Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoạt động thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế nguồn vốn ngân sách nhà nước của thanh tra chính phủ thực trạng và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.3 KB, 10 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Việc mua sắm TTBYT đã góp phần quan trọng trong việc tạo cơ sở vật chất
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập; nâng cao tay nghề của đội ngũ y, bác sĩ;
TTBYT có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và chất lượng chẩn đoán, khám, chữa
bệnh cho nhân dân. Bên cạnh những mặt tích cực mà việc mua sắm TTBYT mang
lại, việc mua sắm TTBYT cịn có nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm.
Để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh tra việc mua sắm TTBYT do Vụ III thuộc TTCP thực hiện, góp phần
phịng ngừa, phát hiện các tồn tại, hạn chế, vi phạm trong việc mua sắm TTBYT,
làm lành mạnh hóa việc mua sắm TTBYT, Tác giả chọn Đề tài “Hoạt động thanh
tra việc mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn NSNN của TTCP - Thực trạng và giải
pháp”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Thực tế, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu, học giả nào và
chưa có bất cứ đề tài nào nghiên cứu về hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT
bằng nguồn vốn NSNN của TTCP nói riêng và hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT nói chung. Chính vì vậy đề tài “Hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT bằng nguồn vốn NSNN của TTCP - Thực trạng và giải pháp” sẽ có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra việc
mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn NSNN của TTCP; phân tích thực trạng hoạt
động thanh tra việc mua sắm; nêu ra các kết quả đạt được, các hạn chế, nguyên
nhân của các hạn chế; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT.
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài là hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng
nguồn vốn NSNN của Vụ III thuộc TTCP giai đoạn 2012 - 2015.




5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lịch sử kết
hợp với phương pháp logic; các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tình hình cơng tác hàng năm của
TTCP và các KLTT, Thông báo KLTT.
6. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra việc mua
sắm TTBYT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước của Vụ III thuộc TTCP
Chương 3: Giải pháp đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT
bằng nguồn vốn NSNN của Vụ III thuộc TTCP trong thời gian tới
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA VIỆC
MUA SẮM TTBYT BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh tra
1.1.1. Khái niệm về hoạt động thanh tra
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý của chủ thể quản lý đối với
đối tượng quản lý nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chính
sách, pháp luật, chế độ của Nhà nước và các quy định, quyết định của các cơ quan,
tổ chức.
1.1.2. Mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục
đích thanh tra như sau: “Mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp

luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân”
Điều 4, Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định nguyên tắc của hoạt động thanh


tra như sau: “tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; khơng làm cản trở hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là ĐTTT”.
1.1.3. Yêu cầu, vai trò của hoạt động thanh tra
Yêu cầu đối với hoạt động thanh tra: phải giữ vai trò quan trọng trong việc
giúp cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; phịng
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; phải góp phần xây dựng
bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao, trong sạch; phải bảo đảm
công bằng, dân chủ, minh bạch trong đời sống kinh tế, xã hội, thúc đẩy đầu tư và
phát triển.
Vai trò của hoạt động thanh tra: là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước;
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước; là một phương thức
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Yêu cầu đối với hoạt động mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước
Việc mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải bảo đảm
các yêu cầu sau: Mua sắm TTBYT phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu
thầu và pháp luật có liên quan; phù hợp với trình độ tay nghề của đội ngũ y, bác sỹ,
kỹ thuật viên và năng lực quản lý, khai thác, sử dụng, vận hành của các cơ sở y tế.
1.2.2. Sự cần thiết của hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước

Hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT là hoạt động xem xét, đánh giá,
xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của TTCP đối với việc mua sắm
TTBYT của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sự cần thiết của hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước thể hiện ở vai trò của hoạt động thanh tra: Giúp Bộ Y tế, các
sở y tế, các cơ sở y tế nhìn nhận, đánh giá về hoạt động mua sắm TTBYT của
mình; chỉ rõ những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong việc mua sắm
TTBY; phòng ngừa, răn đe, xử lý các vi phạm.
1.2.3. Hiệu lực và hiệu quả thanh tra việc mua sắm TTBYT


Hiệu lực trong hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT được hiểu là việc
đạt được mục đích của hoạt động thanh tra thông qua việc ĐTTT thực thi một cách
nghiêm túc các quyết định, KLTT. Hiệu lực với ý nghĩa là tính quyền lực nhà nước
của các quyết định, KLTT được thực hiện. Hiệu quả và hiệu lực hoạt động thanh
tra việc mua sắm TTBYT có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau.
1.3. Nội dung hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT
Nội dung hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bao gồm: Thanh tra các
nội dung liên quan đến lập dự án, quyết định đầu tư mua sắm TTBYT. Thanh tra
việc huy động, bố trí, sử dụng nguồn vốn đầu tư cho dự án mua sắm TTBYT.
Thanh tra công tác lập, thẩm định kế hoạch đấu thầu, phê duyệt, đăng tải kế hoạch
đấu thầu mua sắm TTBYT. Thanh tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt, phát
hành HSMT, thông báo mời thầu mua sắm TTBYT. Thanh tra công tác mở thầu,
đánh giá HSDT, thẩm định kết quả đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, thương
thảo, ký kết hợp đồng. Thanh tra cơng tác bàn giao, nghiệm thu, thanh tốn khối
lượng hồn thành. Thanh tra việc quản lý, sử dụng TTBYT.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT
1.4.1. Những nhân tố liên quan đến cơ chế, thể chế, luật pháp
Quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi hoạt động của

TTCP; mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT của
các cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước với TTCP; cơ chế trách nhiệm và chế
tài xử lý các chủ thể tham gia vào việc mua sắm TTBYT; quy định về quy trình và
phương pháp thanh tra việc mua sắm TTBYT.
1.4.2. Những nhân tố liên quan đến tổ chức thực hiện cuộc thanh tra việc
mua sắm TTBYT
Công tác bố trí nhân sự cho Đồn TT; cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc thanh
tra; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện KLTT; tinh thần trách nhiệm và tính kiên
quyết trong việc xử lý những vấn đề tồn tại, khuyết điểm, sai phạm được phát hiện
qua hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT; năng lực và mức độ đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ thanh tra của các thành viên Đồn TT; đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh
chính trị của thành viên Đoàn TT; ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm của thành
viên Đồn TT đối với cơng việc; việc sử dụng, vận dụng các phương pháp thanh
tra.


1.4.3. Những nhân tố khác
Sự phối hợp, cộng tác, hợp tác của ĐTTT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan với Đồn TT; bối cảnh thực hiện hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT; các điều kiện về công nghệ thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt
động thanh tra và chế độ đãi ngộ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VIỆC MUA SẮM TTBYT
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA VỤ III THUỘC
THANH TRA CHÍNH PHỦ
2.1. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động
của Vụ III thuộc TTCP
2.1.1. Vị trí và chức năng
Vụ III là đơn vị thuộc TTCP, có chức năng tham mưu giúp Tổng TTCP quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các Bộ, cơ

quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi phụ trách.
2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước; trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hợp tác quốc tế, nghiên cứu
khoa học theo sự phân công của Tổng TTCP; quản lý cán bộ, công chức và tài sản
được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng TTCP; thực hiện các
nhiệm vụ khác do Tổng TTCP giao.
2.1.3. Tổ chức bộ máy, biên chế
Cơ cấu tổ chức của Vụ III gồm: Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng, các Phó Vụ
trưởng; 03 phịng trực thuộc Vụ; gồm 26 cơng chức, trong đó có 04 lãnh đạo Vụ,
05 lãnh đạo cấp phịng, 17 cơng chức khơng giữ chức vụ quản lý.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng nguồn
vốn NSNN của Vụ III thuộc TTCP giai đoạn 2012 - 2015
2.2.1. Công tác chuẩn bị thanh tra
Bao gồm các nội dung, công việc chủ yếu như thu thập thơng tin, tài liệu,
nắm tình hình về hoạt động mua sắm TTBYT; lập báo cáo khảo sát, nắm tình hình;
ban hành quyết định thanh tra; xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra trình Tổng


TTCP phê duyệt; phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu
cầu ĐTTT báo cáo; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra; chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho việc triển khai cuộc thanh tra.
Trong giai đoạn 2012 - 2015, Vụ III thuộc TTCP thực hiện 04 cuộc thanh tra
có nội dung thanh tra việc mua sắm TTBYT.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra
Từ thực tế các cuộc thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng nguồn vốn NSNN
trong giai đoạn 2012 - 2015, các đoàn thanh tra của Vụ III đã phát hiện những tồn
tại, hạn chế, vi phạm trong việc mua sắm TTBYT ở hầu hết các khâu như: lập dự
án, quyết định đầu tư mua sắm TTBYT; việc huy động vốn, bố trí, sử dụng nguồn

vốn đầu tư cho dự án mua sắm TTBY; công tác lập, thẩm định kế hoạch đấu thầu,
phê duyệt, đăng tải kế hoạch đấu thầu mua sắm TTBYT; công tác lập, thẩm định,
phê duyệt, phát hành HSMT, thông báo mời thầu mua sắm TTBYT; Công tác mở
thầu, đánh giá HSDT, thẩm định kết quả đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu,
thương thảo, ký kết hợp đồng; cơng tác bàn giao, nghiệm thu, thanh tốn khối
lượng hồn thành; cơng tác quản lý, sử dụng TTBYT.
2.2.3. Đánh giá chung về những kết quả đạt được
Tổ chức được bộ máy (Vụ III) chuyên trách chịu trách nhiệm thực hiện hoạt
động thanh tra việc mua sắm TTBYT. Về cơ bản, hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT đã tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên
quan; góp phần đảm bảo việc mua sắm TTBYT tuân thủ đúng quy định của pháp luật,
phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về mua sắm
TTBYT và pháp luật có liên quan và đã kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục; chỉ ra được các hạn chế, tồn tại, vi phạm giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
thực hiện đúng quy định của pháp luật; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về mua sắm TTBYT và pháp luật có liên quan. Kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo chấn chỉnh về cơng tác quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quản
lý nhà nước có liên quan. TTCP yêu cầu Bộ Y tế, UBND các tỉnh, các sở y tế, các cơ
sở y tế tiến hành họp kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến những tồn tại, hạn chế, vi phạm được phát hiện qua thanh tra.
2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân
a) Những hạn chế


Cơng tác xây dựng kế hoạch thanh cịn có hạn chế; việc khảo sát thu thập
thông tin, tài liệu, nắm tình hình để làm căn cứ cho việc ra quyết định thanh tra còn
hạn chế; chất lượng xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và đề cương yêu cầu
ĐTTT báo cáo chưa cao; hiệu quả hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT còn
hạn chế, chưa thực sự đạt được mục đích thanh tra; có một số nội dung còn chưa

thỏa mãn được đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là những bức xúc của dư luận cũng
như là những phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng. Việc xây dựng báo
cáo kết quả thanh tra của các thành viên Đồn TT có lúc cịn chậm, chất lượng báo
cáo còn hạn chế; việc thẩm định Dự thảo KLTT có lúc cịn chưa thực chất; việc ký
ban hành KLTT của một vài cuộc thanh tra cịn chậm; cơng tác đôn đốc, theo dõi
việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý sau thanh tra chưa thực sự quyết liệt; chưa
tổ chức thường xuyên các cuộc kiểm tra trực tiếp đối với việc thực hiện KLTT của
ĐTTT và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Nguyên nhân
Chưa thực sự quan tâm tuyển dụng các chuyên ngành hẹp và chuyên sâu như
chuyên ngành về TTBYT hoặc liên quan đến TTBYT. Việc đề xuất nội dung thanh
tra chưa trúng trọng tâm, trọng điểm; sự phối kết hợp giữa các bộ phận, đơn vị có
liên quan cịn chưa tốt. Năng lực, trình độ chuyên môn, ý thức, tinh thần trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cơng chức cịn cần phải tiếp tục được nâng cao;
tinh thần tự tìm tịi, học hỏi cịn hạn chế; việc áp dụng các kỹ năng trong hoạt động
thanh tra cịn có bất cập. Thiếu cán bộ thanh tra am hiểu sâu về TTBYT. Việc áp
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT chưa
thực sự tốt. Chưa có văn bản quy định về quy trình, nội dung thanh tra việc mua
sắm TTBYT, chưa có quy định về kiểm sốt hiệu quả thanh tra; chưa có quy định
về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức thanh tra; chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật cịn chưa hợp lý; trình độ, năng lực, kỹ năng viết báo cáo cũng cịn
hạn chế. Cơng tác đôn đốc, theo dõi việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý sau
thanh tra còn chưa quyết liệt.
2.3. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động thanh tra việc
mua sắm TTBYT của Vụ III, TTCP
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch thanh tra việc mua sắm TTBYT, công
tác chuẩn bị cho hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT; chú trọng vai trị của
Trưởng Đồn TT, các thành viên Đoàn TT; quan tâm đúng mức đến chế độ đãi



ngộ, khen thưởng, kỷ luật; trong những trường hợp cần thiết cần trưng cầu, sử
dụng ý kiến của các cơ quan, tổ chức chuyên ngành về TTBYT và nghiệp vụ đấu
thầu; coi trọng công tác trao đổi thông tin, công tác tổng kết kinh nghiệm; quan
tâm đến công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý sau
thanh tra.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA VIỆC MUA SẮM
TTBYT BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA VỤ III
THUỘC THANH TRA CHÍNH PHỦ THỜI GIAN TỚI
3.1. Phƣơng hƣớng, quan điểm đối với hoạt động thanh tra việc mua
sắm TTBYT bằng nguồn vốn NSNN của TTCP
3.1.1. Phương hướng đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT
Hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT phải có trọng tâm, trọng điểm.
Tập trung hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT đối với các sở y tế, cơ sở y tế,
dự án có nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà nước, địa phương. Khắc phục triệt để tình
trạng trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT, gây
phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ĐTTT, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan. Xác định đúng ĐTTT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan; chấp hành đúng và đề cao các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra. Đổi
mới và tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
Trưởng Đoàn TT và các thành viên Đồn TT. Coi trọng cơng tác theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý về thanh tra.
3.1.2. Quan điểm đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT bằng
nguồn vốn NSNN
Hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT phải luôn ln bám sát đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện nhiệm
vụ chính trị của TTCP, của Vụ III cũng như của toàn ngành Thanh tra; quán triệt
quan điểm là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là một khâu trong chu
trình quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; tuân thủ việc cải
cách và đơn giản thủ tục hành chính; đề cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cơng

vụ; thể hiện được tính chun nghiệp trong thực thi nhiệm vụ thanh tra; cơng khai,
chính xác, khách quan, dân chủ, kịp thời; đề cao mục đích về kinh tế, đồng thời coi


trọng mục đích chính trị, xã hội của hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT;
mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy
định của pháp luật.
3.2. Giải pháp đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, thể chế, tổ chức bộ máy
Tham mưu cho Tổng TTCP ban hành quy trình thanh tra việc mua sắm
TTBYT, quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra của công chức
thanh tra thuộc TTCP; xây dựng quy định về kiểm soát chất lượng, hiệu quả hoạt
động thanh tra; giải pháp về tổ chức bộ máy.
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến Đồn TT
Làm tốt cơng tác bố trí nhân sự cho Đồn TT; tăng cường hoạt động giám
sát đối với Trưởng Đoàn TT và các thành viên Đoàn TT. Tăng cường trao đổi
nghiệp vụ, kinh nghiệm; bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra; tăng
cường công tác chỉ đạo, điều hành của Trưởng Đoàn TT; chế độ đãi ngộ, khen
thưởng và kỷ luật phù hợp
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến KLTT, quyết định xử lý sau thanh tra
Nâng cao chất lượng của công tác xây dựng dự thảo KLTT; tăng cường công
tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý sau thanh
tra.
3.2.4. Nhóm giải pháp khác
Tự nâng cao năng lực, ý thức và tinh trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của
công chức thanh tra Vụ III; tăng cường trao đổi thông tin với Thanh tra các Bộ,
ngành có liên quan, Kiểm tốn nhà nước; trưng cầu, sử dụng ý kiến của các cơ
quan, tổ chức chuyên ngành về TTBYT và nghiệp vụ đấu thầu.
3.3. Một số kiến nghị
Kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính

trong việc thực hiện KLTT.
Kiến nghị TTCP ban hành quy trình thanh tra việc mua sắm TTBYT của
TTCP, quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thanh tra của công chức thuộc
TTCP; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT;
cơ chế trích thưởng.


Kiến nghị Tổng TTCP chỉ đạo Trường Cán bộ thanh tra rà sốt, đánh giá lại
giáo trình, tài liệu do Trường biên soạn; sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế
và yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra; cử công chức thanh tra
tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về TTBYT và hoạt động đấu thầu; ban hành
quy định về kiểm soát hiệu quả hoạt động thanh tra.
KẾT LUẬN
Với những nội dung đã trình bày và phân tích tại từng chương, Luận văn đã
đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra
việc mua sắm TTBYT; qua phân tích thực trạng hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT, Luận văn đã chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế, nguyên
nhân của những hạn chế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm; từ lý luận và thực trạng
hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT, Luận văn đã nêu ra phương hướng và
quan điểm đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm TTBYT và đã đưa ra một số
giải pháp, đề xuất một số kiến nghị đối với hoạt động thanh tra việc mua sắm
TTBYT.



×