Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng vấn đề sản xuất và sử dụng tranh Hàng Trống tại Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.83 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Để hồn thành bài tập mang tính nghiên cứu bước đầu này nhóm chúng tơi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn.
Nhóm chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ….- giảng viên
môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ nhóm
trong q trình làm bài tập.
Nhóm chúng tơi xin chân thành cảm ơn cán bộ thư viện thuộc Trung tâm
thông tin-Thư viện trường ….. đã giúp đỡ, cung cấp những tài liệu quan trọng
trong quá trình thực hiện bài tập.
Trong quá trình thực hiện do còn hạn hẹp về mặt thời gian và phương tiện
thực hiện, hiểu biết cịn hạn chế, nhóm chúng tơi tin rằng khơng thể tránh khỏi
thiếu sót, chúng tơi hi vọng có thể nhận được sự góp ý từ thầy cơ và các bạn để
nhóm chúng tơi hồn thiện hơn trong những bài nghiên cứu tiếp theo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đã từng có một thời trên đất Hà thành cùng với bánh chưng xanh - thịt mỡ
dưa hành câu đối đỏ tranh Hàng Trống là thứ không thể thiếu trên ban thờ tổ tiên
của bất kì gia đình người Hà Nội nào,khơng phân biệt giàu nghèo sang hèn ai
nấy cũng cố tầm cho được một bức tranh Hàng Trống, cũng không đơn thuần chỉ
là một bức tranh trang trí mà nó cịn là tâm tư nguyện vọng của mỗi gia chủ.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về những người nghệ nhân làm tranh Hàng Trống


lại bày tranh dọc các vỉa hè, các của hàng tranh phố cổ để bán cho người đi chợ
Tết.
Phố Hàng Trống- nơi ra đời dòng tranh dân gian duy nhất tại Hà Nội góp
phần làm nên bản sắc văn hóa 36 phố phường Hà Nội. Tranh Hàng Trống cũng
góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian, làm cho
nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời. Những sản
phẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh Hàng Trống, cũng như tranh Đơng Hồ
và kể cả tranh của cả dịng tranh Kim Hồng nữa, từ lâu đã rất nổi tiếng khơng
chỉ ở trong nước, mà cịn ở nhiều nước trên thế giới.
Có thể dễ dàng bắt gặp tranh Hàng Trống ở nơi linh thiêng nhất trong các
đền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu tập tranh quý giá nhất của các tư nhân và
các viện bảo tàng ở nhiều nứơc trên khắp các châu lục.
Để hiểu biết Việt Nam, hiểu sâu sẵc thêm về nền văn hoá Việt Nam, mà
một trong nhiều yếu tố của nền văn hoá lâu đời ấy, chúng ta không thể không
biết tới những nét đặc sắc của tranh dân gian Việt Nam, trong đó có tranh Hàng
Trống.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dịng tranh Hàng Trống xuất hiện từ
khoảng 400 năm trước đây.Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn
hố, tơn giáo, của vùng miền, các dân.Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa

3


Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa
với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hố hằng ngày.
Dịng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
nhưng tới giữa thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết
thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều giải nghệ. Nhiều nhà
làm tranh còn đốt bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc,tranh Hàng
Trống ngày nay chỉ cịn được tìm thấy trong bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.

Thêm vào đó hiểu biết về dịng tranh này cũng ngày một ít hơn, nó trở nên
lạ lẫm ngay cả với người Hà Nội.Trước những báo động mặt trái của kinh tế thị
trường đã làm cho các làng nghề truyền thống này dần chìm vào qn lãng.Hiện
cịn rất ít hoặc khơng cịn nữa những nghệ nhân gắn bó với nghề. Còn lớp thanh
niên trẻ lại ham làm giàu, mê văn hóa, tranh ảnh hiện đại của phương Tây, thậm
chí tỏ ra thờ ơ, vơ cảm khơng chút mặn mà với tranh cổ truyền của cha ơng
mình. Và ngay trên các con phố như Hàng Trống… một thời gắn bó với dịng
tranh này nay cũng chuyển sang bán các mặt hàng khác.
Ngày nay còn duy nhất nghệ Nhân Lê Đình Nghiên vẫn đang miệt mài với
cơng việc truyền giữ lại dòng tranh nức tiếng một thời của Hà Nội, ông đang cố
gắng truyền lại nghề cho người con trai út của mình. Tranh Hàng Trống được
coi là tinh hoa của văn hóa Thăng Long, tuy nhiên dịng tranh này đang phải
chống chụi với sự mai một do vậy cần có những biện pháp để khơi phục, bảo tồn
và quảng bá rộng rãi dịng tranh này khơng chỉ là trong nước mà còn với cả bạn
bè quốc tế.Tranh hàng trống cần được trở về với phố Hàng Trống điều này là
một nhu cầu cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ xưa đến nay dòng tranh dân gian Hàng Trống được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tuy nhiên thì có rất ít những cơng trình, tác phẩm nghiên cứu và
viết về tranh Hàng Trống.
Trong số ít đó thì phải kể đến tác phẩm “Tranh dân gian Hàng Trống- Hà
Nội” của tác giả, họa sĩ Phan Ngọc Kh.Cơng trình đã được Hội Văn nghệ dân
4


gian trao giải nhất tháng 12 năm 2013. Tác phẩm tập trung đề cập đến các vấn
đềnghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của dịng tranh Hàng Trống;
kỹ thuật và nghệ thuật của dòng tranh Hàng Trống;giới thiệu về các loại tranh
Hàng Trống. Có thể nói ,tác phẩm có vai trị quan trọng trong việc xác định vị
trí thích đáng của dịng tranh này trong q trình hình thành và phát triển của

lịch sử nghệ thuật dân tộc và tranh dân gian Việt Nam, thiết thực bảo tồn và phát
huy vốn di sản quý báu về nghệ thuật tranh dân gian Hàng Trống-Hà Nội, để lưu
truyền cho thế hệ mai sau của nhân dân Việt Nam ta.
Bên cạnh đó cơng trình nghiên cứu “Tìm hiểu sưu tập tranh dân gian Đông
Hồ và Hàng Trống tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam” của Hồng Thị Hương.
Cơng trình đề cập về tranh Hàng Trống và Đông Hồ, sự giống và khác nhau giữa
hai dòng tranh dân gian này, sự trưng bày của hai dòng tại Bảo tàng mỹ thuật
Việt Nam và gía trị của hai dịng tranh..
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về tranh Hàng Trống cịn rất hạn
chế. Trước tình hình ngày càng mai một như hiện nay thì việc tìm hiểu và
nghiên cứu về Tranh Hàng Trống là việc rất cần thiết và ý nghĩa, thông qua đó
chúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn về dịng tranh này, đồng thời cũng có những
biện pháp cụ thể để khôi phục, bảo tồn và phát huy nét đẹp của dòng tranh đã
từng một thời phát triển rực rỡ.
3. Mục đích nghiên cứu.
Chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm mục đích chung là chỉ ra về mặt lý
thuyết các giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và quảng bá dòng tranh Hàng
Trống Hà Nội dựa trên thực trạng của dòng tranh này trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Khơi Phục, bảo tồn và quảng bá dịng tranh Hàng
Trống.
Khách thể nghiên cứu: Hà Nội
5. Phạm vi nghiên cứu.

5


Về không gian: Đề tài nghiên cứu tranh Hàng Trống trên địa bàn Hà Nội,
cụ thể là khu vực phố cổ Hà Nội.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tranh Hàng Trống bắt đầu từ

khi hình thành khoảng thế kỉ 16,17 cho đến thời điểm hiện tại, đặc biêt đề tài tập
trung vào giai đoạn từ
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập tài liệu.
Phương pháp phân tích tổng hợp trên cơ sở sách báo, tạp chí, hồ sơ lưu trữ.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: văn hố dân gian,
xã hội học, với ngành truyền thơng.
7. Bố cục đề tài.
Ngồi phần mở đầu, phụ lục, các danh mục tài liệu tham khảo đề tài được
chia thành 3 chương.
Chương 1: Dòng tranh Hàng Trống Hà Nội
Chương 2.Thực trạng vấn đề sản xuất và sử dụng tranh Hàng Trống tại Hà
Nội hiện nay.
Chương 3.Giải pháp khơi phục, bảo tồn và quảng bá dịng tranh Hàng
Trống trong giai đoạn hiện nay.

6


Chương 1
DỊNG TRANH HÀNG TRỐNG HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển tranh Hàng Trống.
1.1.1 Xuất xứ tranh Hàng Trống.
Bên cạnh dịng tranh Đơng Hồ, tranh làng Sình người dân Việt bao đời nay
còn quen với những bức tranh thờ, tranh tết của dòng tranh Hàng Trống . Tranh
Hàng Trống là loại tranh nổi tiếng của phố Hàng Trống Hà Nội.
Phố Hàng Trống ngày nay, bắt đầu từ ngã tư Hàng Gai đến phố Lê Thái Tổ
dài 396m, thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Phố Hàng Trống là một con phố nằm trong khu vực 36 phố phường Hà
Nội xưa. Trước đây, phố nằm trên phần đất của nhiều thơn xóm cũ.Đoạn giáp
phố Hàng Gai là đất thôn Cổ Vũ, đoạn giữa phố là thôn Khánh Thụy hữu và
đoạn cuối là thôn Tự Tháp.Tất cả đều thuộc tổng Tiền Túc sau đổi thành tổng
Thuận Mỹ huyện Thọ Xương.
Thời Lý đây là vùng thuộc Phường Tàng Kiếm, đến thời Pháp thuộc đây là
phố Giuynpheri nhưng dân chúng ở đây vẫn quen gọi là phố Hàng Trống và tên
gọi này đến nay không thay đổi.
Hàng Trống xưa là một con phố buôn bán sầm uất, nổi tiếng với nhiều nghề
thủ công như nghề làm tranh, làm trống hội, hàng thêu, cờ phướn, võng lọng…
Nghề làm Trống vốn có ở làng Liêu Thượng, huyện Yên Mỹ( tỉnh Hải Dương
hay Hưng Yên sau dân làng đem về Kẻ Chợ- Thăng Long và cư trú tại phố Hàng
Trống để làm đủ loại trống từ trống cái đến trống con, trống cơm, trống chầu,
trống bản. Ngồi ra phố cịn có nghề làm lọng, nghề này có nguồn gốc tại làng
Đào Xá( nay thuộc huyện Thường Tín Hà Nội) làm long tán để bán cho quan lại.
Đặc biệt phố này còn nổi tiếng với nghề làm tranh của làng Tư Tháp( một
trong hai dòng tranh nổi tiếng nhất Bắc Hà) đã làm nên một dòng tranh mang tên
tranh Hàng Trống còn nổi tiếng đến tận ngày nay

7


Tranh Hàng Trống là sản phẩm của những cư dân Thăng Long có những
thị hiếu thẩm mỹ riêng biệt đặc trưng của một kinh đô muôn đời. Công chúng
Thăng Long là những người biết lựa chọn và có trình độ thưởng thức văn hóa
nghệ thuật. Điều này là nhân tố thu hút những nghệ nhân các cõi trong nước về
Thăng Long sinh sống và sáng tạo nghệ thuật. Những thành tựu nghệ thuật từ xa
đưa về, được hội tụ lại, được chắt lọc và nâng cao thêm.Bởi vậy, nghệ thuật
Thăng Long có giá trị cao về thẩm mĩ, vừa đa dạng về thể loại, vừa trau chuốt về
hình thức.Đặc điểm thẩm mĩ Thăng Long cũng rõ nét ở tranh dân gian. Nếu ở

tranh Đơng Hồ, người ta thấy có mĩ cảm của người dân với sự thô mộc đơn giản,
khỏe khoắn, hài hước thì tranh Hàng Trống tinh tế, đậm đà và trang trọng. Màu
sắc cũng phong phú theo cách riêng, không đơn sắc như tranh Đông Hồ.
Với những đặc điểm riêng có về văn hóa dân cư xã hội vào khoảng thế kỉ
16,17 đất Thăng Long xưa đã cho ra đời một dòng tranh dân gian đặc biệt là sự
kết hợp của những trí tuệ bác học mang tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, Đạo
giáo cùng cái hồn dân gian. Theo một số tài liệu nghiên cứu dòng họ đầu tiên có
cơng trong việc mở nghề là họ Đặng. Sự ra đời của dòng tranh này đã được
manh nha từ thế kỉ 10 khi triều nhà Lý bắt đầu cho xây dựng Khâm Thiên Giáo
là nơi đứng đầu về in lịch và soạn lịch. Có loại lịch phát cho dân chúng và quan
lại riêng, thời kì này lịch ngồi việc in ngày tháng thì cịn có các lời chúc và
hình chim mng hoa lá, tứ linh, tứ q.Đây là tiền đề cho tranh tết Việt Nam.
Tranh Hàng Trống ra đời trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động, Phật
giáo dần khẳng định vai trị của mình trong xã hội, song song với đó là sự phát
triển rầm rộ của văn hóa dân gian ở các làng xã bên cạnh sự im ắng của văn hóa
bác học.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử tranh Hàng Trống dần khẳng định vị
thế và vai trị cuả mình trong đời sống tinh thần của người dân đất Kinh kỳ.

8


1.1.2 Các giai đoạn phát triển của tranh Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống xuất hiện vào khoảng thế kỉ 16, 17. Từ thế kỷ 16, Hoàng
Sĩ Khải thời Mạc, ở bài thơ Tứ thời khúc vịnh, đoạn tả cảnh tết ở kinh thành
Thăng Long đã nhắc đến tranh dân gian và tục chơi tranh Tết:
“Chung Quỳ khéo vẽ nên hinh
Bùa đào cấm quỷ, phong linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương…”

Tranh Hàng Trống cực thịnh vào khoảng thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Những tài
liệu cịn sót lại từ các nghiên cứu của nhà văn hóa học người Pháp Durand ghi
nhận hàng trăm bản điêu khắc gỗ cịn sót lại trong thời gian này cho thấy sự phát
triển của nó đã lên tới đỉnh cao của nghệ thuật dân gian.
Hà Nội trong thời kỳ đó tuy khơng cịn là kinh đơ của triều Nguyễn, nhưng
vẫn là trung tâm văn hoá và thương mại của đất nước, nơi tập trung nhân tài của
cả nước. Thực dân Pháp rất chú trọng, đã truyền bá các luồng văn hoá-tư tưởngxã hội dưới danh nghĩa khai hoá văn minh, nên cuộc đấu tranh giữa văn hoá-tư
tưởng Phương Đông và Phương Tây càng khốc liệt và mạnh mẽ ở Hà Nội. Trong
tình hình đó, văn hố-nghệ thuật của dân gian Hà Nội khơng đi chệch ra ngồi
luồng đấu tranh văn hoá-tư tưởng chung của cả nước, của toàn dân tộc,vận dụng
sức mạnh của khối liên kết, hội tụ các dịng văn hố-tư tưởng Phương Đơng để
chống lại các dịng văn hố, tư tưởng Phương Tây nhằm nơ dịch nhân dân ta.
Điểm tự hào và sáng chói trong các trang sử đấu tranh trên mặt trận văn
hoá-tư tưởng của nhân dân Hà Nội ở thời kỳ đó làntổ chức Đông Kinh Nghĩa
Thục. Và trong xu thế chung, các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội
đã góp phần của mình: đó là các tác phẩm nghệ thuật đề cao trung, hiếu, tiết,
nghĩa, chính thắng tà, trí, mưu, dũng, lược để thắng hung tàn, vạch trần bộ mặt
đớn hèn bất lực của các triều đình phong kiến bất tài, bất nhân, dìm nhân dân
vào tai hoạ mất nước, mất nhà, mất cả mạng sống của mình trước sự xâm lược
của ngoại bang. Trong các loại tranh truyện dựa theo các cốt truyện Nôm dân
9


gian, các tích tuồng dân tộc và các truyện Tầu đã được Việt hoá từ lâu như:
“Kim Vân Kiều”, “Nhị độ mai”, “Chiêu Quân cống Hồ”… Đó là một sự thực
lịch sử khách quan của nguyên nhân xuất hiện các thể loại tranh truyện của
Hàng Trống, một thể loại tranh mang nhiều tính chiến đấu đề cao các anh hùng,
các anh thư trong cuộc đấu tranh chính, tà mà các dịng tranh dân gian trong cả
nước khơng có. Đây là cơng lao của các nghệ nhân dịng tranh dân gian Hàng
Trống, góp phần thức tỉnh lịng u nước của dân tộc.

Bất cứ một dòng nghệ thuật nào cũng phải cách tân đổi mới, đem đến sức
sống mới, phát triển được truyền thống, bản sắc của nền nghệ thuật đó. Nghệ
thuật dân tộc đã tiếp nhận nghệ thuật tôn giáo của Phật giáo, Đạo giáo, Nhogiáo
nhưng các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội đã sáng tạo nên một
loại tranh tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với văn hóa, tư tưởng, tín
ngưỡng của dân tộc, mà bất cứ một người am hiểu nghệ thuật nào dù ở trong
nước hay ngoài nước đều khâm phục về sự sáng tạo nghệ thuật tràn đầy mỹ cảm
trong hình thức nghệ thuật và tính nhân văn thể hiện trong nội dung của loại
tranh tơn giáo này: đó là tranh thờ Chư vị-Thánh mẫu.
Sự cách tân trong nghệ thuật còn thể hiện trong việc tiếp thu tinh hoa văn
hoá của nhân loại. Các nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội là những
người tiếp cận nghệ thuật phương Tây, có thể là sớm nhất của cả nước. Các nghệ
nhân tranh dân gian Hàng Trống đã không nệ cổ, bảo thủ mà bình tĩnh gạt bỏ
những yếu tố nghệ thuật khơng phải là của mình mà tiếp thu tinh thần chủ nghĩa
hiện thực của nghệ thuật Phương Tây để sáng tác nên các loại tranh chơi-tranh
thế sự mang lại hơi thở hiện đại cho các tác phẩm của mình. Điều này, các nghệ
nhân tranh dân gian Hàng Trống là những người đi tiên phong, có thành quả
nghệ thuật rõ rệt, đóng góp cho kho tàng nghệ thuật dân tộc ở thời kỳ đầu thứ kỷ
XX nhiều tác phẩm sáng giá, mà các dịng tranh dân gian trong cả nước cũng
khơng có. Đứng trên quan điểm nghệ thuật dân tộc hồ nhập cùng nền nghệ
thuật tồn cầu mà khơng mất đi bản sắc nghệ thuật dân tộc của mình, thì các

10


nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống cũng để lại nhiều bài học quý báu cho các
thế hệ nghệ sĩ Việt Nam sau này.
Tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội đã là nhịp thở của Tổ tiên, đã hoà
chung cùng nhịp thở của toàn dân tộc.
Trong khoảng thế kỉ 19, 20 tranh Hàng Trống hịa mình vào trong nhịp thở

của thời đại mà tái hiện phác họa nó qua những đường nét do vậy nó được ưu
chuộng bởi ln song hành với cuộc sống.
Tuy nhiên đến giữa thế kỉ 20 dịng tranh này đi vào giai đoạn thối trào,
suy yếu dần, sau khi chiến tranh kết thúc các hộ gia đình làm tranh đã chuyển
sang làm những nghề khác vứt bỏ các bản khắc gỗ từng là báu vật gia truyền
một thời. Trong giai đoạn hiện nay chỉ có một số nghệ sĩ hiểu được cái hồn của
dân tộc thấy được nguy cơ suy tàn của dòng tranh này nên sang tác những bức
tranh cổ động, tuyên truyền về tăng gia sản xuất, bình dân học vụ… theo lối
nghệ thuật của tranh Hàng Trống.
Ngày nay chỉ còn một nghệ nhân duy nhất của dịng tranh này: nghệ nhân
Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền lại nghề gia truyền cho cậu con trai út với
mong muốn bảo tồn lại mơt dịng tranh truyền thống của dân tộc.
1.2 Đặc trưng tranh Hàng Trống
1.2.1. Chất liệu và phương thức sản xuất.
Tranh Hàng Trống sử dụng phẩm màu.Các ván khắc gỗ tranh Hàng Trống
thường là gỗ thị nét đen in trong tranh là mực tàu. Tranh Hàng Trống in trên giấy
dó, có khi là giấy hảo hạng xuyến chỉ của Trung Quốc, sau này vì giá thành cao
nên đã chuyển sang in trên giấy báo khổ rộng. Từ những nguyên liệu dễ kiếm,
các nghệ nhân tranh Hàng Trống tạo nên những bức tranh độc đáo được nhân
dân ưa chuộng.
Màu được sử dụng trong trang Hàng trống là các phẩm màu pha nước khác
với tranh Đông Hồ là các loại màu từ thiên nhiên, kĩ thuật tạo màu đặc biệt dung
màu thấu quang ánh sang có thể xuyên qua được. Màu sắc trong tranh Hàng

11


Trống thường là các màu vàng, lam, lục, hồ thủy, da cam, cánh sen… màu nào
cũng gắt, chói và rực rỡ, từ màu mảng đến nét vẽ đều mang đậm chất thị thành.
Tranh “ Thất đồng” Hàng Trống, cách vên màu trên da thịt làm cho những

em bé trở nên căng tròn, quần áo mềm mại bức tranh mang đến khơng khí rực rỡ
tươi mát của ngày đầu xn, màu sắc bức tranh lộng lẫy sang trọng và gợi cảm
bình yên.
Hay bức tranh “ Tố nữ’ nét vẽ tinh tế về màu sắc uyển chuyển gây mĩ cảm
đậm đà, duyên dáng. Ngoài ra sắc độ màu trong tranh Hàng Trống được điều
chỉnh và cảm nhận của người vẽ.
Tranh Hàng Trống sau khi vẽ mầu,khắc gỗ rồi in nét và cuối cùng mới tô
màu bằng tay. Do vậy,ở mỗi tranh Hàng Trống thường có những điểm khác tuy
cùng một mẫu. Để được một bức tranh hàng Trống các nghệ nhân phải trải qua
ba khâu:
Vẽ mầu
Khắc ván
In nét đen sau đó tơ màu bằng tay( chỉ có 1 ván in nét đen)
Tranh hàng Trống nét đen in trước rồi tô với phần màu lên sau. Vì sử dụng
màu phẩm nên hịa sắc của tranh rất phong phú và gợi được khối và không gian.
Tuy màu phẩm tô bằng tay mà màu đậm hay nhạt khơng có khái niệm khơng xa
gần. Tranh tơ màu thiên về kĩ càng mang tính trang trí cao.
1.2.2 Bố cục tranh Hàng Trống
Bố cục là cách sắp xếp tương quan giữa các đường nét hình dáng của các
vật thể trong một tác phẩm. Nói cách khác bố cục là sự sắp xếp tất cả các yếu tố
ngôn ngữ tạo hình để tạo nên một tác phẩm thể hiện ý đồ của tác giả.
Một bức tranh Hàng Trống đôi khi gồm hai phần phần hình ảnh và và phần
chữ. Phần chữ thường là các câu chúc, câu thơ để góp phần làm rõ thêm nội
dung của tranh.
Bố cục trong tranh Hàng Trống theo lối thuận mắt không theo luật xa gần.
Bố cục tranh thờ của dòng tranh Hàng Trống có nhiều sự khác nhau, khơng
tn theo quy luật xa gần mà các hình và mảng hình to nhỏ khác nhau tùy theo
12



vị trí xã hội, điều này thể hiện rõ nhất qua tranh thờ” Tam phủ tứ phủ”, “Thổ
công” Táo quân”.
Sang tranh Tết lại có bố cục khác như tranh “ Bịt mắt bắt dê” là hình ảnh
trẻ em đang chạy xung quanh một con dê, bức tranh này được đánh giá là một
bức tranh có bố cục đẹp, một em bé khác bị dê hất ngã chổng chân lên trời tạo ra
một chiều hướng khác cho tranh. Bố cục hài hịa tạo nên bức tranh có vẻ vui
nhộn tươi tắn nhưng cũng không kém phần hồi hộp.
Đường nét là một yếu tố quan trọng trong tranh, đó là đường bao ngồi xác
định giới hạn của hình ảnh. Trong tranh Hàng Trống đường nét có vai trị làm
nổi bật vẻ đẹp và nội dung của tranh.
Đường nét trong tranh Hàng Trống thường uyển chuyển mềm mại, mảnh
chau chuốt và tinh tế mang đặc trưng của thành thị.
Không gian trong tranh Hàng Trống thường rộng, lớn.
1.2.3. Nội dung đề tài tranh Hàng Trống.
Tranh dân gian Hàng Trống là sự kết hợp của Nho, Phật, Đạo.Các yếu tố
này đã ảnh hưởng và quyết định tới đề tài trong tranh Hàng Trống.
Tranh hàng Trống có hai loại chính là tranh thờ và tranh Tết, nhưng chủ
yếu là tranh thờ phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, phục vụ đền phủ của Đạo
giáo, nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu, Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa Thượng Ngàn,
mẫu Thoải…và đặc biệt là tranh Ngũ hổ. Vì trong tín ngưỡng dân gian Việt
Nam, hổ là con vật từ lâu được tôn thờ.Danh xưng của hổ cũng được thần thánh
hóa là Ngài, là Ơng.
Loại tranh này thường được các nghệ nhân chạm bằng vàng, bạc thật dát
mỏng hoặc “bình dân” thì được in khn hình và tơ màu bằng tay… rất cầu kỳ.
Một số tranh thờ như:‘Hương Chủ”, “Ngũ hổ”, “Độc Hổ”, “Sơn trang”,
“Ơng Hồng Ba”, “Ơng Hồng Bảy”, “Tứ phủ”, “Bà chúa thượng ngàn”, “Ơng
Hồng cưỡi Lốt”, “Ơng Hồng cưỡi cá”…
Tranh Tết

13



Bên cạnh loại tranh thờ, tranh Hàng Trống còn nổi bật ở các bộ tứ bình,
gồm những tranh Tứ quý, tranh Tố nữ và tranh truyện, hoặc có khi là nhị bình
chỉ gồm hai bức treo thong dong như câu đối.Nội dung của tranh thường được
lấy từ các tích truyện như “Thạch Sanh”,” Nhị Độ Mai”, “Truyện Kiều”…
Những tranh tứ bình hay nhị bình đều là tranh dài, treo dọc và thường có tra trục
để khi treo kéo căng tờ tranh, mà khi cất có thể cuộn trịn lại gọn nhỏ. Bộ Tứ
quý vẽ cảnh những cây cối, hoa lá, chim hoặc thú, tượng trưng cho bốn mùa
Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mùa xuân thường vẽ cảnh Mai – Điểu, tức hoa mai và
chim, hay Trúc – Mai là tín hiệu của mùa xuân tươi tốt. Mùa Hạ thường gợi
bằng cảnh Liên Áp tức hồ sen có vịt bơi tung tăng. Mùa thu được trưng bởi cảnh
Cúc – Điệp, tức hoa cúc và bướm, cịn mùa Đơng thường được tả bằng Tùng –
Lộc tức hươu và thông, loại cây xanh tốt ngay cả trong mùa đông giá lạnh,
tượng trưng cho sức sống hiên ngang, mãnh liệt…
Những bức về đề tài dân dã như cảnh “ Chợ quê’” hay “ Canh nơng chi
đồ” , có các bức mơ tả cảnh sinh hoạt dân gian như các trò chơi: “Rước rồng”,
“Duyệt binh”,Trẻ con chơi Rồng rắn”, “Rước Trăng”, “Bịt mắt bắt dê”, “Múa
lân”, tranh “Canh nông vi bản”…
1.2.4

Sự biến đổi trong nội dung của tranh Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống có sự biến đổi trong nội dung của tranh. Trong giai đoạn

thế kỉ 19, đầu 20 tranh ngoài những đề tài quen thuộc còn đi vào các đề tài thế
sự như chiến tranh…như tranh “ Duyệt binh”, “ Hội tây”. Ngày nay do nhu cầu
của người chơi tranh, Nghệ nhân Lê Đình Nghiên cịn vẽ tranh theo ý muốn của
người mua.
1.3 Vai trò của tranh Hàng Trống
1.3.1


Vai trò của tranh Hàng Trống với đời sống vật chất của người Hà

Nội
Tranh Hàng Trống không đáp ứng được nhiều về mong ước cuộc sống vật
chất an nhàn, sung túc đủ đầy. Mặc dù giá của mỗi bức tranh Hàng Trống không
hề rẻ bức ít tiền nhất cũng phải từ 400-800 nghìn đồng cịn lại đều lên đến tiền
14


triệu như bức “ Tứ quý hoa quả” , “ Tố Nữ”, “Ngư tiều canh mục” có giá 1triệu
rưỡi. Tuy nhiên nhu cầu của khách khơng nhiều vì thế thu nhập của người dân
làm tranh Hàng Trống là không cao.
+1.3.2. Vai trò của tranh Hàng Trống với đời sống tinh thần của người Hà
Nội
Trong ngày tết thì người dân Hà Nội mua tranh Hàng Trống để treo cho có
khơng khí Tết, đồng thời cũng thay lời cầu chúc cho năm mới an lành. Ngoài ra
treo Tranh ngày Tết người dân Hà nội cịn có quan niệm xua đuổi tà ma, quỷ
qi.
Ngồi ra tranh ngày Tết cịn có tranh các con vật như: tranh “Ngũ hổ”,
“Đám cưới chuột”, “Chim công”… thể hiện ý chỉ vươn lên, triết lí sống và nhân
cách văn hóa của người chơi tranh. Treo tranh biểu trưng cho quan niệm của con
người, khát vọng về cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của người dân thành phố.
Hơn thế nó cịn có ý nghĩa to lớn đó là gợi sự sung túc, quan chức thăng tiến,
tiền tài, tượng trưng cho hịa bình đất nước n vui, thịnh vượng.
Do các nghệ nhân là những người từ những vùng quê khác nhau vì thế
những chủ đề trong tranh Hàng Trống cịn mang ý nghĩa đó là sự hồi tưởng về
quê hương, bản quán.
Tranh thờ có rất nhiều tranh liên quan đến thờ đạo Mẫu rất gần gũi với
cuộc sống trần tục –hướng con người tới cái chân-thiện-mỹ với ước mong về

một cuộc sống tốt lành ấm no thể hiện tín ngưỡng của ông cha ta hướng về
người phụ nữ. Tranh thờ cịn có nhiều bức vẽ ơng Cơng ơng Táo là những vị
thần bảo trợ cho mỗi gia đình từ đó khơng chỉ là sự tơn kính với thần linh, với
ơng bà tổ tiên mà còn là ước vọng về một cuộc sống an lành. Tranh Hàng Trống
mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc đã từng là một phần không thể thiếu trong
đời sống tinh thần của người Thăng Long xưa.

15


Chương 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TRANH HÀNG
TRỐNG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1 Thực trạng sản xuất tranh Hàng Trống tại Hà Nội hiện nay.
2.1.1 Đối tượng tham gia sản xuất.
Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh tiêu biểu của Việt Nam bên
cạnh dòng tranh Đơng Hồ(Bắc Ninh) và tranh Kim Hồng(Hà Tây).
Dịng tranh Hàng Trống xưa kia được sản xuất và bày bán tại các phố Hàng
Trống, Hàng Nón, Hàng Hịm, Hàng Quạt, nhưng chủ yếu là phố Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống được sản xuất và bán quanh năm , tuy nhiên trước sự phát
triển của xã hội hiện đại dòng tranh dân gian này đang đứng trước nỗi lo bị thất
truyền bởi đối tượng sản xuât ngày càng ít đi.
Hiện nay chỉ cịn một nghệ nhân duy nhất là ơng Lê Đình Nghiên còn tham
gia sản xuất tranh hàng trống.Tài sản lớn nhất của ơng đó là hơn năm mươi bản
khắc gỗ của cha ơng để lại và đó cũng là nét đẹp văn hóa của dịng tranh này mà
ơng cịn giữ lại.
2.1.2 Quy mơ sản xuất
Từng là nét đẹp văn hóa của người dân đất kinh kì và đã có thời kì phát
triển lên đến đỉnh cao thế nhưng tranh hàng trống chỉ được sản xuất với quy mô
rất nhỏ mang tính gia đình riêng lẻ chứ khơng mang tính tập thể. Từ giữa thế kỉ

20 cả phố Hàng Trống chỉ chừng khoảng 3-4 gia đình cùng tham gia sản xuất và
bày bán tranh. Nhưng hiện nay mức độ, quy mộ đã bị thu hẹp lại khơng cịn theo
các hộ gia đình nữa mà chỉ cịn tồn tại duy nhất cá nhân ơng Lê Đình Nghiên
vẫn miệt mài và tâm huyết với nghề của tổ tiên truyền lại và hiện tại nghệ nhân
đang truyền nghề lại cho anh con trai của mình để tiếp tục lưu giữ và bảo tồn
nét đẹp văn hóa dân gian này.

16


2.1.3. Nguyên nhân của sự thu hẹp quy mô sản xuất
Từ sau năm 1954 Hà Nội có rất ít tranh để bán do các nghệ nhân không bán
tranh rộng rãi mà chủ yếu in trong nhà, đối tượng mua tranh trong giai đoạn này
chủ yếu là các nhà nghiên cứu về mĩ thuật dân gian có hứng thú và đam mê với
hội họa dân gian.
Theo họa sĩ- nhà nghiên cứu Mĩ thuật Phan Ngọc Khuê cho biết trong giai
đoạn từ giữa thế kỉ 20 nhu cầu văn hóa phẩm của nhân dân có nhiều thay đổi.
Trong giai đoạn này có nhiều loại hình văn hóa mới xuất hiện, về mĩ thật cũng
có những thể loại mới như tranh sơn mài, tranh sơn dầu…từ đó cơng chúng có
nhiều lựa chọn hơn các loại hình văn hóa phẩm.Xã hội thay đổi cũng dẫn đến sự
thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng và từ đó số người hiểu được về tranh Hàng
Trống ngày càng ít hơn.Số người hiểu và cảm nhận được tinh thần của tranh
Hàng Trống chỉ còn trên một phạm vị nhỏ, chủ yếu là các nghệ nhân.Như vậy
cầu giảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thu hẹp quy mô sản xuất
của làng nghề.
Tranh Hàng Trống bị thu hẹp quy mơ sản xuất cịn do giá trị kinh tế của
tranh khơng cao, một bức tranh có giá bán thấp nhất cũng khoảng 4đến 5 trăm
nghìn hay có bức lên tới cả hơn triệu nhưng thời gian và công sức bỏ ra của nghệ
nhân lại quá nhiều, như vậy nếu tính theo mức lao động để sản xuất ra tranh thì
việc làm tranh khơng mang lại lợi nhuận cao, trong khi đó lại có nhiều ngành

nghề khác mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. Vấn đề sức ép về kinh tế là một
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thu hẹp quy mô sản xuất tranh.
2.2 Vấn đề sử dụng tranh Hàng Trống tại Hà Nội hiện nay.
2.2.1

Nhu cầu và mục đích sản xuất tranh tại Hà Nội hiện nay.
Nhu cầu sử dụng tranh thấp chủ yếu tập trung vào một số đối tượng chính là

những người già, một số người có hiểu biết về hội họa dân gian.Ngày nay nhu cầu
mua tranh cao nhất vào khoảng cuối năm, thời điểm Tết đến xuân về.

17


Trong giai đoạn ngày nay dù có nhiều biến đổi tuy nhiên người mua tranh
vẫn có những mục đích sử dụng chung như mua tranh thờ hoặc trang trí nhà cửa
trong dịp Tết.
Trong nền văn hóa nhân loại và Việt Nam nói chung học nghệ thuật phục
vụ cho tín ngưỡng. Tranh Hàng Trống phục vụ cho tín ngưỡng thờ cúng ông bà
tổ tiên mà cao nhất là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Ngoài ra là thờ cúng
các vị thần trong gia đình như ơng Cơng, ơng Táo các vị thần bảo hộ cho gia
đình. Việc này cịn nhằm mục đích tu dưỡng đạo đức.
Bên cạnh đó ngày nay người Hà Nội vẫn xử dụng tranh để trang hoàng nhà
cửa trong dịp tết đến xuân về với ước mong một năm mới an khang thịnh vượng,
bốn mùa tươi tốt, vạn vật sinh sôi.Ngày nay một số tranh tết được ưa chuộng
như tranh “Tố Nữ’, “ Ngư tiều canh mục”….
2.2.2 Nguyên nhân của việc sử dụng tranh
Tranh Hàng Trống hiện nay ít được biết đến và sử dụng do sự thay đổi của
xã hội. Ngày nay bên cạnh những dòng tranh dân gian là sự xuất hiện của hàng
loạt các tranh hiện đại khác như tranh sơn mài, tranh sơn dầu, tranh đá quý,

tranh thêu…do vậy Tranh Hàng Trống nói riêng và tranh dân gian nói chung
đang phải cạnh tran khốc liệt với các dòng tranh này. Ngày nay thị hiếu thẩm mĩ
và nhu cầu thẩm mĩ của người dân thay đổi do vậy tranh Hàng Trống cũng ít
được ưa chuộng hơn trước. Xã hội hiện đại không gian nhà cũng thay đổi hầu
hết được xây dựng với lối kiến trúc hiện đại do vậy tranh này ít phù hợp hơn.
Hơn thế tranh Hàng Trống có mức giá khơng phải là rẻ nên việc mua một
bức tranh không phải là điều đơn giản.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc sử dụng tranh ngày nay ít đi, tuy
nhiên vẫn có những người biết và yêu tranh Hàng Trống vẫn cố tầm cho được
những bức tranh Hàng Trống yêu thích.

18


Chương 3.
GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DÒNG TRANH
HÀNG TRỐNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Giải pháp khơi phục dịng tranh Hàng Trống trong giai
đoạn hiện nay
3.1.1

Đẩy mạnh việc đào tạo truyền nghề
Ngày nay tranh Hàng Trống đang bị mai một, đứng trước nguy cơ của sự

biến mất.Nghệ nhân duy nhất ngày nay còn lưu giữ được những bản khắc gỗơng Lê Đình Nghiên đang cố gắng truyền lạc nghề cho con trai út của mình.Để
khơi phục được dịng tranh này cần có những biện pháp đẩy mạnh truyền nghề
và học nghề.Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa cần có những chính sách
cụ thể khuyến khích những người yêu thích nghệ thuật truyền thống cũng như
giới trẻ đến với nghề. Có thể mở các lớp học vẽ tranh Hàng Trống miễn phí tại
bảo tàng Mỹ thuật.

3.1.2 Đẩy mạnh giáo dục nâng cao hiểu biết về tranh Hàng Trống của người
dân.
Thực trạng đặt ra là rất ít người biết đến tranh Hàng Trống đặc biệt là
những người trẻ tuổi.Như vậy muốn khơi phục dịng tranh Hàng Trống phải làm
cho cơng chúng biết và hiểu về nó. Ngày nay trong các trường đại học chưa có
mơn học về hội họa dân gian Hà Nội, có thể đưa tranh Hàng Trống trở thành
môn học trong các trường đại học về mỹ thuật hay các trường đào tạo văn hóa –
nghệ thuật nói chung. Nâng cao nhận thức của người dân về tranh Hàng Trống
cần có sự vào cuộc của các nghệ nhân, các chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật,
văn hóa đặc biệt phải lơi kéo được quần chúng nhân dân bởi đây là lực lượng
sáng tạo có vai trò quyết định với vận mệnh của nghệ thuật dân gian
3.1.3

Thực hiện các giải pháp về tài chính.
Tài chính là khâu thiết yếu, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát

triển của làng nghề truyền thống. Vì vậy giải pháp về tài chính đối với các hoạt
19


động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa vật thể tranh Hàng Trống cần được cụ
thể, tương xứng với vai trò, ý nghĩa của di sản này.
Hằng năm cần có kế hoạch dành riêng một khoản ngân sách để giúp cho
việc khôi phục và bảo tồn tranh Hàng Trống
Nhà nước có chính sách bảo hộ sản phẩm sau khi sáng tạo, trang bị nhà ở,
nơi làm việc, phương tiện, hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân sưu tầm các bản
khắc gỗ còn lại.
Đảm bảo cuộc sống vật chất đầy đủ cho các nghệ nhân đóng vai trị chủ
chốt hiện nay.
Có chính sách chiêu mộ những nghệ nhân cũ đã từng làm tranh Hàng Trống

để khôi phục nghệ thuật tranh truyền thống và truyền nghề.
3.2 Chiến lược bảo tồn và quảng bá dòng tranh Hàng Trống.
3.2.1

Các giải pháp đã được thực hiện nhằm bảo tồn và quảng bá tranh

Hàng Trống.
Tranh Hàng Trống đã được trưng bày trong Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam
Có Các hội thảo, triển lãm về tranh Hàng Trống: triển lãm về tranh Hàng
Trống của Phan Đức sĩ(2010), của Ban Quản Lý phố cổ Hà Nội(2014), triển lãm
của Trịnh Thu Trang (2015). Hội thảo về tranh Hàng Trống mang tên “Tranh
Hàng Trống phận mỏng cánh chuồn” với sự tham dự của họa sĩ Phan Ngọc
Khuê do “Tôi xê dịch” tổ chức vào ngày 18/4/2015 tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt
Nam .
Bên cạnh đó cịn các phóng sự về tranh Hàng Trống của Đài truyền hình
Việt Nam được phát sóng chủ yếu trên kênh VTV2 và VTV3 vào dịp giáp Tết.
Các cơ qua báo chí viết bài và đưa tin về tranh Hàng Trống. Ban quản lý phố cổ
Hà Nội kết hợp với làng nghề tổ chức các lễ hội về tranh Hàng Trống.
3.2.2 Hiệu quả đạt được
Khu trưng bày tranh Hàng Trống chưa có sức hấp dẫn với khách tham
quan, lượng khách đến đây ít, và chưa có hiểu biết thực sự về dịng tranh này sau
khi xem do cơng tác truyền thơng cịn kém.
20


Đối tượng tham gia trong các hội thảo thường giới hạn từ 25-30 người, chủ
yếu là người nghiên cứu về mỹ thuật và một số bạn trẻ quan tâm tới mỹ thuật.
Qua thống kê các lượt xem và bình luận cho các phóng sự về tranh Hàng
Trống trên Youtube trong khoảng 5 năm trở lại đây, có thể thấy lượt xem tương
đối thấp, dao động từ 100-900 lượt, cá biệt có một phóng sự về tranh Hàng

Trống có tên “ Tranh Hàng Trống và nghệ nhân Lê Đình Nghiên” đạt hơn 3000
lượt xem.
3.2.3

Xây dựng chiến lược bảo tồn và quảng bá tranh Hàng Trống trong

giai đoạn hiện nay.
3.2.3.1

Chính sách của nhà nước với vấn đề bảo tồn và quảng bá văn hóa

truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
Trong nghị quyết TW5 khóa 8 nêu rõ:
“Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo
nên những giá trị văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm
sâu vào cuộc sống của toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập
quán tiến bộ, văn minh là một q trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, địi
hỏi nhiều thời gian. Trong cơng cuộc đó, “xây” đi đơi với “chống”, lấy “xây”
làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hố q báu của
dân tộc, tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những
giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư
tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu toan lợi dụng văn hoá để thực
hiện “diễn biến hồ bình””.
“Di sản văn hố là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của
bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết
sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác
học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể.
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông
để lại’.


21


“Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng cả vào văn
hóa vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn
văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người
việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng văn hóa Hán Nơm,
bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề,
các nghề truyền thống… Trọng đãi các nghệ nhân bậc thầy trong các ngành,
nghề truyền thống.
3.2.3.2

Các phương tiện vật chất phục vụ cho việc bảo tồn và quảng bá Tranh

Hàng Trống.
Các phương tiện vật chất có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn và quảng
bá tranh Hàng Trống nói riêng và di sản văn hóa nói chung.
Ngày nay song song với việc phát triển kinh tế là sự phát triển của cơ sở
hạn tầng, hệ thống các bảo tàng, cung văn hóa được xây dựng hiện đại, kết cấu
phù hợp với nội dung trưng bày bên trong, trang thiết bị bảo tồn hiện đại giúp
lưu giữ tốt các hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử cao. Bên cạnh đó là các cửa
hàng tranh đó là nơi lưu giữ những bức tranh và đó cũng là hình thức quảng bá
rất hữu hiệu.
Sự phát triển của hệ thống giao thông cũng là một điều kiện cần để thu hút
khách du lịch đến với Việt Nam và tạo cơ hội để quảng bá các loại hình văn hóa
truyền thống với bạn bè quốc tế.
Ngoài ra sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin , các phương tiện
thông tin đại chúng như báo in, báo điện tử,phát thanh, truyền hình, sách báo…
nhất là sự bùng nổ của internet, mạng xã hội , các thiết bị âm thanh, nghe nhìn
như smartphone, máy tính bảng, máy quay, máy ghi âm… Từ những số liệu của

công ty Appota liên quan tới lĩnh vực di động tại Việt Nam, hiện nay năm 2015
nước ta đang có khoảng 22 triệu người sử dụng smart phone tức là cứ 4 người
Việt thì lại có 1 người sử dụng điện thoại thơng minh.

22


We are Social vừa đưa ra báo cáo về Internet và di động năm 2014 thì Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc mang Internet và nội dung số tới
người dùng, đặc biệt là thông qua những kết nối di động.
Theo báo cáo trên, mức dân số Việt Nam hiện nay là hơn 92 triệu người,
trong đó, số dân thành thị chiếm khoảng 27 triệu người (31%) và số dân cư nông
thôn là 56 triệu người (70%). Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thâm nhập
của Internet vào đời sống của người dân cũng ngày một tăng cao.Theo điều tra,
hiện nay, số lượng người sử dụng Internet đã chiếm đến 39% trên tổng dân số.
Các trang mạng xã hội như Facebook cũng đã thu hút được 22% (20 triệu
người), số lượng thuê bao di động đang hoạt động cũng có một số lượng đáng kể
đạt mức 134 triệu thuê bao.
Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển nhanh về số lượng người sử dụng
internet và các thiết bị số, đặc biệt là mạng xã hội và thiết bị di động .
Xu thế hiện nay là sử dụng các trang mạng xã hội để truyền thông, quảng
cáo và cả marketing online.Đây là một điều kiện tốt để quảng bá văn hóa mà chi
phí lại thấp hơn so với các phương thức quảng bá khác mà hiệu quả đạt được lại
rất cao do độ phổ biến của nó.
Bên cạnh đó hệ thống Báo, Đài Trung ương và địa phương đang phát triển
rất mạnh do đó có thể sử dụng trong việc giới thiệu , quảng bá sản phẩm du lịch,
xây dựng các phim tài liệu, phim chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng bá về tranh
Hàng Trống tới mọi đối tượng.
Ngồi ra có thể làm phim, chụp ảnh, biên tập và khai thác thông tin để làm
ấn phẩm giới thiệu thông qua các phương tiện truyền thông, hay làm đĩa VCD,

DVD…. Với sự lan nhanh của các trang mạng điện tử chúng ta cũng có thể lập
ra trang về tranh Hàng Trống và đưa ra những thông tin về dịng tranh này để từ
đó mọi người có thể tìm hiểu một cách nhanh hơn về nó.
3.2.3.3

Các hình thức bảo tồn và quảng bá tranh Hàng Trống

Tranh hàng Trống là một đặc sắc của hội họa dân gian Việt Nam, là sự kết
tinh của nét văn hóa Thăng Long ngàn đời.Tranh Hàng Trống là sự kết hợp của
23


Nho, Phật, Đạo, có sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa tuy nhiên các nghệ nhân hàng
Trống lại biết biến đổi và sáng tạo những giá trị đó cho phù hợp với văn hóa
người Việt.Tranh Hàng Trống cần được bảo tồn và quảng bá rộng rãi để từ đó
gìn dữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và đưa tranh Hàng Trống đến
gần hơn với bạn bè quốc tế, tạo dựng hình ảnh một Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
3.2.3.3.1

Một số biện pháp truyền thông trực tiếp.

Đưa bộ mơn hội họa dân gian trong đó có họa về tranh Hàng Trống vào
trong các trường đại học mỹ thuật và khoa học xã hội và nhân văn nhằm tăng
thêm hiểu biết về hội họa truyền thống trong giới trẻ.
Kết hợp phát triển du lịch làng nghề như các tour du lịch trọn gói trong đó
khách sẽ được tham quan phố Hàng Trống các cửa hàng bán tranh và xem các
công đoạn làm tranh.
Khôi phục lễ hội truyền thống của làng nghề trước kia.
Tổ chức các festival kết hợp triển lãm về tranh Hàng Trống vào dịp cuối

năm tái hiện lại khung cảnh của làng nghề giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20,
trong đó người xem sẽ được quay trở lại quá khứ cùng tìm hiểu và tham gia vào
công việc làm tranh, kết hợp trưng bày tranh, tổ chức các trò chơi dân gian, ẩm
thực Thăng Long xưa. Đây là hình thức quảng bá trực tiếp hữu hiệu bởi nó tạo ra
sự độc đáo, lạ và thu hút với người tham gia, có sức tu hút với giới trẻ.
Thêm vào đó cần thường xuyên tổ chức các hộp thảo miễn phí về tranh
Hàng Trống với sự tham gia của các nghệ nhân và các chun gia nghiên cứu
văn hóa, hội thảo là một hình thức truyền đạt thơng tin theo 2 chiều có sự tương
tác cao do vậy sẽ nâng cao được nhận thức, tuy nhiên hội thảo thường ít hấp dẫn
với giới trẻ do tính hàn lâm cao, cần tạo ra những hình thức sáng tạo và truyền
thông mạnh mẽ.
Hiện nay trong bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tranh Hàng Trống được trưng
bày tại một khu riêng biệt tuy nhiên chưa hấp dẫn được khách tham
qua.Tính chung cả bảo tàng Mỹ thuật VN năm 2011 chỉ đạt trên 39.000 lượt
24


khách.Lượng khách năm 2014 đạt 70 nghìn người, tăng gấp rưỡi so với năm
2013.Đây là một con số đáng mừng tuy nhiên nếu so sánh với các bảo tàng khác
thì nó vẫn cịn rất thấp. Theo các nhân viên ở bảo tàng thì khu vực trưng bày
tranh Hàng Trống rất ít được chú ý do cách trưng bày chưa hấp dẫn, cồn tác
tuyên truyền giáo dục chưa được thực hiện tối đa. Do vậy cần phát triển công tác
truyền thông giáo dục tại bảo tàng để khi đến với bảo tàng du khách khơng chỉ
được thư giãn mà cịn có thêm những hiểu biết thực sự về dòng tranh này. Có thể
sử dụng các phương tiện hiện đại như Tivi để trình chiếu về các cơng đoạn làm
tranh và giới thiệu về tranh Hàng Trống để du khách có một cái nhìn cụ thể sinh
động và hấp dẫn chứ khơng chỉ đơn giản là trưng bày hiện vật.
Khâu trưng bày và giáo dục - cơng chúng giữ vị trí hết sức quan trọng
nhằm thực hiện chức năng giao tiếp của bảo tàng với công chúng, với xã hội.
Bảo tàng muốn thu hút được đông đảo du khách đến tham quan đòi hỏi các nhà

quản lý, cán bộ bảo tàng phải thực hiện đồng bộ hàng loạt các khâu công tác
nghiệp vụ để tạo ra những sản phẩm có giá trị phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của khách tham quan.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tranh Hàng Trống kèm theo những phần
thưởng hấp dẫn, tác phẩmdự thi có thể là phóng sự, truyện ngắn, …cách tổ chức
cuộc thi là một hình thức truyền thơng đạt được hiệu quả tốt khơng chỉ là tiếp
cận thơng tin mà cịn nâng lên mức tìm hiểu thơng tin.
Mở các qn café theo phong cách dân gian cổ truyền trong đó kết hợp
trưng bày tranh Hàng Trống sẽ tạo cảm giác thư dãn.
Để đưa hình ảnh Tranh hàng Trống ra nước ngồi có thể dùn dịng tranh
này như một vật phẩm, q tặng cho các nguyên thủ quốc gia khi đến Việt Nam
đặc biệt là các cán bộ cấp cao về văn hóa.
Đưa tranh Hàng Trống lên các trang lịch tết, vở ghi của học sinh.
3.2.3.3.2.Truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng.

25


×