Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội trong liên đội trường tiểu học lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 25 trang )

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp giáo dục thiếu nhi
trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, cơng dân có ích trong tương lai
và lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà
trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội
viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.
Nghi thức Đội là một phương tiện giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh. Với những quy định biểu hiện bằng ngơn ngữ, hình thức tượng
trưng, thủ tục, nghi lễ và đội ngũ, nghi thức Đội góp phần mạnh mẽ vào việc xây
dựng phương pháp giáo dục toàn diện, mang nét đặc trưng của Đội. Trong đó, nổi
bật là giáo dục ý thức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho Đội viên,
tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội. Nghi thức Đội
được tiến hành thường xuyên trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành
thói quen, nề nếp tốt cho Đội viên trong tổ chức Đội. Việc tiến hành giáo dục bằng
nghi thức Đội đòi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và
thống nhất. Có như vậy mới làm cho nghi thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của
mỗi Đội viên và tập thể Đội.
Các Đội viên khi tham gia các hoạt động tập trung như: chào cờ, sinh hoạt tập
thể đầu tuần, thể dục giữa giờ, lễ kỉ niệm… mỗi Đội viên cần phải thực hiện đúng
các động tác thực hành nghi thức Đội. Đó là một vấn đề mà mỗi giáo viên tổng phụ
trách, Anh chị phụ trách, Đội viên luôn quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là phải rèn
luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội, đó là yếu tố quyết định đến sự thành công
của việc thực hiện đúng, thành thạo nghi thức Đội.
Muốn thực hiện tốt các động tác về Nghi thức Đội, không thể không nghiên
cứu kĩ về nghi thức Đội và phương pháp tập luyện về nghi thức Đội, đặc biệt là
biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho Đội viên. Để tổ chức tốt
việc này, giáo viên tổng phụ trách Đội cần có tài liệu cung cấp những kiến thức lí
2



thuyết về các động tác thực hành nghi thức Đội, và có biện pháp cụ thể cho từng
động tác.
Điều đó một lần nữa khẳng định: Tổ chức Đội là một tổ chức không thể thiếu
trong các trường THCS và Tiểu học. Nếu hướng dẫn các em thực hiện đúng theo
Điều lệ Đội và thực hành đúng nghi thức Đội thì sẽ góp phần giáo dục các em trở
thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Trải qua quá trình làm Tổng phụ trách Đội tại trường tiểu học Lê Lợi từ năm
2013 đến nay với vốn tích luỹ kinh nghiệm có được từ thực tiễn trong q trình
cơng tác, trong q trình tìm hiểu tài liệu tôi nhận thấy rằng: Trong công tác Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, việc hướng dẫn thực hành nghi thức Đội
trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng là rất quan trọng.
Mặc dù đề tài tôi đang nghiên cứu đã được nhiều anh chị tổng phụ trách nghiên
cứu và đưa ra khá nhiều biện pháp, giải pháp rất hay để nâng cao kĩ năng thực hành
nghi thức Đội cho Đội viên nhưng tơi nhận thấy biện pháp, giải pháp đó chỉ phù
hợp với những trường lớn, thuận lợi, khơng có học sinh dân tộc thiểu số. Khi tôi áp
dụng các biện pháp đó vào trường tơi thì kết quả khơng được cao, các em khó thực
hiện các kĩ năng thực hành nghi thức Đội. Đối với những trường khó khăn, có
nhiều học sinh là dân tộc thiểu số như liên đội trường Tiểu học Lê lợi thì cũng rất
cần có những biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội phù hợp hơn.
Nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành
nghi thức Đội trong Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu,
với mong muốn sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp để rèn luyện kĩ năng thực hành
nghi thức Đội cho Đội viên, góp phần nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường,
đặc biệt là kĩ năng thực hiện 7 yêu cầu Đội viên của các em đúng theo nghi thức
Đội.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu:

3



Đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội, nhằm đẩy
mạnh hoạt động Đội trong nhà trường và nâng cao kĩ năng thực hành nghi thức
Đội cho từng Đội viên.
Nhiệm vụ:
Khảo sát thực trạng hoạt động Đội tại Liên đội.
Nghiên cứu tầm quan trọng, sự cần thiết việc rèn luyện kĩ năng thực hành
nghi thức Đội trong nhà trường.
Từ đó tìm ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội trong
nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Kĩ năng thực hành nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong
trường tiểu học Lê Lợi.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu “Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh” của Hội đồng Đội Trung ương.
Tiến hành nghiên cứu về thực trạng thực hành nghi thức Đội trong nhà trường
năm học 2015 – 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
c) Phương pháp thống kê toán học
4



Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận.
Để thực hiện tốt 7 yêu cầu Đội viên và thực hành thành thạo các kĩ năng nghi
thức Đội, trước hết chúng ta phải hiểu “Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của nghi thức
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.
Khái niệm về nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là một phương tiện giáo dục của Đội. Đặc
trưng của Nghi thức Đội là nó được thể hiện thơng qua các biểu trưng, ngơn ngữ,
lời nói và các nghi lễ, thủ tục để giáo dục Đội viên.
Trong các nghi lễ, thủ tục hàng ngày và trong các ngày hoạt động quy mơ,
chính thức của Đội, nghi thức Đội được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
Trong mọi hoạt động rèn luyện của Đội nghi thức tạo thành thói quen, nề nếp tốt
cho đội viên trong tổ chức Đội. Góp phần khẳng định vai trò của tổ chức Đội trong
sự nghiệp giáo dục.
Nghi thức Đội ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của tổ chức Đội
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và đáp ứng những nhu cầu của
Đội viên.
Ý nghĩa, vai trò của nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng cho Đội TNTP Hồ Chí
Minh. Thơng qua hoạt động này, tổ chức Đội được củng cố, phát triển và khẳng
định vị trí, vai trị của mình với xã hội.
Nghi thức Đội nhằm giáo dục toàn diện cho các em Đội viên mà trước hết là
giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình
cảm gắn bó, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.

5



Hoạt động Nghi thức Đội giúp các em có thể lực cường tráng, khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn, tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho người Đội viên, đẹp trong lời
nói và đẹp trong hành động.
Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt
hàng ngày cho tập thể và cá nhân đội viên như: trang phục đẹp, gọn gàng, sạch sẽ,
ra vào lớp đúng giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp…
Để có được những Đội viên khoẻ mạnh, tháo vát nhanh nhẹn, gọn gàng, có ý
thức tổ chức kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm và biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ
lẫn nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải rèn kĩ năng. Kĩ năng là yếu tố quyết định đến
sự thành công của việc thực hiện đúng, thành thạo Nghi thức Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Liên đội Tiểu học Lê Lợi có 4 Chi đội với trên 80 Đội viên lại chủ yếu là con
em Đồng bào dân tộc thiêu số với tỉ lệ 80 – 90%, nhưng được sự quan tâm sâu sắc
của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện và nhà trường đã hướng dẫn,
chỉ đạo, cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, tạo điều kiện về
vật chất, ủng hộ tinh thần giúp cho Liên đội hoạt động thông suốt và tăng thêm tinh
thần trong việc học tập và hoạt động phong trào.
Tổng phụ trách Đội, anh chị phụ trách Chi đội, lớp Nhi đồng ý thức trách
nhiệm luôn cố gắng hồn thành nhiệm vụ, ln chú trọng việc rèn luyện kĩ năng
thực hành nghi thức Đội cho Đội viên.
Các em Đội viên ngoan hiền, lễ phép, vâng lời, chịu khó rèn luyện kĩ năng
thực hành nghi thức Đội.
Vì vậy Liên đội đã có nhiều thành tích nổi bật trong các hoạt động như: các kì
thi văn hố, giao lưu, văn nghệ, thể dục thể thao và đặc biệt là phong trào hoạt
động Đội. Liên đội đã tổ chức các hoạt động theo đúng Nghi thức, Nghi lễ Đội
TNTP Hồ Chí Minh, Đội viên nắm được cơ bản 7 yêu cầu Đội viên và thực hành
Nghi thức Đội tương đối tốt. Liên đội nhiều năm là Liên đội vững mạnh.
6



Song thực tế cho thấy để tổ chức Đội trong nhà trường hoạt động được như
đúng yêu cầu của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã đề ra là một vấn đề hết sức
nan giải, đặc biệt là tổ chức các hoạt động Nghi thức Đội cho thiếu nhi trong
trường, phần lớn thời gian dành để cho các em học tập. Mỗi tuần chỉ có thể bố trí
được 01 buổi để hoạt động Đội lồng ghép vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên
lớp nên chất lượng các buổi hoạt động chưa thật sự cao.
Kĩ năng thực hành Nghi thức Đội đội viên còn sai nhiều đặc biệt là thực hành
Nghi thức Đội sửa đổi.
Cụ thể dựa vào kết quả kiểm tra chuyên hiệu “Nghi thức Đội” của toàn Liên
đội năm 2014- 2015 như sau:
KẾT QUẢ
Tổng số
Đội viên
87

Giỏi

Khá

Trung bình

SL

%

SL

%


SL

%

15

17,2

32

36.8

40

45,9

%

%

%

Từ đó nhận thấy trong các đợt kiểm tra về chuyên hiệu “Nghi thức Đội viên”
của các năm học trước chất lượng chưa được như mong muốn.
Học sinh đa số là dân tộc thiểu số các em còn e dè, nhút nhát, sự chú ý tập
trung chưa cao, tiếp thu chậm, chưa phát huy được tính tự quản, chưa chủ động
tham gia các hoạt động của Đội. Rất nhiều em chưa thực hiện được các kĩ năng
thực hành Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, mặt khác thời lượng để luyện tập
Nghi thức Đội thì có hạn, vì thế trong một vài buổi tập, giáo viên tổng phụ trách

cũng khơng có đủ thời gian để quan tâm đến từng đội viên.
Cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên việc tổ chức các hoạt
động Đội nhiều khó khăn, kết quả chưa như mong muốn.

7


Phụ huynh của các em chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác Đội
trong nhà trường đặc biệt là Nghi thức Đội trong nhà trường.
Giáo viên tổng phụ trách cũng như giáo viên chủ nhiệm, vẫn còn áp dụng các
biện pháp cũ chưa đưa ra được các biện pháp mới.
Một số Đội viên chưa thực sự hiểu ý nghĩa, vai trò của việc rèn luyện và thực
hành Nghi thức Đội, dẫn tới kĩ năng rèn luyện thực hành Nghi thức Đội của các em
còn nhiều hạn chế dễ làm sai các động tác, ảnh hưởng tới toàn Liên đội khi thực
hành Nghi thức Đội sẽ không đồng đều.
Từ những vấn đề về thực trạng nêu ở trên ta dễ dàng nhận thấy rằng việc thực
hành đúng Nghi thức Đội rất quan trọng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
nhưng thực tế kĩ năng rèn luyện thực hành Nghi thức Đội của Đội viên chưa tốt và
việc tập luyện cho các em còn nhiều bất cập. Trước đây tôi đã áp dụng nhiều biện
pháp để nâng cao kĩ năng rèn luyện Nghi thức Đội cho các em tại Liên đội, tuy
nhiên kết quả đạt được chưa cao do các biện pháp chưa thực sự phù hợp với đối
tượng, do khai thác, áp dụng biên pháp đó chưa triệt để như:
Phương pháp hướng dẫn của giáo viên tổng phụ trách Đội: còn xem nhẹ kĩ
năng thực hành các động tác cơ bản, chi tiết. Thường huớng dẫn sơ sài, làm mẫu
quá nhanh các em quan sát không kịp sau đó chỉ cho các em làm 1 -2 lần rồi
chuyển động tác khác. Khi các em thực hiện nhóm giáo viên không quán triệt các
em nên các em lợi dụng làm việc riêng.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giáo viên cho các em nghiên cứu nhưng
không kiểm tra, trao đổi với các em nên các em khó tiếp thu nội dung kiến thức.
Biện pháp kiểm tra đánh giá: Còn ít tổ chức các đợt kiểm tra, hội thi Nghi

thức Đội nên các em khơng có tinh thần phấn đấu.
Từ những vấn đề trên tôi thấy cần phải đổi mới các phương pháp, cần có
nhiều biện pháp, giải pháp mới phù hợp hơn, áp dụng triệt để hơn để nâng cao kĩ
năng thực hành Nghi thức Đội cho các em, giúp các em nắm được ý nghĩa, vai trò
của việc rèn luyện kĩ năng thực hành Nghi thức Đội để các em không ngừng tự rèn
8


luyện bản thân mình từ đó góp phần vào xây dựng công tác Đội ngày càng vững
mạnh.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Nhìn rõ được thực trạng về việc thực hành nghi thức Đội của đội viên để phát
huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu. Đồng thời đưa ra
được những biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao kĩ năng thực hành nghi thức
Đội cho đội viên.
Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: vì phụ huynh cũng như các em chưa hiểu rõ
vai trò, ý nghĩa của việc thực hành nghi thức Đội trong trường học nên phụ huynh
khơng tạo điều kiện cho các em rèn luyện, cịn các em không hiểu rèn luyện nghi
thức Đội để làm gì làm cho các em khơng tự rèn luyện. Biện pháp tuyên truyền,
giáo dục giúp phụ huynh cũng như các em hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của việc
thực hành nghi thức Đội trong trường học lúc này phụ huynh sẽ tạo điều kiện cho
các em, các em tự ý thức và tự mình rèn luyện nghi thức Đội.
Biện pháp tìm hiểu nội dung ”Nghi thức và huớng dẫn thực hiện nghi thức
Đội TNTP Hồ Chí Minh” giúp các em hiểu và nắm nội dung lý thuyết nghi thức
Đội.
Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin: tạo hứng thú cho các em khi nghiên
cứu, các em ghi nhớ các động tác thực hành nghi thức Đội nhanh hơn, có thể tự rèn
luyện không cần sự hướng dẫn của giáo viên.
Biện pháp hướng dẫn thực hành nghi thức Đội của tổng phụ trách Đội: các em

Đội viên được trực tiếp quan sát các động tác dưới sự phân tích cụ thể từng động tác
một của giáo viên. Được giáo viên chỉnh sửa động tác sai, giúp các em thực hiện
động tác chính xác, theo đúng trình tự.
Biện pháp tập huấn: nâng cao kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho Anh chị phụ
trách, Chỉ huy Đội. Chỉ huy Đội nắm vững khẩu lệnh, tác phong nhanh nhẹn, nhạy
bén trong chỉ huy.
9


Biện pháp kiểm tra đánh giá: giúp tổng phụ trách, anh chị phụ trách nắm được
khả năng thực hành nghi thức Đội của các em. Các em được thực hành nghi thức Đội
theo một trình tự.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Biện pháp tuyên truyền, giáo dục
Muốn các em tự giác tập luyện tôi đã tổ trức tuyên truyền, định hướng cho
các em để các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc thực hành nghi thức Đội
trong trường học.
Ví dụ như: Tổ chức tuyên truyền vào chương trình phát thanh măng non, lồng
ghép vào các buổi sinh hoạt đội. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ý nghĩa, vai trị việc
thực hành nghi thức Đội trong trường học.

Tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm triển khai tới phụ huynh các em, giúp
phụ huynh nắm được tầm quan trọng của việc thực hành nghi thức Đội để phụ
huynh tạo điều kiện cho các em, động viên các em rèn luyện.
* Biện pháp tìm hiểu nội dung ”Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức
Đội TNTP Hồ Chí Minh”. (Nghi thức Đội sửa đổi ban hành ngày 10 tháng 8 năm
2015 của Hội Đồng Đội Trung ương)
10



Giáo viên tổng phụ trách Đội, anh chị phụ trách ln tự tìm hiểu nội dung tài
liệu, phải nắm vững các nội dung kiến thức về nghi thức Đội.
Yêu cầu các em Đội viên tự nghiên cứu nội dung nghi thức Đội trong sổ tay
Đội viên và trong tài liệu do giáo viên tổng phụ trách đưa cho. Nắm được nội dung
7 yêu cầu đối với Đội viên.
Tôi xây dựng nội dung tài liệu dành riêng cho học sinh dựa trên tài liệu của
Hội Đồng Đội Trung ương. Tôi phân nội dung ra nhiều phần nhỏ và yêu cầu học
sinh nghiên cứu theo từng phần khi nào nắm vững kiến thức phần này mới chuyển
sang nội dung phần khác.
Sau khi cho các em nghiên cứu thì giáo viên tổng phụ trách tiến hành kiểm tra
kiến thức các em xem các em nắm được những gì, thiếu sót vấn đề gì để bổ sung.
Giáo viên tổng phụ trách đưa ra các câu hỏi cho các em trả lời, mời em khác nhận
xét, bổ sung câu trả lời rồi giáo viên tổng phụ trách mới giải đáp, bổ sung thêm sẽ
giúp các em nhớ được nhiều và lâu hơn.
* Biện pháp áp dụng công nghệ thông tin
Là giáo viên dạy môn tin học nên tôi nhận thấy các em học sinh tiểu học rất
hứng thú khi được học bằng máy chiếu hay học tại phịng máy nên khi tơi áp dụng
vào hướng dẫn thực hành Nghi thức Đội các em cũng thấy thích hơn và có hiệu
quả hơn. Bằng biện pháp này giúp các em nắm được nội dung của Nghi thức Đội,
ghi nhớ các động tác nhanh hơn, các em có thể tự rèn kĩ năng thực hành Nghi thức
Đội mà không cần nhiều sự hướng dẫn của giáo viên.

11


Tôi sử dụng máy chiếu để chiếu cho các em xem Video về các nội dung kĩ
năng thực hành Nghi thức đội như: cách tháo khăn, thắt khăn quàng đỏ, chào kiểu
Đội viên, hô, đáp khẩu hiệu đội, ba bài trống của Đội, các động tác trong đội hình,
đội ngũ... hay hướng dẫn các em biết tự mở máy tính, mở đĩa... để xem lại các nội
dung thực hành Nghi thức Đội vào thời gian rảnh.

Tơi xây dựng các trị chơi nhỏ bằng các phần mềm soạn giảng với nội dung về
nghi thức đội như vậy giúp các em thấy thoải mái, hứng thú hơn khắc ghi nội dung
kiến thức lâu hơn.
Ngồi ra tơi sử dụng máy chiếu, máy tính trong các buổi tập huấn đội cho
thấy hiệu quả cao hơn tiết kiệm thời gian hơn.
* Biện pháp hướng dẫn thực hành nghi thức Đội của Tổng phụ trách Đội
Để có thể hướng dẫn cho Đội viên về nghi thức Đội, người giáo viên tổng phụ
trách Đội nhất thiết phải là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Bản thân cần
được đào tạo, có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng Thiếu nhi,
yêu quý Thiếu nhi và thích làm việc với Thiếu nhi. Đồng thời khi hướng dẫn nghi
thức Đội cho các em Thiếu nhi ở các độ tuổi khác nhau phụ trách Đội khơng được
nóng vội, phải có thái độ hồ nhã, vui vẻ nhưng dứt khoát. Hướng dẫn nghi thức
Đội phải được thực hiện theo quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp… Phải hướng dẫn cho các em nhận thức được ý nghĩa , tầm quan trọng và biểu
trưng của nghi thức Đội, các kĩ năng cơ bản của người Đội viên rồi mới chuyển
sang các động tác phối hợp phức tạp của cá nhân và tập thể.
Để học và thực hiện nghi thức Đội có hiệu quả tốt nhất, giáo viên tổng phụ
trách Đội nhắc Đội viên phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì,có trang
phục cá nhân gọn gàng, tập trung chú ý ghi chép và nghe lệnh của người chỉ huy,
khi thực hiện động tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát, rõ ràng theo khẩu lệnh.
Trước hết yêu cầu học sinh nắm được nội dung 7 yêu cầu đối với Đội viên.
Đó là:
- Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca.
12


- Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ.
- Chào kiểu Đội viên.
- Các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.
- Hô, đáp khẩu hiệu Đội.

- Các động tác cá nhân tại chỗ, di động.
- Biết 3 bài trống của Đội.
+ Giáo viên tổng phụ trách sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp trực
quan: Nêu ý nghĩa của từng yêu cầu, đồng thời làm mẫu từng động tác có thể làm
mẫu nhiều lần để học sinh ghi nhớ từng bước của động tác.
+ Học sinh quan sát từng bước của từng động tác đến tổng thể của từng động
tác và làm theo mẫu.
+ Tiếp theo Giáo viên hỏi: Động tác này được thực hiện như thế nào?
+ Học sinh mô tả và thực hiện lại.
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
+ Chia nhóm để các em thực hiện.
+ Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các em thực hiện.
Chú ý: Khi hướng dẫn động tác nào thì phải hướng dẫn kĩ và cho học sinh
tập luyện nhiều lần cho tới khi các em ghi nhớ và thực hiện tốt động tác rồi mới
chuyển sang động tác mới, tránh trường hợp các em chưa nhớ kĩ động tác này đã
phải nhớ động tác khác làm cho việc thực hiện các động tác dễ bị sai.
Ví dụ : Hướng dẫn các em “Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ”. Trước hết giáo
viên tổng phụ trách phải nói cho học sinh hiểu rằng: Khăn quàng đỏ là một phần cờ
Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, Đội
viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về
Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành
đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Rồi giáo viên tổng phụ trách
mới hướng dẫn cụ thể từng động tác “Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ”.
13


+ Tay phải cầm một phần ba chiều dài của khăn.
+ Dùng hai tay dựng cổ áo.
+ Tay trái vuốt nhẹ chiều dài mép khăn, cầm một phần hai phần dải khăn còn
lại.

+ Gấp xếp đổi chiều cạnh đáy khăn, để phần chiều cao khăn còn khoảng
15cm.
+ Đặt khăn vào cổ áo, so hai đầu khăn bằng nhau.
+ Đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải, vòng đi khăn bên trái
vào trong, đưa lên kéo ra phía ngoài tạo thành nút thứ nhất với dải khăn bên phải
(vị trí nút khăn tương đương với khuy áo thứ hai từ trên xuống).
+ Lấy dải khăn bên trái vòng xuống phía dưới dải khăn bên phải theo chiều từ
trái sang phải và buộc tiếp thành nút thứ hai với dải khăn bên phải.
+ Chỉnh cho hai dải khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống.
Giáo viên tổng phụ trách cho học sinh thực hiện động tác thắt khăn xong rồi
tiếp tục hướng dẫn động tác tháo khăn.

+ Tháo khăn quàng đỏ: tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phải phía
trên nút, rút khăn ra.
14


Giáo viên tổng phụ trách chia nhóm để các em thực hiện theo nhóm.

Lưu ý: Khi thực hành Nghi thức Đội, nếu sau động tác tháo khăn quàng đỏ là
động tác thắt khăn quàng đỏ thì đội viên khi rút khăn ra, dùng tay phải giữ nguyên
dải khăn đưa về phía trước hơi chếch về bên phải so với thân người, cánh tay phải
song song với mặt đất.
Giáo viên tổng phụ trách cho học sinh thực hiện động tác tháo khăn, sau đó
yêu cầu học sinh thực hiện từng động tác một. Giáo viên theo dõi quan sát và sửa
sai cho các em. Khi các em thực hiện hai động tác tương đối tốt thì cho các em
thực hiện kết hợp hai động tác theo khẩu lệnh (Giáo viên trực tiếp hô khẩu lệnh).
* Biện pháp tập huấn
Tập huấn cho anh chị phụ trách.
Tại trường tôi đã tổ chức tập huấn cho anh chị phụ trách các chi đội về kĩ

năng thực hành Nghi thức đội, giúp các anh chị phụ trách nắm vững 7 nội dung
yêu cầu đối với đội viên, thực hiện thành thạo các động tác để anh chị phụ trách
trực tiếp có thể hướng dẫn hay cho các em ôn tập hoặc áp dụng vào các buổi sinh
hoạt của chi đội.
Tập huấn cho cán bộ chỉ huy Đội.

15


Người chỉ huy Đội là những Đội viên nắm vững các khẩu lệnh hô, thực hiện
thành thạo các động tác về Nghi thức Đội (các động tác về đội hình, đội ngũ và các
động tác chỉ định đội hình).
Người Chỉ huy Đội có trang phục gọn gàng đúng quy định, tư thế nhanh nhẹn,
nghiêm túc, chuẩn xác, khẩu lệnh hô to rõ, phải có dự lệnh, động lệnh, biết chọn
địa hình, xác định phương hướng, vị trí tập hợp đội hình...
Tơi phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội
xây dựng thành câu lạc bộ Chỉ huy Đội, số lượng mỗi Chi đội 3 – 5 em để tập huấn
cho các em.

Tôi đã tiến hành tập các động tác cho người chỉ huy Đội theo trình tự:
+ Tập hơ các khẩu lệnh : khi hô to, rõ để các đơn vị đều nghe thấy. Chỉ huy
phải kiểm tra hiệu quả của khẩu lệnh. Khi đội viên chưa thực hiện xong, chưa
chuyển sang khẩu lệnh khác.
+ Tập chọn địa hình: chọn nơi rộng để tập hợp đội hình và phải phù hợp với
những hoạt động đã dự định, tránh nơi có vật trở ngại hay lầy lội.
+ Tập xác định phương hướng: cần tránh nắng chiếu vào mặt, tránh hướng
gió, tránh ơ nhiễm mơi trường, tránh hướng có hoạt động ồn ào.
+ Tập chọn vị trí, tư thế chỉ huy khi tập hợp: khi tập hợp chỉ huy đứng ở điểm
chuẩn, tư thế nghiêm để các đơn vị lấy làm chuẩn, không được xê dịch vị trí.
16



+ Tập các động tác chỉ định đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U, vòng
tròn.
Sau khi được tập huấn và rèn luyện tổng phụ trách cử thành viên chỉ huy đội
đến kèm và hướng dẫn Chi đội tập luyện.
* Biện pháp kiểm tra, đánh giá
Chỉ đạo anh chị phụ trách thường xuyên kiểm tra và nhận xét các em về việc
rèn luyện thực hành nghi thức Đội tại Chi đội báo cáo định kì về cho tổng phụ
trách.
Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra đánh giá từng Đội viên,
từng Chi đội. Tuyên dương những Đội viên, Chi đội thực hiện tốt.
Tôi tiến hành triển khai chuyên hiệu “Nghi thức Đội viên” để các em rèn
luyện rồi tiến hành kiểm tra. Tổ chức hội thi “ Nghi thức Nghi lễ và Chỉ huy Đội
giỏi” thi theo Chi đội. Xem đây là một buổi sinh hoạt Đội kết hợp hoạt động ngoại
khố, vừa mang tính kiểm tra đánh giá các bài học nghi thức Đội vừa mang tính
giáo dục cao. Bởi lẽ học nghi thức Đội mà khơng được thực hành thì Đội viên sẽ
khơng hiểu hết được ý nghĩa, vai trò của nghi thức Đội đối với công tác Đội đồng
thời các em được thực hiện cả 7 yêu cầu Đội viên theo một hệ thống.

* Biện pháp khác

17


Tại Liên đội tôi đưa ra quy định: Vào lúc xếp hàng vào lớp, lớp trưởng, chi
đội trưởng (chỉ huy đội) cho các bạn thực hiện các động tác nghi thức Đội, mỗi
buổi chỉ cần thực hiện 1-2 động tác.

Ví dụ: Sáng thứ 2 thực hiện động tác “Chào”, Chiều cho thực hiện động tác

“Quay phải, quay trái, quay đằng sau”. Sáng thứ 3 cho thực hiện động tác “Sang
phải, sang trái, tiến lùi”, Chiều cho thực hiện động tác “tháo khăn, thắt khăn quàng
đỏ”…dưới sự theo dõi, giám sát của Tổng phụ trách, Giáo viên chủ nhiệm và ban
chỉ huy Liên đội. Bằng cách làm này các em sẽ nhớ và thực hiện tốt hơn kĩ năng
Nghi thức Đội.
c. Mối quan hệ giữa các biệp pháp, giải pháp
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hỗ trợ lẫn nhau. Các
biện pháp sau hỗ trợ cho biện pháp trước. Biện pháp tuyên truyền đóng vai trị
quan trọng làm tiền đề cho các biện pháp vì muốn học sinh thực hiện tốt nghi thức
Đội và có ý thức tự rèn luyện nghi thức Đội, trước hết phải tạo cảm hứng cho các
em, giáo dục các em để các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực
hành rèn luyện nghi thức đội. Khi các em đã hiểu và nắm được các em sẽ ý thức
hơn, có thái độ nghiêm túc hơn trong khi thực hành nghi thức Đội từ đó ta áp dụng
các biện pháp khác các em sẽ không nhàm chán mà chịu khó hợp tác, rèn luyện tốt
hơn và sẽ có hiệu quả cao hơn. Tiếp theo ta áp dụng biện pháp ”nghiên cứu tài
liệu” và ”áp dụng công nghệ thông tin” để các em nắm nội dung lý thuyết, có hình
18


thành các động tác qua quan sát bài mẫu trên máy. Lúc này giáo viên tổng phụ
trách hướng dẫn cho các em sẽ dễ dàng hơn, các em ghi nhớ nhanh hơn. Biện pháp
”nghiên cứu tài liệu” và ”áp dụng cơng nghệ thơng tin” tùy theo điều kiện ta có thể
áp dụng thường xuyên để các em hiểu sâu hơn nội dung nghi thức Đội. Biện pháp
kiểm tra đánh giá cũng nên thực hiện thường xuyên, biện pháp này giáo viên tổng
phụ trách sẽ có cái nhìn tổng qt hơn về việc thực hành nghi thức của các em. Các
em sẽ hiểu hơn ý nghĩa, vai trò của Nghi thức Đội đối với công tác Đội đồng thời
các em được thực hiện cả 7 yêu cầu Đội viên theo một hệ thống.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Qua khảo nghiệm cho thấy hoạt động Đội được cải thiện có kết quả tốt hơn.
Giáo viên tổng phụ trách nắm vững hơn chuyên môn nghiệp vụ. Anh chị phụ trách

có kĩ năng thực hành Nghi thức Đội tốt. Đội viên biết tự ý thức, tự rèn kĩ năng thực
hành Nghi thức Đội.
Nhờ sự vận dụng những biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức
Đội ở trên mà kết quả thực hiện các hoạt động Đội đạt được như sau:
Khi học tập cũng như khi thực hiện Đội viên có thái độ đúng đắn, nghiêm
túc hơn và biết kiên trì rèn luyện, trang phục cá nhân gọn gàng, tác phong có
nhiều thay đổi. Đặc biệt nâng cao được sự hiểu biết của các em về công tác đội, kĩ
năng thực hành nghi thức Đội tốt hơn.
Hoạt động tập thể dục, múa hát giữa giờ ra chơi: 100% đội viên, nhi đồng
biết tập hợp đội hình hàng dọc, hàng ngang, vịng trịn nhanh, khoảng cách đều và
đúng quy định. Giúp cho việc tập trung đội hình các buổi chào cờ đầu tuần, tập
thể dục, múa hát tập thể đảm bảo thời gian, đội hình đều và đẹp.
100% đội viên hát đúng Quốc ca, Đội ca và thực hiện tốt các động tác về
Nghi thức Đội trong nghi lễ chào cờ đầu tuần.
Đội trống, đội cờ và người chỉ huy thực hành thành thạo các động tác về
Nghi thức Đội.
Trong các buổi lễ lớn, ngày kỉ niệm được tổ chức đúng theo nghi thức, nghi lễ
19


Đội, kiểm tra chuyên hiệu ”Nghi thức Đội” kết quả thu được như mong muốn.
Trước khi áp dụng các biện pháp, giải pháp trên kết quả thực hành nghi thức
Đội như sau.
KẾT QUẢ
Tổng số
Đội viên
84

Giỏi


Khá

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

15

17,8

32

38,1

37

44,1

% thực hành nghi thức%Đội có
Sau khi áp dụng các biện%pháp, giải pháp kết quả

như sau:
KẾT QUẢ
Tổng số
Đội viên
84

Giỏi

Khá

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

25

29.8

43


51.2

16

19

Qua kết quả của đợt kiểm tra ở bảng trên, ta thấy việc Đội viên thực hành kĩ
năng Nghi thức Đội có kết quả tốt hơn. Cụ thể đạt giỏi 25 em chiếm 29,8% tăng 10
em, khá 43 em chiếm 51% tăng 11 em. Đội viên đạt mức trung bình 16 em chiếm
19% giảm 21 em.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành
Nghi thức Đội trong Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi” là một cố gắng của bản
thân tôi thể hiện sự đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động Đội trong nhà
trường.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội địi hỏi phải có tính thuyết phục
cao, tính nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho Nghi
thức Đội trở thành nhu cầu thực sự của mỗi Đội viên, Nhi đồng và tập thể Đội.
20


Sáng kiến này tơi muốn đi sâu phân tích các biện pháp rèn kĩ năng thực hành
Nghi thức Đội để làm cơ sở lí luận cho việc vận dụng các biện pháp làm nâng cao
kĩ năng thực hành Nghi thức Đội cho học sinh.
Từ việc tìm hiểu những yêu cầu về nội dung thực hành Nghi thức Đội cần có
của học sinh và từ thực tiễn làm công tác Tổng phụ trách Đội, tôi đã đưa ra một số
biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành Nghi thức Đội. Sau khi áp dụng các biện
pháp, giải pháp đó tại Trường Tiểu học Lê Lợi tôi thấy mọi hoạt động Đội trong
nhà trường đạt kết quả như mong muốn và đã nâng cao được kĩ năng thực hành

Nghi thức Đội cho từng Đội viên.
Để rèn luyện được kĩ năng thực hành Nghi thức Đội cho từng Đội viên, hay
nâng cao công tác Đội trong nhà trường, tôi nhận thấy cần phải có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các ban ngành, đồn thể, giữa giáo viên tổng phụ trách với giáo
viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh, đặc biệt tổng phụ trách ln vui vẻ, hồ
nhã nhưng dứt khốt khi làm việc với các em.
Từ những biện pháp, giải pháp trên tơi tiếp tục nghiên cứu tìm ra những biện
pháp, giải pháp để kĩ năng thực hành Nghi thức Đội trong trường có kết quả cao
hơn. Và mong muốn những biện pháp, giải pháp trên áp dụng được cho các trường
khó khăn, có học sinh là dân tơc thiểu số.
2. Kiến nghị.
Qua thời gian làm giáo viên kiêm tổng phụ trách Đội tại trường Tiểu học Lê
Lợi, bản thân tôi đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghi thức Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh đồng thời biết rằng tổ chức Đội là tổ chức Giáo dục
không thể thiếu được trong các nhà trường. Vì vậy tơi xin được đưa ra một số kiến
nghị như sau:
Nhà trường cần bố trí một buổi sinh hoạt dành riêng cho Đội để các em được
sinh hoạt Đội, tìm hiểu về truyền thống Đội và được học nghi thức Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh.

21


Tạo điều kiện để giáo viên tổng phụ trách Đội có thêm quỹ thời gian để
nghiên cứu thêm tài liệu Đội, các trò chơi tập thể…để phục vụ cho các buổi sinh
hoạt Đội thêm phong phú đa dạng hơn giúp các em thấy vui và chủ động tham gia
các hoạt động của Đội.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, mặc dù đã cố gắng song khơng tránh
khỏi thiếu sót. Mong quý cấp lãnh đạo, các giáo viên chủ nhiệm và các bạn đồng
nghiệp cùng góp ý để tơi hồn thiện sáng kiến này. Tôi hy vọng rằng, sáng kiến

này sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc tổ chức các hoạt động Đội nói chung và rèn
luyện kĩ năng thực hành Nghi thức Đội nói riêng. Đồng thời nó có thể là tài liệu
tham khảo bổ ích cho các giáo viên tổng phụ trách Đội trong quá trình tổ chức hoạt
động Đội.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong cơng tác Đội. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để bản
sáng kiến kinh nghiệm được đầy đủ và hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT

Hịa Quang Hải

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

22


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

23


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


STT

Tên tài liệu

Tác giả

1

Sổ tay Phụ trách Đội

-Nhà xuất bản Kim Đồng

2

Tài liệu Nghi thức Đội sửa đổi

- Hội đồng Đội Trung ương

24


Mục lục
I. Phần mở đầu:.........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.....................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................4

II. Phần nội dung:....................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.....................................................................................6


25


3. Nội dung và hình thức của giải pháp:.........................................................................9

c. Mối quan hệ giữa các biệp pháp, giải pháp.........................................................18
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...........................19
III. Phần kết luận, kiến nghị:...............................................................................20
1. Kết luận....................................................................................................................... 20
2. Kiến nghị...................................................................................................................... 21

26


×