Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam đến năm 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.4 KB, 10 trang )

i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư nước ngồi đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các nước trên thế
giới, cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Lợi ích nhất là việc bổ sung vào năng
lực vốn trong nước phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận và góp phần vào
việc phát triển kinh tế các nước.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, cần có một nguồn vốn đầu tư
rất lớn trong khi khả năng tích lũy vốn trong nước cịn nhiều hạn chế, việc thu hút
vốn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế xã hội là vấn đề mang tính chiến
lược. Hơn nữa, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cũng đang diễn ra quyết liệt giữa nước
ta và nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới nhất là các nước khu vực Đông
và Nam Âu, khu vực Đơng Nam Á với hồn cảnh tương tự, nhưng có một số mặt
lợi thế hơn ta.
Do vậy, muốn thu hút có hiệu lực dịng vốn đầu tư nước ngoài giúp cho phát
triển kinh tế trong nước, cần phải có sự thay đổi trong cách thức quản lý nhà nước.
Thích ứng với u cầu đó, học viên lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc nhằm thu hút có hiệu lực nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
Nam đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý
công của mình.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương được kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc
nhằm thu hút có hiệu lực vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc nhằm thu hút có hiệu
lực vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
Chƣơng 3: Định hƣớng, giải pháp hoàn thiện quản lý của nhà nƣớc
nhằm thu hút có hiệu lực vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam đến
năm 2020.



ii

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI
Trong chương I, tác giả tập trung làm rõ vấn đề về 1. Cơ sở lý luận và ảnh
hưởng của FDI đối với sự phát triển của nước nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
bao gồm khái niệm, ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế, các hình thức FDI, các yếu
tố ảnh hưởng đến thu hút FDI tại các nước nhận FDI; 2. Nội dung chủ yếu của quản
lý nhà nước trong hoạt động thu hút FDI gồm khái niệm, mục tiêu, nội dung quản lý
nhà nước như hoạch định chiến lược quy hoạch thu hút FDI; ban hành và tổ chức
thực hiện các chính sách thu hút vốn FDI, thực hiện các biện pháp xúc tiến đầu tư
và kiểm soát hoạt động thu hút vốn FDI.
1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch thu hút FDI:
Thông qua các công cụ, chiến lược kế hoạch để định hướng các doanh
nghiệp FDI theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Việc xây dựng chiến
lược quy hoạch cần thống nhất quan điểm, nhận thức, tiếp nhận kinh nghiệm thành
cơng của các nước có cùng điều kiện để xây dựng thể chế, tạo lập môi trường đầu tư
và kinh doanh hấp dẫn. Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính
động, khơng được khép kín mà phải có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương,
đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống
nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và
tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.
Bên cạnh đó, với tình hình hiện tại, quy hoạch khơng thể chạy theo số
lượng mà cần quan tâm đến chất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật
cạnh tranh của thị trường. Nhà nước phải xây dựng kế hoạch hiêu quả, sát với tình
hình thực tế hiện nay; cần chú trọng công tác dự báo, ̣định hướng, cập nhật thông tin
trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trước biến động của thị trường trong nước
và quốc tế.

2.Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách thu hút FDI


iii

Các chính sách thu hút FDI có thể kể đến như: Chính sách đảm bảo đầu tư,
chính sách cơ cấu đầu tư, chính sách tài chính và các cơng cụ khuyến khích tài
chính, chính sách lao động, tạo mơi trường thuận lợi cho thu hút vốn FDI.
Chính sách đảm bảo đầu tư
Trong quá trình thu hút FDI, đảm bảo sở hữu cho các nhà ĐTNN luôn là vấn
đề được đặt ra hàng đầu đối với các nước nhận đầu tư. Các nước nhận đầu tư phải
có những quy định cụ thể để đảm bảo quyền sở hữu về vốn và tài sản đầu tư của các
nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo về quyền không tước đoạt, sung công hay quốc hữu
hóa đối với tài sản hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo đền bù trong trường hợp tài
sản của nhà đầu tư bị phá hủy do xung đột khủng bố trong nội bộ nước nhận đầu tư
hoặc các thiệt hại liên quan đến rủi ro chính trị… để họ có thể n tâm khi đầu tư
Chính sách về cơ cấu đầu tư
Trong chính sách này xác định rõ những địa bàn, những ngành và lĩnh vực
mà nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư, những ngành, lĩnh vực đòi hỏi một số
điều kiện nhất định khi đầu tư và những địa bàn lĩnh vực được khuyến khích hoặc
hạn chế đầu tư.
Chính sách tài chính và các cơng cụ khuyến khích tài chính:
Chính sách thuế: thời gian miễn thuế, chính sách thuế đối với các doanh
nghiệp tại các địa bàn đặc biệt như khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu cơng nghệ
cao, khu vực đang gặp khó khăn đang được khuyến khích đầu tư. Các mức ưu đãi
tài chính, tiền tệ dành cho vốn ĐTNN trước hết phải đảm bảo cho các chủ đầu tư
tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực và
của mỗi nước để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và những nơi, những
ngành mà Chính Phủ muốn khuyến khích đầu tư.
Chính sách tiền tệ: quản lý các công cụ điều hành tiền tệ của nước phát nhận

đầu tư như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất và tỷ giá hối đoái trong một thời gian nhất
định.
Chính sách đất đai: Các chính sách về sở hữu đất đai, thời gian giao và cho
thuê đất đai, quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất, các chính sách miễn, giảm thuê


iv

đất, mặt bằng kho bãi, mặt nước, mặt biển…Các chính sách đất đai đi liền với các
chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này.
Chính sách lao động:
Các chính sách về việc phát triển lực lượng lao động để đáp ứng như cầu về
số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp ĐTNN, quy định việc thiết kế các
chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngồi bằng lao động trong nước.
Tạo mơi trường thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi:
Mơi trường chính trị:
Một mơi trường chính trị ổn định với thể chế pháp lý hoàn thiện là một trong
những ưu tiên của các nhà ĐTNN khi xem xét đầu tư tại một đất nước khác.
Môi trường pháp lý
Hệ thống pháp luật kinh doanh, hành chính khoa học, hiệu quả và rõ ràng
giúp các nhà ĐTNN thuận tiện hơn trong việc áp dụng và thực hiện đúng quyền và
nghĩa vụ của mình đối với nước nhận đầu tư.
Chính sách cải cách hành chính trong thẩm định và cấp giấy phép đầu tư,
giảm bớt các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư. Thực hiện giảm dần thời gian
thẩm định và cấp giấy phép.
Chính sách chống tham nhũng: Nhà nước thực hiện triệt để chính sách chống
tham nhũng trên tồn bộ hệ thống.
Quy định về quyền sở hữu trí tuệ: Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu
về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại.
Môi trường kinh doanh:

Nền kinh tế ổn định với mức lạm phát ổn định, cơ sở hạ tầng tốt là tiền đề để
thu hút các nhà ĐTNN tham gia đầu tư có chất lượng theo đúng định hướng phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết cho để các chủ
đầu tư nước ngồi có thể nhanh chóng thơng qua các quyết định và triển khai trên
thực tế các dự án đầu tư dã cam kết.
1.2.3.3. Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) có hiệu lực


v

Xúc tiến đầu tư đóng vai trị quan trọng trong thu hút đầu. Làm tốt khâu
XTÐT cũng là tiền đề quan trọng để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực với
những dự án đầu tư tốt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực thu hút đầu tư, thực
hiện thành công tái cơ cấu đầu tư.
Ở cấp quốc gia, hoạt động xúc tiến đầu tư thực hiện trên mơ hình rộng khắp
mang tính bao trùm trên tất cả các địa phương trên cả nước, các ngành nghề và
mang tính chất dàn trải.
Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư,
xây dựng hình ảnh đất nước, xây dựng các mối quan hệ quốc tế, lựa chọn cơ hội và
mục tiêu đầu tư, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ đầu tư, đánh giá giám sát cơng tác đầu
tư.
1.2.3.4.Kiểm sốt hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi:
Mục tiêu:
Cơng tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bất
hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc
điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngồi theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng
lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu lực, khâu hậu kiểm sau
cấp phép là quan trọng nhất.

Các hình thức kiểm sốt hoạt động của các dự án, doanh nghiệp có vốn FDI:
Phân loại dự án FDI để có các biện pháp tương ứng trong quá trình quản lý
của nhà nước với dự án đầu tư nước ngoài, tăng hiệu lực thu hút những dự án thực
sự có chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi.
CHƢƠNG II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM
THU HÚT CÓ HIỆU LỰC VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2012
Chương 2 tác giả trình bày các nội dung chính sau 1) Bối cảnh thu hút FDI
tại Việt Nam giai đoạn 2008 -2012 và kết quả thu hút FDI trong năm năm qua 2)


vi

Thực trạng quản lý nhà nước nhằm thu hút vốn FDI tại Việt Nam từ 2008 -2012. 3)
Đánh giá quản lý nhà nước và nhận xét nguyên nhân của các điểm yếu cũng như
điểm mạnh của quản lý nhà nước trong thời gian qua.
2.1. Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn
2008 - 2012
2.1.1 Bối cảnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
Với việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam được coi
là tiếp tục mở cửa nền kinh tế để tiếp nhận các dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi lớn
hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2008 – 2012, tình hình kinh tế thế giới có
những biến động phức tạp, khó đốn, bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các
nước láng giềng có cùng điểu kiện nhưng lại có kinh nghiệm quản lý và thu hút vốn
FDI lâu đời hơn Việt Nam đã khiến cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngồi
vào Việt Nam có xu hướng giảm.
2.1. 2. Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012:
Trong phần này, tác giả tổng hợp số liệu thống kê về thu hút FDI trong giai
đoạn 2008 -2012 trên hai phương diện: số lượng (dự án đăng ký, số lượng giải

ngân, kết quả xuất nhập khẩu..) và chất lượng vốn FDI (so với mục tiêu phát triển
kinh tế đã đề ra của đất nước) để thấy được kết quả của hiệu lực của công tác quản
lý nhà nước đối với thu hút vốn FDI.
2.2.Thực trạng quản lý nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực FDI giai đoạn
2008 – 2012
Phần này tác giả nêu lên thực trạng công tác quản lý nhà nước: 1)Việc hoạch
định quy hoạch thu hút vốn FDI theo ngành, vùng, đối tác; 2) ban hành tổ chức thực
hiện các chính sách đối với thu hút FDI, tạo lập mơi trường thu hút đầu tư tiến dần
đến hoàn hảo và phù hợp với thơng lệ quốc tế; 3) Hồn thiện hoạt động xúc tiến đầu
tư; 4) Hoạt động kiểm soát thu hút FDI
2.3.Đánh giá quản lý nhà nước nhằm thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn
2008 – 2012:


vii

Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với thu hút FDI theo 2 tiêu chí: 1)
Tiêu chí thu hút vốn FDI trong 5 năm qua.2) Đánh giá theo nội dung quản lý nhà
nước đối với hoạt động thu hút FDI.
Nhận xét nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến kết quả trên.
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC NHẰM THU HÚT CĨ HIỆU LỰC VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ĐẾN 2020
Chương này tác giả trình bày 3 nội dung chính: 1) Quan điểm và định hướng
hồn thiện quản lý nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực FDI vào Việt Nam đến năm
2020; 2) Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với FDI; 3) Một số giải
pháp hồn thiện quản lý nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực vốn FDI cùng một số
kiến nghị của tác giả.
3.1.1.Quan điểm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào Việt Nam
đến 2020

Để thực hiện có thể thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế với mục tiêu
đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa đến năm
2020, việc thu hút FDI có hiệu lực cần theo các định hướng:
Một là, tạo bướcchuyển mạnh từ chạy theo số lượng sang chọn lọc dự án có
chất lượng với cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Hai là, tăng cường các dự án lớn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Ba là, tạo điều kiện tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với lợi ích tổng
thể của quốc gia.
Bốn là, chuyển dần thu hút FDI với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh
bằng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Muốn thực hiện tốt các định hướng trên, quan điểm về quản lý nhà nước
được hoạch định như sau:
- Thứ nhất, về hoạch định chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài: Thu hút đầu
tư nước ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ


viii

cao, công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế
biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nơng nghiệp và nơng thôn, sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, các ngành dịch vụ có giá trị gia
tăng cao, các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã
hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược, vacxim, sinh phẩm), bảo đảm môi trường
và an ninh quốc gia
- Thứ hai, về hoạch định chính sách pháp luật quản lý thu hút đầu tư FDI:
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong
một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối,
cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc
cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.

- Thứ ba, về hoạt động xúc tiến đầu tư: XTĐT có trọng tâm, trọng điểm rõ
ràng, và gắn với mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Xúc tiến
đầu tư sẽ được thực hiện theo kế hoạch, định hướng rõ ràng, tránh chồng chéo.
- Thứ tư, về quản lý nhà nước sau cấp phép: Quản lý nhà nước cần được
thiết kế để các thể chế có thể kiểm sốt và giảm khả năng độc quyền của nhà đầu tư
nước ngoài. Phát huy sức mạnh của FDI và hạn chế tác động tiêu cực mà nó mang
lại cần nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước, xây dựng môi trường cạnh
tranh bình đẳng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3.1.2.Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
3.1.2.1 Hoàn thiện hoạch định quy hoạch chiến lược thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam: vào các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao,
sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ
tầng, tạo điều kiện nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển dịch vụ
hiện đại, tăng cường thu hút các dự án quy mơ lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao,
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng,
phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ, khuyến khích các dự án công
nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất, lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín


ix

đầu tư phát triển thị trường tài chính, chú trọng đến các dự án có quy mơ vừa và nhỏ
phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.
3.1.2.2 Hoàn thiện đường lối chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi, xây dựng mơi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh minh bạch tại Việt
Nam
Xây dựng pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, ổn định, tạo
điều kiện thuận lợi hơn, định hướng lâu dài ngày càng phù hợp hơn với thông lệ
quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực của các tổ chức tồn

cầu hóa như WTO, Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN….
3.1.2.3 Hồn thiện pháp luật về XTĐT và công tác xúc tiến đầu tư nước
ngồi
Cơng tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được
điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho
công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này.
3.1.2.4 Hồn thiện việc đổi mới cơng tác kiểm tra giám sát, tăng hậu kiểm
đối với các dự án FDI
Cơng tác kiểm tra đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động kiểm tra gắn với mục
đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả theo quy định
của pháp luật. Tránh tình trạng lạm dụng kiểm tra để gây nhũng nhiễu làm giảm uy
tín và hiệu lực của quản lý nhà nước gây e ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài
3.2.Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc nhằm thu hút có hiệu
lực vốn FDI vào Việt Nam đến 2020.
Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực vốn FDI
vào Việt Nam đến 2020 được tác giả chia làm các nhóm giải pháp lớn như giải pháp
về chiến lược quy hoạch thu hút FDI, nhóm giải pháp về ban hành và thực hiện
chính sách thu hút FDI, nhóm giải pháp về tạo môi trường đầu tư nhằm thu hút
mạnh mẽ FDI, nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, kiểm soát các hoạt động thu hút


x

đầu tư cùng một số các giải pháp khác. Tác giả cũng nêu một số kiến nghị thực hiện
giải pháp.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế sau suy thoái và hướng tới một
xã hội ngày càng tiến bộ văn mình, Việt Nam đã và đang rất cần sự hỗ trợ về vốn,
công nghệ và kỹ năng quản lý từ hoạt động FDI.

Với việc tăng cường quản lý nhà nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế chính trị toàn cầu từ 2008 đến nay,
Việt Nam đã tạo nên được những bước tiến quan trọng trong hoạt động quản lý
nhà nước nhằm thu hút có hiệu lực dịng vốn FDI vào phục vụ cho việc phát triển
kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước bao gồm: Xây
dựng chiến lược quy hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; Xây dựng hệ
thống chính sách, pháp luật thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng hoạt
động xúc tiến đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý FDI và xây dựng quy trình thanh
kiểm tra các dự án FDI.
Từ những nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn trong hoạt động
quản lý nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có hiệu lực, luận
văn trình bày những thành tựu quản lý nhà nước trong thu hút có hiệu lực vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, xác định định hướng thu hút vốn FDI trong
giai đoạn tới. Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo thế và lực của thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở nước ta trong giai đoạn tới.



×