Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đền Hùng để phục vụ phát triển du lịch ở Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.32 KB, 13 trang )

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề bài: Hãy lập đề cương cho một đề tài nghiên cứu
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đền Hùng để phục vụ phát
triển du lịch ở Phú Thọ


2. Lí do chọn đề tài:
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội truyền thống của người Việt, mang tầm vóc quốc gia
dân tộc để tưởng nhớ các vua Hùng đã có cơng dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng
Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội tồn thể
nhân dân Việt Nam và trong tâm thức dân gian người Việt nó mang tính thiêng liêng cao
cả. Lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành
hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chục vạn người từ khắp các nơi. Lễ hội diễn
ra tại đền Hùng, Phú Thọ vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Vì vậy cần phải đưa ra những giải pháp để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc cùng với “ Lễ Hội Đền Hùng” phục vụ phát triển du lịch
tại đây.
3.Lịch sử nghiên cứu
Đền Hùng là khu di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh
của người dân Việt Nam.Vì vậy có rất nhiều tác giả có những cơng trình nghiên cứu về
đền Hùng. Những tác phẩm này bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau sẽ cung cấp cho
chúng ta những tư liệu quý báu mà đề tài kế thừa và phát triển.
Cuốn” Hùng Vương dựng nước” tập 1, xuất bản năm 1970 gồm các bài báo cáo và tham
luận về niên đại và q trình diễn biến văn hóa thời kỳ HÙng Vương.
“Hùng Vương dựng nước” tập 2, xuất bản 1972 của nhiều tác giả nghiên cứu thời đại
Hùng Vương từ niên đại và q trình diễn biến văn hóa thời kỳ Hùng Vương.


Cuốn sách “Đền Hùng di tích và cảnh quan” xuất bản năm 2000 của tác giả Phạm BÁ


Khiêm.Cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đền Hùng, các triều
đại Hùng Vương và cảnh quan vùng đất thiêng Nghĩa Linh.
Cuốn “Đền Hùng di tích lịch sử văn hóa quốc gia” của tác giả Lê Tượng và Phạm
Hoàng Oanh xuất bản năm 2010.Tác phẩm này nhằm giới thiệu cho người đọc những
hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng và cách thờ tự ở
đền Hùng.
Bên cạnh đó cịn rất nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về đền Hùng như:
Cơng trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa: “Đền Hùng - lễ hội tiềm
năng du lịch văn hóa cội nguồn” của Nguyễn Thị Bích và Vũ Chí Cường năm 2007. Bài
báo cáo này đã nêu ra được những tiềm năng du lịch tại đền Hùng. Tuy nhiên, các tác
giả chưa phân tích đánh giá cụ thể những tiềm năng đó,chưa đưa ra được những giải
pháp cụ thể để khai thác tiềm năng du lịch.
Những tác phẩm trên hầu hết giới thiệu về các di tích trên đền Hùng những thơng tin về
lịch sử, văn hóa, xã hội của thời kỳ Hùng Vương. Vì vậy rất cần các đề tài nghiên cứu
một cách thực tế về bảo tồn và phát huy lễ hội đền Hùng phục vụ phát triển du lịch tại
đây.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền
Hùng phục vụ phát triển du lịch ở Phú Thọ.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa chọn lọc một số khái niệm, vấn đề lý luận
liên quan đến đề tài và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát
triển du lịch. Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của
lễ hội đền Hùng phục vụ phát triển du lịch ở Phú Thọ. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó
đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Hùng phục vụ
phát triển du lịch ở Phú Thọ.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Đền Hùng truyền thống của người Việt trên địa bàn
xã Hy Cương,Việt Trì,tỉnh Phú Thọ và các điều kiện khó khăn, thuận lợi trong việc phục
hồi và phát huy di sản văn hóa lễ hội đền Hùng trong hoạt động kinh doanh du lịch
5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Khơng gian: xã Hy Cương,Việt Trì,Phú Thọ
- Thời gian: 2014-2015


6. Phương pháp nghiên cứu
-

Điền dã
Điều tra bằng bảng hỏi
Quan sát
Phỏng vấn
Nghiên cứu văn bản
Tài liệu …

7. Bố cục của đề tài
Chương I: Cơ sở lí luận về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Lễ hội Đền Hùng
phục vụ phát triển du lịch.
1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch
1.1. Du lịch
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch
2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội
2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
Chương II: Thực trạng về bảo tồn giá trị văn hóa Lễ Hội Đền Hùng phục vụ phát triển
du lịch.
1. Khái quát về Đền Hùng và du lịch ở Phú Thọ
1.1. Khái quát về đền Hùng
1.2. Bố cục di tích
1.3. Du lịch Đền Hùng

2. Đánh giá cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Hùng phục vụ phát triển du
lịch trong thời gian vừa qua.
2.1. Ưu điểm
2.2. Nhược điểm


Chương III: Một số định hướng và giải pháp bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của Lễ
Hội Đền Hùng phục vụ du lịch.
1. Định hướng phát triển Lễ hội
2. Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Phú Thọ
3. Danh mục tài liệu tham khảo

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI ĐỀN HÙNG.
1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch
1.1. Du lịch:
Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.2 Các điều kiện phát triển du lịch
Đó là những điều kiện chung và điều kiện đặc thù để phát triển du lịch.
-Điều kiện chung:
1. Điều kiện về thời gian nhàn rỗi
2. Kinh tế của đất nước
3. Giao thông vận tải
4. Tiêu chí chính trị hịa bình và điều kiện an tồn
-Điều kiện đặc trưng:
1. Môi trường tự nhiên
2. Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế

3.Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch


2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội
- Lễ hội gồm hai thành tố: Phần “lễ” và phần “hội”…
- Có 2 lễ được cử hạnh cùng một thời điểm ngày chính hội:
+ Lễ rước kiệu vua: đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu,
trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các dền để đến đền
Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
+ Lễ dâng hương: người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm
linh, mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất tổ để nhờ làn khói nói lên tâm tư
nguyện vọng của mình với tổ tiên.
- Phần hội có nhiều trị chơi dân gian đặc sắc, đó là những cuộc thi hát xoan – 1 hình
thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, thi vật, thi kéo co, thi bơi trải ở ngã ba song Bạch
Hạc - nơi các vua Hùng luyện tập đoàn thủy binh luyện chiến,
- Cùng nghiên cứu và có cách tổng hợp chung hơn nhƣng cũng bao quát và sát thực hơn,
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có tổng hợp thống kê được 5 thể loại lễ hội chính sau:
+ Lễ hội dân gian
+ Lễ hội tôn giáo
+ Lễ hội lịch sử cách mạng
+ Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào
+ Các lễ hội khác
- Lễ hội mang lại lợi ích về kinh tế trực tiếp
- Lễ hội giải quyết được bài toán tạo ra công ăn việc làm và phát triển nhiều ngành nghề
kinh tế của địa phương.
- Lễ hội tạo cơ hội cho các ngành nghề của đơn vị có hội được quảng bá, giao lưu vào
hợp tác về kinh tế liên vùng và liên quốc gia rộng lớn. Cũng từ đó, lễ hội và làng nghề
có cơ hội bảo tồn thơng qua con đường du lịch lễ hội
- Lễ hội tạo ra mơi trường văn hóa truyền thống lành mạnh.



- Lễ hội du lịch cũng là cơ hội để địa phương có cơ hội trao đổi đồng ngoại tệ, tạo ra giá
trị thặng dư từ khách du lịch quốc tế đem lại.
- Du lịch lễ hội là cơ hội giới thiệu và tơn vinh các di sản văn hóa của địa phương đến
với các tổ chức bảo tồn và thông tin thế giới…
2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội
Có nhiều con đường bảo tồn Lễ hội như: Bảo tồn vốn tri thức văn hóa dân gian được
tích lũy trong lễ hội, đưa thành các điều cụ thể trong luật giáo dục dưới hình thức ngồi
trời, seminar, tham quan gặp gỡ các nghệ nhân trình diễn lễ hội, tham dự lễ hội trực tiếp
và tính vào giờ học ngoại khóa ở trường học. Bảo tồn lễ hội thông qua trái tim nhân dân
cũng là một cách làm khơn ngoan và khả thi mang tính giáo dục cao. Khi phát huy và
bảo tồn mặt mạnh của lễ hội để phục vụ du lịch, du khách tham dự lễ hội thu được
những thành quả lớn về tâm hồn, là những ích lợi tinh thần khơng thể định lượng thơ
thiển theo cách thông thường.
2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch
- Du lịch và lễ hội có mối quan hệ hữu cơ, là tài nguyên tạo ra sức hấp dẫn để góp phần
làm cho du lịch phát triển.
- Du lịch lễ hội góp phần tôn tạo và phát huy các giá trị của lễ hội.
- Hoạt động du lịch lễ hội thúc đẩy hoạt động giao lƣu văn hoá một cách trực tiếp và
nhanh nhất.
- Tạo nên một nguồn kinh phí thu về để bảo tồn lễ hội
- Du lịch góp phần giới thiệu giá trị lễ hội của đất nước, địa phương qua xúc tiến du lịch
lễ hội
-Giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, tác động
tiêu cực của du lịch lễ hội đối với lễ hội cũng cần được chú ý, như khả năng gây ra ơ
nhiễm mơi trường tự nhiên, văn hố- xã hội, tác động không lợi đến di sản vật thể và phi
vật thể của không gian lễ hội.



Chương II : THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ
HỘI ĐỀN HÙNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHÚ THỌ

1.Khái quát về Đền Hùng và du lịch ở Phú Thọ.
1.1 Khái quát về đền Hùng
- Đền Hùng: Tên gọi khái quát của quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng và tôn
thất của vua trên núi Nghĩa Linh,gắn với lễ hội Đền Hùng để tổ chức tại địa điểm
đó.Hằng năm,vào ngày 10/3 âm lịch.Hiện nay đa số thống nhất nền móng kiến trúc đền
Hùng bắt đầu được xây dựng vào thời vua Đinh Tiên Hoàng tới thời Hậu Lê thế kỷ XVI
được hoàn chỉnh như hiện tại.
-Vị trí: Nằm dưới chân núi Nghĩa Linh cao 175m (tên gọi khác là Núi Cả,Nghĩa
Cương,Huy Cương,..) thuộc xã Hy Cương,thành phố Việt Trì,tỉnh Phú Thọ.Giáp với các
xã huyện Lâm Thao,Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố cách trung tâm thành phố
10km.Trước kia đây là kinh đô Phong Châu của nhà nước Văn Lang.
-Giá trị văn hóa:
+ Đền Hùng được bộ Văn hóa Thơng tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt quốc gia năm
1962
+ 6/1/2001 Chính phủ ban hành nghị định số 82/2001/NĐ-CP quy định về quy mô nghi
lễ tổ chức giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội hằng năm.Ngày 10/3 âm lịch trở thành Quốc lễgiỗ tổ Hùng Vương
+ 6/12/2012 UNESSCO cơng nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di
sản phi vật thể của nhân loại với những yếu tố tâm linh của người Việt đã bảo tồn hằng
nghìn năm qua,thể hiện nền tảng tinh thần của đại đoàn kết dân tộc. Tính độc đáo của tín
ngưỡng này là yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ.Đây là hiện tượng khơng
phải dân tộc nào cũng có.
Lễ hội Đền Hùng được tố chức theo nghi lễ quốc gia,đây là ngày hội quần tụ,ca ngợi
sự hưng thịnh của nòi giống,là biểu tượng của tinh thần văn hóa cộng đồng,dân tộc.Nhắc
nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.Lễ hội
hằng năm thu hút hàng chục vạn khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước cũng như
nước ngoài.



1.2 Bố cục di tích: Gồm 9 khu
+ Đền Hạ tương truyền đây là nơi Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra 100 người con
+ Nhà Bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái
+ Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên Quang Thiên Tự,tọa lạc gần đền Hạ
+ Đền Trung: nơi các vua Hùng và lạc hầu,lạc tướng du ngoạn và bàn việc nước
+ Đền Thượng: đặt trên đỉnh núi
+ Cột đá thề: bên trái đền Thượng tương truyền do Thục Phán dựng lên khi vua Hùng
thứ 18 lên ngôi
+ Lăng Hùng Vương: tương truyền đây là lăng của vua Hùng thứ 6
+ Đền Giếng: nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng thứ 18) soi gương
+ Đền tổ mẫu Âu Cơ: là ngôi đền mới xây dựng năm 2001đến tháng 12 năm 2004 khánh
thành
1.3 Du lịch Đền Hùng
Phú Thọ - Đất Tổ Vua Hùng tự hào là “một điểm đến hai di sản văn hóa thế giới”. Nhằm
tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch Phú Thọ, tơn vinh các giá
trị văn hóa thời đại Hùng Vương, đặc biệt là tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về “Hát
Xoan ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và “Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ xây dựng Chương trình khung Du lịch gắn với
giỗ Tổ Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015 để giới thiệu tới các hàng lữ
hành trong, ngoài tỉnh và du khách thập phương.


2. Đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đền Hùng phục vụ phát triển
du lịch trong thời gian vừa qua.
2.1. Ưu điểm:
- Cơ sơ hạ tầng du lịch có sự quan tâm nhất định của Nhà nước và tỉnh.
- Nhân lực đa dạng,có đầu tư và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại đây trong
tương lai.

- Nội dung tổ chức lễ hội: nhiều nội dung dân gian được phục hồi tương đối bài bản và
tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ
2.2. Hạn chế:
- Đầu tư tu sửa và nầng cấp hạ tầng Lễ hội mới chỉ dừng ở mức có nhưng chưa đúng tiến
độ, với tình hình thực tế.
- Nhiều du khách đi Lễ hội nhưng thương mại hóa niềm tin và mong ước của mình
- Chưa xây dựng được cho du khách với vấn đề bảo tồn tài nguyên.


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ.

1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội đề Hùng
Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với chiến lược phát triển du lịch,với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội và các ngành kinh tế khác của tỉnh.Phát triển du lịch Phú Thọ đồng
bộ có trọng tâm trọng điểm theo hướng bền vững,gắn liền với việc bảo tồn phát huy các
giá trị dân tộc giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an tồn xã hơi,giữ gìn cảnh
quan bảo vệ mơi trường,tạo mơi trường an toàn lành mạnh,thu hút khách du lịch và đầu
tư trong lĩnh vực du lịch
Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng cả nước và quốc tế khai thác
khách du lịch nội địa đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế.
Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt,đồng bộ về du lịch thương mại phát triển nguồn
nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng đủ về sô lượng hợp lý về cơ cấu,xây dựng được
sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.
Phát triển du lịch gắn với văn hóa du lịch lễ hội tâm linh về cội nguồn,tham quan di
tích,nghiên cứu,tìm hiểu văn hóa ,lịch sử ,du lịch cộng đồng,tìm hiểu về văn hóa lối sống
các dân tộc,ẩm thực...

2. Một số giải pháp phát triển du lịch ở Phú Thọ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội du lịch đền Hùng ở Phú Thọ.

Cải thiện cơ chế,chính sách phát triển du lịch: xây dựng và phát huy cơ chế liên
ngành,tạo thuận lợi cho phát triển lễ hội đền Hùng giữa các ngành giao thông nông
nghiệp dịch vụ.
Bảo tồn và phát huy giái trị của tài nguyên du lịch lễ hội :nghiên cứu hoàn thiện nội
dung hơn vè nghi thức nghi lễ lễ hội đền Hùng truyền thống nhằm phát huy giá trị văn
hóa đặc sắc vùng Đất Tổ phục vụ phát triển du lịch, điều tra đánh giá và xây dựng quy


chế bảo vệ, phát tiển khai thác tài nguyên tại các điểm du lịch cội nguồn này đảm bảo
phát triển một cách bền vững.
Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch .
Nâng cao chất lượng nhân lực về du lịch: tập trung nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo
bài bản đúng chuyên ngành du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch,bồi dưỡng nâng cao
tay nghề cho nhân viên phụ vụ, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch.
Xây dựng trang web và chiến lược xúc tiến du lịch nhằm tăng cường quảng bá cung cấp
thông tin về du lịch lễ hội ở đây tới du khách trong và nước ngoài.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Việc bảo vệ phát huy các di sản văn hóa và lễ hội Đền Hùng truyền thống phải có
sự hợp tác quốc tế, góp phần bảo vệ tốt các di sản, nghiên cứu khoac học vào việc
nghiên cứu bảo vệ di sản và góp phần quảng bá hình ảnh đât nước con người Việt
Nam.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” – Sở văn hóa thơng tin Phú Thọ
và Hội Văn Nghệ dân gian(Xuất bản năm 2007)
2. “Việt Nam văn hóa và du lịch” – Trần Mạnh Thường, NXB Thông tấn,Hà Nội ,
2005
3. “Du lịch lễ hội Việt Nam”- Lê Thị Tuyết Mai, trường Đại học Văn hóa Hà
Nội,2006

4. “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ trong xã hội hiện nay” – Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, Hà Nội,
1999
5. “ Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” – Dương Văn Sáu, trường đại
học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội, 2004
6. “ Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện
nay”- Tạp chí thơng tin Văn hóa và phát triển,tr.66-69
7. “ Di sản văn hóa lâm thao trong phát triển kinh tế-xã hội”- báo Phú Thọ cuối
tuần,ngày 15-8-2009




×