuân thủ đúng quy trình thẩm định tài
chính.
 Tổ chức CBTĐ tài chính
 Thẩm định hiệu quả tài chính dự án qua các chỉ tiêu
 Dự báo rủi ro của dự án.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DAĐT TẠI TRUNG
TÂM DỊCH VỤ ĐPT VÀ GTGT MOBIFONE – TCT VIỄN THÔNG MOBIFONE
2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm DV ĐPT và GTGT Mobifone
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
“TCT viễn thơng MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993 với tên gọi ban đầu là
Công ty thông tin di động. Theo quyết định số 877/QĐ-BTTTT ngày 27/6/2014 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước
tại Công ty TNHH MTV Thông tin di động từ Tập đồn BCVT Việt Nam về Bộ Thơng tin
và Truyền thông, vốn điều lệ của Công ty Thông tin di động là 12.600 tỷ. Ngày 01/12/2014,
Công ty được chuyển đổi thành TCT Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ TT&TT theo



quyết định số 1798/ QĐ-BTTTT ngày 1/12/2014 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông
về việc thành lập TCT viễn thông Mobifone trên cơ sở tổ chức lại TCT TNHH một thành
viên Thông tin di động. Mobifone hiện tại kinh doanh trong các lĩnh vực: DVVT truyền
thống, dịch vụ GTGT - VAS, Data, Internet và truyền hình IPTV/cable TV, sản phẩm khách
hàng doanh nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, bán lẻ và phân phối và đầu tư nước
ngoài.”
2.1.2. Nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ ĐPT và GTGT Mobifone
Trải qua 8 năm hoạt động đến nay, trung tâm MVAS song song với việc kinh doanh
các dịch vụ GTGT truyền thống đã cho ra mắt rất nhiều dịch vụ tiện ích có tên tuổi trên
thị trường góp phần khơng nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của TCT
Mobifone. Ngoài chức năng, nhiệm vụ xây dựng và triển khai các phương án kinh doanh ,
chính sách kinh doanh , phát triển các s ản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng truy

ền thống

trung tâm MVAS còn phối hợp với nhiều đối tác trong ngành cho ra mắt rất nhiều dịch vụ
mới mẻ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, trải nghiệm các tiện ích, dịch vụ giải
trí của MobiFone với chất lượng cao bắt kịp xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện
đại như: hỗ trợ kênh thanh toán ứng dụng trên WindowPhone Store, dịch vụ cổng thơng
tin giải trí Disney, dịch vụ Lì xì,…MobiFone cũng chính thức cung cấp các dịch vụ mới
trên nền tảng truyền hình giúp khách hàng có thêm các trải nghiệm theo nhu cầu. Ngồi
các dịch vụ tiện ích, giải trí khách hàng của Mobifone cịn được tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ nền tảng công nghệ mới, tiên tới với khả năng quản trị hiện đại như Mobile Ads,
Ví điện tử Vimo, giúp khách hàng rút ngắn tối đa tốc độ xử lý trong việc triển khai chiến
dịch quảng cáo, thanh toán điện tử. Bằng việc đa dạng và tích hợp các dịch vụ, MobiFone
đã chủ động tạo ra “hệ sinh thái” đa dịch vụ có thể đáp ứng đầy đủ và hoàn thiện hơn nhu
cầu của nhiều tập khách hàng.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm
Bộ máy quản lý của trung tâm được chia thành 2 khối tương ứng: Khối kinh doanh

chịu trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra, và Khối chức năng có nhiệm
vụ là hỗ trợ và tham mưu cho các bộ phận khác. Mục tiêu của việc chia làm hai khối như
vậy để dễ dàng trong việc quản lý và đẩy mạnh tinh thần hợp lực phát huy tinh thần của


phương châm “Sáng tạo – Hợp tác – Khác biệt” giữa các phịng ban nhất là trong khối
kinh doanh.
2.1.4. Tình hình hoạt động KD của Trung tâm
Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh theo doanh thu năm 2015 như sau: Dịch vụ GTGT
chiếm 74%, SMS trúng thưởng chiếm 17%, dịch vụ ĐPT chiếm 9%. Phân tích về tình
hình hoạt động SXKD của cơng ty, tác giả đi vào phân tích kết quả SXKD trong 3 năm từ
2013 đến 2015; trong đó Nhìn chung doanh thu trong 3 năm của trung tâm có xu hướng
tăng lên, năm 2014 có sự sụt giảm nhẹ 3% so với năm 2013 tuy nhiên đây thực chất là do
một phần doanh thu của các gói dịch vụ chuyển vùng quốc tế (khoảng 300 tỷ đồng) được
TCT cơ cấu lại tính chỉ tiêu kinh doanh cho Trung tâm viễn thơng Quốc tế vì vậy thực tế
nếu chỉ tính riêng cho các dịch GTGT và dịch vụ đa phương tiện thì doanh thu trung tâm
MVAS có sự tăng lên đáng kể. Đến năm 2015, doanh thu của trung tâm đã tăng thêm
23.6% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng doanh thu cao nhất trong toàn TCT viễn
thơng Mobifone.
2.2. Thực trạng thẩm định tài chính DAĐT tại Trung tâm DV ĐPT và GTGT
MobiFone.
2.2.1. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại Trung tâm DV ĐPT và GTGT
MobiFone.
- Khái quát về đặc điểm DAĐT và thẩm định DAĐT ngành DVVT
- Thực trạng về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định DAĐT
2.2.2. Thực trạng DAĐT tại Trung tâm DV ĐPT và GTGT MobiFone
Về hoạt động đầu tư của Trung tâm thì Trung tâm có số DAĐT trong một năm
tương đối nhiều, các dự án chủ yếu tập trung vào mảng đầu tư mua sắm các trang thiết bị
công nghệ, phục vụ cho việc vận hành các dịch vụ. Các dự án triển khai sau khi được phê
duyệt không phải tất cả đều đạt kết quả tốt nguyên nhân chủ yếu từ việc TĐDA còn sơ sài

đặc biệt là thẩm định tài chính.
2.2.2. Thực trạng thẩm định tài chính DAĐT qua nghiên cứu tình huống điển hình
tại trung tâm DV ĐPT và GTGT.
Để hiểu rõ hơn về thực trạng TĐTC DA tại Trung tâm, tác giả đã minh họa chi tiết


một dự án đã thực hiện thẩm định tại Trung tâm đó là dự án “Trang bị tính năng mới cho
hệ thống phân phối VAS (mSocial).”. Qua phân tích các nội dung đã thẩm định trong dự
án, tác giả đã rút ra được những kết quả đã đạt được trong hoạt động TĐTC DA tại Trung
tâm như sau:
Đội ngũ CBTĐ cũng luôn phấn đấu, nỗ lực nghiên cứu học hỏi từng bước nâng cao
trình độ chun mơn; Việc xác định nguồn gốc, căn cứ các số liệu đầu vào của dự án như
giá cả vật tư, vật liệu, giá thành các chi phí phát sinh…. được CBTĐ đặc biệt quan tâm
chú trọng; Sự phù hợp trong bố trí các nguồn vốn huy động cho dự án được đảm bảo; Kết
quả của TĐTC DA thể hiện ở chất lượng các dự án đã thực hiện và cụ thể hơn thể hiện ở
kết quả kinh doanh của Trung tâm.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong hoạt động TĐTC DA của Trung tâm
cịn nhiều hạn chế là:
- Quy trình TĐTC DA chưa thực hiện hết các bước yêu cầu
- Tổ chức bộ máy thẩm định chưa hoàn chỉnh
- Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của DAĐT cịn sơ sài
- Qua TĐTC DA chưa phát hiện và dự báo được các xu hướng, các rủi ro liên quan
đến quá trình đầu tư dự án
- Thời gian thẩm định cịn dài và chi phí thẩm định tăng
Qua tìm hiểu, tác giả đã rút ra được các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên:
Nguyên nhân chủ quan: Lãnh đạo Trung tâm chưa đề cao cơng tác TĐTC DA;
Trình độ của CBTĐ tài chính chưa cao; Cơng tác tổ chức phịng ban chưa hợp lý; Quy
trình và nội dung TĐTC DA đang trong q trình hồn thiện; Khâu thu thập thơng tin cịn
yếu, thơng tin thu thập chưa được đầy đủ và đa dạng
Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế Việt Nam khơng ổn định, đang trong thời kỳ chuyển đổi, cịn nhiều biến
động; các quy định của Nhà nước hiện nay cịn thiếu rõ ràng, thường xun sửa đổi gây
khó khăn không nhỏ cho công ty; TĐTC DA lại là một lĩnh vực mới chưa được các cấp,
các ngành quan tâm; các cơ quan quản lý dự án chưa quan tâm tới chất lượng TĐDA;
hiện nay vẫn chưa có một hệ thống chỉ tiêu cho từng ngành làm căn cứ; do ảnh hưởng của


các doanh nghiệp nhà nước khác. Hoạt động TĐTC DA của các doanh nghiệp nhà nước
thường đơn giản, sơ sài.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DAĐT TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐPT VÀ GTGT MOBIFONE – TCT
VIỄN THÔNG MOBIFONE.
3.1. Định hƣớng hoạt động SXKD của Trung tâm và quan điểm về hoàn thiện
hoạt động thẩm định tài chính DAĐT.
3.1.1. Định hướng HĐKD và mục tiêu của Trung tâm.
3.1.2. Chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn và quan điểm về thẩm định tài
chính DAĐT.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định tài chính DAĐT tại Trung tâm
DV ĐPT và GTGT MobiFone.
3.2.1 Thay đổi nhận thức, tư duy từ phía lãnh đạo Trung tâm đối với hoạt động
TĐTC DA: Ban lãnh đạo cùng phối hợp với CBTĐ để có những định hướng cơng tác,
cùng tháo gỡ khó khăn, theo dõi sát sao hơn nữa hoạt động thẩm định, có thể đóng góp
bổ sung thêm ý kiến về quyết định đầu tư cho dự án, quy mô của dự án. Ban lãnh đạo
nghiên cứu tổ chức lại bộ máy, thành lập một phòng ban chuyên về đầu tư và TĐDA để
đảm bảo tính chuyên mơn hóa trong các hoạt động của Trung tâm.
3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng cán bộ TĐDA: Bố trí cán bộ phù
hợp với năng lực, chun mơn, kinh nghiệm là nhân tố quyết định đến chất lượng thẩm
định. Vì vậy, từ cán bộ nghiên cứu đầu tư đến CBTĐ phải năng nổ nhiệt tình, tháo vát, ưa
học hỏi, tìm tịi cái mới, ln ln trau dồi nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật các
thông tin về các phương án thẩm định mới. Tăng cường học hỏi các đơn vị bạn trong

cùng ngành hay cùng lĩnh vực.
3.2.3. Cơ cấu lại TCQL bộ phận thẩm định:“tổ chức và điều hành thẩm định phải
hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra. Việc tổ
chức và phân công hợp lý, khoa học trong quy trình TĐTC DA sẽ hạn chế được rất nhiều
những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp, phát huy được mặt
tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm


về mặt thời gian.”
3.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin: Thơng tin thu thập phục vụ cho q trình thẩm
định đảm bảo thơng tin chính xác, đầy đủ và kịp thời; Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các
phòng nghiệp vụ.
3.2.5. Hồn thiện, cải tiến nội dung, quy trình, phương pháp TĐTC DA, cụ thể: tìm
thêm nguồn tài trợ, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, PP,
PI; phân tích rủi ro của dự án thơng qua phân tích độ nhạy.
3.3. Kiến nghị, đề xuất:
Đối với ngân hàng: giảm bớt một số thủ tục rườm rà không cần thiết, ưu tiên
khách hàng lâu năm, có uy tín với ngân hàng cũng như trên thị trường, ưu tiên các khách
hàng có tài khoản tại ngân hàng. Có thể tạo điều kiện cho các dự án bằng một số điều
kiện mở. Ngân hàng nên xây dựng mơ hình TĐDA cho vay theo lĩnh vực ngành nghề từ
đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với các khoản vay phù hợp với định hướng và
chiến lược kinh doanh của mình.
Đối với cơ quan cấp trên có thẩm quyền: Sự quan tâm hơn của các cơ quan cấp
trên thuộc thẩm quyền nhà nước như UBND thành phố trong việc giao đất hoặc cho thuê
đất với giá ưu đãi để khuyến khích đầu tư kinh doanh; Chú ý đến TĐTC DA tại các
doanh nghiệp. Tạo điều kiện bồi dưỡng CBTĐ, phổ biến những quy định mới trong công
tác thẩm định; Ban hành các hệ thống chuẩn mực, các phương pháp, chỉ tiêu thống nhất
để các doanh nghiệp tiến hành theo một khuân mẫu chung đồng thời các cơ quan quản lý
cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý, ngân hàng cũng dễ đánh giá các dự án hơn.




×