Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần evarpia việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.31 KB, 9 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong mơi trường kinh doanh đầy biến động và có những cạnh tranh khốc liệt, mỗi
doanh nghiệp đều đang nỗ lực tạo dựng cho mình hình ảnh thương hiệu đi sâu vào long
người tiêu dùng và bên cạnh đó cũng tạo sự gắn bó làm nên sức mạnh nội tại cho doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố có thể đáp ứng được
những mong muốn này của doanh nghiệp. Môi trường văn hố của doanh nghiệp có ý
nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và
việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một
cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ
sở đó hình thành tâm lý chung và lịng tin vào sự thành cơng của doanh nghiệp. Do đó nó
xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của
mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động,
tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh
nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái,
sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp được các chủ thể bên ngồi cảm nhận và đánh
giá.
Văn hố doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều
thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý
thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hố tạo nên một cam kết
chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ
chức đó, văn hố tạo nên sự ổn định của tổ chức:
Chính vì vậy có thể nói rằng văn hố như một chất keo kết dính các thành viên
trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng
các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hố tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu
của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong
tổ chức.
Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam là cơng ty có vốn đầu tư Hàn Quốc được


thành lập từ năm 1993 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Trong quá
trình phát triển cơng ty cũng đã xây dựng được hình ảnh và được nhiều người tiêu dùng


biết đến với thương hiệu chăn ga Everon. Tuy nhiên trong thời gian gần đây yếu tố văn
hóa doanh nghiệp của cơng ty đã khơng cịn tạo được nét riêng trên thị trường và văn hóa
doanh nghiệp bị lãng quên dần không được chú trọng phát triển như thời gian trước. Tác
giả đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Everpia
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Mục đích bài viết nhằm tìm hiểu văn hóa hiện tại
của Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam, từ đó có sự đánh giá và đưa ra những đề xuất
góp phần xây dựng và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp của Everpia. Tác giả mong muốn
rằng những đóng góp của mình để hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Văn hóa kinh doanh đã được các học giả trên thế giới nghiên cứu từ những năm
1970 với các thuật ngữ về văn hóa như: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, văn
hóa cơng ty, văn hóa tổ chức. Một số cơng trình nổi tiếng về văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của các tác giả khác nhau như: Edgar Schein, G
Hofstede, Gold K.A, Denision,...Các nghiên cứu đã chỉ rõ nguồn gốc của văn hóa doanh
nghiệp đồng thời đưa ra những khái niệm, vai trị, các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp.
Tại Việt Nam vai trị to lớn của văn hóa doanh nghiệp cũng được xã hội ghi nhận
và chú trọng phát triển, văn hóa doanh nghiệp cịn gắn nhiều với nội dung văn hóa kinh
doanh quốc gia. Những cơng trình nghiên cứu trong nước về văn hóa doanh nghiệp là tài
sản kế thừa và phát triển thêm từ những nghiên cứu có trước đó trên thế giới.
Một số tác phẩm nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp được tác giả sử dụng làm
nền tảng cho lý thuyết luận văn : “Giáo trình văn hóa kinh doanh” của PGS.TS Dương
Thị Liễu (2012), “Đạo đức kinh doanh và văn hóa cơng ty” của PSG.TS Nguyễn Mạnh
Quân (2011). Ngoài ra tác giả cũng tham khảo một số luận văn trước đây về văn hóa
doanh nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
Trong nơi dung những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp tác giả đã
trình bày hai nội dung chính: lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp, các mơ hình đo lường
văn hóa doanh nghiệp.


Một số định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp:

“Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên
trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các
vấn đề với mơi trường xung quanh”. (Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo - Edgar H.
Schein, 2004)
“Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm
và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp
và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp” (Giáo trình Văn hóa kinh doanh –
PGS.TS Dương Thị Liễu, 2010)
“Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ
đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng
thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành
viên”. (Chuyên đề đào tạo văn hóa doanh nghiệp - PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, 2012)
“Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen
và truyền thống, những những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối
với một tổ chức đã biết”. (Tổ chức lao động quốc tế - ILO)
Văn hóa doanh nghiệp có vai trị: giúp định hình tính cách doanh nghiệp, tạo môi
trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng, giữ chân và thu hút nhân tài, Tạo dựng
lòng tin và thu hút các khách hàng và đối tác, phát huy chiến lược phục vụ cho tầm nhìn.
Trong nội dung luận văn tác giả trình bày một số mơ hình đo lường văn hóa doanh
nghiệp hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới: mơ hình đánh giá văn hóa doanh
nghiệp OCAI, mơ hình văn hóa Trompenaars, mơ hình văn hóa định hướng kết quả cao
Denison.
Mơ hình văn hóa doanh nghiệp OCAI là mơ hình bảng hỏi 6 câu và mơ hình bảng
hỏi 24 câu (Cameron & Quinn, 2006). Tuy nhiên hiện tại mơ hình bảng hỏi 6 câu vẫn
đang được sử dụng phổ biến hơn trong việc đo lường văn hóa doanh nghiệp. Mục đích của
OCAI là để đánh giá 6 khía cạnh quan trọng của VHDN gồm: Đặc điểm nổi trội (Dominant
Characteristics); Tổ chức lãnh đạo (Organizational Leadership); Quản lý nhân viên
(Management of Employees); Chất keo kết dính của tổ chức (Organization Glue; Trọng



tâm chiến lược (Strategic Emphases); Tiêu chí của sự thành công (Criteria of Success).

Hiện tại

Mong muốn

Trompernarss và cộng sự thực hiện nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp từ quan
điểm nền tảng của các khác biệt văn hóa. Nghiên cứu được thực hiện trên 50 quốc gia với
số người tham gia là hơn 10 000 người. Ông cho rằng mọi nền văn hóa đều tự phân biệt
nó với các nền văn hóa khác bằng cách chọn những phương án giải quyết riêng đối với
các tình huống khó xử. Ơng cho rằng các khác biệt này chủ yếu dựa trên 3 nhóm vấn đề:


Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa con người với con người.



Liên quan đến thời gian.



Liên quan đến mơi trường.

Từ ba nhóm vấn đề nêu trên, ơng đã phát triển ra 7 phương diện chính của văn hóa: chủ
nghĩa phổ biến và chủ nghĩa đặc thù, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng đồng, trung
lập và cảm xúc, cụ thể và phổ biến, thành tích và quy gán, thái độ với thời gian, thái độ
với môi trường.
Qua nghiên cứu và khảo sát với hơn 5.000 tổ chức trên thế giới, mơ hình Denison đã
chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với sự tăng trưởng doanh thu, tỷ suất
lợi nhuận ròng trên tài sản hiện có (ROA), lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng

của nhân viên và khách hàng,… Kết quả của nghiên cứu mang tính tồn cầu này đã đưa ra 4


nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơng ty, bao gồm: Sứ mệnh,
tính nhất quán, sự tham gia và khả năng thích ứng. Bốn nhóm yếu tố tương ứng với 12 giá
trị cơ bản. Từ đó xây dựng nên một mẫu phiếu điều tra với 60 câu hỏi nhằm khảo sát hành vi
và ý kiến của các thành viên trong công ty về VHDN. Tổng hợp câu trả lời thu được từ cuộc
khảo sát sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể về thực trạng VHDN và ảnh hưởng của VHDN
đến hiệu quả hoạt động của cơng ty đó.

Trong phạm vi luận văn, người viết chọn mơ hình Denison làm cơng cụ phân tích
với mong muốn đo lường mức độ thấm nhuần những giá trị văn hóa của Everpia đối với
từn cán bộ cơng nhân viên. Với những định hướng phát triển đạt kết quả cao trong tương
lai được ban giám đốc đề ra, kết quả đo lường theo mơ hình Denison sẽ đưa ra được định
hướng những điểm cần điều chỉnh để văn hóa doanh nghiệp góp phần đạt được mục tiêu
kinh doanh.
Tác giả đã tiến hành quan sát thực tiễn những biểu hiện hữu hình văn hóa doanh
nghiệp tại Cơng ty và đo lường văn hóa doanh nghiệp bằng bảng hỏi Denison có chọn


lọc. Qua nghiên cứu nhận thấy:
- Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam đang hướng đến văn hóa doanh nghiệp định
hướng kết quả cao (thể hiện ở những kết quả cao về kết quả tài chính, tăng trưởng thị
trường, sự hài lịng của khách hàng)
- Các yếu tố hữu hình trong văn hóa doanh nghiệp: cơng ty chưa tạo được màu sắc
và cách bài trí đặc trưng, quy chuẩn văn hóa chưa được xây dựng, chưa có phương thức
truyền tải văn hóa doanh nghiệp hiệu quả tới tồn thể cán bộ công nhân viên.
- Những điểm mạnh, điểm cần khắc phục theo bốn nhóm yếu tố mơ hình Denison:
+ Điểm mạnh
Sứ mệnh

Qua quá trình nghiên cứu tác giả thấy đây là điểm mạnh nhất của công ty Cổ phần
Everpia. Đội ngũ cơng nhân viên cảm thấy tự hào vì được làm việc trong môi trường
Everpia được đầu tư của nước ngoài, lịch sử hoạt động lâu, đội ngũ lãnh đạo có năng lực,
có tầm nhìn xa trơng rộng, quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo công bằng
và minh bạch.

Khả năng tham gia
Như tác giả đã trình bày về sự trao quyền cho nhân viên tại Everpia được theo dõi
chặt chẽ trong hệ thống do đó trong cơng ty ít khi có sự lạm dụng hoặc gian lận kinh
doanh hoặc tài chính.
Năng lực của nhân viên được nhìn nhận là một lợi thế, mơi trường khuyến khích
sự sáng tạo tại một số bộ phận đặc thù cũng giúp cho nhân viên cảm thấy hứng thú hơn
đối với công việc.
Sự thống nhất chặt chẽ trong nội bộ mỗi bộ phận giúp hoạt động sản xuất luôn đạt
được chỉ tiêu về số lượng đã đề ra.
Khả năng thích ứng


Cơng ty cổ phần Everpia có tính thích ứng cao đối với môi trường. Trong môi
trường kinh doanh đầy biến động công ty vẫn luôn đảm bảo ổn định sản xuất đảm bảo
quyền lợi cho người lao động đầy đủ. Mặt khác hoạt động sản xuất của công ty cũng
không ngừng tạo ra những sản phẩm mới tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, kiểu dáng
thiết kế và mẫu mã sản phẩm ngày càng được công ty chú trọng để nâng cao tính thẩm
mỹ phù hợp với thị hiếu.
Tính nhất qn
Mơ hình hoạt động của Everpia được tổ chức một cách chặt chẽ, tuân thủ theo các
quy trình. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi cá nhân và phòng ban được phân định rõ ràng.
Mức lương thưởng được trả tương xứng với vị trí cơng việc, trách nhiệm cơng việc, giá
trị cống hiến và thâm niên công tác.
+ Những điểm cần khắc phục

Sứ mệnh
- Thương hiệu của doanh nghiệp chưa tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng
- Everpia còn chưa xây dựng được hệ thống giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và
chưa có những định hướng chiến lược cho văn hóa doanh nghiệp.
- Phần lớn cán bộ cơng nhân viên chưa có nhận thức hoặc chưa có nhận thức đầy
đủ về tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh
Khả năng thích ứng
- Cơng ty đã có những chú trọng nhất định trong hoạt động sáng tạo, tuy nhiên
hoạt động sáng tạo cải tiến và ý tưởng mới chỉ dừng lại ở nhóm bộ phận, chưa có sự lan
tỏa rộng rãi.
- Ý kiến khách hàng được coi là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất sản
phẩm, tuy nhiên ý kiến khách hàng chưa được tổng hợp hệ thống
Tính nhất qn
- Bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp chưa thực sự thể hiện rõ
- Công ty chưa có những chính sách về văn hóa doanh nghiệp


Khả năng tham gia
- Hoạt động đào tạo phát triển chưa được chú trọng
- Môi trường làm việc chưa đạt được sự đồng thuận cao, tính liên kết giữa các bộ
phận còn yếu
- Thương hiệu của doanh nghiệp chưa tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng
- Everpia còn chưa xây dựng được hệ thống giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và
chưa có những định hướng chiến lược cho văn hóa doanh nghiệp.
- Phần lớn cán bộ cơng nhân viên chưa có nhận thức hoặc chưa có nhận thức đầy
đủ về tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh
Từ những phân tích đánh giá ở trên tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn
thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam như sau:
-


Hồn thiện thể chế hóa về văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty

-

Phát huy những điểm mạnh sẵn có của cơng ty về văn hóa doanh nghiệp

-

Đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp hơn nữa để tạo dấu ấn sâu rộng hơn

trên thị trường
-

Hoàn thiện hệ thống giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp và có những gợi ý về định
hướng chiến lược cho văn hóa doanh nghiệp.

-

Đưa ra hướng giải pháp nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ về tầm nhìn, sứ
mệnh, triết lý kinh doanh

-

Đề xuất các biện pháp nhằm khuyến khích sự sáng tạo nhiều hơn và đồng bộ
hơn ở tất cả các bộ phận

-

Nâng cao tính hệ thống trong hoạt động thu nhận ý kiến khách hàng


-

Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo tại công ty

-

Đề xuất các biện pháp nhằm tăng tính liên kết giữa các bộ phận

-

Đễ xuất biện pháp tuyên truyền hiệu quả về tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh
doanh của công ty


Là một nhân viên công tác tại Công ty Cổ phần Everpia Việt Nam, tác giả lựa
chọn đề tài: “ Hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Cổ phần Everpia Việt Nam”
với mong muốn nhìn nhận đúng về thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị, qua đó hy
vọng sẽ góp phần hồn thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và sức cạnh tranh trên thị trường.



×