Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh nghệ an (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.95 KB, 7 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Mục tiêu của Luận văn
Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức kiểm toán
nội bộ trong Ngân hàng thương mại kết hợp với phân tích thực trạng tổ chức kiểm toán
nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Nghệ An để đưa ra ý kiến đánh giá về
thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện tổ chức kiểm tốn nội bộ tại
đơn vị. Với mục tiêu chung đó, luận văn đã xác định rõ những mục tiêu nghiên cứu cụ thể
cần phải thực hiện bao gồm:
- Nghiên cứu lý luận về tổ chức KTNB trong Ngân hàng thương mại từ đó thấy
được sự cần thiết của KTNB.
- Phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại ACB CN Nghệ An.
- Thảo luận, đánh giá về thực trạng tổ chức KTNB của đơn vị từ đó đề xuất một số
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tại đơn vị.

2. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu theo các
nội dung sau: Thứ nhất, Lý luận về kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại. Thứ
hai, Phân tích thực trạng tổ chức kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Nghệ An. Thứ ba, đánh giá ưu, nhược điểm từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện tổ chức KTNB tại ACB CN Nghệ An.
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là hoạt động KTNB và tổ chức bộ máy
KTNB trong ACB CN Nghệ An.
Luận văn tập trung vào nghiên cứu KTNB trong ngân hàng ACB CN Nghệ An với
phạm vi khảo sát và số liệu của đơn vị cùng với bộ phận KTNB trong năm 2010-2013.

3. Phương pháp nghiên cứu


Chương 2 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp tương
quan để tìm ra bản chất, vai trò, chức năng, đặc điểm cơ bản của NHTM và kiểm toán nội
bộ trong NHTM.


Chương 3, Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu để khảo sát những tài liệu có tính
trọng yếu, từ đó sử dụng phương pháp phỏng vấn những người có liên quan để khái quát
thành những luận điểm rõ ràng, dễ hiểu. Trên cơ sở đó Luận văn sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận về thực trạng KTNB tại đơn
vị.
Chương 4, Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải để đưa ra
các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện KTNB tại đơn vị.

4. Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu lý luận, luận văn đi vào phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại
Ngân hàng TMCP Á Châu CN Nghệ An.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới ở miền Trung, ACB CN Nghệ An được thành
lập vào ngày 25/02/2010 và có danh mục sản phẩm, dịch vụ rất đa dạng như: huy động
vốn từ dân cư và tổ chức; cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng,…; dịch vụ và
kinh doanh ngoại hối. Tuy được thành lập đúng vào thời điểm khó khăn của nền kinh tế
nói chung và của ngành tài chính nói riêng nhưng ACB CN Nghệ An vẫn được xem là
chi nhánh hoạt động hiệu quả trong toàn hệ thống.
Ban KTNB của ACB được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc và
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát như sơ đồ 3.2. Như vậy, kiểm toán viên tại
chi nhánh Nghệ An chịu sự điều hành nghiệp vụ trực tiếp của Trưởng ban KTNB theo hệ
thống dọc, thêm nữa bộ phận này được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi
phối hay can thiệp khi thực hiện việc kiểm tốn.
Quy trình KTNB tại ACB Nghệ An được chia thành sáu bước: Lập kế hoạch
KTNB; Chuẩn bị số liệu và tài liệu; Thực hiện KTNB; Lập báo cáo kiểm toán và ý kiến
của kiểm toán viên; Theo dõi sau kiểm tốn; Đánh giá cơng việc kiểm tốn.


Đại hội đồng
cổ đơng
Ban Kiểm sốt

Hội đồng
Quản trị

Ban Tổng Giám
đốc

Trưởng Ban
KTNB
Phó Ban KTNB

BP
Kiểm
tốn
khu
vực

Ban Giám đốc
chi nhánh

Bộ
phận
Vi
tính

BP Lập
báo cáo,
theo dõi,
phân
tích,
tổng hợp

sau báo
cáo

BP
Hành
chính,
văn
thư
lưu
trữ,
cung

BP
Kiểm
tốn
tại chỗ

BP
Giám
sát từ
xa

Các kiểm tốn viên nội bộ tại chi nhánh

Quan hệ chỉ đạo, điều hành
Quan hệ quản lý hành chính
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức KTNB trong Ngân hàng TMCP Á Châu
(Nguồn: Quy chế tổ chức Ban Kiểm toán nội bộ 2012)
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ. Đề cương kiểm toán phải bao gồm các
nội dung:

- Kế hoạch về thời gian để kiểm toán tại đơn vị.


- Xác định các nguồn lực cần thiết và phân cơng cơng việc để thực hiện đợt kiểm
tốn.
- Phạm vi và nội dung kiểm toán.
Bước 2: Chuẩn bị số liệu và tài liệu.
- Tổng hợp, đánh giá sơ bộ về đơn vị thông qua các số liệu được bộ phận vi tính
cung cấp.
- Tổng hợp thơng tin về q trình hoạt động của đơn vị trong các năm trước.
- Tập hợp và tham khảo các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm tốn trước đó.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ.
Bước 3: Thực hiện kiểm toán nội bộ. Kiểm tốn các nghiệp vụ sau: tín dụng, giao
dịch ngân quỹ, thanh toán quốc tế, kế toán.
Bước 4: Lập báo cáo kiểm toán và ý kiến của kiểm toán viên nội bộ. Sau mỗi đợt
kiểm tốn hồn thành, KTV phát hành một báo cáo kiểm tốn bằng văn bản có ký tên.
KTV cần thảo luận về các kết luận và kiến nghị với các cấp quản lý thích hợp trước khi
phát hành báo cáo kiểm toán cuối cùng.
Bước 5: Đánh giá cơng việc kiểm tốn. Đánh giá cơng việc kiểm tốn là một sự
nhận xét của KTV về toàn bộ đợt kiểm tốn. Lúc này việc đánh giá có chiều hướng cụ thể
và rõ ràng hơn là sau một thời gian mới được đánh giá đồng thời các bài học thu được có
thể áp dụng sớm hơn.
Bước 6: Theo dõi sau kiểm toán. Ban đầu, đối tượng được kiểm toán trả lời bằng
văn bản về những phát hiện kiểm toán và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán. KTV dùng
báo cáo kiểm toán như là bảng kiểm tra, đối chiếu từng điểm với văn bản trả lời, từ đó
KTV sẽ quyết định những vấn đề nào cần phải bàn luận hoặc làm rõ hơn đối với đối
tượng được kiểm toán và vấn đề nào cần đến đối tượng được kiểm toán để xem xét trực
tiếp.
Qua thực tiễn và đối chiếu với lý luận, Tác giả việc tổ chức KTNB tại ACB Nghệ
An đạt được một số thành tựu: Thứ nhất, Ngân hàng Á Châu đã duy trì được một mơi



trường kiểm soát khá mạnh làm tiền đề cho hoạt động KTNB. Thứ hai, ban KTNB xây
dựng được kiểm tra, kiểm tốn thống nhất cho tồn hệ thống. Thứ ba, ACB có một chính
sách đào tạo nhân viên KTNB hiệu quả. Thứ tư, các yếu kiểm tra, kiểm soát bên ngồi có
tác dụng tích cực đến việc tăng cường cơng tác quản trị, kiểm soát hoạt động, hạn chế rủi
ro và hoạt động KTNB của ACB.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: quy chế KTNB của ACB vẫn cịn chưa
hồn thiện: quy chế KTNB của ngân hàng Á Châu cịn chưa hồn thiện; hoạt động kiểm
tốn chưa áp dụng được đầy đủ các phương pháp kỹ thuật kiểm tốn; đội ngũ kiểm tốn
viên nội bộ cịn thiếu kinh nghiệm; kỹ thuật kiểm toán sử dụng phần mềm máy tính chưa
được chú trọng và sự phối hợp giữa kiểm tra, kiểm tốn với các phịng ban chức năng
chưa chặt chẽ.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: môi trường kiểm sốt cịn nhiều yếu tố
khơng thuận lợi cho cơng tác KTNB; phương pháp kiểm tốn chưa được định hướng tốt;
tính độc lập của cơng tác KTNB chỉ có tính tương đối; chưa có chương trình đào tạo cụ
thể cho nhân viên kiểm toán.
Từ những nguyên nhân trên, Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
tổ chức KTNB tại đơn vị như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quy trình kiểm tốn nội bộ, có thể gồm năm bước khép kín:
xác định rủi ro; lập kế hoạch KTNB; thực hiện KTNB; lập báo cáo KTNB; Kiến nghị,
theo dõi giám sát sau kiểm toán.
Thứ hai, xây dựng hệ thống phương pháp KTNB bao gồm các thủ tục và phương
pháp kiểm toán chi tiết như: thử nghiệm kiểm soát; thủ tục phân tích, điển hình là áp
dụng phương pháp hệ thống đánh điểm (CAMELS) để đánh giá hoạt động của đơn vị;
thử nghiệm hệ thống và thu thập bằng chứng kiểm tốn.
Thứ ba, hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. Nguyên tắc đặt ra là
hoạt động KTNB phải độc lập với hoạt động của các bộ phận chức năng khác, phải đảm
bảo tính khách quan và tính chun nghiệp. Bên cạnh đó phải nâng cao trình độ nghiệp
vụ của kiểm tốn viên nội bộ.




Thứ tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTNB.
Như vậy, Luận văn đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống Ngân
hàng thương mại và KTNB; đã nêu được thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng về
cơ cấu tổ chức, về hoạt động của bộ máy KTNB đối với hoạt động của ACB Nghệ An;
nêu rõ những ưu điểm, tồn tại và phân tích các nguyên nhân dẫn đến tồn tại của hoạt
động đó. Từ đó, Tác giả đã đề xuất năm giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTNB tại
đơn vị. Ngoài ra, Tác giả cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam, đối
với Nhà nước để KTNB hoạt động có hiệu quả hơn.
Về hạn chế của đề tài: mặc dù nghiên cứu về KTNB trong NHTM nhưng đề tài
mới tập trung giải quyết hai vấn đề cơ bản về tổ chức công tác và tổ chức bộ máy KTNB,
chưa bao quát hết các vấn đề của KTNB; các phương pháp được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu như chọn mẫu, phỏng vấn khơng tránh khỏi những sai số, phương pháp chọn
mẫu có thể dẫn đến những mẫu chọn không đại diện.
Để nghiên cứu có được kết quả thuyết phục và có ý nghĩa hơn, Tác giả đề nghị nên
mở rộng phạm vi nghiên cứu. Cần phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu
để làm rõ các vấn đề của KTNB.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu lý luận, vận dụng vào thực tiễn Ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Nghệ An, trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại và
nguyên nhân cần khắc phục, Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện
tổ chức kiểm toán nội bộ tại đơn vị. Với những nội dung đã trình bày, Luận văn đã đạt
được mục tiêu đặt ra đối với đề tài nghiên cứu. Mặc dù Tác giả đã rất cố gắng song trong
quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn khơng thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót hay những vấn đề mới phát sinh trong nội tại đơn vị cần được tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ
sung, xây dựng để Tác giả hoàn thiện hơn nữa kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn của

các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và của các bạn đọc quan tâm đến đề tài này.



×