Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHỨC DANH VĂN HÓA – XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.86 KB, 81 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
CHỨC DANH VĂN HÓA – XÃ HỘI

I-

CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ CỬA CHỨC DANH

Điều 9. Nhiệm vụ của cơng chức Văn hóa - xã hội
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du
lịch, thơng tin, truyền thơng, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy
định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du
lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
b) Thực hiện các nhiệm vụ thơng tin, truyền thơng về tình hình kinh tế - xã hội ở
địa phương;
c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng
hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao
động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ
đối với người hưởng chính sách xã hội và người có cơng; quản lý nghĩa trang liệt
sĩ và các cơng trình ghi cơng liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và
chươngtrình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục
tại địa bàn cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
PHẦN 1- SỞ LAO ĐỢNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỢI
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG


1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh) tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền
công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo
hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có cơng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phịng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản
lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.


2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng
năm; các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý
của Sở;
b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Chi cục trực thuộc Sở (nếu có);
c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó
các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phịng, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) theo quy định của pháp luật.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy
định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có
cơng và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị
trường lao động của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm;
b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về:
- Bảo hiểm thất nghiệp;
- Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới;
- Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân;
- Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thơng tin thị trường lao động;
- Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn
tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch
chuyển;


- Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động.
c) Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật;
d) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm
việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật.
5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển chọn
lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
d) Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp
đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề;
đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh;số lượng người lao động
đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng;
e) Thơng báo cho người kết thúc hợp đồng lao động nước ngoài trở về nước nhu
cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng
ký tìm việc làm;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có lien quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị
của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo thẩm quyền.
6. Về lĩnh vực dạy nghề:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển dạy nghề
ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về
dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh,
quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề;
chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh
viên học nghề theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên
và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị
dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh.


7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công:
a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thương

lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong
sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản,
doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê doanh
nghiệp;
b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp
luật.
8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo thẩm
quyền;
b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy quyền
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
9. Về lĩnh vực an toàn lao động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh;
c) Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hố đặc thù về an tồn lao
động theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức việc điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy
ra trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động tại địa phương; hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện khai báo, điều tra, lập biên bản,
thống kê và báo cáo về tai nạn lao động.
10. Về lĩnh vực người có cơng:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước đối với người có
cơng với cách mạng trên địa bàn;


b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài
tưởng niệm và các cơng trình ghi cơng liệt sỹ ở địa phương; quản lý nghĩa trang
liệt sỹ và các cơng trình ghi cơng liệt sỹ trên địa bàn được giao;
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sỹ,
thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ;
d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho
người có cơng với cách mạng;
đ) Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi
đối với người có cơng với cách mạng theo quy định;
e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử
dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh theo quy định của pháp luật.
11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:
a) Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ
xã hội;
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục tiêu
Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội;
c) Tổng hợp, thống kê về số lượng đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn
tỉnh;
d) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
12. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
a) Hướng dẫn vµ tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và
chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của Sở; xây dựng xã, phường phù hợp với
trẻ em;
c) Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các chương

trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt;
d) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy
định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
đ) Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.
13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng,
chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý; phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng
mại dâm, ma tuý tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ tái hoà nhập cộng
đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị bn bán từ nước ngồi trở về;


b) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động xã
hội (cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm, người sau cai nghiện ma
tuý) trên địa bàn tỉnh.
14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về
bình đẳng giới sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức
thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phương.
15. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra
các hội và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lao
động, người có cơng và xã hội.
16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý
theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội

theo sự phân cơng hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo
quy định của pháp luật.
18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ vàlĩnh vực lao động, người có cơng và xã
hội đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng cơ sở
dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên
môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và
nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
21. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Sở theo quy định của pháp luật.
22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có cơng và
xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thơng tin, báo cáo định kỳ và đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.


24. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức vµ mối quan
hệ cơng tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở(trừ các đơn vị thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); quản lý tổ chức, biên chế, thực
hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân
bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.

26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo
quy định của pháp luật.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và khơng q 03 Phó Giám
đốc; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khơng q 04 Phó Giám
đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về tồn bộ hoạt
động của Sở;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng
mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của
Sở;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách
chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và
Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Các tổ chức được thành lập thống nhất, gồm:
- Thanh tra;
- Văn phòng;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
Việc thành lập Phịng Tổ chức cán bộ thuộc Sở hoặc bộ phận làm công tác tổ chức
cán bộ thuộc Văn phòng Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.


b) Các tổ chức được thành lập phù hợp với đặc điểm ở địa phương:
Phịng Người có cơng; Phịng Việc làm - An tồn lao động; Phịng Lao động - Tiền

lương - Bảo hiểm xã hội; Phịng Bình đẳng giới (hoặc ghép với Văn phòng Sở);
Phòng Dạy nghề; Phòng (hoặc Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng Bảo
trợ xã hội; Phịng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (hoặc Chi cục Bảo trợ xã hội - Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em) hoặc tổ chức có tên gọi khác.
Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội được kế thừa hợp lý ở những địa phương hiện
có và đang hoạt động có hiệu quả.
Chi cục Bảo trợ xã hội - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thành lập ở những tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, nếu không thành lập Phịng Bảo trợ xã hội và
Phịng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập riêng Chi
cục Bảo trợ xã hội (nếu khơng thành lập Phịng Bảo trợ xã hội); Chi cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em (nếu khơng thành lập Phịng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em).
Chi cục thuộc Sở có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Căn cứ tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với ngành lao động, thương
binh và xã hội tại địa phương, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng, chi cục chuyên mơn, nghiệp vụ
thuộc Sở; nhưng tổng số phịng, chi cục, văn phịng, thanh tra của Sở khơng q
10 đơn vị, đối thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 12 đơn vị.
c) Các đơn vị sự nghiệp:
- Cơ sở dạy nghề;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Trung tâm giới thiệu việc làm;
- Cơ sở giáo dục lao động xã hội;
- Cơ sở điều dưỡng, chăm sóc người có cơng.
Các tổ chức sự nghiệp nêu trên và các tổ chức sự nghiệp khác (nếu có) trực thuộc
Sở do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các tổ chức sự nghiệp chuyên
ngành thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định

của pháp luật.
3. Biên chế:


a) Biên chế hành chính của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương
giao;
b) Biên chế của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định theo định mức biên chế và quy định của pháp luật.
PHẦN 2 - PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội; thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện v à
theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra
về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao
động, người có cơng và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hố thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vựclao
động, người có cơng và xã hội thuộc thẩm quyền ban hµnh của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
chương trình về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội trên địa bàn huyện sau

khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh
vực lao động, người có cơng và xã hội được giao.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã
hội theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở
bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở
trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.


6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các
cơng trình ghi công liệt sỹ.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
8. Phối hợp với các ngành, đồn thể xây dựng phong trào tồn dân chăm sóc, giúp
đỡ người có cơng và các đối tượng chính sách xã hội.
9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có cơng
và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có cơng và xã hội theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực
lao động, người có cơng và xã hội.
11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy

định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có Trưởng phịng và khơng q 03
Phó trưởng phịng.
a) Trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phịng;
b) Các Phó trưởng phịng là người giúp Trưởng phịng, chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng;
c) Việc bổ nhiệm Trưởng phịng, Phó trưởng phịng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức,


khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phịng,
Phó trưởng phịng thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế:
Biên chế hành chính của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Phần 3
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CĨ CƠNG VÀ XÃ HỘI
Trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cơng tác về lao động, người có cơng
và xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
2. Thống kê nguồn lao động của xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để cân đối
nguồn lao động, tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động.
3. Tổng hợp và quản lý đối tượng người có cơng, người hưởng chính sách xã hội
và các đối tượng khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội; kiến nghị với cấp có thẩm quyền về chính sách đối với đối tượng
thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
4. Tỉ chøc thực hiện cơng tác chi trả trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng hưởng
chính sách lao động, người có cơng và xã hội theo phân cấp hoặc ủy nhiệm của cơ
quan chức năng.
5. Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, các cơng trình ghi cơng liệt sỹ của xã (nếu có); quản
lý cơ sở nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội (nếu có); chăm sóc, ni dưỡng các
đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
6. Phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng; tiếp nhận, hỗ
trợ phụ nữ, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, là nạn nhân bị buôn
bán từ nước ngoài trở về.
7. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực
lao động, người có cơng và xã hội.
8. Quản lý hoạt động của cán bộ, nhân viên thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã làm
cơng tác lao động, người có cơng và xã hội.


9. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về lao động, người có
cơng và xã hội; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm
vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội trên địa bàn cấp xã theo quy
định.
10. Bố trí cán bộ làm cơng tác lao động, người có cơng và xã hội cấp xã trên cơ sở

quy định của pháp luật và đặc điểm của từng địa phương.

II- LĨNH VỰC VĂN HÓA – THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. LĨNH VỰC VĂN HÓA
1.1 Nghị quyết số: 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá XI) về “Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”.
A- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII, sự nghieelj xây dựng và
phát triển văn hóa, con người VN dã có chuyển biến tích cực đạt kết quả quan
trọng. Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển, nhận thức về VH của các cấp,
các ngành và toàn dân đc nâng lên. Đời sống của nhân dân ngày càng phong phú,
nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đc phát huy, nhiểu chuẩn mưc VH,
đạo đức mới đc hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng
phong phú đa dạng ; công nghệ thông tin, nhất là thơng tin đại chúng có bước phát
triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào hoạt động văn hóa đạt đ những kết quả cụ thể,
thiết thực ; phát huy đc truyền thống VH gia đình, dịng họ, cộng đồng,... XH hóa
hoạt động VH ngày càng đc mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các
thiết chế VH. Nhiều di sản VH vật thể và phi vật thể đc bảo tồn, tôn tạo; nhiều
phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiều số đc nghiên cứu, sưu tầm và phục
dựng, hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và sinh hoạt VH tâm linh của ND đc quan
tâm. Công tác QLNN về VH đc tăng cường, thể chế VH đc từng bước hồn thiện.
Đội ngũ làm cơng tác VH, văn nghệ từng bước trưởng thành, quyến tự do sáng tạo
của văn nghẹ sĩ đc tôn trọng.
Gao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, so vs
những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
thành tựu trong lĩnh vực VH chưa tương xứng, chưa đủ đẻ tác động có hiệu quả
xây dựng con người và mơi trường VH lành mạnh. Tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong XH có chiều hướng gia

tăng. Đời sống VH tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn đơn điệu; khoảng cách
hưởng thụ VH giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa vs đô thị và trong các tầng lớp
nhân dân chậm dc rút ngắn. Mơi trg VH cịn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh
, ngoại lai, trái vs thuần phong mỹ tục, tệ nạn xã hội, tội phạm có nhiều hường gia
tăng. Cịn ít nững tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ
thuật , còn một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm
chí co hại. Hoạt động lý luậ, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn
sáng tác. Việc bảo tồn phát huy giá trị di sản VH hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai


một chưa dc ngăn chặn. Hệ thóng thơng tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch
khoa học, gây lãng phí ngồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số
cơ quan truyền thơng có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tơn chỉ, mục đích. Cơ
chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quan
rlys các nguồn lực cho VH chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa cịn thiếu và yếu, có nơi xg cấp, thiếu
đồng bộ, hiệu quả sử dụng hấp. Công tác quy hoạch đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo
, quản lý VH các câp, nhất là nguồn lực chất lượng cao cịn nhiều hạn chế, bất cập.
Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa
nc ngồi đã tác động tiêu cực đến đời sống VH của 1 bộ phận nhân dân, nhất là
lớp trẻ. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây chủ yếu là do nhiều
cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lnhx vực này, lãnh đạo, chỉ đạo chưa
thật quyết liệt. Việc cụ thẻ hóa, thẻ chế óa Nghị qyết của Đảng cịn chậm, thiếu
đồng bộ và trong 1 số trg hợp thiếu khả thi. Công tác quản lý nhà nước về VH
chậm đc đổi mới, có lúc, có nơi bi xem nhẹ, thậm chs buông lỏng, kỷ luật, kỷ
cương k nghiêm. Đầu tư trong lĩnh vực chưa tương xứng mà còn dàn trải. Chưa
nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về VH để đầu tư đúng hướng có hiệu quả.
Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt dộng
trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
B-ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI

I- MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo mơi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi
người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa
trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã hội
trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc
đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.


- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và
phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp văn
hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nơng
thơn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống
cấp về đạo đức xã hội.
II- QUAN ĐIỂM

1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền
vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
2- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học.
3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người
để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con
người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: u nước, nhân ái,
nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.
4 - Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia đình,
cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố
văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
5- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trị quan
trọng.
III- NHIỆM VỤ
1- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi
dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người
Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tơn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.
Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có
thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo
đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Nâng
cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri
thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người"; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hịa tính tích cực cá nhân và tính
tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Khẳng định, tơn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá
trị cao đẹp, nhân văn.
Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân
dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật
trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ
và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng. Nâng cao thể lực, tầm
vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ
năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha
hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt
Nam.
2- Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh
Mỗi địa phương, cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải là một mơi trường văn
hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống.
Gắn kết xây dựng mơi trường văn hóa với bảo vệ mơi trường sinh thái. Đưa nội
dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục
của xã hội.
Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là
nơi hình thành, ni dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con
người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình gia đình văn hóa tiêu
biểu, có nền nếp, ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hịa
thuận, anh chị em đồn kết, thương u nhau. Xây dựng mỗi trường học phải thực
sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất,
nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời

sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân
chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ
sở; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc
tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào


"Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, với chương trình xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh. Từng bước thu
hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, giữa các giai tầng xã hội,
giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Xây
dựng, hồn thiện đi đơi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết
chế văn hóa. Tạo điều kiện để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa
cộng đồng.
Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng; khuyến
khích các hoạt động tơn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo, nhân văn,
tiến bộ, "tốt đời, đẹp đạo". Khuyến khích các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", "uống
nước nhớ nguồn", từ thiện, nhân đạo.
3- Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế
Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và
các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh. Trong đó, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tuỵ, hết lòng phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức thượng tôn pháp luật,
dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ cơng dân. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên.
Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là
trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường văn hóa
pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh

nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa doanh nhân với ý thức tơn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành
mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh
nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín
trên thị trường trong nước và quốc tế.
4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.
Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản v ă n


hóa với phát triển kinh tế - xã hội. B ảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa
tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn,
phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại
hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được
UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam.
Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; khắc phục tình trạng lạm
dụng tiếng nước ngồi. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số,
nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích
cực trong tơn giáo, tín ngưỡng.
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tịi, sáng tạo
của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật,
thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ảnh chân thật, sinh
động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Đẩy mạnh
sáng tác, quảng bá tác phẩm, cơng trình về đề tài cách mạng, kháng chiến, lịch sử
dân tộc, công cuộc đổi mới đất nước. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn
học, nghệ thuật Việt Nam.

Đổi mới phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật nhằm tập hợp, tạo
điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích nhân dân
sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Có cơ chế khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng
tác, quảng bá văn học, nghệ thuật với ý thức đầy đủ về trách nhiệm xã hội và nghĩa
vụ cơng dân của mình. Trọng dụng, tơn vinh trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên
cơ sở cống hiến cho đất nước. Chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết
thực, hiệu quả. Chú trọng công tác quản lý các loại hình thơng tin trên mạng
Internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên,
thiếu niên. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế đầu tư theo hướng
ưu tiên các cơ quan báo chí, truyền thơng chủ lực. Các cơ quan truyền thông phải
thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chủ yếu; nâng cao tính tư
tưởng, nhân văn và khoa học, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam.
5- Phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường
văn hóa
Phát triển cơng nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và
giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa,


góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát
triển.
Đổi mới, hồn thiện thể chế, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát
triển thị trường văn hóa và cơng nghiệp văn hóa.
Nâng cao ý thức thực thi các quy đ ịnh pháp luật về quyền tác giả và các quyền
liên quan trong toàn xã hội. Củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ

quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương.
6- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức
văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu
quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú
thêm văn hóa dân tộc.
Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước
ngoài trong việc tham gia phát triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng
bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chú trọng truyền bá văn hóa
Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở
Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngồi và trung
tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngồi.
Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hồn
thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt
trái của tồn cầu hóa về văn hóa.
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ
thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngồi.
IV- GIẢI PHÁP
1- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển vǎn hóa, con người
Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng,
hệ thống chính trị và tồn xã hội về vị trí, vai trị của sự nghiệp xây dựng và phát


triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương
mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để vǎn hóa, vǎn
học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng,
vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính

tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo
hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Phải coi trọng xây dựng vǎn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội
dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Vǎn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong
mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là
yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng.
2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan
điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan,
phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Điều chỉnh và hồn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa,
nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý
hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách
văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự
chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
Tăng cường cơng tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức
khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức
xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động
văn hóa.
Chủ động đấu tranh phịng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động khơng đúng tôn



chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.
3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa
học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về
chất lượng và quy mơ đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại
học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc
tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể
thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân
tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về cơng tác tại địa phương. Chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chun ngành văn hóa.
Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền
lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc
thù.
4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng
kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có
trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát
huy.
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho
phát triển văn hóa, xây dựng con người.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ
sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng cịn
khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân

tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản...
Xây dựng một số cơng trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan,
công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế
văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, cơng trình thể thao...). Tăng cường đầu tư
để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo
và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.
.
1.2 LUẬT DI SẢN 2001


Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Điều 2
Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác
định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài
và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng

nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn
xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống
dân tộc và những tri thức dân gian khác.
2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia.
3. Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa
học.
5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.


7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản
gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, mầu sắc, trang trí và những đặc điểm
khác.
9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa
phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung
về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và
xã hội.
10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập,
nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo

vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư
hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố ngun gốc vốn có của di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa,
gia cố, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm
phục hưng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ
sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
14*. Kiểm kê di sản Vh là hoạt động nhận diện, xác định giá trị, và lập danh mục
di sản VH
15*. Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sư, văn hoa, khoa học,
thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hoa, danh lam thắng cảnh.
16*. Bảo táng là thiết chế VH có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng
bày, giới thiệu di sản VH, bằng chứng, vật chứng về thiên nhiê, con người và môi
trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan
và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Điều 5*.
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu tồn dân; cơng nhận và
bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân
và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hóa được xác định theo quy định
của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 6*.


Mọi di sản văn hóa ở trong lịng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đều thuộc sở hữu tồn dân.
Điều 7*.
Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được
trong q trình thăm dị, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu tồn dân.

Điều 8
1. Mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ
nước ngồi, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.
2. Di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngồi được bảo hộ theo tập quán quốc tế
và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia.
Điều 9
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng
cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi đóng góp, tài trợ
cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ
sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Nhà nước đầu tư cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
Điều 10
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi
là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều 11
Các cơ quan văn hóa, thơng tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa trong nhân dân.
Điều 12
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của tồn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;



3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa
Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Điều 13
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành
vi trái pháp luật.
CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HĨA
Điều 14
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3. Tơn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4. Thơng báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do
mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp
thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
Điều 15
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này;

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thơng báo
kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có
nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất;
3. Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo
tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ
điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;


4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di
sản văn hóa;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 16
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau
đây:
1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;
2. Thực hiện các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di
sản văn hóa;
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi
gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di
sản văn hóa;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Điều 17
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động
nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể
nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn
hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Điều 18
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản
văn hóa phi vật thể ở địa phương để bảo vệ và phát huy giá trị.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin quy định thủ tục lập hồ sơ khoa học về các di
sản văn hóa phi vật thể.
Điều 19
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận di sản văn hóa phi vật
thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thơng tin.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội
đồng di sản văn hóa quốc gia.
Điều 20


×